Tim thông tin blog này:
Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016
Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016
Chuyện trong tù của doanhnhân6886 - Bão lòng (I)
(Phần 1) ĐI TÙ - ĐỊNH MỆNH HAY SỰ TRẢ GIÁ CỦA TUỔI TRẺ?(Bản thảo gốc)
>>>
Tôi rít một hơi thuốc thật dài, đôi mắt lim dim, một làn khói đặc quánh vây quanh. Hôm nay đã là ngày 29 Tết...
Tôi quay lại hất tay ra hiệu, thằng Thăng rón rén bước đến
- Dạ, anh gọi em?...
- Ừ bóp chân cho anh
- Dạ, vâng
- Tình hình thế nào rồi?
- Dạ vẫn căng lắm anh ạ Tàu vẫn chưa thể cập Bến
- Mẹ kiếp - tôi văng tục - Tết đến đít rồi mà thế này thì chết à?...
Tôi ngao ngán nhìn ra ngoài, gió rét căm căm, mấy thằng lính gác đứng yên bất động
- Thăng này, mày thấy có buồn cười không? Ai đời VIP như thế này, xe đưa xe đón, cơm bưng nước rót đến tận mồm, được bảo vệ 24/24... thế mà vẫn cứ phải kiếp ve... sầu... chứ...
Thằng Thăng cười gãi đầu không trả lời
- Thăng này, bảo chúng nó soạn đĩa cho anh
- Dạ anh muốn nghe nhạc gì ạ?
- Ờ, buồn thế này, mở “Tuyệt tình ca” đi em...
- Dạ, có ngay
Không gian xung quanh lắng xuống, nhường lại là tiếng hát bi ai: “Từng đêm xuống ru em mỏi mòn, từng đêm xuống yêu em vẫn còn, vì yêu em nên anh xót xa, tim anh xót xa đêm từng đêm...”
Tiếng hát réo rắt, não lòng, não ruột... những khuôn mặt đờ đẫn, bâng quơ, ngoài trời thỉnh thoảng gió vẫn rít lên từng chặp... Từ tận đáy lòng tôi, bão bùng đang giằng xé. Tôi nén tiếng thở dài “biết bao giờ bão tan?”...
>>>
Sáng thứ hai đầu tuần tôi ngủ dậy rất sớm, tôi cố tạo vẻ tự tin tìm cho mình một chút thăng bằng về mặt tinh thần, tôi xác đinh tư tưởng khi đã biết chắc sáng nay có một chuyến chuyển can phạm từ Công an Quận đi trại tạm giam.
>>>
Tôi rít một hơi thuốc thật dài, đôi mắt lim dim, một làn khói đặc quánh vây quanh. Hôm nay đã là ngày 29 Tết...
Tôi quay lại hất tay ra hiệu, thằng Thăng rón rén bước đến
- Dạ, anh gọi em?...
- Ừ bóp chân cho anh
- Dạ, vâng
- Tình hình thế nào rồi?
- Dạ vẫn căng lắm anh ạ Tàu vẫn chưa thể cập Bến
- Mẹ kiếp - tôi văng tục - Tết đến đít rồi mà thế này thì chết à?...
Tôi ngao ngán nhìn ra ngoài, gió rét căm căm, mấy thằng lính gác đứng yên bất động
- Thăng này, mày thấy có buồn cười không? Ai đời VIP như thế này, xe đưa xe đón, cơm bưng nước rót đến tận mồm, được bảo vệ 24/24... thế mà vẫn cứ phải kiếp ve... sầu... chứ...
Thằng Thăng cười gãi đầu không trả lời
- Thăng này, bảo chúng nó soạn đĩa cho anh
- Dạ anh muốn nghe nhạc gì ạ?
- Ờ, buồn thế này, mở “Tuyệt tình ca” đi em...
- Dạ, có ngay
Không gian xung quanh lắng xuống, nhường lại là tiếng hát bi ai: “Từng đêm xuống ru em mỏi mòn, từng đêm xuống yêu em vẫn còn, vì yêu em nên anh xót xa, tim anh xót xa đêm từng đêm...”
Tiếng hát réo rắt, não lòng, não ruột... những khuôn mặt đờ đẫn, bâng quơ, ngoài trời thỉnh thoảng gió vẫn rít lên từng chặp... Từ tận đáy lòng tôi, bão bùng đang giằng xé. Tôi nén tiếng thở dài “biết bao giờ bão tan?”...
>>>
Sáng thứ hai đầu tuần tôi ngủ dậy rất sớm, tôi cố tạo vẻ tự tin tìm cho mình một chút thăng bằng về mặt tinh thần, tôi xác đinh tư tưởng khi đã biết chắc sáng nay có một chuyến chuyển can phạm từ Công an Quận đi trại tạm giam.
Chuyện trong tù của doanhnhân6886 - Bão lòng (II)
TC - Các bạn có thể vào luôn: Trang kế tiếp để liền mạch câu chuyện.
Dưới đây là phần giới thiệu và tự sự của tác giả, sẽ quay lại xem sau.
_______
Tôi đã từng được nghe kể về cuộc sống trong tù không chỉ một lần. Câu chuyện từ những người được nghe và kể lại, từ những người đã từng trong cuộc cũng có. Những chuyện xoay quanh những sự kiện như đòn tù – hiểm độc, giã man; những chuyện về con người trong đó, tốt có, xấu có. Hầu hết chỉ để giải trí cho vui vì có những câu chuyện chỉ có “tù” mới nghĩ ra được. Tôi chưa từng đọc tác phẩm nào của Việt Nam nói về cuộc sống tù cho đến khi tìm thấy blog mang tên doanhnhan6886 do một người bạn gửi.
Bạn sẽ được nghe kể những câu chuyện mà anh đã từng trải qua ở chốn “địa ngục trần gian” đó. Tôi đã đọc và bị cuốn hút theo những tập mà anh đã viết. Anh ấy đã từng là giám đốc, có học nhưng phải vào tù vì một lần đánh nhau. Thế nên cái nhìn của anh hoàn toàn khác với số đông những người trong đó – cái nhìn của người có tri thức.
Với cá nhân tôi, tôi thấy những câu chuyện rất bổ ích và tôi nghĩ cũng sẽ không phải là phí thời gian nếu bạn đọc nó. Vì sao? Vì ta có thể tránh “vết xe đổ” khi nhìn vào những sai lầm của người khác. Ngoài ra, câu chuyện giúp ta hiểu thêm về thế giới của những người không có “quyền công dân”. Chắc các bạn cũng không ngờ lại có những câu chuyện đầy tính nhân văn ở chốn “địa ngục” đó.
Tất nhiên, trong hồi ký tác giả đưa ra những ý kiến cá nhân. Suy nghĩ đó có thể đúng hoặc sai. Đây là bản thảo! Trong đó có một số lỗi chính tả tôi cũng chưa sửa. Tôi chỉ biên tập lại và mong muốn người đọc có thể tự đưa ra những suy nghĩ riêng của mình, cũng có thể tự mình “sửa” sao cho đúng.
Tôi muốn nhắc lại ý của người viết: Ở đâu cũng có người tốt người xấu. Không nên và không thể từ một vấn đề ở một góc độ tương đối hẹp và mang những đặc thù “riêng” này mà để “suy rộng” sang chính trị, xã hội…
Tôi sẽ cập nhật khi có phần mới. Các bạn có thể xem tại blog gốc từ địa chỉ: http://blog.360.yahoo.com/blog-HyCM9...V8nfyoZYX.cHXz
Hoặc xem phần tổng hợp trên website: http://huynguyen.net/blog/hoi-ky-baolong/
(Cập nhật đến phần 24, bổ sung phần 14 và một vài ý kiến của tác giả)
Dưới đây là phần giới thiệu và tự sự của tác giả, sẽ quay lại xem sau.
_______
Tôi đã từng được nghe kể về cuộc sống trong tù không chỉ một lần. Câu chuyện từ những người được nghe và kể lại, từ những người đã từng trong cuộc cũng có. Những chuyện xoay quanh những sự kiện như đòn tù – hiểm độc, giã man; những chuyện về con người trong đó, tốt có, xấu có. Hầu hết chỉ để giải trí cho vui vì có những câu chuyện chỉ có “tù” mới nghĩ ra được. Tôi chưa từng đọc tác phẩm nào của Việt Nam nói về cuộc sống tù cho đến khi tìm thấy blog mang tên doanhnhan6886 do một người bạn gửi.
Bạn sẽ được nghe kể những câu chuyện mà anh đã từng trải qua ở chốn “địa ngục trần gian” đó. Tôi đã đọc và bị cuốn hút theo những tập mà anh đã viết. Anh ấy đã từng là giám đốc, có học nhưng phải vào tù vì một lần đánh nhau. Thế nên cái nhìn của anh hoàn toàn khác với số đông những người trong đó – cái nhìn của người có tri thức.
Với cá nhân tôi, tôi thấy những câu chuyện rất bổ ích và tôi nghĩ cũng sẽ không phải là phí thời gian nếu bạn đọc nó. Vì sao? Vì ta có thể tránh “vết xe đổ” khi nhìn vào những sai lầm của người khác. Ngoài ra, câu chuyện giúp ta hiểu thêm về thế giới của những người không có “quyền công dân”. Chắc các bạn cũng không ngờ lại có những câu chuyện đầy tính nhân văn ở chốn “địa ngục” đó.
Tất nhiên, trong hồi ký tác giả đưa ra những ý kiến cá nhân. Suy nghĩ đó có thể đúng hoặc sai. Đây là bản thảo! Trong đó có một số lỗi chính tả tôi cũng chưa sửa. Tôi chỉ biên tập lại và mong muốn người đọc có thể tự đưa ra những suy nghĩ riêng của mình, cũng có thể tự mình “sửa” sao cho đúng.
Tôi muốn nhắc lại ý của người viết: Ở đâu cũng có người tốt người xấu. Không nên và không thể từ một vấn đề ở một góc độ tương đối hẹp và mang những đặc thù “riêng” này mà để “suy rộng” sang chính trị, xã hội…
Tôi sẽ cập nhật khi có phần mới. Các bạn có thể xem tại blog gốc từ địa chỉ: http://blog.360.yahoo.com/blog-HyCM9...V8nfyoZYX.cHXz
Hoặc xem phần tổng hợp trên website: http://huynguyen.net/blog/hoi-ky-baolong/
(Cập nhật đến phần 24, bổ sung phần 14 và một vài ý kiến của tác giả)
Chuyện trong tù của doanhnhân6886 - Bão lòng (III)
(Phần 6) ĐI TÙ - ĐỊNH MỆNH HAY SỰ TRẢ GIÁ CỦA TUỔI TRẺ?
>>> Tiếp theo >>>
Tôi đã phải sống với một cuộc sống hết sức phức tạp của tù. Ở đây chiếm đa phần là dân lưu manh, côn đồ và nghiện ngập, cho nên thay vì đối xử với nhau bằng tình người thì chúng đối xử với nhau bằng luật riêng, một cái thứ luật do chính lũ tù đẻ ra, và cái lụât ấy người ta vẫn gọi nôm na là “luật rừng”. Tôi cũng đã từng thắc mắc, nhưng cũng chỉ nhận được một câu trả lời không đầu không cuối: “Tù mà”.
>>>
Những đêm đầu tiên trong trại tạm giam, tôi luôn giật mình bởi những giấc ngủ mộng mị, tôi rất sợ cái ánh sáng vàng đục chiếu thẳng vào mắt từ trên trần hắt xuống mỗi khi mở mắt, giấc ngủ luôn bị đày đoạ với những nhớp nháp khó chịu, ở quanh mình lúc nào cũng nhung nhúc là người, bẩn thỉu, hôi hám. Khi buồng đông, lũ “dân” còn phải nằm ngủ kiểu “úp thìa” - tức là nằm nghiêng úp mặt vào lưng nhau, một tư thế cực kỳ khó chịu, đã thế cả đêm chỉ được đổi tư thế nằm đúng 1 lần, đó là xoay người úp ngược lại so với tư thế ban đầu. Kiểu nằm này được coi là một trong những “chiêu” khổ nhất của tù, nhưng không thằng nào dám chống đối cả, bởi chúng sợ đòn tù.
Với tôi, mỗi ngày ở tù là một ngày sống mà như chết, ở trong một căn phòng như thế có cảm giác như là một con vật được nuôi nhốt theo kiểu công nghiệp, thiếu ánh sáng, thiếu khí trời, mọi thứ lặp đi lặp lại theo một trình tự nhàm chán, một dạng sống vô nghĩa, lúc nào cũng cảm thấy thiếu thốn, lúc nào cũng cảm thấy lo âu, ngày tháng thì trôi qua một cách chậm chạp, có những khi đứng “bám lồng” cảm thấy như muốn phát rồ phát dại lên, tôi muốn đấm, muốn đá, muốn phá phách… Những lúc như thế con người ta rơi vào trạng thái quẫn. Nhiều lúc cứ ngẩn ngơ, thậm chí ước gì mình có thể là một thằng điên không biết nhớ, một thằng điên không biết buồn…
>>>
Tôi bị đóng “dân” đúng một hôm, sang ngày thứ hai tôi được nhấc lên làm “vệ sinh”, với lũ tù thì việc tôi được nhảy lên làm vệ sinh là một bước đại nhày vọt, bởi ở đây chúng phải “phấn đấu luồn cúi” thật tốt thì may ra…
>>> Tiếp theo >>>
Tôi đã phải sống với một cuộc sống hết sức phức tạp của tù. Ở đây chiếm đa phần là dân lưu manh, côn đồ và nghiện ngập, cho nên thay vì đối xử với nhau bằng tình người thì chúng đối xử với nhau bằng luật riêng, một cái thứ luật do chính lũ tù đẻ ra, và cái lụât ấy người ta vẫn gọi nôm na là “luật rừng”. Tôi cũng đã từng thắc mắc, nhưng cũng chỉ nhận được một câu trả lời không đầu không cuối: “Tù mà”.
>>>
Những đêm đầu tiên trong trại tạm giam, tôi luôn giật mình bởi những giấc ngủ mộng mị, tôi rất sợ cái ánh sáng vàng đục chiếu thẳng vào mắt từ trên trần hắt xuống mỗi khi mở mắt, giấc ngủ luôn bị đày đoạ với những nhớp nháp khó chịu, ở quanh mình lúc nào cũng nhung nhúc là người, bẩn thỉu, hôi hám. Khi buồng đông, lũ “dân” còn phải nằm ngủ kiểu “úp thìa” - tức là nằm nghiêng úp mặt vào lưng nhau, một tư thế cực kỳ khó chịu, đã thế cả đêm chỉ được đổi tư thế nằm đúng 1 lần, đó là xoay người úp ngược lại so với tư thế ban đầu. Kiểu nằm này được coi là một trong những “chiêu” khổ nhất của tù, nhưng không thằng nào dám chống đối cả, bởi chúng sợ đòn tù.
Với tôi, mỗi ngày ở tù là một ngày sống mà như chết, ở trong một căn phòng như thế có cảm giác như là một con vật được nuôi nhốt theo kiểu công nghiệp, thiếu ánh sáng, thiếu khí trời, mọi thứ lặp đi lặp lại theo một trình tự nhàm chán, một dạng sống vô nghĩa, lúc nào cũng cảm thấy thiếu thốn, lúc nào cũng cảm thấy lo âu, ngày tháng thì trôi qua một cách chậm chạp, có những khi đứng “bám lồng” cảm thấy như muốn phát rồ phát dại lên, tôi muốn đấm, muốn đá, muốn phá phách… Những lúc như thế con người ta rơi vào trạng thái quẫn. Nhiều lúc cứ ngẩn ngơ, thậm chí ước gì mình có thể là một thằng điên không biết nhớ, một thằng điên không biết buồn…
>>>
Tôi bị đóng “dân” đúng một hôm, sang ngày thứ hai tôi được nhấc lên làm “vệ sinh”, với lũ tù thì việc tôi được nhảy lên làm vệ sinh là một bước đại nhày vọt, bởi ở đây chúng phải “phấn đấu luồn cúi” thật tốt thì may ra…
Chuyện trong tù của doanhnhân6886 - Bão lòng (III)
(Phần 11) ĐI TÙ - ĐỊNH MỆNH HAY SỰ TRẢ GIÁ CỦA TUỔI TRẺ?
(Tiếp theo...)
>>>
Việc "đập buồng" của lũ trinh sát (choang) thường là theo định kỳ mỗi tuần một lần, nhưng nhiều khi bọn nó "hứng" lên, chúng nó sẽ "đập" liên tục, ấy là khi chúng nó thấy trong tuần lũ tù đầu đi xử về đông (thường tù lần đầu thì dễ có điều kiện vì phạm tội lần đầu vẫn còn được gia đình thương), bọn "choang" ngửi thấy có mùi tiền và thế là chúng nó "đập" nhiệt tình...
Lũ "choang" chiếm phần lớn ở độ tuổi ngoài 20, biết nói thế nào nhỉ, bọn "lính nghĩa vụ" này không những chẳng có "vẹo" gì mà còn bị chỉ huy trong trại nó coi chả ra cái mẹ gì, thế cho nên chúng luôn thích "thể hiện" với lũ tù để lấy "oai", lũ tù đi "lấy cung" , đi xử, hoặc đi gặp người nhà về... trên đường có lỡ gặp chúng thì "khôn hồn" tránh gọn vào một bên không là ăn "sút" ngay lập tức, thằng nào không biết "cụp pha" mà cứ giương mắt lên nhìn chúng nó là được nghe: "Đ. cái con mẹ mày, thích nhìn à, bố đá chết mẹ mày bây giờ" ngay.
Khi chúng vào buồng để dẫn giải thằng nào đi xử, thì câu đầu tiên của chúng cũng là: "Lát có muốn gặp người nhà không?" Nếu trả lời là "thưa thầy, con có" thì sẽ nhận được câu tiếp theo "Bảo người nhà mày đưa tiền cho tao nghe chưa, đừng đưa cho... mấy thằng kia". Đấy, nội bộ chúng nó đã thế rồi, chúng thích "cẩu xực" kiểu ấy để khi chia chác thì có thể "cấu" lại được một phần... (lũ tù cũng luôn phải một điều "thầy thầy, con con" với cái loại "cẩu" này, lớ xớ gọi nhầm là "biết tay nhau ngay").
>>>
Lại nói về việc "đập buồng" của lũ "choang". Khi chúng đến buồng nào, chúng sẽ dàn quân thành hàng trước cửa buồng, thằng chỉ huy sẽ ra mệnh lệnh với tù: "Tất cả ngồi đâu ngồi đấy, thằng nào cử động bố đập chết", sau đó chúng sẽ đợi quản giáo mang chìa khoá đến để mở cửa buồng.
Cửa buồng mở, chúng ào vào "án ngữ" ở những vị trí chủ chốt và "xung yếu" nhất đồng thời ra tiếp mệnh lệnh:
- Tất cả đưa tay lên đầu và ngồi hết xuống "lòng mà"!
(Tiếp theo...)
>>>
Việc "đập buồng" của lũ trinh sát (choang) thường là theo định kỳ mỗi tuần một lần, nhưng nhiều khi bọn nó "hứng" lên, chúng nó sẽ "đập" liên tục, ấy là khi chúng nó thấy trong tuần lũ tù đầu đi xử về đông (thường tù lần đầu thì dễ có điều kiện vì phạm tội lần đầu vẫn còn được gia đình thương), bọn "choang" ngửi thấy có mùi tiền và thế là chúng nó "đập" nhiệt tình...
Lũ "choang" chiếm phần lớn ở độ tuổi ngoài 20, biết nói thế nào nhỉ, bọn "lính nghĩa vụ" này không những chẳng có "vẹo" gì mà còn bị chỉ huy trong trại nó coi chả ra cái mẹ gì, thế cho nên chúng luôn thích "thể hiện" với lũ tù để lấy "oai", lũ tù đi "lấy cung" , đi xử, hoặc đi gặp người nhà về... trên đường có lỡ gặp chúng thì "khôn hồn" tránh gọn vào một bên không là ăn "sút" ngay lập tức, thằng nào không biết "cụp pha" mà cứ giương mắt lên nhìn chúng nó là được nghe: "Đ. cái con mẹ mày, thích nhìn à, bố đá chết mẹ mày bây giờ" ngay.
Khi chúng vào buồng để dẫn giải thằng nào đi xử, thì câu đầu tiên của chúng cũng là: "Lát có muốn gặp người nhà không?" Nếu trả lời là "thưa thầy, con có" thì sẽ nhận được câu tiếp theo "Bảo người nhà mày đưa tiền cho tao nghe chưa, đừng đưa cho... mấy thằng kia". Đấy, nội bộ chúng nó đã thế rồi, chúng thích "cẩu xực" kiểu ấy để khi chia chác thì có thể "cấu" lại được một phần... (lũ tù cũng luôn phải một điều "thầy thầy, con con" với cái loại "cẩu" này, lớ xớ gọi nhầm là "biết tay nhau ngay").
>>>
Lại nói về việc "đập buồng" của lũ "choang". Khi chúng đến buồng nào, chúng sẽ dàn quân thành hàng trước cửa buồng, thằng chỉ huy sẽ ra mệnh lệnh với tù: "Tất cả ngồi đâu ngồi đấy, thằng nào cử động bố đập chết", sau đó chúng sẽ đợi quản giáo mang chìa khoá đến để mở cửa buồng.
Cửa buồng mở, chúng ào vào "án ngữ" ở những vị trí chủ chốt và "xung yếu" nhất đồng thời ra tiếp mệnh lệnh:
- Tất cả đưa tay lên đầu và ngồi hết xuống "lòng mà"!
Chuyện trong tù của doanhnhân6886 - Bão lòng (IV)
(Phần 13) ĐI TÙ - ĐỊNH MỆNH HAY SỰ TRẢ GIÁ CỦA TUỔI TRẺ?
(Tiếp theo)
...
"Thuyền tình lênh đênh biết đâu là bến?...
Mịt mù muôn phương biết trôi về nơi nao
Ngày xưa những đêm trăng úa màu
Hai đứa ngồi bên nhau xây đắp chuyện mai sau
Nào ngờ tình yêu đến mang nhiều nước mắt
Mà lòng yêu nhau đã trăm lần thương đau
Dòng sông nước xanh soi mái đầu
Ai biết được lòng sau lên đành lỡ nhịp cầu..."
...
Tôi bám vào song sắt, mắt nhìn xa xăm, góc sân cuối chiều là một ánh nắng vàng ấm áp, tôi chợt ước rằng giá mình có thể biến thành một con chim, chỉ một ngày thôi, tôi sẽ bay về nhà, tôi sẽ đậu lên ô cửa quen thuộc, sẽ hót véo von, sẽ hồn nhiên như cái thời tôi còn thơ bé.... Ôi cái ước mơ chỉ có ở một kẻ dở hơi, một kẻ khùng... Ấy vậy mà tôi đang mơ ước nó...
Tôi đưa tay áo chấm lên mắt, không phải là tôi đang khóc đâu, hình như là cơn gió kia đùa nghịch ném bụi vào mắt tôi hay sao ấy... Mà không, cũng không phải bụi, là mưa đấy, trời đang nắng mà sao lại mưa thế này? Tại sao thế hả ông trời ơi???...
Bên phòng 4, cái Lan - tội "môi giới mại dâm" vẫn rền rĩ hát:
"Mưa ơi! này mưa có phải mưa thương nhớ ai?
Có phải mưa than khóc ai?
Mang kiếp tha hương bao năm giang hồ.
Không biết bây giờ anh ở nơi đâu ?
Anh nỡ quên em những ngày buồn vui.
Đừng để tan nát tim em,
Đừng để phòng vắng cô đơn
Người về xin nhớ đừng quên"...
(Tiếp theo)
...
"Thuyền tình lênh đênh biết đâu là bến?...
Mịt mù muôn phương biết trôi về nơi nao
Ngày xưa những đêm trăng úa màu
Hai đứa ngồi bên nhau xây đắp chuyện mai sau
Nào ngờ tình yêu đến mang nhiều nước mắt
Mà lòng yêu nhau đã trăm lần thương đau
Dòng sông nước xanh soi mái đầu
Ai biết được lòng sau lên đành lỡ nhịp cầu..."
...
Tôi bám vào song sắt, mắt nhìn xa xăm, góc sân cuối chiều là một ánh nắng vàng ấm áp, tôi chợt ước rằng giá mình có thể biến thành một con chim, chỉ một ngày thôi, tôi sẽ bay về nhà, tôi sẽ đậu lên ô cửa quen thuộc, sẽ hót véo von, sẽ hồn nhiên như cái thời tôi còn thơ bé.... Ôi cái ước mơ chỉ có ở một kẻ dở hơi, một kẻ khùng... Ấy vậy mà tôi đang mơ ước nó...
Tôi đưa tay áo chấm lên mắt, không phải là tôi đang khóc đâu, hình như là cơn gió kia đùa nghịch ném bụi vào mắt tôi hay sao ấy... Mà không, cũng không phải bụi, là mưa đấy, trời đang nắng mà sao lại mưa thế này? Tại sao thế hả ông trời ơi???...
Bên phòng 4, cái Lan - tội "môi giới mại dâm" vẫn rền rĩ hát:
"Mưa ơi! này mưa có phải mưa thương nhớ ai?
Có phải mưa than khóc ai?
Mang kiếp tha hương bao năm giang hồ.
Không biết bây giờ anh ở nơi đâu ?
Anh nỡ quên em những ngày buồn vui.
Đừng để tan nát tim em,
Đừng để phòng vắng cô đơn
Người về xin nhớ đừng quên"...
Chuyện trong tù của doanhnhân6886 - Bão lòng (V)
(Phần 17) ĐI TÙ - ĐỊNH MỆNH HAY SỰ TRẢ GIÁ CỦA TUỔI TRẺ?
(Tiếp theo)
Qua song sắt, nắng và gió - chúng đang nhảy múa tung tăng, chúng chả thèm để ý đến những "hộp" bê tông xung quanh, chúng chả để ý đến phía sau song sắt chỉ cách chúng mấy bước chân kia là cả một thế giới thê lương đằng đẵng, một thế giới riêng mang tên: "Thế giới tù".
Ở đây, chỉ có những khu giam hướng đông là có thể hy vọng "vợt" được một ít nắng, nhưng cũng chỉ gọi là một tí tẹo thôi, nắng chỉ đùa nghịch và vờn vẫy trên ô thoáng cao ngất ngưởng, nắng chả biết "thương tù", bởi nếu "thương" thì nắng đã chẳng "nằm, ngồi" lên các dãy nhà giam để mà "om" tù chảy mỡ ra như thế...
>>>
Thằng "trực buồng" và thằng Toàn đã đi kỷ luật cùm chân được hai ngày rồi. Mỗi ngày giờ đây tôi cũng chỉ biết gửi bọn chạy ngoài mang thức ăn, sữa và thuốc lào đến cho chúng nó... Tôi chua xót cho bản thân mình, chua xót cho lũ tù...
Đành rằng khi đã vào đến đây, sự thật hiển nhiên đó chính là cái giá mà tôi và những thằng tù khác phải trả giá do tội lỗi của mình gây ra, nhưng quan niệm "đã là tù thì chẳng việc chó gì phải đối xử tử tế" của quản giáo đã ăn sâu vào suy nghĩ họ mất rồi, họ chẳng cần biết đến đằng sau những lý do bị tạm giam kia của tù là gì nữa, họ không cần biết rằng tù cũng có dăm bảy loại, với họ ở cái trốn này, hai chữ "tình người" hoàn toàn không có. Họ coi tù là lũ người bẩn tưởi, tanh hôi, nhưng hỡi ôi, chính họ mới là những người bẩn tưởi và tanh hôi nhất.
Tôi không dám "vơ đũa cả nắm", ở đâu cũng có những người tốt, ngay cả trong số những người "trông tù" ở đây cũng vậy, nhưng mà hiếm lắm...
Tôi còn nhớ có một ông quản giáo phụ, chuyên đi trực vào ban đêm, lũ tù không gọi ông ấy là "thầy" mà gọi là "bố", xưng "con", ông ấy chính là một trong số rất ít những quản giáo ở đây (trường hợp khác tôi chưa gặp) được tôi cho là tốt. Một tuần 3 ca, cứ đến giờ trực là ông ấy đi một vòng, hỏi các buồng tình hình thế nào? Có thằng nào ốm đau gì không? Mỗi lần ông ấy đều chia cho các buồng, mỗi buồng 3 điếu vina (một dãy giam có 4 - 5 buồng), với tù thì điếu vina là quý lắm (quý đến mức, có một điếu thuốc thôi cũng phải chia cho bao nhiêu anh em cùng hút, mỗi thằng hút một hơi (dưới lớp "xe" khi được chia, thằng nào mà "bập" hơi dài là bị "soi" và bị chửi ngay), đi lấy cung hoặc đi xử về, lũ tù thường tranh thủ nhặt "tóp" thuốc người ta hút xong vứt đi để hút rồi tìm cách mang về buồng)....
(Tiếp theo)
Qua song sắt, nắng và gió - chúng đang nhảy múa tung tăng, chúng chả thèm để ý đến những "hộp" bê tông xung quanh, chúng chả để ý đến phía sau song sắt chỉ cách chúng mấy bước chân kia là cả một thế giới thê lương đằng đẵng, một thế giới riêng mang tên: "Thế giới tù".
Ở đây, chỉ có những khu giam hướng đông là có thể hy vọng "vợt" được một ít nắng, nhưng cũng chỉ gọi là một tí tẹo thôi, nắng chỉ đùa nghịch và vờn vẫy trên ô thoáng cao ngất ngưởng, nắng chả biết "thương tù", bởi nếu "thương" thì nắng đã chẳng "nằm, ngồi" lên các dãy nhà giam để mà "om" tù chảy mỡ ra như thế...
>>>
Thằng "trực buồng" và thằng Toàn đã đi kỷ luật cùm chân được hai ngày rồi. Mỗi ngày giờ đây tôi cũng chỉ biết gửi bọn chạy ngoài mang thức ăn, sữa và thuốc lào đến cho chúng nó... Tôi chua xót cho bản thân mình, chua xót cho lũ tù...
Đành rằng khi đã vào đến đây, sự thật hiển nhiên đó chính là cái giá mà tôi và những thằng tù khác phải trả giá do tội lỗi của mình gây ra, nhưng quan niệm "đã là tù thì chẳng việc chó gì phải đối xử tử tế" của quản giáo đã ăn sâu vào suy nghĩ họ mất rồi, họ chẳng cần biết đến đằng sau những lý do bị tạm giam kia của tù là gì nữa, họ không cần biết rằng tù cũng có dăm bảy loại, với họ ở cái trốn này, hai chữ "tình người" hoàn toàn không có. Họ coi tù là lũ người bẩn tưởi, tanh hôi, nhưng hỡi ôi, chính họ mới là những người bẩn tưởi và tanh hôi nhất.
Tôi không dám "vơ đũa cả nắm", ở đâu cũng có những người tốt, ngay cả trong số những người "trông tù" ở đây cũng vậy, nhưng mà hiếm lắm...
Tôi còn nhớ có một ông quản giáo phụ, chuyên đi trực vào ban đêm, lũ tù không gọi ông ấy là "thầy" mà gọi là "bố", xưng "con", ông ấy chính là một trong số rất ít những quản giáo ở đây (trường hợp khác tôi chưa gặp) được tôi cho là tốt. Một tuần 3 ca, cứ đến giờ trực là ông ấy đi một vòng, hỏi các buồng tình hình thế nào? Có thằng nào ốm đau gì không? Mỗi lần ông ấy đều chia cho các buồng, mỗi buồng 3 điếu vina (một dãy giam có 4 - 5 buồng), với tù thì điếu vina là quý lắm (quý đến mức, có một điếu thuốc thôi cũng phải chia cho bao nhiêu anh em cùng hút, mỗi thằng hút một hơi (dưới lớp "xe" khi được chia, thằng nào mà "bập" hơi dài là bị "soi" và bị chửi ngay), đi lấy cung hoặc đi xử về, lũ tù thường tranh thủ nhặt "tóp" thuốc người ta hút xong vứt đi để hút rồi tìm cách mang về buồng)....
Chuyện trong tù của doanhnhân6886 - Bão lòng (VI)
Đã quá nửa đêm, tôi không thể nào chợp mắt được, bầu trời bên ngoài tối
đen, chỉ có những ánh đèn an ninh vàng đục héo hắt là còn sáng ở những
dãy hành lang, các buồng giam im ắng đến ghê người, tôi nhỏm người dựa
vào tường, giờ này cũng đã bước sang một ngày mới, hôm nay là thứ 7,
ngày thứ 7 luôn là ngày tôi cảm thấy lòng mình tê tái nhất, đã là ngày
thứ 7 thứ mười hai kể từ khi tôi bị bắt, tôi vẫn đếm, vẫn nhớ và vẫn đau
đớn từng ngày...
Ngày hôm nay tôi có thêm một lý do để đau đớn, để khắc khoải, để cắn dứt... Thứ bảy này cũng là sinh nhật lần thứ 24 của em...
Tôi rướn người như muốn gọi, muốn kéo, muốn van nài, muốn nhờ cơn gió kia mang về cho em những lời yêu thương sau song sắt, tôi muốn gửi tới em lời xin lỗi thứ 102 của tôi, 102 ngày trong trại giam, mỗi ngày tôi đều đặn gửi tới em, tới gia đình thân yêu của tôi, tới bạn bè và những người đã luôn ở bên tôi... một lời xin lỗi.
Những kỷ niệm cứ tới tấp ùa về... Ôi những kỷ niệm ngọt ngào giờ đây bỗng như những cái tát khủng khiếp giáng vào mặt. Còn nỗi khổ nào lớn hơn nỗi khổ về mặt tinh thần như thế này?...
Tôi viết lên đây với tất cả chân thành của lòng tôi trao em.
Ngày nào đã quen nhau, vì chung hướng đời, mình trót trao nhau nụ cười
Và tình yêu đó, tôi đem ép trong tim,
Dù bụi thời gian có làm mờ đi kỷ niệm của hai chúng mình.
Tôi cũng không bao giờ, không bao giờ quên em.
Cho đến hôm nay, với nức nở nghẹn ngào, mình mềm lòng xa nhau
Còn đâu những đêm anh dìu em lối về, buồn kể nhau nghe chuyện đờị
Tình mình nay chết như lá uá thu rơi...
Đường trần mồ côi, tôi lạnh lùng ôm kỷ niệm của hai chúng mình.
Ngơ ngác trong đêm trường, tôi chưa vơi niềm yêu thương.
Ngày hôm nay tôi có thêm một lý do để đau đớn, để khắc khoải, để cắn dứt... Thứ bảy này cũng là sinh nhật lần thứ 24 của em...
Tôi rướn người như muốn gọi, muốn kéo, muốn van nài, muốn nhờ cơn gió kia mang về cho em những lời yêu thương sau song sắt, tôi muốn gửi tới em lời xin lỗi thứ 102 của tôi, 102 ngày trong trại giam, mỗi ngày tôi đều đặn gửi tới em, tới gia đình thân yêu của tôi, tới bạn bè và những người đã luôn ở bên tôi... một lời xin lỗi.
Những kỷ niệm cứ tới tấp ùa về... Ôi những kỷ niệm ngọt ngào giờ đây bỗng như những cái tát khủng khiếp giáng vào mặt. Còn nỗi khổ nào lớn hơn nỗi khổ về mặt tinh thần như thế này?...
Tôi viết lên đây với tất cả chân thành của lòng tôi trao em.
Ngày nào đã quen nhau, vì chung hướng đời, mình trót trao nhau nụ cười
Và tình yêu đó, tôi đem ép trong tim,
Dù bụi thời gian có làm mờ đi kỷ niệm của hai chúng mình.
Tôi cũng không bao giờ, không bao giờ quên em.
Cho đến hôm nay, với nức nở nghẹn ngào, mình mềm lòng xa nhau
Còn đâu những đêm anh dìu em lối về, buồn kể nhau nghe chuyện đờị
Tình mình nay chết như lá uá thu rơi...
Đường trần mồ côi, tôi lạnh lùng ôm kỷ niệm của hai chúng mình.
Ngơ ngác trong đêm trường, tôi chưa vơi niềm yêu thương.
Chuyện trong tù của doanhnhân6886 - Bão lòng (VII)
Chỉ còn 3 giờ đồng hồ nữa sẽ là thời khắc giao thừa...
Tôi bải hoải, trĩu nặng, cảm giác nhớ, nhớ cồn cào, nhớ da diết... Tôi nhớ tới giờ khắc cả nhà bật sâm panh, nâng cốc để chào năm mới... Tôi nhớ những cái bắt tay, những cái phong bao lì xì cả nhà mừng tuổi lẫn nhau để lấy hên, tôi nhớ thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời khắc ngồi ngắm những cánh hoa đào, ngắm những chiếc bánh chưng xanh, mơ ước một năm mới cả gia đình mạnh khoẻ, công việc làm ăn phát đạt, thuận lợi... Ôi, tôi đang ở đâu giữa cuộc đời thế này? Có ai hiểu những điều từ trong tâm can của tôi không? Có nỗi buồn xa vắng nào chông chênh và khắc khoải như nỗi buồn này của tôi không? Có nỗi buồn nào lớn hơn nỗi buồn đón Tết trong tù như thế này không???...
Không khí đón Tết trong tù chẳng khác nào không khí của một đám ma. Hôm nay tất cả được thức, được nói chuyện, được chờ đợi... Những hỡi ôi, cái sự chờ đợi của năm mới như thế này nó chả khác nào chờ đợi một nhát dao cứa vào da vào thịt, đau lắm...
- Chúng mày mở "đĩa" đi, xua tan cái không khí ảm đạm này đi, kể cho nhau nghe về Tết ở gia đình chúng mày đi? Mọi khi giờ này chúng mày làm gì? Đi chơi với người yêu? Đi chơi với bạn? Đi ăn? Đi hát? Hay làm gì?...
Im lặng. Chẳng ai trả lời câu hỏi của tôi. Tôi hiểu, nếu họ nói ra, nỗi buồn của họ sẽ nhân lên gấp bội.
Thằng Thăng xin phép được "mở đĩa", nó xin được hát tặng cả buồng bài hát "Xuân này con không về". Cả buồng hướng mắt về phía nó, sự chờ đợi hôm nay cũng thật khác, thật lạ, mỗi sự chờ đợi hôm nay đều tê tái...
Tôi bải hoải, trĩu nặng, cảm giác nhớ, nhớ cồn cào, nhớ da diết... Tôi nhớ tới giờ khắc cả nhà bật sâm panh, nâng cốc để chào năm mới... Tôi nhớ những cái bắt tay, những cái phong bao lì xì cả nhà mừng tuổi lẫn nhau để lấy hên, tôi nhớ thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời khắc ngồi ngắm những cánh hoa đào, ngắm những chiếc bánh chưng xanh, mơ ước một năm mới cả gia đình mạnh khoẻ, công việc làm ăn phát đạt, thuận lợi... Ôi, tôi đang ở đâu giữa cuộc đời thế này? Có ai hiểu những điều từ trong tâm can của tôi không? Có nỗi buồn xa vắng nào chông chênh và khắc khoải như nỗi buồn này của tôi không? Có nỗi buồn nào lớn hơn nỗi buồn đón Tết trong tù như thế này không???...
Không khí đón Tết trong tù chẳng khác nào không khí của một đám ma. Hôm nay tất cả được thức, được nói chuyện, được chờ đợi... Những hỡi ôi, cái sự chờ đợi của năm mới như thế này nó chả khác nào chờ đợi một nhát dao cứa vào da vào thịt, đau lắm...
- Chúng mày mở "đĩa" đi, xua tan cái không khí ảm đạm này đi, kể cho nhau nghe về Tết ở gia đình chúng mày đi? Mọi khi giờ này chúng mày làm gì? Đi chơi với người yêu? Đi chơi với bạn? Đi ăn? Đi hát? Hay làm gì?...
Im lặng. Chẳng ai trả lời câu hỏi của tôi. Tôi hiểu, nếu họ nói ra, nỗi buồn của họ sẽ nhân lên gấp bội.
Thằng Thăng xin phép được "mở đĩa", nó xin được hát tặng cả buồng bài hát "Xuân này con không về". Cả buồng hướng mắt về phía nó, sự chờ đợi hôm nay cũng thật khác, thật lạ, mỗi sự chờ đợi hôm nay đều tê tái...
Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016
Câu chuyện về số phận hai cô công chúa Bokassa gốc Việt
Cô “công chúa” ngày ấy bây giờ ra sao
Thưa quý bạn, vào khoảng cuối năm 1972, không chỉ ở miền Nam Việt Nam chúng ta mà hầu như cả thế giới đều biết câu chuyện vị tổng thống nước Cộng hòa Trung Phi tên Bokassa tìm được giọt máu rơi – kết quả của cuộc tình giữa ông và người phụ nữ nghèo làm nghề gánh nước mướn ở Cù lao Phố Biên Hòa tên Nguyễn Thị Huệ khi ông còn là một anh chàng trung sĩ nhất 32 tuổi trong đội lính lê dương của Pháp sang tham chiến tại Việt Nam. Người con gái Việt Nam lai da đen nghèo nàn khốn khổ con rơi của ông lúc ấy 19 tuổi, tên Nguyễn Thị Martine theo họ mẹ, làm nghề khuân vác xi-măng từ năm 18 tuổi tại Nhà máy xi-măng Hà Tiên gần Thủ Đức. Đùng một cái, cô trở thành ái nữ của Tổng thống Bokassa, rồi khi vị tổng thống này tham quyền cố vị, xóa bỏ nền Cộng hòa, tự xưng mình là hoàng đế, ở ngôi được 3 năm thì trong 3 năm đó, cô trở thành một vị công chúa. Nay, thời gian 43 năm đã trôi qua, thế sự đổi dời, những người liên quan hầu như đã hóa thành người thiên cổ, kể cả “Hoàng đế” Bokassa. Riêng cô gái nghèo tức cô “công chúa” Martine Bokassa hiện nay ra sao, cô còn sống hay đã chết? Mới đây, tờ báo Le Figaro của Pháp đã tìm hiểu và đăng rõ chi tiết ngọn ngành, xin mời quý bạn xem qua cho biết…
Cô “công chúa” ngày ấy bây giờ ra sao
on:
Đoàn Dự ghi chépThưa quý bạn, vào khoảng cuối năm 1972, không chỉ ở miền Nam Việt Nam chúng ta mà hầu như cả thế giới đều biết câu chuyện vị tổng thống nước Cộng hòa Trung Phi tên Bokassa tìm được giọt máu rơi – kết quả của cuộc tình giữa ông và người phụ nữ nghèo làm nghề gánh nước mướn ở Cù lao Phố Biên Hòa tên Nguyễn Thị Huệ khi ông còn là một anh chàng trung sĩ nhất 32 tuổi trong đội lính lê dương của Pháp sang tham chiến tại Việt Nam. Người con gái Việt Nam lai da đen nghèo nàn khốn khổ con rơi của ông lúc ấy 19 tuổi, tên Nguyễn Thị Martine theo họ mẹ, làm nghề khuân vác xi-măng từ năm 18 tuổi tại Nhà máy xi-măng Hà Tiên gần Thủ Đức. Đùng một cái, cô trở thành ái nữ của Tổng thống Bokassa, rồi khi vị tổng thống này tham quyền cố vị, xóa bỏ nền Cộng hòa, tự xưng mình là hoàng đế, ở ngôi được 3 năm thì trong 3 năm đó, cô trở thành một vị công chúa. Nay, thời gian 43 năm đã trôi qua, thế sự đổi dời, những người liên quan hầu như đã hóa thành người thiên cổ, kể cả “Hoàng đế” Bokassa. Riêng cô gái nghèo tức cô “công chúa” Martine Bokassa hiện nay ra sao, cô còn sống hay đã chết? Mới đây, tờ báo Le Figaro của Pháp đã tìm hiểu và đăng rõ chi tiết ngọn ngành, xin mời quý bạn xem qua cho biết…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)