Nghiên cứu của Harvard: Trung Quốc nguỵ tạo 488 triệu bài post trên truyền thông xã hội mỗi năm
(Harvard Study: China Fabricates
488 Million Social Media Posts Per Year)
Một nghiên cứu Harvard đào xới vào các
chi tiết của "Đảng 5 cắc" có tiếng của Trung Quốc.
Peter Bittner
Diplomat
(20/5/ 2016)
Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại
Đại học Harvard ước tính rằng các nhân viên chính phủ Trung Quốc nguỵ tạo
488 triệu bài post trên truyền thông xã hội mỗi năm.
Là phân tích
nghiêm ngặt đầu tiên về bộ máy tuyên truyền trực tuyến của Trung Quốc, nhóm
nghiên cứu phát hiện ra rằng "Đảng 5 cắc" hay Wumao Dang (Ngũ mao đảng) - một từ có tính mai mỉa dùng để mô tả các
nhân viên hợp đồng được công chúng tin rằng được trả nửa tệ (5 cắc/hào) cho một bài
post - gồm phần lớn các nhân viên nhà nước đang làm một nhiệm vụ toàn thời gian
khác.
Theo nghiên cứu
này,bên cạnh nhiệm vụ thường xuyên thì nhân viên thuộc một phạm vi rộng các cơ
quan công quyền bao gồm các phòng ban về nhân lực, tòa án, và thuế vụ đăng các
bài post nguỵ tạo. Các tác giả đã không phát hiện ra bất kì bằng chứng nào cho
thấy các nhân viên này được trả trực tiếp cho các ý kiến mà họ đã viết và đăng.
Trái ngược với giả
định trước đây, các nhà nghiên cứu Gary King, Jennifer Pan, và Margaret E.
Roberts kết luận rằng chiến lược tuyên truyền của Trung Quốc trên truyền thông
xã hội nhằm mục đích làm phân tán (distract) và chuyển hướng (divert) dòng dư luận trực tuyến khỏi
các chủ đề nhạy cảm hơn là tham gia trực tiếp trong các cuộc tranh luận nóng bỏng với những người bình luận.
Các nhà nghiên cứu
đã sử dụng dữ liệu từ một kho lưu trữ email bị rò rỉ vào tháng 12 năm 2014 của
Văn phòng Tuyên truyền mạng của khu Chương Cống (Zhanggong), thành phố Cám Châu
(Ganzhou), tỉnh Giang Tây; các thông tin được blogger
ẩn danh "Xiaolan" tiết lộ. Các tập tin được công bố gồm tất cả
các email gửi đến, và một số gửi đi từ tài khoản email của phòng Tuyên truyền mạng
vào năm 2013 và 2014 - khoảng 43 000 email tất cả.
Sử dụng các phương
pháp dữ liệu phân tích tinh vi, các tác giả đã xác định được chủ nhân bí ẩn của các bài viết và phát hiện các nội
dung quy cho họ. Sau đó nhóm nghiên cứu sử dụng kĩ thuật học tập của máy tính (machine
learning) suy đoán kết quả từ dữ liệu bị rò rỉ của khu này. Dựa trên các phát
hiện của họ, họ đã có thể có những ước tính về mức độ của chính phủ tạo ra các
ý kiến trên Internet của Trung Quốc.
Theo cách tính xấp
xỉ của họ cứ 178 bài post trên truyền thông xã hội thì có một bài do chính phủ
nguỵ tạo. Nghiên cứu tìm thấy khoảng một nửa trong số các ý kiến giả này được
đăng trên các trang web của chính phủ, trong khi phần còn lại được công bố trên
hơn 80 tỉ bài post qua truyền thông xã hội trên internet của Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu
phát hiện ra rằng "hầu hết các bài viết liên quan đến dẫndắt việc ca ngợi
Trung Quốc, lịch sử cách mạng của Đảng Cộng sản, hoặc các biểu tượng khác của
chế độ."
"Ngoái nhìn trở
lại, điều này làm cho rất nhiều ý nghĩa – việc làm dừng một lập luận được thực
hiện tốt nhất bằng cách đánh lạc hướng và thay đổi chủ đề hơn là tranh luận nhiều
hơn - nhưng điều này trước đây chưa được biết," King
nói trong một e-mail cho Bloomberg.
Việc định thời
gian để tung lên các bài post trong mẫu từ tp Cám Châu cũng đáng chú ý. Số lượng
cao nhất các comment giả được
thực hiện trong các ngày lễ lớn về chính trị hoặc các thời kì có biến động xã hội.
Vào ngày Thanh
Minh, các nhà nghiên cứu thấy có hơn 18 000 bài viết tập trung vào "cựu
chiến binh, liệt sĩ, họ đang vinh dự hay anh hùng thế nào và họ đã hi sinh cho
Trung Quốc thế nào."
Hơn 1 800
bài viết ca ngợi "Giấc mơ Trung Quốc", một chiến dịch toàn
dân của chủ tịch Tập Cận Bình tập trung vào sự trỗi dậy của Trung Quốc trong sự
trọng vọng của toàn cầu, sau bài viết trên báo Nhân Dân tháng 4 2013 hướng
dẫn nhân dân thực hiện động lực tuyên truyền này.
Sau khi các cuộc
bạo loạn Sơn Sơn của Tân Cương, các tác giả thấy gần 1 100 bài post truyền
thông xã hội chuyển hướng sự chú ý khỏi sự cố bị chính quyền gán là khủng bố"
sang những vấn đề liên quan tới "phát triển kinh tế địa phương."
Như
Paul Mozer của New York Times cho biết: "Các bài post thường được viết
tăng vọt lên quanh các sự kiện chính trị nhạy cảm, như các cuộc biểu tình hoặc
các sự kiện chính trị trọng điểm quốc gia, và thường được dùng để đánh lạc hướng
công chúng khỏi các tin tức xấu."
Nổi tiếng là việc
Bắc Kinh hạn chế và chỉnh đổi các kết quả tìm kiếm về các chủ đề được coi là nhạy
cảm chính trị thông qua tường lửa (Great Firewall) của họ. Các trang web nước
ngoài phổ biến và các công cụ mạng (platform) truyền thông xã hội bị Đảng cấm bao gồm
cả Google, Facebook, và Twitter. Gần đây, cùng với việc Trung Quốc nhấn
mạnh về chủ quyền không gian mạng, chính phủ đã siết chặt thêm các thông
tin công chúng có thể truy cập và đẩy mạnh công cụ mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
---------------------------------------------------
Bài liên quan: Bọn quậy phá được trả công ở TQ
Nguồn: Songphan