Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Nhớ lại một thời "hippie" tại Sài Gòn

1.Sự khởi đầu
Phong trào giới trẻ Sài Gòn với phong cách nổi loạn “HIPPY” một thời ,trong chồng báo cũ của gia đình, tôi tìm thấy tờ báo Xuân khá xưa, báo Xuân năm con Gà Kỷ Dậu 1969 khổ lớn với bìa có khuôn mặt tươi cười của nghệ sĩ Kim Loan, bài vở trong đó ít đặc sắc nhưng có một bài lý thú. Bài “Mùa xuân mười tám” của Hà Mai Lan trình bày dưới dạng hai bài nhật ký : Nhật ký của Mẹ và Nhật ký của con gái. Nhật ký của Mẹ kể về những ngày Tết 1943 ở Hà Nội. Trời rét xuân đất Bắc, cô con gái theo mẹ lên xe kéo ra chợ Đồng Xuân ngày hăm ba tháng Chạp vào buổi sáng sớm, trong lòng vẫn lo chợ hết món ngon để mua cúng ông Công ông Táo.
Về nhà, cả nhà xúm vào gói bánh chưng cùng với ngừơi bà con ở quê ra. Cô con gái cả ở nhà trông nom mọi việc, mua sắm cho em út. Phần nhật ký này trình bày một mùa xuân tuyệt đẹp trên đất Bắc rất gợi nhớ cho những người xa quê hương miền Bắc đã lâu, phần nhật ký cô con gái thì thể hiện một nếp nghĩ hiện đại của một cô gái tân thời trong xã hội Sài Gòn giữa cơn lốc hưởng thụ thời chiến tranh tao loạn. Cô gái mong đợi đến ngày mở tiệc bum – ban khiêu vũ Tết với đám bạn bè và lo mua sắm quần áo. Đám bạn cô thì đi mượn nhà để mở tiệc khiêu vũ. Cô phàn nàn là bị ông bố xé bức ảnh tứ quái Beatles treo ở phòng ngoài. Ông càu nhàu: “Ảnh ông bà cha mẹ không treo, lại rước cái thằng mủi lõ đầu bù ấy …” và cô chê ông bố là “quê” quá cỡ… Cô ra phố Bô – na chơi và gặp ông thầy, giờ đã chuyển xưng anh với cô. Cô gật đầu nhận lời vào thương xá Tax với ông và “thương hại cho túi tiền của lão vì mình chỉ mua có một hộp dầu thơm Essence và một ve Eau De Cologne”. Cuối cùng cô nhận lời tối mai đi phòng trà với thầy nhưng biết mình sẽ từ chối vì không thích đi với “lão gìa khằn đó”.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Dụng bắt cá, lươn...

Cái bung

"Gì cũng cái, chỉ có rựa là đực"

Rựa là công cụ đa năng: có thể chặt, phát quang, chẻ nhỏ cây...
Tại sao họ rèn cái đầu nó cong xuống? - Đây là sáng tạo của người Việt: Để tăng sức nặng cho thế chặt. Khi chặt lưỡi ôm theo cây, vừa tận dụng hết tầm lưỡi, vừa lấy đó định mức vị trí chặt và cho khỏi vuột khỏi cây hay nhánh. Nếu chặt rựa va phải đá do có đầu mũi cong xuống nên không bị mẻ lưỡi. Người ta còn dùng nó để khèo móc, rong cành cây, dây leo...

Nam bộ, thời khẩn hoang

Nam bộ, thời khẩn hoang: Phảng, cù nèo và ruộng cỏ
09/08/2007 04:07 GMT+7

TTCT - 1- Khoảng năm 1985, trong đợt điều tra về các hình thức diễn xướng dân gian ở ngoại thành TP.HCM, tôi được chị Nguyễn Thị Mười hát cho nghe mấy bài lý, trong đó có bài Lý cây phảng trên đây.

Khác mùa huê nở trường đông...Mùa màng, mộng mạ, giống má thất bát, cà đun (*) gieoPhảng kia phát chế, kèo nèo huơ, kèo nèo huơ...
(Lý cây phảng)


Các loại nọc cấy và phảng cấy

Chơ Ma Liên

Sau khi đi một vòng ở bãi biển Long Thủy, du khách cũng có thể thả bộ đến Ma Liên để tìm chút cảm giác mạnh, đó là phần đất thổ mộ nằm giữa hai làng Ma Liên và Mỹ Á toàn cây bàn chải, gò nống và cồn cát. Từ Mỹ Quang xuống Long Thủy hay ngược lại đều phải đi qua khu nghĩa địa Ma Liên này. Tuy vậy ít người dám ngang qua giữa trưa tròn bóng hay khi hoàng hôn buông xuống, hoặc giữa đêm hôm khuya khoắt.

070403-LANG-MA-LIEN.jpg
Làng Ma Liên - Ảnh: Trần Quỳ
Tương truyền, trên đất Ma Liên có cồn Xương nằm bên đông núi Hòn Mây, là nơi ngày xưa các vua chúa triều Nguyễn đã cho chém đầu hoặc chôn sống hàng ngàn người trong phong trào “Bình Tây sát tả” để thanh trừng những người tà đạo (theo Thiên Chúa giáo), đến nỗi xương nổi lên thành cồn cao, gọi là Cồn Xương. Khi phong trào ấy chấm dứt, người dân trong vùng gom góp tiền của xây dựng đình lẫm để cúng tế các cô hồn chết oan ức trong thời kỳ ấy vào tháng 3 âm lịch hàng năm.

Từ truyền thuyết Cồn Xương mà trong dân gian có câu chuyện “Ma Liên tiên”, tức là các cô hồn thành ma biến thành các tiên nữ, tiên nam trà trộn vào với con người trong các phiên chợ tại Ma Liên. Các ma tiên này cũng mua bán y như con người, rất sòng phẳng. Tuy nhiên khi mua bán xong, về đến nhà đếm tiền lại thì thấy toàn vàng mã đã đốt thành tro. Vì vậy nên những người mua bán tại chợ này thường kèm theo thau nước để thử tiền: hễ tiền nổi trên mặt nước là tiền giả của ma tiên, còn loại tiền bỏ vào liền chìm xuống đáy thau là tiền thật. Vì vậy nên có câu ca dao:

Chính những người lao động tha phương cầu thực mở đất Nam Bộ

"Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long"
(Huỳnh Văn Nghệ)
Không rõ ai vẽ tranh dưới, nhìn rất có ý nghĩa: người Chăm vác cái phảng phát hoang (bị mất nước phải tìm đất mới), người Việt gánh cái bị đồ dùng (ý bám trụ đường dài), người Hoa cầm cái dù (ý là người có ít tiền làm chủ). Chính những người lao động tha phương cầu thực mở cõi ờ vùng đất hoang vụ. Sau đó triều đình mới dùng quân với gươm súng để giành quyền thống trị đất đai, con người.


Hình ảnh ấn tượng

"Ông trâu kễnh"



Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

Đời sống nhà nông xưa

Đời sống nhà nông (La vie aux champ) là mảng đề tài được khai thác rất  nhiều trên các bức bưu ảnh xưa.
AgriMark sưu tầm những bức ảnh xưa miêu tả lại cảnh hoạt động sản xuất và nếp sinh hoạt của người nông dân ở những vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam. 
Photobucket
Vác cày

Dấu tích Chăm trên đất Tây Nguyên

Có giả thuyết cho rằng,Tây Nguyên là một vùng cư trú biệt lập, không liên quan với thế giới bên ngoài, ít nhất cho đến thế kỷ 14 - 15 (?!)
Đến nay, điều đó đã được “giải mã” và cho thấy giả thuyết ấy không đứng vững được nữa khi một loạt di chỉ khảo cổ học được phát hiện trên vùng đất kỳ bí này từ những năm 90 thế kỷ trước cho đến nay.

Ngoài những di chỉ tiêu biểu như Buôn Triết (Đắk Lắk), Kiến Đức (Đắk Nông), Lung Leng (Kon Tum) và gần đây nhất là An Khê (Gia Lai)… với hàng nghìn hiện vật đồ đá, đồ gốm, đồ đồng được giới khảo cổ học phát hiện và công bố đã cho thấy hàng vạn năm trước, con người ở đây vốn có sự giao thoa, gần gũi với cư dân vùng đồng bằng Duyên hải miền Trung cũng như vùng Trung du Bắc Bộ trên các mặt văn hóa, xã hội và kinh tế… thì những dấu tích người Chăm còn tồn lưu, phát lộ trên vùng đất Tây Nguyên càng góp phần củng cố vững chắc cho nhận định trên.

Thực tế đã có rất nhiều di tích kiến trúc, văn hóa Chăm được tìm thấy rải rác ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum. Ngoài 4 di tích Chăm được khám phá tại Đắk Lắk: Tháp Yang Prông (Ea Súp), quần thể kiến trúc Chăm (Krông Ana), giếng Chăm và phế tích Chăm (chưa xác định chính xác là gì) tại Krông Bông, những nhà nghiên cứu văn hóa và khoa học còn tìm thấy nhiều công trình kiến trúc Chăm tiêu biểu như tháp Yang Mum, đền Drang Lai, thành Quai King (tỉnh Gia Lai) và Kon Klor (TP. Kon Tum). Những cái tên đó được nhiều nhà nghiên cứu (chủ yếu là người Pháp) tiếp cận và mô tả cặn kẽ, chuẩn xác để làm rõ mối quan hệ, giao thoa giữa các cộng đồng người ở khu vực Tây Nguyên – đồng bằng Duyên hải miền Trung trong suốt chiều dài lịch sử.

Nghề nông cổ truyền (I)

NGHỀ NÔNG CỔ TRUYỀN VÙNG ĐẤT KHÁNH HÒA XƯA
NÔNG CỤ, VẬT DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG TRONG NGHỀ NÔNG CỔ TRUYỀN TẠI TỈNH KHÁNH HÒA XƯA
 
(Kỳ 1)
 
Những nông cụ cũng như các vật dụng dùng làm đất, gieo trồng, vận chuyển, chăm bón, thu hoạch, bảo quản nông sản của người nông dân trong tỉnh canh tác ruộng ngày xưa có những nông cụ, vật dụng khác với những nông cụ, vật dụng ngày nay. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại, phát triển, canh tác nông nghiệp đã chuyển sang cơ giới hóa, một số việc canh tác và cả thu hoạch, vận chuyển, một số nơi dùng máy móc, thay thế sức người, sức vật, sức kéo. Từ đó, một số các nông cụ, vật dụng người nông dân sử dụng từ xưa, khoảng hơn 100 năm nay, dần dần không được sử dụng nữa, nên sinh ra hư hao, mất mát, mai một theo thời gian, hiện nay tìm kiếm rất khó khăn, chỉ được tìm thấy trong sách báo tranh ảnh, trong các nhà bảo tàng Nhà nước, sưu tập của tư nhân hay trong các khu du lịch sinh thái phục hồi, làm mới lại...
Đa số các nông cụ xưa đều làm bằng tre, một số làm bằng gỗ (có nông cụ phải dùng loại danh mộc), bằng song mây to nhỏ, bằng sắt ...
Ở Khánh Hòa, tre mọc nhiều ven các sông lớn nhỏ trong tỉnh và cả ven đất, ven xóm nhà dân. Người dân trồng tre không những giữ đất hai bên sông đỡ sụp lở mà cây tre còn là vật liệu làm ra nhiều đồ dùng hàng ngày, dùng trang trí, xây cất ... Trong đó, nông cụ, vật dụng ngày xưa đa số từ tre mà hình thành nên.
 
Tre có thể dùng cả đoạn tre hay chẻ ra thành nan để đan (tiếng địa phương gọi là đương) các nông cụ, vật dụng. Tre được trồng ven sông suối, ven nhà là loại tre đồng. Còn tre tự mọc trên rừng gọi là tre rừngTre rừng có nhiều gai, nhánh dày, đan xen nhau, thấp hơn tre đồng. Loại tre rừng mọc hoang, phát triển nhanh, trải rộng thành đám, có khi chiếm cả ngọn đồi. Tre rừng đặc ruột, thân có đường kính trung bình từ 4 đến 6cm. Gốc tre rừng người ta thường dùng làm chuôi cán các nông cụ hay binh khí, như làm cán rựa, cán giáo mác, cây đỏi của cái cày … vì nó rất bền chắc. Nếu nó bị hơi cong, người ta dùng lửa hơ cho nóng đoạn cong đó rồi uốn lại cho thẳng. Người ta cũng dùng thân tre rừng có độ già để làm nhà hay trại có độ bền trăm năm, sau một thời gian ngâm tre dưới nước bùn để tránh mối mọt ăn sau này.

Tìm kiếm Blog này