Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Phân bổ ngân sách 2001-2014: tìm sự hợp lý (*)

 Huỳnh Thế Du Chủ Nhật,  19/2/2017, 08:23 (GMT+7)


Sự thay da đổi thịt nhanh chóng của Đà Nẵng trong khoảng hai thập kỷ qua là do vai trò quyết định của ngân sách. Ảnh: KINH LUÂN

Nếu xét trong các địa phương có thặng dư ngân sách trong giai đoạn 2010-2014 cũng thấy không có nguyên tắc phân chia ngân sách một cách cụ thể gì cả.
Điều đầu tiên có thể nhận xét là sự thay da đổi thịt nhanh chóng của Đà Nẵng trong khoảng hai thập kỷ qua là do vai trò quyết định của ngân sách. Mức chi bình quân của địa phương này cao gấp đôi TPHCM và gấp gần 1,5 lần địa phương gần nhất là Quảng Ninh (trong số các địa phương có thặng dư ngân sách).

Vạch mặt ABH, kẻ thù dân tộc - Tán gẩu với đồng hương

Hà hà, tôi xin làm một cái tít dao to búa lớn cho nó nhẹ nhàng. Dao to búa lớn mà nhẹ nhàng à? Vâng, đúng là có mâu thuẩn, nhưng trên đời đã có mâu thì cũng phải có thuẩn chứ, không thì chán ngắc. Chuyện đời, chuyện người, chuyện chính trị chớ có phải chuyện toán đâu mà cần đi một chiều từ tiên đề đến định lý.

Số là gần đây lê la trên mạng tôi được đọc hai bài báo rất hay của ông Lê Hiếu Đằng. Nhiều người ủng hộ quan điểm của ông. Nhưng đồng thời ông cũng bị đả kích, mắng xéo, mỉa mai từ nhiều phía. Ngoài những bài lý luận xà quành đến khôi hài của những tay bồi bút phục vụ chính quyền VN còn có những biểu hịện thù hằn với ông LHD và những người như ông từ một số người Việt đang sống tự do ở nước ngoài. Đại khái là họ không chấp nhận bất kỳ một sự cải thiện chính thể hay xã hội nào ngoại trừ sự lật đổ hoàn toàn Đảng CSVN và kết tội tất cả những ai mà theo họ thì tay đã "lấm bùn" hay "nhúng chàm". Đã gần 40 năm rồi mà lòng "chuyên chính" của họ không hề bị lay chuyển. Ai không đồng quan điểm với họ là quân phản động. Oops! Lộn rồi. Phải nói là "quân thân Cộng". Phản động là từ ngữ bên kia, thân Cộng là nhãn hiệu bên này.

Tôi cứ hay lẫn lộn, thật là nguy hiểm. Thời trước có thể phân biệt bên này, bên kia, bên kia, bên này dễ dàng hơn. Thời nay thì ông nào cũng còm lê, cà vạt, bãnh choẹ như nhau. Bà nào cũng váy ngắn, váy dài khó mà phân biệt. Dân trong nước thì tôi nghe là thời nay cũng như thời trước, đa số đầu tắt mặt tối kiếm sống. Phần thì sợ chính quyền, phần thì thờ ơ chính trị. Tự do, dân chủ đối với họ có lẽ chỉ những khái niệm không thực tế. Không hiểu có phải vì ý đồ xâm lấn lãnh thổ của Tàu và thái độ bán nước ôm tiền của quan chức VN mà dân chúng phẩn nộ ra mặt. Đặc biệt là một số nhà văn, nhà báo, trí thức, và đảng viên bỏ đảng đòi tự do và dân chủ thật. Họ dám nói, dám làm, dám chịu. Họ bị chính quyền bố ráp, đánh đập, và giam cầm nhưng vẫn không ngán. Đáng phục như vậy mà những người từng là đảng viên bị cả hai bên ném đá. Thật là khó hiểu.

Sự ngộ nhận quá lâu về "Hòn ngọc Viễn Đông"

SỰ NGỘ NHẬN QUÁ LÂU
Có quá nhiều người ngộ nhận về sự giàu có và sức mạnh kinh tế khoa học kỷ thuật của miền Nam trước năm 1975.
Họ cho rằng ngày đó VNCH đã vượt xa các nước Korea, Phillipine, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và gần bắt kịp với nước Nhật. Sự ngộ nhận này xuất phát từ những rao giảng của nhà chính trị, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ.... nhưng tuyệt nhiên không có nhà kinh tế hay nhà kỷ thuật nào dám nói như vậy cả.
Với hiểu biết và cảm nhận của mình, tôi viết stt này với mong muốn làm sáng tỏ phần nào thực trạng của nó.
Sau năm 1975, vào năm 1977 sau khi học xong trường kỷ thuật tôi có dịp đi một vòng xem xét các công ty SX cơ khí, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn, Biên Hoà. Những nơi tôi đi qua có nhiều nơi chính người thân của mình đã từng làm việc.
Tôi cũng đã từng ngộ nhận như họ và rất tự hào về nơi tôi sinh ra và lớn lên....cho đến khi tôi xách tập đi học thêm về kinh tế.
Bằng những gì tôi đã tận mắt xem xét, bằng những kiến thức kinh tế được trang bị và bằng những phép so sánh loại trừ tôi đã thật sự thất vọng về niềm tự hào ngớ ngẩn trước đó.
- Nói về kinh tế phải xác định rằng đất nước ta dù Nam hay Bắc thì thời điễm đó có đến trên 80% người dân sống bằng nông nghiệp nhưng trình độ SX nông nghiệp lúc đó là vô cùng thấp.
Vị tiến sĩ nông học số miền nam lúc đó là ông Võ tòng Xuân được học bổng của trường đại học Nông nghiệp tại Los Banos (Philippines), về lại Việt Nam 1971 sau khi lấy bằng thạc sĩ ( đến năm 1975 mới lấy bằng tiến sĩ tại Nhật ).

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Bình luận về vai trò của Tướng Võ Nguyên Giáp

Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy



DANHNHANVIET. Blog Ô Sin đăng bài về Tướng Giáp: ..."Ngoài tài năng còn có một yếu tố quan trọng khác, ông là một người có đầu óc thực tiễn ghê gớm, luôn tổng kết trong thắng, trong bại để tìm ra cách đánh mới".

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Vì sao TQ thành nền KT lớn thứ hai thế giới, còn VN vẫn lẩn quẩn?

Cả hai nước có những nét tương đồng về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa.
Cả hai nước bị cho là đảng toàn trị, hạn chế quyền tự do dân chủ con người. 
Cả hai nước mang danh nghĩa chế độ cộng sản, thực chất đã trở thành tư bản đỏ.
Cả hai nước đều chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường mang định hướng XHCN. 
TQ đã phát triển và trên đà cạnh tranh ngôi vị với Mỹ, dự trử đưọc tài nguyên chiến lược, thu phục được đa số nhân tâm.
Còn VN đã khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên lẫn lòng tin của người dân gần như cạn kiết.
Tuy mỗi nước có lợi thế, điểm mạnh yếu khác nhau. Dù TQ đã có nền tảng văn hóa vững chắc, có nền công nghiêp cơ bản và đổi mới kinh tế đi trước khá lâu so với VN.
Nhưng những gì TQ đề xướng cải cách chính trị, kinh tế thì VN đều tham khảo áp dụng, gần như một bản sao.
Tại sao người ta 10 thì mình không được 1?.

TC
_____________________

Trung Quốc - “phiên bản đặc biệt của chủ nghĩa xã hội”
Thứ hai, 11 Tháng 5 2015 13:03
Tất cả những gì đang diễn ra ở Trung Quốc được cả thế giới theo dõi chặt chẽ và cũng không làm ai phải ngạc nhiên. Trong 30 năm từ năm 1979, GDP của Trung Quốc đã tăng 15 lần, sản xuất công nghiệp tăng hơn 20 lần; kim ngạch thương mại tăng hơn 100 lần; hoàn thành công nghiệp hóa và tạo ra một cơ sở vững chắc để giải quyết các nhiệm vụ do Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (2007) đề ra, biến Trung Quốc từ một “công xưởng của thế giới” thành một “nhà máy của tri thức”.

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Lan man máy nổ đuôi tôm

Ở miệt Lục tỉnh Nam kỳ, nhà ven sông rạch thường được nghe tiếng máy nổ tành tạch vang vang đưa thương gợi nhớ, đó là tiếng máy nổ đuôi tôm. Nếu trong ngõ hẻm thị thành, hàng xóm chỉ cần nghe tiếng động cơ từ đầu ngõ đã đoán được là xe của nhà ai sắp chạy qua, thì nơi sông rạch cũng vậy, chỉ thoáng nghe hơi máy nổ, cả xóm đã biết ghe xuồng khứa nào đang rẽ nước mé bến kia.
Thuở hồng hoang thạnh trị, xứ sông nước bủa giăng chằng chịt này, nhà nào cũng phải có chiếc xuồng làm phương tiện, với cái máy nổ làm "đầu cơ nghiệp": bơm nước, chở lúa, mua hàng, chợ búa, thảy đều trông cậy vào cái máy đó.
Những năm cuối thập niên 60 thế kỷ trước, khi ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chủ tịch Hồ Chí Minh tranh thủ viện trợ của Liên-xô, Trung cộng để kèo nài toàn súng đạn quân nhu cho cuộc chiến, còn thì để mặc nông dân è cổ chổng khu kéo gàu tát nước lên đồng theo cách thủ công tự đời cố tổ; thì ở miền Nam, cùng với viện trợ quân sự của đồng minh, người dân đã có thêm máy nổ chạy xăng Kohler-4 của Mỹ cũng được nhập vào. Cái máy này được người bình dân gọi máy "Kô-le", nó nhanh chóng trở thành phương tiện thiết thân của bà con.
Máy Kohler-4 thuở đó còn thô sơ lắm, nó có màu lam thẫm, nặng vừa một ôm, đã ít hao xăng lại cơ động, tiện dịch chuyển xuống rạch lên đồng, tối đến bưng nguyên con đem vô nhà cất cũng dễ. Nó có bình xăng hình trụ nằm ngang ở phía trên để thuận tiện cho việc tiếp nhiên liệu, với bánh quay (còn kêu bánh trớn) ở mặt trước, có rãnh để quấn dây vô, giựt cho máy khởi động.

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Chaebol và các tập đoàn ở VN

Hôm qua, VTV thời sự đăng tin rùm beng về việc Vinfast công bố mẫu xe ô tô. Mối quan hệ của VIN với chính quyền đang làm người ta liên tưởng đến các chaebol (tập đoàn kinh tế của Hàn quốc). Vậy chaebol thực sự là gì và liệu các tập đoàn ở VN có thể giống chaebol?
Chaebol và Park Chung Hee
Các chaebol được hình thành và phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ mà TT Park Chung Hee cầm quyền. Park lên làm TT Hàn quốc sau 1 cuộc đảo chính quân sự, chính vì sự thiếu tính chính danh nên ông muốn tạo dựng nên một bộ mặt mới cho nền kinh tế. Nếu kinh tế phát triển thì ông sẽ được lòng dân hơn. Với quan điểm này người ta có sự so sánh Park Chung Hee với Đặng Tiểu Bình, cả 2 đều bóp nghẹt dân chủ để tập trung cho kinh tế. Park tự nhận là mình không có sự hiểu biết sâu rộng về kinh tế (ông vốn là 1 tướng lĩnh quân đội) nên ông muốn dựa vào các chaebol làm đầu tàu phát triển kinh tế cho Hàn quốc. Chaebol chính là nơi khởi nguồn các cải cách và các chính sách kinh tế của Hàn quốc.
Chaebol là các tập đoàn gia đình trị, chiết tự Hán văn nghĩa là "tài phiệt", chính quyền Park không thể can thiệp vào việc điều hành doanh nghiệp. Chaebol được Park trao cho các đặc quyền kinh tế nhưng đổi lại, họ buộc phải tham gia các lĩnh vực khó khăn mà thường các công ty nhà nước mới có thể tham gia, chẳng hạn như việc phát triển hạ tầng và công nghiệp nặng, mang tính chiến lược do nhà nước định hướng.

Văn bản Luật 10/59

Theo Vinhhuy.le Tài liệu sau đây do Nguyen Van Mieng chụp tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ) ở số 2 Yết Kiêu, Đà Lạt, Lâm Đồng, được chia sẻ bởi Faceboocker Dương Quốc Chính.

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

Tiêm kích MiG-25: “Quả lừa” vĩ đại của Liên Xô

(Kiến Thức) - Tốc độ bay Mach 3 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay nào trên thế giới đã khiến cho người Mỹ và phương Tây hãi hùng trước tiêm kích MiG-25 của Liên Xô.


MiG-25 là tiêm kích đánh chặn tốc độ cao do OKB MiG phát triển từ đầu những năm 1960, chính thức triển khai năm 1970. Với tốc độ tối đa là Mach 3.2, một rada cực mạnh và 4 tên lửa không đối không, MiG-25 lúc mới xuất hiện đã khiến nhiều nhà phân tích và chuyên gia quân sự Phương Tây phải hốt hoảng.

Người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ

Nguyễn Hiến Lê
Con đường Thiên lý

Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm, người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ.

Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.

Suốt từ năm 1842 đến 1854, Trần Trọng Khiêm đã đi qua nhiều vùng đất từ Hương Cảng đến Anh Cát Lợi, Hoà Lan, Pháp Lan Tây. Do trí tuệ sắc sảo, đến đâu ông cũng học được ngoại ngữ của các nước đó. Năm 1849, ông đặt chân đến thành phố New Orleans (Hoa Kỳ), bắt đầu chặng đường 4 năm phiêu bạt ở Mỹ cho đến khi tìm đường về cố hương.


Tuy không phải sứ giả, nhưng Lê Kim đến Hoa Kỳ trước Bùi Viện 20 năm

Tìm kiếm Blog này