Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

Sai lầm lớn nhất trong thời kỳ Việt Nam can thiệp vào Campuchia.

Không phải từ quân viễn chinh ngoài rừng mà do cơ quan tình báo của Tổng cục II. Theo thuật ngữ bộ đội: "chính quyền hai mặt" - là cán bộ một mặt làm cho chính quyền hợp pháp, mặt kia bí mật làm cho địch. Ta phá tổ chức ấy gọi là "đánh địch ngầm". Tóm tắt vụ ở Siem Riep (tỉnh lớn của Campuchia), đại khái diễn ra thế này:
Sau khi quân ta đánh vài trận lớn, giải quyết dứt điểm chỗ dựa của địch ở biên giới Thái. Quân đoàn 4 rút quân để cho thế giới biết thiện chí của quân VN. Thì địch (phe Pol Pot) chuyển hướng hoạt động, đẩy mạnh tranh chấp địa bàn với Ta. Chơi chiêu hiểm độc: vào tháng 5/1983 địch dùng một tên trung đoàn phó ra trá hàng rồi khai báo bịa đặt...
Quân báo ta mừng như bắt được vàng, nghe lời địch mà sờ gáy đến cán bộ tỉnh uỷ và uỷ ban. Từ đấy lần ra nhiều người liên quan với địch. Từ điều tra mới vỡ lẽ địch đã khống chế được cơ bản gần như cả chính quyền tỉnh này. Để lập công, quân báo ráo riết áp dụng nghiệp vụ khai thác lưỡi, lòi ra một đống cán bộ chủ chốt.
Chỉ huy cấp trên nghe báo hoảng quá, cả tin không xác minh nên đồng ý cho quân vây bắt hàng loạt cán bộ chủ chốt. Xáo trộn, cô lập lực lượng tỉnh bạn, phòng nội ứng. Cán bộ và nhân dân Campuchia chấn động, hoang mang cực độ. Quan hệ giữa hai nước rạn nứt có nguy cơ đõ vỡ, xôi hỏng bỏng không. Dân gian thường nói hái củi ba năm đốt một giờ là vậy.
Bộ Chính trị gấp rút chấn chỉnh sửa sai, đã cử Lê Đức Anh đích thân thẩm tra vụ việc. LĐA phải lệnh thả ngay số người bị bắt... Chu Huy Mân bay sang hạ nhiệt, thay mặt BCT và CP xin lỗi Đảng, Chính phủ Campuchia.
Không biết bên quân báo có tạo dựng hồ sơ để củng cố niềm tin cho lãnh đạo hay không, chuyện ày không chắc. Trong mọi tình huống quan trọng thì dĩ nhiên về nguyên tắc, trước khi tiến hành bắt bớ có báo cáo về Hà Nội, nhưng không ai dám nói báo cho ai và không ai ra mặt chịu trách nhiệm thông qua. Thế là phải có người giơ báng chịu đòn, một số cán bộ chuyên gia và chỉ huy quân VN bị kỷ luật. Tư tưởng ngạo mạn nước lớn có tác động trong quyết định ấy. Dừ sao việc đã rồi. Cùng với những hàng xử sai lầm khác nói chung của quân VN đối với CPC, có lẽ đã để lại dư chấn trong lòng họ, tồn tại cho đến ngày nay...

Vốn lận lưng khởi nghiệp đi làm ông cố vấn xã.

Một hạ sĩ mặt còn lông tơ từ rừng bước ra, không nghiệp vụ đi làm công tác dân địch vận và tình páo cơ sở. Một thanh niên chưa biết gì phải đi xây dựng chính quyền, đoàn thể xã. Một đoàn viên phải gầy dựng nòng cốt để phát triển đảng viên cho Bạn. Thế mới hiểu vì sao tiền thân quân đội mang tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Vì sao quân đội có tên là Nhân dân. Vì sao lời thề có câu "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.".
Mặc định, đã là người lính thì cầm súng hay phục vụ chiến đấu nhưng trong quân ngũ không ít người có khi làm những công việc "tréo cẳng ngỗng". Trong số đó có tôi. Tổ chức phân công, chỉ huy giao nhiệm vụ, cứ thế mà làm cấm cãi. Chưa biết thì học, vừa học vừa làm, riết rồi sẽ biết. Oái ăm thay, lính ngoài rừng thì thằng đi trước bày cho thằng đi sau, còn tôi thì một thân một mình chả biết dựa vào ai. Nhớ ông tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn kể chuyện học nghề tình báo bằng cách... vào rạp xem phim. Tôi thì nhờ đọc sách "ba xu" thời học phổ thông và hiểu sơ sơ về cơ cấu địa phương lúc chưa đi bộ đội có một năm làm công tác thanh niên...
Trước đó, Đại đội 4 của tôi thuộc Tiểu đoàn 2, Đoàn 5503 đang đóng quân ở bản Tà Đẹt bên bờ sông Sê Kong. Tôi phụ trách trung đội với nhiệm vụ thường ngày như dẫn quân truy quét tàn quân Pol Pot trên khu vực đơn vị đảm nhiệm, thỉnh thoảng tổ chức phục kích địch. Ngoài ra tham gia bảo vệ tuyến đường QL13 từ thị xã Stung Treng đi huyện Siem Pang (giáp Lào). Làm công tác dân vận các phum (bản, làng) gần đó. Nhớ có lần Đại đội phân công bọn tôi đi don vệ sinh và làm cầu tiêu cho dân ỉa. Sau này nghĩ lại mắc cười, dân ở một mặt sông, một mặt lrừng mà bảo đi làm cầu tiêu, đúng là ngu hết biết!
Vào cuối năm 1979, có lệnh gọi tôi về Đoàn, tập trung cùng một số anh em các đơn vị khác để nghe tập huấn về công tác giúp Bạn ở cơ sở. Lý do được chọn là do tôi có biết một ít tiếng Lào và Campuchia và quen dẫn lính của đơn vị đi giúp dân...

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Địch cùng dân bắt cá, nhờ ma le mà thoát khỏi họng súng.

Một sáng, tôi cùng hai chiến sĩ đi tuần tra khá xa nơi đội công tác đóng quân. Chúng tôi đi dọc con suối lớn, vào mùa khô nước rút còn từng những vũng cạn, bờ đất hai bên suối thành như cao và rộng. Đang đi thì thấy một đám đông chừng 7-8 người đang í ới lao xao, be bờ chặn dòng để tát bắt cá. Có đàn bà, trẻ nít và vài trai tráng. Đến gần xem chơi thì thấy lạ vì trên bờ đối diện có một khẩu AK báng xếp, mà dân quân thì chỉ được trang bị súng CKC. Dân ở gần nơi đấy, chúng tôi ít ra vào Phum nên hầu như không quen mặt. Mà có thường công tác cũng chịu, thậm chí dân quân xã cũng chưa biết hết mặt nói chi đến phum.
Tôi đứng bên này suối nói vọng xuống, chỉ vào cây súng và hỏi: cái súng kia của ai? Cả đám nhìn nhau, nói không biết. Đang truy hỏi thì thấy một thanh niên đứng dậy rời khỏi đám đông, leo lên bờ bên kia. Nó lấy cái ống nước khoát vào vai rồi đi chậm chậm lải ra xa. Chúng tôi đi theo ở bên này suối và hỏi tiếp, tên đó im lặng càng đi nhanh. Không dám bắn vì không cơ sở khẳng định đó là địch. Tính rượt bắt nên chúng tôi lội qua suối, thì nó chạy xéo lên bờ đất cao. Khi rõ là địch thì nó đã tăng tốc mất dạng vào rừng. Có bắn theo cũng khó mà trúng nên thôi. Chúng tôi đành quay lại chỗ cũ thu súng rồi về. Phân vân không bắn cũng một phần do thấy nó dáng hơi mập mạp. sau này mới hiểu do đói đành ăn củ nần nhiều nên phù thủng.
Sự việc xảy ra gần cái Phum mà tôi đã kể chuyện ban đêm vì định cứu dân mà quân ta choảng nhầm với quân mình. Lần đó có hai thằng Pốt hái hành, ta phát hiện, chúng đánh lừa, lập lờ làm mình tưởng là dân rồi dông mất. Lần này, chúng cũng giở mánh cũ hiệu quả, nhờ vậy mà chạy thoát. Mà không chỉ một thằng, chí ít cũng một thằng nữa đi cùng trà trộn với dân.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

"Đại cục" ngày 18/04/2014 tại cửa khẩu quốc tế Bắc Phong Sinh.

16 người Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương) gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em vượt biên trái phép qua Quảng Ninh - Việt Nam, rồi vào sâu nội địa. Hình như phía Trung Quốc báo nên phía VN đã đuổi theo chặn bắt, đưa về lại của khẩu.
Trong lúc đang làm thủ tục trao trả, Không rõ vì sao họ cướp súng bắn và dùng đồ vật tấn công làm chết 2 và bị thương 4 bộ đội biên phòng. Tức tốc, lính đặc nhiệm Trung Quốc qua lãnh thổ Việt nam, cùng biên phòng tiêu diệt 4 người, còn 1 người nhảy lầu tự sát. Còng tay người chết và người bị thương nặng, không cứu. Có lẽ nếu không có biên phòng và người dân VN chứng kiến thì đặc nhiệm TQ đã làm cỏ sạch!
Ngay trong ngày, VN trao trả cho TQ 5 xác chết và những người sống mà không xét xử. Họ thảy xác người lên xe 3 bánh thô sơ mà kéo về TQ, tay vẫn còn còng như động vật. Ngày hôm sau, mua bán biên giới lại nhộn nhịp, hàng TQ tiếp tục ào ạt qua.
Phía VN xác nhận họ không phải là khủng bố. Không biết tin số phận về sau của những người sống, TQ đã xử họ ra sao.

Cảm nhận về cảnh quan và đời sống khu vực biên giới giáp CPC.

Trên đường mình chạy xe máy dọc biên giới từ Kiến Tường LA đến Châu Đốc AG. Có qua 5 của khẩu chính và một số trạm biên phòng (đường tiểu ngạch), ngủ đêm tại 2 cửa khẩu. Thấy biên giới giữa hai nước thường được phân định theo ywj nhiên bằng con kênh, sát nhau hay cách thêm khoảng ruộng đất nữa. Kênh nước và cái cầu, khi thì thuộc bên này VN hoặc có khi thuộc bên kia CPC. Cặp theo là con lộ nhỏ rải đá hay bê tông, xe lớn nhỏ đều đi được. Phía bên Việt Nam dân ở đông đúc, phía CPC dân cư thưa thớt, đôi khi thấy chỉ cánh đồng xa tít tắp rồi mới tới làng mạc. Ở cửa khẩu thì hai bên đều có dân ở dày hơn, đêm nhìn phía bên kia đèn điện sáng choang. Dân CPC ở không dày nhưng nhìn qua nhà cửa, xe cộ thấy họ sang hơn. Có người nói: phía bên kia mấy cửa khẩu lớn đều có sòng bạc, trường gà đá do người Tàu làm chủ. Cửa khẩu nào của VN cũng quy hoạch kiểu "đi tắt đón đầu" cả một khu vực rộng thênh thang chờ lấp chỗ trống...
Bên phía VN, từng đoạn từng đoạn chừng 10-15km có một cơ quan nhỏ của bộ đội biên phòng hay dân quân tuần tra biên giới. Những chỗ có đường bộ, đường thủy mà dân qua lại làm ăn thì có trạm nhỏ biên phòng với barie kiểm soát, do một, hai chú BP của hai bên cùng trực. Dân thường xuyên qua lại, quen mặt nhau nên khỏi trình giấy tờ, dắt xe máy đi qua hoặc chạy chậm qua luôn. Mình có hỏi thủ tục lệ thường, dân bảo: qua cửa khẩu phải có hộ chiếu. Ai chỉ có giấy CMND thì cũng qua được bằng đò đưa sang hoặc đi lối đường nhỏ. Nếu là dân ở xa thì khó còn dân ở miền Tây dễ hơn. Mình thấy nơi đâu là lạ thì hay chộp một hai pô ảnh lưu niệm, không thấy biên phòng ra ngăn cản dù đầu đêm hay chưa sáng. Có lần 5h sáng, mình đã ra bờ sông trước trạm biên phòng, móc điện thoại nháy gần chục phát do trời còn tối nên hình không rõ nên chụp đi chụp lại. Thì có chú thượng uý ra hỏi... và kiểm tra giấy tờ, lão cạo giả nai tám luôn! hehe. Có lần chạy lớ ngớ tìm đường thì cũng bị hỏi, trình CMND xong, mình nói đùa: biết dzẫy tui không chạy thọc vào chỗ các chú đâu...

Trong thế giới đi bụi, có ai làm được như cô gái Quỳnh Dung?!

Nói về kỹ năng sinh tồn thì giới đi phượt phải ngã mũ kính chào sư phụ. Trên thế giới không biết có ai khác nữa không? Bụi đúng nghĩa, đẳng cấp và đạt tới cảnh giới ngay tại cõi trần. Mình chỉ biết có mỗi một Quỳnh Dung.
Một cô gái dân Sài Gòn, tuồi ngoài ba mươi. Tốt nghiệp thạc sĩ, đi làm rồi bỏ đi bụi biền biệt mấy năm nay. Từ tháng 4/2018 không thấy cô ấy viết bài và chia sẻ kinh nghiệm đi bụi nữa - Thichdibui.blogspot.com
Hay là cô từ giã hành trình, ngán ngẫm với thị phi của cuộc đời để tịnh tâm "tu" cõi thâm sơn cùng cốc ở nước nào đó chăng?
QD đã làm được những điều mà hiếm người bì được, điểm độc đáo và lạ đời ở cô gái có một không hai:
- Rời gia đình đi mà không liên lạc, không hẹn ngày về với người thân bè bạn. Đi lặng lẽ một mình, không liên lạc với báo chí truyền thông, tự kiếm sống qua ngày, không tổ chức nào tài trợ.
- Đi mà không lên kế hoạch kỹ lưỡng, không định thời gian lưu trú và cán đích. Đi và sống theo kiểu ngẫu hứng tới đâu hay đó. Đi mà không tìm hiểu kỹ vùng đất, dân tộc nơi mình sẽ đến.
- Đi bằng xe đạp thường không chuyên dụng với hành trang tối thiểu. Sống đạm bạc đơn giản, chi tiêu phải tính từng đồng, ăn nhờ ở bụi bất kể nơi đâu.
- Thân gái dặm trường, đối mặt với nhiều hiểm nguy rình rập từ thiên nhiên cho đến con người. Lúc đạp xe lúc dắt bộ đã qua nhiều nước châu Á, qua nhiều địa hình thời tiết khác biệt, qua nhiều vùng quê nghèo khó.

Về chuyến đi phượt dọc biên giới bằng xe máy cà tàng của H.

Ý tưởng của mình là phải đi sao cho thật sát biên để xem đời sống của dân làng hai nước cận kề. Bụng nghĩ: đất nước của mình sao mình không biết. Không có điều kiện đi xa thì ta đi gần vậy! Muốn được nhìn tận mắt và hít thở cái không khí của vùng biên. Quyết định đó, có phần muốn khơi dậy ký ức và nỗi nhớ những năm tháng công tác ở Campuchia, 40 năm về trước...
Đi một mình ên hơi buồn nhưng cũng có cái thú riêng của nó. Thích đi đâu thì đi, thích dừng chỗ nào thì dừng, không phải hội ý hội báo với bạn đi cùng, đôi khi chưa chắc đã thống nhất. Dĩ nhiên dã ngoại chơi chung sẽ xôm tụ vui hơn nhưng cần phải hợp sở thích thưởng ngoạn, hợp tính ăn uống nghỉ ngơi, chạy xe cũng cần hợp tốc độ. Mà muốn rủ bạn bè cùng đi cũng có cái khó, người này rảnh thì người kia bận... Tiền bạc thì không bao nhiêu, sức khoẻ chả có gì ghê gớm cả, cứ tà tà lượng sức mà chơi!. Cứ ngẫy hứng lý qua cầu biết đâu sẽ gặp niềm vui bất chợt...
Trước khi xuất phát, mình lên Google Maps phác thảo kế hoạch, căn cứ chiều dài và thời gian để dự kiến từng chặng. Trước khi đề pa chặng tiếp theo thì phóng lớn GM hết cỡ xem có tuyến đường xe không. Nếu bản đồ mạng không rõ thì hỏi thăm dân: có đi được không, có đò để qua sông không. Thực tế diễn ra không khác dự kiến là bao. Cái không ngờ là vào mùa nước nổi, đi đâu cũng thấy mênh mông là nước. Mấy ngày đều mưa nên đời sống buôn bán làm ăn của dân hai nước có vẻ chùng xuống. Mưa thì ta mặc quần áo mưa đi phà phà ấm hỉm, trời mát phóng xe đỡ mệt.. Đi vào khu vực biên giới do bộ đội biên phòng quản lý, mình là người ngay có CMND sợ gì. Có barie thì ta dừng lại (do quên không mang theo hộ chiếu), không có bảng cấm thì ta cứ chộp hình thôi. Đi đứng lớ ngớ thì mấy chú hỏi: vào đây làm gì, thì ta trả lời: tui là dân Việt đến để biết đất nước mình, được không?...

Cái màu đáng yêu của người Chăm - An Giang.

Màu xanh dương như da trời, người ta gọi nó là màu của hoà bình. Mình cũng cảm nhận như vậy khi đi qua vùng đất Tân Chân và An Phú. Cái màu dịu mắt này có ở đâu đó khắp nơi như cổng, hàng rào, diềm nhà, lan can, cửa sổ cho đến ghe xuồng. Phông nền bảng hiệu buôn, bảng chỉ dẫn đường, cổng chào vào làng thậm chí pa nô truyên truyền cũng màu xanh ấy luôn. Thật ấn tượng và đáng yêu!
Nhà của nội thất họ giống người Khmer không chạm trỗ cầu kỳ như người Việt, người Tàu. Màu sắc chủ đạo của họ, trông nhẹ nhàng thanh thoát không như cái màu đỏ vàng chói chang xốn mắt mà ta hay thấy.
Ven lộ, thường thấy nhà, một mặt hướng ra đường, hậu là sông hay kênh nước. Có làng phần đông là người Chăm, có làng vừa người Chăm vừa Việt, Khmer sống pha trộn. Nhà sàn phần nhiều ở vùng thấp mùa nước nổi, ở chỗ cao ráo thì có nhà thấp xen với nhà cao. Dân đa số là nghèo nên nhà cửa của họ nhỏ thôi, hiếm khi thấy biệt thư hoặc nhà hai ba tầng. Hay họ không muốn tạo sự cách biệt trong đời sống dân làng với nhau chăng? Có lần mình ghé chơi người quen, tò mò hỏi: Chú gốc Chăm hay có bà con gì mà sao cái nhà sàn của chú giống những nhà kia. Chú đáp: không... Vì vậy, mình đoán hình như màu sắc kiểu nhà ảnh hưởng đến nhà của người Việt hay Khmer ở vùng này. Cho nên khi đi nơi khác vẫn bắt gặp rảỉ rác cái màu xanh ấy.
Hãy nhìn vào ngôi thánh đường đạo Islam (hồi giáo) của họ mới thấy cái đẹp của sự trang nhã tinh tế. Người Chăm yêu màu xanh hoà bình, tôi thì yêu họ. Hy vọng có dịp trở lại sẽ chuyện trò làm quen với gia đình người Chăm nào đó.
Do chạy xe, dừng lại chụp ảnh nhà người ta, không tiện xin phép nên mình lấy hình ngoài để minh hoạ.

Kỷ niệm 50 năm vào Đệ Thất.

Nhớ một thời vào đệ thất trường công lập, ai cũng cảm thấy vinh dự tự hào. Ba tháng cày bừa miệt mài, rồi trúng tủ, có tên ở bảng tin nhà trường, mừng phải biết!.Cha mẹ không phải lo tiền học phí cho con. Đùng một phát từ thằng con nít bỗng thành người lớn, thầy cô trước đó gọi bằng em, từ đấy gọi là anh chị...
Có thằng bạn kể: cả trường tiểu học chỉ mỗi tao đậu và đệ thất... Thiêng liêng qué nên các mụ vợ không nỡ lòng, đành cấp visa các cho phu quân đi Mỹ Thò hội ngộ. Đúng vào dịp Trung Thu, mấy anh già bỗng như trẻ lại, tám nhau om sòm, nổ như pháo tết, quên cả gắp mồi.... Cảm ơn vợ chồng bạn Huynh Van Toan tiếp đón, bia bọt, cà phơ cà pháo chu đáo!

Tới tràm mà hổng thấy chim,

Từ TX Hồng Ngự trên đường về, ngang qua Tam Nông. Mình thấy cái tháp cao của ban quản lý Tràm Chim, tính leo lên chộp vài pô để phe ta là thượng đế. Nhưng họ rào lối lên, thôi gỡ gạc tí ảnh tầm thấp vậy.
Xách xe chạy tiếp 4 km, hai bên lộ vắng teo, chả thấy chim chóc chi cả. Trời đổ mưa, tấp vào cái lều nghỉ tránh. Một lát thì có chiếc xe 3 bánh xịch lại, chú tài chạy tấp đại vô. Chiếc xe từ từ lăn lùi bánh, sắp xuống kênh. Mình thấy, la "quớ. quớ!", chạy ra cùng với chú em chụp vội, níu cái xe lại. Thế là mình làm được một việc thiện, trả ơn 7 ngày chạy xe không xẹp bánh.
Thấy tốp khách du lịch đi ca nộ chạy sâu vào rừng ngập nước nước để tham quan. Chỉ mình êng thôi, mỗi con chích choè lửa bị mưa ướt thun mất, chán mớ đời...
Thiếu bạn không ham, quay xe ngược ra, trực chỉ về Sè Gồng. Chạy không nhập với QL1 mà đi mé phía tây Long An. Đang chạy thì có bạn học a lô: mày tới đâu, kịp thì ghé quán nhậu. Thế là rẽ đường vào trung tâm SG để dớt cú chót với đám bạn ngày xưa.
Mụ dợ thì chờ chồng iêu về, còn thằng chồng thì đang bù khú với bạn bè. Cái số cùng đinh của mình nó khổ thế! haha.

Tìm kiếm Blog này