MT 579 được hình thành khi nào thì những người lính bình thường như tôi không được biết. Tôi biết đến tên MT579 khi vị sư đoàn trưởng đầu tiên của tôi là Đại tá Phạm Bân về nhận chức Phó Tư lệnh MT579. Ban đầu chúng tôi hay gọi là Tiền phương của QK5 vì tư lệnh của Mặt trận 579 là Phó Tư lệnh QK5. Tháng 6/1979 khi bảo vệ tuyến đường cho Trung tướng Lê Đức Anh lên đơn vị để duyệt quyết tâm chiến đấu, nguyên tắc phòng thủ để bảo vệ Chùa Preah Vihear (cao điểm 606) thì cái tên MT579 mới được công khai chính thức. Trong cuộc nói chuyện với cán bộ chiến sĩ bảo vệ ngôi chùa cổ kính, Trung tướng có nói đến vị trí phòng thủ quan trọng của ngôi chùa đối với toàn MT 579 và của QK5. Khi chúng tôi những người đốt lửa để làm dấu cho chiếc máy bay của Thiếu tướng Đoàn Khuê Tư lệnh kiêm chính ủy QK5 đáp xuống tại nhà Sihanouk cách chân Chùa chừng vài km (sau này là vị trí của C10 D3 E95) thì những thùng quân trang gửi cho chúng tôi đều ghi là MT579. Đó là những dấu ấn mà chúng tôi lần đầu được biết về MT579.
Xin cảm ơn @Dongdoi78 đã mở topic này để những người lính của MT579 gặp nhau, trao đổi cũng như viết về đời lính của mình. Cũng như các MT479, 779, 979 dấu chân của những người lính tình nguyện Việt Nam MT 579 đã rong ruổi suốt hơn 10 năm trên đất nước Chùa Tháp.
Về mặt địa lý thì MT 579 bao gồm 4 tỉnh vùng Đông Bắc Campuchia: Mondonkiri, Ratanakiri, Stungtreng và Preah Vihear (và Kratie trong các năm 79-80). Trong chiến tranh BGTN thì hai tỉnh Daklak và Gialai – Kontum của QK5 có tuyến biên giới với tỉnh Mondonkiri và Ratanakiri. QL19 kéo dài từ Pleiku theo trục Đông – Tây chạy qua các tỉnh vùng Đông bắc Campuchia đến tận bờ Đông sông Mekong.
Địa hình của MT579 thì bằng phẳng trừ những vùng giáp với biên giới Thái Lan chạy dọc theo dãy Dangrek. Rừng nguyên sinh có mật độ bao phủ trên 75% (bản đồ UTM của Mỹ thập niên 1960) chủ yếu là rừng Khộp. MT579 có các tuyến đường đi về các hướng như sau: QL19 đi về Tây nguyên của Việt Nam. QL13 đi về hướng Kratie và sau đó về Tây Ninh. Đường số 12 về Congpong Thom và đường 69 chạy dọc theo biên giới với Thái Lan về hướng tỉnh Siemriep.
Khi tổng tấn công cuối năm 1978 QK5 đã dùng hai cánh quân để giải phóng các tỉnh vùng Đông Bắc Campuchia. Cánh quân thứ nhất trên địa bàn huyện Đức Cơ đánh theo đường 19 và cánh quân thứ hai trên địa bàn của tỉnh Daklak.
Trên hướng Đức Cơ, Pốt bắt đầu trở mặt với ta ngay từ năm 1975. Một số anh em nhập ngũ trước năm 1975 có kể lại là trung đoàn 95 (trực thuộc QK5) đã bỏ lại nhiều kho tàng thu được thời chống Mỹ vì Pốt ra lệnh chỉ trong vòng 24 giờ phải di chuyển ra khỏi đất K. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, trung đoàn 95 đã sang giúp bạn nhiều lần. Nhiều vị cán bộ cấp Tiểu đoàn, Trung đoàn quá rành về vùng Đông bắc. Cuối năm 1977 đầu năm 1978 Pốt lấn sang đất ta, đốt phá nhà dân cướp của ở khu vực làng Bò (Đức Cơ). Lúc này chỉ có trung đoàn 95 bảo vệ khu vực Đức Cơ. Tình hình ngày càng xấu đi nên giữa năm 1978 Quân khu điều trung đoàn 31 sư đoàn 2 từ Đà Nẵng lên khu vực Đức Cơ, và 5.78 các đơn vị khác của sư đoàn 2 lên chi viện cho hướng Daklak. Tháng 8/1978 toàn bộ sư đoàn 2 được tăng cường cho đội hình Quân đoàn 4 ở mặt trận Tây Ninh, riêng trung đoàn 31 tách khỏi sư đoàn 2 và trở thành lực lượng nòng cốt của sư đoàn 309 (Đoàn Bắc Sơn) mới thành lập vào cuối tháng 9 năm 1978 bao gồm các trung đoàn BB 31, 96, 812. Trước đó vài tháng QK5 thành lập sư đoàn 307 với lực lượng nòng cốt là Trung đoàn 95 (lúc này trực thuộc của QK) bao gồm các trung đoàn BB95, 94, 29. Đến tháng 10/1978 thì ở biên giới Đức Cơ ta có sư đoàn 307, trung đoàn 31, 96 của f309 và trung đoàn 726 (tỉnh đội GiaLai hay Daklak ? tăng cường). Trung đoàn 812 f309 chính thức có mặt ở mặt trận Đức Cơ khi chuẩn bị cho chiến dịch tổng tấn công còn trước đó thì bảo vệ tuyến biên giới ở Đaklak. Tôi biết trung đoàn 812 khi đơn vị này bảo vệ tuyến đường từ ngả ba Công hương của khu 200 nhà (Xa – Xb) ra đến đường 19, nơi đặt các trận địa pháo 155 của chiến dịch. Anh em 812 thời đó đa số quê Quảng Nam.
Như vậy khi bắt đầu tổng tấn công vào lúc 2 giờ chiều ngày 28/12/1978 thì trên tuyến biên giới Đức Cơ ta có 2 sư đoàn BB là 307 và 309. Trong 2 ngày đầu của chiến dịch thì trung đoàn 31 và 812 đánh theo trục đường 19 mở cửa vào Bokeo. Các lực lượng còn lại của sư đoàn 307 đánh thọc sâu chia cắt các con đường phía Bắc, phía Nam đường 19. Mũi thọc sâu của trung đoàn 95 gặp các đơn vị hành tiến của f309 khi cách Bokeo chừng vài chục cây số. Máy bay của ta đã đánh bom theo đường 19 và trực thăng kèm sát hỗ trợ cho BB của hai sư đoàn tiến vào Bokeo.
Khi tiến đến bờ đông Mekong (thị xã Stung treng) thì chỉ có f307 (thiếu) vượt sông cùng với các đơn vị trợ chiến của Quân khu. F309 tiếp quản địa bàn vừa mới giải phóng thuộc các tỉnh Mondonkiri, Ratanakiri và Stungtreng. F307 tiếp tục hành tiến đánh chiếm điểm cuối cùng của cánh quân Đông bắc là chùa Preah Vihear trên tuyến biên giới Campuchia – Thái Lan.
Sau tết Kỷ Mùi, f309 lật cánh về MT479 và thay vào đó là sư đoàn 315 được thành lập, cũng như một bộ phận của sư đoàn 2 sau khi hoàn thành nhiệm vụ phối thuộc với Quân đoàn 4 lập tức nghi binh đường rút về và trở lại chiến trường K qua ngả QL13 ngay sau đó (việc rút f2 về lại QK5 theo các nguồn tin đáng tin cậy lúc đó là chiến thuật nghi binh của các Cụ nhà mình).
Như vậy lực lượng bộ binh của MT579 chính thức có f307 và f315 và D407 Đặc công của Quân khu. Sư đoàn 2 với vai trò cơ động của Quân khu tham gia những trận đánh có tính chất quyết định của toàn MT579. Sau này thành lập các Đoàn từ 5501 đến 5504 làm công tác địa bàn ở 4 tỉnh của vùng Đông bắc Campuchia.
Tuyên biên giới mà MT579 đảm nhận có độ dài gần 200km từ phum Slarau giáp Lào đến giáp Samrong - Siemriep của sư đoàn 302 QK7 (MT479). Sau ngày thành lập tỉnh mới thì khu vực Anlongveng giao lại cho f302.
Trên tuyến biên giới này có 4 cửa khẩu lớn mà sau này là nơi xảy ra các trận đánh từ cấp trung đoàn đến cấp Quân khu như 547, 428, Núi Cụt, Ngã ba biên.
Mong được đọc những dòng hồi ức của các anh em f307, f315, f2, các đơn vị phụ trách địa bàn 5501, 5502, 5503, 5504, anh em D407 Đặc công, cũng như các đơn vị trợ chiến của QK5 tham gia làm nghĩa vụ Quốc tế trên địa bàn của MT579 trong suốt 10 năm ròng rã.
____________
57-40114
QUỐC LỘ 19 CON ĐƯỜNG RA TRẬN.
Mặt trận 579! Những người lính tình nguyện Việt Nam chiến đấu trên địa bàn Quân khu 5 khó có thể quên. Đó là những nẻo đường mà còn ghi biết bao dấu ấn trong mỗi người. Đó không phải là ba con số lẻ vô hồn không ý nghĩa. Nó mãi sẽ là huyền thoại như con đường 559 vượt dải Trường Sơn, như một 559 trên biển với trang sử vàng Đoàn tàu không số. Mặt trận 579 là 4 tỉnh Đông bắc Campuchia. Trên mọi nẻo đường 579, từ cuộc hành tiến trên xe theo đường lộ, hay những bước chân trèo non vượt suối khắp các cánh rừng, đều chứa đựng biết bao hy sinh của những người con đất Việt.
Máu của anh em đồng đội đã hòa vào dòng chảy sông Srepok. Từ phía bắc của đồn Biên phòng 23, Srepok vượt qua bao vùng đất khô cằn của Ratanakiri và Stung treng dài hàng mấy trăm cây số. Tôi vẫn luôn nghĩ về những dòng sông trong cuộc chinh chiến đó, Srepok được nuôi dưỡng bởi những cánh rừng già bạt ngàn của xứ sở Tây Nguyên, theo bước hành quân của hai mũi tiến công rồi nhập vào dòng Mekong hùng vĩ, xuôi về đất Mẹ “chín cửa Cửu Long Giang”. Dòng máu đã biến thành phù sa màu mỡ trên khắp các cánh đồng của hai nước Việt Nam – Campuchia. Những dòng sông vẫn chảy như tấm lòng của những người lính tình nguyện Việt Nam qua suốt chiều dài lịch sử cận đại của xứ sở Chùa Tháp.
Mồ hôi đã làm biết bao chiếc áo của người lính tình nguyện bạc trắng khi vượt qua những khó khăn gian nan khốn khó của chiến trường. Những vầng trắng kia là sức trẻ, là vị mặn của biển Cá Ná – Thuận Hải; Cam Ranh, Ninh Hòa – Phú Khánh; Đề Gi, Sa Huỳnh – Nghĩa Bình, của cửa biển Hội An – Quảng nam – Đà Nẵng và xa hơn về hướng Bắc của vùng muối Hải Hậu – Hà Nam Ninh.
Thế mà đã 32 năm từ những ngày cuối tháng 10/1978. Thời gian mà những người lính duyên hải miền Trung đặt dấu chân đầu tiên của mình ở chiến trường Biên giới Tây Nam.
Tôi viết về nẻo đường đầu tiên đã đưa chúng tôi giã từ quê hương lên đường làm nghĩa vụ Quốc tế.
Trên con đường đó hơn ba mươi năm trước, từng đoàn xe nối đuôi nhau ra trận. Đoàn xe mang theo những khát vọng của cuộc sống, những gì thiêng liêng thầm kín của lứa tuổi thanh niên vừa mới lớn như chúng tôi. Trên các chuyến xe còn rất nhiều trang thư đang viết dở dang, còn rất nhiều trang vở chưa kịp viết đến của mùa khai trường 1978 – 1979. Những chàng trai khi bước lên xe còn ngoái cổ lại nhìn mảnh đất quê hương, có người cố vươn mình đứng lên để khắc sâu hình ảnh người con gái chạy theo sau xe trong làn bụi mịt mù…Rất nhiều anh em, đó là lần cuối cùng được nhìn thấy quê hương mình.
Từ quê hương Đồng Tranh – Tuy Hòa tôi đã lên đường và theo con đường ấy tôi đã đến với chiến trường Biên giới Tây Nam.
Quốc lộ 19 xuất phát từ ngả ba QL1 đoạn chạy qua tỉnh Bình Định cách quê tôi 130km. Từ ngả ba con đường theo hướng Tây qua những vùng đất trù phú của An Nhơn, rồi những cánh đồng bạt ngàn mía của Tây Sơn. Nghe đâu hàng năm cứ vào mùng 5 Tết con đường này ngập tràn người đi lễ hội Quang Trung. Lần đầu tiên đi xa nhà tôi thấy cái gì cũng lạ. Dọc theo QL 19 hai bên đường không trù phú như quê của tôi. Ruộng lúa, rẫy mía xen kẽ với nhau chứ không bạt ngàn ruộng như quê tôi. Xe vượt qua đất Tây Sơn quê hương Nguyễn Huệ một đoạn thì được lệnh dừng lại để kiểm tra trước khi vượt đèo. Ngọn đèo đầu tiên chúng tôi vượt qua là An Khê. So với đèo Cả Phú Yên giáp Khánh Hòa dài 12km thì An Khê ngắn hơn, ngược lại nó có độ dốc lớn hơn và phải nói là khá nguy hiềm. Đoàn xe chúng tôi dừng lại phía trên cầu An Khê và bắt đầu những ngày huấn luyện tại đây. Sau những ngày ở tại An Khê thuộc trung đoàn 94, chúng tôi được bổ sung về các đơn vị ở Đức Cơ. Lại phải qua Đắc Pơ, vượt đèo Mang Giang rồi phố núi Pleiku. Từ ngả ba thị xã Pleiku theo hướng tây con đường QL19 lại ngoằn ngoèo vướt qua Chư Prong, Thanh An, Bàu Cạn và điểm kết thúc của con đường trên đất nước Việt Nam ngày ấy là Đồn biên phòng 23 thuộc địa phận huyện Đức Cơ tỉnh Gia lai – Kon Tum.
Chiến tranh thật sự xảy ra ở mảnh đất địa đầu này có lẽ ngay từ năm 1975. Nhưng phải đến cuối năm 1977 và đầu năm 1978 mới thực sự nổ ra. Pốt đã vượt qua biên giới vào làng Bò của ta đốt mất cửa hàng HTX mua bán, giết đồng bào dân tộc, vơ vét trâu bò về bên kia biên giới. Chúng còn dám cả gan vượt đường 19 qua đến làng Mốc Đen nhưng bị ta chăn đánh phải cuốn gói bỏ xác quay về. Những năm tháng ấy, trung đoàn 95 của Quân khu 5 đang sản xuất tại cao điểm 421 Chư Nghé phải tức tốc quay về, chăn đứng bàn tay tội ác của chúng. Tình hình ngày càng xấu đi và sư đoàn chủ lực duy nhất còn lại của QK5 ngày ấy: sư đoàn 2 phải tức tốc lên đường (cuối 7/1977, e1 f2 từ Thăng bình Quảng nam cơ động lên nằm tại Bu Brang, Đức lập Daklak, khu vực biên giới tỉnh Mondulkiri).
Năm 1978 những chuyến xe chở lực lượng tân binh bổ sung vào chiến trường Tây Nam dồn dập. Đường 19 bụi mù đất đỏ Bazan. Khi tôi vào đơn vị thì đã có anh em của tỉnh Nghĩa Bình: Hoài Nhơn nhập ngũ tháng 5/1978. Anh em Phù Mỹ, Mộ Đức nhập ngũ tháng 8 và 9/1978 và chúng tôi là đợt quân thứ ba của huyện Tuy Hòa – Phú Khánh. Tháng 11/1978 lại có đơt quân của Hà Nội.
Chúng tôi lên biên giới vào ngày 26 tháng 10 năm 1978.
Đức Cơ ngày ấy với những cánh rừng Bằng Lăng nguyên sinh. Những cây Bắng Lăng mà gốc của nó tới 4-5 người ôm không xuể lần đầu tôi nhìn thấy. Những cánh hoa màu tím, màu trắng rơi đầy quanh doanh trại. Những lán nhà tranh vách thưng tre nắm ẩn dưới những cánh rừng. Xung quanh là rẫy của đồng bào Bana.
Đêm 26/10/1978 là đêm đầu tiên tôi ngủ giữa khu rừng tĩnh mịch và vắng lặng của Đức Cơ. Xa xa tiếng pháo bắn cầm canh nổ ùng oàng đều đặn ở phía bên kia biên giới.
dongdoi_ Mang Yang
ĐƯỜNG RA TRẬN GIỮA MÙA THU.
Mùa thu năm 1978 cũng như bao mùa thu khác… thu về rồi thu lại đi trên dải đất hẹp miền trung. Thế nhưng có một điều mà thế hệ chúng tôi không thể nào quên: Mùa thu năm Mậu Ngọ là mùa thu ra trận.
Từ sau ngày đất nước thống nhất, năm 1978 là năm có nhiều đợt gọi nhập ngũ. Chiến tranh đã bất ngờ nổ ra và lan rộng. Tiếng súng đã nổ trên toàn tuyến biên giới Tây Nam.
Năm 1976 chỉ có một đợt vào tháng 2 Dương lịch. Hầu hết vào đơn vị Công an Nhân dân vũ trang của tỉnh. Một số khác vào đơn vị kinh tế trồng bông vải ở Thuận Hải.
Năm 1977 có đợt tuyển quân vào tháng 7 và sau đó là tháng 10. Đây là đợt tuyển quân vào các đơn vị ở Tây Nguyên.
Trong hai năm 1976 và 1977 có tuyển cả lực lượng thanh niên đi Nghĩa vụ lao động. Lực lượng này lên các vùng Sa Thầy, Đắc Tô hay Tân Cảnh và một số ít tham gia xây dựng các công trình của tỉnh.
Từ tháng 5/1978 có chủ trương chuyển một phần lực lượng Nghĩa vụ Lao động sang Nghĩa vụ Quân sự.
Năm 1978 chúng ta tuyển cả lực lượng nữ. Có xã ở huyện Phù Mỹ trúng tuyển 30 người thì đã có 14 nữ.
Năm đó, hầu hết anh em tân binh vào Đoàn 860 ở Phú Tài chỉ có 20 ngày làm quen với không khí trường huấn luyện thì đã bổ sung lên biên giới. Đơn vị ra đi đầu tiên là D1 của Thượng úy Nguyễn Văn Học làm Tiểu đoàn trưởng. (Thủ trưởng Học sau này là Đoàn trưởng đoàn 556 đơn vị giải quyết chính sách cho anh em phục viên, xuất ngũ từ chiến trường K trở về). Sau đó lần lượt D5 thu dung rồi D11, D13 ở An Sơn cũng lên đường.
Chiều ngày 20/10/1978 những chiếc xe Zin130 màu xanh dính đầy đất dỏ Bazan từ từ vào cổng D1 ở Phú Tài. Lệnh báo động được phát ra. Hơn 400 tân binh của huyện Phù Mỹ và huyện Mộ Đức lên đường. Không có một tin đồn nào báo trước cho sự ra đi của năm đó. Nhiều anh em gia đình chưa kịp vào thăm. Chỉ một số anh em bắn bia bài 1 từ 29 đến 30 được thưởng phép 3 ngày mới trở lại đơn vị
Khoảng hơn 2 giờ chiều đoàn xe khởi hành.
Không ai kịp chuẩn bị cho chuyến đi này. Nhiều anh em ném những lá thư xuống mặt đường để nhờ người đi đường gửi hộ về gia đình.
Từ Phú Tài ra ngả ba cầu bà Di xe chạy khá nhanh. Thị trấn Phước Long, Diêu Trì lần lượt lùi xa. Đến ngả ba đường 19 đoàn xe quẹo trái thẳng hướng Tây Nguyên. Xe vượt qua An Nhơn, Phú Phong, Đồng Phó những miền đất phía tây của tỉnh giáp với Tây Nguyên.
Xe chuẩn bị vượt đèo An Khê.
Mỗi người trong chúng tôi đều im lặng và theo đuổi những ý nghĩ của riêng mình. Không ai nói ra nhưng đều biết rằng chỉ còn gần 10km nữa là đã xa quê hương Bình Định.
Tôi có lạ gì với mảnh đất này. Cầu 26, dốc Đá Chẻ tôi cũng đã một thời ngang dọc. Nhưng chuyến xe hôm nay sẽ mang tôi đi về một nơi chưa định, không biết đến khi nào mới trở lại quê hương. Ngày đó, chúng tôi hoàn toàn không biết gì về tình hình ngày càng xấu đi của mối quan hệ Việt Nam - Campuchia. Không ai ngờ rằng phía trước chúng tôi là cuộc chiến đang tới hồi quyết liệt và căng thẳng.
Từ trên đỉnh đèo, có thể trông thấy dễ dàng đường đèo quanh co uốn khúc quanh chân núi Ông Bình hiên ngang, sừng sững. Xa xa là dòng sông Côn thướt tha như dải lụa xuôi về Phú Phong, Kiên Mỹ và các huyện xung quanh. Quê hương Bình Định một chiều thu hằn in trong tâm trí tôi.
Xe vượt đèo Mang Giang…
Người dân Banar vẫn quen gọi với cái tên “Đèo cổng trời”, quãng đường đèo không dài nhưng độ dốc đứng tạo cho ta cảm giác như lên với trời xanh, có lẽ vì đặc điểm này mà nó thích hợp với tên gọi đó. Đoàn xe dừng lại ngay trên đỉnh đèo để ăn cơm chiều. Mang Yang hai bên đường như cảnh thủy mặc hoa cúc quỳ vàng rực cả một khoảng không gian rộng lớn, và ngỡ ngàng hơn là làn sóng nhấp nhô của có tranh đuổi nhau trên sườn đồi bên phải. Anh nắng đã nhạt dần và bắt đầu cảm thấy se lạnh. Bữa chiều là một nắm cơm vắt ở giữa có miếng thịt heo kho mặn. Không ai nuốt nổi vì trang thái bồn chồn lo lắng như mất đi một thứ gì quý nhất trong đời...
Nghỉ ngơi cơm nước xong, đoàn xe lại lên đường. Từ trên xe tất cả đều quay lại nhìn quê hương. Bình Định ở hướng Đông giờ đây chỉ còn là làn sương mờ giữa núi rừng trùng điệp.
Đến thị xã Gia Lai khi thành phố đã lên đèn. Phố núi cao nguyên cũng không gì tấp nập lắm. Xe quẹo trái và chạy thẳng, trời Tây Nguyên âm u tĩnh lặng đến lạ lùng chỉ còn tiếng xe bon... bon và những tiếng thở dài lo âu, xe lại quẹo phải và chạy trên những con đường đất đỏ bụi mù (QL19) xe này không thấy xe kia dù chỉ cách nhau vài chục mét. Vượt qua Chư Prông, nông trường trà Bàu Cạn... Xe tiến về hướng biên giới trong màn đêm bao phủ và những cơn gió lạnh run người. Khoảng 9 giờ tôi xe chúng tôi dừng lại giữa một khu rừng tĩnh lặng… tiếng kêu của côn trùng và ánh trăng xen qua các kẽ lá.
Chúng tôi được lệnh xuống xe, điểm danh và phân bổ về các trại đã có sẵn. Đây là sân bóng đá của một đơn vị, xung quanh là doanh trại với những dãy nhà tranh dài chừng chục thước. Vách được thưng bằng tre nhưng không có ai ở. Chúng tôi được ở trong những nhà bạt và mỗi B là một trại.
Mệt mỏi qua một chặng đường dài 300km đến nơi chúng tôi ai cũng mỏi mệt và sau khi nhận trại xong cả bọn lăn ra ngủ. Trời Đức Cơ thật lạnh, lạnh hơn cả ở Pleiku. Cả mấy chục con người trong một trại vẫn không thể nào tạo ra một chút gì hơi ấm. Chiếc mền tân binh không thể nào chống chọi nổi với cái lạnh xứ rừng. Chỉ cần một chút gió, một làn hơi lọt qua khe trống là cả bọn run lên xuýt xoa vì lạnh.
Rồi giấc ngủ cũng đến và đến thật sâu. Tất cả ôm nhau thành một đống, chân thằng nọ kẹp chân thằng kia. Thằng Sáng (Đức Minh – Mộ Đức) lợi dụng thế nhỏ con chui vào mọi khe hở như con nít rúc mẹ.
Đêm đầu tiên lên biên giới và giấc ngủ giữa rừng lạnh giá Đức Cơ 20/10/1978.
…………………
ĐƯỜNG RA TRẬN MÙA NÀY ĐẸP LẮM…
Lời của bài hát “Trường sơn đông, Trường sơn tây”.
Khi chưa khoác lên mình bộ quân phục cũng như chưa bao giờ chứng kiến con đường ra trận giữa mùa xuân, mùa thu, mùa đông… khó có ai có cảm xúc về lời của bài hát là cái thực của cuộc sống là hồn của ca khúc. Người con gái ở Đông Trường sơn, người con trai ở Tây Trường sơn. Sự lãng mạn như chất thơ và một hình ảnh tuyệt đẹp giữa chiến tranh.
Thế nhưng khi giã từ miền duyên hải Trung bộ, ngồi trên xe bon bon theo hướng Tây để vào chiến trường, cảm giác bay bổng về hình ảnh chiến tranh hoàn toàn như biến mất. Chỉ còn lại những suy nghĩ viễn vông về thân phận cuộc đời. Thằng Dũng (Dũng cao) quê Hùng Nghĩa – Phổ Phong – Đức Phổ cắm đầu cắm cổ đọc cuốn Văn nghệ Quân đội mới mượn và không bao giờ còn kịp trả lại cho anh Bình Chính trị viên. Cái mồm rộng và đôi môi dày nói giọng Quảng đặc sệt lắm khi nhìn nó cũng hay hay. Xe qua đèo An Khê lắc lử lắc lư như muốn hất nguyên cả trung đội trên xe xuống vực. Thế mà nó vẫn cắm cúi đọc những vần thơ trong đó. Chính nó là cái thằng đầu tiên phát hiện ra cài vẻ đẹp như mơ của vùng đất Tây Nguyên “Hoa gì đẹp quóa bọn be ơi!”…
Và hôm nay trên trang KQH, anh em cùng đơn vị post lên những bức hình của An Khê, một điểm trên lộ trình ra trận năm xưa. Tôi mới giật mình nhớ lại cảnh cũ ngày xưa sau hơn 30 năm giữa dòng đời xuôi ngược. Quả thật An Khê, Mang Giang trong những bức hình đã khác xa nhiều quá so với những hình ảnh còn lưu lại trong ký ức của tôi.
Tháng 10/1978.
Tây nguyên đang vào cuối mùa mưa.
Mùa mưa Tây nguyên dày đặc những cơn mưa dầm từ tháng 5 đến tháng 11 Dương lịch. Khí hậu vùng Tây Nguyên vốn là một với khí hậu của các tỉnh vùng cực bắc Campuchia. Mùa mưa như chiếc áo mới khoác lên mình Tây Nguyên một màu xanh mơn và muôn hoa rừng khoe sắc. Những con sông dòng suối ngùn ngụt một màu đỏ quạnh bazan hung dữ xuôi về hướng đồng bắng.
May cho anh em chúng tôi, trên đường ra Biên giới không gặp cơn mưa nào. Khi vượt đèo An Khê trời vẫn còn trong xanh để có thể nhìn rõ con đường 19 ngoằn ngoèo như con rắn lượn giữa những dãy đồi, nhìn rõ Phú Phong và Vĩnh Thạnh. Trời xế chiều nhưng cái nắng vẫn còn gay gắt dù không khí nhiệt độ đã giảm rõ rệt, một chút gì đó se se và những làn hơi lạnh phả vào mặt khi xe chạy dưới những tán cây rừng nhô ra đường. An Khê ngày đò buồn và vắng, nhà cửa chưa có là bao. Đồng bào dân tộc đàn ông lưng mang gùi ngậm điếu, phụ nữ lưng địu con đứng hai bên con đường đất đỏ, bán và trao đổi hàng hóa. Trên cầu An Khê một đoạn là cái xưởng cưa còn trơ trọi mấy gốc cây gỗ to chờ xẻ. Mấy anh bộ đội ra đứng ngoài đường vẫy tay chào chúng tôi (sau này lên Biên giới tôi mới biết đây là căn cứ của trung đoàn 29)
Đến đèo Mang Giang tôi mới ngỡ ngàng trước một khung cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ. Từ trên đỉnh đèo nhìn về xuôi cả một màu vàng rực. Màu của ráng chiều Tây Nguyên và màu vàng của hoa cúc. Bên sườn phải của đèo là những ngọn đồi thấp còn nhiều cây rừng. Len lỏi quanh chân núi là con suối nhỏ ngày đêm róc rách, với màu trong vắt như dải lụa bạc. Những con đường đèo quanh co uốn khúc, những nếp nhà sàn bé xíu nằm xa tít trong thung lũng, những vệt khói mỏng của bếp lửa nhà ai vắt ngang trời mây.
Cả đoàn xe rộ lên khi tận mắt chứng kiến một rừng cúc dại ngút ngàn. Quê tôi không có hoa này nhưng vì thấy nó giống hoa cúc nên chúng tôi gọi là cúc dại. Tranh thủ lúc xe dừng ăn cơm chiều, chúng tôi bước vội sang bên kia đường đứng giữa rừng hoa. Hương hoa dịu nhẹ, thoang thoảng một chút trong không gian, tạo một cảm giác rất dễ chịu. Hoa mang một vẻ đẹp vừa hoang dại, khoẻ khoắn lại vừa dịu dàng, thuần khiết đến lạ lùng. Cúc dại không ai trồng mà cứ mọc, không mọc đơn lẻ mà thành một thảm, nối dài thành lớp lớp sóng hoa vàng xô nhau trước những cơn gió thổi ràn rạt của xứ sở cao nguyên.
Không như tự tình của nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan khi qua đèo Ngang chỉ có Trời - Non - Nước. Chúng tôi còn có cả hoa cúc vàng giữa một chiều thu.
Tháng 12/1978.
Trong lúc chuẩn bị cho chiến dịch, nhiều anh em tân binh chúng tôi lại có cơ may được trở về với phố núi Pleiku, Đắc Đoa và Hà Tam. Rồi vượt đường 14 lên Plei Cần, cầu Dakbla, Đắc Hà và Tân Cảnh cuối đường của vùng Tây nguyên. Đi đến đâu chúng tôi cũng thấy một màu vàng rực của hoa cúc dại. Trên đường Hai Bà Trưng và Phan Đình Phùng của Pleiku, mấy anh em cài hoa cúc vào sau ba lô đi ngông nghênh giữa phố. Tại quán cơm đối diện với chùa Áo Vàng, cô chủ quán bảo đó là hoa báo đông vì nó nở rộ vào những tháng cuối năm.
Khi đi qua ngọn đồi là ranh giới giữa địa phận tỉnh Pleiku và Kon Tum một lần nữa cả nhóm ngỡ ngàng vì màu cúc đã làm tôn lên vẻ đẹp của một vùng đất. Giữa con đường dày dặc hố bom, pháo. Chúng tôi nghe C phó kể lại đoạn đường này ngày xưa đánh nhau ghê lắm. Máu lửa đỏ cả một vùng. Những ngọn đồi xác xơ, rừng trơ trọi. Trong một sắc đông cao nguyên lạnh giá hoa cúc giống như một phép màu thoát khỏi sự tiêu điều của cảnh vật xung quanh. Một màu vàng lan tỏa cả trong không gian và cả trong lòng người lính. Cô chủ quán ở Pleiku đã không sai khi nói rằng Hoa cúc dại là thiên đường hoa vàng rực rỡ, làm rạng ngời cả một Tây nguyên đất đỏ chói chang.
Những chặng đường chúng tôi đã đi qua từ Biên giới Đức Cơ đến khắp vùng MT579 ở đâu cũng để lại những hình ảnh về những loài hoa.
Những ngày đầu tháng 1/1979 khi mới giải phóng xong thủ phủ vùng Đông bắc Stungtreng, tất cả chúng tôi đã bị hớp hồn với màu hoa đỏ rực của hoa Pơ lang bên dòng sông Tonle Kon, nhìn về phái đất bạn Lào. Không hiểu sao bên dòng sông này nhiều cây loại này đến thế. Thượng úy Giữa bảo nó là cây Gạo ở ngoài Bắc. Nó cũng có thân ở gốc bạnh như cây Bắng Lăng cao cả chục mét. Hoa màu đỏ mọc thành chùm, chỉ có hoa và nụ chẳng thấy cái lá non nào. Cả một đoạn của dòng sông toàn màu đỏ rực hoa Pơ lang.
“Hoa tím Bằng Lăng” là một bài ca vọng cổ hay nghe hát trên đài radio. Nhưng khi qua đến dãy Dangrek trên tuyến biên giới với Thái vào khoảng tháng 6 Dương lịch thì màu của rừng là màu trắng “Hoa trắng Bằng Lăng”, Bằng lăng ra hoa tím cũng có nhưng nhiều nhất là hoa bằng lăng trắng. Từ bình độ 400 trở lên vào đầu mùa mưa, nhìn xuống phía chân núi chỉ thấy một vùng toàn màu trắng.
Tôi vẫn mong một ngày tôi sẽ trở lại Tây nguyên vào mùa đông, để được ngắm nhìn cả một vùng vàng rực của hoa cúc dại mộc mạc và đầy xúc cảm. Ngắm lại con đường 19, con đường 14 đầy màu hoa cúc đưa tiễn chúng tôi ra trận vào mùa đông năm 1978.
ĐƯỜNG RA BIÊN GIỚI.
Ngày 21/10/1978
Sáng hôm sau thức dậy, chúng tôi mới biết xung quanh toàn là rừng và có vài đơn vị đóng xung quanh. Một dòng suối nhỏ vắt ngang qua khu doanh trại mà vì ban đêm chúng tôi không nhìn thấy. Khoảng 8 giờ sáng thì cuộc giao quân bắt đầu. Toàn bộ đội hình từ Phú Tài lên được bổ sung phần lớn về trung đoàn 95 và các đơn vị trực thuộc của sư đoàn. Thiếu tá Tạ Như Quỳnh Phó chính ủy trung đoàn và một cán bộ mang quân hàm Trung úy ra nhận quân. Cũng chính tại khu rừng này trước khi chiến dịch nổ ra là nơi đóng quân của tiểu đoàn 3 trung đoàn 574.
Từ đây về đến các đơn vị quanh khu vực sân bay Đức cơ khá xa trên dưới 10km. Buổi sáng hôm ấy do không chuẩn bị kịp nên tất cả anh em tân binh đều nhịn đói. Chúng tôi vượt qua các khu rừng Đức Cơ giữa mùa mưa Tây nguyên. Trên đường đi chúng tôi ngang qua các đơn vị của trung đoàn 746 xây dựng kinh tế. Đây là đơn vị nữ thuộc đoàn kinh tế 331 và hầu hết chị em là người Bình Trị Thiên và Hải Hưng nhập ngũ năm 1976.
Hơn hai giờ hành quân chúng tôi nghỉ giải lao ở một đơn vị của trung đoàn pháo binh 576 vì lần đầu tiên chúng tôi tận mắt chứng kiên những khẩu pháo 105mm vươn nòng về hướng bên kia biên giới. Ban đầu chúng tôi chỉ dự định xin nước uống, nhưng khi vào nhà bếp lấy nước đi ngang qua khu nhà ăn thấy trên bàn vẫn còn một ít cơm với những cái bát sắt to hơn loại chúng tôi dùng ở quân trường. Đang đói bụng cả đoàn tân binh gần 100 người tập kích doanh trại. Khi anh em nhà bếp phát hiện ra thì cả khu nhà ăn đã được dọn sạch. Còn một ít cơm cháy trong nồi quân dụng chúng tôi cũng xử đẹp luôn. Khu F bộ nằm trong một ngọn đồi Bằng Lăng khá lý tưởng, cảnh quan đẹp, thoáng mát, những dãy nhà tranh 3 gian thưng bằng tre gọn ghẽ, tươm tất. Anh em ở đây chừng vài chục người đa số là anh em bị thương hay bị sốt từ bên kia biên giới đưa về đây chữa trị. Qua những cuộc nói chuyện chúng tôi biết rằng toàn bộ đội hình sư đoàn đã qua bên kia biên giới, và chiến tranh đang tới hồi căng thẳng. Ta và địch giành nhau từng đoạn trên QL19. Chúng khống chế các ngọn đồi phía bắc đường 19 để dễ bề tấn công ta. Phía ta cương quyết giải quyết dứt điểm các chốt của chúng nhằm thông đường 19 giữa phía trước và phía sau.
Một ngày nhịn đói xanh mặt đến khoảng 4 – 5 giờ chiều mới thấy mấy anh nuôi quân của tiểu đoàn 3 khiêng hai nồi quân dụng sang chia cơm. Xoan (xoong?) nồi chẳng có anh em tân binh tận dụng những thứ gì có thể đựng được để lấy cơm, nhiều nhất là dùng nón cối. Thức ăn cũng chẳng có gì ngoài nước mắm gạo rang (lần đầu tiên nghe đến thứ nước mắm này). Giữa khu rừng buổi chiều biên giới những tiếng gọi nhau í ới, nhóm thì theo đơn vị huấn luyện, nhóm thì theo đồng hương cấp xã, cấp huyện. Bữa cơm đầu tiên nơi biên giới chỉ có vậy. Gần tối một chiếc xe DOG chở hàng quân dụng và súng đạn tới để phát cho tân binh. Súng AK mới tinh còn nắm trong bọc giấy, cuốc xẻng, tăng đi mưa lần lượt được phát. Thực tế đây là chuyến gùi hàng lên biên giới chứ không phải là cấp phát, vì súng chỉ có chừng vài chục khẩu.
Đêm đó cả đoàn tân binh được quán triệt tình hình của đơn vị. Một sĩ quan có bộ râu quai nón cực đẹp như người nước ngoài huấn thị cho cả đoàn tân binh. Sau này tôi mới biết đó là y sĩ Phan một trong những Quân y sĩ giỏi của sư đoàn thuộc biên chế trung đoàn 95, sau giờ nói chuyện những anh lính cũ hầu hết là lính Quảng nam 1977 và lính Hoài Nhơn 5/1978 hướng dẫn cho chúng tôi tháo cuộn giấy dầu bọc súng và lau bằng nước sôi.
Về khuya khu rừng vắng vẻ chúng tôi nghe xa xa tiếng súng nổ vọng về. Có cả những tiếng nổ to cả đợt dài và có lúc từng tiếng ngắt quãng. Đêm đó do khí hậu lạnh cũng như nhiều vấn đề phải suy nghĩ nên không ai bảo ai đều không ngủ. Đến khuya Y sĩ Phan dùng đèn pin bọc giấy đen ở mặt kiếng có khoét một lỗ nhỏ đi đôn đốc các lán trại tắt đèn đi ngủ.
Ngày 22/10/1978.
Cuộc hành quân lên biên giới bắt đầu.
Mỗi người được ăn bữa sáng tươm tất và kèm theo nắm cơm vắt, vì theo tính toán phải đến xế chiều mới đến các đơn vị. Bữa ăn sáng là thịt hộp làm nước mắm và canh thịt gà hộp loại 1.3kg của Hà Lan nấu với lá chua rừng.
Đón chúng tôi là những anh em của bộ phận thông đường gần 20 người. Họ có nhiệm vụ thông đường cho xe đưa thương binh, tử sĩ về tuyến sau. Đa số là xe của trung đoàn 31 (K10 – 31) và trung đoàn 29 (K10 - 29). Đoàn tân binh đi sau mỗi người cách nhau vài chục mét. Do đường 19 mùa mưa quá xấu và để giữ bí mật, toàn bộ đội hình phải đi xuyên rừng phía bên trái đường 19. Đoàn quân chậm rãi trên đường ra mặt trận. Đi khoảng hơn hai giờ đồng hồ thì đến Đồn 23 BP của anh em CANDVT. Đội hình được lệnh nghỉ giải lao. Tất cả vào trong đồn chứ không dám ở ngoài rừng vì chúng mới đánh bọc hậu tối qua. Nghỉ ngơi chừng hơn giờ đồng hồ chúng tôi được lệnh lên đường. Đi theo đường 19 có thể gặp những tình huống xâu như bị mìn, bị chúng phục kích hay bị tấn công bằng hỏa lực cối, DKZ nên phải cắt rừng đi tiếp. Lúc này anh em tân binh chúng tôi cũng đã bắt đầu thấm mệt vì ba lô thì năng và tình hình có vẻ căng thẳng. Đi được một đoạn thì nghe tiếng súng nổ rộ ở phía trước. Đội hình được lệnh lùi lại. Đạn AK bay qua đầu và những tiếng B40 nổ chát chúa chỉ cách đội hình chừng vài trăm thước. Tiếng súng càng lúc càng nổ rộ và cuối cùng chúng tôi cũng phải lùi lại nằm ngay sát mép đường 19. Lát sau một số anh em ta xuất hiện từ trong rừng cắt ra đường. Đó là anh em công binh của trung đoàn 31 đi chuẩn bị địa hình cho trận đánh cao điểm 312 thì gặp địch nổ súng.
ĐƯỜNG RA BIÊN GIỚI (2)
Đến xế trưa anh em trung đoàn 95 và trung đoàn 726 đã thông đường nhằm tạo điều kiện cho việc di chuyển quân của trung đoàn 31 về hướng cao điểm 312. Đoàn tân binh được lệnh bám theo để về đơn vị. Khi ngang qua ngầm Ô Gia Đao một cảnh tượng cực sốc trước mắt chúng tôi: bên đầu ngầm gần một đơn vị pháo binh có 8 cái bọc nilon màu trắng đục đang đặt ngay ngắn. Đó là 8 liệt sĩ đang chờ xe qua đưa về nghĩa trang Đức Cơ.
Do tình hình có thay đổi về quân số bổ sung cho chiến trường nên chúng tôi được bổ sung về Đoàn 400. Đợt quân của huyện Tuy Hòa – Phú Yên sẽ được bổ sung tiếp tục cho các trung đoàn của sư đoàn 307. Chiều hôm đó chúng tôi chính thức được bổ sung về các đơn vị. Đơn vị 400 của nắm gần sở chỉ huy tiền phương của f307 ở phía nam đường 19. Thời điểm chúng tôi bổ sung vào chiến trường tình hình ở đây đang hồi căng thẳng. Anh em tân binh huấn luyện tại Đoàn 860 thời gian quá gấp, chưa kịp bắn bài 1 súng AK nên khi bổ sung vào đơn vị mới phải huấn luyện lại. Cơ bản là được hướng dẫn sử dụng các loại súng trang bị cho đơn vị.
Có một kỷ niệm mà tôi không thể quên là sau khi bổ sung vào đơn vị vài ngày, tôi được phân công cảnh giới vọng gác phía nam của đơn vị hướng ra khu Xa – Xb. Ngồi cả buổi cũng chán tôi cầm cái công tắc mìn Claymore ra nghịch. Ban đầu thì còn nhớ tháo dây điện nối với mìn ra khỏi công tắc. Do có cuộc chạm súng nhỏ gần bên nên tôi gắn dây vào. Sau đó cũng do tính tò mò nên lấy công tắc bấm chơi… Một tiếng nổ long trời vang lên cách tôi vài chục mét bụi đất phủ đầy đầu..... Anh T.Q.B dân Hoài Nhơn lúc đó là A trưởng (khi rút quân về nước năm 1989 là Tham mưu phó cấp E) đang ngồi trên võng viết thư và thằng Thế cùng đợt quân với tôi đang nằm trong hầm nghe tiếng nổ phóng nhanh ra giao thông hào. Một cú đá của A trưởng làm tôi rớt xuống giao thông hào vì tội nghịch bậy và tối hôm đó bị đơn vị kêu lên kiểm điểm vì làm náo động cả khu vực bí mật. Tôi được biết lúc đó chúng ta làm chủ tình hình ở phía nam đường 19 vì địa hình nơi đây bằng phẳng và từ tháng 5/1978 khu vực này đã được hai trung đoàn 95 và 31 giành giật với địch để làm bàn đạp. Phía bắc đường 19 Pốt có lợi thế là chiếm các cao điểm 302, 312, 328 để tạo thế quấy phá ta bằng nhiều thủ đoạn.
Cả một không khí nặng nề bao trùm lên khắp các đơn vị trong thời gian đó. Do mới vào đơn vị nên chúng tôi cũng không biết được gì vào tình hình khu vực. Chỉ khi được giao nhiệm vụ cùng với một đơn vị khác đi cắt đường ở phía Bắc đường 19, hỗ trợ cho trung đoàn 31 đánh cao điểm 312 chúng tôi mới biết là điều gì đang chờ chúng tôi ở phía trước.
NHỮNG LOẠT ĐẠN ĐẦU TIÊN CỦA ĐỜI LÍNH.
Chưa phải đã yên thân, hơn 10 anh em tân binh lại được cắt về đơn vị khác. Chúng tôi rời khỏi Đoàn 400 vào chiều ngày 23/10 và được bổ sung về phân đội 20 trợ chiến. Nhiệm vụ như thế nào chúng tôi không được biết, chỉ theo anh em lính cũ mà đi. Tôi được anh Báo CTV phân công mang một cuộn giấy ép nilon dày cộm và đi theo sau anh.
Một không khí rất khẩn trương và sự chuẩn bị rất chu đáo đang được tiến hành ở khắp các đơn vị. Tân binh có biết gì đâu mà hỏi và có dám hỏi ai? Thằng Dũng cứ lừ lừ ôm khẩu súng và thỉnh thoảng lấy hình vợ ra xem. Thời đó chưa có hình màu chỉ chụp đen trắng rồi tô màu. Nghe bảo nó chỉ mới cưới được hơn 10 ngày thì nhập ngũ và vợ chưa kịp vô thăm thì đã vào chiến trường. Anh T.V.Qúy (Lương Phong – Hiệp Hòa – Hà Bắc) nhập ngũ năm 1974 là b trưởng “quán triệt” không được lấy hình ra xem trước khi ra trận. Nó cụt hứng lấy cái hình bỏ vào ba lô và ôm súng ngồi dưới hầm suy nghĩ viển vông. Dù các đơn vị ta đóng xung quanh nhưng đường 19 không phải lúc nào cũng an toàn. Cả phân đội vượt qua đường 19 từng nhóm nhỏ trên dưới 5 người. Nhóm chưa vượt và nhóm vượt đường xong cảnh giới hỗ trợ cho nhóm vượt đường.
Phía bắc đường 19 địch hầu như vẫn làm chủ và tình trạng bắn tỉa, bắn các loại súng lớn ra mặt đường là chuyện như cơm bữa. Khu vực giữa ngầm Ô Gia Đao và cao điểm 312 là rừng nguyên sinh mật độ cây phủ kín khắp rừng. Chỉ giữa trưa mới có chút ánh nắng lọt qua khe lá. Vượt qua những cánh rừng, những tụ thủy đầy nước sình lầy, đội hình đi trong lặng lẽ. Cảnh dây rừng vướng vào từng người mang vác chừng vài chục ký làm cho người giật lùi lại đằng sau là cảnh tượng chúng tôi ngán ngẩm nhất. Tân binh chưa có kinh nghiệm đi luồn rừng nên bị các dây rừng hành hạ đủ điều. Phía trước đội hình nhiều lần có tiếng cối nổ. Đi sâu vào trong chừng vài trăm mét chúng tôi gặp một chốt của trung đoàn 726. Cả đội hình dừng lại nghỉ ngơi và các cán bộ bàn nhau về một điều gì đó. Một cán bộ tên Mẫn có lẽ cấp chỉ huy Tiểu đoàn trở lên (vì anh Báo gọi là thủ trưởng) ra hiệu cho chúng tôi khẩn trương đi nhanh vào chốt vì sợ địch bắn cối hay DK vào chốt. Anh Báo bảo tôi lấy cuộn giấy đưa cho anh. Thì ra đấy là tấm bản đồ tỉ lệ 1/100.000 của Mỹ. Do đứng gần và nghe các anh trao đổi khi trải tấm bản đồ trên vạt đá để xem. Tôi được biết là chúng tôi đang chờ một đơn vị của trung đoàn 29 đi phục kích một con đường từ trong nội địa đất K chạy giáp tới phía bắc đồn 23. Con đường này chạy dưới chân cao điểm 312 một quãng không xa.
Lát sau, đội hình của anh em 29 đến khoảng 40 người. Lần đầu tiên nhìn mấy ông bộ binh thứ thiệt trông phát khiếp. Mặt mũi, giày dép, râu ria, quần áo … chứng tỏ các anh này lăn lộn chiến trường cũng đã nhiều. Trong lúc chờ hội ý giữa hai bên, anh em chúng tôi có hỏi chuyện và được biết các anh mới được rút từ một chốt và trận này là đi phục kích. Nghe các anh bảo đi phục kích thì đỡ hơn là giáp mặt đánh nhau nên chúng tôi cũng đỡ lo.
Đội hình xuất quân.
Trời càng về chiều rừng càng âm u và tĩnh lặng, cảm giác lành lạnh xuất hiện dù mồ hôi vẫn chảy đều đều và lưng áo ướt đẵm. Bỗng nhiên đội hình dừng lại tản ra hai bên. Chỉ huy e29 vượt lên trước đội hình và đến gặp tốp đi đầu. Một lát sau mệnh lệnh được triển khai. Tôi ở trong nhóm của anh Qúy tổ chức phục ngay sát con đường. Đây là con đường có trên bản đồ và anh em trinh sát phát hiện Pốt dùng con đường này để di chuyển quân và vũ khí. Trên mặt đường chỉ có lằn bánh xe bò, không có dấu vết bánh xe ô tô.
Đội hình triển khai nhanh chóng, bộ phận của chúng tôi có trách nhiệm đón đầu địch với 2 quả Claymore. Anh Quý lò dò từng bước rải sợi dây mìn từ ụ mối dưới gốc cây bằng lăng to ra đến mặt đường. Nhóm chúng tôi bố trí cách đường hơn chục mét, trinh sát bố trí cách mặt đường khoảng 15 m. Khi mọi thứ xong xuôi thì trời sập tối. Mỗi người chuẩn bị cho mình những công sự và tất cả đều im lặng, máy vô tuyến PRC25 ngưng hoạt động. Màn đêm buông xuống rất dễ sợ, xa xa nghe tiếng ễnh ương kêu "ình oàng" mà phát khiếp. Anh Quý và anh Chiến (Đại Đình – Tam Đảo – Vĩnh Phú) bảo mấy đứa tôi “Mấy cậu cứ ngủ đi khi nào cần thì tớ gọi...”. Nhưng may quá cả đêm không thấy ai gọi dậy. Một giấc ngủ ngon lành.
Bum… Bum… Bum… Bum… Hàng loạt tiếng nổ vang lên.
Cả nhóm bừng tỉnh và anh Quý ra hiệu về lại vị trí của mình chờ lệnh. Nghe anh Quý và Anh Thanh nói với nhau chúng tôi biết rằng pháo binh ở ngầm Ô Gia Đao đã bắn. Tiếng nổ rền ấm vang của đạn pháo 105,155 và những tiếng nổ sáng lóe cả một góc trời. Tất cả chúng tôi ngồi chồm dậy như một cái lò xo không ai bảo ai tất cả sẳn sàng. Dù trời chưa sáng hẳn nhưng tôi cũng thấy anh Quý đang lụi cụi kiểm tra công tắc hai quả mìn.
Dứt đợt pháo khoảng 10 phút, cả đội hình nghe tiếng các loại hỏa lực bộ binh nổ vang... rồi lại pháo... cách đội hình chúng tôi khoảng 5 km. Bỗng mắt anh Quý sáng lên, anh lấy tay ấn nhẹ đầu tôi thụt xuống. Tôi nghe tiếng chạy thình thịch của địch... ghé mắt qua khe hở của cây tôi thấy đội hình chúng khoảng 10 thằng đang chạy về hướng súng nổ của e31. Anh Quý vẫn im lặng… những phút giây căng thẳng trôi qua... khoảng 10 phút sau, anh Quý nhìn tôi lần nữa và tay anh nắm chặt contact mìn, ra hiệu chuẩn bị... tôi đưa súng về phía trước... chuẩn bị... Mìn ở hướng bộ binh nổ lóe sáng và tiếng đạn của anh em bắn giòn, nhưng anh Quý vẫn bình tĩnh...
Liên tiếp nhiều tiếng nổ cùng một lúc… ánh lửa lóe lên ở hướng anh em 29. Mìn ở hướng chính đã nổ và tiếng đạn của anh em bắn giòn. Tôi và thằng Đợi hai tay run bần bật, răng miệng đánh lập cập nhìn anh Quý và nhìn ra đường nhìn thấy chúng ở phía trước.
Một tiếng nổ và một ánh chớp… trời đất như tối lại. Xung quanh tôi các anh lính cũ đã nổ súng. Tôi đang choáng váng không biết điều gì xảy ra thì nghe có tiếng ai nói “sao mầy không bắn, bắn đi”. Tôi định thần mở khóa và bóp cò… những làn đạn đầu tiên của đời lính đã nổ bay về hướng mấy thằng Pốt. Trong lúc súng nổ rung trời chúng tôi còn nghe cả tiếng kêu thất thanh của bọn chúng. Ở hướng anh em 29 có nghe chúng bắn lại nhưng không đáng kể. Khi thấy anh Quý ôm súng nhào ra đường và tiếng súng của ta nổ rộ sát bên (do anh em 29 vận động ra đường) chúng tôi cũng chạy theo anh.
Được vài bước thì tôi vấp ngay cái gì phía trước làm tôi té nhào... thì ra 2 thằng địch mặt còn non choẹt đang nằm chồng lên nhau, trước vị trí quả mìn khoảng 2 mét, mình chúng bê bết máu... Tôi hoảng quá chạy ra đường theo anh em. Khốn nạn cho hai thằng Pốt con lãnh trọn quả mìn của anh Quý. Vùng lưng và bụng của chúng nát bét như miếng thịt nhầy.
Trời sáng hẳn và chúng ta thu quân giữa trận địa còn bụi mù thuốc súng, chúng tôi thấy anh em 29 lỉnh kỉnh mang súng ống thu của địch. Phía sau có mấy cái cáng của anh em mình. Gần 20 tên địch bỏ mạng tại trận địa. Ta tổn thất 5: 2 hy sinh và 3 bị thương, trong đó có một anh khá nặng.
Súng ta vẫn nổ mạnh trên hướng e31, pháo binh lúc này vẫn bắn chi viện liên tục và tiếng phản công của địch cũng dữ dội (tiếng đạn bắn ngược chiều). Trên đường rút về nhận được lệnh của trên khẩn trương vận động nhanh ra đường 19 nhận nhiệm vụ mới...
Tiếng súng hướng e31 càng lúc bắn càng mạnh, pháo binh từ ngầm Ô Gia Đao và từ căn cứ Đức Cơ vẫn liên tục bắn ...
…………………………………………� �…………………………………..
Bản đồ UTM tỉ lệ 1/100.000 của khu vực này có ký hiệu là Lxxxx. Trong thời gian này chúng ta chỉ làm chủ trong một phạm vi rất hẹp, nếu tính từ Biên giới thì vào sâu đất K chừng 10km. Điểm mốc ngầm Ô Gia Đao đến Phum Sam Nhom nằm ở phía Nam đường 19.
_________
Xin góp với anh em tình hình địch khu vực Ô Gia Đao thời đó.
+ Về lực lượng: Chúng triển khai khu vực này 2 trung đoàn chủ lực (phiên hiệu chúng tôi không biết) và một số đơn vị địa phương. Một trung đoàn ở phía Bắc đường 19. Đơn vị này rải từ phía Bắc đường Công hương về đến Đồn 23 BP của ta. Đây chính là đơn vị gây khó khăn nhất cho ta trong việc gài mìn cũng như phục kích cắt đường 19 thời gian trước tháng 10/1978.
(Xin vẽ đường cánh cung màu xanh từ bình độ phía Bắc đường 19 phía trên phum Pou nay về đến ngầm Ô Gia Đao Phum Kampa Du (1)).
Trung đoàn thứ 2 đóng ở khu vực Xa – Xb và khu công xã 200 nhà có nhiệm vụ chận đánh các cuộc tấn công của ta theo đường 19 (cánh cung từ đường 19 giữa hai phum Sam Nhai và Phum Kachut trên bản đồ dọc theo đường Công hương)
Phum Pou Nay có thời gian là sở chỉ huy (không rõ là cấp trung đoàn hay sư đoàn) của Pốt. Khi ta làm chủ khu vục này thì hầm hố trận địa của địch còn kiên cố vững chắc. Nơi đây Pốt có trận địa cối 120 ly.
Phần lớn lực lượng của ta bố trí ở nam đường 19. Phía bắc chỉ có các chốt phòng ngự của các đơn vị.
+ Về lực lượng: Chúng triển khai khu vực này 2 trung đoàn chủ lực (phiên hiệu chúng tôi không biết) và một số đơn vị địa phương. Một trung đoàn ở phía Bắc đường 19. Đơn vị này rải từ phía Bắc đường Công hương về đến Đồn 23 BP của ta. Đây chính là đơn vị gây khó khăn nhất cho ta trong việc gài mìn cũng như phục kích cắt đường 19 thời gian trước tháng 10/1978.
(Xin vẽ đường cánh cung màu xanh từ bình độ phía Bắc đường 19 phía trên phum Pou nay về đến ngầm Ô Gia Đao Phum Kampa Du (1)).
Trung đoàn thứ 2 đóng ở khu vực Xa – Xb và khu công xã 200 nhà có nhiệm vụ chận đánh các cuộc tấn công của ta theo đường 19 (cánh cung từ đường 19 giữa hai phum Sam Nhai và Phum Kachut trên bản đồ dọc theo đường Công hương)
Phum Pou Nay có thời gian là sở chỉ huy (không rõ là cấp trung đoàn hay sư đoàn) của Pốt. Khi ta làm chủ khu vục này thì hầm hố trận địa của địch còn kiên cố vững chắc. Nơi đây Pốt có trận địa cối 120 ly.
Phần lớn lực lượng của ta bố trí ở nam đường 19. Phía bắc chỉ có các chốt phòng ngự của các đơn vị.
TRẬN RỪNG DẦU.
Theo trục đường 19 nối dài sâu vào đất K khoảng 10km. Phía Bắc đường 19 khoảng 3km. Lực lượng tấn công: dBB1 Đoàn 400.
Chỉ huy trận đánh: Trung úy Nguyễn Viết Nam.
Chốt này của địch nằm phía bắc cao điểm 312 cách đường 19 khoảng 3 km.
Đây là trận đánh mà có sự chuẩn bị khá chu đáo. Trinh sát của ta tổ chức trinh sát 3 lần. Đoàn 400 đã tổ chức lên kế hoạch tác chiến trên sa bàn và giao cho toàn bộ dBB1 nhiệm vụ chốt này của địch. Chốt của địch nằm giữa một khu rừng dầu bằng phẳng với quân số khoảng 100 tên. Công sự của chúng rất sơ sài. Chúng có hơn 30 hầm nhỏ, có những chiếc hầm chúng dùng cây chuối rừng, câu dầu bằng bắp chân lát phía trên và đắp khoảng 1m đất lên phía trên. Đây là chốt có cao điểm 312 hỗ trợ nhưng sau khi trung đoàn 31 đánh dứt điểm 312 thì chúng bị mất điểm tựa. Qua công tác nắm tình hình địch, thì chúng dùng nơi này để tỏa quân đi các nơi đánh phá ta. Xung quanh chốt đường đi ngang dọc như bàn cờ, mũi trinh sát của Đoàn 400 và phân đội 20 do anh Hải chỉ huy, đã bám theo một trong những con đường mòn này ra đến gần đường 19. Trong chuyến đi địa hình lần cuối cùng, từ một ngọn đồi cách chốt của địch chừng vài trăm mét. Trung úy Nguyễn Viết Nam ra lệnh cho dBB1 xuất kích từ căn cứ của ta phía Nam đường 19 lúc 14 giờ do D phó Trần Thìn chỉ huy. Sau khi vượt đường 19 sẽ có lực lượng đón nhằm đưa đội hình vượt qua các chốt nhỏ lẻ của địch.
Cơn mưa chiều bất chợt làm cho sự di chuyển của đội hình bị khựng lại so với dự kiến. Vượt qua những trở ngại về địa hình, toàn bộ đội hình tập kết tại một vị trí cách chốt của địch khoảng 400 – 500m đúng với thời gian quy định. Trời về xế chiều rất nhanh, sau khi ổn định thì nhiều chỗ trong rừng ánh sáng đã yếu và bắt đấu tối. Do ở ngoài bìa rừng cảnh giới nên trời vẫn còn sáng. Chúng tôi phát hiện có hai toán địch trở về chốt của chúng từ hai hướng. Mỗi nhóm chừng hơn chục tên với xung lực khá mạnh gồm B40 và B41. Chúng về chốt và nổi lửa nấu cơm. Anh Thảo (lính 1974 người Thanh Hóa hy sinh khi vượt sông Srepok) B phó phụ trách trinh sát của tiểu đoàn bắt đầu dẫn c1 vào vị trí đầu tiên như đã được phân công. Khổ nhất là đội hình của c2 cùng với khẩu đội cối 82 do bố trí ở sườn trái nên phải vòng qua một khu bãi tráng. Theo lệnh của chỉ huy tiểu đoàn và phương án được thông qua thì vị trí lót quân của ta chỉ cách địch chừng 200m. Sau đó lợi dụng trời tối sẽ phát triển dần. Lực lượng bám địch tiền tiêu cố gắng bám địch gần hơn (nhóm thằng Hùng Mập cách địch chưa tới 100m).
Triển khai đội hình: cBB1: chính diện + Khẩu đội 12,7; cBB2 sườn trái + Khẩu đội cối 82; cBB3 sườn phải + khẩu đội DKZ (ba khẩu đội này chính là đại đội hỏa lực của d) lực lượng trinh sát có trách nhiệm đánh đón lỏng cách trận địa địch 400m tránh tầm pháo 105 của ta.
Ban đêm khoảng 9 giờ, trời mưa nặng hạt, sấm chớp sáng trời, cả đội hình nằm im không động tĩnh. Anh em bộ binh nhìn chung vẫn ngủ và tổ chức gác theo nhóm 3 người. Tội nghiệp cho mấy anh lính cũ gác cho đám tân binh chúng tôi ngủ. Vì để chúng tôi gác thì mấy anh không an tâm.
Bất chợt… tôi nhìn thấy Thủ trưởng Nam nhoài người ra khỏi công sự và tay cầm cái tổ hợp PRC25 của anh Hoài và thằng Quang (Quang be dân Tuy Hòa).
Theo trục đường 19 nối dài sâu vào đất K khoảng 10km. Phía Bắc đường 19 khoảng 3km. Lực lượng tấn công: dBB1 Đoàn 400.
Chỉ huy trận đánh: Trung úy Nguyễn Viết Nam.
Chốt này của địch nằm phía bắc cao điểm 312 cách đường 19 khoảng 3 km.
Đây là trận đánh mà có sự chuẩn bị khá chu đáo. Trinh sát của ta tổ chức trinh sát 3 lần. Đoàn 400 đã tổ chức lên kế hoạch tác chiến trên sa bàn và giao cho toàn bộ dBB1 nhiệm vụ chốt này của địch. Chốt của địch nằm giữa một khu rừng dầu bằng phẳng với quân số khoảng 100 tên. Công sự của chúng rất sơ sài. Chúng có hơn 30 hầm nhỏ, có những chiếc hầm chúng dùng cây chuối rừng, câu dầu bằng bắp chân lát phía trên và đắp khoảng 1m đất lên phía trên. Đây là chốt có cao điểm 312 hỗ trợ nhưng sau khi trung đoàn 31 đánh dứt điểm 312 thì chúng bị mất điểm tựa. Qua công tác nắm tình hình địch, thì chúng dùng nơi này để tỏa quân đi các nơi đánh phá ta. Xung quanh chốt đường đi ngang dọc như bàn cờ, mũi trinh sát của Đoàn 400 và phân đội 20 do anh Hải chỉ huy, đã bám theo một trong những con đường mòn này ra đến gần đường 19. Trong chuyến đi địa hình lần cuối cùng, từ một ngọn đồi cách chốt của địch chừng vài trăm mét. Trung úy Nguyễn Viết Nam ra lệnh cho dBB1 xuất kích từ căn cứ của ta phía Nam đường 19 lúc 14 giờ do D phó Trần Thìn chỉ huy. Sau khi vượt đường 19 sẽ có lực lượng đón nhằm đưa đội hình vượt qua các chốt nhỏ lẻ của địch.
Cơn mưa chiều bất chợt làm cho sự di chuyển của đội hình bị khựng lại so với dự kiến. Vượt qua những trở ngại về địa hình, toàn bộ đội hình tập kết tại một vị trí cách chốt của địch khoảng 400 – 500m đúng với thời gian quy định. Trời về xế chiều rất nhanh, sau khi ổn định thì nhiều chỗ trong rừng ánh sáng đã yếu và bắt đấu tối. Do ở ngoài bìa rừng cảnh giới nên trời vẫn còn sáng. Chúng tôi phát hiện có hai toán địch trở về chốt của chúng từ hai hướng. Mỗi nhóm chừng hơn chục tên với xung lực khá mạnh gồm B40 và B41. Chúng về chốt và nổi lửa nấu cơm. Anh Thảo (lính 1974 người Thanh Hóa hy sinh khi vượt sông Srepok) B phó phụ trách trinh sát của tiểu đoàn bắt đầu dẫn c1 vào vị trí đầu tiên như đã được phân công. Khổ nhất là đội hình của c2 cùng với khẩu đội cối 82 do bố trí ở sườn trái nên phải vòng qua một khu bãi tráng. Theo lệnh của chỉ huy tiểu đoàn và phương án được thông qua thì vị trí lót quân của ta chỉ cách địch chừng 200m. Sau đó lợi dụng trời tối sẽ phát triển dần. Lực lượng bám địch tiền tiêu cố gắng bám địch gần hơn (nhóm thằng Hùng Mập cách địch chưa tới 100m).
Triển khai đội hình: cBB1: chính diện + Khẩu đội 12,7; cBB2 sườn trái + Khẩu đội cối 82; cBB3 sườn phải + khẩu đội DKZ (ba khẩu đội này chính là đại đội hỏa lực của d) lực lượng trinh sát có trách nhiệm đánh đón lỏng cách trận địa địch 400m tránh tầm pháo 105 của ta.
Ban đêm khoảng 9 giờ, trời mưa nặng hạt, sấm chớp sáng trời, cả đội hình nằm im không động tĩnh. Anh em bộ binh nhìn chung vẫn ngủ và tổ chức gác theo nhóm 3 người. Tội nghiệp cho mấy anh lính cũ gác cho đám tân binh chúng tôi ngủ. Vì để chúng tôi gác thì mấy anh không an tâm.
Bất chợt… tôi nhìn thấy Thủ trưởng Nam nhoài người ra khỏi công sự và tay cầm cái tổ hợp PRC25 của anh Hoài và thằng Quang (Quang be dân Tuy Hòa).
Bùm… Bùm… Bùm…… Ầm… Ầm…..
Pháo binh ngầm Ô Gia Đao phát hỏa 3 quả…. Ngưng một lát tôi nghe tiếng đầu nòng của pháo bắn liên tục. Những chùm tiếng nổ ngay trước đội hình.
Chúng tôi nghe rất rõ những tiếng động trong chốt của chúng. Chúng dùng hỏa lực bắn ra tất cả các hướng. Cối và DK của chúng nổ đầu tiên. Nhiều quả đạn cối rớt sau đội hình của ta. Mũi nổ súng đầu tiên là trên hướng c3 của anh Thành với nhiều tiếng DKZ nổ. Địch dùng cối 82 (có lẽ 3 khẩu) đánh về hướng c3... Từ phía sau đội hình c1 thủ trưởng Nam liên tục dùng máy chỉ huy các đơn vị 10 - 110! 20 - 110! 30 - 110 liên tục vang lên giữa trận địa ầm ầm tiếng súng. Rồi Vĩnh Kim 17! Vĩnh Kim 17! không ngớt… Pháo binh liên tục bắn vào trận địa địch sau tiếng gọi Vĩnh Kim 17!. Một chiến sĩ trên hướng này bị thương vào đùi do bị miểng pháo.
Dứt đợt pháo này, cả đội hình tấn công... súng nổ vang trời… Trên hướng c1 ta chiếm được hầm địch đầu tiên, nhưng bị đánh bật ra do chúng bắn cối 82 vào mũi này quá rát... địch dùng hỏa lực cá nhân (chủ yếu b40, b41) đánh trả quyết liệt hướng c1... Thằng Huấn (Huấn lé) tay cầm nòng cối 6 chạy về phía sau đội hình. Những quả đạn cối 6 lúc lắc trong cái gùi tre trên lưng của nó. Đạn nổ phía trước mặt c1 khá dày (sau này chúng tôi được biết cối của ta cũng bắn hỗ trợ cho hướng c1 gần 30 quả). Tận dụng cơ hội này c1 đã chiếm được 4 căn hầm của địch. Khẩu 12,7 quạt thẳng vào trận địa địch. Khẩu cối 60 của thằng Huấn đã bị anh Siêu (anh em hay gọi là Ô Mã Siêu người Ứng Hòa – Hà Sơn Bình) chận lấy và liên tục đặt cối trên cái đế dép cao su bắn ứng dụng. Thằng Huấn và thằng Quang (Hòa Xuân – Tuy Hòa) chỉ việc thò tay ra sau gùi, lấy đạn đưa cho anh Siêu. Khi vào đến khu trung tâm của địch, thằng Huấn lé thấy một thằng Pốt đang chổng mông nằm ngay miệng hầm. Nó tiện chân đá một cái thằng Pốt rớt xuống miệng hầm. Pốt bị miểng pháo tiện một đường ngay cổ.
Đang theo chân anh em c1 đánh vào khu trung tâm, tôi nhận ra chính trị viên phó d1 Hiệp (Hiệp mướp) chỉ huy cánh c2, với cái khăn da bò cột quấn ngang đầu, xách khẩu AK đốc thúc bộ đội đánh mạnh vào chốt địch. Giữa tiếng súng nổ rên vang chúng tôi nghe rõ giọng của thủ trưởng ”Địch có cái đ.. e.. o.. gì mà không dám lên!” Miệng la, người lẩn vào các cây dầu Khộp vừa bắn vừa phất tay cho anh em tiến lên. Có lẽ tập trung hỏa lực cho c1 nên khi bị c2 đánh thốc mạnh quá, địch trên hướng c2 giảm sức kháng cự và địch bị vỡ trận trên hướng này…
Ta đã đoán sai hướng chạy của địch, vì hướng đón lỏng là bãi mìn của địch. Mũi đón lỏng không phát huy tác dụng, chỉ diệt được 2 tên tháo chạy.
Hầu hết lực lượng địch bị tiêu diệt do pháo là nhiều. Rất nhiều tên Pốt đang trong tư thế chuẩn bị vọt khỏi hầm để chạy thì bị trúng đạn. Ta thu 1 khẩu cối 82 và nhiều B40, B41. Lần đầu tiên trong đời lính, chúng tôi chứng kiến xác định chết nằm rải rác với nhiều tư thế. Giữa lúc pháo bắn và bộ binh ta tấn công không hiểu sao địch còn có thể lôi xác đồng bọn rời khỏi trận địa. Những đường kéo xác đầy máu ngang dọc giữa trận địa.
Trên đường rút về, một lực lượng có lẽ là chi viện của chúng đánh cắt ngang đội hình. cBB2 triển khai đội hình nổ súng.
Sau ngày đánh dứt điểm đồi 312 của trung đoàn 31. Ta mạnh dạn triển khai các trận đánh ở phía Bắc đường 19. Mục tiêu của các trận đánh cấp tiểu đoàn để phá vỡ thế trận đeo bám mặt đường 19 của địch. Nhiều trận đánh trong cuối tháng 10 và đầu tháng 11 ở cả phía Bắc và Nam đường 19 là sự chuẩn bị địa bàn cho cuộc tổng tiến công sau này.
Pháo binh ngầm Ô Gia Đao phát hỏa 3 quả…. Ngưng một lát tôi nghe tiếng đầu nòng của pháo bắn liên tục. Những chùm tiếng nổ ngay trước đội hình.
Chúng tôi nghe rất rõ những tiếng động trong chốt của chúng. Chúng dùng hỏa lực bắn ra tất cả các hướng. Cối và DK của chúng nổ đầu tiên. Nhiều quả đạn cối rớt sau đội hình của ta. Mũi nổ súng đầu tiên là trên hướng c3 của anh Thành với nhiều tiếng DKZ nổ. Địch dùng cối 82 (có lẽ 3 khẩu) đánh về hướng c3... Từ phía sau đội hình c1 thủ trưởng Nam liên tục dùng máy chỉ huy các đơn vị 10 - 110! 20 - 110! 30 - 110 liên tục vang lên giữa trận địa ầm ầm tiếng súng. Rồi Vĩnh Kim 17! Vĩnh Kim 17! không ngớt… Pháo binh liên tục bắn vào trận địa địch sau tiếng gọi Vĩnh Kim 17!. Một chiến sĩ trên hướng này bị thương vào đùi do bị miểng pháo.
Dứt đợt pháo này, cả đội hình tấn công... súng nổ vang trời… Trên hướng c1 ta chiếm được hầm địch đầu tiên, nhưng bị đánh bật ra do chúng bắn cối 82 vào mũi này quá rát... địch dùng hỏa lực cá nhân (chủ yếu b40, b41) đánh trả quyết liệt hướng c1... Thằng Huấn (Huấn lé) tay cầm nòng cối 6 chạy về phía sau đội hình. Những quả đạn cối 6 lúc lắc trong cái gùi tre trên lưng của nó. Đạn nổ phía trước mặt c1 khá dày (sau này chúng tôi được biết cối của ta cũng bắn hỗ trợ cho hướng c1 gần 30 quả). Tận dụng cơ hội này c1 đã chiếm được 4 căn hầm của địch. Khẩu 12,7 quạt thẳng vào trận địa địch. Khẩu cối 60 của thằng Huấn đã bị anh Siêu (anh em hay gọi là Ô Mã Siêu người Ứng Hòa – Hà Sơn Bình) chận lấy và liên tục đặt cối trên cái đế dép cao su bắn ứng dụng. Thằng Huấn và thằng Quang (Hòa Xuân – Tuy Hòa) chỉ việc thò tay ra sau gùi, lấy đạn đưa cho anh Siêu. Khi vào đến khu trung tâm của địch, thằng Huấn lé thấy một thằng Pốt đang chổng mông nằm ngay miệng hầm. Nó tiện chân đá một cái thằng Pốt rớt xuống miệng hầm. Pốt bị miểng pháo tiện một đường ngay cổ.
Đang theo chân anh em c1 đánh vào khu trung tâm, tôi nhận ra chính trị viên phó d1 Hiệp (Hiệp mướp) chỉ huy cánh c2, với cái khăn da bò cột quấn ngang đầu, xách khẩu AK đốc thúc bộ đội đánh mạnh vào chốt địch. Giữa tiếng súng nổ rên vang chúng tôi nghe rõ giọng của thủ trưởng ”Địch có cái đ.. e.. o.. gì mà không dám lên!” Miệng la, người lẩn vào các cây dầu Khộp vừa bắn vừa phất tay cho anh em tiến lên. Có lẽ tập trung hỏa lực cho c1 nên khi bị c2 đánh thốc mạnh quá, địch trên hướng c2 giảm sức kháng cự và địch bị vỡ trận trên hướng này…
Ta đã đoán sai hướng chạy của địch, vì hướng đón lỏng là bãi mìn của địch. Mũi đón lỏng không phát huy tác dụng, chỉ diệt được 2 tên tháo chạy.
Hầu hết lực lượng địch bị tiêu diệt do pháo là nhiều. Rất nhiều tên Pốt đang trong tư thế chuẩn bị vọt khỏi hầm để chạy thì bị trúng đạn. Ta thu 1 khẩu cối 82 và nhiều B40, B41. Lần đầu tiên trong đời lính, chúng tôi chứng kiến xác định chết nằm rải rác với nhiều tư thế. Giữa lúc pháo bắn và bộ binh ta tấn công không hiểu sao địch còn có thể lôi xác đồng bọn rời khỏi trận địa. Những đường kéo xác đầy máu ngang dọc giữa trận địa.
Trên đường rút về, một lực lượng có lẽ là chi viện của chúng đánh cắt ngang đội hình. cBB2 triển khai đội hình nổ súng.
Sau ngày đánh dứt điểm đồi 312 của trung đoàn 31. Ta mạnh dạn triển khai các trận đánh ở phía Bắc đường 19. Mục tiêu của các trận đánh cấp tiểu đoàn để phá vỡ thế trận đeo bám mặt đường 19 của địch. Nhiều trận đánh trong cuối tháng 10 và đầu tháng 11 ở cả phía Bắc và Nam đường 19 là sự chuẩn bị địa bàn cho cuộc tổng tiến công sau này.
TRẬN ĐÁNH BÃI LẦY PHÍA NAM ĐƯỜNG 19.
Khu vực này năm trong khu vực mang tên Xa – Xb. Vào đầu mùa mưa năm tháng 5 – 6/ 1978 các đơn vị của Quân khu đều có tham gia các trận đánh ở đây. Khi lớp tân binh của chúng tôi được bổ sung vào Đoàn 400 thì có nghe các anh em lính cũ kể lại. Đây là khu công xã của chúng và có một căn cứ lớn đóng quanh khu này. Vì vậy, việc đánh giải tỏa ở thời gian đầu là cực kỳ khó khăn. Khi các đơn vị độc lập của Quân khu vừa mới chiếm được các vị trí thì ta và địch giành nhau từng tấc đất một. Sau khi có lệnh thành lập hai sư đoàn 307 và 309 với sức mạnh tập trung thì tình hình mới có sự chuyển biến... Khi chuẩn bị cho chiến dịch tổng tấn công thì chúng tôi mới hiểu rằng việc đánh chiếm các cao điểm phía Bắc đường 19 và đánh bức các căn cứ phía Nam đường 19 thực chất là bước chuẩn bị bàn đạp cho chiến dịch. Trận đánh khu bãi lầy nhằm mở các trận địa pháo của Quân khu. Chính các trận địa pháo mới mở sau tháng 10/ 1978 đã hỗ trợ rất hiệu quả cho lực lượng bộ binh. Sau trận đánh rừng dầu, toàn bộ phân đội 20 đều dồn sức cho việc thực địa nắm tình hình địch. Địa hình nơi đây vốn là khu sản xuất của Pốt nên không có gì là hiểm trở như phía Bắc đường 19. Điều khó khăn và bất lợi cho ta là vùng này trũng, ngập nước. Rừng toàn bộ là rừng rậm nguyên sinh khó di chuyển. Xung quanh các bãi lầy cây ô rô với gai nhọn hoắt dài cỡ 20cm dày đặc, chỉ cần sơ hở là đâm vào mắt vào mặt khi luồn lách đi ban đêm.
Bộ phận nắm tình hình có khi phải ngâm mình dưới nước cả ngày, theo dõi lực lượng chúng đóng quân quanh các hồ nước. Anh em chúng tôi phải chịu muỗi chích, đỉa đeo, có con cắn no gỡ ra to bằng cán rựa, cân lên cũng khoảng 2 lạng. Khi chúng tôi tiếp cận địa hình, một toán địch mới đến đóng chốt, cản đường chúng tôi trở về đơn vị (vô tình bị chúng bao vây) coi như mất liên lạc với nhà. Bộ phận thông tin đành phải gói máy PRC25 vào bao ni lông chôn xuống đất, theo chúng tôi xuống hồ chứ đâu ở trên bờ được nữa.
Ban đêm phân công bộ phận theo dõi địch, nắm chính xác nơi nào địch nhiều, địch ít, để tìm nơi sơ hở thoát vòng vây. Phần bị đói và bị mất máu do đỉa, nhiều anh em có triệu chứng muốn xỉu và lên sốt. Điều mà các anh chỉ huy quan tâm nhất lúc này là tìm cách xác định chính xác nơi chúng bố trí ít quân, tìm cách thoát ra. Một cán bộ B cùng với vài anh em khác là người vượt đầu tiên mở đường, sau đó cả đội hình lên bờ an toàn. Đang chờ vượt tiếp thì gặp một nhóm địch, cả đội hình nằm im chuẩn bị… Chúng đi lại, hút thuốc coi như không có gì. Gần sáng chúng tôi tiếp tục vượt qua đội hình của chúng, tôi đi cùng nhóm với anh Thực (lính 1974 quê Cao Bằng), vượt qua mặt địch chỉ cách 2 thằng Pốt đang ngủ gật khoảng 5m... âm thầm và lặng lẽ trong không khí nghẹt thở...
Sau khi vượt qua được khu có địch chừng vài km, thì anh em bắt liên lạc và gom quân. Mọi việc xong xuôi thì trời tờ mờ sáng, cả đội hình dừng lại nghỉ ngơi. Mọi người ai cũng mệt lả, đói, căng thẳng… Các anh chỉ huy xác định vị trí chúng tôi đang ở cách đường 19 khoảng 6 km. Nhưng nếu cắt ra đoạn đường 19 do ta làm chủ thì trên dưới 10km… anh em không ai nói với ai lời nào... suy tư tính toán… cuối cùng anh em hạ quyết tâm vượt mọi khó khăn để về đơn vị… thay phiên nhau đi đầu... dìu bạn vượt qua các bình độ và bãi lầy… Mặt trời đứng bóng chúng tôi cách đường 19 khoảng 500m. Dù biết là đã gần ra đến đường 19 nhưng hầu như không ai bước nỗi nữa, tản ra nằm la liệt dưới những gốc cây dầu Khộp to. Nhìn kỹ lại đội hình thì chỉ còn 6 anh em là có khả năng còn sức, bám ra mặt đường 19 để bắt liên lạc với các đơn vị của ta. Lực lượng còn lại khoảng hơn 10 người bám vào địa hình và chuẩn bị mọi tình huống xấu. Lại băng rừng trong căng thẳng, mệt và đuối sức...
Đang căng thẳng từng phút cố bám ra đường 19 chúng tôi nghe tiếng động, anh em dừng lại quan sát… xác định là một bộ phận đi tuần theo đường của anh em e31 do trong nhóm phát hiện ra người quen cùng đợt quân. Đợi cho anh em qua khỏi, cả nhóm tản ra đường ở khoảng cách xa và la lớn để anh em đơn vị bạn nhận ra là quân mình.
Phía bên kia cũng nhanh chóng tản vào các gốc cây to la lớn “đơn vị nào? đơn vị nào?...". Anh em đơn vị bạn nhận ra chúng tôi, cả hai bên cùng tiến lại với nhau. Sau khi nghe chúng tôi nói còn một số anh em phía trước nữa, các đồng đội e31 khẩn trương vận động theo trục đường, mang theo võng và thuốc tây, lương khô lên tiếp tế, giúp đỡ anh em còn nằm lại về chốt của đơn vị bạn. Mọi người cùng thở phào nhẹ nhõm khi chúng tôi về đến đơn vị. Bất cứ tình huống xấu nào xảy ra đối với bộ phận chúng tôi, thì ý đồ tấn công của đơn vị hầu như là bị lộ. Ngày hôm sau số anh em còn khỏe lại tiếp tục lên đường có bổ sung thêm lực lượng và có một sĩ quan tham mưu của Đoàn đi theo.
Cuộc hành trình mới lại bắt đầu với những cuộc lội suối, băng rừng…
Khu vực này năm trong khu vực mang tên Xa – Xb. Vào đầu mùa mưa năm tháng 5 – 6/ 1978 các đơn vị của Quân khu đều có tham gia các trận đánh ở đây. Khi lớp tân binh của chúng tôi được bổ sung vào Đoàn 400 thì có nghe các anh em lính cũ kể lại. Đây là khu công xã của chúng và có một căn cứ lớn đóng quanh khu này. Vì vậy, việc đánh giải tỏa ở thời gian đầu là cực kỳ khó khăn. Khi các đơn vị độc lập của Quân khu vừa mới chiếm được các vị trí thì ta và địch giành nhau từng tấc đất một. Sau khi có lệnh thành lập hai sư đoàn 307 và 309 với sức mạnh tập trung thì tình hình mới có sự chuyển biến... Khi chuẩn bị cho chiến dịch tổng tấn công thì chúng tôi mới hiểu rằng việc đánh chiếm các cao điểm phía Bắc đường 19 và đánh bức các căn cứ phía Nam đường 19 thực chất là bước chuẩn bị bàn đạp cho chiến dịch. Trận đánh khu bãi lầy nhằm mở các trận địa pháo của Quân khu. Chính các trận địa pháo mới mở sau tháng 10/ 1978 đã hỗ trợ rất hiệu quả cho lực lượng bộ binh. Sau trận đánh rừng dầu, toàn bộ phân đội 20 đều dồn sức cho việc thực địa nắm tình hình địch. Địa hình nơi đây vốn là khu sản xuất của Pốt nên không có gì là hiểm trở như phía Bắc đường 19. Điều khó khăn và bất lợi cho ta là vùng này trũng, ngập nước. Rừng toàn bộ là rừng rậm nguyên sinh khó di chuyển. Xung quanh các bãi lầy cây ô rô với gai nhọn hoắt dài cỡ 20cm dày đặc, chỉ cần sơ hở là đâm vào mắt vào mặt khi luồn lách đi ban đêm.
Bộ phận nắm tình hình có khi phải ngâm mình dưới nước cả ngày, theo dõi lực lượng chúng đóng quân quanh các hồ nước. Anh em chúng tôi phải chịu muỗi chích, đỉa đeo, có con cắn no gỡ ra to bằng cán rựa, cân lên cũng khoảng 2 lạng. Khi chúng tôi tiếp cận địa hình, một toán địch mới đến đóng chốt, cản đường chúng tôi trở về đơn vị (vô tình bị chúng bao vây) coi như mất liên lạc với nhà. Bộ phận thông tin đành phải gói máy PRC25 vào bao ni lông chôn xuống đất, theo chúng tôi xuống hồ chứ đâu ở trên bờ được nữa.
Ban đêm phân công bộ phận theo dõi địch, nắm chính xác nơi nào địch nhiều, địch ít, để tìm nơi sơ hở thoát vòng vây. Phần bị đói và bị mất máu do đỉa, nhiều anh em có triệu chứng muốn xỉu và lên sốt. Điều mà các anh chỉ huy quan tâm nhất lúc này là tìm cách xác định chính xác nơi chúng bố trí ít quân, tìm cách thoát ra. Một cán bộ B cùng với vài anh em khác là người vượt đầu tiên mở đường, sau đó cả đội hình lên bờ an toàn. Đang chờ vượt tiếp thì gặp một nhóm địch, cả đội hình nằm im chuẩn bị… Chúng đi lại, hút thuốc coi như không có gì. Gần sáng chúng tôi tiếp tục vượt qua đội hình của chúng, tôi đi cùng nhóm với anh Thực (lính 1974 quê Cao Bằng), vượt qua mặt địch chỉ cách 2 thằng Pốt đang ngủ gật khoảng 5m... âm thầm và lặng lẽ trong không khí nghẹt thở...
Sau khi vượt qua được khu có địch chừng vài km, thì anh em bắt liên lạc và gom quân. Mọi việc xong xuôi thì trời tờ mờ sáng, cả đội hình dừng lại nghỉ ngơi. Mọi người ai cũng mệt lả, đói, căng thẳng… Các anh chỉ huy xác định vị trí chúng tôi đang ở cách đường 19 khoảng 6 km. Nhưng nếu cắt ra đoạn đường 19 do ta làm chủ thì trên dưới 10km… anh em không ai nói với ai lời nào... suy tư tính toán… cuối cùng anh em hạ quyết tâm vượt mọi khó khăn để về đơn vị… thay phiên nhau đi đầu... dìu bạn vượt qua các bình độ và bãi lầy… Mặt trời đứng bóng chúng tôi cách đường 19 khoảng 500m. Dù biết là đã gần ra đến đường 19 nhưng hầu như không ai bước nỗi nữa, tản ra nằm la liệt dưới những gốc cây dầu Khộp to. Nhìn kỹ lại đội hình thì chỉ còn 6 anh em là có khả năng còn sức, bám ra mặt đường 19 để bắt liên lạc với các đơn vị của ta. Lực lượng còn lại khoảng hơn 10 người bám vào địa hình và chuẩn bị mọi tình huống xấu. Lại băng rừng trong căng thẳng, mệt và đuối sức...
Đang căng thẳng từng phút cố bám ra đường 19 chúng tôi nghe tiếng động, anh em dừng lại quan sát… xác định là một bộ phận đi tuần theo đường của anh em e31 do trong nhóm phát hiện ra người quen cùng đợt quân. Đợi cho anh em qua khỏi, cả nhóm tản ra đường ở khoảng cách xa và la lớn để anh em đơn vị bạn nhận ra là quân mình.
Phía bên kia cũng nhanh chóng tản vào các gốc cây to la lớn “đơn vị nào? đơn vị nào?...". Anh em đơn vị bạn nhận ra chúng tôi, cả hai bên cùng tiến lại với nhau. Sau khi nghe chúng tôi nói còn một số anh em phía trước nữa, các đồng đội e31 khẩn trương vận động theo trục đường, mang theo võng và thuốc tây, lương khô lên tiếp tế, giúp đỡ anh em còn nằm lại về chốt của đơn vị bạn. Mọi người cùng thở phào nhẹ nhõm khi chúng tôi về đến đơn vị. Bất cứ tình huống xấu nào xảy ra đối với bộ phận chúng tôi, thì ý đồ tấn công của đơn vị hầu như là bị lộ. Ngày hôm sau số anh em còn khỏe lại tiếp tục lên đường có bổ sung thêm lực lượng và có một sĩ quan tham mưu của Đoàn đi theo.
Cuộc hành trình mới lại bắt đầu với những cuộc lội suối, băng rừng…
CHUẨN BỊ ĐỊA HÌNH.
Từ kinh nghiệm của lần đi địa hình trước ta đã bị thụ động trong cách giải quyết các tình huống. Một điều cũng cần nhìn nhận là thời điểm đó lực lượng của ta gần như trải đều trên một địa bàn vừa rộng vừa hẹp. Khoảng cách đóng cứ của các đơn vị là rất gần, nhưng địa bàn phụ trách của từng đơn vị thì lại quá rộng.
Địch có mặt thuận lợi hơn ta là chúng rất rõ địa hình. Các quả đạn cối và DKZ của chúng bắn hầu như chính xác. Trong lần đi địa hình này chúng ta chia làm hai hướng với một lực lượng khá đông. Cánh chúng tôi gồm 20 anh em, trang bị máy PRC và tăng cường thêm hỏa lực B40. Đường đi của cánh chúng tôi là đi đường vòng men theo các khu sình lầy. Do cấu trúc địa hình vùng này cực kỳ khó di chuyển. Các bãi lầy có diện tích khá lớn, anh em trinh sát phải dùng địa bàn cắt xuyên qua các khu bãi lầy và sau đó trả lại góc ban đầu nên khá vất vả. Chỉ cần chệch chừng vài độ trên địa bàn thì không biết điều gì sẽ xảy ra.
Đội hình đi trong thầm lặng và hết sức tránh các khu vự mà ta nghi là có địch. Nhưng trên thực tế hầu như nơi nào cũng có chúng cả, chỉ khác nhau là ít hay nhiều mà thôi. Quảng đường mà chúng tôi đi không phải là dài chỉ chừng 20km và thường là phải mất một ngày do nhiều lý do khác nhau. Trời xế chiều, chúng tôi còn cách đơn vị của chúng khoảng 2km và được lệnh dừng quân chờ cánh quân thứ 2 (lúc đó thì tôi không biết lực lượng cánh bên kia đi đường nào). Khi mặt trời khuất dần, ánh nắng yếu ớt trong nhưng cánh rừng già thì cả hai cánh quân hợp lại. Các sĩ quan tác chiến của Đoàn họp với các mũi để nghe báo cáo tình hình. Một điều luôn luôn được nhắc nhở nhiều nhất là chuyện giữ bí mật. Nếu không bảo đảm chắc chắn chuyện này thì khả năng thoát khỏi vòng vây của chúng là điều rất khó. Khi có nổ súng thì chuyện quay về đơn vị an toàn là chuyện không tưởng. Với những tân binh như chúng tôi khi nghe các anh em lính cũ và các sĩ quan tác chiến bàn nhau cũng có phần lo sợ. Mấy chục con người trang bị thô sơ lọt thỏm giữa rừng xung quanh là địch đông hơn ta rất nhiều. Chờ cho trời sập tối hẳn các bộ phận theo tổ 4 - 5 người tản ra các khu vực xung quanh, tổ chức gác qua đêm và chờ ngày mai sẽ tính. Bữa tối của chúng tôi là những thỏi lương khô 701 và một bi đông nước suối. Theo kinh nghiệm thì nước uống chúng tôi lấy ở các dòng suối chảy mạnh không có dấu vết của Pốt ở xung quanh. Tình trạng vệ sinh của quân đội Pốt chắc có lẽ là bẩn nhất của thế giới. Khu nào chúng đóng quân các vũng nước luôn có các “vật lạ” xuất hiện nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Dù ban đêm không quan sát được, nhưng anh em ai cũng có thể nghe những âm thanh từ trong chốt của chúng. Thỉnh thoảng vẫn nghe tiếng cây ngã, chứng tỏ chúng đang củng cố công sự. Ban đêm mỗi người một chai thuốc nước màu trắng có mùi hăng hăng xoa khắp người để tránh muỗi đốt. Do giữ bí mật nên không được phép chặt cọc căng tăng để cột võng. Chỉ lợi dụng những chỗ đất cao dùng tay bẻ những cánh lá nhỏ lót phía dưới và phía trên phủ tấm tăng mà nằm. Ban đêm trời mưa những hạt mưa nhỏ lộp độp trên người nhưng đám tân binh chúng tôi vẫn ngủ ngon lành. Tội cho những anh lính cũ và các chỉ huy cứ canh cánh lo nên phải gác thay cho chúng tôi.
Trời tờ mờ sáng, chúng tôi nghe những tiếng nổ dữ dội từ hướng e31 và e94. Thấy vị sĩ quan tác chiến chăm chú vào tấm bản đồ và nhìn về hướng tiếng súng nổ. Chúng tôi thu dọn tất cả vào ba lô và chờ đợi. Tranh thủ thời gian chúng tôi làm bữa sáng với lương khô và nước suối. Cảm giác thèm thuốc chưa bao giờ mãnh liệt như bây giờ. Ai cũng nghĩ rằng khói thuốc sẽ là phép màu làm cho con người tỉnh hẳn. Trời sáng hẳn chúng tôi được lệnh lên đường. Theo sự phân công thì hôm nay đội hình sẽ chia thành 3 mũi. Vị trí tập kết dự phòng cho những tình huống xấu đã được xác định rõ ràng. Nhóm của tôi hơn mười người có nhiệm vụ vòng phía bên trái đội hình địch. Nhiệm vụ đặt ra số 1 là cẩn thận về mìn. Một tiếng nổ bây giờ chẳng khác nào “lạy ông con ở chỗ này”. Anh em thận trọng từng bước áp sát mục tiêu. Do ở sâu bên trong so với đường 19 nên chúng không bố trí mìn hay các vật cản nào xung quanh. Cũng có thể là chúng mới đến khu vực này nên chưa có sự chuẩn bị.
Đội hình địch đóng xung quanh bờ hồ, công sự sơ sài cánh lá ngụy trang vừa mới héo. Nhóm chúng tôi phát hiện ra khẩu DKZ75 của địch để phía trên công sự cách chúng tôi chừng 30 - 50m. Bọn chúng cũng im lặng không đi lại nhiều có vẻ như củng cố thêm công sự. Tổ của chúng tôi có 4 anh em nhìn rõ mặt được vài thằng lính già mặc quần đùi có lẽ đang lao động... Khi vòng lại phía sau bờ hồ thì chúng tôi phát hiện một số nữ ra mép hồ lấy nước và tắm rửa. Chả hiểu thế nào mà nhiều Pốt nữ mang trên mình bộ quần áo của nguyên thủy loài người đi hái loại bông gì vàng vàng dọc bờ hồ. (sau này anh em bảo là bông điển điển, quê tôi không có loại cây này).
Thời gian cứ mãi trôi…. Khoảng 2 giờ chiều chúng tôi được lệnh rút khỏi chốt của chúng chừng non cây số và chờ lệnh. Các sĩ quan tác chiến của Đoàn nhận lệnh và một nhiệm vụ mới được triển khai ngay tức thì:
Đội hình chia làm 4 nhóm, có nhiệm vụ bám sát địch và tạo một hành lang an toàn từ đó về vị trí tập kết, mỗi nhóm cách nhau 4 - 5km… Tôi nằm trong nhóm cuối cùng, tức là nhóm tiếp cận với đường 19.
Trên hành lang tiếp cận với đường 19, nhóm chúng tôi gặp địch 3 lần. Địch cũng chia thành những tốp hơn 10 tên trang bị súng B khá nhiều… Mỗi lần gặp chúng, anh em phải áp sát vào các cụm cây ô rô. Nhiều anh em bị gai đâm đầy người rướm máu. Chờ cho chúng đi khỏi khá lâu mới thu quân.
Ra đến đường 19 chúng tôi bắt liên lạc với anh em e29 đang chờ chúng tôi tại đây. Trong khi chờ các chỉ huy về SCH báo cáo tình hình chúng tôi được nghỉ ngơi. Vì là khách nên đơn vị đóng chốt cho ở trong căn hầm tốt nhất. Lương khô còn thừa được mang ra nhâm nhi với nước trà. Anh em e29 rất đông là dân “Quảng Noam”. Khi chúng tôi kể về chuyện Pốt nữ “mát mẻ” đi hái bông điên điển và tắm tiên quanh hồ, các bố không ngớt “Chui choa, sướng dữ be!”. Sáng hôm sau, nhóm chúng tôi được phân công nằm chờ tại các chốt cuả e29. Đạn M72 của Mỹ được chuyển lên chốt rất nhiều, dựng đầy giao thông hào. Ngày hôm nay, toàn bộ các cán bộ của Đoàn đi trinh sát thực địa lần cuối trước khi nổ súng. Một ngày bình yên trên chốt của e29. Không một động tĩnh gì xung quanh các hướng.
Khoảng hơn 3 giờ chiều, đội hình đi tiền trạm về đến chốt. Nhìn đội hình trở về tôi thấy vắng rất nhiều người. Toàn bộ cán bộ chủ chốt của chuyến đi hầu như không có ai. Suốt ngày hôm đó bộ phân thông tin hoạt động liên tục với một không khí khá khẩn trương.
Đoàn 400 chuẩn bị vào cuộc !
Từ kinh nghiệm của lần đi địa hình trước ta đã bị thụ động trong cách giải quyết các tình huống. Một điều cũng cần nhìn nhận là thời điểm đó lực lượng của ta gần như trải đều trên một địa bàn vừa rộng vừa hẹp. Khoảng cách đóng cứ của các đơn vị là rất gần, nhưng địa bàn phụ trách của từng đơn vị thì lại quá rộng.
Địch có mặt thuận lợi hơn ta là chúng rất rõ địa hình. Các quả đạn cối và DKZ của chúng bắn hầu như chính xác. Trong lần đi địa hình này chúng ta chia làm hai hướng với một lực lượng khá đông. Cánh chúng tôi gồm 20 anh em, trang bị máy PRC và tăng cường thêm hỏa lực B40. Đường đi của cánh chúng tôi là đi đường vòng men theo các khu sình lầy. Do cấu trúc địa hình vùng này cực kỳ khó di chuyển. Các bãi lầy có diện tích khá lớn, anh em trinh sát phải dùng địa bàn cắt xuyên qua các khu bãi lầy và sau đó trả lại góc ban đầu nên khá vất vả. Chỉ cần chệch chừng vài độ trên địa bàn thì không biết điều gì sẽ xảy ra.
Đội hình đi trong thầm lặng và hết sức tránh các khu vự mà ta nghi là có địch. Nhưng trên thực tế hầu như nơi nào cũng có chúng cả, chỉ khác nhau là ít hay nhiều mà thôi. Quảng đường mà chúng tôi đi không phải là dài chỉ chừng 20km và thường là phải mất một ngày do nhiều lý do khác nhau. Trời xế chiều, chúng tôi còn cách đơn vị của chúng khoảng 2km và được lệnh dừng quân chờ cánh quân thứ 2 (lúc đó thì tôi không biết lực lượng cánh bên kia đi đường nào). Khi mặt trời khuất dần, ánh nắng yếu ớt trong nhưng cánh rừng già thì cả hai cánh quân hợp lại. Các sĩ quan tác chiến của Đoàn họp với các mũi để nghe báo cáo tình hình. Một điều luôn luôn được nhắc nhở nhiều nhất là chuyện giữ bí mật. Nếu không bảo đảm chắc chắn chuyện này thì khả năng thoát khỏi vòng vây của chúng là điều rất khó. Khi có nổ súng thì chuyện quay về đơn vị an toàn là chuyện không tưởng. Với những tân binh như chúng tôi khi nghe các anh em lính cũ và các sĩ quan tác chiến bàn nhau cũng có phần lo sợ. Mấy chục con người trang bị thô sơ lọt thỏm giữa rừng xung quanh là địch đông hơn ta rất nhiều. Chờ cho trời sập tối hẳn các bộ phận theo tổ 4 - 5 người tản ra các khu vực xung quanh, tổ chức gác qua đêm và chờ ngày mai sẽ tính. Bữa tối của chúng tôi là những thỏi lương khô 701 và một bi đông nước suối. Theo kinh nghiệm thì nước uống chúng tôi lấy ở các dòng suối chảy mạnh không có dấu vết của Pốt ở xung quanh. Tình trạng vệ sinh của quân đội Pốt chắc có lẽ là bẩn nhất của thế giới. Khu nào chúng đóng quân các vũng nước luôn có các “vật lạ” xuất hiện nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Dù ban đêm không quan sát được, nhưng anh em ai cũng có thể nghe những âm thanh từ trong chốt của chúng. Thỉnh thoảng vẫn nghe tiếng cây ngã, chứng tỏ chúng đang củng cố công sự. Ban đêm mỗi người một chai thuốc nước màu trắng có mùi hăng hăng xoa khắp người để tránh muỗi đốt. Do giữ bí mật nên không được phép chặt cọc căng tăng để cột võng. Chỉ lợi dụng những chỗ đất cao dùng tay bẻ những cánh lá nhỏ lót phía dưới và phía trên phủ tấm tăng mà nằm. Ban đêm trời mưa những hạt mưa nhỏ lộp độp trên người nhưng đám tân binh chúng tôi vẫn ngủ ngon lành. Tội cho những anh lính cũ và các chỉ huy cứ canh cánh lo nên phải gác thay cho chúng tôi.
Trời tờ mờ sáng, chúng tôi nghe những tiếng nổ dữ dội từ hướng e31 và e94. Thấy vị sĩ quan tác chiến chăm chú vào tấm bản đồ và nhìn về hướng tiếng súng nổ. Chúng tôi thu dọn tất cả vào ba lô và chờ đợi. Tranh thủ thời gian chúng tôi làm bữa sáng với lương khô và nước suối. Cảm giác thèm thuốc chưa bao giờ mãnh liệt như bây giờ. Ai cũng nghĩ rằng khói thuốc sẽ là phép màu làm cho con người tỉnh hẳn. Trời sáng hẳn chúng tôi được lệnh lên đường. Theo sự phân công thì hôm nay đội hình sẽ chia thành 3 mũi. Vị trí tập kết dự phòng cho những tình huống xấu đã được xác định rõ ràng. Nhóm của tôi hơn mười người có nhiệm vụ vòng phía bên trái đội hình địch. Nhiệm vụ đặt ra số 1 là cẩn thận về mìn. Một tiếng nổ bây giờ chẳng khác nào “lạy ông con ở chỗ này”. Anh em thận trọng từng bước áp sát mục tiêu. Do ở sâu bên trong so với đường 19 nên chúng không bố trí mìn hay các vật cản nào xung quanh. Cũng có thể là chúng mới đến khu vực này nên chưa có sự chuẩn bị.
Đội hình địch đóng xung quanh bờ hồ, công sự sơ sài cánh lá ngụy trang vừa mới héo. Nhóm chúng tôi phát hiện ra khẩu DKZ75 của địch để phía trên công sự cách chúng tôi chừng 30 - 50m. Bọn chúng cũng im lặng không đi lại nhiều có vẻ như củng cố thêm công sự. Tổ của chúng tôi có 4 anh em nhìn rõ mặt được vài thằng lính già mặc quần đùi có lẽ đang lao động... Khi vòng lại phía sau bờ hồ thì chúng tôi phát hiện một số nữ ra mép hồ lấy nước và tắm rửa. Chả hiểu thế nào mà nhiều Pốt nữ mang trên mình bộ quần áo của nguyên thủy loài người đi hái loại bông gì vàng vàng dọc bờ hồ. (sau này anh em bảo là bông điển điển, quê tôi không có loại cây này).
Thời gian cứ mãi trôi…. Khoảng 2 giờ chiều chúng tôi được lệnh rút khỏi chốt của chúng chừng non cây số và chờ lệnh. Các sĩ quan tác chiến của Đoàn nhận lệnh và một nhiệm vụ mới được triển khai ngay tức thì:
Đội hình chia làm 4 nhóm, có nhiệm vụ bám sát địch và tạo một hành lang an toàn từ đó về vị trí tập kết, mỗi nhóm cách nhau 4 - 5km… Tôi nằm trong nhóm cuối cùng, tức là nhóm tiếp cận với đường 19.
Trên hành lang tiếp cận với đường 19, nhóm chúng tôi gặp địch 3 lần. Địch cũng chia thành những tốp hơn 10 tên trang bị súng B khá nhiều… Mỗi lần gặp chúng, anh em phải áp sát vào các cụm cây ô rô. Nhiều anh em bị gai đâm đầy người rướm máu. Chờ cho chúng đi khỏi khá lâu mới thu quân.
Ra đến đường 19 chúng tôi bắt liên lạc với anh em e29 đang chờ chúng tôi tại đây. Trong khi chờ các chỉ huy về SCH báo cáo tình hình chúng tôi được nghỉ ngơi. Vì là khách nên đơn vị đóng chốt cho ở trong căn hầm tốt nhất. Lương khô còn thừa được mang ra nhâm nhi với nước trà. Anh em e29 rất đông là dân “Quảng Noam”. Khi chúng tôi kể về chuyện Pốt nữ “mát mẻ” đi hái bông điên điển và tắm tiên quanh hồ, các bố không ngớt “Chui choa, sướng dữ be!”. Sáng hôm sau, nhóm chúng tôi được phân công nằm chờ tại các chốt cuả e29. Đạn M72 của Mỹ được chuyển lên chốt rất nhiều, dựng đầy giao thông hào. Ngày hôm nay, toàn bộ các cán bộ của Đoàn đi trinh sát thực địa lần cuối trước khi nổ súng. Một ngày bình yên trên chốt của e29. Không một động tĩnh gì xung quanh các hướng.
Khoảng hơn 3 giờ chiều, đội hình đi tiền trạm về đến chốt. Nhìn đội hình trở về tôi thấy vắng rất nhiều người. Toàn bộ cán bộ chủ chốt của chuyến đi hầu như không có ai. Suốt ngày hôm đó bộ phân thông tin hoạt động liên tục với một không khí khá khẩn trương.
Đoàn 400 chuẩn bị vào cuộc !
@dongdoitoi! Không thể nhớ chính xác, nhưng cũng còn nhớ những sự kiện có liên quan để xác định. Thời gian này hầu như Đoàn 400 tham gia các trận đánh phía Nam đường 19 liên tục. Có khi trận trước chưa kịp bổ sung đạn, và quần áo còn ngâm ngoài suối chưa giặt thì đã đi tiếp rồi. Đối với anh em tân binh đợt với tôi thì chỉ sau khi rút về Đức Cơ và trở lại biên giới thì mới để ý tới thời gian. Đây là những sự kiện về thời gian của trận đánh mà còn nhớ được.
1. Đối với đội hình của D3 thì trận này sau trận đánh mà D3 lùa Pốt phải từ bỏ một ngọn đồi ở gần phum Phi Nây. Trên đường đưa đội hình D3 vào vị trí nổ súng, tôi có nghe anh Chính CTV c10 nhắc nhở anh em trong đơn vị về những điều cần phải rút kinh nghiệm của trận đánh trước đó. Một trận đánh D3 quần với Pốt suốt một ngày trời, và chưa bao giờ anh Chính chứng kiến pháo binh của ta bắn nhiều như thế khi chi viện cho cấp Tiều đoàn (anh Chính nhập ngũ năm 1971).Theo anh, thì trận đó pháo của 576 bắn không tiếc đạn.
2. Trận này sau khi e31 đánh chiếm cao điểm 312 phía Bắc đường 19.
3. Trong khi chuẩn bị trận đánh, chúng tôi có nghe các cán bộ bàn nhau về việc phái đoàn của Đảng và Nhà nước ta do TBT Lê Duẩn dẫn đầu sang Liên Xô ký Hiệp ước… (Tôi có thể xác định là cuối tháng 10 và trước ngày người bạn cùng A huấn luyện với tôi quê ở Mộ Đức hy sinh 4/11/1978).
NỔ SÚNG
Việc đầu tiên mang tính khẩn trương nhất là bộ phận thông tin hữu tuyến. Anh em thông tin anh nào cũng có cuộn dây đen to đùng phía sau lưng bám theo sau bộ phận mở đường để rải từng mét dây. Tuyến đường này cũng khá là dài từ chốt tiền tiêu của e29 đến cách căn cứ của địch khỏang 2 km. Theo nhiệm vụ phân công của phân đội 20 thì chúng tôi lính lác được biết là: toàn đội hình Đoàn 400 sẽ hành quân và áp sát mục tiêu ngay trong đêm. Lần lượt xuất quân là dBB3 của thủ trưởng Giữa, dBB2 của thủ trưởng Nho và cuối cùng là dBB1 của thủ trưởng Nam. Khoảng thời gian của mỗi đơn vị cách nhau 30 phút. Bộ phận hỏa lực cấp trên tăng cường cho các d thì hành quân theo đơn vị đó. Từng d một bám theo đường dây hữu tuyến vào vị trí tập kết.
Nhóm chúng tôi đi cùng d3 gồm c9, c10, c11 và c12, mỗi người đi cách nhau khoảng 1m. Do thời điểm đánh trận này không có trăng nên quy định phía sau ba lô của mỗi người phải có miếng vải trắng làm dấu, đi khoảng hơn tiếng đồng hồ thì nghỉ giải lao 5,10 phút. Đường thông suốt nên anh em hành quân không có gì trở ngại. Hành quân ban đêm có những câu chuyện dở khóc dở cười là chuyện truyền khẩu lệnh. Việc “tam sao thất bản” là chuyện dĩ nhiên. Phía trước, chúng tôi thấy có một cái hố, truyền về sau “coi chừng có hố” thì đến cuối đội hình thành “coi chừng có hổ”… anh nào cũng lăm lăm súng trong tay chuẩn bị tiêu diệt hổ... Khoảng 3 giờ sáng các đơn vị vào các vị trí chiếm lĩnh như trong kế hoạch.
Tôi nằm cùng công sự với anh Bảo c trưởng c10, cách vị trí đ/c thông tin chôn máy ngày hôm trước khoảng 200m… lặng im và nghe ngóng... toàn bộ tuyến thông tin ngưng hoạt động... xa xa tiếng côn trùng kêu như khúc nhạc du dương kiểu rừng rú, ai mà không quen nghe cũng lạnh tóc gáy. D3 là đơn vị có truyền thống đánh vận động với nhiệm vụ đánh ép dồn toàn bộ đội hình chúng xuống hồ nước. Một điều bất chợt xảy ra không có trong phương án tác chiến… một bầy heo rừng đi xộc vào hướng c9, có lẽ nó tìm đường xuống hồ uống nước (sau này nghe anh em kể lại vì tôi ở hướng c10). Tất cả bộ đội ta phải nằm chết dí trong các công sự không dám ngẩng đầu lên.
Thời gian trôi qua nặng nề và tĩnh mịch... tôi biết dù rằng mệt nhưng hầu như anh em ta thức trắng không ngủ… trăng lặn báo hiệu trời gần sáng, tôi thấy bộ đội ta rục rịch. Cảm giác trước trận đánh lớn luôn là bồi hồi và lo lắng.[/justify:18rdj6s8] [justify:18rdj6s8]Trời tờ mờ sáng, chúng tôi nghe tiếng pháo 105 từ trận địa Ô Gia đao bắn cầm chừng để xác định điểm chừng 5 – 7 quả... và sau đó cả pháo 155 cũng tham gia tác chiến một cách tích cực… Chúng tôi cũng còn thấy ánh chớp khi tiếng pháo nổ. Đội hình địch rối loạn… những tiếng kêu la thất thanh… những âm thanh hỗn tạp từ trong chốt của chúng. Những đường đạn bắn vu vơ vào đội hình ta. Pháo ta bắn cấp tập với số lượng khá lớn trong vòng 10 phút, đạn pháo rải đều khắp vùng bờ hồ, ở vị trí của c11 đạn pháo ta nổ cách rất gần… Bỗng nhiên 2 vầng sáng lóe lên hướng c9 và tôi biết rằng mìn DH30 như cái nón lá đã nổ... hỏa lực cá nhân và trận địa khai hỏa đồng loạt, địch chống cự quyết liệt. Hoả lực chúng bắn mạnh nhất là DKZ, đạn vướng phải cây nổ ầm ầm trên thân cây, ta có một số thương vong do đạn bắn kiểu này, súng 12,7ly của c12 đi theo hướng c9 bắn liên tục vào đội hình địch, và địch cũng không thiếu 12,7ly cũng bắn mạnh vào hướng ta... lúc nầy mới thấy đạn cối của địch nổ hướng c9, vì chúng biết đây là hướng chính... bộ đội ta xung phong hòa lẫn cùng tiếng súng của địch… Phía bên kia bờ hồ hướng d1 (sau này mới biết) cũng đánh mạnh và hỏa lực cả hai bên nổ vang trời đỏ rực... chúng tôi thấy địch nhào xuống bờ hồ vì có lẽ chúng vỡ trận trên hướng này.
Trên hướng d3 chưa tiến triển như ý, c9 bị khựng lại và tôi thấy anh Bảo C trưởng c10 cầm ống nghe, trực tiếp nhận mệnh lệnh đánh vòng sang phải hỗ trợ cho c9. DKZ của địch vẫn phát huy hết cỡ, bắn rất rát vào đội hình ta, sau này nhìn lại sơ đồ trận đánh, tôi mới biết là chúng tử thủ vì không còn con đường thoát… bị chọc vào sườn chúng bị phân tán hỏa lực nên c9 tiến lên chiếm những vị trí đầu tiên trong công sự đơn sơ của địch... Chúng bị dồn hết xuống bờ hồ và mất thế thượng phong nên chống cự rất yếu, c9 đã lấy được khẩu DKZ của địch có 3 thằng chết chồng lên nhau do trúng loạt đạn 12,7... Bỗng nhiên tôi có cảm giác là C10 có chuyện gì không ổn, vì thấy một số anh em đang tiến lại có vẻ muốn lùi lại phía sau. Đội hình c10 bị chúng dốn quân để đánh nhằm mục đích mở con đường thoát.
Do bị phân tán lực lượng cho anh em c9 nên c10 gặp khó khăn trong thời điểm này. Anh em ta hy sinh và chúng chết cách nhau chưa đầy 2m. Khi vượt lên được cùng với đội hình, tôi thấy 2 thằng Pốt già chạy lung tung vào giữa đội hình c10 bị anh Dương (sau này là thương binh của trận đánh 547 năm 1982) tặng cho quả B41. Một thằng bay mất phần đầu, chỉ còn từ phần cổ trở xuống, còn thằng kia không hiểu sao lại bị cháy đen như dân Châu Phi. Bỗng xa xa có tiếng nổ rộ và cũng không kém phần ác liệt. Hướng d2 có trách nhiệm đón lỏng và phát hiện địch từ phía trong chi viện. Cối của địch bắn nghe nổ liên tục rất rát trên hướng đó. Pháo của ta lại bắn dồn một lần nữa và điểm nổ trên hướng của d2.
Nghe tiếng pháo bắn chi viện, súng địch đã thưa thớt thì được lệnh tăng cường cho d2 đánh địch chi viện với lực lượng chủ yếu là c10 và c11 (anh em c9 đánh mở cửa có thương vong và đang giải quyết).
Chúng tôi nghe rộ tiếng súng cối, không phải ở nơi giao chiến mà ở xa hơn trong cứ ủa địch. D2 từ vị trí đón lỏng bây giờ thành hướng chính của trận đánh. Tiếng pháo của ta vẫn còn bắn mới mức độ liên tục. Được lực lượng hỗ trợ nên tình hình của D2 được cải thiện, địch bị phân tán hỏa lực nên cường độ dồn vào d2 bị giảm rõ rệt... Anh em d1 do có thuận lợi hơn đã làm chủ phía bên kia bờ hồ và sang hỗ trợ d3 nói chung và c9 nói riêng, giải quyết chính sách thương binh tử sĩ… tiếng súng ở hướng d2 cũng giảm dần… Tôi đi dọc bờ hồ thì thấy xác địch nằm ngổn ngang, chúng bị đạn pháo và 12,7 là nhiều, anh em d1 đang thu vũ khí. Bộ phận thông tin đang hớt hải đi tìm vị trí chôn cái máy PRC25 đợt trước. Máy được moi lên và vẫn liên lạc tốt về đơn vị.
Trận đánh kết thúc, các đơn vị lần lượt thu quân. Khi ra đến con đường lớn thông ra đường 19, anh em các đơn vị bạn đang bảo vệ thông đường cho Đoàn 400 rút về trong đó có e726. Trong lúc đánh ở phía trước, ta đã bố trí một lực lượng để bảo vệ, tránh tình trạng địch đánh từ phía sau khi trận đánh kết thúc như chúng thường làm. Đường thông xe GMC lên sát trận địa, đưa anh em thương binh, tử sĩ, về tuyến sau.
Lon ton theo chân anh em thông tin đi cuốn đường dây hữu tuyến, chúng tôi không còn để ý đến thời gian. Khi về đến đơn vị thì mới cảm giác là bụng đói, đói không chịu nổi nữa. Bếp của Ban 5 còn một ít cơm và canh chua với cá hộp, cả nhóm xúm lại và giải quyết cái bao tử lép xẹp.
Sau này, chúng tôi bàn giao khu vực cho d50, d52 tỉnh đội Bình Định cùng với e812 f309. Xuất phát từ đây e812 đã đánh mở cửa trên đường 19, khai mào cho chiến dịch Tổng tấn công ngày 22/12/1978.
1. Đối với đội hình của D3 thì trận này sau trận đánh mà D3 lùa Pốt phải từ bỏ một ngọn đồi ở gần phum Phi Nây. Trên đường đưa đội hình D3 vào vị trí nổ súng, tôi có nghe anh Chính CTV c10 nhắc nhở anh em trong đơn vị về những điều cần phải rút kinh nghiệm của trận đánh trước đó. Một trận đánh D3 quần với Pốt suốt một ngày trời, và chưa bao giờ anh Chính chứng kiến pháo binh của ta bắn nhiều như thế khi chi viện cho cấp Tiều đoàn (anh Chính nhập ngũ năm 1971).Theo anh, thì trận đó pháo của 576 bắn không tiếc đạn.
2. Trận này sau khi e31 đánh chiếm cao điểm 312 phía Bắc đường 19.
3. Trong khi chuẩn bị trận đánh, chúng tôi có nghe các cán bộ bàn nhau về việc phái đoàn của Đảng và Nhà nước ta do TBT Lê Duẩn dẫn đầu sang Liên Xô ký Hiệp ước… (Tôi có thể xác định là cuối tháng 10 và trước ngày người bạn cùng A huấn luyện với tôi quê ở Mộ Đức hy sinh 4/11/1978).
NỔ SÚNG
Việc đầu tiên mang tính khẩn trương nhất là bộ phận thông tin hữu tuyến. Anh em thông tin anh nào cũng có cuộn dây đen to đùng phía sau lưng bám theo sau bộ phận mở đường để rải từng mét dây. Tuyến đường này cũng khá là dài từ chốt tiền tiêu của e29 đến cách căn cứ của địch khỏang 2 km. Theo nhiệm vụ phân công của phân đội 20 thì chúng tôi lính lác được biết là: toàn đội hình Đoàn 400 sẽ hành quân và áp sát mục tiêu ngay trong đêm. Lần lượt xuất quân là dBB3 của thủ trưởng Giữa, dBB2 của thủ trưởng Nho và cuối cùng là dBB1 của thủ trưởng Nam. Khoảng thời gian của mỗi đơn vị cách nhau 30 phút. Bộ phận hỏa lực cấp trên tăng cường cho các d thì hành quân theo đơn vị đó. Từng d một bám theo đường dây hữu tuyến vào vị trí tập kết.
Nhóm chúng tôi đi cùng d3 gồm c9, c10, c11 và c12, mỗi người đi cách nhau khoảng 1m. Do thời điểm đánh trận này không có trăng nên quy định phía sau ba lô của mỗi người phải có miếng vải trắng làm dấu, đi khoảng hơn tiếng đồng hồ thì nghỉ giải lao 5,10 phút. Đường thông suốt nên anh em hành quân không có gì trở ngại. Hành quân ban đêm có những câu chuyện dở khóc dở cười là chuyện truyền khẩu lệnh. Việc “tam sao thất bản” là chuyện dĩ nhiên. Phía trước, chúng tôi thấy có một cái hố, truyền về sau “coi chừng có hố” thì đến cuối đội hình thành “coi chừng có hổ”… anh nào cũng lăm lăm súng trong tay chuẩn bị tiêu diệt hổ... Khoảng 3 giờ sáng các đơn vị vào các vị trí chiếm lĩnh như trong kế hoạch.
Tôi nằm cùng công sự với anh Bảo c trưởng c10, cách vị trí đ/c thông tin chôn máy ngày hôm trước khoảng 200m… lặng im và nghe ngóng... toàn bộ tuyến thông tin ngưng hoạt động... xa xa tiếng côn trùng kêu như khúc nhạc du dương kiểu rừng rú, ai mà không quen nghe cũng lạnh tóc gáy. D3 là đơn vị có truyền thống đánh vận động với nhiệm vụ đánh ép dồn toàn bộ đội hình chúng xuống hồ nước. Một điều bất chợt xảy ra không có trong phương án tác chiến… một bầy heo rừng đi xộc vào hướng c9, có lẽ nó tìm đường xuống hồ uống nước (sau này nghe anh em kể lại vì tôi ở hướng c10). Tất cả bộ đội ta phải nằm chết dí trong các công sự không dám ngẩng đầu lên.
Thời gian trôi qua nặng nề và tĩnh mịch... tôi biết dù rằng mệt nhưng hầu như anh em ta thức trắng không ngủ… trăng lặn báo hiệu trời gần sáng, tôi thấy bộ đội ta rục rịch. Cảm giác trước trận đánh lớn luôn là bồi hồi và lo lắng.[/justify:18rdj6s8] [justify:18rdj6s8]Trời tờ mờ sáng, chúng tôi nghe tiếng pháo 105 từ trận địa Ô Gia đao bắn cầm chừng để xác định điểm chừng 5 – 7 quả... và sau đó cả pháo 155 cũng tham gia tác chiến một cách tích cực… Chúng tôi cũng còn thấy ánh chớp khi tiếng pháo nổ. Đội hình địch rối loạn… những tiếng kêu la thất thanh… những âm thanh hỗn tạp từ trong chốt của chúng. Những đường đạn bắn vu vơ vào đội hình ta. Pháo ta bắn cấp tập với số lượng khá lớn trong vòng 10 phút, đạn pháo rải đều khắp vùng bờ hồ, ở vị trí của c11 đạn pháo ta nổ cách rất gần… Bỗng nhiên 2 vầng sáng lóe lên hướng c9 và tôi biết rằng mìn DH30 như cái nón lá đã nổ... hỏa lực cá nhân và trận địa khai hỏa đồng loạt, địch chống cự quyết liệt. Hoả lực chúng bắn mạnh nhất là DKZ, đạn vướng phải cây nổ ầm ầm trên thân cây, ta có một số thương vong do đạn bắn kiểu này, súng 12,7ly của c12 đi theo hướng c9 bắn liên tục vào đội hình địch, và địch cũng không thiếu 12,7ly cũng bắn mạnh vào hướng ta... lúc nầy mới thấy đạn cối của địch nổ hướng c9, vì chúng biết đây là hướng chính... bộ đội ta xung phong hòa lẫn cùng tiếng súng của địch… Phía bên kia bờ hồ hướng d1 (sau này mới biết) cũng đánh mạnh và hỏa lực cả hai bên nổ vang trời đỏ rực... chúng tôi thấy địch nhào xuống bờ hồ vì có lẽ chúng vỡ trận trên hướng này.
Trên hướng d3 chưa tiến triển như ý, c9 bị khựng lại và tôi thấy anh Bảo C trưởng c10 cầm ống nghe, trực tiếp nhận mệnh lệnh đánh vòng sang phải hỗ trợ cho c9. DKZ của địch vẫn phát huy hết cỡ, bắn rất rát vào đội hình ta, sau này nhìn lại sơ đồ trận đánh, tôi mới biết là chúng tử thủ vì không còn con đường thoát… bị chọc vào sườn chúng bị phân tán hỏa lực nên c9 tiến lên chiếm những vị trí đầu tiên trong công sự đơn sơ của địch... Chúng bị dồn hết xuống bờ hồ và mất thế thượng phong nên chống cự rất yếu, c9 đã lấy được khẩu DKZ của địch có 3 thằng chết chồng lên nhau do trúng loạt đạn 12,7... Bỗng nhiên tôi có cảm giác là C10 có chuyện gì không ổn, vì thấy một số anh em đang tiến lại có vẻ muốn lùi lại phía sau. Đội hình c10 bị chúng dốn quân để đánh nhằm mục đích mở con đường thoát.
Do bị phân tán lực lượng cho anh em c9 nên c10 gặp khó khăn trong thời điểm này. Anh em ta hy sinh và chúng chết cách nhau chưa đầy 2m. Khi vượt lên được cùng với đội hình, tôi thấy 2 thằng Pốt già chạy lung tung vào giữa đội hình c10 bị anh Dương (sau này là thương binh của trận đánh 547 năm 1982) tặng cho quả B41. Một thằng bay mất phần đầu, chỉ còn từ phần cổ trở xuống, còn thằng kia không hiểu sao lại bị cháy đen như dân Châu Phi. Bỗng xa xa có tiếng nổ rộ và cũng không kém phần ác liệt. Hướng d2 có trách nhiệm đón lỏng và phát hiện địch từ phía trong chi viện. Cối của địch bắn nghe nổ liên tục rất rát trên hướng đó. Pháo của ta lại bắn dồn một lần nữa và điểm nổ trên hướng của d2.
Nghe tiếng pháo bắn chi viện, súng địch đã thưa thớt thì được lệnh tăng cường cho d2 đánh địch chi viện với lực lượng chủ yếu là c10 và c11 (anh em c9 đánh mở cửa có thương vong và đang giải quyết).
Chúng tôi nghe rộ tiếng súng cối, không phải ở nơi giao chiến mà ở xa hơn trong cứ ủa địch. D2 từ vị trí đón lỏng bây giờ thành hướng chính của trận đánh. Tiếng pháo của ta vẫn còn bắn mới mức độ liên tục. Được lực lượng hỗ trợ nên tình hình của D2 được cải thiện, địch bị phân tán hỏa lực nên cường độ dồn vào d2 bị giảm rõ rệt... Anh em d1 do có thuận lợi hơn đã làm chủ phía bên kia bờ hồ và sang hỗ trợ d3 nói chung và c9 nói riêng, giải quyết chính sách thương binh tử sĩ… tiếng súng ở hướng d2 cũng giảm dần… Tôi đi dọc bờ hồ thì thấy xác địch nằm ngổn ngang, chúng bị đạn pháo và 12,7 là nhiều, anh em d1 đang thu vũ khí. Bộ phận thông tin đang hớt hải đi tìm vị trí chôn cái máy PRC25 đợt trước. Máy được moi lên và vẫn liên lạc tốt về đơn vị.
Trận đánh kết thúc, các đơn vị lần lượt thu quân. Khi ra đến con đường lớn thông ra đường 19, anh em các đơn vị bạn đang bảo vệ thông đường cho Đoàn 400 rút về trong đó có e726. Trong lúc đánh ở phía trước, ta đã bố trí một lực lượng để bảo vệ, tránh tình trạng địch đánh từ phía sau khi trận đánh kết thúc như chúng thường làm. Đường thông xe GMC lên sát trận địa, đưa anh em thương binh, tử sĩ, về tuyến sau.
Lon ton theo chân anh em thông tin đi cuốn đường dây hữu tuyến, chúng tôi không còn để ý đến thời gian. Khi về đến đơn vị thì mới cảm giác là bụng đói, đói không chịu nổi nữa. Bếp của Ban 5 còn một ít cơm và canh chua với cá hộp, cả nhóm xúm lại và giải quyết cái bao tử lép xẹp.
Sau này, chúng tôi bàn giao khu vực cho d50, d52 tỉnh đội Bình Định cùng với e812 f309. Xuất phát từ đây e812 đã đánh mở cửa trên đường 19, khai mào cho chiến dịch Tổng tấn công ngày 22/12/1978.
_____________
Có mấy chỗ không đúng
1. Hướng tấn công không vẽ trên bản đồ:
- của QĐ4 từ Tây ninh đánh sang, là mũi tấn công chính của QĐ4, trong khi đó mũi dọc đường 1 chỉ là phối hợp/thứ yếu
- của QK7: mũi của QK7 đánh dọc QL13 lên chiếm Kratie.
2. Hướng tấn công của QK5: mũi tiến công chính là đánh dọc QL19 kéo dài, sau đó đánh chiếm chùa Preah Vihear, biên giới KPC-Thái. Còn mũi đánh từ Daklak sang Mondonkiri thôi, không xuống Kratie như vẽ trên bản đồ.
1. Hướng tấn công không vẽ trên bản đồ:
- của QĐ4 từ Tây ninh đánh sang, là mũi tấn công chính của QĐ4, trong khi đó mũi dọc đường 1 chỉ là phối hợp/thứ yếu
- của QK7: mũi của QK7 đánh dọc QL13 lên chiếm Kratie.
2. Hướng tấn công của QK5: mũi tiến công chính là đánh dọc QL19 kéo dài, sau đó đánh chiếm chùa Preah Vihear, biên giới KPC-Thái. Còn mũi đánh từ Daklak sang Mondonkiri thôi, không xuống Kratie như vẽ trên bản đồ.
Chán các bác thật! Hướng nhà em là hướng chủ yếu mà các bác lại phán thành thứ yếu????
Em thì vèo một cái là tới Phnompenh ngay, họa có là tham mưu dỏm thì mới ko chọn hướng này là hướng chủ yếu
Em thì vèo một cái là tới Phnompenh ngay, họa có là tham mưu dỏm thì mới ko chọn hướng này là hướng chủ yếu
Nguồn: Khucquanhanh