Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Nghịch lý chiến tranh: Mỹ giúp Việt Nam mở đường Trường Sơn

Quyết Thắng | 28/04/2016 07:45

Trong hơn 30 năm kháng chiến chống Mỹ, đường Trường Sơn huyền thoại có ý nghĩa chiến lược to lớn. Nhưng có lẽ người Mỹ không ngờ rằng đã không ít lần họ "hỗ trợ" Việt Nam mở đường.


Cách người Mỹ tiêu tiền trong chiến tranh

Tuyến đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh đã ngày đêm chi viện sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
Hòng chặt đứt tuyến đường huyết mạch này, Mỹ đã huy động tất cả trang thiết bị quân sự hiện đại vào cuộc.
Không quân Mỹ được huy động tối đa trong các nhiệm vụ trinh sát, ném bom chặn đánh phá các tuyến đường, các đoàn xe vận tải một cách ồ ạt. Cả tuyến đường Trường Sơn trở thành một chiến trường rộng lớn và ác liệt.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Tranh luận về trận Tử thủ bảo vệ Đồn biên phòng Hoa Lư ngày 27 và 28/2/1978

Giấc mơ cao cả

Từ ngàn xưa, những bậc hiền nhân đã mơ về 1 tương lai thế giới đại đồng. Thế kỷ 17 – 18, trào lưu chủ nghĩa xã hội không tưởng sôi sục cả châu Âu, giới trí thức trẻ tuổi ngất ngây với giấc mơ kỳ vĩ & đầy lãng mạn này. Công xã Pari là phép thử cay đắng mà những người vô sản chia nhau uống cạn. Thế kỷ 19 sự ngột ngạt dâng lên cực điểm, các trường đại học không khí như thùng thuốc súng. Cuộc cách mạng chỉ chờ 1 mồi lửa là bùng lên cháy cả châu Âu, rung chuyển địa cầu.. Nhưng thay vì nổ ra ở Anh hoặc Đức, những nơi mà điều kiện chín muồi & lý tưởng nhất thì nó lại xảy ra ở Nga, nước bại trận trong thế chiến thứ nhất, trình độ công nghiệp thấp kém, giai cấp công nhân chỉ chiếm 15% dân số. Vậy mà những người vô sản đã làm nên điều kỳ diệu: – Điện khí hóa toàn quốc sau 12 năm cầm quyền.
Thiên hạ bảo, chủ nghĩa cộng sản là 1 hệ tư tưởng, 1 học thuyết, 1 nền tảng lý luận, 1 mô hình xã hội.. Riêng với tôi, nó là 1 giấc mơ cao cả & linh thiêng. Nó là giấc mơ của những tâm hồn trong sáng, thánh thiện & lãng mạn. Chỉ có những người như thế mới mơ được những giấc mơ về lẽ công bằng, bất vụ lợi & đầy nhân ái. Từ tấm bé, tôi đã say sưa cùng bước hành quân của những binh đoàn đỏ tả tơi rách rưới, đói khát & trang bị nghèo nàn băng qua sa mạc, thảo nguyên, đầm lầy để tìm đánh những quân đoàn bạch vệ béo tốt, no đủ & trang bị tận răng bởi vũ khí mới nhất của Anh, Mỹ.. Chất thép lung linh rạng ngời trong những đôi mắt quầng thâm & trũng sâu ấy đã truyền cho tôi ngọn lửa thần kỳ. Tôi tìm đọc tất cả những gì có liên quan đến 2 từ cộng sản, kể cả những điều nói xấu về nó. Ban đầu tôi hoài nghi, ngờ vực nhưng rồi sau những tìm hiểu – đối chứng các nguồn tư liệu khác nhau, tôi buồn bã thừa nhận hầu hết những phê phán ấy là đúng. Thế là tôi dốc sức tìm hiểu nguyên nhân vì sao những người cộng sản lại có cách xử sự lạ lùng như vậy. Những câu hỏi của tôi ko bao giờ nhận được câu trả lời của những người am hiểu chính trị tường tận nhất. Họ né tránh hoặc mắng át đi. Làm sao có thể hiểu nổi động cơ nào khiến Stalin ra quyết định đày nguyên soái Giucob đi Siberi (mãi sau này tôi mới biết, Stalin chỉ tin dùng những ai là người Gruzia, cùng quê của ông ta) lớn lên chút nữa, tôi mới hiểu thêm rằng: – Dù cùng chung 1 giấc mơ cao cả là lý tưởng cộng sản nhưng khi nắm trong tay sứ mệnh thực thi nó thì người ta luôn bị chi phối bởi những tục lụy rất đời thường mà mỗi con người đều ít nhiều phải có. Sẽ là thế nào với 1 xã hội Nga với 80% mugic (nông dân – tiểu nông) mà làm CM XHCN nhỉ? Từ năm 25t tôi đã mơ hồ nhận thấy sự sụp đổ tất yếu của lâu đài cộng sản ở nước Nga vĩ đại bởi nó xây trên những nền móng non yếu, nóng vội & duy ý chí. Tôi tìm mọi cách để kết thân với những thủ thư lạnh lùng khó tính nhất để được đọc những quyển sách CẤM. Đó là cuốn “Nhật ký Diên An” mà mỗi trang viết khiến tôi nổi da gà, sửng sốt & kinh ngạc.

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Nhớ những ngày đầu vào Nam tìm dầu

Là một trong những người đầu tiên của Đoàn cán bộ Tổng cục Địa chất vào tiếp quản Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản của chính quyền Việt Nam cộng hòa sau ngày 30-4-1975, ông Lê Quang Trung vẫn nhớ như in những ngày tháng đầy khí thế của cả dân tộc khi đất nước hòa bình, đặc biệt là không khí tại Sài Gòn. Để rồi từ nhiệm vụ lớn lao ấy, ông về Vũng Tàu góp phần khai sinh ngành Dầu khí ở mảnh đất này, trở thành Phó tổng giám đốc Vietsovpetro, trải qua bao thăng trầm, vất vả, thành công, hạnh phúc cho đến khi về hưu.
Tiếp quản thuận hòa

Cách đây 40 năm, khi hay tin miền Nam sắp giải phóng, Tổng cục Địa chất quyết định thành lập một đoàn cán bộ bay vào Sài Gòn để tiếp quản tài liệu của các công ty dầu khí nước ngoài từng làm việc ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam từ năm 1971 đến năm 1975. Đoàn cán bộ có 12 người, ông Lê Quang Trung đi theo nhóm 1 trong chuyến bay sáng ngày 5-5-1975. Trên chuyến bay ấy có thiếu tướng Hoàng Phương, Chính ủy Bộ Tư lệnh Phòng không - Không Quân đưa pháo hoa vào Nam để chuẩn bị đón bác Tôn Đức Thắng vào làm lễ mừng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 15-5-1975.

Vào Nam, Đoàn cán bộ của Tổng cục Địa chất được tướng Trần Văn Trà (Trưởng ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định) bố trí đến Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản ở số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1. Ông nhớ lại: “Chúng tôi từ miền Bắc vào trong khí thế chiến thắng, tâm trạng háo hức. Cả đoàn ở khách sạn Continential, trên đường Đồng Khởi rồi đi bộ qua số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, trụ sở của Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản để đọc và đánh giá tài liệu. Tất cả đoàn tiếp quản đều mặc áo bộ đội, mũ tai bèo, người dân rất hồ hởi vì cứ nghĩ chúng tôi là bộ đội Cụ Hồ nên rất phấn khởi”. Cuộc gặp gỡ cán bộ làm trong ngành Dầu khí giữa hai phía lúc đầu có phần dè dặt. Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc, trò chuyện thì tất cả nhân viên ở Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản đều vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ Đoàn tiếp quản thu thập các tài liệu có được lúc đó.

Nhớ những ngày đầu vào Nam tìm dầu
Ông Lê Quang Trung, nguyên Bí thư Đảng ủy Vietsovpetro các khóa IV, V, VI, nguyên Phó tổng giám đốc Liên doanh Việt - Nga

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Về chuyến tiếp quản tài liệu dầu khí năm 1975

Những năm trước 1975, thông tin và tư liệu về công nghiệp dầu khí rất ít ỏi, anh Nguyễn Văn Biên - Tổng cục phó Tổng cục Hóa chất kiêm Phó trưởng ban Dầu mỏ và Khí đốt có sáng kiến tổ chức các cuộc gặp hình thức câu lạc bộ của những anh em có kiến thức, làm công tác khoa học về thăm dò và chế biến dầu khí, trao đổi với nhau về công nghiệp dầu khí thế giới và chia sẻ những thông tin có được.

Ngô Thường San Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam
Lúc đó tôi công tác ở Viện khoa học Việt Nam tham gia cùng Đoàn 36C thuộc Tổng cục Địa chất nghiên cứu về địa chất và triển vọng dầu khí bể An Châu cũng thường xuyên tham gia các buổi họp chuyên môn này. Từ năm 1972 tôi còn được Ban Thống nhất miền Nam thường xuyên cung cấp các thông tin về hoạt động dầu khí của Chính quyền Sài Gòn gửi từ trong Nam ra. Đôi khi, tôi được đồng chí Trần Quỳnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước đưa đi báo cáo với lãnh đạo Đảng, Nhà nước nên các thông tin về phát hiện dầu khí của các công ty dầu khí phương Tây ở thềm lục địa Việt Nam cũng được cập nhật ngay trong thời gian còn chiến tranh.
Trong thời gian này, tôi vẫn trong biên chế của Viện Khoa học Việt Nam, những ngày thống nhất đất nước (tháng 4-1975), tôi và các đồng nghiệp vẫn đang lênh đênh khảo sát trên biển đánh giá tiềm năng dầu khí vùng ven biển bắc Vịnh Bắc Bộ. Qua 30-4-1975 anh em chúng tôi mới về đất liền và hay tin miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, đất nước đã thống nhất.
ve chuyen tiep quan tai lieu dau khi nam 1975

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Chuyện về cuộc đời một tên Mẽo gia nhập xã hội đen Tàu

Vinhhuy Le đã thêm 7 ảnh mới.
15 Tháng 6 lúc 14:47 ·
Đây là chuyện về cuộc đời một tên Mẽo gia nhập xã hội đen Tàu, do anh Tunnel Rat, một sư thúc Thần Thú bang phóng tác.
Lịch sử bang hội Trung Hoa có chiều dài hàng ngàn năm. "Bang" là "bang trợ", giúp đỡ nhau. Nó là tổ chức để người Tàu quần tụ theo nghề nghiệp hoặc theo quan hệ đồng hương. Bang hội được lập ra là để bọn Ba Tàu lưu lạc gìn giữ bản sắc và giúp đỡ nhau làm ăn. Nhưng sau này, các thế lực đen đã dùng từ bang hội để tự gọi tổ chức ngầm của mình, điều đó khiến nhiều người ngộ nhận về bang hội đích thực của Trung Hoa.
Trước khi tìm hiểu bang hội thực thụ, mời các vị thử nhấm nháp hương vị xã hội đen, à ha!
Nguyên bản tiếng Anh ở đây: http://www.rollingstone.com/…/the-white-devil-kingpin-20150…
_______
"BẠCH QUỶ" QUÍ LÌ - Tunnel Rat
Quý vị xem xi-nê cứ tưởng rằng thì là tụi Mẽo, nhất là Mẽo trắng, luôn có cuộc sống văn minh, giàu sang rửng mỡ. Quý vị thường thích thú pha lẫn ganh tỵ khi thấy trong phim chúng nó ăn uống sang chảnh, học trường danh tiếng, một bước ra đường là lên xế hộp, sướng quá đi mà. Nhưng xứ Mẽo đâu phải toàn như xi-nê, và cái sự đời nó là một đồng xu, với hai mặt xấp ngửa tơi bời.
Willis là một thiếu niên Mẽo trắng có tuổi thơ ảm đạm. Cha Willis làm thợ mộc, là kẻ nghiện rượu nặng. Hàng ngày, sau khi vùi đầu vào công việc, chiều về là lão lại đắm chìm trong cốc rượu, cả xác lẫn hồn. Để có tiền ăn nhậu, lão thu tiền góp cho bọn Ái Nhĩ Lan, say xỉn lại giao du với bọn du đãng, rồi uýnh nhau. Trong một cơn say, lão đập luôn tụi trả tiền thuê mình, khiến vỡ hàm một thằng có số má. Thế là lão phải trốn, bỏ cả gia đình vợ con để về quê tuốt ở Bắc Corolina.
Từ đó, khi mới 3 tuổi, Willis đã không còn cha bên cạnh. Mẹ cu tần tảo nuôi con, bả luôn nhắc nhở: "Đừng như thằng cha mày". Tuy không biết nhiều về cha, nhưng chứng kiến bao đắng cay đời mẹ, Willis tự dặn lòng sẽ không bao giờ say xỉn, không bao giờ làm tổn hại đến người thân của mình. Các anh chị cùng mẹ khác cha của nó lần lượt dính vô ma túy, thêm vào đó lại sống ở một thành phố sản sinh nhiều tay du đãng, nhưng Willis vẫn cố gắng hướng thiện, cu dồn sức lực vào hockey, môn thể thao xem ra phù hợp với thể hình to khoẻ dềnh dàng của mình.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Thực trạng chiếm đóng của các bên ở Trường Sa (2016)

Tuesday, May 17, 2016

Biển Đông: Mỗi bên yêu sách thứ gì ở Trường Sa?
(South China Sea: Who Claims What in the Spratlys?)

Một cái nhìn sâu hơn về một câu hỏi cơ bản nhưng chưa hiểu rõ.
Alexander L. Vuving (Vũ Hồng Lâm)
(Diplomat 6-5-16)
Diễn ngôn về tranh chấp Biển Đông dễ hiểu có chứa đầy cảm xúc. Chính đó có thể là một lí do vì sao cuộc tranh luận về vấn đề này nên được dựa trên các điều thật. Và, như Bill Hayton đã ghi nhận, “bằng chứng không đáng tin cậy đang che phủ diễn ngôn quốc tế về tranh chấp Biển Đông.” Thật vậy, đôi khi nó giống như một bức màn dày đang che khuất sự thật về biển Đông.
Chẳng hạn, xét lập luận cho rằng Trung Quốc còn xa mới là kẻ gây hấn ở biển Đông, họ thật ra chỉ đơn thuần phản ứng lại các hành động khiêu khích đơn phương của các nước khác như Việt Nam. Kết luận này dựa trên một số bằng chứng có vấn đề, trong đó có ý kiến cho rằng Việt Nam đã “tăng gấp đôi vị trí chiếm giữ” ở biển Đông trong vòng  20 năm qua. Ngay cả khi giả định rằng Việt Nam chiếm giữ 24 thể địa lí vào năm 1996 (dữ liệu thực tế mà từ đó bản đồ thường được vẽ ra cho hướng lập luận này thật ra chỉ xác định được 22), ý tưởng rằng đã có sự gia tăng gần như gấp đôi là gây hiểu sai. Cội nguồn cho lời tố cáo này - điều trần của một quan chức quốc phòng cao cấp Hoa Kì trước quốc hội năm 2015 – thật ra chỉ xác định có 48 tiền đồn ở những thể địa lí do Việt Nam chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa, chứ không phải là 48 thể địa lí. Việc sử dụng khoảng thời gian 20 năm cũng không kém phần định hướng sai bởi vì đã bỏ qua việc Trung Quốc chiếm lấy Đá Vành Khăn (Mischief Reed) cách đây 21 năm.
Nhưng nói chung, vấn đề là vẫn không có sự rõ ràng thật sự về việc nước nào sở hữu cái gì trong quần đảo Trường Sa. Không phải là không phổ biến để để tìm thấy các bài viết - và đôi khi thậm chí là các tài liệu, bản đồ và dữ liệu công bố công khai - có chứa thông tin không chính xác, mâu thuẫn và đôi khi không đáng tin cậy. Bài viết này cố gắng giải quyết vấn đề đó bằng cách nhìn xem mỗi bên thật sự chiếm những cái gì trong quần đảo Trường Sa. Trong quá trình tìm hiểu câu hỏi này, tôi đã tham khảo nhiều nguồn, phần lớn là nguồn chính (primary), và phỏng vấn một số người am tường vấn đề. Các thông tin thu được cũng đã được kiểm tra cẩn thận.
Việt Nam

Trung Quốc nguỵ tạo 488 triệu bài post trên truyền thông xã hội mỗi năm

Sunday, May 22, 2016

Nghiên cứu của Harvard: Trung Quốc nguỵ tạo 488 triệu bài post trên truyền thông xã hội mỗi năm
(Harvard Study: China Fabricates 488 Million Social Media Posts Per Year)
Một nghiên cứu Harvard đào xới vào các chi tiết của "Đảng 5 cắc" có tiếng của Trung Quốc.

Peter Bittner
Diplomat (20/5/ 2016)
Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard ước tính rằng các nhân viên chính phủ Trung Quốc nguỵ tạo 488 triệu bài post trên truyền thông xã hội mỗi năm.
Là phân tích nghiêm ngặt đầu tiên về bộ máy tuyên truyền trực tuyến của Trung Quốc, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng "Đảng 5 cắc" hay Wumao Dang (Ngũ mao đảng) - một từ có tính mai mỉa dùng để mô tả các nhân viên hợp đồng được công chúng tin rằng được trả nửa tệ (5 cắc/hào) cho một bài post - gồm phần lớn các nhân viên nhà nước đang làm một nhiệm vụ toàn thời gian khác.
Theo nghiên cứu này,bên cạnh nhiệm vụ thường xuyên thì nhân viên thuộc một phạm vi rộng các cơ quan công quyền bao gồm các phòng ban về nhân lực, tòa án, và thuế vụ đăng các bài post nguỵ tạo. Các tác giả đã không phát hiện ra bất kì bằng chứng nào cho thấy các nhân viên này được trả trực tiếp cho các ý kiến mà họ đã viết và đăng.

Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái


Posted on
329295_US Jews
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Bài liên quan: Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái
Thành công của người Do Thái nhiều người đã biết, đã nghe từ lâu và có thể kể cả ngày, cả tháng cũng không hết. Là người đã tìm hiểu câu chuyện này cả chục năm nay, càng đi sâu tìm hiểu về những thành công của Israel và người Do Thái, tôi càng thấy phức tạp nhưng cũng hết sức thú vị. Chuyến đi Israel lần này, ngoài các công việc thường lệ, rất nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với nhiều người, nhiều giới, nhiều nơi khác nhau giúp tôi kiểm chứng, củng cố thêm các nhận định trước đây của mình; biết thêm nhiều vấn đề mới; đồng thời cũng xóa bỏ một số các định kiến một chiều, phiến diện.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Nguyễn Tấn Đời – “Vua” không ngai của giới tài phiệt Sài Gòn trước năm 1975

15:26 16/04/2016
Không bằng cấp, không kinh nghiệm, nhưng với khả năng kinh doanh thiên phú, ông đã làm cho giới tài phiệt và chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975 nhiều phen phải ngả mũ bái phục.
Từ tay trắng ông trở thành tỷ phú, trở thành “ông trùm” cao ốc, “ông vua” ngân hàng miền Nam. Tuy nhiên, do “vua” không chiều lòng Tổng thống nên ông bị Nguyễn Văn Thiệu vô cớ tống giam và niêm phong toàn bộ tài sản tại Sài Gòn. Gần 1 tỷ  tiền của Việt Nam Cộng hòa gửi tại ngân hàng Thụy Sĩ cũng bị lấy sạch.
Ra tù với hai bàn tay trắng, ông lang thang vạ vật tìm đường sang Canada. Tại đây, cũng từ tay trắng, một lần nữa ông trở thành tỷ phú với hàng loạt cửa hàng ăn uống tại Canada và Mỹ. Ông là Nguyễn Tấn Đời – một “hiện tượng” của xã hội miền Nam giai đoạn 1954 – 1975.
KỲ I: TAY TRẮNG LÀM NÊN SỰ NGHIỆP
Vua gạch ngói Nam kỳ
Nguyễn Tấn Đời sinh năm 1922 tại làng Bình Hòa, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ông nội Nguyễn Tấn Đời là một trong những người giàu có và tiếng tăm ở làng Bình Hòa thời bấy giờ. Vì vậy, từ nhỏ Nguyễn Tấn Đời được gia đình cho ăn học khá đàng hoàng.
Tỷ phú Nguyễn Tấn Đời.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VI)

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(I)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(II)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(III)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(IV)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(V)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VI)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VIII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(IX)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(X)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XI)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XIII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XIV)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XV)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XVI)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XVII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XVIII) - hết 

_______________
 
Đội hình C cũng không có gì vẫn theo bố trí xếp đặt của đội hình chốt chặn mà hàng ngang hành tiến , các B và A hỏa lực đi xen kẽ trong đội hình .

Khu vực ngoài chốt chẳng có gì ngoài những lùm tre gai và ụ mối, thỉnh thoảng gặp những vũng nửa ruộng nửa hồ đã cạn nước bao quanh là những lùm tre , chúng tôi lặng lẽ đi , luồn vào những khóm tre ụ mối đó mà đi cố gắng không để mất dấu nhau trong tầm mắt. Khoảng trên 2km thì gặp nhóm trih sát phía trên , anh Mậu lính HN A trưởng trinh sát của D lom khom chạy lùi lại dùng tay ra ám hiệu cho chúng tôi chú ý địch đang ở phía trước và hết sức giữ bí mật , lặng lẽ ém đội hình vào địa hình .

Toàn C dừng lại trong tư thế chiến đấu , B lính bác Hênh cũng rất kỷ luật khi tác chiến không có điều gì làm ảnh hưởng tới đội hình C2. Anh Mậu gặp tổ 3 người không thể rời nhau của chúng tôi bàn giao lại trận địa rồi cùng những anh em trinh sát khác rút , qua anh Mậu chúng tôi biết có 2 tổ của địch nằm bên ụ mối kia , chúng sinh hoạt bình thường không biết C2 chúng tôi đang lập trận địa bên ngoài và sắp tiễn chúng đi về nơi xa tít.

Tìm kiếm Blog này