Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

Nhớ, một vật bất ly thân.

Thời ở K, tấm bản đồ quân sự gần gũi hàng ngày đối với chỉ huy và những người lính có phận sự. Mình lấy làm lạ và khâm phục, làm sao mà Mỹ làm được bản đồ chính xác như thế. Đi bất cứ nơi đâu, dù là thật xa đi nữa, tưởng như chưa từng có con người từng hiện diện, vậy mà đều thấy trên bản đồ có cái gì thì mặt đất có cái đó... Được biết bản đồ UTM của Mỹ dựa trên nền bản đồ Đông Dương cũ thuộc Pháp. Mỹ dùng máy bay chụp không ảnh, nhiều tấm ghép lại. Rồi họ cử người đi thực địa xác minh làng bản, suối khe... để bổ sung chi tiết ấy vào BĐ. Làm cách nào mà nhân viên thám sát đến những nơi thâm sơn cùng cốc, chưa từng có ai đặt chân đến...
Ảnh là bìa cuốn nhật ký ở K của Trương Công Mùi có bài thơ “Tổ quốc gọi tên mình”.
Mình có một cuốn y như thế, đóng ghép lại từ sổ tay với giấy rời. Viết dăm đoạn rồi thôi. Vì tính mình không tỷ mẫn, vả lại băn khoăn liệu có dám nói sự thật suy nghĩ những diễn biến quanh mình không. Nó sẽ đụng chạm đến anh em đơn vị và cấp chỉ huy. Nếu nó lọt vào tay cấp trên thì có thể trở thành chuyện chính trị, bị đánh giá tư tưởng có vấn đề. Nếu là đoàn viên thì chặn không kết nạp đảng, là sĩ quan đảng viện có thể bị kỷ luật. Mà chỉ nói đến cái hay, cái đẹp, cái khí thế hào hùng của lính thì không thật là chính mình. Mà lúc ấy, mấy ai để tâm lưu giữ ký ức cho ngày sau. Chính vì vậy, mình không tin tính chân thực trong "nhật ký" của người trong cuộc được in thành sách.


Tìm kiếm Blog này