Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Hồi ký Trần Quang Cơ

0. HỒI ỨC VÀ SUY NGHĨ

1. VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN 70 CỦA THẾ KỶ 20

2. MỘT NHIỆM KỲ ĐẠI SỨ KHÔNG TẺ NHẠT

3. ĐẠI HỘI “ĐỔI MỚI”

4. CP 87 VÀ BA TẦNG QUAN HỆ CỦA VẤN ĐỀ CAMPUCHIA

5. TỪ CHỐNG DIỆT CHỦNG ĐẾN “GIẢI PHÁP ĐỎ” !

6. MỘT BƯỚC TỰ CỞI TRÓI: ĐA DẠNG HOÁ ĐA PHƯƠNG HOÁ QUAN HỆ

7. TRUNG QUỐC UỐN MÌNH ĐỂ THÍCH NGHI VỚI THẾ CỤC

8. HIỆP MỘT CỦA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ PARIS VỀ CAMPUCHIA

9. ĐẶNG TIỂU BÌNH TIẾP KAYSONE PHOMVIHAN ĐỂ NÓI VỚI VIỆT NAM

10. THUỐC ĐẮNG NHƯNG KHÔNG DÃ ĐƯỢC TẬT

11. BỘ CHÍNH TRỊ ĐÁNH GIÁ CUỘC ĐÀM PHÁN THÁNG 6.90

12. MỘT SỰ CHỌN LỰA THIẾU KHÔN NGOAN

13. CUỘC GẶP CẤP CAO VIỆT – TRUNG TẠI THÀNH ĐÔ

14. THÀNH ĐÔ LÀ THÀNH CÔNG HAY LÀ THẤT BẠI CỦA TA ?

15. AI LÀ NGƯỜI ĐÁNG LÝ RA PHẢI NHỚ DAI ?

16. MÓN NỢ THÀNH ĐÔ

17. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CÒN CÓ TRANH LUẬN

18. ĐẠI HỘI VII VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO VIỆC BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

19. HIỆP 2 CỦA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ CAMPUCHIA

20. KẾT THÚC MỘT CHẶNG ĐƯỜNG NHƯNG LỊCH SỬ CHƯA SANG TRANG

21. PHỤ LỤC - NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TA

Hồi ức của một người lính trong trận đánh căn cứ Ban Tatum

cuvietha
E55 - Bantatum Mùa Xuân 85 Đỏ Lửa
Lời tác giả:

Các bạn độc thân mến. Thật sự, tôi không nghĩ rằng sẽ có một ngày nào đó, mình phải ngồi xuống, ôn lại trong ký ức để viết ra những gì đã xảy ra trong đời lính của mình cách đây đã gần 28 năm! Nhưng, đây điều mà tôi sẽ làm bởi vì những hàng chữ mà tôi dự định sẽ viết ra chính là lời tự thuật của một người lính từng tham gia vào chiến dịch Bantatum, một cái địa danh mà có lẽ rất ít ai biết đến, nhưng đầy đau thương và khói lửa và qua đó, tôi muốn gửi đến những người bạn chiến đấu của mình lời nhắn nhũ từ đáy lòng của tôi: "Các bạn là những người bạn tôi yêu quí nhất!".

Bài viết sắp tới của tôi, sẽ được viết với góc nhìn của một người lính bình thường chứ không phải đứng trên cương vị của một người chỉ huy, do đó, những mục đích, mục tiêu, kế hoạch hành động, phương án tác chiến của chiến dịch Bantatum Mùa Xuân 85 sẽ không tìm thấy trong bài viết này. Tác giả cũng xin nói rõ rằng bài viết được viết dưới dạng tự thuật, vì vậy, tên người, địa danh có thể chỉ dành riêng cho những bạn đọc từng là cựu chiến binh E55 và những cái tên và địa danh đó cũng có thể bị nhầm lẫn bởi thời gian của sự kiện và hiện tại đã cách nhau quá xa. Cuối cùng, không ai hoàn thiện và luôn cầu tiến đó là phương châm hàng đầu của tác giả, do đó, mọi ý kiến đóng góp hoặc phê bình của bạn đọc luôn được đón nhận một cách nghiêm túc và nồng nhiệt.



Sau khi điểm danh xong, đoàn xe chở các anh em trong tiểu đoàn 2 đi chi viện cho đơn vị bạn bắt đầu chuyển bánh. Thật lòng mà nói, tôi, lúc bấy giờ, với cương vị là một trung đội phó quyền trung đội trưởng, cũng vẫn không biết đơn vị mình sẽ đi đâu và chi viện cho đơn vị nào. Thêm vào đó, vì xe dành cho đại đội 6 của chúng tôi là những chiếc xe nằm ở phía sau tận cùng của đoàn xe, nên tôi cũng không biết có bao nhiêu đại đội khác trong tiểu đoàn cùng tham gia vào chiến dịch chi viện này ngoài những nguồn tin vỉa hè mà tôi nghe ngóng được là toàn thể trung đoàn sẽ tham gia. 

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

1 Tư lệnh quân đoàn và 2 Sư trưởng hy sinh ở chiến trường K


Tư lệnh Kim Tuấn tại chiến trường năm 1979. Ảnh tư liệu

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước kể, vào giữa tháng 3/ 1979, Bộ Chỉ huy Quân đoàn 3 đóng ở khu vực Bat Tan Bang đã quyết định tổ chức chiến dịch truy quét vào hang ổ cuối cùng của Pol Pot tại vùng Săm Lop - Ta Sanh thuộc dãy núi Kravanh giáp biên giới Thái Lan. Thiếu tướng Kim Tuấn đã quyết định từ Bat Tan Bang trở về Xiêm Riệp để giao nhiệm vụ cho các sư đoàn đóng ở Xiêm Riệp phối hợp tổ chức chiến dịch cuối cùng này.

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Tìm hiểu về trận đánh: Đại đội 40 người, chỉ sống sót 1 người

Sống sót giữa vòng vây quân thù
06/01/2017 10:42 GMT+7
TTO - Ông gạt nước mắt, bặm môi để khỏi bật khóc vì tôi đã gợi lại ký ức đẫm máu của người lính tình nguyện năm xưa.
Sống sót giữa vòng vây quân thù
Người lính tình nguyện Huỳnh Văn Châu bây giờ - Ảnh: Quốc Việt
40 anh em cùng lên tuyến đầu nhưng chỉ có một mình tôi còn sống sót. 39 người kia phải nằm lại.
Lý do trận đánh kết thúc không chỉ vì quân Pol Pot đông hơn gấp nhiều lần, mà vì kẻ thù hầu như chỉ sử dụng súng chống tăng để tấn công
Anh Huỳnh Văn Châu

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Những nẻo đường của MT579

dongdoi_ Mang Yang
MT 579 được hình thành khi nào thì những người lính bình thường như tôi không được biết. Tôi biết đến tên MT579 khi vị sư đoàn trưởng đầu tiên của tôi là Đại tá Phạm Bân về nhận chức Phó Tư lệnh MT579. Ban đầu chúng tôi hay gọi là Tiền phương của QK5 vì tư lệnh của Mặt trận 579 là Phó Tư lệnh QK5. Tháng 6/1979 khi bảo vệ tuyến đường cho Trung tướng Lê Đức Anh lên đơn vị để duyệt quyết tâm chiến đấu, nguyên tắc phòng thủ để bảo vệ Chùa Preah Vihear (cao điểm 606) thì cái tên MT579 mới được công khai chính thức. Trong cuộc nói chuyện với cán bộ chiến sĩ bảo vệ ngôi chùa cổ kính, Trung tướng có nói đến vị trí phòng thủ quan trọng của ngôi chùa đối với toàn MT 579 và của QK5. Khi chúng tôi những người đốt lửa để làm dấu cho chiếc máy bay của Thiếu tướng Đoàn Khuê Tư lệnh kiêm chính ủy QK5 đáp xuống tại nhà Sihanouk cách chân Chùa chừng vài km (sau này là vị trí của C10 D3 E95) thì những thùng quân trang gửi cho chúng tôi đều ghi là MT579. Đó là những dấu ấn mà chúng tôi lần đầu được biết về MT579.
Xin cảm ơn @Dongdoi78 đã mở topic này để những người lính của MT579 gặp nhau, trao đổi cũng như viết về đời lính của mình. Cũng như các MT479, 779, 979 dấu chân của những người lính tình nguyện Việt Nam MT 579 đã rong ruổi suốt hơn 10 năm trên đất nước Chùa Tháp.
Về mặt địa lý thì MT 579 bao gồm 4 tỉnh vùng Đông Bắc Campuchia: Mondonkiri, Ratanakiri, Stungtreng và Preah Vihear (và Kratie trong các năm 79-80). Trong chiến tranh BGTN thì hai tỉnh Daklak và Gialai – Kontum của QK5 có tuyến biên giới với tỉnh Mondonkiri và Ratanakiri. QL19 kéo dài từ Pleiku theo trục Đông – Tây chạy qua các tỉnh vùng Đông bắc Campuchia đến tận bờ Đông sông Mekong.

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Vụ "đánh địch ngầm" ở Siem Reap

Theo sách của Bùi Tín:

Sự kiện Siem Reap

Thành Tín


MẶT THẬT , sách mới của Thành Tín

Sự kiện Siem Reap là một chương trong cuốn sách mới của nhà báo Thành Tín (Bùi Tín): MẶT THẬT, nhà xuất bản SAIGON PRESS (Box 4995, IRVINE, CA 92716, USA), 392 trang, giá 16 USD. Chúng tôi xin cảm ơn tác giả đã cho phép trích dẫn và trân trọng giới thiệu sách mới với độc giả. Tại Pháp, bạn đọc có thể gửi mua với giá 120 FF (kể cả cước phí) bằng cách gửi séc đề tên Bùi Tín về hộp thư của Diễn Đàn, BP 50, 92340 BOURG-LA-REINE.
Sự kiện Siem Reap in dấu ấn rất đậm vào mối quan hệ giữa đảng Cộng Sản Việt Nam và đảng Nhân Dân Cách Mạng Cam Bốt, cũng như trong quan hệ giữa hai nước. Chuyện xảy ra vào hồi 1984, nếu sự nhớ lại của tôi không nhầm. Lúc ấy ông Lê Đức Thọ, người chịu trách nhiệm về tình hình Cam Bốt trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam còn thường xuyên ở Phnom Pênh, trong một biệt thự ở sau điện Chăm Ca Mon, bên bờ sông Mê Kông. Ông Lê Đức Anh là Tư lệnh của lực lượng Quân Tình Nguyện, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của các đơn vị bộ đội Việt Nam ở Cam Bốt. Giúp ông về quân sự là Tham mưu trưởng Hoàng Hoa, từng là cố vấn quân sự cho đoàn đại biểu Việt Nam tham gia thương lượng với phía Hoa Kỳ ở Paris do ông Xuân Thuỷ cầm đầu, ông Lê Đức Thọ làm “cố vấn”, trên thực tế là lãnh đạo, trùm lên hai đoàn của ông Xuân Thuỷ và bà Bình. Chính ông Lê Đức Thọ đã có ý kiến đưa ông Hoàng Hoa (tên thật là Hồ Quang Hoá) vào Ban Chấp hành Trung ương trong Đại Hội Đảng 5 hồi cuối năm 1982 và cử ông sang Cam Bốt, với quân hàm Thiếu tướng. Một tương lai thành đạt lớn mở ra cho ông Hoàng Hoa, thì ...sự kiện Siem Reap xảy ra! Hồi đó quân Khờ Me Đỏ phần lớn đóng ở vùng sát biên giới Thái Lan. Bỗng trong nhân dân Siem Reap có tin đồn Khờ Me Đỏ đã có cơ sở ở nhiều

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Trần Xuân Bách: Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?

Ông Trần Xuân Bách, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng trong giai đoạn 1986-1990, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới đứng trước những biến đổi nền tảng và cuối cùng tan vỡ, là một trong những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam công khai đưa ra sớm nhất yêu cầu về đa nguyên chính trị, về cải tổ chính trị song song với cải cách kinh tế, nhưng không tìm được sự ủng hộ trong Đảng và buộc phải nghỉ hưu từ tháng 8.1990. Ngày 01.01.2006, ông qua đời tại Hà Nội, thọ 83 tuổi, tang lễ đã được cử hành ngày 07.01.2006. Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu một bài phát biểu cuối năm 1989 của ông về chủ nghĩa xã hội. Ở thời điểm này, bức tường Berlin đã sụp đổ.
talawas
Chủ nghĩa xã hội thế giới đang đứng trước những thử thách lớn

Một điểm rất thống nhất của toàn xã hội, toàn thể nhân dân hiện nay là trăn trở với tình hình trên thế giới và trong nước. Muốn đưa dân tộc ta tiến lên. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu ta bình chân như vại trước tình hình hiện nay là thiếu trách nhiệm.

Chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang đứng trước những thử thách lớn và những triển vọng lớn. Do từ những thử thách của thời đại và những triển vọng lớn cũng là do thời đại. Tất cả các dân tộc đều trong hoàn cảnh bức xức, cả chủ nghĩa tư bản, cả chủ nghĩa xã hội, cả loài người đều như vậy. Có hai lý do của sự bức xúc: 

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Nhớ chiện Đội công tác của lão ở K ăn chơi hổng giống ai.

Cạo Thợ với Nguyễn Tam Mỹ.
Giai đoạn năm 79-80 đời sống anh em bộ đội rất khó khăn. Tối ngủ treo võng hoặc sạp từ thân tre nứa, róc bỏ ruột đập bẹp ra làm vạt giường, mùng màn đơn sơ, chăn đắp không đủ ấm, sốt rét lên bờ xuống ruộng, có người chống gậy đi xiêu vẹo. Đi lùng sục địch, quần áo ẩm ướt, tắm nước ao hồ, lây nhau bệnh ngoài da hắc lào. Xức iod vô từng mảng da hình đồng tiền ở chỗ kín, lính ta nhảy cà tưng vừa quạt vừa thổi, rát ôi thôi khỏi nói, trông rất mắc cười. Cho nên người ta gọi "lính lác" là vậy (!).
Quân trang màu xanh được cấp phát thì cái đậm cái nhạt, mũ mềm mũ cối đội lung tung. Quần áo giày dép rách, quân nhu cấp bổ sung không kịp nên lính không có đồ thay. Sếp Cạo đội trưởng lúc mặc quần Jeans, lúc mặc áo xanh dân sự, cổ quấn croma (khăn rằng khmer). Lính thì hai thằng xài chung đôi giày, ưu tiên thằng đi lùng địch, thằng ở nhà đi dép hoặc chân đất. Thậm chí có thằng dép cũng không luôn nên nảy ra sáng kiến lấy gỗ mềm nhẹ đẽo thành guốc, tắm rửa, tối nhủ cho sạch chân. Có thằng quần rách đít và đầu gối, học sáng kiến từ đơn vị khác, vá xong mặc xoay ngược sau ra trước, cái ba ghết (cái khuy chỗ đái nằm sau đít). Trông quân viễn chinh Đại Nam quốc thảm hại vô cùng!.
Trong chiến tranh thời nay, gọi bộ binh có lẽ đúng nhất với quân tình nguyện ở CPC. Cuốc bộ hết rừng này đến núi nọ, hành quân hết ngày này qua ngày khác, cho đến khi được lên xe về nước. Quân tư bản trang bị tận răng còn quân Việt mà trang bị nhiều thì lính đi xa cũng lén vứt bớt thôi.
Đội công tác của mình tuy lạnh lưng với địch vì xa đơn vị, bù lại sướng hơn về khoản tự do.
Thanh niên mới lớn lên nhiều lính chưa từng biết tình yêu là gì, khi mới sang K thấy gái khmer chê đen hôi, ở lâu dần cũng thành quen mắt. Gái khmer cũng thích bộ đội Việt trắng, lanh lợi. Lính tráng thích nhất là múa rom vông, mỗi tháng thường có một đến 2 lần. Dân làng già trẻ lớn bé tụ tập uống rượu, đánh bài, ăn quà bánh, nhảy múa với bất kỳ sự kiện gì, từ hoạt động chính trị địa phương đến cưới hỏi, ma chay.., đám thanh niên phum còn nói đùa nhau "sao lâu qúa không thấy ai chết". Chì cần 2 cái đờn cò, 1 cái trống da, 1 cái đờn dây kéo chế bằng can xăng để tạo nhịp pass là đủ dàn âm thanh. Dân khmer đã chơi là chơi vô tư tới bến, từ đầu đêm có khi đến mặt trời mọc lên mới thôi. Chưa bao giờ mình chứng kiến đám thanh niên uống rượu gây gỗ với nhau dù rằng khác phum xóm.

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Hàn Quốc: Hoá rồng, độc tài và dân chủ

  •  HỒ SĨ QUÝ *
  • Thứ hai, 21 Tháng 11 2011 15:15
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Hàn Quốc là tấm gương chưa từng có tiền lệ trong lịch sử để các nước đi sau nghiên cứu, tham khảo. Nhưng con đường tăng trưởng, phát triển rồi hóa rồng thông qua phương thức độc tài để đi đến dân chủ ở Hàn Quốc là một quá trình nghiệt ngã, đầy mâu thuẫn và không nên đánh giá một cách giản đơn.
Bài viết này muốn tìm hiểu quá trình phức tạp này.
I.
Quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc được tiến hành từ năm 1961 đến năm 1991. Trong ba thập kỷ đó, Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn, lại bị tàn phá trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, trở thành một trong những nước công nghiệp mới (NIC - Newly Industrialized Countries) hùng mạnh nhất về mặt kinh tế của thế giới thứ ba. Tính từ năm 1963 đến 1978, GNP thực tế của Hàn Quốc tăng với tốc độ hàng năm gần 10% và với tốc độ tăng trưởng thực tế trung bình hơn 11% trong suốt những năm từ 1973 đến 1978. Hơn thế nữa, tính đến nay chất lượng tăng trưởng của Hàn Quốc vẫn thuộc loại cao nhất so với các nước cùng có tốc độ tăng trưởng cao trên dưới 10%. Năm 1963, GDP theo đầu người ở Hàn Quốc mới đạt 100 USD. Đến đầu những năm 80 đã vượt quá 2000 USD, đầu những năm 90 vượt qua ngưỡng 10.000 USD và đến 2010 đã vượt quá 30.000 USD. Theo đánh giá của một số học giả, Hàn Quốc là tấm gương nổi bật nhất về phát triển kinh tế dài hạn thành công[1].
Sự phát triển nhanh và ngoạn mục của Hàn Quốc trong 3 thập niên, trước hết, là kết quả của sự kết hợp một cách hữu hiệu các nhân tố kinh tế với các nhân tố xã hội trong điều kiện thuận lợi của hoàn cảnh quốc tế: Sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, chính sách hợp lý và kiên quyết của chính phủ những năm 60-70 nhằm vào các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và ưu tiên xuất khẩu, tính linh hoạt rất cao trong quản lý và thái độ sẵn sàng ứng phó trước những tín hiệu phát sinh từ nền kinh tế, tỉ lệ ngày càng cao về người lớn biết chữ và sự cần cù của dân chúng, “sự chống lưng” của Mỹ và những lợi thế được hưởng từ dòng chu chuyển vốn quốc tế, trật tự thương mại quốc tế nửa cuối thế kỷ XX và những ưu tiên của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh... - đó chắc chắn là những nhân tố đã làm cho Hàn Quốc hóa rồng và tiếp tục phát triển.
Nhưng dù những nhân tố nói trên có quan trọng đến mấy, thì đến nay nhiều học giả vẫn cho rằng, nhân tố con người mới là cái quyết định trong quá trình công nghiệp hoá của Hàn Quốc: Ý chí cháy bỏng vươn tới thịnh vượng của người dân và lãnh đạo đất nước, sự quản lý nghiêm minh, hà khắc và độc đoán của nhà cầm quyền... đã là cái rất đáng kể làm nên một Hàn Quốc như thế giới được chứng kiến hôm nay.

Ba bài thơ hay về lính chiến trường K của Phạm Sỹ Sáu.

Điểm danh đồng đội

Hãy sắp hàng vào cho tao điểm danh
Những thằng lính ở miền xa rất trẻ
Hãy sắp hàng vào để nghe tao kể
Chuyện đánh nhau và chuyện... yêu nhau
A! Có thằng nào còn mang băng trắng trên đầu
Tiến một bước, nếu thấy còn chỗ trống
Đừng băn khoăn nếu có thằng hy sinh
và thằng... chạy trốn.
Còn lại tụi mình thì vẫn cứ thương nhau
Hãy vì nhau mà đừng để lòng sầu
Bởi cái chết chẳng thể nào tự đến

Đêm vượt Mê-kông có thằng nào ngờ tới bến
Nhưng vẫn qua rồi lại... vẫn qua
Thằng Vinh, thằng Hùng, thằng Dũng đi xa
Cho những Thắng, những Thân vào đội ngũ
Khi ở Sài Gòn bọn đỏ đen bày trò ăn thua đủ
Thì tụi mình nhịn khát... hành quân
Có thằng mới từ thành phố lên khóc vì rộp bàn chân
Lâu cũng quen và tự chê mình yếu đuối
Giặc bao vây mỗi thằng được dành dăm quả cối
Vài trái B.40 và hàng ngàn đạn AK
Bình yên thì xa còn chiến tranh thì gần trong
ngón tay cò súng
Vì chẳng thể bỏ nhau nên tụi mình mưu dũng
Hết khói đạn rồi điểm mặt vẫn đủ tên
Có thể có thằng cho đó là điều hên
Mà số phận chẳng thằng nào biết được
Cha mẹ nhớ thương con, người yêu nhớ người yêu – phía trước
Còn tụi mình cần nhớ nhất số quân
Mất hay còn chỉ là một dấu chân
Trên bãi cát băng từ của cô nhân viên điện toán
Tụi mình sống với nhau có phút nào thấy chán
Những gương mặt phong trần mà rất đỗi dễ thương
Lính 76, lính 78, lính 80 rồi cũng bình thường
Cũng là lính với trái tim tràn nỗi nhớ
Hãy để chỗ sâu lắng trong tim cho những thằng xanh cỏ
Tụi mình còn mắc nợ đời, mắc nợ với nhau

Tìm kiếm Blog này