Không phải từ quân viễn chinh ngoài rừng mà do cơ quan tình báo của Tổng cục II. Theo thuật ngữ bộ đội: "chính quyền hai mặt" - là cán bộ một mặt làm cho chính quyền hợp pháp, mặt kia bí mật làm cho địch. Ta phá tổ chức ấy gọi là "đánh địch ngầm". Tóm tắt vụ ở Siem Riep (tỉnh lớn của Campuchia), đại khái diễn ra thế này:
Sau khi quân ta đánh vài trận lớn, giải quyết dứt điểm chỗ dựa của địch ở biên giới Thái. Quân đoàn 4 rút quân để cho thế giới biết thiện chí của quân VN. Thì địch (phe Pol Pot) chuyển hướng hoạt động, đẩy mạnh tranh chấp địa bàn với Ta. Chơi chiêu hiểm độc: vào tháng 5/1983 địch dùng một tên trung đoàn phó ra trá hàng rồi khai báo bịa đặt...
Quân báo ta mừng như bắt được vàng, nghe lời địch mà sờ gáy đến cán bộ tỉnh uỷ và uỷ ban. Từ đấy lần ra nhiều người liên quan với địch. Từ điều tra mới vỡ lẽ địch đã khống chế được cơ bản gần như cả chính quyền tỉnh này. Để lập công, quân báo ráo riết áp dụng nghiệp vụ khai thác lưỡi, lòi ra một đống cán bộ chủ chốt.
Chỉ huy cấp trên nghe báo hoảng quá, cả tin không xác minh nên đồng ý cho quân vây bắt hàng loạt cán bộ chủ chốt. Xáo trộn, cô lập lực lượng tỉnh bạn, phòng nội ứng. Cán bộ và nhân dân Campuchia chấn động, hoang mang cực độ. Quan hệ giữa hai nước rạn nứt có nguy cơ đõ vỡ, xôi hỏng bỏng không. Dân gian thường nói hái củi ba năm đốt một giờ là vậy.
Bộ Chính trị gấp rút chấn chỉnh sửa sai, đã cử Lê Đức Anh đích thân thẩm tra vụ việc. LĐA phải lệnh thả ngay số người bị bắt... Chu Huy Mân bay sang hạ nhiệt, thay mặt BCT và CP xin lỗi Đảng, Chính phủ Campuchia.
Không biết bên quân báo có tạo dựng hồ sơ để củng cố niềm tin cho lãnh đạo hay không, chuyện ày không chắc. Trong mọi tình huống quan trọng thì dĩ nhiên về nguyên tắc, trước khi tiến hành bắt bớ có báo cáo về Hà Nội, nhưng không ai dám nói báo cho ai và không ai ra mặt chịu trách nhiệm thông qua. Thế là phải có người giơ báng chịu đòn, một số cán bộ chuyên gia và chỉ huy quân VN bị kỷ luật. Tư tưởng ngạo mạn nước lớn có tác động trong quyết định ấy. Dừ sao việc đã rồi. Cùng với những hàng xử sai lầm khác nói chung của quân VN đối với CPC, có lẽ đã để lại dư chấn trong lòng họ, tồn tại cho đến ngày nay...
Quân báo ta mừng như bắt được vàng, nghe lời địch mà sờ gáy đến cán bộ tỉnh uỷ và uỷ ban. Từ đấy lần ra nhiều người liên quan với địch. Từ điều tra mới vỡ lẽ địch đã khống chế được cơ bản gần như cả chính quyền tỉnh này. Để lập công, quân báo ráo riết áp dụng nghiệp vụ khai thác lưỡi, lòi ra một đống cán bộ chủ chốt.
Chỉ huy cấp trên nghe báo hoảng quá, cả tin không xác minh nên đồng ý cho quân vây bắt hàng loạt cán bộ chủ chốt. Xáo trộn, cô lập lực lượng tỉnh bạn, phòng nội ứng. Cán bộ và nhân dân Campuchia chấn động, hoang mang cực độ. Quan hệ giữa hai nước rạn nứt có nguy cơ đõ vỡ, xôi hỏng bỏng không. Dân gian thường nói hái củi ba năm đốt một giờ là vậy.
Bộ Chính trị gấp rút chấn chỉnh sửa sai, đã cử Lê Đức Anh đích thân thẩm tra vụ việc. LĐA phải lệnh thả ngay số người bị bắt... Chu Huy Mân bay sang hạ nhiệt, thay mặt BCT và CP xin lỗi Đảng, Chính phủ Campuchia.
Không biết bên quân báo có tạo dựng hồ sơ để củng cố niềm tin cho lãnh đạo hay không, chuyện ày không chắc. Trong mọi tình huống quan trọng thì dĩ nhiên về nguyên tắc, trước khi tiến hành bắt bớ có báo cáo về Hà Nội, nhưng không ai dám nói báo cho ai và không ai ra mặt chịu trách nhiệm thông qua. Thế là phải có người giơ báng chịu đòn, một số cán bộ chuyên gia và chỉ huy quân VN bị kỷ luật. Tư tưởng ngạo mạn nước lớn có tác động trong quyết định ấy. Dừ sao việc đã rồi. Cùng với những hàng xử sai lầm khác nói chung của quân VN đối với CPC, có lẽ đã để lại dư chấn trong lòng họ, tồn tại cho đến ngày nay...