15:26 16/04/2016
Không bằng cấp, không kinh nghiệm, nhưng với khả năng kinh
doanh thiên phú, ông đã làm cho giới tài phiệt và chính quyền Việt Nam
Cộng hòa trước năm 1975 nhiều phen phải ngả mũ bái phục.
Từ tay trắng ông trở thành tỷ phú, trở thành “ông trùm” cao ốc, “ông
vua” ngân hàng miền Nam. Tuy nhiên, do “vua” không chiều lòng Tổng thống
nên ông bị Nguyễn Văn Thiệu vô cớ tống giam và niêm phong toàn bộ tài
sản tại Sài Gòn. Gần 1 tỷ tiền của Việt Nam Cộng hòa gửi tại ngân hàng
Thụy Sĩ cũng bị lấy sạch.
Ra tù với hai bàn tay trắng, ông lang thang vạ vật tìm đường sang Canada. Tại đây, cũng từ tay trắng, một lần nữa ông trở thành tỷ phú với hàng loạt cửa hàng ăn uống tại Canada và Mỹ. Ông là Nguyễn Tấn Đời – một “hiện tượng” của xã hội miền Nam giai đoạn 1954 – 1975.
Nguyễn Tấn Đời sinh năm 1922 tại làng Bình Hòa, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ông nội Nguyễn Tấn Đời là một trong những người giàu có và tiếng tăm ở làng Bình Hòa thời bấy giờ. Vì vậy, từ nhỏ Nguyễn Tấn Đời được gia đình cho ăn học khá đàng hoàng.
Có một chi tiết thú vị là thời gian ở Long Xuyên, Nguyễn Tấn Đời vừa
học vừa lùa bò thuê cho Nguyễn Ngọc Thơ. Khi đó Nguyễn Ngọc Thơ (sau này
là Phó Tổng thống dưới thời Ngô Đình Diệm) đang làm quận trưởng Châu
Thành, Long Xuyên kiêm luôn lái buôn… trâu bò từ Campuchia về Long
Xuyên.
Năm 1945, Nguyễn Tấn Đời lên Sài Gòn theo học bậc cao đẳng tiểu học. Cách mạng Tháng Tám diễn ra, Nguyễn Tấn Đời tham gia lực lượng Việt Minh tại Sài Gòn, sau đó ông trở lại Long Xuyên. Khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, Nguyễn Tấn Đời gặp lại Nguyễn Ngọc Thơ lúc này đang là Phó tỉnh trưởng Long Xuyên. Ông ta dọa Nguyễn Tấn Đời rằng ai đã đi theo Việt Minh mà bỏ về sẽ bị Việt Minh lên án xử tử? Hoang mang trước lời hù dọa, gia đình Nguyễn Tấn Đời cấp tốc gom góp đồ đạc cho ông trốn lên Sài Gòn.
Tại Sài Gòn, không tiền bạc, không người thân thích, hàng ngày Nguyễn Tấn Đời lân la khắp nơi tìm kiếm việc làm, đêm đến thì ngủ ngoài hàng hiên một ngôi nhà ở đường Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng, quận 3). Người chủ nhà thấy thương tình nên không nỡ đuổi đi, thậm chí còn “tặng” ông một chiếc ghế bố. Đây là kỷ niệm khó quên trong khoảng thời gian hàn vi của Nguyễn Tấn Đời, cũng chính vì thế mà sau này khi làm ăn khấm khá ông quyết định mua một căn biệt thự trên con đường này để ở.
Lang thang vạ vật ăn bờ ngủ bụi một thời gian Nguyễn Tấn Đời được một người bạn giới thiệu vào làm sổ sách cho một hãng buôn của người Pháp. Nhưng vốn là người không thích ngồi một chỗ, ông bỏ công việc nhàm chán này và chọn nghề môi giới để kiếm cơm. Ban đầu ông giao thiệp với các hãng lớn tại Sài Gòn như Descour Cabaud, Denis Frères, Biderman… với đủ loại mặt hàng, dần dần ông tập trung “chuyên môn” vào hai loại chính là vật liệu xây dựng và vải vóc.
Không ngờ nghề “buôn nước bọt” này đã giúp Nguyễn Tấn Đời giàu lên rất nhanh, trở thành một nhà môi giới có tiếng, đi lại bằng xe hơi sang trọng. Khi có vốn liếng, Nguyễn Tấn Đời quay sang một công việc khác: buôn bán tiền Pháp. Nghề này đòi hỏi phải có vốn lớn và gan cũng lớn vì thời điểm ấy đồng tiền không ổn định, thị trường rất bấp bênh, hên thì giàu to, xui thì… ra tro. Và thất bại đã chọn đúng Nguyễn Tấn Đời.
Năm 1949, ông lỗ trắng tay, đến nỗi phải bán cả xe hơi để trả nợ. Chán nản, ông định quay trở về nghề môi giới để làm lại từ đầu, nhưng rồi ông cảm thấy nghề này có phần hơi ác đức, khó mà vững bền nên quyết định chuyển sang một nghề hoàn toàn mới: mở Hãng gạch ngói Đời Tân.
Thời gian sang Campuchia lùa bò thuê cho Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Tấn Đời đã tìm hiểu và có chút kiến thức về công việc làm gạch ngói, hơn nữa máy móc bên Campuchia nhiều hãng bị dư thừa nên họ bán với giá rất rẻ. Nghề môi giới trước đây cũng giúp ông có khá nhiều kinh nghiệm trong việc buôn bán vật liệu xây dựng và biết những thợ người Triều Châu làm gạch ngói rất giỏi. Hội đủ những yếu tố cần thiết, gom góp tiền bạc và đi vay thêm bạn bè, ông lập xưởng sản xuất gạch ngói tại số nhà 321 Bến Bình Đông, Chợ Lớn.
Là một ông chủ hãng nhưng hàng ngày Nguyễn Tấn Đời cứ lóc cóc đạp xe
đến từng ngôi nhà đang xây để chào hàng. Thậm chí, lúc giao gạch ngói,
ông tự mình leo lên mái nhà căng dây lẩy mực rồi cùng thợ lợp ngói ngon
lành. Đến khi lát gạch nền cũng thế, ông xắn tay vào làm thành thạo như
một người thợ nhà nghề.
Tuần nào ông cũng tới Tòa Đô chánh Sài Gòn - Chợ Lớn tìm xin địa chỉ những nhà đang xin phép xây dựng để đến tận nơi chào hàng. Ông chịu khó đến nỗi nhà ở Bình Đông, Chợ Lớn, mà cứ sáng sáng đạp xe sang tận trung tâm Sài Gòn giao hàng và thu tiền. Trưa đến thì vào công viên tìm một chiếc ghế đá trống để ngả lưng. Đến xế chiều, ông lại lọc cọc đạp xe về tận Bình Đông.
Với cách làm như thế, chỉ hai năm sau, doanh thu của xưởng gạch ngói Đời Tân vượt lên dẫn đầu thị trường vật liệu xây dựng. Nguyễn Tấn Đời còn sang tận Pháp, đến Guillon Barthelemy để học hỏi công nghệ làm gạch ngói của người Pháp. Từ đó mẫu mã và chất lượng sản phẩm của ông chinh phục được hầu hết khách hàng, nơi nơi đều ưa chuộng. Hãng gạch ngói Đời Tân trở nên nổi tiếng khắp Nam Kỳ lục tỉnh, cung cấp cho thị trường từ Sài Gòn, miền Đông cho đến cả miền Tây Nam Bộ.
Phi thương bất phú
Sau sự thành công của Hãng gạch ngói Đời Tân, Nguyễn Tấn Đời mở rộng việc làm ăn ra đủ loại ngành nghề, nghề nào cũng mang lại lợi nhuận kếch xù. Năm 1952, ông sang Hồng Công tìm thị trường chuyển ngân Sài Gòn – Paris – Hồng Công, đăng ký nhập cảng lưới đánh cá từ Nhật về Hồng Công sau đó từ Hồng Công xin giấy nhập khẩu về Sài Gòn, rồi xuất cảng gạo từ Sài Gòn sang Hồng Công, Singapore…
Chưa hết, Nguyễn Tấn Đời còn sang Pháp lập Hãng Construction
Me1talliques để xuất cảng sườn sắt cho quân đội Pháp xây đồn bót… Năm
1953, ông lại mở công ty quảng cáo, cạnh tranh mạnh mẽ với Công ty quảng
cáo AIP của người Pháp. Ông còn với tay sang lĩnh vực phim ảnh, lập
Công ty Cửu Long Film, nhập phim từ Pháp về Việt – Campuchia – Lào rồi
làm phụ đề cho thuê. Đến năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, người
Pháp vội vã bán đồn điền để về Pháp, Nguyễn Tấn Đời bung tiền mua lại.
Năm 1955 – 1956, ông sang Campuchia đấu giá hội chợ và hùn vốn mở một công ty nhập khẩu xe đạp và máy móc nông ngư cụ đem về tiêu thụ tại miền Nam… Rồi ông cho nhập máy cày từ Âu – Mỹ về miền Nam bán cho nông dân. Thậm chí ông còn xoay qua hoạt động trong lĩnh vực hải sản, với một loạt những chiếc tàu đông lạnh ngày đêm hoạt động ngoài khơi. Đây là một ngành nghề rất mới mẻ thời bấy giờ, và nó đã đem lại cho Nguyễn Tấn Đời nhiều món lợi khổng lồ.
Vào những năm 1968, 1969, tại miền Nam phế liệu do quân đội Mỹ thải ra từ các căn cứ quân sự rất nhiều, chất cao như núi. Người ta cho đó là những đống rác bình thường nhưng Nguyễn Tấn Đời nhìn thấy vàng trong các đống rác đó. Ông đấu thầu mua lại toàn bộ với cái giá như cho không! Và, từ những đống phế liệu đó, ông cho nấu lại lấy đồng làm dây điện với nhãn hiệu Vidico.
Hãng Vidico trước đó bị phá sản do làm ăn thua lỗ, Nguyễn Tấn Đời bỏ vốn mua lại và biến nó từ đống tro tàn thành một hãng dây điện nổi tiếng miền Nam. Sản phẩm chất lượng tốt, lại trích hoa hồng cao cho các đại lý, vì vậy mà chẳng bao lâu dây diện Vidico của Nguyễn Tấn Đời đã lan tràn khắp nơi, trở thành một sản phẩm được tiêu thụ rất mạnh từ Quảng Trị cho đến Cà Mau, cạnh tranh mạnh mẽ, lấn lướt cả hàng ngoại nhập.
Ông “vua” cao ốc miền Nam
Có thể nói Nguyễn Tấn Đời là người có tầm nhìn xa trông rộng, có sự am tường về các lĩnh vực kinh tế và luôn đi trước thời đại. Vào những năm đầu thập niên 1950, tại Sài Gòn có rất nhiều biệt thự được người Pháp xây dựng tại quận 3. Những ngôi biệt thự này một phần được cấp cho các quan chức chính quyền, một phần dành cho các nhà đại phú thuê ở. Một số nhà kinh doanh cũng học theo người Pháp, đầu tư xây dựng biệt thự để cho thuê.
Tuy nhiên Nguyễn Tấn Đời nghĩ khác, ông cho rằng chi phí để xây dựng biệt thự quá cao, lại tốn quá nhiều quỹ đất. Chính vì vậy, ông không đi theo lối mòn của người Pháp mà học hỏi con đường kinh doanh của các nước tân tiến Tây phương: đầu tư xây cao ốc. Năm 1954, cao ốc đầu tiên do ông xây dựng được đưa vào sử dụng. Đó là cao ốc Mai Loan 125 phòng tại số 16 Trương Định. Toàn bộ số phòng trên đều được thuê, đa số là những người sống độc thân như nhà văn, nhà báo, ca sĩ, vũ nữ…
Năm 1955, thấy dân Sài Gòn đang sung túc, làm ăn mua bán nhiều, Nguyễn Tấn Đời xây thêm cao ốc Tân Lộc với 5 tầng lầu, 90 phòng ở số 177 – 179 đường Lê Thánh Tôn. Các căn hộ trong cao ốc này rộng rãi và tiện nghi hơn cao ốc Mai Loan, khi khánh thành cũng được thuê hết.
Một thời gian sau, Nguyễn Tấn Đời xây thêm cao ốc thứ ba là cao ốc
Victoria ở số 937 đường Trần Hưng Đạo. Cao ốc này được xem là cao nhất
và nhiều phòng nhất thời bấy giờ, gồm 240 phòng. Tuy nhiên, sau khi xây
xong ông không cho thuê ngay như cao ốc Mai Loan và Tân Lộc mà để đó…
chờ sau này người Mỹ thuê ở. Đến năm 1962, ông đầu tư xây cao ốc
President ở số 727 đường Trần Hưng Đạo với 1.200 phòng, và ngay tức khắc
nó đã được người Mỹ thuê dài hạn 10 năm…
Đến năm 1963, khi thấy Mỹ sắp hất Ngô Đình Diệm để chuẩn bị đưa lính Mỹ vào Việt Nam, Nguyễn Tấn Đời cho xây thêm cao ốc Đức Tân ở số 491 đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) và cao ốc Prince ở số 175 - 177 đường Phạm Ngũ Lão.
Có thể nói, vào những năm 1960, Nguyễn Tấn Đời là “vua” cao ốc của Sài Gòn. Những tòa cao ốc của ông rất đồ sộ, có cái lên đến 1.655 phòng và tất cả được người Mỹ thuê hết.
Từ tay trắng trở thành tỷ phú, cái tên Nguyễn Tấn Đời được người dân cả miền Nam biết đến. Nhiều người tỏ ra khâm phục, kính trọng, nhưng cũng lắm kẻ ghen ghét ganh tỵ, luôn tìm sơ hở để hãm hại ông. Nhưng với một con người có khả năng thiên phú như Nguyễn Tấn Đời, ông đã vượt qua tất cả, đi lên từ chính bàn tay khối óc của mình.
Thời gian sau, ông nhảy sang kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng với cương vị là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Tín Nghĩa – một ngân hàng thương mại lớn nhất miền Nam những năm 1970. Ông đã có những cải tổ gây chấn động ngành ngân hàng, “làm mưa làm gió” suốt một thời gian dài, gây ra những làn sóng dai dẳng khen chê đủ kiểu làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí Sài Gòn.
Nguyễn Tấn Đời - “Vua” ngân hàng miền Nam trước năm 1975
Ra tù với hai bàn tay trắng, ông lang thang vạ vật tìm đường sang Canada. Tại đây, cũng từ tay trắng, một lần nữa ông trở thành tỷ phú với hàng loạt cửa hàng ăn uống tại Canada và Mỹ. Ông là Nguyễn Tấn Đời – một “hiện tượng” của xã hội miền Nam giai đoạn 1954 – 1975.
KỲ I: TAY TRẮNG LÀM NÊN SỰ NGHIỆP
Vua gạch ngói Nam kỳ Nguyễn Tấn Đời sinh năm 1922 tại làng Bình Hòa, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ông nội Nguyễn Tấn Đời là một trong những người giàu có và tiếng tăm ở làng Bình Hòa thời bấy giờ. Vì vậy, từ nhỏ Nguyễn Tấn Đời được gia đình cho ăn học khá đàng hoàng.
Tỷ phú Nguyễn Tấn Đời. |
Năm 1945, Nguyễn Tấn Đời lên Sài Gòn theo học bậc cao đẳng tiểu học. Cách mạng Tháng Tám diễn ra, Nguyễn Tấn Đời tham gia lực lượng Việt Minh tại Sài Gòn, sau đó ông trở lại Long Xuyên. Khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, Nguyễn Tấn Đời gặp lại Nguyễn Ngọc Thơ lúc này đang là Phó tỉnh trưởng Long Xuyên. Ông ta dọa Nguyễn Tấn Đời rằng ai đã đi theo Việt Minh mà bỏ về sẽ bị Việt Minh lên án xử tử? Hoang mang trước lời hù dọa, gia đình Nguyễn Tấn Đời cấp tốc gom góp đồ đạc cho ông trốn lên Sài Gòn.
Tại Sài Gòn, không tiền bạc, không người thân thích, hàng ngày Nguyễn Tấn Đời lân la khắp nơi tìm kiếm việc làm, đêm đến thì ngủ ngoài hàng hiên một ngôi nhà ở đường Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng, quận 3). Người chủ nhà thấy thương tình nên không nỡ đuổi đi, thậm chí còn “tặng” ông một chiếc ghế bố. Đây là kỷ niệm khó quên trong khoảng thời gian hàn vi của Nguyễn Tấn Đời, cũng chính vì thế mà sau này khi làm ăn khấm khá ông quyết định mua một căn biệt thự trên con đường này để ở.
Lang thang vạ vật ăn bờ ngủ bụi một thời gian Nguyễn Tấn Đời được một người bạn giới thiệu vào làm sổ sách cho một hãng buôn của người Pháp. Nhưng vốn là người không thích ngồi một chỗ, ông bỏ công việc nhàm chán này và chọn nghề môi giới để kiếm cơm. Ban đầu ông giao thiệp với các hãng lớn tại Sài Gòn như Descour Cabaud, Denis Frères, Biderman… với đủ loại mặt hàng, dần dần ông tập trung “chuyên môn” vào hai loại chính là vật liệu xây dựng và vải vóc.
Không ngờ nghề “buôn nước bọt” này đã giúp Nguyễn Tấn Đời giàu lên rất nhanh, trở thành một nhà môi giới có tiếng, đi lại bằng xe hơi sang trọng. Khi có vốn liếng, Nguyễn Tấn Đời quay sang một công việc khác: buôn bán tiền Pháp. Nghề này đòi hỏi phải có vốn lớn và gan cũng lớn vì thời điểm ấy đồng tiền không ổn định, thị trường rất bấp bênh, hên thì giàu to, xui thì… ra tro. Và thất bại đã chọn đúng Nguyễn Tấn Đời.
Năm 1949, ông lỗ trắng tay, đến nỗi phải bán cả xe hơi để trả nợ. Chán nản, ông định quay trở về nghề môi giới để làm lại từ đầu, nhưng rồi ông cảm thấy nghề này có phần hơi ác đức, khó mà vững bền nên quyết định chuyển sang một nghề hoàn toàn mới: mở Hãng gạch ngói Đời Tân.
Thời gian sang Campuchia lùa bò thuê cho Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Tấn Đời đã tìm hiểu và có chút kiến thức về công việc làm gạch ngói, hơn nữa máy móc bên Campuchia nhiều hãng bị dư thừa nên họ bán với giá rất rẻ. Nghề môi giới trước đây cũng giúp ông có khá nhiều kinh nghiệm trong việc buôn bán vật liệu xây dựng và biết những thợ người Triều Châu làm gạch ngói rất giỏi. Hội đủ những yếu tố cần thiết, gom góp tiền bạc và đi vay thêm bạn bè, ông lập xưởng sản xuất gạch ngói tại số nhà 321 Bến Bình Đông, Chợ Lớn.
Nguyễn Tấn Đời (ngồi giữa) cùng Chủ tịch Phòng thương mại Hoa Kỳ. |
Tuần nào ông cũng tới Tòa Đô chánh Sài Gòn - Chợ Lớn tìm xin địa chỉ những nhà đang xin phép xây dựng để đến tận nơi chào hàng. Ông chịu khó đến nỗi nhà ở Bình Đông, Chợ Lớn, mà cứ sáng sáng đạp xe sang tận trung tâm Sài Gòn giao hàng và thu tiền. Trưa đến thì vào công viên tìm một chiếc ghế đá trống để ngả lưng. Đến xế chiều, ông lại lọc cọc đạp xe về tận Bình Đông.
Với cách làm như thế, chỉ hai năm sau, doanh thu của xưởng gạch ngói Đời Tân vượt lên dẫn đầu thị trường vật liệu xây dựng. Nguyễn Tấn Đời còn sang tận Pháp, đến Guillon Barthelemy để học hỏi công nghệ làm gạch ngói của người Pháp. Từ đó mẫu mã và chất lượng sản phẩm của ông chinh phục được hầu hết khách hàng, nơi nơi đều ưa chuộng. Hãng gạch ngói Đời Tân trở nên nổi tiếng khắp Nam Kỳ lục tỉnh, cung cấp cho thị trường từ Sài Gòn, miền Đông cho đến cả miền Tây Nam Bộ.
Phi thương bất phú
Sau sự thành công của Hãng gạch ngói Đời Tân, Nguyễn Tấn Đời mở rộng việc làm ăn ra đủ loại ngành nghề, nghề nào cũng mang lại lợi nhuận kếch xù. Năm 1952, ông sang Hồng Công tìm thị trường chuyển ngân Sài Gòn – Paris – Hồng Công, đăng ký nhập cảng lưới đánh cá từ Nhật về Hồng Công sau đó từ Hồng Công xin giấy nhập khẩu về Sài Gòn, rồi xuất cảng gạo từ Sài Gòn sang Hồng Công, Singapore…
Hãng gạch ngói Đời Tân. |
Năm 1955 – 1956, ông sang Campuchia đấu giá hội chợ và hùn vốn mở một công ty nhập khẩu xe đạp và máy móc nông ngư cụ đem về tiêu thụ tại miền Nam… Rồi ông cho nhập máy cày từ Âu – Mỹ về miền Nam bán cho nông dân. Thậm chí ông còn xoay qua hoạt động trong lĩnh vực hải sản, với một loạt những chiếc tàu đông lạnh ngày đêm hoạt động ngoài khơi. Đây là một ngành nghề rất mới mẻ thời bấy giờ, và nó đã đem lại cho Nguyễn Tấn Đời nhiều món lợi khổng lồ.
Vào những năm 1968, 1969, tại miền Nam phế liệu do quân đội Mỹ thải ra từ các căn cứ quân sự rất nhiều, chất cao như núi. Người ta cho đó là những đống rác bình thường nhưng Nguyễn Tấn Đời nhìn thấy vàng trong các đống rác đó. Ông đấu thầu mua lại toàn bộ với cái giá như cho không! Và, từ những đống phế liệu đó, ông cho nấu lại lấy đồng làm dây điện với nhãn hiệu Vidico.
Hãng Vidico trước đó bị phá sản do làm ăn thua lỗ, Nguyễn Tấn Đời bỏ vốn mua lại và biến nó từ đống tro tàn thành một hãng dây điện nổi tiếng miền Nam. Sản phẩm chất lượng tốt, lại trích hoa hồng cao cho các đại lý, vì vậy mà chẳng bao lâu dây diện Vidico của Nguyễn Tấn Đời đã lan tràn khắp nơi, trở thành một sản phẩm được tiêu thụ rất mạnh từ Quảng Trị cho đến Cà Mau, cạnh tranh mạnh mẽ, lấn lướt cả hàng ngoại nhập.
Ông “vua” cao ốc miền Nam
Có thể nói Nguyễn Tấn Đời là người có tầm nhìn xa trông rộng, có sự am tường về các lĩnh vực kinh tế và luôn đi trước thời đại. Vào những năm đầu thập niên 1950, tại Sài Gòn có rất nhiều biệt thự được người Pháp xây dựng tại quận 3. Những ngôi biệt thự này một phần được cấp cho các quan chức chính quyền, một phần dành cho các nhà đại phú thuê ở. Một số nhà kinh doanh cũng học theo người Pháp, đầu tư xây dựng biệt thự để cho thuê.
Tuy nhiên Nguyễn Tấn Đời nghĩ khác, ông cho rằng chi phí để xây dựng biệt thự quá cao, lại tốn quá nhiều quỹ đất. Chính vì vậy, ông không đi theo lối mòn của người Pháp mà học hỏi con đường kinh doanh của các nước tân tiến Tây phương: đầu tư xây cao ốc. Năm 1954, cao ốc đầu tiên do ông xây dựng được đưa vào sử dụng. Đó là cao ốc Mai Loan 125 phòng tại số 16 Trương Định. Toàn bộ số phòng trên đều được thuê, đa số là những người sống độc thân như nhà văn, nhà báo, ca sĩ, vũ nữ…
Năm 1955, thấy dân Sài Gòn đang sung túc, làm ăn mua bán nhiều, Nguyễn Tấn Đời xây thêm cao ốc Tân Lộc với 5 tầng lầu, 90 phòng ở số 177 – 179 đường Lê Thánh Tôn. Các căn hộ trong cao ốc này rộng rãi và tiện nghi hơn cao ốc Mai Loan, khi khánh thành cũng được thuê hết.
Bệnh viện Đời Tân. |
Đến năm 1963, khi thấy Mỹ sắp hất Ngô Đình Diệm để chuẩn bị đưa lính Mỹ vào Việt Nam, Nguyễn Tấn Đời cho xây thêm cao ốc Đức Tân ở số 491 đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) và cao ốc Prince ở số 175 - 177 đường Phạm Ngũ Lão.
Có thể nói, vào những năm 1960, Nguyễn Tấn Đời là “vua” cao ốc của Sài Gòn. Những tòa cao ốc của ông rất đồ sộ, có cái lên đến 1.655 phòng và tất cả được người Mỹ thuê hết.
Từ tay trắng trở thành tỷ phú, cái tên Nguyễn Tấn Đời được người dân cả miền Nam biết đến. Nhiều người tỏ ra khâm phục, kính trọng, nhưng cũng lắm kẻ ghen ghét ganh tỵ, luôn tìm sơ hở để hãm hại ông. Nhưng với một con người có khả năng thiên phú như Nguyễn Tấn Đời, ông đã vượt qua tất cả, đi lên từ chính bàn tay khối óc của mình.
Thời gian sau, ông nhảy sang kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng với cương vị là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Tín Nghĩa – một ngân hàng thương mại lớn nhất miền Nam những năm 1970. Ông đã có những cải tổ gây chấn động ngành ngân hàng, “làm mưa làm gió” suốt một thời gian dài, gây ra những làn sóng dai dẳng khen chê đủ kiểu làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí Sài Gòn.
Nguyễn Tấn Đời - “Vua” ngân hàng miền Nam trước năm 1975
(kỳ 2) 16:10 20/04/2016
Thập niên 1960 - 1970 là khoảng thời gian phát triển rầm rộ của hệ thống ngân hàng miền Nam. Tại Sài Gòn có tất cả 27 ngân hàng tư nhân hoạt động. Trong số 27 ngân hàng tư nhân đó có 14 ngân hàng của người Việt Nam, 3 ngân hàng của người Pháp, 3 của Hoa kiều Chợ Lớn, 2 của Anh, 2 của Mỹ, 1 của Hàn Quốc, 1 của Nhật Bản và 1 của Thái Lan.
Nguyễn Tấn Đời – “Vua” không ngai của giới tài phiệt Sài Gòn trước năm 1975
Vượt lên trên tất cả về quy mô, chiến lược kinh doanh và uy tín thương hiệu là Ngân hàng Tín Nghĩa do Nguyễn Tấn Đời làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc.
Ông chủ nhà băng… bất đắc dĩ
Năm 1965, một số thương gia miền Nam đứng ra xin phép thành lập một ngân hàng tư nhân lấy tên là Tín Nghĩa để cạnh tranh với một số ngân hàng nước ngoài đóng tại Sài Gòn. Gom góp khắp nơi nhưng số tiền dự trữ tối thiểu theo quy định không đủ, họ đến thuyết phục Nguyễn Tấn Đời mua số cổ phần còn lại.
Không hiểu biết gì về ngành ngân hàng, cũng không có ý định làm ăn
trong lĩnh vực này, nhưng Nguyễn Tấn Đời vẫn đồng ý, xem như góp vốn
"cho vui". Gọi là "cho vui" nhưng ông góp đến 1/5, tức 40/200 triệu,
trong khi các cổ đông còn lại người góp nhiều nhất cũng chỉ đến 500
ngàn.
Đến giữa năm 1966, Ngân hàng Tín Nghĩa có nguy cơ phá sản vì các quản trị viên vay mượn tiền dự trữ nhưng không có khả năng chi trả. Để tìm một giải pháp êm đẹp, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Cộng hòa bàn bạc riêng với Nguyễn Tấn Đời, khuyên ông nên mua lại các cổ phần để trở thành đa số tuyệt đối; Ngân hàng Quốc gia sẽ cho vay một số tiền để cứu nguy Ngân hàng Tín Nghĩa. Nguyễn Tấn Đời một mực từ chối vì ông không muốn dính thêm rắc rối vào lĩnh vực này.
Thống đốc Ngân hàng quốc gia cho biết nếu Nguyễn Tấn Đời không đồng ý thì số cổ phần sẽ bị mất trắng nếu Ngân hàng Tín Nghĩa sụp đổ. Tuy sự cố không phải do Nguyễn Tấn Đời gây ra nhưng do ông là quản trị viên, không kiểm soát những hoạt động sai trái nên phải chịu một phần lớn trách nhiệm.
Nguyễn Tấn Đời liền tìm đến người bạn thân là luật sư Lê Văn Mão cầu cứu, nhờ tìm cho ông một lối thoát để rút lui nhưng không được. Cuối cùng ông đành bất đắc dĩ nhận lời.
Theo điều kiện bắt buộc của Ngân hàng Quốc gia, Nguyễn Tấn Đời phải mua 3/5 trị giá thật sự của Ngân hàng Tín Nghĩa để cụ thể hóa địa vị cổ đông có cổ phần nhiều nhất. Ngoài ra ông còn phải đóng đủ tiền mặt 100 triệu để hội đủ số tiền dự trữ tối thiểu, sau đó Ngân hàng Quốc gia sẽ hỗ trợ kỹ thuật và cho vay 100 triệu để Ngân hàng Tín Nghĩa được tái hoạt động.
Phái đoàn hỗ trợ kỹ thuật gồm 3 người, đứng đầu là ông Dương Hoàng Doanh - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Thương Tín. Họ đến để hỗ trợ tất cả các mặt về nghiệp vụ ngân hàng, giúp Nguyễn Tấn Đời nhanh chóng ổn định tình hình.
Năm 1968, Nguyễn Tấn Đời đi Canada tìm nơi gửi các con ăn học, nhân dịp này ông cất công tìm kiếm và học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng ở đây. Qua đó, ông phát hiện ra chính nhóm hỗ trợ kỹ thuật làm mất quyền lợi của Ngân hàng Tín Nghĩa. Ông lập tức yêu cầu Ngân hàng Quốc gia hủy bỏ khế ước trước hạn định, rút nhóm hỗ trợ kỹ thuật về.
Qua điều tra, mặc dù kết quả nhóm hỗ trợ kỹ thuật có gây ra những vi phạm đáng kể nhưng Ngân hàng Quốc gia không chuẩn y yêu cầu của Nguyễn Tấn Đời. Họ chỉ chấp thuận theo các điều kiện rất bó buộc, và cương quyết không tái gia hạn số tiền vay 100 triệu nếu nhóm hỗ trợ kỹ thuật rời khỏi Ngân hàng Tín Nghĩa. Lý do đơn giản là Nguyễn Tấn Đời là người không bằng cấp, không kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, nên ông phải thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng Quốc gia.
Không chấp nhận thua thiệt, Nguyễn Tấn Đời quyết định trả số tiền 100 triệu cho Ngân hàng Quốc gia để nhóm hỗ trợ kỹ thuật rút khỏi Tín Nghĩa. Và với số vốn tuyệt đối như thế, Nguyễn Tấn Đời chính thức được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Tín Nghĩa.
Đây là một sự phá lệ đặc biệt của Ngân hàng Quốc gia, vì lâu nay có lệnh cấm Chủ tịch Hội đồng quản trị không được giữ chức Tổng giám đốc. Điều kiện kèm theo là Nguyễn Tấn Đời phải tuyển một người có chuyên môn làm giám đốc kỹ thuật phụ trách về nghiệp vụ. Nguyễn Tấn Đời đã chọn Hứa Xiều, một người trước đây từng làm việc tại Ngân hàng Quốc gia. Và chính nhân vật này đã giúp ông rất nhiều trong việc tổ chức lại hệ thống Ngân hàng Tín Nghĩa.
Những cải tổ gây chấn động
Khi nhận chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Cộng hòa mời Nguyễn Tấn Đời đến họp lần đầu tiên. Tại cuộc họp, họ sắp xếp Nguyễn Tấn Đời phải ngồi ở ghế cuối cùng, cách một khoảng trống xa với những người khác, ngụ ý của họ là không muốn ngồi chung với ông…
Không dừng lại ở đó, những người này còn loan truyền tạo ra dư luận
những tin đồn kinh khủng: "Tín Nghĩa Ngân hàng sắp phá sản, gửi tiền vào
sẽ không rút ra được. Nguyễn Tấn Đời là người điều khiển mà không biết
nghề, ông chỉ là thằng chăn trâu mới học được chữ ký, làm giàu nhờ lúc
chiến tranh lượm được một thùng vàng của người ta chôn giấu. Việc mua
lại Ngân hàng Tín Nghĩa chỉ là thể hiện cái ngông của kẻ trọc phú mà
thôi".
Đứng trước sự khinh khi đó, cộng với mặc cảm về sự ít học của mình, Nguyễn Tấn Đời như bừng tỉnh. Ông nung nấu một ý chí phấn đấu tột độ, quyết tâm phải tạo ra một lối đi riêng để khiến họ phải tâm phục khẩu phục. Theo đó, ông đã tung ra những cải tổ gây chấn động, đưa Ngân hàng Tín Nghĩa bước lên dẫn đầu các hệ thống ngân hàng tư nhân tại Sài Gòn
Đầu tiên, Nguyễn Tấn Đời cho mời tất cả khách hàng nhỏ đến và tổ chức tiếp đón niềm nở tại nhà riêng ở 121 Yên Đổ. Những người này lâu nay bị bỏ quên nên không bao giờ được ngân hàng để ý đến. Nay được tiếp đón trọng thị và được cam đoan sự chắc chắn trong việc bỏ lệ phí mở trương mục và phát hành chi phiếu.
Họ bằng lòng mở trương mục và phát hành chi phiếu để gửi tiền rồi ký chi phiếu trả tiền cho các khách hàng lớn, như vậy họ không lo sợ sẽ không rút tiền được khi Ngân hàng Tín Nghĩa phá sản bất ngờ. Người này làm được liền giới thiệu người khác, cứ như thế tiếng đồn lan nhanh rằng Ngân hàng Tín Nghĩa rất tử tế, tiếp đãi ân cần mà lại không tốn chi phí như các ngân hàng khác.
Uy tín Ngân hàng Tín Nghĩa ngày một thêm tăng, chi phiếu giao hoán ngày càng nhiều. Và điều tất nhiên là khách hàng nhỏ luôn nhiều hơn khách hàng lớn, vì vậy không bao lâu chi phiếu của Ngân hàng Tín Nghĩa tràn ngập phòng giao hoán.
Tiếp đến, Nguyễn Tấn Đời mời khách hàng lớn là các thương gia đến nhà riêng và cũng tiếp đón rất trọng thị. Ông thuyết phục: phần đông khách hàng nhỏ đều mở trương mục trong Tín Nghĩa nên ông sẽ dư sức trả chi phiếu Tín Nghĩa cho các thương gia lớn. Đặc biệt, nếu gửi tiền vào các ngân hàng khác, phải mất 24 hoặc 48 tiếng đồng hồ sau, ở các tỉnh thì phải cả tuần hoặc chờ đến khi nào ngân hàng nhận được tiền thì mới cho vào trương mục.
Thời gian đồng tiền chuyển đi sẽ không được tính lãi. Còn với Ngân
hàng Tín Nghĩa, chi phiếu sẽ có giá trị ngay trong ngày. Lời thuyết phục
rất hợp lý, ban đầu những thương gia lớn thử gửi tạm tiền vào Tín
Nghĩa, sau một thời gian họ gửi hẳn như các khách hàng nhỏ. Dần dần Ngân
hàng Tín Nghĩa thu hút rất nhiều khách hàng, tạo ra một uy tín rất lớn
trong dân chúng.
Cuối năm 1968, Nguyễn Tấn Đời tung ra nhiều biện pháp cực kỳ mới làm cho Hiệp hội Ngân hàng phải "xốn mắt". Ông cho quảng cáo rầm rộ: đăng trên báo chí, phát hành lịch, tranh ảnh và áp phích khắp nơi. Đặc biệt, tất cả khách hàng đều được tặng một đĩa hát "Của Hồi Môn" gồm những bài dân ca nổi tiếng do những ca sĩ tên tuổi thời bấy giờ trình bày. Ngoài ra, mỗi khách hàng mới sẽ được tặng một món quà tương xứng tùy theo số tiền gửi. Ngân hàng còn tổ chức xổ số theo định kỳ, phần thưởng rất giá trị gồm tivi, cassette, máy may, xe máy, thậm chí là xe hơi.
Và một điều rất mới mẻ chưa ai nghĩ đến là sử dụng logo cho ngân hàng. Nguyễn Tấn Đời cho thiết kế logo là hình ảnh ông Thần tài cầm hai xâu tiền, tượng trưng cho sự giàu sang phú quý. Ông cũng cải tổ hoàn toàn về mặt hành chính, quy định nhân viên phải mặc đồng phục có logo Ngân hàng Tín Nghĩa; phải tuyệt đối lịch sự, nhã nhặn khi tiếp khách hàng, bất kể khách gửi tiền hay rút tiền; loại bỏ những thủ tục rườm rà không cần thiết làm mất thời gian cho cả nhân viên và khách hàng. Ông tuyển nhân viên giao dịch rất đông, nhiều hơn đến 30% so với các ngân hàng khác.
Một phương thức rất táo bạo nữa là Nguyễn Tấn Đời cho mở rất nhiều chi nhánh trên một hệ thống rất rộng rãi. Thời bấy giờ các ngân hàng ở miền Nam không cần thiết có chi nhánh nào cả, nhưng Nguyễn Tấn Đời cho rằng cần phải mở chi nhánh ở vùng cư ngụ của những tiểu thương và giới trung lưu. Nhờ đó những người này không sợ rủi ro khi phải di chuyển trên đường dài để đến trụ sở ngân hàng trung tâm ở Sài Gòn. Và đặc biệt, tiền gửi tiết kiệm được rút ra bất cứ tại chi nhánh nào chứ không chỉ ở trụ sở trung tâm như các ngân hàng khác.
Năm 1967, Ngân hàng Tín Nghĩa chỉ có 2 văn phòng ở Sài Gòn với gần 100 nhân viên, thì năm 1972 có đến 32 chi nhánh với gần 1.000 nhân viên. Số tiền gửi tính đến cuối năm 1972 lên đến con số 2 tỷ, đưa Tín Nghĩa Ngân hàng trở thành ngân hàng tư nhân lớn nhất miền Nam.
Những nỗ lực về cách thức đổi mới của Nguyễn Tấn Đời khiến Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Cộng hòa lên án và chỉ trích thậm tệ. Đối với những chủ ngân hàng luôn tự hào về địa vị cao sang của mình thì những phương pháp của Nguyễn Tấn Đời là không chính đáng và… bỉ ổi. Họ đưa ra một bản khiếu nại yêu cầu phải được làm rõ. Dưới sức ép ngày càng lớn, Ngân hàng Quốc gia đã vào cuộc, và mọi việc được giải quyết êm đẹp. Những cải tổ của Nguyễn Tấn Đời đều hợp lệ và ông vẫn là một "ông vua" không có đối thủ.
Mặc dù bị phản đối quyết liệt, khen chê không ít, Nguyễn Tấn Đời vẫn quyết tâm thực hiện những cải tổ của mình. Ông thay đổi toàn bộ hệ thống cập nhật kế toán bằng máy NCR nhập từ Canada, phát hành thẻ tín dụng, mở màn cho một thời kỳ mới cho giới ngân hàng ở miền Nam lúc bấy giờ.
Ông được giới thương gia hoan nghênh chấp nhận nhưng Hiệp hội lại kiện cáo. Ngân hàng Quốc gia lại vào cuộc, tiến hành nghiên cứu về vấn đề có thể xảy ra giữa việc du nhập thẻ tín dụng với nền kinh tế tổng quát và sự bình quân của các ngân hàng ở miền Nam trước khi quyết định cho Tín Nghĩa Ngân hàng phát hành.
Mọi công việc đang quyết liệt, căng thẳng, bất ngờ ngày 21 - 4 - 1973, Nguyễn Tấn Đời bị bắt giam, hệ thống Tín Nghĩa Ngân hàng bị phong tỏa và đánh sập. Và người ra lệnh này là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Tin này làm chấn động cả miền Nam, từ giới bình dân cho đến những tướng tá, quan chức trong chính quyền. Dư luận xôn xao: Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh bắt giam Nguyễn Tấn Đời vì lý do gì? Vì sự ghen tức tư thù cá nhân hay có sự nhúng tay của CIA?
Vì sao ông “vua” ngân hàng miền Nam Nguyễn Tấn Đời bị bắt?
Thập niên 1960 - 1970 là khoảng thời gian phát triển rầm rộ của hệ thống ngân hàng miền Nam. Tại Sài Gòn có tất cả 27 ngân hàng tư nhân hoạt động. Trong số 27 ngân hàng tư nhân đó có 14 ngân hàng của người Việt Nam, 3 ngân hàng của người Pháp, 3 của Hoa kiều Chợ Lớn, 2 của Anh, 2 của Mỹ, 1 của Hàn Quốc, 1 của Nhật Bản và 1 của Thái Lan.
Nguyễn Tấn Đời – “Vua” không ngai của giới tài phiệt Sài Gòn trước năm 1975
Vượt lên trên tất cả về quy mô, chiến lược kinh doanh và uy tín thương hiệu là Ngân hàng Tín Nghĩa do Nguyễn Tấn Đời làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc.
Ông chủ nhà băng… bất đắc dĩ
Năm 1965, một số thương gia miền Nam đứng ra xin phép thành lập một ngân hàng tư nhân lấy tên là Tín Nghĩa để cạnh tranh với một số ngân hàng nước ngoài đóng tại Sài Gòn. Gom góp khắp nơi nhưng số tiền dự trữ tối thiểu theo quy định không đủ, họ đến thuyết phục Nguyễn Tấn Đời mua số cổ phần còn lại.
Trụ sở Ngân hàng Tín Nghĩa tại Sài Gòn. |
Đến giữa năm 1966, Ngân hàng Tín Nghĩa có nguy cơ phá sản vì các quản trị viên vay mượn tiền dự trữ nhưng không có khả năng chi trả. Để tìm một giải pháp êm đẹp, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Cộng hòa bàn bạc riêng với Nguyễn Tấn Đời, khuyên ông nên mua lại các cổ phần để trở thành đa số tuyệt đối; Ngân hàng Quốc gia sẽ cho vay một số tiền để cứu nguy Ngân hàng Tín Nghĩa. Nguyễn Tấn Đời một mực từ chối vì ông không muốn dính thêm rắc rối vào lĩnh vực này.
Thống đốc Ngân hàng quốc gia cho biết nếu Nguyễn Tấn Đời không đồng ý thì số cổ phần sẽ bị mất trắng nếu Ngân hàng Tín Nghĩa sụp đổ. Tuy sự cố không phải do Nguyễn Tấn Đời gây ra nhưng do ông là quản trị viên, không kiểm soát những hoạt động sai trái nên phải chịu một phần lớn trách nhiệm.
Nguyễn Tấn Đời liền tìm đến người bạn thân là luật sư Lê Văn Mão cầu cứu, nhờ tìm cho ông một lối thoát để rút lui nhưng không được. Cuối cùng ông đành bất đắc dĩ nhận lời.
Theo điều kiện bắt buộc của Ngân hàng Quốc gia, Nguyễn Tấn Đời phải mua 3/5 trị giá thật sự của Ngân hàng Tín Nghĩa để cụ thể hóa địa vị cổ đông có cổ phần nhiều nhất. Ngoài ra ông còn phải đóng đủ tiền mặt 100 triệu để hội đủ số tiền dự trữ tối thiểu, sau đó Ngân hàng Quốc gia sẽ hỗ trợ kỹ thuật và cho vay 100 triệu để Ngân hàng Tín Nghĩa được tái hoạt động.
Phái đoàn hỗ trợ kỹ thuật gồm 3 người, đứng đầu là ông Dương Hoàng Doanh - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Thương Tín. Họ đến để hỗ trợ tất cả các mặt về nghiệp vụ ngân hàng, giúp Nguyễn Tấn Đời nhanh chóng ổn định tình hình.
Năm 1968, Nguyễn Tấn Đời đi Canada tìm nơi gửi các con ăn học, nhân dịp này ông cất công tìm kiếm và học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng ở đây. Qua đó, ông phát hiện ra chính nhóm hỗ trợ kỹ thuật làm mất quyền lợi của Ngân hàng Tín Nghĩa. Ông lập tức yêu cầu Ngân hàng Quốc gia hủy bỏ khế ước trước hạn định, rút nhóm hỗ trợ kỹ thuật về.
Qua điều tra, mặc dù kết quả nhóm hỗ trợ kỹ thuật có gây ra những vi phạm đáng kể nhưng Ngân hàng Quốc gia không chuẩn y yêu cầu của Nguyễn Tấn Đời. Họ chỉ chấp thuận theo các điều kiện rất bó buộc, và cương quyết không tái gia hạn số tiền vay 100 triệu nếu nhóm hỗ trợ kỹ thuật rời khỏi Ngân hàng Tín Nghĩa. Lý do đơn giản là Nguyễn Tấn Đời là người không bằng cấp, không kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, nên ông phải thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng Quốc gia.
Không chấp nhận thua thiệt, Nguyễn Tấn Đời quyết định trả số tiền 100 triệu cho Ngân hàng Quốc gia để nhóm hỗ trợ kỹ thuật rút khỏi Tín Nghĩa. Và với số vốn tuyệt đối như thế, Nguyễn Tấn Đời chính thức được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Tín Nghĩa.
Đây là một sự phá lệ đặc biệt của Ngân hàng Quốc gia, vì lâu nay có lệnh cấm Chủ tịch Hội đồng quản trị không được giữ chức Tổng giám đốc. Điều kiện kèm theo là Nguyễn Tấn Đời phải tuyển một người có chuyên môn làm giám đốc kỹ thuật phụ trách về nghiệp vụ. Nguyễn Tấn Đời đã chọn Hứa Xiều, một người trước đây từng làm việc tại Ngân hàng Quốc gia. Và chính nhân vật này đã giúp ông rất nhiều trong việc tổ chức lại hệ thống Ngân hàng Tín Nghĩa.
Những cải tổ gây chấn động
Khi nhận chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Cộng hòa mời Nguyễn Tấn Đời đến họp lần đầu tiên. Tại cuộc họp, họ sắp xếp Nguyễn Tấn Đời phải ngồi ở ghế cuối cùng, cách một khoảng trống xa với những người khác, ngụ ý của họ là không muốn ngồi chung với ông…
Ông Nguyễn Tấn Đời (ngoài cùng bên trái) trong buổi dự lễ khánh thành xưởng ráp máy thu thanh và truyền hình tại Thủ Đức. |
Đứng trước sự khinh khi đó, cộng với mặc cảm về sự ít học của mình, Nguyễn Tấn Đời như bừng tỉnh. Ông nung nấu một ý chí phấn đấu tột độ, quyết tâm phải tạo ra một lối đi riêng để khiến họ phải tâm phục khẩu phục. Theo đó, ông đã tung ra những cải tổ gây chấn động, đưa Ngân hàng Tín Nghĩa bước lên dẫn đầu các hệ thống ngân hàng tư nhân tại Sài Gòn
Đầu tiên, Nguyễn Tấn Đời cho mời tất cả khách hàng nhỏ đến và tổ chức tiếp đón niềm nở tại nhà riêng ở 121 Yên Đổ. Những người này lâu nay bị bỏ quên nên không bao giờ được ngân hàng để ý đến. Nay được tiếp đón trọng thị và được cam đoan sự chắc chắn trong việc bỏ lệ phí mở trương mục và phát hành chi phiếu.
Họ bằng lòng mở trương mục và phát hành chi phiếu để gửi tiền rồi ký chi phiếu trả tiền cho các khách hàng lớn, như vậy họ không lo sợ sẽ không rút tiền được khi Ngân hàng Tín Nghĩa phá sản bất ngờ. Người này làm được liền giới thiệu người khác, cứ như thế tiếng đồn lan nhanh rằng Ngân hàng Tín Nghĩa rất tử tế, tiếp đãi ân cần mà lại không tốn chi phí như các ngân hàng khác.
Uy tín Ngân hàng Tín Nghĩa ngày một thêm tăng, chi phiếu giao hoán ngày càng nhiều. Và điều tất nhiên là khách hàng nhỏ luôn nhiều hơn khách hàng lớn, vì vậy không bao lâu chi phiếu của Ngân hàng Tín Nghĩa tràn ngập phòng giao hoán.
Tiếp đến, Nguyễn Tấn Đời mời khách hàng lớn là các thương gia đến nhà riêng và cũng tiếp đón rất trọng thị. Ông thuyết phục: phần đông khách hàng nhỏ đều mở trương mục trong Tín Nghĩa nên ông sẽ dư sức trả chi phiếu Tín Nghĩa cho các thương gia lớn. Đặc biệt, nếu gửi tiền vào các ngân hàng khác, phải mất 24 hoặc 48 tiếng đồng hồ sau, ở các tỉnh thì phải cả tuần hoặc chờ đến khi nào ngân hàng nhận được tiền thì mới cho vào trương mục.
Ông Nguyễn Tấn Đời và người đẹp Thẩm Thúy Hằng. |
Cuối năm 1968, Nguyễn Tấn Đời tung ra nhiều biện pháp cực kỳ mới làm cho Hiệp hội Ngân hàng phải "xốn mắt". Ông cho quảng cáo rầm rộ: đăng trên báo chí, phát hành lịch, tranh ảnh và áp phích khắp nơi. Đặc biệt, tất cả khách hàng đều được tặng một đĩa hát "Của Hồi Môn" gồm những bài dân ca nổi tiếng do những ca sĩ tên tuổi thời bấy giờ trình bày. Ngoài ra, mỗi khách hàng mới sẽ được tặng một món quà tương xứng tùy theo số tiền gửi. Ngân hàng còn tổ chức xổ số theo định kỳ, phần thưởng rất giá trị gồm tivi, cassette, máy may, xe máy, thậm chí là xe hơi.
Và một điều rất mới mẻ chưa ai nghĩ đến là sử dụng logo cho ngân hàng. Nguyễn Tấn Đời cho thiết kế logo là hình ảnh ông Thần tài cầm hai xâu tiền, tượng trưng cho sự giàu sang phú quý. Ông cũng cải tổ hoàn toàn về mặt hành chính, quy định nhân viên phải mặc đồng phục có logo Ngân hàng Tín Nghĩa; phải tuyệt đối lịch sự, nhã nhặn khi tiếp khách hàng, bất kể khách gửi tiền hay rút tiền; loại bỏ những thủ tục rườm rà không cần thiết làm mất thời gian cho cả nhân viên và khách hàng. Ông tuyển nhân viên giao dịch rất đông, nhiều hơn đến 30% so với các ngân hàng khác.
Một phương thức rất táo bạo nữa là Nguyễn Tấn Đời cho mở rất nhiều chi nhánh trên một hệ thống rất rộng rãi. Thời bấy giờ các ngân hàng ở miền Nam không cần thiết có chi nhánh nào cả, nhưng Nguyễn Tấn Đời cho rằng cần phải mở chi nhánh ở vùng cư ngụ của những tiểu thương và giới trung lưu. Nhờ đó những người này không sợ rủi ro khi phải di chuyển trên đường dài để đến trụ sở ngân hàng trung tâm ở Sài Gòn. Và đặc biệt, tiền gửi tiết kiệm được rút ra bất cứ tại chi nhánh nào chứ không chỉ ở trụ sở trung tâm như các ngân hàng khác.
Năm 1967, Ngân hàng Tín Nghĩa chỉ có 2 văn phòng ở Sài Gòn với gần 100 nhân viên, thì năm 1972 có đến 32 chi nhánh với gần 1.000 nhân viên. Số tiền gửi tính đến cuối năm 1972 lên đến con số 2 tỷ, đưa Tín Nghĩa Ngân hàng trở thành ngân hàng tư nhân lớn nhất miền Nam.
Những nỗ lực về cách thức đổi mới của Nguyễn Tấn Đời khiến Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Cộng hòa lên án và chỉ trích thậm tệ. Đối với những chủ ngân hàng luôn tự hào về địa vị cao sang của mình thì những phương pháp của Nguyễn Tấn Đời là không chính đáng và… bỉ ổi. Họ đưa ra một bản khiếu nại yêu cầu phải được làm rõ. Dưới sức ép ngày càng lớn, Ngân hàng Quốc gia đã vào cuộc, và mọi việc được giải quyết êm đẹp. Những cải tổ của Nguyễn Tấn Đời đều hợp lệ và ông vẫn là một "ông vua" không có đối thủ.
Mặc dù bị phản đối quyết liệt, khen chê không ít, Nguyễn Tấn Đời vẫn quyết tâm thực hiện những cải tổ của mình. Ông thay đổi toàn bộ hệ thống cập nhật kế toán bằng máy NCR nhập từ Canada, phát hành thẻ tín dụng, mở màn cho một thời kỳ mới cho giới ngân hàng ở miền Nam lúc bấy giờ.
Ông được giới thương gia hoan nghênh chấp nhận nhưng Hiệp hội lại kiện cáo. Ngân hàng Quốc gia lại vào cuộc, tiến hành nghiên cứu về vấn đề có thể xảy ra giữa việc du nhập thẻ tín dụng với nền kinh tế tổng quát và sự bình quân của các ngân hàng ở miền Nam trước khi quyết định cho Tín Nghĩa Ngân hàng phát hành.
Mọi công việc đang quyết liệt, căng thẳng, bất ngờ ngày 21 - 4 - 1973, Nguyễn Tấn Đời bị bắt giam, hệ thống Tín Nghĩa Ngân hàng bị phong tỏa và đánh sập. Và người ra lệnh này là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Tin này làm chấn động cả miền Nam, từ giới bình dân cho đến những tướng tá, quan chức trong chính quyền. Dư luận xôn xao: Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh bắt giam Nguyễn Tấn Đời vì lý do gì? Vì sự ghen tức tư thù cá nhân hay có sự nhúng tay của CIA?
Vì sao ông “vua” ngân hàng miền Nam Nguyễn Tấn Đời bị bắt?
07:35 24/04/2016
Đương thời, Nguyễn Tấn Đời và Nguyễn Văn Thiệu có một mối quan hệ thân thiết nhất định. Đùng một cái Nguyễn Tấn Đời bị Nguyễn Văn Thiệu vô cớ ra lệnh tống giam và tịch thu toàn bộ tài sản.
Dư luận thời đó cho rằng vì Nguyễn Tấn Đời đã không làm theo lời Tổng thống, và rằng Nguyễn Tấn Đời đã ngầm liên hệ với một số chính trị gia đối lập khác âm mưu lật đổ ông ta? Rồi tin đồn người Mỹ chọn con bài dân sự Nguyễn Tấn Đời để thay Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo miền Nam? Cũng có nguồn tin khác: CIA hạ bệ Nguyễn Tấn Đời để lấy lại những món tiền của Mỹ mà tướng tá Sài Gòn đã tham nhũng rồi ký gửi vào ngân hàng Tín Nghĩa...
“Vua” không chiều lòng tổng thống
Những năm đầu thập niên 1970, tài sản của Nguyễn Tấn Đời đã lên tới hàng tỷ, chưa kể số bất động sản là mấy chục cao ốc, hàng loạt hãng sản xuất kỹ nghệ và hệ thống Ngân hàng Tín Nghĩa cùng 32 chi nhánh trên toàn miền Nam. Người dân Sài Gòn gọi Nguyễn Tấn Đời là “vua” cao ốc, “vua” ngân hàng…
Hình ảnh ông Thần tài cầm hai xâu tiền – logo của Ngân hàng Tín Nghĩa
xuất hiện khắp nơi, đến nỗi người ta đặt tên cho chủ nhân của nó là
“Ông Thần tài”. Riêng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thì gọi ông là “Ông
Địa tạng” vì trông ông có phần giống... Ông Địa.
Không chỉ làm kinh tế, Nguyễn Tấn Đời còn ra ứng cử dân biểu Quốc hội Sài Gòn đơn vị tỉnh Kiên Giang, xuất bản một tờ nhật báo để hỗ trợ cho công việc kinh doanh của mình. Vừa là một dân biểu vừa là một nhà tư sản giàu có, Nguyễn Tấn Đời luôn được các quan chức chính quyền, các tướng tá trong quân đội và cảnh sát chế độ Sài Gòn săn đón, tiếp cận làm quen hòng kiếm những phi vụ làm ăn béo bở.
Ngay cả Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng nằm trong số đó. Nguyễn Văn Thiệu cố mời Nguyễn Tấn Đời về làm phụ tá chính trị để tạo thêm phe cánh cho mình nhưng ông từ chối vì không muốn dính dáng đến chính trị. Kỳ thực Tổng thống Thiệu muốn Nguyễn Tấn Đời về phe mình để dễ bề… hùn hạp làm ăn.
Tìm đủ mọi cách vẫn không mua chuộc được “vua” ngân hàng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu quay sang đòi mua 51% cổ phần của Ngân hàng Tín Nghĩa. Một sự lộ liễu đến trơ trẽn. Không cần phải những nhà chuyên môn kinh tế tài chính, mọi người đều hiểu nếu mua cổ phần thì có hai phương thức: Người đầu tư nhỏ thì mua một cổ phần giới hạn để được chia lời cuối năm hoặc bán khi cổ phần lên giá.
Những tay tài phiệt, tư bản lớn thì sẽ mua của nhiều cổ đông cho được đa số, thường là 51%. Và khi đã nắm trong tay 51% cổ phần đương nhiên họ được quyền kiểm soát, quản trị trực tiếp hoặc gián tiếp qua người trung gian của họ sắp xếp vào. Trong khi đó, đùng một cái Nguyễn Văn Thiệu muốn hớt tay trên, lệnh Nguyễn Tấn Đời nhượng lại 51% để nắm quyền kiểm soát ngân hàng. Tất nhiên Nguyễn Tấn Đời không ngu dại gì mà chấp nhận. Và việc không nghe lời… Tổng thống khiến Nguyễn Tấn Đời phải trả một cái giá rất đắt.
Hai lần thoát chết
Những năm 1970, vì đam mê môn thể thao sky nauticque (trượt nước) nên Nguyễn Tấn Đời có mua một chiếc tàu hors bord. Chiếc tàu này ông gửi ở Câu lạc bộ Nautique sát sông Sài Gòn. Thứ bảy, chủ nhật hàng tuần người tài xế đều chở ông đến đây để ông lái tàu đến khu vực Cầu Sơn chơi trượt nước.
Vào một buổi sáng thứ bảy, như thường lệ, tài xế chở Nguyễn Tấn Đời
đến Câu lạc bộ Nautique để lái tàu về Cầu Sơn chơi môn thể thao ưa
thích. Khi xuống xe, đột nhiên vợ ông bảo có công chuyện gấp cần có mặt
hai vợ chồng, khi xong việc sẽ quay về trượt nước sau. Người tài xế đành
xuống xe, chạy chiếc hors bord về Cầu Sơn đợi.
Thật bất ngờ, khi anh ta mở chìa khóa chiếc tàu, động cơ chưa kịp khởi động thì một tiếng nổ kinh hoàng vang lên. Chiếc tàu vỡ tan tành, lửa cháy sáng rực một góc sông. Nguyễn Tấn Đời tới gõ cửa các cơ quan an ninh yêu cầu tổ chức điều tra. Họ bảo đó là nhiệm vụ của họ và bảo ông cứ yên tâm chờ đợi kết quả.
Nhưng chờ đợi ròng rã suốt nhiều tháng, Nguyễn Tấn Đời vẫn không nhận được một kết quả nào, và cũng không có một lời giải thích nào. Câu trả lời duy nhất người ta mang lại cho Nguyễn Tấn Đời - một dân biểu Quốc hội, Chủ tịch Phòng Thương mại Công kỹ nghệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Tín Nghĩa: chiếc tàu nổ là do sự trục trặc của kỹ thuật máy móc.
Dư luận nghi ngờ vụ nổ là dưới bàn tay đạo diễn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhằm triệt tiêu Nguyễn Tấn Đời, nhưng không có chứng cứ. Tất nhiên dư luận cũng chỉ là dư luận, không ai dám và cũng không ai có quyền điều tra!
Cuối tháng 4-1973, Nguyễn Tấn Đời dẫn đầu phái đoàn Phòng Thương mại Công kỹ nghệ đi Quảng Trị. Từ Sài Gòn ra Đà Nẵng, phái đoàn đi máy bay dân dụng, khi tới Đà Nẵng sẽ có trực thăng quân sự đưa ra Quảng Trị. Tới phi trường Đà Nẵng, phái đoàn được loan báo tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn I sẽ đưa 3 chiếc trực thăng tới đón. Nhưng lát sau chỉ có 2 chiếc trực thăng đáp xuống.
Viên đại úy phi công cho biết còn một chiếc nữa sẽ tới sau, và vì là dân biểu Quốc hội và trưởng phái đoàn nên Nguyễn Tấn Đời sẽ đi riêng ở chiếc này. Nhưng chờ mấy mươi phút trôi qua mà chẳng thấy chiếc trực thăng nào tới, Nguyễn Tấn Đời đề nghị đi cùng chuyến trước mọi người.
Khi máy bay ra tới Quảng Trị, tướng Ngô Quang Trưởng cùng một số sĩ quan tùy viên đã đứng đón sẵn. Sau đó phái đoàn được hướng dẫn vào phòng khánh tiết để nghe thuyết trình về tình hình quân sự - an ninh ở Quảng Trị.
Trong khi những người trong phái đoàn đang chăm chú lắng nghe lời thuyết trình của viên sĩ quan tâm lý chiến thao thao bất tuyệt thì bỗng có một sĩ quan vào báo cáo khẩn cấp với tướng Ngô Quang Trưởng: chiếc trực thăng thứ ba dự định chở trưởng đoàn Nguyễn Tấn Đời trên đường bay từ Đà Nẵng ra Quảng Trị đã bị nổ tung, tất cả phi hành đoàn đã tử vong. Hay tin, toàn bộ quan khách trong hội trường đều bàng hoàng sửng sốt. Riêng Nguyễn Tấn Đời thì một phen rụng rời, ông thầm vái Trời Phật đã cho ông thoát chết lần nữa.
Tuy nhiên, chưa kịp hoàn hồn vì lần thoát chết thứ hai, lúc 14 giờ 45 phút ngày 21-4-1973 Nguyễn Tấn Đời nhận được tin sét đánh. Đài phát thanh Sài Gòn đọc thông cáo: Chính phủ ra lệnh niêm phong Ngân hàng Tín Nghĩa và tất cả các chi nhánh trên toàn quốc, song song đó là lệnh truy nã vợ chồng Nguyễn Tấn Đời. Đầu óc đang như một mớ bòng bong, Nguyễn Tấn Đời xin tướng Ngô Quang Trưởng cho phép vợ chồng ông cấp tốc trở về Sài Gòn gấp để gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Nội tình
Khi lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ban ra, hệ thống Ngân hàng Tín Nghĩa tại Sài Gòn và các chi nhánh khắp miền Nam đều bị cảnh sát niêm phong. Tất cả các cơ sở, xí nghiệp của Nguyễn Tấn Đời cũng cùng chung số phận.
Đồng thời cảnh sát, công an còn cô lập toàn bộ những người trong gia đình Nguyễn Tấn Đời, kể cả ban lãnh đạo Ngân hàng Tín Nghĩa. Cùng đó, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tung tin thất thiệt trên đài phát thanh, truyền hình và báo chí… với dụng ý tuyên truyền cho một cuộc đảo chính kinh tế vừa xảy ra để che mắt nhân dân về hành động phi pháp và vi hiến của Tổng thống Thiệu.
Vợ chồng Nguyễn Tấn Đời quay về Sài Gòn mà không giải quyết được gì.
Ông không gặp được ai, không được nghe một lời giải thích. Vợ chồng ông
bị bắt ngay tối hôm đó tại nhà riêng ở đường Yên Đổ. Ông nhờ người tới
gặp luật sư Lê Văn Mão để tìm hiểu tình hình. Luật sư Mão có giấy của
tòa án cho phép gặp Nguyễn Tấn Đời nhưng cảnh sát đã từ chối. Khi luật
sư Mão đưa giấy tờ ra phản đối thì cảnh sát đã dí súng vào lưng và khống
chế lên xe đưa ông về nhà. Họ tuyên bố luật sư không được can thiệp hay
hỏi han bất cứ điều gì về Nguyễn Tấn Đời.
Vợ Nguyễn Tấn Đời bị đưa về quận 3, điều tồi tệ là bà bị giam chung với gái mại dâm. Sau ba tuần bà bị khủng hoảng tinh thần, cảnh sát phải đưa vào Bệnh viện Đồn Đất giam lỏng, nhưng không cho ai tới thăm hỏi, kể cả có lệnh của tòa án.
Rồi đến em ruột Nguyễn Tấn Đời là Nguyễn Tấn Phước ở Thụy Sĩ đã 20 năm, vô tình về Sài Gòn đúng dịp này cũng bị bắt ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất. Khi nghe tin Nguyễn Tấn Phước bị bắt, Tòa đại sứ Thụy Sĩ phải can thiệp và nhờ luật sư đứng ra bảo lãnh. Biết không thể làm gì được một người ngoại quốc vô can nên chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã hộ tống ông Nguyễn Tấn Phước ra sân bay và yêu cầu lên máy bay quay về Thụy Sĩ.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra khẩu lệnh trực tiếp cho cảnh sát, an ninh được tự do hành động, bất chấp luật pháp, hiến pháp, án lệnh của tòa án.
Vụ bắt giam Nguyễn Tấn Đời, đóng cửa Ngân hàng Tín Nghĩa một cách bất hợp pháp đã gây nên phản ứng mạnh mẽ trong dân chúng và một số tờ báo tự do. Họ lên án sự phi lý của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và kêu gọi Quốc hội phải can thiệp. Hai quản trị viên Ngân hàng Quốc gia vì danh dự và lòng can đảm đã từ chức để phản đối về hành động vô lý trên của Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu. Chính quyền và cảnh sát, an ninh vẫn bình chân như vại.
Người thân Nguyễn Tấn Đời nhờ luật sư Lê Văn Mão làm thủ tục xin chữ ký của các dân biểu, hội đủ số đông theo quy định để yêu cầu đưa Nguyễn Tấn Đời ra trước phiên họp khoáng đãi của Quốc hội trực tiếp trả lời với Hành pháp, Tư pháp… hầu làm sáng tỏ vấn đề, để Quốc hội toàn quyền quyết định. Nhưng tiếc thay, vì lý do nào đó Quốc hội không hề được triệu tập. Những cố gắng đều trở nên vô ích. Tất cả đã được an bài.
Theo Nguyễn Tấn Đời kể trong hồi ký, ông không ngờ Nguyễn Văn Thiệu trở mặt nhanh như vậy. Ngay khi mới lên làm Tổng thống VNCH, Nguyễn Văn Thiệu còn mời Nguyễn Tấn Đời vào Dinh Độc Lập để kết thân. Hàng tháng vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu đều mời vợ chồng Nguyễn Tấn Đời đến dùng cơm chung tại dinh. Ông ta còn đề nghị Nguyễn Tấn Đời về làm phụ tá cho mình. Thậm chí, hai ngày trước khi bị bắt, Nguyễn Văn Thiệu còn tỏ ra thân mật với ông, hai người cùng ngồi uống nước dừa ở cầu tàu Cầu Sơn và chuyện trò vui vẻ. Đúng là lòng người khó đoán!
Ngay tối hôm bị bắt, từ ngôi biệt thự ở đường Yên Đổ, Nguyễn Tấn Đời bị cảnh sát đưa lên chiếc xe bít bùng có cảnh sát ngồi kèm chặt, phía trước có xe Jeep hụ còi mở đường. Nguyễn Tấn Đời nghĩ rằng họ sẽ chở ông về Tổng nha Cảnh sát hoặc vào thẳng khám Chí Hòa. Cũng có khi họ sẽ chở về Nha Cảnh sát Đô thành ở đường Trần Hưng Đạo. Nhưng tất cả dự đoán của Nguyễn Tấn Đời đều sai vì chiếc xe bít bùng chạy thẳng vào trụ sở chính của Ngân hàng Tín Nghĩa.
Xuống xe, Nguyễn Tấn Đời đã thấy cảnh sát đứng gác dày đặc từ ngoài đường vào trong. Họ “biệt giam” ông trong văn phòng và không cho ai tiếp xúc. Ngồi một lúc lâu, tâm trí đang phân vân chưa biết cảnh sát sẽ làm gì, Nguyễn Tấn Đời nghe tiếng mở cửa văn phòng.
Một cảnh sát mặc sắc phục mở cửa và một viên sĩ quan cao cấp bước vào. Nguyễn Tấn Đời thoáng chút bất ngờ: Kẻ vừa bước vào là Trang Sỹ Tấn – Giám đốc Cảnh sát Đô thành Sài Gòn – Gia Định, một thủ hạ thân tín và đắc lực của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Nguyễn Tấn Đời biết mình đang chuẩn bị đối mặt với cuộc thẩm vấn của tay hỏi cung hạng nhất Sài Gòn.
Từ mất trắng đến thành công trên đất khách (kỳ cuối)
Đương thời, Nguyễn Tấn Đời và Nguyễn Văn Thiệu có một mối quan hệ thân thiết nhất định. Đùng một cái Nguyễn Tấn Đời bị Nguyễn Văn Thiệu vô cớ ra lệnh tống giam và tịch thu toàn bộ tài sản.
Dư luận thời đó cho rằng vì Nguyễn Tấn Đời đã không làm theo lời Tổng thống, và rằng Nguyễn Tấn Đời đã ngầm liên hệ với một số chính trị gia đối lập khác âm mưu lật đổ ông ta? Rồi tin đồn người Mỹ chọn con bài dân sự Nguyễn Tấn Đời để thay Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo miền Nam? Cũng có nguồn tin khác: CIA hạ bệ Nguyễn Tấn Đời để lấy lại những món tiền của Mỹ mà tướng tá Sài Gòn đã tham nhũng rồi ký gửi vào ngân hàng Tín Nghĩa...
“Vua” không chiều lòng tổng thống
Những năm đầu thập niên 1970, tài sản của Nguyễn Tấn Đời đã lên tới hàng tỷ, chưa kể số bất động sản là mấy chục cao ốc, hàng loạt hãng sản xuất kỹ nghệ và hệ thống Ngân hàng Tín Nghĩa cùng 32 chi nhánh trên toàn miền Nam. Người dân Sài Gòn gọi Nguyễn Tấn Đời là “vua” cao ốc, “vua” ngân hàng…
Sài Gòn những năm 70 thế kỷ XX. |
Không chỉ làm kinh tế, Nguyễn Tấn Đời còn ra ứng cử dân biểu Quốc hội Sài Gòn đơn vị tỉnh Kiên Giang, xuất bản một tờ nhật báo để hỗ trợ cho công việc kinh doanh của mình. Vừa là một dân biểu vừa là một nhà tư sản giàu có, Nguyễn Tấn Đời luôn được các quan chức chính quyền, các tướng tá trong quân đội và cảnh sát chế độ Sài Gòn săn đón, tiếp cận làm quen hòng kiếm những phi vụ làm ăn béo bở.
Ngay cả Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng nằm trong số đó. Nguyễn Văn Thiệu cố mời Nguyễn Tấn Đời về làm phụ tá chính trị để tạo thêm phe cánh cho mình nhưng ông từ chối vì không muốn dính dáng đến chính trị. Kỳ thực Tổng thống Thiệu muốn Nguyễn Tấn Đời về phe mình để dễ bề… hùn hạp làm ăn.
Tìm đủ mọi cách vẫn không mua chuộc được “vua” ngân hàng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu quay sang đòi mua 51% cổ phần của Ngân hàng Tín Nghĩa. Một sự lộ liễu đến trơ trẽn. Không cần phải những nhà chuyên môn kinh tế tài chính, mọi người đều hiểu nếu mua cổ phần thì có hai phương thức: Người đầu tư nhỏ thì mua một cổ phần giới hạn để được chia lời cuối năm hoặc bán khi cổ phần lên giá.
Những tay tài phiệt, tư bản lớn thì sẽ mua của nhiều cổ đông cho được đa số, thường là 51%. Và khi đã nắm trong tay 51% cổ phần đương nhiên họ được quyền kiểm soát, quản trị trực tiếp hoặc gián tiếp qua người trung gian của họ sắp xếp vào. Trong khi đó, đùng một cái Nguyễn Văn Thiệu muốn hớt tay trên, lệnh Nguyễn Tấn Đời nhượng lại 51% để nắm quyền kiểm soát ngân hàng. Tất nhiên Nguyễn Tấn Đời không ngu dại gì mà chấp nhận. Và việc không nghe lời… Tổng thống khiến Nguyễn Tấn Đời phải trả một cái giá rất đắt.
Hai lần thoát chết
Những năm 1970, vì đam mê môn thể thao sky nauticque (trượt nước) nên Nguyễn Tấn Đời có mua một chiếc tàu hors bord. Chiếc tàu này ông gửi ở Câu lạc bộ Nautique sát sông Sài Gòn. Thứ bảy, chủ nhật hàng tuần người tài xế đều chở ông đến đây để ông lái tàu đến khu vực Cầu Sơn chơi trượt nước.
Nguyễn Tấn Đời (áo trắng) trong một buổi tiệc. |
Thật bất ngờ, khi anh ta mở chìa khóa chiếc tàu, động cơ chưa kịp khởi động thì một tiếng nổ kinh hoàng vang lên. Chiếc tàu vỡ tan tành, lửa cháy sáng rực một góc sông. Nguyễn Tấn Đời tới gõ cửa các cơ quan an ninh yêu cầu tổ chức điều tra. Họ bảo đó là nhiệm vụ của họ và bảo ông cứ yên tâm chờ đợi kết quả.
Nhưng chờ đợi ròng rã suốt nhiều tháng, Nguyễn Tấn Đời vẫn không nhận được một kết quả nào, và cũng không có một lời giải thích nào. Câu trả lời duy nhất người ta mang lại cho Nguyễn Tấn Đời - một dân biểu Quốc hội, Chủ tịch Phòng Thương mại Công kỹ nghệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Tín Nghĩa: chiếc tàu nổ là do sự trục trặc của kỹ thuật máy móc.
Dư luận nghi ngờ vụ nổ là dưới bàn tay đạo diễn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhằm triệt tiêu Nguyễn Tấn Đời, nhưng không có chứng cứ. Tất nhiên dư luận cũng chỉ là dư luận, không ai dám và cũng không ai có quyền điều tra!
Cuối tháng 4-1973, Nguyễn Tấn Đời dẫn đầu phái đoàn Phòng Thương mại Công kỹ nghệ đi Quảng Trị. Từ Sài Gòn ra Đà Nẵng, phái đoàn đi máy bay dân dụng, khi tới Đà Nẵng sẽ có trực thăng quân sự đưa ra Quảng Trị. Tới phi trường Đà Nẵng, phái đoàn được loan báo tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn I sẽ đưa 3 chiếc trực thăng tới đón. Nhưng lát sau chỉ có 2 chiếc trực thăng đáp xuống.
Viên đại úy phi công cho biết còn một chiếc nữa sẽ tới sau, và vì là dân biểu Quốc hội và trưởng phái đoàn nên Nguyễn Tấn Đời sẽ đi riêng ở chiếc này. Nhưng chờ mấy mươi phút trôi qua mà chẳng thấy chiếc trực thăng nào tới, Nguyễn Tấn Đời đề nghị đi cùng chuyến trước mọi người.
Khi máy bay ra tới Quảng Trị, tướng Ngô Quang Trưởng cùng một số sĩ quan tùy viên đã đứng đón sẵn. Sau đó phái đoàn được hướng dẫn vào phòng khánh tiết để nghe thuyết trình về tình hình quân sự - an ninh ở Quảng Trị.
Trong khi những người trong phái đoàn đang chăm chú lắng nghe lời thuyết trình của viên sĩ quan tâm lý chiến thao thao bất tuyệt thì bỗng có một sĩ quan vào báo cáo khẩn cấp với tướng Ngô Quang Trưởng: chiếc trực thăng thứ ba dự định chở trưởng đoàn Nguyễn Tấn Đời trên đường bay từ Đà Nẵng ra Quảng Trị đã bị nổ tung, tất cả phi hành đoàn đã tử vong. Hay tin, toàn bộ quan khách trong hội trường đều bàng hoàng sửng sốt. Riêng Nguyễn Tấn Đời thì một phen rụng rời, ông thầm vái Trời Phật đã cho ông thoát chết lần nữa.
Tuy nhiên, chưa kịp hoàn hồn vì lần thoát chết thứ hai, lúc 14 giờ 45 phút ngày 21-4-1973 Nguyễn Tấn Đời nhận được tin sét đánh. Đài phát thanh Sài Gòn đọc thông cáo: Chính phủ ra lệnh niêm phong Ngân hàng Tín Nghĩa và tất cả các chi nhánh trên toàn quốc, song song đó là lệnh truy nã vợ chồng Nguyễn Tấn Đời. Đầu óc đang như một mớ bòng bong, Nguyễn Tấn Đời xin tướng Ngô Quang Trưởng cho phép vợ chồng ông cấp tốc trở về Sài Gòn gấp để gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Nội tình
Khi lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ban ra, hệ thống Ngân hàng Tín Nghĩa tại Sài Gòn và các chi nhánh khắp miền Nam đều bị cảnh sát niêm phong. Tất cả các cơ sở, xí nghiệp của Nguyễn Tấn Đời cũng cùng chung số phận.
Đồng thời cảnh sát, công an còn cô lập toàn bộ những người trong gia đình Nguyễn Tấn Đời, kể cả ban lãnh đạo Ngân hàng Tín Nghĩa. Cùng đó, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tung tin thất thiệt trên đài phát thanh, truyền hình và báo chí… với dụng ý tuyên truyền cho một cuộc đảo chính kinh tế vừa xảy ra để che mắt nhân dân về hành động phi pháp và vi hiến của Tổng thống Thiệu.
Logo biểu tượng của Ngân hàng Tín Nghĩa. |
Vợ Nguyễn Tấn Đời bị đưa về quận 3, điều tồi tệ là bà bị giam chung với gái mại dâm. Sau ba tuần bà bị khủng hoảng tinh thần, cảnh sát phải đưa vào Bệnh viện Đồn Đất giam lỏng, nhưng không cho ai tới thăm hỏi, kể cả có lệnh của tòa án.
Rồi đến em ruột Nguyễn Tấn Đời là Nguyễn Tấn Phước ở Thụy Sĩ đã 20 năm, vô tình về Sài Gòn đúng dịp này cũng bị bắt ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất. Khi nghe tin Nguyễn Tấn Phước bị bắt, Tòa đại sứ Thụy Sĩ phải can thiệp và nhờ luật sư đứng ra bảo lãnh. Biết không thể làm gì được một người ngoại quốc vô can nên chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã hộ tống ông Nguyễn Tấn Phước ra sân bay và yêu cầu lên máy bay quay về Thụy Sĩ.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra khẩu lệnh trực tiếp cho cảnh sát, an ninh được tự do hành động, bất chấp luật pháp, hiến pháp, án lệnh của tòa án.
Vụ bắt giam Nguyễn Tấn Đời, đóng cửa Ngân hàng Tín Nghĩa một cách bất hợp pháp đã gây nên phản ứng mạnh mẽ trong dân chúng và một số tờ báo tự do. Họ lên án sự phi lý của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và kêu gọi Quốc hội phải can thiệp. Hai quản trị viên Ngân hàng Quốc gia vì danh dự và lòng can đảm đã từ chức để phản đối về hành động vô lý trên của Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu. Chính quyền và cảnh sát, an ninh vẫn bình chân như vại.
Người thân Nguyễn Tấn Đời nhờ luật sư Lê Văn Mão làm thủ tục xin chữ ký của các dân biểu, hội đủ số đông theo quy định để yêu cầu đưa Nguyễn Tấn Đời ra trước phiên họp khoáng đãi của Quốc hội trực tiếp trả lời với Hành pháp, Tư pháp… hầu làm sáng tỏ vấn đề, để Quốc hội toàn quyền quyết định. Nhưng tiếc thay, vì lý do nào đó Quốc hội không hề được triệu tập. Những cố gắng đều trở nên vô ích. Tất cả đã được an bài.
Theo Nguyễn Tấn Đời kể trong hồi ký, ông không ngờ Nguyễn Văn Thiệu trở mặt nhanh như vậy. Ngay khi mới lên làm Tổng thống VNCH, Nguyễn Văn Thiệu còn mời Nguyễn Tấn Đời vào Dinh Độc Lập để kết thân. Hàng tháng vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu đều mời vợ chồng Nguyễn Tấn Đời đến dùng cơm chung tại dinh. Ông ta còn đề nghị Nguyễn Tấn Đời về làm phụ tá cho mình. Thậm chí, hai ngày trước khi bị bắt, Nguyễn Văn Thiệu còn tỏ ra thân mật với ông, hai người cùng ngồi uống nước dừa ở cầu tàu Cầu Sơn và chuyện trò vui vẻ. Đúng là lòng người khó đoán!
Ngay tối hôm bị bắt, từ ngôi biệt thự ở đường Yên Đổ, Nguyễn Tấn Đời bị cảnh sát đưa lên chiếc xe bít bùng có cảnh sát ngồi kèm chặt, phía trước có xe Jeep hụ còi mở đường. Nguyễn Tấn Đời nghĩ rằng họ sẽ chở ông về Tổng nha Cảnh sát hoặc vào thẳng khám Chí Hòa. Cũng có khi họ sẽ chở về Nha Cảnh sát Đô thành ở đường Trần Hưng Đạo. Nhưng tất cả dự đoán của Nguyễn Tấn Đời đều sai vì chiếc xe bít bùng chạy thẳng vào trụ sở chính của Ngân hàng Tín Nghĩa.
Xuống xe, Nguyễn Tấn Đời đã thấy cảnh sát đứng gác dày đặc từ ngoài đường vào trong. Họ “biệt giam” ông trong văn phòng và không cho ai tiếp xúc. Ngồi một lúc lâu, tâm trí đang phân vân chưa biết cảnh sát sẽ làm gì, Nguyễn Tấn Đời nghe tiếng mở cửa văn phòng.
Một cảnh sát mặc sắc phục mở cửa và một viên sĩ quan cao cấp bước vào. Nguyễn Tấn Đời thoáng chút bất ngờ: Kẻ vừa bước vào là Trang Sỹ Tấn – Giám đốc Cảnh sát Đô thành Sài Gòn – Gia Định, một thủ hạ thân tín và đắc lực của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Nguyễn Tấn Đời biết mình đang chuẩn bị đối mặt với cuộc thẩm vấn của tay hỏi cung hạng nhất Sài Gòn.
Từ mất trắng đến thành công trên đất khách (kỳ cuối)
13:25 27/04/2016
Ngồi tù 2 năm nhưng không hề được xét xử hay tuyên án, cũng không biết bị bắt về tội gì, Nguyễn Tấn Đời lại bị tịch thu toàn bộ gia sản. Thậm chí gần 1 tỷ ông gửi ở ngân hàng Thụy Sĩ cũng bị Nguyễn Văn Thiệu ép buộc ký giấy rút sạch.
Sau năm 1975, ông làm đơn kiện ngân hàng Thụy Sĩ. Cuộc kiện tụng kéo dài 20 năm, đến khi ông qua đời năm 1995 tại Mỹ, sự việc vẫn chưa được giải quyết. Nhiều nguồn tin cho rằng không phải Nguyễn Văn Thiệu nẫng tay trên số tiền đó mà đứng đằng sau là CIA. Tuy nhiên đó chỉ là tin đồn, cho đến nay sự việc vẫn còn là một bí ẩn.
Cuộc đối mặt với Giám đốc Cảnh sát Đô thành
Khi ra lệnh bắt Nguyễn Tấn Đời, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu làm như đây là một cuộc đảo chính kinh tế, nhưng trong cuộc thẩm vấn, Trang Sỹ Tấn lại dồn Nguyễn Tấn Đời vào những câu hỏi hoàn toàn mang hơi hướng chính trị.
Câu hỏi đầu tiên, Trang Sỹ Tấn cáo buộc Nguyễn Tấn Đời vào tội liên lạc với tướng Dương Văn Minh. Chứng cứ là ông và Dương Văn Minh hay đánh chung quần vợt!? Thì ra khi sắp diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống VNCH nhiệm kỳ 2 (1971), người ta đồn đại là tướng Dương Văn Minh với tỷ phú Nguyễn Tấn Đời sẽ đứng chung liên danh ra tranh cử chức tổng thống và phó tổng thống.
Tin đồn này đã làm cho Nguyễn Văn Thiệu điên đầu, phải tìm cách đối
phó. Lời đồn ác nghiệt trên chưa qua, thì có người lại phao tin: Có lẽ
Mỹ sẽ chọn Nguyễn Tấn Đời làm Tổng thống để thay Nguyễn Văn Thiệu, vì
Thiệu không thể vực miền Nam trở nên giàu có ấm no được. Người Mỹ muốn
chế độ dân sự, Nguyễn Tấn Đời đã được chọn?
Tiếp theo Trang Sỹ Tấn đổ tội cho Nguyễn Tấn Đời thường xuyên liên lạc với Trần Văn Hương và cung cấp tiền bạc cho Nguyễn Cao Kỳ.
Mối quan hệ với ba nhân vật chính trị kể trên, Nguyễn Tấn Đời đều trả lời rành rọt rằng do Nguyễn Văn Thiệu quá đa nghi, ông không hề có một sự dính líu chính trị nào cả. Riêng chuyện cung cấp tiền bạc cho tướng Kỳ càng hoàn toàn không có cơ sở. Không bắt bẻ được gì, Trang Sỹ Tấn quay sang yêu cầu Nguyễn Tấn Đời nêu tên đích danh các tướng lãnh và số tiền họ gửi vào Ngân hàng Tín Nghĩa. Nguyễn Tấn Đời trả lời rằng đây là bí mật nghề nghiệp và cũng là quy định bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng, ông không trả lời được.
Trang Sĩ Tấn lại quay sang chất vấn việc một nhân viên dưới quyền Nguyễn Tấn Đời là Cộng sản, và quân đội VNCH khi hành quân đã bắt được trong mật khu toàn là tiền của Ngân hàng Tín Nghĩa. Nguyễn Tấn Đời thẳng thừng rằng, cáo buộc nhân viên của ông là cộng sản là áp đặt, không có chứng cứ.
Vấn đề thứ hai thì ngân hàng của ông không bao giờ có quyền in ra tiền. Chỉ có Ngân hàng Quốc gia mới có quyền hạn này. Trên mỗi cọc tiền phát ra có miếng giấy bao quanh, trên miếng giấy đó có nhãn hiệu Ngân hàng Tín Nghĩa, mỗi ngày có cả chục ngàn người lấy tiền ra, có cả những người của Nguyễn Văn Thiệu, những người mang tiền đó tiêu xài vào việc gì là chuyện của họ, không thể can dự gì đến ông.
Không gán cho Nguyễn Tấn Đời được tội gì, cũng không biết hỏi gì thêm, Trang Sỹ Tấn phán một câu xanh rờn: “Tôi chỉ làm theo lệnh thượng cấp, vua muốn hại anh!”.
Mất trắng
Đúng như lời phán của Trang Sỹ Tấn, không có bằng chứng gì nhưng Nguyễn Văn Thiệu vẫn ra lệnh tống giam Nguyễn Tấn Đời vào khám Chí Hòa. Ông bị giam chung với đám tù hình sự nên bị bọn này thi nhau hành hạ. Chúng bắt ông phải viết thư gửi về bảo người nhà tiếp tế lương thực đầy đủ thứ ngon vật lạ để cùng ăn chung. Rồi còn phải gửi tiền vào để đưa cho bọn chúng tiêu xài. Còn vợ ông, sau khi bị tịch thu hết tư trang, vàng bạc và một số tiền mặt, Trang Sỹ Tấn ký giấy tạm tha để chờ điều tra thêm.
Một thời gian sau, Nguyễn Tấn Đời bị chuyển xuống giam trong một phòng ngục tối có đến tám cảnh sát canh chừng, không một ai được tiếp xúc. Bên ngoài, tay chân Nguyễn Văn Thiệu ngày đêm điện thoại gây áp lực và hăm dọa buộc cha mẹ ông lúc này đã 70 tuổi phải có số tiền 100 triệu để chuộc mạng con, nếu không ông sẽ bị thủ tiêu. Rồi một người tự xưng là Nguyễn Dâu, đại diện cho Nguyễn Văn Ngân – Phụ tá chính trị của Tổng thống Thiệu trực tiếp đến nhà để thương lượng.
Tuy nhiên lúc này toàn bộ gia sản đã bị tịch thu, gia đình Nguyễn Tấn Đời không thể tìm đâu ra số tiền 100 triệu. Sau nhiều lần gặp gỡ, biết chắc gia đình Nguyễn Tấn Đời thật sự không có tiền mặt, tay chân Nguyễn Văn Thiệu đề nghị cha Nguyễn Tấn Đời thuyết phục ông ký 10 tờ bạch khế tại ngân hàng Thụy Sĩ để trao cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dùng làm tiền gây quỹ. Như vậy mạng sống của ông mới mong được bảo đảm.
Sau khi thương lượng, cha mẹ Nguyễn Tấn Đời được cấp một giấy phép đặc biệt để vào thăm con. Thương cha mẹ già yếu lại bị tay chân Nguyễn Văn Thiệu đe dọa hằng ngày và cũng biết Nguyễn Văn Thiệu sẽ không buông tha, Nguyễn Tấn Đời đành phải chấp nhận lời đề nghị. Tất nhiên, vốn là người rất cẩn thận, ông đã tính toán rất kỹ trước khi quyết định ký. Ông tin chắc rằng chữ ký của mình không thể đủ sự đảm bảo để ngân hàng Thụy Sĩ chi tiền được vì 2 lý do sau:
Thứ nhất, tài khoản của ông ở Geneve là tài khoản có số mà không có tên, và điều tất nhiên là Ngân hàng Suisse Thụy Sĩ tuyệt đối giữ bí mật cho thân chủ, nên ông tin họ không thể tìm ra được.
Thứ hai, nếu Nguyễn Văn Thiệu dùng 10 tờ bạch khế lấy tiền của ông, sau này được tự do, ông sẽ có cách chứng minh để lấy lại được, vì Ngân hàng Tín Nghĩa luôn luôn cập nhật hóa ngày tháng tất cả trương mục, số tiền này là tiền riêng của ông mà phần lớn ông bán đôla tồn trữ, thời kỳ ông làm ăn về chuyển ngân giai đoạn 1950-1955.
Cũng vì muốn có bằng chứng sau này, Nguyễn Tấn Đời yêu cầu được trao 10 tờ bạch khế cho một người tin cậy do gia đình ông chọn và phải chính người đại diện của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhận. Và việc giao nhận đã diễn ra giữa luật sư Huỳnh Trung Chánh (đại diện cho Nguyễn Văn Thiệu) và bác sĩ - dân biểu Mã Xái (đại diện gia đình ông). Sở dĩ Nguyễn Tấn Đời tin cậy Huỳnh Trung Chánh vì trong quá khứ ông này nổi tiếng trong sạch khi còn ngồi ở ghế chánh án tỉnh Rạch Giá.
Nhưng mọi sự tính toán của Nguyễn Tấn Đời đều đi sai nước cờ. Số tiền gần 1 tỷ ông gửi ở ngân hàng Thụy Sĩ bị rút sạch. Sau năm 1975, ông làm đơn kiện ngân hàng Thụy Sĩ. Cuộc kiện tụng kéo dài 20 năm, đến khi ông qua đời năm 1995, sự việc vẫn chưa được giải quyết. Nhiều nguồn tin cho rằng không phải Nguyễn Văn Thiệu nẫng tay trên số tiền đó mà đứng đằng sau là CIA. Tuy nhiên đó chỉ là tin đồn, cho đến nay sự việc vẫn còn là một bí ẩn.
Được trả tự do
Ngày 21-4-1975, Nguyễn Văn Thiệu được người Mỹ hộ tống cho việc đào thoát khỏi miền Nam Việt Nam. Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay. Đến ngày 28-4-1975, tướng Dương Văn Minh đắc cử Tổng thống VNCH.
Sáng 28-4-1975, viên trung tá tên Tuệ đến trại giam Chí Hòa nhận chức thay tên phó quản đốc vừa đào tẩu ra nước ngoài. Lúc này Nguyễn Tấn Đời cùng các tướng lãnh vẫn đang bị giam tại đây. Vì là chỗ quen biết nên Nguyễn Tấn Đời viết một bức thư khiếu nại, nhờ trung tá Tuệ mang đến giao tận tay tướng Dương Văn Minh.
Nhận được thư, tướng Minh rất ngạc nhiên khi Nguyễn Tấn Đời vẫn còn bị giam giữ trong khi trước đó Trần Văn Hương đã ký lệnh trả tự do cho 26 nạn nhân của Nguyễn Văn Thiệu, trong đó có Nguyễn Tấn Đời. Tướng Minh lập tức cho gọi trung tá tùy viên Trương Minh Đẩu ra lệnh phải cho điều tra ngay tại sao họ không thi hành lệnh của cựu Tổng thống Trần Văn Hương.
Trương Minh Đẩu trả lời vì Tổng trấn Sài Gòn, tướng Nguyễn Văn Minh đã ra lệnh thiết quân 24/24, nên không thể thi hành lệnh đó được, theo thủ tục hành chính và tư pháp. Dương Văn Minh ra lệnh cho thi hành cấp tốc lệnh phóng thích những nạn nhân của Nguyễn Văn Thiệu đang còn bị giam giữ.
Sáng ngày 29-4-1975 lệnh phóng thích được thi hành, Nguyễn Tấn Đời được trả tự do.
Làm giàu ở ngoại quốc
Được tự do nhưng mọi quyền hành đều mất hết, tài sản bị tịch thu, Nguyễn Tấn Đời từ một tỷ phú trở nên trắng tay. Ông lang thang về nhà tìm vợ nhưng không gặp. Thì ra trước đó vợ ông đã sang Canada sum họp cùng con cái. Chạy vạy khắp nơi, cuối cùng ông cũng mượn được một số tiền để tìm đường ra ngoại quốc. Nhưng tất cả số tiền ấy bị những kẻ tổ chức vượt biên lừa gạt lấy sạch, ông bị trôi dạt đến Song Kla, Thái Lan.
Tại đây, vì biết ông là một nhân vật quan trọng, chính quyền Thái Lan
ra lệnh trục xuất ông về Việt Nam. Ông xin liên lạc với gia đình tại
Canada và được chấp thuận. Sau đó ông được con trai bảo lãnh sang Canada
với sự can thiệp của Luật sư Harry Blank - Phó Chủ tịch Quốc hội
Canada. Lệnh trục xuất Nguyễn Tấn Đời về nước được hủy bỏ.
Tại Canada, lịch sử đã lặp lại. Không chút vốn liếng, ông năn nỉ đứa con gái bán chiếc vòng cẩm thạch để ông làm vốn kinh doanh nhỏ để kiếm sống qua ngày. Một lần dạo phố, ông vô tình gặp chủ một công ty người Nhật. Đó là ông Sato, một người bạn làm ăn với ông khi còn ở Sài Gòn. Biết được hoàn cảnh khó khăn của Nguyễn Tấn Đời, ông Sato đã đứng ra giúp vốn và hỗ trợ kỹ thuật để mở một nhà hàng Kobe tại Canada. Từ một nhà hàng, dần dần Nguyễn Tấn Đời phát triển thành một hệ thống, thành công ngoài sự mong đợi.
Sau sự thành công của hệ thống nhà hàng Kobe tại Canada, năm 1980 Nguyễn Tấn Đời đầu tư mở thêm hàng loạt chi nhánh tại tại Mỹ như Washington.DC, Texas, Chicago, New York, Califonia, Hawaii, Floriada… Tên tuổi Nguyễn Tấn Đời một lần nữa lại nổi như cồn.
Trở thành tỷ phú nơi đất khách, Nguyễn Tấn Đời dự định về Việt Nam xin phép kinh doanh các ngành nghề trước kia như mở ngân hàng, xây cao ốc, mở xí nghiệp sản xuất… với một tham vọng rất lớn là sẽ trở lại “ngôi vua” thời trước. Nhưng mọi kế hoạch đang tính toán dở dang thì ông lâm bệnh và từ trần vào ngày 6-7-1995 tại Orlando, Floria (Mỹ).
Trước khi qua đời, Nguyễn Tấn Đời đã để lại cuốn hồi ký, trong đó ông cho biết có cảm tưởng như ông đã hoàn thành được một cuốn phim trung thực về cuộc đời mình, từ lúc hàn vi nhiều cơ cực, đến khi thành công tột đỉnh. “Trên đường đời tôi đã gặp nhiều kẻ tiểu nhân tìm cách hãm hại bằng mọi cách hèn hạ và đê tiện. Tôi cũng gặp rất nhiều bậc quân tử, nhiều đấng quý nhân đã giúp tôi thành công, cứu tôi thoát chết”. Nhưng dù là tiểu nhân hay quân tử, Nguyễn Tấn Đời bảo rằng tất cả đều là ân nhân của ông, vì tất cả đã nung nấu ý chí cho ông, thúc đẩy ông đi đến thành công và mở đường cho ông tiến thủ…
Cuối cùng, Nguyễn Tấn Đời tâm niệm: Muốn có sự thành công, chúng ta phải tự thân vận động, lao động bằng chính bàn tay khối óc của mình. Và phải biết tận dụng mọi cơ hội nhưng phải có tâm, phải ngay thẳng.
Còn sự may mắn là một cơn mưa cho tất cả mọi người, nếu ai biết chuẩn bị kịp thời được đồ chứa tốt và lớn thì hứng được nhiều nước trời cho. Đồ chứa tốt, lớn chính là đức độ, khả năng làm việc, sự tìm tòi, học hỏi, sự kiên nhẫn về tổ chức và nhất là nhạy cảm, linh hoạt, sáng kiến, biết quan sát tìm hiểu để đúc kết kinh nghiệm cho sự thành công.
Duy Tường
Ngồi tù 2 năm nhưng không hề được xét xử hay tuyên án, cũng không biết bị bắt về tội gì, Nguyễn Tấn Đời lại bị tịch thu toàn bộ gia sản. Thậm chí gần 1 tỷ ông gửi ở ngân hàng Thụy Sĩ cũng bị Nguyễn Văn Thiệu ép buộc ký giấy rút sạch.
Sau năm 1975, ông làm đơn kiện ngân hàng Thụy Sĩ. Cuộc kiện tụng kéo dài 20 năm, đến khi ông qua đời năm 1995 tại Mỹ, sự việc vẫn chưa được giải quyết. Nhiều nguồn tin cho rằng không phải Nguyễn Văn Thiệu nẫng tay trên số tiền đó mà đứng đằng sau là CIA. Tuy nhiên đó chỉ là tin đồn, cho đến nay sự việc vẫn còn là một bí ẩn.
Cuộc đối mặt với Giám đốc Cảnh sát Đô thành
Khi ra lệnh bắt Nguyễn Tấn Đời, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu làm như đây là một cuộc đảo chính kinh tế, nhưng trong cuộc thẩm vấn, Trang Sỹ Tấn lại dồn Nguyễn Tấn Đời vào những câu hỏi hoàn toàn mang hơi hướng chính trị.
Câu hỏi đầu tiên, Trang Sỹ Tấn cáo buộc Nguyễn Tấn Đời vào tội liên lạc với tướng Dương Văn Minh. Chứng cứ là ông và Dương Văn Minh hay đánh chung quần vợt!? Thì ra khi sắp diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống VNCH nhiệm kỳ 2 (1971), người ta đồn đại là tướng Dương Văn Minh với tỷ phú Nguyễn Tấn Đời sẽ đứng chung liên danh ra tranh cử chức tổng thống và phó tổng thống.
Vợ chồng ông Nguyễn Tấn Đời (đứng giữa) tại buổi khánh thành nhà hàng Kobe ở Canada. |
Tiếp theo Trang Sỹ Tấn đổ tội cho Nguyễn Tấn Đời thường xuyên liên lạc với Trần Văn Hương và cung cấp tiền bạc cho Nguyễn Cao Kỳ.
Mối quan hệ với ba nhân vật chính trị kể trên, Nguyễn Tấn Đời đều trả lời rành rọt rằng do Nguyễn Văn Thiệu quá đa nghi, ông không hề có một sự dính líu chính trị nào cả. Riêng chuyện cung cấp tiền bạc cho tướng Kỳ càng hoàn toàn không có cơ sở. Không bắt bẻ được gì, Trang Sỹ Tấn quay sang yêu cầu Nguyễn Tấn Đời nêu tên đích danh các tướng lãnh và số tiền họ gửi vào Ngân hàng Tín Nghĩa. Nguyễn Tấn Đời trả lời rằng đây là bí mật nghề nghiệp và cũng là quy định bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng, ông không trả lời được.
Trang Sĩ Tấn lại quay sang chất vấn việc một nhân viên dưới quyền Nguyễn Tấn Đời là Cộng sản, và quân đội VNCH khi hành quân đã bắt được trong mật khu toàn là tiền của Ngân hàng Tín Nghĩa. Nguyễn Tấn Đời thẳng thừng rằng, cáo buộc nhân viên của ông là cộng sản là áp đặt, không có chứng cứ.
Vấn đề thứ hai thì ngân hàng của ông không bao giờ có quyền in ra tiền. Chỉ có Ngân hàng Quốc gia mới có quyền hạn này. Trên mỗi cọc tiền phát ra có miếng giấy bao quanh, trên miếng giấy đó có nhãn hiệu Ngân hàng Tín Nghĩa, mỗi ngày có cả chục ngàn người lấy tiền ra, có cả những người của Nguyễn Văn Thiệu, những người mang tiền đó tiêu xài vào việc gì là chuyện của họ, không thể can dự gì đến ông.
Không gán cho Nguyễn Tấn Đời được tội gì, cũng không biết hỏi gì thêm, Trang Sỹ Tấn phán một câu xanh rờn: “Tôi chỉ làm theo lệnh thượng cấp, vua muốn hại anh!”.
Mất trắng
Đúng như lời phán của Trang Sỹ Tấn, không có bằng chứng gì nhưng Nguyễn Văn Thiệu vẫn ra lệnh tống giam Nguyễn Tấn Đời vào khám Chí Hòa. Ông bị giam chung với đám tù hình sự nên bị bọn này thi nhau hành hạ. Chúng bắt ông phải viết thư gửi về bảo người nhà tiếp tế lương thực đầy đủ thứ ngon vật lạ để cùng ăn chung. Rồi còn phải gửi tiền vào để đưa cho bọn chúng tiêu xài. Còn vợ ông, sau khi bị tịch thu hết tư trang, vàng bạc và một số tiền mặt, Trang Sỹ Tấn ký giấy tạm tha để chờ điều tra thêm.
Một thời gian sau, Nguyễn Tấn Đời bị chuyển xuống giam trong một phòng ngục tối có đến tám cảnh sát canh chừng, không một ai được tiếp xúc. Bên ngoài, tay chân Nguyễn Văn Thiệu ngày đêm điện thoại gây áp lực và hăm dọa buộc cha mẹ ông lúc này đã 70 tuổi phải có số tiền 100 triệu để chuộc mạng con, nếu không ông sẽ bị thủ tiêu. Rồi một người tự xưng là Nguyễn Dâu, đại diện cho Nguyễn Văn Ngân – Phụ tá chính trị của Tổng thống Thiệu trực tiếp đến nhà để thương lượng.
Tuy nhiên lúc này toàn bộ gia sản đã bị tịch thu, gia đình Nguyễn Tấn Đời không thể tìm đâu ra số tiền 100 triệu. Sau nhiều lần gặp gỡ, biết chắc gia đình Nguyễn Tấn Đời thật sự không có tiền mặt, tay chân Nguyễn Văn Thiệu đề nghị cha Nguyễn Tấn Đời thuyết phục ông ký 10 tờ bạch khế tại ngân hàng Thụy Sĩ để trao cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dùng làm tiền gây quỹ. Như vậy mạng sống của ông mới mong được bảo đảm.
Sau khi thương lượng, cha mẹ Nguyễn Tấn Đời được cấp một giấy phép đặc biệt để vào thăm con. Thương cha mẹ già yếu lại bị tay chân Nguyễn Văn Thiệu đe dọa hằng ngày và cũng biết Nguyễn Văn Thiệu sẽ không buông tha, Nguyễn Tấn Đời đành phải chấp nhận lời đề nghị. Tất nhiên, vốn là người rất cẩn thận, ông đã tính toán rất kỹ trước khi quyết định ký. Ông tin chắc rằng chữ ký của mình không thể đủ sự đảm bảo để ngân hàng Thụy Sĩ chi tiền được vì 2 lý do sau:
Thứ nhất, tài khoản của ông ở Geneve là tài khoản có số mà không có tên, và điều tất nhiên là Ngân hàng Suisse Thụy Sĩ tuyệt đối giữ bí mật cho thân chủ, nên ông tin họ không thể tìm ra được.
Thứ hai, nếu Nguyễn Văn Thiệu dùng 10 tờ bạch khế lấy tiền của ông, sau này được tự do, ông sẽ có cách chứng minh để lấy lại được, vì Ngân hàng Tín Nghĩa luôn luôn cập nhật hóa ngày tháng tất cả trương mục, số tiền này là tiền riêng của ông mà phần lớn ông bán đôla tồn trữ, thời kỳ ông làm ăn về chuyển ngân giai đoạn 1950-1955.
Cũng vì muốn có bằng chứng sau này, Nguyễn Tấn Đời yêu cầu được trao 10 tờ bạch khế cho một người tin cậy do gia đình ông chọn và phải chính người đại diện của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhận. Và việc giao nhận đã diễn ra giữa luật sư Huỳnh Trung Chánh (đại diện cho Nguyễn Văn Thiệu) và bác sĩ - dân biểu Mã Xái (đại diện gia đình ông). Sở dĩ Nguyễn Tấn Đời tin cậy Huỳnh Trung Chánh vì trong quá khứ ông này nổi tiếng trong sạch khi còn ngồi ở ghế chánh án tỉnh Rạch Giá.
Nhưng mọi sự tính toán của Nguyễn Tấn Đời đều đi sai nước cờ. Số tiền gần 1 tỷ ông gửi ở ngân hàng Thụy Sĩ bị rút sạch. Sau năm 1975, ông làm đơn kiện ngân hàng Thụy Sĩ. Cuộc kiện tụng kéo dài 20 năm, đến khi ông qua đời năm 1995, sự việc vẫn chưa được giải quyết. Nhiều nguồn tin cho rằng không phải Nguyễn Văn Thiệu nẫng tay trên số tiền đó mà đứng đằng sau là CIA. Tuy nhiên đó chỉ là tin đồn, cho đến nay sự việc vẫn còn là một bí ẩn.
Được trả tự do
Ngày 21-4-1975, Nguyễn Văn Thiệu được người Mỹ hộ tống cho việc đào thoát khỏi miền Nam Việt Nam. Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay. Đến ngày 28-4-1975, tướng Dương Văn Minh đắc cử Tổng thống VNCH.
Sáng 28-4-1975, viên trung tá tên Tuệ đến trại giam Chí Hòa nhận chức thay tên phó quản đốc vừa đào tẩu ra nước ngoài. Lúc này Nguyễn Tấn Đời cùng các tướng lãnh vẫn đang bị giam tại đây. Vì là chỗ quen biết nên Nguyễn Tấn Đời viết một bức thư khiếu nại, nhờ trung tá Tuệ mang đến giao tận tay tướng Dương Văn Minh.
Nhận được thư, tướng Minh rất ngạc nhiên khi Nguyễn Tấn Đời vẫn còn bị giam giữ trong khi trước đó Trần Văn Hương đã ký lệnh trả tự do cho 26 nạn nhân của Nguyễn Văn Thiệu, trong đó có Nguyễn Tấn Đời. Tướng Minh lập tức cho gọi trung tá tùy viên Trương Minh Đẩu ra lệnh phải cho điều tra ngay tại sao họ không thi hành lệnh của cựu Tổng thống Trần Văn Hương.
Trương Minh Đẩu trả lời vì Tổng trấn Sài Gòn, tướng Nguyễn Văn Minh đã ra lệnh thiết quân 24/24, nên không thể thi hành lệnh đó được, theo thủ tục hành chính và tư pháp. Dương Văn Minh ra lệnh cho thi hành cấp tốc lệnh phóng thích những nạn nhân của Nguyễn Văn Thiệu đang còn bị giam giữ.
Sáng ngày 29-4-1975 lệnh phóng thích được thi hành, Nguyễn Tấn Đời được trả tự do.
Làm giàu ở ngoại quốc
Được tự do nhưng mọi quyền hành đều mất hết, tài sản bị tịch thu, Nguyễn Tấn Đời từ một tỷ phú trở nên trắng tay. Ông lang thang về nhà tìm vợ nhưng không gặp. Thì ra trước đó vợ ông đã sang Canada sum họp cùng con cái. Chạy vạy khắp nơi, cuối cùng ông cũng mượn được một số tiền để tìm đường ra ngoại quốc. Nhưng tất cả số tiền ấy bị những kẻ tổ chức vượt biên lừa gạt lấy sạch, ông bị trôi dạt đến Song Kla, Thái Lan.
Nhà hàng Kobe của ông Nguyễn Tấn Đời tại Florida, Mỹ |
Tại Canada, lịch sử đã lặp lại. Không chút vốn liếng, ông năn nỉ đứa con gái bán chiếc vòng cẩm thạch để ông làm vốn kinh doanh nhỏ để kiếm sống qua ngày. Một lần dạo phố, ông vô tình gặp chủ một công ty người Nhật. Đó là ông Sato, một người bạn làm ăn với ông khi còn ở Sài Gòn. Biết được hoàn cảnh khó khăn của Nguyễn Tấn Đời, ông Sato đã đứng ra giúp vốn và hỗ trợ kỹ thuật để mở một nhà hàng Kobe tại Canada. Từ một nhà hàng, dần dần Nguyễn Tấn Đời phát triển thành một hệ thống, thành công ngoài sự mong đợi.
Sau sự thành công của hệ thống nhà hàng Kobe tại Canada, năm 1980 Nguyễn Tấn Đời đầu tư mở thêm hàng loạt chi nhánh tại tại Mỹ như Washington.DC, Texas, Chicago, New York, Califonia, Hawaii, Floriada… Tên tuổi Nguyễn Tấn Đời một lần nữa lại nổi như cồn.
Trở thành tỷ phú nơi đất khách, Nguyễn Tấn Đời dự định về Việt Nam xin phép kinh doanh các ngành nghề trước kia như mở ngân hàng, xây cao ốc, mở xí nghiệp sản xuất… với một tham vọng rất lớn là sẽ trở lại “ngôi vua” thời trước. Nhưng mọi kế hoạch đang tính toán dở dang thì ông lâm bệnh và từ trần vào ngày 6-7-1995 tại Orlando, Floria (Mỹ).
Trước khi qua đời, Nguyễn Tấn Đời đã để lại cuốn hồi ký, trong đó ông cho biết có cảm tưởng như ông đã hoàn thành được một cuốn phim trung thực về cuộc đời mình, từ lúc hàn vi nhiều cơ cực, đến khi thành công tột đỉnh. “Trên đường đời tôi đã gặp nhiều kẻ tiểu nhân tìm cách hãm hại bằng mọi cách hèn hạ và đê tiện. Tôi cũng gặp rất nhiều bậc quân tử, nhiều đấng quý nhân đã giúp tôi thành công, cứu tôi thoát chết”. Nhưng dù là tiểu nhân hay quân tử, Nguyễn Tấn Đời bảo rằng tất cả đều là ân nhân của ông, vì tất cả đã nung nấu ý chí cho ông, thúc đẩy ông đi đến thành công và mở đường cho ông tiến thủ…
Cuối cùng, Nguyễn Tấn Đời tâm niệm: Muốn có sự thành công, chúng ta phải tự thân vận động, lao động bằng chính bàn tay khối óc của mình. Và phải biết tận dụng mọi cơ hội nhưng phải có tâm, phải ngay thẳng.
Còn sự may mắn là một cơn mưa cho tất cả mọi người, nếu ai biết chuẩn bị kịp thời được đồ chứa tốt và lớn thì hứng được nhiều nước trời cho. Đồ chứa tốt, lớn chính là đức độ, khả năng làm việc, sự tìm tòi, học hỏi, sự kiên nhẫn về tổ chức và nhất là nhạy cảm, linh hoạt, sáng kiến, biết quan sát tìm hiểu để đúc kết kinh nghiệm cho sự thành công.
Duy Tường