Biển Đông: Mỗi bên yêu sách thứ gì ở Trường Sa?
(South China Sea: Who Claims What in the Spratlys?)
Một cái nhìn sâu hơn về một câu hỏi
cơ bản nhưng chưa hiểu rõ.
Alexander L. Vuving (Vũ Hồng Lâm)
(Diplomat 6-5-16)
Diễn
ngôn về tranh chấp Biển Đông dễ hiểu có chứa đầy cảm xúc. Chính đó có thể là một
lí do vì sao cuộc tranh luận về vấn đề này nên được dựa trên các điều thật. Và,
như Bill Hayton đã ghi nhận, “bằng chứng không đáng tin cậy
đang che phủ diễn ngôn quốc tế về tranh chấp Biển Đông.” Thật vậy, đôi khi nó giống
như một bức màn dày đang che khuất sự thật về biển Đông.
Chẳng hạn,
xét lập luận cho rằng Trung Quốc còn xa mới là
kẻ gây hấn ở biển Đông, họ thật ra chỉ đơn thuần phản ứng lại các hành động khiêu
khích đơn phương của các nước khác như Việt Nam. Kết luận này dựa trên một số bằng
chứng có vấn đề, trong đó có ý kiến cho rằng Việt Nam đã “tăng gấp đôi
vị trí chiếm giữ” ở biển Đông trong vòng
20 năm qua. Ngay cả khi giả định rằng Việt Nam chiếm giữ 24 thể địa lí vào năm 1996 (dữ liệu thực tế mà từ đó bản đồ thường được vẽ ra cho hướng lập
luận này thật ra chỉ xác định được 22), ý tưởng rằng đã có sự gia tăng gần như gấp
đôi là gây hiểu sai. Cội nguồn cho lời tố cáo này - điều trần của một quan chức quốc phòng cao
cấp Hoa Kì trước quốc hội năm 2015 – thật ra chỉ xác định có 48 tiền đồn ở những thể địa lí do Việt Nam chiếm
giữ tại quần đảo Trường Sa, chứ không phải là 48 thể địa lí. Việc sử dụng khoảng
thời gian 20 năm cũng không kém phần định hướng sai bởi vì đã bỏ qua việc Trung
Quốc chiếm lấy Đá Vành Khăn (Mischief Reed) cách đây 21 năm.
Nhưng nói
chung, vấn đề là vẫn không có sự rõ ràng thật sự về việc nước nào sở hữu cái gì
trong quần đảo Trường Sa. Không phải là không phổ biến để để tìm thấy các bài viết
- và đôi khi thậm chí là các tài liệu, bản đồ và dữ liệu công bố công khai - có
chứa thông tin không chính xác, mâu thuẫn và đôi khi không đáng tin cậy. Bài viết
này cố gắng giải quyết vấn đề đó bằng cách nhìn xem mỗi bên thật sự chiếm những
cái gì trong quần đảo Trường Sa. Trong quá trình tìm hiểu câu hỏi này, tôi đã tham
khảo nhiều nguồn, phần lớn là nguồn chính (primary), và phỏng vấn một số người am
tường vấn đề. Các thông tin thu được cũng đã được kiểm tra cẩn thận.
Việt Nam
hiện đang chiếm 21 thể địa lí trong quần đảo Trường Sa, với thể mới nhất chiếm lấy
một vài ngày sau cuộc đụng độ đẫm máu với Trung Quốc vào ngày 14 tháng 3 năm 1988
tại đá Gạc Ma (Johnson South Reef). Một danh sách đầy đủ các thể địa lí với tên
và tọa độ đã được công bố trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của chính phủ Việt
Nam, số ra ngày 22 tháng4 năm 1988. Đó là:
1.
Song
Tử Tây (Southwest Cay) ,
2.
Đá
Nam (South Reef),
3.
Núi
Thị/ Đá Thi (Petley Reef),
4.
Sơn
Ca (Sand Cay),
5.
Nam
Yết (Nanyit Island),
6.
Đá
Lớn (Discovery Great Reef),
7.
Đảo
Sinh Tồn (Sin Cowe Island),
8.
Cô
Lin (Collins Reef),
9.
Len
Đao (Lansdowne Reef),
10.
Đảo
Sinh Tôn Đông (Sin Cowe East Island),
11.
Đá
Lát (Ladd Reef),
12.
Đảo
Trường Sa hay Trường Sa Lớn (Spratley Island),
13.
Đá
Tây (West Reef),
14.
Trường
Sa Đông (Central Reef),
15.
Đá
Đông (East Reef),
16.
Phan
Vinh (Pearson Reef),
17.
Tốc
Tan (Allison Reef),
18.
Núi
Le (Cornwallis South Reef),
19.
Tiên
Nữ (Pigeon / Tennent Reef),
20.
Thuyên
Chài (Barque Canada Reef),
21.
An
Bang (Amboyna Cay).
Trong một
bản đồ (từ đây về sau gọi là bản đồ APMSS) đính kèm Chiến lược an ninh hàng hải
châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Maritime Security Strategy) năm
2015, Bộ Quốc phòng Hoa Kì của (DoD) đã chi ra 34 tiền đồn trên 21 thể địa lí. Một
“tiền đồn” có thể lớn bằng một đảo hay nhỏ như một tháp canh. Chẳng hạn, đá Đông
được tính ba lần do thể địa lí này chưa được phát triển thành một đảo nhân tạo duy
nhất nhưng vẫn được đánh dấu tại ba địa điểm bằng bốn nhà hộp hình bát giác mà mỗi cái chiếm vài trăm mét vuông.
Việt Nam
cũng có một hệ thống đếm tương tự, nhưng chỉ xác định có 33 tiền đồn (điểm đóng quân hay điểm đảo). Tại sao lại có sự khác biệt? Một tiền đồn mà Bộ Quốc phòng
đếm dư thật ra là một đèn biển trên đá Tiên Nữ (Tennent Reef). Việt
Nam không xem nó như là một tiền đồn vì không có quân đóng ở đó - nó do một công
ty dân sự thuộc Bộ Giao thông điều hành. Hiện chưa rõ ngọn đèn biển này được xây
dựng lúc nào, nhưng tất cả 33 tiền đồn Việt Nam khác đã được xây dựng trước năm
1989.
Số tiền
đồn trên bản đồ APMSS cũng nhiều hơn số mà Việt Nam có ở quần đảo Trường Sa là 14
cái. So sánh bản đồ này với những gì tồn tại trên mặt đất - hoặc, nếu bạn thích,
trên biển - chúng ta có thể thấy rằng 14 cái này chỉ kiến trúc quan sát (nhà giàn) mà Việt Nam đang điều hành trên
6 bãi ngầm nằm ở phía Tây Nam quần đảo Trường Sa. Việt Nam bắt đầu dựng các cấu
trúc vĩnh viễn trên bãi Tư Chính (Vanguard
Bank), bãi Vũng Mây
(Rifleman Bank), và bãi Phúc Tần (Prince of Wales Bank) vào năm 1989, bãi Phúc Nguyên
(Prince Consort Bank) năm 1990, và trên Bãi Quế Đường (Grainger
Bank) cùng bãi Huyền
Trân (Alexandra Bank) vào năm 1991. Những mặt sàn này rộng từ 100 và 250 mét vuông,
và dựng trên các bãi có độ sâu từ 7 và 25 mét dưới mặt nước biển.
Các bãi ngầm
này có là một bộ phận của quần đảo Trường Sa hay không là một vấn đề gây tranh
cãi. Bản đồ của Trung Quốc gom các bãi đó vào quần đảo Trường
Sa coi chúng như thể là các dạng địa hình nằm trên mặt nước. Do đó, con số của Trung
Quốc về những thể địa lí Việt Nam chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa thường chạy từ
27 đến 30. Việt Nam lập luận rằng do các bãi ngầm này nằm sâu dưới nước và trong
phạm vi 200 hải lí (nm) từ đường cơ sở của Việt Nam nên chúng thuộc về thềm lục
địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam theo quy định tại Điều 76 của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển (UNCLOS). Theo UNCLOS, các thể địa lí ngầm không thể đòi sở hữu bằng cách
chiếm đóng hay cách khác.
Có 11 trong
số các thể địa lí do Việt Nam trấn giữ tại quần đảo Trường Sa có phần tự nhiên
dài hơn 100 mét nằm trên thủy triều cao. Đó là Song Tử Tây, đá Nam, Sơn Ca, Nam
Yết, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Len Đao, Trường Sa, Trường Sa Đông, Phan Vinh, và
An Bang. Bảy thể địa lí khác – Núi Thị, đá Lớn, Cô Lin, đá Tây, đá Đông, đá Tiên
Nữ, và đá Thuyền Chài – được biết có một số phần đó nằm trên mặt nước khi triều
cao trong điều kiện tự nhiên. Những thể địa lí này có thể có đủ điều kiện là “đảo”
hay “đá” và có thể tạo ra lãnh hải theo UNCLOS. Ba thể địa lí – đá Lát, Tốc Tan,
và Núi Le - có thể chỉ ở trên mặt nước khi
triều thấp. theo ngôn ngữ của UNCLOS, chúng có thể được gọi là các “bãi triều thấp”,
không được hưởng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, hay thềm lục địa.
Philippines
Truyền thông
Philippines thường nêu có 9 hoặc 10 thể địa lí do Philippines chiếm đóng tại quần
đảo Trường Sa. Thể địa lí thứ mười là đá Cá Nhám (Irving Reef, tiếng
Philippines là Balagtas), nằm giữa
bãi Loại Ta (Loaita Bank) và Bến Lạc (West York Island).
Không có công trình kiến trúc nào trên rạn san hô này, nhưng có các nguồn tin chưa
được xác minh cho biết rằng các tàu hải quân Philippines thay phiên nhau canh
gác thể địa lí này. Nếu điều này là đúng, tình trạng của đá Cá Nhám cũng tương tự
như một số thể địa lí khác được các tàu Trung Quốc và Việt Nam canh chừng, nhưng
vẫn còn bỏ trống.
Vớiì điều
này, 9 thể địa lí do Philippines chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa là:
1.
Đảo
Song Tử Đông (Northeast Cay, tiếng Philippines: Parola),
2.
Đảo
Thị Tứ (Thitu Island, Pag-asa),
3.
Loại
Ta Tây (Loaita Cay, Panata),
4.
Đảo
Loại Ta (Loaita Island, Kota),
5.
Đảo
Bến Lạc (West York Island, Likas),
6.
Đảo
Bình Nguyên (Flat Island, Patag),
7.
Đảo
Vĩnh Viễn (Nanshan Island, Lawak),
8.
Bãi
Cỏ Mây (Second Thomas Shoal, Ayungin),
9.
Đá
Công Đo (Commodore Reef, Rizal).
Danh sách
này không ăn khớp với danh sách phổ biến hơn trong những thể địa lí do Philippines
chiếm về vị trí của Panata. Hầu hết các
nguồn Philippines đều chuyển tên tiếng Anh của Panata là Lankiam Cay (đá An Nhơn),
một cồn cát nhỏ nằm cách đảo Loại Ta 8 hải lí về phía đông-đông bắc. Hầu hết các
tài liệu quốc tế cũng liệt kê đá An Nhơn và đảo Loại Ta là hai thể địa lí do Philippines
chiếm đóng trong bãi Loại Ta. Nhưng bản đồ APMSS không cho thấy có tiền đồn nào
tại đá An Nhơn mà lại định vị tiền đồn thứ hai của Philippines trong bãi Loại Ta
tại một rạn san hô không xác định ở phía tây bắc của đảo Loại Ta. Một vài nguồn
tin Trung Quốc và Việt Nam xác định thể địa lí này do Philippines chiếm như Loaita
Nan. Tuy nhiên, tọa độ thường liên kết với Loại Ta Nam (10°42,5' N, 114°19,5' E)
lại chỉ rạn san hô tạo thành rìa phía tây của bãi Loại Ta mà từ các hình ảnh vệ
tinh của Google Maps không thấy có công trình kiến trúc nào ở đó. Đồng thời, các
kiến trúc nhỏ có thể nhìn thấy trên Loại Ta Tây (10° 43,699' N, 114° 21,131' E),
mà có thể được nghĩ như là một phần của Loai Ta Nam nhưng thực sự nằm phía đông qua
một kênh sâu 7 mét. Loai Ta Tây cách đảo Loại Ta 5,5 hải lí về phía tây bắc.
Từ năm 1970
đến năm 1978, Philippines nhảy vào chiếm 7 thể địa lí ở quần đảo Trường Sa, với
binh lính đóng quân trên 5 đảo. Đảo Bình Nguyên (Flat Island), nằm khoảng 6 nm phía
bắc của đảo Vĩnh Viễn (Nanshan Island), hình như được kiểm soát bởi một đơn vị trú
đóng tại căn cứ Vĩnh Viễn đến năm 2011, khi một số kiến trúc giống hình sao biển được xây dựng để đảm nhận việc hiện
diện thường trực hơn. Một phim tài liệu được một mạng lưới truyền hình địa phương
sản xuất năm 2004 cho biết rằng chỉ có 4 binh sĩ đang canh
gác bảo vệ cả hai thể địa lí này từ nơi tạm trú của họ trên đảo Vĩnh Viễn. Một
cách thức tương tự có vẻ cũng được áp dụng cho các thể địa lí trong bãi Loại Ta
, với đảo Loại Ta dùng như là căn cứ cho
việc trú đóng cho đến khi có cơ sở được dựng trên Loại Ta Tây. Một số nguồn tin
cho biết đá An Nhơn trước kia có một bãi biển
hơn 5 héc ta, nhưng sóng lớn do một cơn bão mang tới đã quét sạch lớp cát trên
mặt đảo chỉ còn phần nền calcarenite có thể nhìn thấy được khi triều thấp.
Ngày Philippines
bắt đầu chiếm đóng đá Công Đo vẫn chưa rõ, quân đội Philippines đã đổ bộ lên rạn
đá này vào tháng 8 năm 1980 và phá bỏ một bia chủ quyền do Malaysia dựng vài tháng
trước đó, nhưng không rõ họ ở lại hay rời đi sau cuộc đổ bộ đó. Một báo cáo cho
rằng họ bỏ đi từ năm 1986, nhưng hiện có một phân đội đang đóng ở đó.
Năm 1999,
Philippines chiếm đóng Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) bằng
cách cho tàu chở tăng đổ bộ BRP Sierra Madre
chạy càng lên bãi và sử dụng nó như một nơi trú ẩn cho một đơn vị nhỏ. Đáng chú
ý là Lầu Năm Góc không tính trạm đóng quân của Philippines trên Bãi Cỏ Mây như một
tiền đồn, mặc dù cách nhìn trái ngược vẫn phổ biến ở Philippines. Bãi cạn này này
cũng chỉ là một bãi triều thấp trong số các thể địa lí do Philippines chiếm đóng.
Tất cả 8 thể địa lí còn lại đều nhìn thấy ở trên mặt nước khi triều cao.
Đài Loan
Đảo Ba
Bình (Itu Aba Island, tiếng Trung : 太平 島 Thái Bình đảo)
là thể địa lí duy nhất do Đài Loan chiếm
đóng tại quần đảo Trường Sa. Đó cũng là thể địa lí tự nhiên lớn nhất trong quần
đảo này. Đài Loan đôi khi được cho là giữ 2 thể địa lí ở đó. Điều này có thể được
suy ra từ các báo cáo về việc Đài Loan dựng các kiến trúc (năm 1995 và 2004) và
các quan chức của họ đổ bộ lên bãi Ban Than (năm 2003 và năm 2012). Tuy nhiên, mô
tả tốt nhất về tình trạng hiện tại của Bàn Than là “bỏ trống”. Bàn Than có một bãi biển dài hơn 100 mét,
nằm cách Ba Bình khoảng khoảng 2,5 hải lí và cách đảo Sơn Ca Do Việt Nam đang
đóng khoảng 4 hải lí. Lầu Năm Góc xác định không có tiền đồn nào trên Bàn Than,
và không nhì ra có kiến trúc nào trong các ảnh vệ tinh gần đây cũng như ảnh của
các rạn đá này. Nguồn tin am tường tại chỗ cho tôi biết rằng binh lính Đài Loan lẫn Việt Nam thỉnh thoảng dựng vật liệu
trên Ban Than và sử dụng chúng như là các bia cho việc thực tập bắn đạn thật.
Trung Quốc
Ở quần đảo
Trường Sa, Trung Quốc đã chiếm 6 thể địa lí từ năm 1988 và đá Vành Khăn (Mischief
Reef) từ năm 1995. Bảy thể địa lí Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa là:
1.
Đá
Xu Bi (Subi Reef, tiếng Trung : 渚 碧 礁 Zhubi Jiao: Chữ Bích Tiêu),
2.
Đá
Ga Ven (Gaven Reef, 南薰 礁 Nanxun Jiao: Nam Huân tiêu),
3.
Đá
Tư Nghĩa (Hughes Reef 东门 礁 Dongmen Jiao: Đông Môn tiêu),
4.
Đá Gạc Ma (Johnson South Reef, 赤 瓜 礁 Chigua Jiao: Xích Qua tiêu),
5.
Đá
Chữ Thập(Fiery Cross Reef, 永 暑 礁 Yongshu Jiao: Vĩnh Thử tiêu),
6.
Đá
Châu Viên (Cuarteron Reef, 华阳 礁 Huayang Jiao: Hoa Dương tiêu),
7.
Đá Vành Khăn (Mischief Reef, 美 济 礁 Meiji Jiao: Mĩ Tế tiêu).
Tháng năm
2015, khi Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc có 8 tiền đồn tại quần đảo Trường Sa,
một số người nghĩ rằng tiền đồn thứ tám là đá Én Đất (Eldad Reef). Nhưng bản đồ
APMSS phát hành ba tháng sau đó cho thấy chỉ trên Vành Khăn thôi đã có hai tiền
đồn còn trên Én Đất không tiền đồn nào. Đây là một thực tế vốn thường bị bỏ qua.
Ngoài ra,
một số tường thuật đã xác định nhầm một vài thể địa lí đã bị Trung Quốc chiếm
đóng như đá Én Đất (Eldad Reef), đá Ba Đầu (Whitson Reef), đá Lát( Ladd Reef), và đá Ken Nan (McKennan Reef).
Ví dụ, hai bản đồ khá phổ biến của Reuters và AFP năm 2015 vẫn phản ánh các thông tin
không chính xác về đá Én Đất và áá An Nhơn. Trạng thái không đúng của Én Đất,
Ba Đầu, và Lát có khả năng được suy ra từ các tường thuật về việc Việt Nam phản
đối việc quân đội Trung Quốc đổ bộ lên đá Én Đất năm 1990, đá Ba Đầu tháng 3 năm 1992 và đá Lạc tháng 7 năm 1992. Đá Ba Đầu được xác định là tên tiếng Việt của
Whitson Reef, nhưng đá Lạc bị nhầm tưởng là đá Lát (Ladd Reef) vốn đã do Việt Nam thực tế chiếm giữ. Thật ra, đá Lạc là tên tiếng Việt cho Gaven South Reef
(tiếngTrung: 小南薰礁 Xiǎo Nánxūn jiāo: tiểu Nam Huân
tiêu), một bãi triều thấp độ cách đá Ga Ven 2 hải lí.
Bản đồ APMSS
cho thấy không có tiền đồn của Trung Quốc đóng trên bất kì rạn đá khác, ngoại trừ
7 thể địa lí liệt kê ở trên. Một số báo cáo nêu nguồn tin tình báo Philippines hồi
tháng 6 năm 2015 cáo buộc rằng Trung Quốc đã bồi tạo đất trên đá Én Đất. Tuy nhiên,
các nguồn riêng biệt với hiểu biết tại chỗ sau đó xác nhận rằng Én Đất cũng như
Ba Đầu, Ken Nan, và Ga Ven Nam vẫn chưa bị chiếm đóng.
Tuy nhiên,
trạng thái chưa bị chiếm đóng của các thể địa lí này là mong manh. Cả đá Én Đất
lẫn Ba Đầu đều có giá trị chiến lược. Chúng tạo thành rìa phía đông của hai nhóm
đảo chính trong quần đảo Trường Sa - bãi Tizard và bãi Union. Chúng cũng đã dần
dần “trở thành” đảo. Các sách Hướng dẫn lái tàu (Sailing Directions) đến giữa thập
niện 1990 đều cho thấy rằng chúng là các bãi triều thấp. Nhưng ngày nay mỗi bãi có một đụn
cát dài 100 mét được biết là còn đang phát triển cả về diện tích lẫn chiều cao.
Một đụn cát nhỏ hơn cũng đã xuất hiện trên đá Ken Nan vốn thường bị nhầm lẫn với
đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) mà thật ra nằm cách 1 hải lí về phía tây. Có nhiều câu chuyện trên truyền thông xã hội Việt
Nam cho rằng Én Đất, Ba Đầu, và Ken Nan thường xuyên là các vị trí cho trò mèo bắt
chuột thầm lặng giữa Trung Quốc và Việt Nam, một bên cố tìm cách đặt chân vững chắc
trên các ‘đảo mới’ này trong khi bên kia cố phá hỏng những nỗ lực đó.
Một tình
huống tương tự đã xảy ra tại bãi cạn Luconia Nam (tiếng Malay: Beting Patinggi Ali) 84 hải lí ngoài khơi
Sarawak của Malaysia. Các quan chức Trung
Quốc lẫn Malaysia đều xác nhận rằng các tàu của Trung
Quốc đã liên tục có mặt tại bãi cạn này kể từ năm 2013. Thú vị là một trong những
thể địa lí trong bãi này, Luconia Breakers (Malay: Beting Hempasan Bantin), dường như đã thay đổi trạng thái từ một
bãi triều thấp thành một “đảo nhỏ”, dùng từ của Bộ trưởng phủ Thủ
tướng Malaysia Shahidan Kassim. Ảnh vệ tinh và không ảnh cho thấy một đụn cát
dài khoảng 70 mét trên thể địa lí này. Các ảnh này cũng cho thấy các tàu Cảnh sát
biển Trung Quốc, cùng các tàu Hải quân Malaysia bám theo đang neo đậu gần ‘đảo mới’ này.
Một vài học
giả cho rằng Luconia Breakers đã được bồi
đắp thành một đảo nhân tạo của Malaysia vào một lúc nào đó trước năm 2009. Tuy nhiên,
lập luận này không thật hơp lí. Là nước ven biển với EEZ vượt khỏi bãi cạn này,
Malaysia rất quan tâm giữ cho thể thể địa lí này vẫn chìm dưới nước. Một phán quyết
của Tòa án Quốc tế năm 2012 nói rằng “bãi triều thấp không sở hữu được.” Theo
phán quyết này, Luconia Breakers có thể bảo vệ tránh khỏi yêu sách chủ quyền của
Trung Quốc một cách hợp pháp nếu nó vẫn còn là một bãi triều thấp.
Một số người
đã chất vấn liệu một sự nâng cao nhanh chóng như vậy có thể đã thật sự xảy ra một
cách tự nhiên trong một khoảng thời gian ngắn được không. Nhưng điều này là hầu
như không phải hiếm xảy ra. Sự xuất hiện của những cồn cát nhỏ đã được ghi nhận
trong vài thập kỉ qua tại một số rạn đá ở quần đảo Trường Sa, với Én Đất, Ba Đầu,
Ken Nan, và Bàn Than là một vài ví dụ nổi bật. Với sự giúp sức của sóng gió, trầm
tích san hô có thể hình thành các đụn cát lớn dần hoặc bị quét trôi đi - như trường
hợp đá An Nhơn - mà không có bất kì chuyển động nào dưới nền đá ngầm.
Bằng chứng
về thủy văn do Philippines trình bày tại Tòa Trọng tài Thường trực cho thấy rằng
3 trong số 7 thể địa lí mà Trung Quốc chiếm đóng, gồm đá Chữ Thập (Fiery Cross),
Châu Viên (Cuarteron) và Gạc Ma (Johnson South), có một số phần nằm trên mặt nước
khi triều cao, nhưng 4 thể địa lí khác, gồm Subi, Gaven, Tư Nghĩa, và Vành Khăn
là bãi triều thấp trongtrạng thái tự nhiên ban đầu của chúng trước khi có chương
trình bồi tạo đất cấp tập kể từ năm 2013 đã biến tất cả 7 thể địa lí này thành đảo
nhân tạo.
Malaysia
Như trường
hợp Philippines, số lượng các thể địa lí do Malaysia chiếm giữ tại quần đảo Trường
Sa sẽ thay đổi tùy thuộc vào cách định nghĩa chiếm đóng. Hầu hết các tường thuật
thường nói tới 5 hoặc 8 thể địa lí. Malaysia có quân đội và các cơ sở đóng trên 5 thể địa lí:
1.
Đá
Hoa Lau (Swallow Reef, tiếng Malay: Layang-Layang),
từ năm 1983,
2.
Đá
Kiêu Ngựa (Ardasier Reef, Ubi), từ năm
1986,
3.
Đá
Kì Vân (Mariveles Reef, Mantanani), từ
năm 1986,
4.
Đá
Én Ca (Erica Reef, Siput), từ năm 1999,
5.
Đá
Thám Hiểm (Investigator Shoal, Peninjau),
kể từ năm 1999.
Một số nguồn
tin còn liệt kê thêm 3 thể địa lí như đã được Malaysia chiếm đóng, gồm đá Đá
Lát (Dallas Reef, Laya), đá Sác Lốt (Royal
Charlotte Reef, Semarang Barat Besar),
và đá Louisa (Louisa Reef, Semarang Barat
Kecil), . Tuy nhiên, nhiều nguồn tin am tường, đáng tin cậy gần đây từ Malaysia,
Brunei, và Mỹ xác nhận rằng trên thực tế không có việc đóng quân trên 3 thể địa
lí này.
Malaysia
có vẻ “chiếm đóng” đá Dallas theo cách tương tự như cách mà Philippines đã làm với
đảo Bình Nguyên. Binh lính từ đá Kiêu Ngựa gần bên, nằm cách Dallas khoảng 3 hải
lí, có thể canh giữ và đi đến đá này một cách thường xuyên.Trái lại, đá
Charlotte và Louisa gần như không thể phân loại là “ bị chiếm đóng”. Mặc dù có một
ngọn đèn hiệu trên Charlotte, du khách cho biết rằng nó không hoạt động và không
có kiến trúc nào khác trên rạn đá này. Du khách cũng thấy Louisa bỏ trống và không
có kiến trúc nào khác hơn là một ngọn đèn hiệu hình tháp, cũng không có hoạt động.
Trong số 8 thể địa lí này thì Hoa Lau, Kì Vân, Én Ca, Charlotte, và Louisa được
biết có một số phần tự nhiên nhô lên khi triều cao, trong khi Kiêu Ngựa, Dallas,
và Thám Hiểm có khả năng chỉ là các bãi triều thấp. Các đèn hiệu trên Charlotte
và Louisa có thể đã được Malaysia xây dựng trong thập niên 1980 như một phương
cách để khẳng định chủ quyền đối với hai rạn đá này.
Brunei
Thể địa lí duy nhất ở quần đảo Trường Sa mà Brunei yêu sách là đá Louisa. Theo báo cáo chính
thức của Malaysia và Brunei, Thư trao đổi (Exchange of Letters ) kí vào năm 2009 đã “thiết lập sự phân định cuối cùng về lãnh hải, thềm lục địa và vùng
đặc quyền kinh tế” giữa hai nước. Thỏa thuận này nêu rõ rằng Brunei có chủ quyền
trên hai lô dầu khí mà Louisa nằm trên đó.
Mặc dù Malaysia
vẫn chưa chính thức từ bỏ yêu sách của mình đối với thể địa lí này, thỏa thuận với
Brunei làm suy yếu đáng kể yêu sách của Malaysia. Vì Malaysia lẫn Brunei đều dựa
trên cơ sở quyền quốc gia ven biển cho tuyên bố chủ quyền của họ đối với Louisa,
việc Malaysia thừa nhận lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Brunei
tương đương với việc nhượng Louisa cho Brunei. Tuy nhiên, điều này có vẻ là một
sự hiểu ngầm chứ không phải là một thỏa thuận chính thức thuộc bất kì dạng nào.
Thư trao đổi vẫn chưa được công bố, và thậm chí nếu nó được công bố, có nhiều khả
năng sẽ không có đề cập tới Louisa. Điều này chắc chắn giống như vụ Khu Limbang,
một tranh chấp lãnh thổ khác giữa Brunei và Malaysia.
Với tất cả
sự chú ý tập trung vào các tranh chấp ở biển Đông, vẫn chưa có đủ sự rõ ràng về
một số thực tế cơ bản như nước nào sở hữu cái gì. Như Bill Hayton đã cho thấy, rất
nhiều sách báo dựa vào các tài liệu lịch sử vốn “sử dụng các căn cứ không đáng tin
cậy để từ đó lại viết ra các câu chuyện đáng tin.” Hy vọng rằng bài viết này là
một bước đi đúng hướng trong việc dỡ bỏ tấm màn dày thường che khuất sự thật về
những tranh chấp này.
Alexander L. Vuving là giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K.Inouye. Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng tác giả, không phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kì, Bộ Quốc phòng Hoa Kì, và Trung tâm Châu Á-Thái Bình Dương.
Nguồn: Songphan
__________________
Infographic based on map in US Department of Defense's report "Asia-Pacific Maritime Security Strategy." Philstar.com / RP Ocampo
- See more at:
http://beta.philstar.com/headlines/2016/03/25/1566301/malaysia-says-100-china-boats-intrude-into-its-waters-#sthash.sMpcTTUR.dpuf
Infographic based on map in US Department of Defense's report "Asia-Pacific Maritime Security Strategy." Philstar.com / RP Ocampo
______________________
Ngày 13/52015, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng,
David Shear, nói trước Ủy ban quan đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ: "Việt
Nam có 48 tiền đồn; Philippines, 8; Trung Quốc, 8; Malaysia, 5, và Đài Loan, 1. "
........
Danh sách các nước cùng với các vị trí trên quần đảo Trường Sa, được liệt kê dưới đây mang tính tham khảo, bao gồm chiếm đóng và kiểm soát, có người hoặc không, nguồn có thể và chưa thể kiểm chứng. Số liệu được thu thập từ Hoangsa.org, wiki Việt, Anh, TQ.
Việt Nam kiểm soát
Đảo An Bang Amboyna Cay
Đảo Nam Yết Namyit Island
Đảo Sinh Tồn Sin Cowe Island
Đảo Sinh Tồn Đông Sin Cowe East Island
Đảo Sơn Ca Sand Cay
Đảo Trường Sa Spratly Island
Đảo Song Tử Tây Southwest Cay
Đá Cô Lin Collins Reef
Đá Đông East (London) Reef
Đá Lát Ladd Ree
Đá Len Đao Lansdowne Reef
Đá Lớn Discovery Great Reef
Đá Nam South Reef
Đá Núi Thị Petley Reef
Đá Núi Le Cornwallis South Reef
Đảo Phan Vinh Pearson Reef
Đá Tây West (London) Reef
Bãi Thuyền Chài Barque Canada Reef
Đá Tiên Nữ Tennent Reef
Đá Tốc Tan Alison Reef
Đảo Trường Sa Đông Central (London) Reef
Đá Phúc Sĩ Higgens Reef
Đá Hà Tần Barque Canada Reef
Bãi Nguyệt Sương Stag Shoal
Đá Nhỏ Discovery Small Reef
Đền Cây Cỏ Flora Temple Reef
Bãi Chim Biển Owen Shoal
Đá Sơn Hà Gent Reef
Đá Nghĩa Hành Lovele Reef
Bãi Chim Biển Owen Shoal
Đá Tam Trung không có tên tiếng Anh
Đá Núi Môn Maralie Reef
Đá Nhám Grierson reef
Đá Núi Môn Maralie Reef
Đá Núi Cô Cay Marino
Bãi Ngọc Điền Jubilee Bank
Bãi Đăng Quang Coronation Bank
Đá Vị Khê không có tên tiếng Anh
Đá Nhạn Gia không có tên tiếng Anh
Đá An Bình Ross Reef
Fancy Wreck Shoal chưa có tên tiếng Việt
Tổng cộng: 41 điểm.
Bãi Ba Kè Bombay Castle
Bãi Phúc Tần Prince of Wales Bank
Bãi Quế Đường Grainger Bank
Bãi Huyền Trân Alexandra Bank
Bãi Phúc Nguyên Prince Consort Bank
Bãi Tư Chính Vanguard Bank
Bãi Đinh Kingston Shoal
Bãi Đất Oriena shoal
Chú thích: 8 bãi ngầm nằm trên thềm lục địa nên VN không liệt kê vào quần đảo Trường Sa, nơi có các nhà giàn và đang khai thác dầu.
Philippines kiểm soát
Đảo Bến Lạc West York Island
Đảo Bình Nguyên Flat Island
Đảo Loại Ta Loaita Island
Đảo Song Tử Đông Northeast Cay
Đảo Thị Tứ Thitu Island
Đảo Vĩnh Viễn Nanshan Island
Bãi An Nhơn Lankiam Cay
Đá Cá Nhám Irving Reef
Đá Công Đo Commodore Reef
Bãi Cỏ Mây Second Thomas
Đá An Nhơn Loaita Cay
Bãi Cỏ Rong Reed Bank
Bãi Loại Ta Nam Loaita Nan
Đá Bắc North Reef
Đá Hoài Ân Sandy Cay
Bãi Núi Cầu Lys Shoal
Bãi Tổ Muỗi Nares Bank
Đá Mỏ Vịt Hirane Shoal
Đá Long Điền Boxall Reef
Tổng cộng: 19 điểm.
Chú thích: ngoài ra Philippines kiểm soát 20 đá, bãi khác ở gần đất liền của Phi, không đưa vào vì VN không tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc kiểm soát
Đá Châu Viên Cuarteron Reef
Đá Chữ Thập Fiery Cross Reef
Đá Ga Ven Gaven Reefs
Đá Lạc Gaven South Reef
Đá Gạc Ma Johnson South Reef
Đá Tư Nghĩa Hughes Reef
Đá Vành Khăn Mischief Reef
Đá Xu Bi Subi Reef
Bãi Suối Ngà First Thomas Shoal
Đá Ba Đầu Whitson Reef
Bãi Hải Sâm Jackson Atoll
Bãi Chóp Mao Sabina Shoal
Đá Đức Hòa Empire Reef
Đá Ken Nan McKennan Reef
Đá Bình Khê Edmund Reef
Đá Bình Sơn Hallet Reef
Đá Bãi Khung Holiday Reef
Đá Én Đất Eldad Reef
Bãi Trăng Khuyết Half Moon Shoal
Bãi Cái Mép Bombay Shoal
Tổng cộng: 20 điểm.
Malaysia kiểm soát
Đá Én Ca Erica Reef
Đá Hoa Lau Swallow Reef
Đá Kỳ Vân Mariveles Reef
Đá Sác Lốt Royal Charlotte
Đá Suối Cát Dallas Reef
Đá Kiêu Ngựa Ardasier Reef
Bãi Thám Hiểm Investigator Shoal
Đá Louisa Louisa Reef
Tổng cộng: 8 điểm.
Và 3 bãi cạn khác gần đất liền của Malaysia
Đài Loan kiểm soát
Đảo Ba Bình Itu Aba Island
Bãi Bàn Than Ban Than Reef
Tổng cộng: 2 điểm.
Chú thích: Theo những nhà báo VN tác nghiệp ở Trường Sa ghi nhận thì bãi vẫn nằm trong vùng kiểm soát của Việt Nam, nhiều lần Đài Loan cắm cờ ở đây đều bị VN phá, dỡ .
Không kiểm soát từ bất kỳ quốc gia nào:
Đá Suối Ngọc Alicia Annie Reef
Đá Lục Giang Hopps Reef
Đá Văn Nguyên Jones Reef
Đá Long Hải Livock Reef
Đá An Lão Menzies Reef
Diện tích tự nhiên một số đảo, bãi theo thứ tự:
01.Lớn thứ nhất: đảo Ba Bình, 0.46 km2, từng có lính Pháp-Việt và trạm khí tượng, bị Tưởng Giới Thạch chiếm, từng có lính Việt ở đó trước Đài Loan
02.Lớn thứ hai: đảo Thị Tứ, 0.37 km2 bị Philippines chiếm, trong khi đã từng có lính Việt từ thời Pháp, và sau đó lính Việt thời VNCH ở đó trước Phi
03.Lớn thứ ba: đảo Bến Lạc, 0.186 km2 bị Philippines chiếm (Trước đó không biết có lính Việt nào không??)
04.Lớn thứ tư: đảo Trường Sa, 0.13 km2 bây giờ là thủ phủ của quân đội VN trên quần đảo Trường Sa
05.Lớn thứ năm: đảo Song Tử Đông, 0.127 km2 bị Philippines chiếm, từng có lính Việt ở đó trước Phi
06.Lớn thứ sáu: đảo Song Tử Tây, 0.12 km2 đang là một pháo đài của quân đội VN
07. Lớn thứ bảy: đảo Sinh Tồn, 0.08 km2, Việt Nam đóng quân
08. Lớn thứ tám: đảo Vĩnh Viễn, 0.079 km2, Philippines chiếm giữ
09.Lớn thứ chín: đảo Sơn Ca, 0.07km2, Việt Nam đóng quân
10.Lớn thứ mười: đảo Loại Ta, 0.065km2 Philippines chíêm giữ, từng có lính Việt ở đó trước Phi
11.Lớn thứ mười một: đảo Hoa Lau, 0.062km2 Malaysia chiếm
12. Lớn thứ mười hai: đảo Nam Yết,0.053 km2 Việt Nam đóng quân
13. Lớn thứ mười ba: đảo An Bang, 0.016km2, Việt Nam đóng quân
14. Lớn thứ mười bốn: đảo Bình Nguyên, 0.0057km2, Philippines chiếm
15.Lớn thứ mười lăm: đảo (cồn) An Nhơn, 0.0044km2, Philippines chiếm năm 1978 (Philippines gọi là đảo Panata, một số báo Việt Nam ghi nhầm tên Ponata nhưng đó chính là cồn An Nhơn)
Lưu ý thêm:
Theo nguồn wiki Trung Quốc, quần đảo Trường Sa có hơn 230 đảo nhỏ, cồn cát, rạn đá ngầm, bãi cát ngầm; đã đặt tên 192 điểm. Nếu theo con số của TQ thì các nước chiếm đóng và kiểm soát chưa tới phân nữa trên tổng số, còn lại là các đá bãi san hô ngầm chưa có nước nào kiểm soát.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết đảo, đá, bãi... ở Biển Đông, kế đến là Việt Nam, tiếp nữa là Philippines...
Tại quần đảo Trường Sa, Việt Nam là nước kiểm soát các điểm nhiều nhất, còn Trung Quốc là nước có diện tích lớn nhất do bồi đắp thêm.
Nếu tính cả quần đảo Hoàng Sa thì hiên nay Trung Quốc là nước có số lượng nhiều nhất và tổng diện tích lớn nhất ở Biển Đông.
_____________
Thợ Cạo tổng hợp
______________________
Tìm hiểu thực chất mỗi nước kiểm soát bao nhiêu đảo, đá, bãi... ở Trường Sa
........
Danh sách các nước cùng với các vị trí trên quần đảo Trường Sa, được liệt kê dưới đây mang tính tham khảo, bao gồm chiếm đóng và kiểm soát, có người hoặc không, nguồn có thể và chưa thể kiểm chứng. Số liệu được thu thập từ Hoangsa.org, wiki Việt, Anh, TQ.
Việt Nam kiểm soát
Đảo An Bang Amboyna Cay
Đảo Nam Yết Namyit Island
Đảo Sinh Tồn Sin Cowe Island
Đảo Sinh Tồn Đông Sin Cowe East Island
Đảo Sơn Ca Sand Cay
Đảo Trường Sa Spratly Island
Đảo Song Tử Tây Southwest Cay
Đá Cô Lin Collins Reef
Đá Đông East (London) Reef
Đá Lát Ladd Ree
Đá Len Đao Lansdowne Reef
Đá Lớn Discovery Great Reef
Đá Nam South Reef
Đá Núi Thị Petley Reef
Đá Núi Le Cornwallis South Reef
Đảo Phan Vinh Pearson Reef
Đá Tây West (London) Reef
Bãi Thuyền Chài Barque Canada Reef
Đá Tiên Nữ Tennent Reef
Đá Tốc Tan Alison Reef
Đảo Trường Sa Đông Central (London) Reef
Đá Phúc Sĩ Higgens Reef
Đá Hà Tần Barque Canada Reef
Bãi Nguyệt Sương Stag Shoal
Đá Nhỏ Discovery Small Reef
Đền Cây Cỏ Flora Temple Reef
Bãi Chim Biển Owen Shoal
Đá Sơn Hà Gent Reef
Đá Nghĩa Hành Lovele Reef
Bãi Chim Biển Owen Shoal
Đá Tam Trung không có tên tiếng Anh
Đá Núi Môn Maralie Reef
Đá Nhám Grierson reef
Đá Núi Môn Maralie Reef
Đá Núi Cô Cay Marino
Bãi Ngọc Điền Jubilee Bank
Bãi Đăng Quang Coronation Bank
Đá Vị Khê không có tên tiếng Anh
Đá Nhạn Gia không có tên tiếng Anh
Đá An Bình Ross Reef
Fancy Wreck Shoal chưa có tên tiếng Việt
Tổng cộng: 41 điểm.
Bãi Ba Kè Bombay Castle
Bãi Phúc Tần Prince of Wales Bank
Bãi Quế Đường Grainger Bank
Bãi Huyền Trân Alexandra Bank
Bãi Phúc Nguyên Prince Consort Bank
Bãi Tư Chính Vanguard Bank
Bãi Đinh Kingston Shoal
Bãi Đất Oriena shoal
Chú thích: 8 bãi ngầm nằm trên thềm lục địa nên VN không liệt kê vào quần đảo Trường Sa, nơi có các nhà giàn và đang khai thác dầu.
Philippines kiểm soát
Đảo Bến Lạc West York Island
Đảo Bình Nguyên Flat Island
Đảo Loại Ta Loaita Island
Đảo Song Tử Đông Northeast Cay
Đảo Thị Tứ Thitu Island
Đảo Vĩnh Viễn Nanshan Island
Bãi An Nhơn Lankiam Cay
Đá Cá Nhám Irving Reef
Đá Công Đo Commodore Reef
Bãi Cỏ Mây Second Thomas
Đá An Nhơn Loaita Cay
Bãi Cỏ Rong Reed Bank
Bãi Loại Ta Nam Loaita Nan
Đá Bắc North Reef
Đá Hoài Ân Sandy Cay
Bãi Núi Cầu Lys Shoal
Bãi Tổ Muỗi Nares Bank
Đá Mỏ Vịt Hirane Shoal
Đá Long Điền Boxall Reef
Tổng cộng: 19 điểm.
Chú thích: ngoài ra Philippines kiểm soát 20 đá, bãi khác ở gần đất liền của Phi, không đưa vào vì VN không tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc kiểm soát
Đá Châu Viên Cuarteron Reef
Đá Chữ Thập Fiery Cross Reef
Đá Ga Ven Gaven Reefs
Đá Lạc Gaven South Reef
Đá Gạc Ma Johnson South Reef
Đá Tư Nghĩa Hughes Reef
Đá Vành Khăn Mischief Reef
Đá Xu Bi Subi Reef
Bãi Suối Ngà First Thomas Shoal
Đá Ba Đầu Whitson Reef
Bãi Hải Sâm Jackson Atoll
Bãi Chóp Mao Sabina Shoal
Đá Đức Hòa Empire Reef
Đá Ken Nan McKennan Reef
Đá Bình Khê Edmund Reef
Đá Bình Sơn Hallet Reef
Đá Bãi Khung Holiday Reef
Đá Én Đất Eldad Reef
Bãi Trăng Khuyết Half Moon Shoal
Bãi Cái Mép Bombay Shoal
Tổng cộng: 20 điểm.
Malaysia kiểm soát
Đá Én Ca Erica Reef
Đá Hoa Lau Swallow Reef
Đá Kỳ Vân Mariveles Reef
Đá Sác Lốt Royal Charlotte
Đá Suối Cát Dallas Reef
Đá Kiêu Ngựa Ardasier Reef
Bãi Thám Hiểm Investigator Shoal
Đá Louisa Louisa Reef
Tổng cộng: 8 điểm.
Và 3 bãi cạn khác gần đất liền của Malaysia
Đài Loan kiểm soát
Đảo Ba Bình Itu Aba Island
Bãi Bàn Than Ban Than Reef
Tổng cộng: 2 điểm.
Chú thích: Theo những nhà báo VN tác nghiệp ở Trường Sa ghi nhận thì bãi vẫn nằm trong vùng kiểm soát của Việt Nam, nhiều lần Đài Loan cắm cờ ở đây đều bị VN phá, dỡ .
Không kiểm soát từ bất kỳ quốc gia nào:
Đá Suối Ngọc Alicia Annie Reef
Đá Lục Giang Hopps Reef
Đá Văn Nguyên Jones Reef
Đá Long Hải Livock Reef
Đá An Lão Menzies Reef
Diện tích tự nhiên một số đảo, bãi theo thứ tự:
01.Lớn thứ nhất: đảo Ba Bình, 0.46 km2, từng có lính Pháp-Việt và trạm khí tượng, bị Tưởng Giới Thạch chiếm, từng có lính Việt ở đó trước Đài Loan
02.Lớn thứ hai: đảo Thị Tứ, 0.37 km2 bị Philippines chiếm, trong khi đã từng có lính Việt từ thời Pháp, và sau đó lính Việt thời VNCH ở đó trước Phi
03.Lớn thứ ba: đảo Bến Lạc, 0.186 km2 bị Philippines chiếm (Trước đó không biết có lính Việt nào không??)
04.Lớn thứ tư: đảo Trường Sa, 0.13 km2 bây giờ là thủ phủ của quân đội VN trên quần đảo Trường Sa
05.Lớn thứ năm: đảo Song Tử Đông, 0.127 km2 bị Philippines chiếm, từng có lính Việt ở đó trước Phi
06.Lớn thứ sáu: đảo Song Tử Tây, 0.12 km2 đang là một pháo đài của quân đội VN
07. Lớn thứ bảy: đảo Sinh Tồn, 0.08 km2, Việt Nam đóng quân
08. Lớn thứ tám: đảo Vĩnh Viễn, 0.079 km2, Philippines chiếm giữ
09.Lớn thứ chín: đảo Sơn Ca, 0.07km2, Việt Nam đóng quân
10.Lớn thứ mười: đảo Loại Ta, 0.065km2 Philippines chíêm giữ, từng có lính Việt ở đó trước Phi
11.Lớn thứ mười một: đảo Hoa Lau, 0.062km2 Malaysia chiếm
12. Lớn thứ mười hai: đảo Nam Yết,0.053 km2 Việt Nam đóng quân
13. Lớn thứ mười ba: đảo An Bang, 0.016km2, Việt Nam đóng quân
14. Lớn thứ mười bốn: đảo Bình Nguyên, 0.0057km2, Philippines chiếm
15.Lớn thứ mười lăm: đảo (cồn) An Nhơn, 0.0044km2, Philippines chiếm năm 1978 (Philippines gọi là đảo Panata, một số báo Việt Nam ghi nhầm tên Ponata nhưng đó chính là cồn An Nhơn)
Lưu ý thêm:
Theo nguồn wiki Trung Quốc, quần đảo Trường Sa có hơn 230 đảo nhỏ, cồn cát, rạn đá ngầm, bãi cát ngầm; đã đặt tên 192 điểm. Nếu theo con số của TQ thì các nước chiếm đóng và kiểm soát chưa tới phân nữa trên tổng số, còn lại là các đá bãi san hô ngầm chưa có nước nào kiểm soát.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết đảo, đá, bãi... ở Biển Đông, kế đến là Việt Nam, tiếp nữa là Philippines...
Tại quần đảo Trường Sa, Việt Nam là nước kiểm soát các điểm nhiều nhất, còn Trung Quốc là nước có diện tích lớn nhất do bồi đắp thêm.
Nếu tính cả quần đảo Hoàng Sa thì hiên nay Trung Quốc là nước có số lượng nhiều nhất và tổng diện tích lớn nhất ở Biển Đông.
_____________
Thợ Cạo tổng hợp