Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

Nhớ, một vật bất ly thân.

Thời ở K, tấm bản đồ quân sự gần gũi hàng ngày đối với chỉ huy và những người lính có phận sự. Mình lấy làm lạ và khâm phục, làm sao mà Mỹ làm được bản đồ chính xác như thế. Đi bất cứ nơi đâu, dù là thật xa đi nữa, tưởng như chưa từng có con người từng hiện diện, vậy mà đều thấy trên bản đồ có cái gì thì mặt đất có cái đó... Được biết bản đồ UTM của Mỹ dựa trên nền bản đồ Đông Dương cũ thuộc Pháp. Mỹ dùng máy bay chụp không ảnh, nhiều tấm ghép lại. Rồi họ cử người đi thực địa xác minh làng bản, suối khe... để bổ sung chi tiết ấy vào BĐ. Làm cách nào mà nhân viên thám sát đến những nơi thâm sơn cùng cốc, chưa từng có ai đặt chân đến...
Ảnh là bìa cuốn nhật ký ở K của Trương Công Mùi có bài thơ “Tổ quốc gọi tên mình”.
Mình có một cuốn y như thế, đóng ghép lại từ sổ tay với giấy rời. Viết dăm đoạn rồi thôi. Vì tính mình không tỷ mẫn, vả lại băn khoăn liệu có dám nói sự thật suy nghĩ những diễn biến quanh mình không. Nó sẽ đụng chạm đến anh em đơn vị và cấp chỉ huy. Nếu nó lọt vào tay cấp trên thì có thể trở thành chuyện chính trị, bị đánh giá tư tưởng có vấn đề. Nếu là đoàn viên thì chặn không kết nạp đảng, là sĩ quan đảng viện có thể bị kỷ luật. Mà chỉ nói đến cái hay, cái đẹp, cái khí thế hào hùng của lính thì không thật là chính mình. Mà lúc ấy, mấy ai để tâm lưu giữ ký ức cho ngày sau. Chính vì vậy, mình không tin tính chân thực trong "nhật ký" của người trong cuộc được in thành sách.


Thơ Thạch Quỳ - Với con

Với con
Con ơi con, thức dậy giữa ban ngày
Nghe chim hót đừng nghe mê mải quá
Qua con đường đất đến con đường rải đá
Cha e con đến lớp muộn giờ.
Con ơi con, nàng Bạch Tuyết trong mơ
Không thể nào yêu con thay mẹ được
Vì thế nếu khuy áo con bị đứt
Thì nói lên để mẹ khâu cho.
Và con ơi, trên ấy Ngân Hà
Có thể rồi con sẽ lên đến được
Nhưng đêm nay con cần phải học
Bốn phép tính cộng trừ hoặc đọc một trang thơ.
Con ơi con, nếu thầy giáo dạy con
Có ánh sáng bảy màu trong ánh sáng
Thì con hỡi hãy khêu lên cho rạng
Ngọn bấc đèn con hãy vặn to lên.
Con ơi con, trái đất thì tròn
Mặt trăng sáng cũng tròn như đĩa mật
Tất cả đấy đều là sự thật
Nhưng cái bánh đa vừng tròn, điều đó thật hơn!
Mẹ hát lời cây lúa ru con
Cha cày đất làm nên hạt gạo
Chú bộ đội ngồi trên mâm pháo
Bác công nhân quai búa, quạt lò.
Vì thế những lời cha dặn dò
Cũng chưa hẳn là điều đúng nhất
Cha mong con lớn lên chân thật
Yêu mọi người như cha đã yêu con.
Tháng 6/1979
Thạch Quỳ

Thơ Cạo






Sông kia bơi dọc bơi ngang
Ngược về chốn cũ đất mang tình người
Xa rồi một thuở mấy gang
Bao giờ ta đến lang thang một mình



Thơ Vạn Lộc - Anh giờ như áng mây bay bên trời

Sáu mươi năm mình bên nhau
Cả hai mái tóc trắng màu thời gian
Giờ anh, một nhánh xuân tàn
Lòng em con nước bàng hoàng lệch trôi
Trăm năm đã gọi phai phôi
Anh như mây xám bên trời đang bay
Cầm tay anh, những ngón tay
Guộc gầy năm tháng, đong đầy yêu thương
Đã qua bao nỗi đoạn trường
Các con, các cháu muôn phương an lành
Em cùng anh gieo mùa xanh
Bây giờ hương chín thơm nhành xuân vui
Anh nhắm mắt, ngắm xa xôi
Có nghe sâu thẳm những lời em không
Có nghe sóng đôi dòng sông
Thu Bồn biêng biếc, mênh mông câu hò
Hương Cần ngăn ngắt sông Bồ
Để em liều bước lên đò bỏ quê
Sáu mươi năm một hẹn thề
Đời mình trọn nghĩa phu - thê đá vàng
Dẫu đã biết hợp rồi tan
Lòng em vẫn thấy muôn vàn thương đau
Trọn tình hai chữ đậm sâu
Rồi mai ai sẽ bên cầu nước xoay
Bàn tay, sẽ vắng bàn tay
Anh giờ như áng mây bay bên trời


Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

Nhớ lại vụ Công án Bia sơn ở đèo Cả Phú Yên.

Việt nam chết chắc rầu!
Một con Corona nhập từ Tàu qua, thêm 2 con chủng mới ở Khánh Hoà và Quảng Nam. Công đầu thuộc về lính của tư lệnh Nhạ phát hiện. Chết là cái chắc, ơà con ui !  

Ấn tượng với cái cửa hàng bán thuốc ở miệt vườn miền Tây.

Có 6 người đứng bán, 1 kế toán, 2 ông bà chủ đôn đốc. Khách hàng ra vô nờm nợp...
Ô Môn, Cần Thơ. ảnh chụp mờ sáng ngày 29 Tết.

Vé số chiều xổ đây, mấy anh ơi.



(nhăn răng phục vụ các anh mọi lúc mọi nơi. hehe)
ảnh CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG

Mấy sáng kiến cải thiện đời sống quái chiêu của đám lính ở K.

Xuân về no đủ nhớ lúc cơ hàn:
Chuẩn lương thực, mỗi thằng được 21kg/ tháng nên chả đói bao giờ. Tết năm 80 được cấp gạo Thái Lan hạt to và dẻo (chôm viện trợ nhân đạo của LHQ). Mối lần nấu cơm ăn không hết, dư đổ thì tiếc, lính ta đem cơm nguội trộn men, ủ thành cơm rượu. Buồn tình hổng biết làm chi, vô bếp múc vài muỗng tọng vào mồm. Phê vãi !...
Bột mì viện trợ do Trên cấp cho lính có hai loại, nếu của Canada (chôm hàng của viện trợ cho dân) thì trắng tinh, có điều ít khi đến với lính chiến. Ở cơ quan nhồi bột làm bánh bao nhân sắn nước (củ đậu) cùng gia vị rồi hấp lên, ăn khá ngon. Còn của Liên Xô thì quá tệ, hầm sì lẫn mọt, lính thường nhào thành cục, nặn bèn bẹt đem luột, cực chẳng đã phải ăn, gặm chán thì vứt tứ tung. Bổn cũ soạn quài, nuốt hết muốn dô nên lính ta nảy ra sáng kiến nhồi bột nhuyễn rồi đem quấn quanh ống cây nứa cho nó mỏng ra, đem nướng. Vậy mà ăn thơm thơm đỡ ngán....
Vài bận, dân quân bắn cho nguyên một con bò rừng. Lính nấu kiểu chặt to kho mặn nêm bột ngọt thế thôi, chục thằng ăn ngất ngư, răng muốn lung lay luôn. Còn lại mấy cái đùi, lính ta đem ra tủ lạnh thiên nhiên bảo quản, cột thả neo chỗ hòn đá giữa suối có dòng nước chảy để thịt không hư. Ăn được cả tuần...
Có những lần hết đồ ăn, lính ta bí thế, bèn ra dân xin chuối vừa chín hườm hườm đem kho với mắm bò hốc. Rất tanh, thằng nào chê ráng chịu, mấy thằng ăn tạp chơi tuốt, no bụng. Theo quan niệm có còn hơn không, đưa đẩy cũng qua một bữa...

Ghi nhớ vài chi tết về nạn dich SARS tại VN năm 2003.

Có 63 người nhiễm bệnh thì trong đó có 35 người bị là y bác sĩ, tất cả đều công tác tại Bệnh việt Việt - Pháp Hà Nội. Có 6 người chết, 1 bác sĩ của Tổ chức Y tế Thế giới là Carlo Urbani làm việc tại VN, sau đó chết tại Thái Lan, người có công phát hiện, báo cáo cho WHO và khuyến cáo chính phủ VN. 5 người còn lại bị chết, có 2 bác sĩ người Pháp (1 người gốc Việt), 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng người Việt.
Tất cả đều bị lây vi rút từ bệnh nhân đầu tiên là ông Johny Chen, người Mỹ gốc Hong Kong. Có người do điều trị chăm sóc cho bệnh nhân, có người do làm việc gần khu vực. Do ban đầu chưa biết đấy là chủng vi rút mới nên sơ suất trong việc tiếp xúc với bệnh nhân.
Tất cả bệnh nhân nhập viện đều được điều trị khỏi. Việt Nam là nước đầu tiên công bố đã khống chế dịch SARS. "Bí quyết" của Việt Nam chỉ điều trị triệu chứng, rồi mở rộng cửa sổ, cửa đi của buồng bệnh cho thông thoáng.
Từng có đề nghị truy tặng danh hiệu liệt sĩ cho những nhân viên y tế đã mất trong dịch SARS năm ấy nhưng chưa được chấp thuận.
Một bảo vệ Bệnh viện Việt Pháp, thắp hương miếu thờ 6 bác sĩ, nhân viên y tế đã qua đời vì đại dịch SARS 2003 .
(Tóm tắt từ nguồn báo Tuổi trẻ và En.wiki...)

Thơ và ảnh: viếng đồng đội

Tớ đến muộn
Bạn ơi bạn ở chỗ nào
Rừng xanh hiểm trở toàn rào với cây
Cuối cùng tớ cũng đến đây
Nhớ lại ký ức những ngày tháng nao
Lòng đau xúc động nghẹn ngào
Bao nhiêu kỷ niệm tớ nào có quên
Hôm qua xe chạy tuyến trên
Tớ đi nhầm tuyến thế nên muộn giờ
Để bạn phải đợi phải chờ
Giữa nơi rừng rậm bơ vơ một mình
Bạn ơi nếu bạn có linh
Báo mộng tớ biết chỗ mình nằm nha
Tớ sẽ đưa bạn về nhà
Với cha với mẹ với bà với ông
Ở nhà vợ bạn đang mong
Bao năm tìm kiếm mà không thấy gì
Nước mắt cứ chảy trên mi
Tớ có quà nhé nhận đi bạn hiền

Tác giả: Trương Đình Đại

Tìm kiếm Blog này