Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Tám chơi, chiện "Đội quân viễn chinh Đại Nam cuốc".

Trêm một diễn đàn CCB chiến trường K, có ông còm nói cần phân biệt: "lính" là ngụy... còn "bộ đội" là phe ta. Lão mới bình: Lính nào chả lính, đều là thân phận con người cầm súng, đâu phải gọi "bộ đội" là danh giá hơn "lính". Cái quan trọng là anh đã làm gì?. 
"Lính" là từ bình dân cho mọi quân đội. Với QĐND, chỉ huy thường quở la "lính tráng" do thằng nào cũng như thằng nấy hay "lính lác" do hay bị bệnh hắc lào, ghẻ lở ngoài da. Lính với nhau cũng vậy.
Quả thật, cái ông trên nói có phần đúng! Ngẫm thêm, thế nào là "bộ đội"?.
- Nội cái tên, đã là đội đi bộ. TC gọi đùa là "đội quân viễn chinh Đại Nam cuốc". Cũng cặp giò ỏng eo ấy, khi cần thì vượt biên giới qua nước khác, đánh rồi rút, rút rồi sang đánh tiếp...
Có những khi, TC cùng đồng đội đi truy quét lùng sục tìm quân Pol Pot, ở đâu cũng thấy dấu vết của lính ta (có thể cả quân VN thời đánh Mỹ nữa). Dù đến những nơi xa xôi rừng rậm đến mấy, thậm chí bắn bò tót bị trật, nghe tiếng súng mà chúng ngơ nhác không chạy vì chúng chưa từng biết.
Có lần mình chứng kiến đoàn quân đơn vị của chủ lực hành quân băng rừng từ hướng tỉnh Kro Che lên. Anh nào anh nấy ốm o, nước da mai mái của bệnh sốt rét rừng, đi như theo quán tính. Nhìn thật nhếch nhác, thảm não làm sao!. Bộ đội có thói quen vác súng trên vai do nó dài và nặng so với chiều cao, trọng lương của người lính Việt. Trên vai thì mang cái ba lô lép xẹp, có anh mang túi dết (dùng túi mìn clay more đựng đồ thay ba lô) cho ra vẻ "cán bộ' (để hành trang gọn nhẹ hơn). Đạn các loại mang theo lèo tèo 2-3 băng, vài quả B40.41.., TC nghĩ bụng: chắc mấy cha lén vứt bớt hay nhân cơ hội có giao lưu với địch dọc đường, bắn xả bớt cho mang đỡ nặng. Thử nghĩ mỗi người 40-50 kg, nếu trang bị như quân độ "Đế cuốc phương Tây" thì làm sao đi bộ đường dài, vận động đánh địch, chạy sao nổi !.
Mà chưa chắc đi xe đã là ngon!. Lính ta mấy khi được ngồi xe, có chăng là hành quân cỡ 50 km trở lên. Mà đâu sướng gì, gặp xe Zin Khơ LX thì nó dồng cho khỏi nói, mông ê ẩm, ruột gan lộn tùng phèo!. Xe bị phục kích trúng mìn thì có khi phăng teo cuộc đời. Chính vì vậy, nên lính trên xe thấy chỗ nào nghi có địch ẩn nấp ở hai bên đường là nã đạn thí xác.
Đi máy bay thì cực hiếm, do nhu cầu chiến trường cấp tốc nên lính mới có dịp đi mây về gió. Ai tính cẩn thận, không sợ mới lạ... TC thấy máy bay LX chi mà trống huê trống hoác, nội thất giản đơn không như của Mỹ đã mình từng biết... Kiểu gì cũng ngán....
TC

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Xử án thời xưa - Từ gô cổ đến nọc ra đánh

Lính đóng cùm phạm nhân, dẫn đến tòa
Hình 1: Phạm nhân nghe quan phụ luận tội
Hình 2: Quan chánh tra hỏi và PN nhận tội
Hình 3: Cấm cãi, PN đành thú tội
Hình 4: Nọc PN ra đánh, bao nhiêu gậy theo phán quyết của quan
Có cái chày đồ đùng để đóng cọc, cố định phạm nhân phải nằm để bị đòn đâu không thể bỏ chạy.



Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Kỷ vật của TC - Ấn tượng về cái khăn rằn đa dụng của người Khmer

Rời Campuchia, TC mang theo 4 món: Chiếc áo quân Pol Pot, chiếc đèn pin, chiếc khăn kro-ma và hộp cạo râu... Trong đó, chiếc khăn Kro-ma là cái mà lão giữ được đến bây giờ.
Chiếc khăn làm bằng tơ, Thái sản xuất, do ông già đi buôn bán từ Phnom Pênh đem về cho. Không rõ nể nang hay hối lộ ông cố vấn xã vì ổng không có thiện cảm với bộ đội VN. Ổng có con trai là đầu sỏ địch ngầm đã chạy vào rừng, bị thượng sĩ Cạo đưa vào đầu bảng lưu ý theo dõi nên cho để lấy lòng chăng?... Hồi đó, có được cái khăn Thái là hảnh diện lắm vì dân thường dùng loại vải đệt, sọc đen trắng là chính. 
Cái khăn Kro-ma gắn gó với mọi người Khmer trong mọi sinh hoạt đời sống. Lúc nào cũng mang theo nó, từ ở nhà, đi ruộng, đi làm, cho đến đi chơi, đi lễ hội... Họ dùng nó bọc đồ ăn, bọc đồ ạc vật dụng linh tinh.... Để đội đầu, quấn cổ, quấn khăn tắm, chùi mặt lau người. Đàn ông còn buột ngang eo  cho nam tính, dùng quấn như váy (trong mặc quần đùi) cho mát. Dù người Thái, Lào... cũng dùng nhưng bằng người Khmer.  Hình như dưới thời Khmer Đỏ, nó được coi như biểu trưng của dân tộc, nên bất kỳ ảnh nào, từ cán bộ cấp cao dân quèn đều thấy khăn rằn quấn cổ.
.....
38 năm rồi, nó vẫn mềm mại tươi màu

Chuyện ít người biết: Bộ đội chiến trường K có những lính mất chất, bất mãn bỏ đơn vị đi làm phỉ.

CCB sư 315 Khai Tuan kể:
Cuối năm 1984, đơn vị tui rút về Sì Si Phon, nơi sư đoàn 5 đóng quân, đại đội 13 của tui đang hành quân, cặp dưới chân một ngọn núi, thì có một chiếc xe zíp, chở ông đại tá sư đoàn 5 chạy tới dừng lại, anhThanh đại đội trưởng tập hợp anh em lại, báo cáo với ổng xong. Ổng quán triệt anh em chúng tôi, nếu bắt được một bộ đội bụi, tính công bằng ba thằng pôn pốt, hoặc bắn chết tính cũng vậy .?
Chắc các bạn thắc mắc, sao bội đội bụi là sao.? Mà một mình nó bằng ba thằng vậy.? Đó là một số bội đội bất mãn hay vi phạm kỷ luật nặng, bỏ đơn vị xách súng đạn đi, tập trung lại thành nhiều nhóm, với quân số tương đối đông, rồi đi cướp bóc, trấn lột, khắp mọi nơi làm ảnh hưởng rất nặng đến qui tính quân đội, nên mấy ông lớn này rất cay cú còn hơn bò đá,mấy ổng, cần phải tiêu diệt ngay nên gặp đơn vị tui đang hành quân cặp dưới chân núi lại quán triệt liền.!
Nguồn trích đẫn:
https://www.facebook.com/khai.tuan.900/posts/235192280686104

CCB sư 5 Đức Thảo Nguyễn kể
Có một lực lượng là một trong số đối tượng tác chiến của Sư đoàn trong thời kỳ nầy mà ĐT ít được nghe nhắc tới là " lính bụi...". Đó là những quân nhân Việt nam do lý do cá nhân gì đó bỏ đơn vị tập hợp tổ chức thành một lực lượng hoạt động mạnh nhất là tại địa bàn Si sô phon và các vùng phụ cận. Mới đầu lực lượng nầy chủ yếu dựa vào đường buôn với các tổ chức, móc nối đưa đón dân buôn từ các nơi đổ về thị trấn Si so phon rồi theo các ngã sang các khu chợ trời đường biên trên đất Thái lan mua hàng hóa. Sau đó lại dẩn dắt dân buôn chẻ về nội địa cung cấp hàng hóa cho các nơi, sang cả Việt nam. Vì khu vực Si so phon mà trọng điểm là khu vực Đăng cum, nơi có 4 con đường buôn lớn là nơi điểm tập hợp nên càng ngày mức độ đi buôn của dân chúng Cam pu chia càng có tổ chức và tinh vi hơn nên lực lượng nầy ngày càng lớn mạnh lên nhiều, lôi kéo được nhiều quân nhân bất mãn đơn vị bỏ ngũ tham gia. Cao điểm lực lượng nầy có số lượng tập trung tương đương đến cấp trung đoàn, có cả hỏa lực cối 82mm và cả bác sĩ điều trị nếu bị thương.

Vài vụ đơn cử: Bộ đội K vi phạm kỷ luật chiến trường bị tử hình ...

"Đầu năm 1979, tiểu đoàn 14 Tây Ninh, đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang, nổi tiếng gan lì, một chọi 100 thời đánh Mỹ đã dính 1 trận đau khiến toàn quân thời đó rơi nước mắt.
Bọn Polpot trà trộn vào phum khống chế dân để lập trận địa mai phục, dùng dân CPC làm lá chắn sống cho chúng. D14 có phần chủ quan (vì đã khá quen thuộc địa bàn) nên vào phum mà không triển khai đội hình tác chiến nên bị tập kích dồn dập. Đạn B40, B41 xé gió dội lửa vào đội hình chính, lựu đạn thủ pháo từ nhà sàn ném xuống như mưa, đạn nhọn bắn như vãi trấu.. Ngay những phút đầu tiên, D14 bị tổn thất nặng nề, mất quyền chủ động nên buộc bắn trả cầm chừng để rút ra ngoài.
Sau khi tập hợp được lực lượng, D14 tấn công vào phum. Diệt được hơn 30 tên Polpot, bắt sống khoảng 20. Nóng máu vì bộ đội bị hy sinh quá nhiều mà đám tù binh thì luôn miệng chửi “Kh’măng Duôn’ (Giặc VN) nên BCH D14 ra lệnh xử bắn tất cả.
Ngay ngày hôm sau, quân pháp mặt trận 719 về bắt toàn bộ sĩ quan của D14 đưa về biệt giam ở Đồng Pan (Tân Châu, Tây Ninh). Tòa án quân sự mặt trận kết án tử hình 5 người gồm: Tiểu đoàn trưởng (đại úy Hạnh), 2 tiểu đoàn phó, 2 đại đội trưởng. 14 người nhận án tù từ 15 năm đến chung thân..."
(Trích từ Lê Vũ)
.....

"Tháng 2/1979, ... Hoàn thành nhiệm vụ truy quét phía Bắc thủ đô Pnom Pênh bên bờ Bắc sông MêKông thì trung đoàn được lệnh trở về tỉnh Công Pông Spư . P.A.S sử dụng 3 chiến sĩ trinh sát cùng anh đi khảo sát địa hình chuẩn bị vị trí đứng chân của trung đoàn. Khi qua một cánh đồng không rộng, có mấy ngôi nhà ở dọc bờ suối, mùa khô không có nước, không một bóng người. Riêng anh có thấy một cô gái CamPuChia khoảng 20 tuổi mang gùi đang làm gì dưới suối. Nhóm trinh sát vẫn tiếp tục đi khảo sát địa hình nhưng không phát hiện được gì. Đi được khoảng năm trăm mét thì P.A.S bảo các trinh sát ngồi nghỉ, anh quay trở lại chỗ vừa thấy người con gái. Đến nơi cũng là lúc cô gái từ dưới suối đi lên. Không kiềm chế được mình, như một định mệnh, anh rút súng ngắn cầm ở tay, buộc cô gái kéo váy xuống, anh ôm lấy cô gái. Sợ quá cô gái CamPuChia không giám chống cự, buông lỏng mình cho P.A.S hành động. Hành động xong P.A.S trở lại với các chiến sỹ trinh sát trở về trung đoàn như không có chuyện gì xẩy ra. Nơi cô gái CamPuChia vừa bị hiếp, sau đó vài giờ có 2 chiến sỹ bộ đội Bạn đi qua. Cô ấy sợ hãi kể hết với họ những chuyện vừa xẩy ra và cùng họ đến tại Trung đoàn bộ nhận mặt P.A.S. Một ngày sau đó P.A.S bị Viện Kiểm Sát quân sự Quân Đoàn 4 ra lệnh bắt giam. P.A.S đứng dậy nghe xong lệnh bắt, anh giơ hai tay run rẩy tra vào vòng thép trắng số 8. Mặt anh thuổn ra, da tái nhợt, chân khuỵu xuống, người nhũn như lá chuối héo. Hai đồng chí vệ binh quân đoàn cầm tay, xốc nách, kéo lê P.A.S lên xe đóng sầm cửa lại. Người đồng đội mới vừa nãy đây thôi, bổng chốc bị quẳng lên xe như một con vật vô tri. Những người được chứng kiến sự việc này thật ngỡ ngàng, bất ngờ, mông lung khó tả… Tòa án quân sự Quân đoàn 4 tuyên án tử hình P.A.S"..."
(CCB tham gia Hội thẩm quân nhân của Tòa án quân sự Quân đoàn 4, kể)
....

"Ngay khi mới giải phóng Campuchia, vào khoảng tháng 1-2.1979, TC nghe tin: Có một hạ sĩ tên NQA quê huyện Tuy Hòa PY, là lính thông tin của một đơn vị thuộc Mặt trận 579, can tội hiếp dâm. A dụ cô gái Khmer đi theo để A chỉ kho lương thực... Lợi dụng chố vắng bên suối, A cưỡng hiếp nhưng không thành, sau đó cô gái tố cáo. A bị bắt đem ra Tòa án quân sự xét xử, có sự tham gia các nhân chứng. án là tử hình. Nơi xử bắn ở cây số 3 thị xã Stung Treng.
Lúc đó tôi đang đóng quân gần đó nhưng không đi xem tử hình. Sau này, TC nghe phong phanh, có người bảo tử hình giả, có anh lớn tuổi hơn thì bảo thời đánh Mỹ ở Lào cũng xử kiểu đó. Có lẽ cách này lại hay, vẹn đôi đường. Lúc ấy tôi tin, không thể có chiện đánh lừa chính quyền, nhân dân bạn nên không hỏi vặn chuyện này.
5-7 năm sau tôi gặp thằng bạn cùng lính K cùng quê hỏi, nó nói: Mình cũng nghe có người bảo A không bị bắn, cũng bán tín bán nghi nên đi tìm đến tận nhà và gặp A. A kể bị bịt mặt đưa lên xe thùng đến pháp trường (có lẽ là chở cùng xe với tù binh quân Pol Pot). A không biết ai bị bắn (thì có thể đoán ta bắn tù binh thế mạng). A được đưa về nước ra Bắc cải tạo, ra tù về quê làm ăn."
(Thợ cạo)
.....

"Trong số cán bộ F320 có anh Quách Q. là D phó trắng trẻo trán hơi hói hay nói chuyện với tôi . Một năm sau ,năm 1980 tôi được cử đi dự buổi xử án của Tòa án quân sự Quân đoàn 3 tổ chức ở rạp hát thành phố Thái nguyên .Sau phần xử 1 vụ tự thương bất ngờ thấy quân cảnh dẫn Quách Q ra trước vành móng ngựa .
Bất ngờ và ngạc nhiên hơn là nội dung vụ án mà anh là bị can . Khi sư 320 tiến xuống Tà Keo trong một trận đánh D của anh bắt được mấy tên địch cả nam và nữ , có lệnh rút tiểu đoàn đã hành quân chỉ còn anh, liên lạc và vài trinh sát đi sau với tù binh . Bọn tù binh ngoan cố không chịu đi ,nếu dùng dằng sẽ bị bọn Miên quay lại tấn công nguy hiểm nên anh đã cho xử và lột lấy đồng hồ ở một tên nữ
Ra tòa làm chứng có 1 trinh sát và liên lạc , cả 2 người cùng xác nhận diễn biến , tay trinh sát khốn nạn còn nhấn mạnh chuyện khi bắn xong anh còn hỏi hắn có muốn xem thân thể phụ nữ không làm hắn ngượng và đó là tình tiết tăng nặng ? Quách Q. vừa khóc vừa thừa nhận những gì tòa nêu . Cuối cùng tòa tuyên án Quách Q .18 năm tù vì phạm tội giết người cướp . Cả hội trường rộng lớn lặng ngắt , rất nhiều sỹ quan từng vào sinh ra tử đã rơi nướ mắt thương anh...."
(Tiích từ Tai Le)
.............

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

Ngẫm chiện vài chức danh và tên đơn vị QĐNDVN

TC thấy còn lủng củng và trái khoáy ở vài tên gọi.
Một thời VN theo TQ, rồi ngã sang LX. Trước kia, ví dụ nói: Tỉnh đội, Huyện đội, Đại đội... chức danh cũng vậy: Tỉnh đội trưởng, Huyện đội phó - nghe đơn giản ngắn gọn. Sau này, thì hình như các bố nghĩ theo Tàu nên cải danh thành ra dài ngoằng: Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh... Phó Chỉ huy trưởng Cơ quan quân sự huyện... - nhưng cái đuôi Tàu vẫn còn đó!. Tuy nhiên, Bộ đôi vẫn quen gọi vắn tắt như xưa như: Tỉnh đội, Huyện đội, Xã đội... Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn phó, Đại đội trưởng...
Đến đơn vị cấp Quân khu và Bộ Tư lệnh quân khu... - có sự phân biệt giữa tên đơn vị và cơ quan đầu não. Nhưng cấp tỉnh/thành thì gọi tên đơn vị và cơ quan đầu não chỉ huy nhập chung một cái tên là Bộ Tư lệnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh/ thành... - mà rõ ràng chúng có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Đến cấp quận/huyện thì gọi là Cơ quan Quân sự quận/huyện... và Ban Chỉ huy quân sự... - thì cái tên được tách ra không như cấp tỉnh/thành, có vẻ như tên "Cơ quan" phía trước nghe hơi bị thừa.
Chức danh, nếu kính thưa kính gửi cho nó đầy đủ và trang trọng thì dài lê thê ví dụ: Kính thưa đồng chí Đại tá Nguyễn Văn A - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu Trưởng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh ...
Bên dân chính đảng thì "Phòng" là cấp đơn vị nhỏ hơn "Ban" thì bên quân đội ngược lại, cấp "Phòng" là lớn "Ban".
Trong Điều lệnh quân đội có định danh nhưng lính tráng quen gọi chỉ huy (thậm chí không phải là người chỉ huy của mình miễn là cấp bậc thuộc hàng trên) là "Thủ trưởng" tuốt !.
Quy định khi gặp sĩ quan cấp trên, cấp dưới phải chào (đưa bàn tay lên vành mũ) nhưng thực tế đa phần gặp nhau gật đầu là xong. Không rõ ngày nay có thói quen đó nưa hay không....
Ảnh minh họa

Thư cô gái Lào gửi người yêu bộ đội VN

NẾU ANH LỠ CÓ NGƯỜI YÊU EM CŨNG SẼ THA THỨ.
Ba mươi năm một bức thư tình được giải mã để bùng nổ những âm hưởng yêu đương ”Cuộc đời đầy bất ngờ và luôn có hậu.” Thanh buột miệng. Thanh tin tưởng rằng, tương lai lại sẽ đem đến cho con người những giá trí đích thực đã từng bị lãng quên.
Yêu đương luôn là sự lựa chọn của từng đôi trai gái, đến thời điểm nào đó Phạm Ngọc Thanh cảm nhận rằng mình đã được yêu sau hơn ba mươi năm dài.
Ngày 15 tháng 03 năm 1979, Sư đoàn bộ binh 315 thế chân sư đoàn 309 tại Ban Lung Tỉnh Ratankiri thuộc Đông Bắc Kampuchia.
Vào đầu năm 1987, một bộ phận của Ban xăng dầu Sư đoàn 315 chiến đấu và công tác ở Mường Sẻn huyện Paksé tỉnh Champasak ( cố đô của Vương quốc Champasak ) Tây Nam Lào.
Thủ phủ của Champasak là Paksé (thành phố cửa sông) , phía Bắc Paksé là sông Sê Pôn và phía Nam là sông Mekong.Từ thế kỷ 14 , Paksé được xem như là trung tâm của đế chế Khmer rộng lớn thời bấy giờ.
Năm 1835, cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi (con nuôi Tả quân Lê Văn Duyệt) chống vua Minh Mạng thất bại, cuộc truy lùng và tàn sát đẫm máu diễn ra. Trong thành phần tham gia khởi nghĩa có một bô phận đông đảo người Chăm. Để trốn tránh cuộc truy sát của vua Minh Mạng, người Chăm bỏ trốn ra nước ngoài. Một bộ phận đến Kampuchia định cư, địa bàn người Chăm cư ngụ tại Kampuchea được gọi là Kompong Chàm (bến cảng, bến đổ của người Chăm), một số khác chạy qua Lào định cư, nơi họ sinh sống người ta gọi là Champasak (sóc của người Chăm). Chiêm Thành, Chăm, Chàm, Champa đều là tên gọi chỉ người Chăm.
Thời gian Mỹ can thiệp vào nội bộ nước Lào và nuôi dưỡng phỉ Vàng Pao , Paksé cũng là nơi ở của toán cố vấn Mỹ.

Nỗi khát nước của lính chiến trường K

RỪNG KHỘP MÙA THAY LÁ
(Trích)
Tôi bước đi như mộng du, đầu óc mụ mị, nặng trĩu, mắt mờ đi và dần chìm vào giấc mơ. Tôi mơ được về nhà ăn tết, nhưng không phải là mơ thấy giò, chả, bánh chưng mà thấy mẹ và các em ào ra đón. Cũng không phải tôi lao vào ôm lấy mẹ, ôm lấy các em sau bao ngày xa cách, mà tôi lao đến, vục đầu xuống cái hồ cạnh nhà, cái hồ mà hàng ngày cả làng vẫn ra đó tắm giặt và gánh nước tưới rau uống lấy uống để. Trong giấc mơ, cả người tôi chìm nghỉm trong nước, miệng tu ừng ực từng ngụm lớn, uống đến no nê... mà miệng vẫn đắng ngắt.
Đang mơ, bỗng thằng Cương giật giật vào quai ba lô tôi hỏi nhỏ:
- Anh Điền, còn nước không cho em một ngụm?
Nhìn khuôn mặt nó đỏ lựng, nhem nhuốc nhọ đen nhọ thỉu, méo xệch vì mệt, thương lắm nhưng vẫn phải động viên nó:
- Tao còn tí xíu thôi, nhưng tao cũng không uống, cố chịu. Khi nào sắp chết, tao với mày sẽ chia nhau. Cố lên đi, có chết cũng chết trên đầu hàng quân Cương ạ.
Nó cố nài nỉ, tôi vẫn kiên quyết không cho, cố giữ lấy những giọt nước cuối cùng phòng khi không còn cơ hội sống. Nài không được, nó lại bỏ tôi, lùi lại phía sau...Nói thật là khi đó, tôi đã lờ mờ nghĩ đến cái chết, nghĩ rằng sẽ chết khát giữa cánh rừng khộp đang cháy nham nhở ở phía tây cái đất nước khốn nạn này.
Khi trời nhá nhem tối, từ đầu hàng quân có tin truyền xuống:
- Phía trước có nước. 

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

Lính K, - Bạn có bao giờ gặp những tiình huống này chưa?

Tổng hợp một số kỷ niệm của lính chiến trường CPC

=>!!! Bạn đã bao giờ ngủ dưới trời mưa bão với 1 cái võng và 1 cái màng tăng làm mái che chưa. Bạn có ngủ được khi nước leo theo sợi dây và thắm vào võng chưa. Nữa đêm tuột dây hay gãy cây ngã ngửa với vũng nước chưa

=>!!! Bạn có bao giờ ôm balo ngoài trên võng chờ hết mưa mới dám đặt balo xuống chưa

=>!!! Bạn có bao giờ đem đồ ướt xuống hơ khói cho khô sáng mai mặt tiếp chưa

=>!!! Bạn có bao giờ cõng bao cát 25kg trên lưng chạy 3,2km chưa

=>!!! Bạn đã bao giờ 3 giờ sáng dậy ăn cơm rồi ngồi chờ hành quân tới 5 giờ sáng mới đi chưa

=>!!!! Bạn có khi nào mà đôi chân của bạn nó phồng lên rồi bị vỡ ra, còn dính lại miếng da treo lủng lẳng mà vẫn đi làm không

=>!!! Có khi nào mà 5 tỉnh( TP) hút chung 1 điếu thuốc chưa

=>!!! Bạn có khi nào nằm cạnh cái Mộ mà ngủ chưa😵😵

=>!!! Bạn đã bao giờ ăn cơm dưới trời mưa chưa😰😰

=>!!! Bạn đã bao giờ 6 ngày liền không tắm dù mồ hôi đổ ước áo giống như mới nhúng nước không 😰😰😰😰

Chiện lính K: Địch - ta cùng dân vận chung một lỗ đáo & Soi cái ngả ba

Sự cố, địch - ta cùng dân vận chung một lỗ đáo...
Hà Dũng
... Lúc chủ quán mang bát mắm tôm đã vắt chanh sủi bòn bọt, bốc mùi thơm mặn mòi đặc trưng đặt vào giữa mâm thì mình chợt thấy lão Tran Truonggương mặt thừ ra, nhìn tội tội.
Đoán là có gì uẩn khúc, mình ghé sát hỏi: Có vẻ bác đang nhớ đến ai.
Lão gật gật, hình như còn rơm rớm "cứ mỗi lần ngửi thấy mùi mắm tôm, tao lại nhớ cái đêm hôm ấy bên K mày ạ"
Câu chuyện kỷ niệm của lão Trương cứ như cơn lũ được tuôn ào ạt từ ký ức trên mâm nhậu.
***
Phum Tà Boong, Cam Pu Chia, năm 1986
Đây là địa bàn hoạt động của đơn vị lão Trương thuộc đoàn 7705, lính tình nguyện Việt Nam. Tình hình chính trị nơi đây cũng tương đối phức tạp, dân K ngày theo ta nhưng đêm về lại có thể theo lính Pốt, đã bao trận đánh tao ngộ nổ ra rất tình cờ khi cả hai bên đi dân vận gặp nhau trong phum.
Dân trong phum chủ yếu là trẻ em và memai ( như miền nam gọi bà giá còn miền bắc gọi bà góa ), do phụ nữ lấy chồng lính Pốt tử trận khá đông.
Vốn tính yêu quý chị em, cho nên lão Trương cũng nhanh chóng " dân vận " được một em memai còn khá trẻ, ngọt nước. Hàng đêm lão vẫn xung phong đi kiểm tra địa bàn và tranh thủ tạt vào giải thích, vận động chủ trương đường lối cách mạng cho cô em kia. Nghe nói sau nhiều lần cái sàn gỗ rung bần bật lên thì Sari, tên cô em đó, cũng thấm nhuần lắm!
Hôm đó, lão Trương đi công tác về, như thường lệ lão đến ngay để tiếp tục con đường giác ngộ cô Sari, dù chỉ huy khuyên nghỉ vì vừa đi xa về. Vừa lọt lên sàn lão vội lao vào như con hổ đói nhìn thấy cừu non, và " tuyên truyền"

Tìm kiếm Blog này