Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Vì sao người ta nghi ngờ công cuộc "đốt lò" sẽ không bền vững,

chỉ là việc đấu đá nhau?

Vì chống tham nhũng bằng cách nhốt quyền lực trong lồng thể chế, tức là dùng quyền lực số đông kiềm chế quyền lực số ít. Mà quyền lực thì luôn biến động, tạo thành vòng lẩn quẩn thay vai đổi chủ.

Chống tham nhũng dựa vào hiến pháp và pháp luật để lôi kéo cả nước tham gia chứ không phải dùng hệ thống chính trị. Vì khác nào "ta tự đánh mình". Cần thông qua nhà nước pháp quyền, tìm cách để không tạo điều kiện cho tham nhũng phát sinh, không phải để nó xảy ra rồi mới nhốt thì đã muộn.

Chiện bầu bán ở địa phương.

Ở xã quê nghèo của lão.

Chả mấy ai quan tâm làm trưởng thôn, mồi màn mỏng mà phải lo phong trào đóng góp linh tinh, có khi bị dân chửi. Còn ở xã thì có ăn hơn nên mỗi lần bầu bán là dân rỉ tai nhau bầu cho thằng nhà kha khá, nó no rồi đỡ đòi ăn vặt.

Ở phường miền Tây lão từng sống.
Lúc ây mình làm phó chủ tịt CCB, hễ mỗi lần họp hành là nước ngọt cafe, nếu họp sang buổi chiều thì trưa đó có bún phở cơm ai thích gì cứ kêu đã có Phường thanh toán. Có lần bầu lại uỷ ban, chia phe, vận động ngầm, đấu đá nhau cũng ác.

Ở khu phố mình lão đang tạm trú.
Có lần thấy công bố danh sách ứng cử viên vào trưởng phó ban khu phố, toàn là đảng viên, trình độ đại học thạc sĩ vì nơi này thơm nên tiêu chuẩn đầu vào cao. Ở Phường chỉ việc công chứng giấy tờ thôi ngày thu phí vô cả triệu.

Ở ngoài Bắc thì sao.
Đa số người ta thích làm công chức dù to hay nhỏ. Xem TV nghe ông chủ nhiệm HTX, phường xã trả lời phỏng vấn, lý luận có khi còn hơn cấp quận huyện trong Nam. Coi cái phiếu bầu bầu ở một thôn ngoại thành Hà Nội, nó cho thấy họ đặt ra chuẩn cao để loại đối thủ, rốt cục chỉ có một người để dân chọn.



"Ôi, những con đường mang nặng thương đau"

Con đường XNCH đâu không thấy, nhưng có con đường mà không một thằng lính K nào không biết. Ở CPC bất kỳ nơi nào cũng có những con đường xe bò như ảnh. Nó có thể dẫn ta đến đủ thứ chuyện không ngờ, đẫm máu nước và nước mắt, cổ khô cháy họng, mồ hôi mặn chát. Thằng ngã xuống, thằng cụt giò, thằng ăn đạn... như lời bài hát "ôi, những con đường mang nặng thương đau". Những người lính trẻ mười tám đôi mươi khi xưa còn sống, họ hay tìm đến nhau để kể nhau nghe chuyện cũ, nhắc nhau kẻ còn người mất. Đưa nhau xem những tờ giấy khen thưởng bạc màu, mối mọt mà chẳng thấy hiện vật nơi mô....



Dấu chân người lính.



Chơi bài chòi.

 Ngày xưa, người ta làm chòi cao không thang để ai thua không trốn được.

Ngày nay, người ta làm chuồng thấp kín mít để muỗi rút bớt máu dê.




Văn chuẩn dán cột điện dành cho các bạn già đang mồ côi vợ.



Văn chuẩn hợp đồng của người xưa.

Người ta viết chỉ 8 dòng 100 chữ mà Thợ cạo xem không thể chê vào đâu được! Khác với người thời nay theo yêu cầu của nhà nước phải nhiều chữ nhưng lủng củng và trùng lặp, ý là cho chặc nhưng hoá ra lỏng do trọng hình thức hơn nội dung.

Nhớ khi xưa Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" thì người nay vẽ ra lắm chữ hành dân mà lỗ hỗng pháp lý vẫn tiềm ẩn, thay vì nội dung súc tích, ngữ nghĩa chính xác.




Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng!

Bàn ngồi nhậu hôm đó khá đông có trẻ có già, ở nhà bạn học cũ. Một lúc thì cao trào, rượu vào lời ra, bạn học "điểm danh" mình cho vui. Thì có thằng bake truy vấn: anh bất mãn gì mà ra khỏi quân đội, bỏ đảng? Mình giải thích đó là lựa chọn cá nhân, dài dòng em không hiểu đâu. Nó cứ lải nhải hỏi vặn hoài làm mình đâm bực, nóng máu nên buông lời: chú mày còn xanh lắm, sao hiểu được sự đời! Rồi chào mọi người ra về. Mất vui!

Gần đây, gặp chú ấy cũng lại nhậu. Xin lỗi, huề thôi. Chả ảnh hưởng gì hòa bình thế giới, trách chi người sinh sau đẻ muộn.

Ảnh mượn tạm của sư huynh Nguyen Lacdao.




Có cây cầu mang tên Khe Sanh ở Mỹ.

Bạn Trần Đình Nghĩa đi chơi ngang qua bang New Mexico, phát hiện thấy có cái cầu vượt nói trên. Trên bảng tưởng niệm chiến tranh có ghi câu:

"Home was where you dug it"
Eternally Bonded

Ngày xưa mình học tiếng Anh rồi đi bộ đội không dùng nên chữ nghĩa rơi rụng sạch, mới hỏi thì bạn dịch cho nghe:
Nhà là nơi bạn đã đào nó, gắn kết vĩnh viễn.
Mình vẫn không hiểu ẩn ý, hỏi thêm thì bạn nói "Chắc là ở Khe Sanh, họ đào hầm để chiến đấu, ăn ở ngày đêm nên gọi là nhà, cuối cùng họ chết chung với nhau nên gắn kết vĩnh viễn"

Những dòng chữ nhỏ hơn, Google dịch tiếp:
"Trận Khe Sanh cướp đi sinh mạng của 2.097 lính Mỹ. Điểm đánh dấu lịch sử này được dành để tôn vinh và lưu giữ ký ức của các Quân nhân New Mexico, những người đã thiệt mạng trong hành động hoặc sau đó chết vì vết thương của họ. Các Cựu chiến binh Khe Sanh Việt Nam sẽ mãi mãi sống trong trái tim của nhau."

Ngẫm lại máu nào cũng là máu, đồng đội của tôi ở chiến trường CPC xa xôi cũng sống dưới những căn hầm chật chội nhão nhoét máu tươi như vậy. Hồn ở đây bây giờ...




Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020

"Cái thú đi bụi một mình".

Bạn học cũ của mình Trần Đình Nghĩa ở Mỹ, mùa dịch bạn rảnh rỗi, vợ con còn bận làm nên mua chiếc xe cũ "đời cô lựu" 7 chỗ 120 triệu. Sửa sơ lại, mua thêm một số vật dụng tự độ chiếc xe di đông dã ngoại cho minh. Đồ ăn mang theo hoặc mua thêm dọc đường. Bạn í đã lái xe chạy một tuần, trên 6 ngàn ki lô mét, thăm chơi mấy công viên quốc gia của Mỹ. Đang còn dong rũi chưa về. Mình ước ao gì được như vậy!

Đi chơi một mình, nó cỏ vẻ như ích kỷ khi đi mà không có vợ con, bạn bè. Đi tập thể thì vui rồi và an toàn nữa tuy nhiên đi một mình cũng có cái thú vị của nó. Phải tự nghiên cứu tuyến, chặng đường đi, nơi ăn chốn ở trước khi đi, còn lại là "ngẫu hứng lý qua cầu". Đi phải chấp nhận rủi ro và buồn tẻ, chi tiêu tối thiểu mới gọi là đi bụi. Đi một mình hơi nguy hiểm nếu gặp bất trắc và vất vả nhưng được cái thích đi đâu, ăn ngủ ra sao tuỳ ý. Sẽ có cảm nhận riêng của mình về vùng đất, con người đã trải qua. Và sẽ có thời gian buồn vẩn vơ để ngẫm lại đời mình...





Tìm kiếm Blog này