Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Chứng nhận đăng ký máy Thu thanh - Cấm nghe đài địch


Mùa dịt cũng y dẫy nghen các bà tám!

Không gì là không thể! - Tôi đòi quyền lợi chính đáng cho con liệt sĩ sau 30 năm vô vọng.

Tôi có ông chú ruột thứ tám, thoát ly theo CM. Ổng lên núi đâu vài năm thì vợ ở nhà bệnh mất, bỏ lại đứa con gái thơ dại, duy nhất, rồi 4-5 tuổi đã mồ côi cha lẫn mẹ. Một lần ổng về thôn hoạt động thì hầm bí mật bị trúng canh nông (pháo Cannon) chết ở xóm trên. Đứa con gái được bà dì đùm bọc sống qua ngày. Thời chiến tranh, dân quê tôi khổ trăm bề...
Sau 1975, nhà nước ghi công liệt sĩ đối với chú Tám, tiếp nữa xã xây cho căn nhà tình nghĩa, đứa con có chỗ thờ cha. Vai em nhưng Cô lớn hơn tôi hai tuổi, ở quê gọi là cô Ba Tam. Bị bệnh bại liệt từ nhỏ, chân đi khập khiễng, dáng nhỏ, nghèo khổ nên trông cô em rất thảm như một bà già. Đi đứng xiêu vẹo, sống thui thủi một mình, ít giao tiếp với ai, thậm chí là bà con cật ruột.Giả như có trúng gió chêt thì có khi một hai ngày sau, dân làng mới phát hiện. Tôi hiểu cô hận cha mẹ bỏ mình bơ vơ, mặc cảm với đời, thân thể với nghèo nàn.
Tôi thì hiếm khi về thăm quê, thời đi bộ đôi ở xa, ra quân làm dân ở tận mãi miền Tây.
Thỉnh thoảng, tôi về sang nhà Cô gần đó thăm qua loa. Có lần, khoảng năm 2005, nghe Cô kể một thân một mình lên núi hái hạt ươi hoặc có khi ra đồng bắt cua về bán.
Tôi nói bâng quơ:
Cô làm hai sào ruộng cộng với phụ cấp con liệt sĩ cũng đỡ chứ, sao tui thấy Cô khổ quá vậy?
Cô giải thích:
Làm gì có anh. Tui tính theo người ta vào Sài Gòn bán vé số, chưa biết ra sao.

Không gì là không thể! (2) - Làm lại hộ khẩu sau 20 năm, khó như lên trời, rốt cuộc vẫn xong.

Chuyện thế này.
Tôi đi bộ đội từ Phú Yên, khi ra quân chuyển về Sóc Trăng, rồi đăng ký hộ khẩu tại đấy. Do làm ăn thất bại, bán nhà trả nợ, đi nơi khác. Về nguyên tắc nếu quá 3 tháng không còn cư trú thì địa phương huỷ HK. Rời ST đi mưu sinh, lần lượt qua 5 tỉnh thành khác. Những nơi tiếp theo, có nơi đăng ký tạm trú có nơi không. Phiêu bạt, miệng làm hàm nhai nên mấy ai quan tâm đến HK làm gì, miễn có Chứng minh nhân dân là được.
Rồi tới ngày, cũng không còn sử dụng CMND được nữa do sờn cũ, quá hạn. Tôi bắt đầu gặp khó khăn, có nguy cơ bị từ chối mỗi lần cần đến nó như ra bưu điện, ngân hàng... Ngặt nỗi: muốn có CMND thì trước hết phải có HK. Mà có nơi chuyển khẩu đi thì nơi đến mới tiếp nhận nhập khẩu.
Quay về nơi đăng ký cũ ở ST để làm lại HK, không được vì nhà không còn, ai biết đâu mà cấp. Tôi tìm hiểu kỹ quy định rồi nghĩ dù có mất nhiều tiền cũng khó mà làm được. Vì vướng quy định, khi công an sở tại không nắm chắc gốc gác ai đó thì họ không bao giờ dám làm. Tôi loay hoay, chưa biết tính nước nào, làm sao mình có đây?
Tôi đành về quê Phú Yên, nơi mình xuất phát. Tôi mang giấy tờ chứng minh nguồn gốc đến xã, gặp trưởng công an để trình bày: muốn làm lại HK và CMND, đề nghị hướng dẫn. Chú ấy thuộc lớp kế sau, tuy có nghe tên mà chưa biết mặt mình. Đoán thế nào cũng nghe những quy định rắc rối... khó vượt qua cửa ải thủ tục.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Cạo cắn linh tinh... 14



Chân gà hấp hành - dễ làm, ngon đậm đà.

Có món nào ngon bổ rẻ bằng chân gà, mất có 50 ngàn, 2 người ăn nhức cả chân răng.
Nguyên liệu:
- Chân gà 1/2 kg (2-3 người ăn)
- Hành lá. sả
Chuẩn bị:
- Chân gà, cắt móng, chân lớn thì chặt đôi.
- Hành, cắt làm 2 hay 3 khúc.
- Sả, đập dập, cuộn tréo lại cho gọn
- Tỏi, đập dập
- Ớt, xắt
Ướp:
Bỏ chân gà vào tô lớn có thành cao, nêm muối, tiêu, tỏi vào. Rồi trộn đều để ngấm 30 phút.
Hấp:
Đặt tô và nồi lớn, chế nước vào nồi ngập 1/3 thân tô, đậy nắp kín. Đun nửa tiếng, mở nắp trộn chân gà ở dưới lên trên, bỏ sả vào. Đậy nắp đun tiếp nửa tiếng nữa, lấy sả ra, bỏ hành lá vào, trộn đều chân gà với hành. Nấu thêm 5 phút nữa, nhắc ra ăn. Chân gà chấm với nước mắm, ăn với bún.

Vì sao đàn ông thường là đầu bếp.

Tui tin đàn ông nấu sạch hơn, nhanh hơn và ngon hơn mấy bà. Tự ái kệ! Nhà lão, chỗ bếp chật hẹp nên nấu ăn cũng phải tính. Coi kinh nghiệm 10 năm tác chiến chặt to kho mặn trong bếp của đại úi Cạo nè, như oánh nhau vậy!. Những cái cần lưu ý:
Vũ khí:
- Dao, đã bước vào bếp là phải bén. Chỉ cần 3 con dao: 1 cái dày bản lớn để chặt, đập bẹp hành tỏi cho nhanh (thay vì giã), 1 cái cỡ trung để xắt và 1 dao nhỏ để... và làm ruột gà xào mướp. hehe. Về dao xắt cần phải mỏng nên mua hàng Bắc làm, khi nó hơi đùi liếc qua liếc lại dăm cái là xong, khỏi phải mài mất công. Dùng hằng ngày nên không lo sét rỉ.
- Thớt có 2 cái, 1 cái để chặt xắt đồ chưa nấu và 1 cái để xắt đồ nấu rồi hoặc cần đồ sạch dọn ra ăn. Khi chặt đồ cứng bị dồng, thịt cá nhảy, dễ làm hư gạch ốp mặt bàn nên kê khăn lau bên dưới để chặt vừa đầm lại vừa êm.
Đạn dược:
Ba ngày đi chợ một lần, nạp dô tủ lạnh nấu ăn dần. Rau lúc nào cũng phải có, loại này loại khác. Gia vị như chanh ớt... lúc nào cũng có. Hành lá không thể thiếu vì nêm nó vào món nào cũng được. Nhờ vậy mà mình tuy ghiền thuốc lá, rượu bia mà sức phẻ vẫn ngon lành. Tuỳ món mà mua, ở chợ hay siêu thị. Trước khi đi phải nhớ kỹ các thứ cần mua, không nhớ thì ghi ra giấy. Nó giúp mình đỡ tốn thời gian phải đi mua lần nữa, đâm ngại.

Nhờ ơn Tố Hữu mà tui được mặt trời chân lý chói qua tim!

Nhân chiện Khương Tuấn Đạt.K nhắc lại đồng tiền 30 đồng oái ăm ngày xưa.
Năm 1985, lúc ấy tui đang học trường quân sự QK5 ở Hoà Cầm ĐN thì có đợt đổi tiền. Nhằm ngay kỳ lương, tui nhận số tiền không nhớ là bi nhiêu nhưng giá trị nó to lắm. Thời ấy, cái thân thượng quý quân đậu nhăng răng như tui có mơ cũng không dám nghĩ tới. Quá mừng nên ngày chủ nhật, hí hửng cuốc bộ ra quốc lộ 1 đón xe đi thành phố Đà Nẵng. Dồn tiền lương + đổi, tui chơi tất! Mua được 1 chiếc đồng hồ Poljot của LX, 1 chiếc áo khoác,1 xấp vải quần jean và 1 chiếc thắt lưng da. Nhờ vậy mà có bộ mã coi tạm được mới tự tin vi vu, mà chẳng em nào thương, thế mới đau. Nghĩ lại mình cũng có tài kinh tế chứ bộ! haha.
Thời gian kế tiếp đồng tiền rót giá rất nhanh... đời lính như lục bình trôi. Tui bán 1 chỉ vàng 7 năm ở K dành dụm được cộng với lương tháng, ngoài tiêu vặt ra còn lại đem cho cô em con bà dì ở chợ Đầm chơi hụi lấy lời. Khi lấy lại vốn còn lỗ thêm một khúc. Mãi sau này, mới biết "đỉnh cao trí tuệ" của nhà thơ làm phó thủ tướng để lại hậu quả lạm phát hơn 700%. Có ơn phải bênh vực, hehe. ai đổ hết tội cho cụ cũng chưa công bằng đâu nha!
Còn bạn, khi ấy có tiền bạn làm gì?

Đôi khi sự kiện ngẫu nhiên mà thay đổi thói quen cố hữu.

Hồi ở K, mình rất làm biếng chui vào bếp nên lính nấu sao ăn vậy. Ở tổ chuyên gia QS thị xã có một đồng đội dân Quảng Nam , cấp thiếu uý, tính tình rất siêng cải thiện món ăn tươi. Thấy mình thích con dao độ nên chú ấy tìm cái dao lê của súng AK Liên Xô đã hư cán. Chế nó bằng cách lấy vỏ nhựa bảo quản súng đem đốt chảy thành nhựa lỏng, đổ vào quanh cái lỗ dưới đất đã có con dao hư cán đặt sẵn. Rồi gọt cán nhựa cho nhẵn đẹp, đem cho mình.
Sau khi mình về VN mấy tháng thì nghe chú bị chết cùng một đồng đội trung uý nữa do bất cẩn trong khi đánh cá bằng thuốc nổ trên sông. Nhìn con dao kỷ niệm mà thương nhớ người quen, chợt trổi dậy trong lòng câu "muốn ăn phả lăn vào bếp". Từ đó làm mình thay đổi thói quen ngại nấu nướng cố hữu. Thỉnh thoảng cùng anh em tham gia nấu nướng, dĩ nhiên là chỉ chặt to kho mặn là chính...
------------
Hình lưu niệm:
Hai người đã mất là Thiếu uý Thơ đứng thứ 2 hàng trước từ phải qua và Trung uý Thành đứng 2 hàng sau từ trái qua.
Và hình con dao minh hoạ tạm.

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Thơ Cầu Ông Chừ

Cầu Ông Chừ bắt qua con lạch nhỏ
Đưa em về Bình Ngọc - Hoà An
Đưa em về Đông Bình - Đông Lộc…
Xóm Soi - Xóm Trũng…
Bắp mía sắn khoai…
Trải mút nhem thèm...
Tuổi thơ mình về đây trốn bắt
Trèo cây hái mít, hái xoài
Ăn trộm mía chất đầy ba ga xe đạp
Hít từ Soi hít về tận nhà...

Bao gạo chỉ xanh.

Thời xưa giặc giã loạn lạc mà trong nhà có bao gạo này thì cũng yên tâm, phải không các bạn.

Tìm kiếm Blog này