Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

Hiệu trưởng đại học kinh tế quốc dân HN coi đây mà học nè.

 Thầy dạy trung học lũ tui ở một tỉnh miền núi, đi "thị sát" ngày hội trại, nam sinh nghĩ ra cách chào thầy cô và quan khách rất ư "độc đáo".

Thầy không là hiệu trưởng, chả phải đảng viên nhưng là "tư lệnh điều binh khiển tướng" nên mang 2 cái còi, 1 còi thường và 1 còi bằng sừng con gì đó. haha.
Cảm ơn bạn
Bao Nghi
còn lưu giữ hình ảnh đẹp.



Tâm sự chiện nghề: Trời đã sinh ra Cạo mà còn hành cạo.

 Hôm qua, Thợ cạo soạn một bài khá dài về chuyện vì đâu mà người lính ở chiến trường K dễ bị bào mòn sức khoẻ và bị sang chấn tâm lý về sau... Gần buổi chiều, gõ xong rồi kiểm tra chánh tả tạm ổn, tính để hôm nay post lên fb để chia sẻ với bạn bè. Thế mà ĐM. sơ suất nó bốc hơi mịa mất, tức gì đâu! Bao chất xám của thằng Cạo! Chán, mất hứng, chả viết lại nữa đành đăng cái tút ngắn bên dưới gỡ gạc..

Mà đây không phải lần đầu tiên, lai rai. Do cái tính mình thấy gì bất chợt nghĩ ra trong đầu là gõ liền ý tưởng, rồi bỏ đấy để khi có hứng thì nhớ mà tiếp tục. Nghề của thợ mà, nâng con này lên thả con kia xuống, cái nào cạo trước cái nào cạo sau. Xàng xê, thế điếu nào lầy cầy xoá mịa mất hoặc có khi quên không lưu. Tức nhất là khi đã sạch nước cản, chuẩn bị lên thớt thì tình cho không biếu không. Ngẩn ngơ, ngậm đắng nuốt cay!
Tình mình hời hợt trong ứng xử với con người nhưng đối với thông tin thì rất kỹ. Dù chia sẻ của người ta đăng cũng phải đặt vấn đề TT và hình ảnh có thật không, nguồn ở đâu. blah, blah. Đôi khi, một cái tút ngắn thôi nhưng thấy dậy mà không phải dậy. Ông Nguyễn Du nói quá đúng Nghề chơi cũng lắm công phu, trời đày kiếp đoạ, chứ ai muốn làm cái nghề bạc bẽo này na. huhu.

Có người giỏi bắn thú rừng ban ngày có người giỏi về ban đêm.

Hồi ở K, xã mình có ông Ly Diệt, trung đội trưởng dân quân xã, người dân tộc Chăm. Có lần, trên đường đi công tác, mình chứng kiến tài nghệ của ổng. Đang đi thì ổng khoát tay ra dấu anh em dừng lại núp, bộ đội ta ngơ ngác không biết có chuyện gì. Thấy ổng bước nhẹ lên phía trước, giương súng ngắm. Dõi mắt theo mới biết mục tiêu là con nai đang gặm cỏ cách chừng 200 mét. Ông đứng thẳng người, không cần tì súng trường CKC vào gốc cây để bắn như những người khác. Thế là "đoành" một tiếng vang lên, con nai ngã gục. Mọi người chạy đến, con nai trúng ngay nách. Không cần điểm tựa, chỉ với một phát đạn thôi đã hạ được con mồi. Quá nể luôn! Xứng danh là tay thiện xạ, bộ đội VN phải gọi là sư phụ...
Là người tin cẩn nên mình rất thương gọi ông bằng Bố, đã hy sinh trên đường công tác khi bị Kh'mer Đỏ gài mìn phục kích. Người thứ hai là cơ sở của mình, giỏi bắn voi nhưng mình chưa chứng kiến nên không kể ra đây.
Ngược lại ban đêm, muốn có thịt thú rừng ăn thì phải là nhờ tay dân quân khác. Mình không rành về săn thú, nghĩ thế này: ngày với đêm có thuận lợi và khó khăn khác nhau. Ngày thì khó tiếp cận con vật vì nó cảnh giác thấy được người nên phải bắn từ xa. Ban đêm tuy nó nhạy mùi nhưng cả người lẫn vật hạn chế tầm nhìn. Người ta rọi bằng đèn pin, con vật bị thu hút bỡi ánh đèn nên đứng ngó không bỏ chạy. Người ta tập trung vào mục tiêu hai con mắt có màu đỏ kia. Giữ thước ngắm thăng bằng, rê đầu ruồi súng vào điểm cần trúng, thế là bóp cò súng. Cách vài chục mét thì con vật chả thoát được đường nào. Bắn súng ban đêm, tưởng khó mà thật ra là dễ, chỉ cần đi thật nhẹ nhàng...

Nơi đội công tác của mình đứng chân ở bên suối ven sông Mê Kông, một mặt giáp rừng nên cá và thú rừng rất nhiều. Lính ta dùng lựu đạn đánh cá, bắn chim cò vớ vẩn chứ bắn thú thì dở nên nhờ dân quân mà vài ngày là có ăn. Đôi lúc, xui đứt chớn xin mắm bồ hốc, hốc thôi... 

Thời tụi mình thì ở K thú móng guốc nhiều lắm như bò rừng, nai, mang vì CPC trảng rừng bạt ngàn và do dưới thời Kh'mer Đỏ không cho phép dân tự tiện săn bắn.


Bao giờ mới trang bị vật dụng cần thiết cho bộ đội?

Quân trang quân dụng, VN lạc hậu cả 100 năm từ thời Mỹ từng sản xuất cho binh lính trong Đệ nhị Thế chiến. Đừng có bảo nước ta nghèo, nghe không lọt lỗ tai. Cái gì tốt nhất thì lẽ ra phải được trang bị cho quân đội.

Tôi phân vân lâu nay vì mình cùng đồng đội đã từng khổ, mong đàn em sau này đỡ vất vả, có đồ dùng tiện dụng hơn. Có thời được cấp phát đồ của TQ sản xuất và một ít đồ của Mỹ nên hiểu. Xem báo đài đưa tin, nào là công nghiệp quốc phòng của QĐNDVN cải tiến, chế tạo nhiều thứ, toàn là thứ dữ như tàu chiến, xe tăng, tên lửa, rada, súng đạn... Thế nhưng những vật dụng rất cần thiết cho người lính bộ binh thì không gì thay đổi, số đông cơ bản vẫn thế.
Mỗi lần xem thấy bộ đội diễn tập, đi hành quân vẫn cái mũ cối ấy, cái bao xe, ba lô con cóc, cái xẻng cán gỗ, chiếc chiếu cuộn gấp lại, vẫn nồi niêu lộc cộc ấy... Cứ như thời gian dừng lại, nhìn mà buồn cho cái thân phận lính.
- Bộ quân phục ngày nay, ngoài màu xanh lá, thêm răn ri ngụy trang có vẻ đỏm đáng. Quần áo mỏng tanh, pha nhiều nylon chỉ dễ khô dễ giặt thôi nhưng khi di chuyển, lăn lộn co xát với môi trường dễ làm tổn thương người lính. Trang phục lực lường nào cũng na ná như lính Tàu, đối tượng có thể tác chiến trong tương lai mà không thể công khai.
- Cái mũ cối bằng các tông ép vẫn còn đó, đội nhẹ nhưng không bảo vệ được đầu như mũ sắt 2 lớp có lưới bọc nguỵ trang mà Mỹ sx, còn giắt thêm vật nhỏ nhẹ.
- Cái xẻng đào công sự, vẫn cán gỗ dài thòng chạm mông nên ngồi xuống và di chuyển rất vướng. Sao không chế tạo xẻng bẻ gập được như của Mỹ, độ cứng bén của thép chưa nói.
- Cái thắt lưng vẫn là nhựa sao không là sợi tổng hợp. Trong khi cái thắt lưng da ngày nay dân xài đã phổ biến, không quá 100 ngàn đồng.
- Cái thắt lưng bản lớn để mang đồ vẫn là nhựa, khi vận động nó trơn xoay vòng, có khi dồn lại một đùm. Bọn mình vận động đánh nhau khi xưa, chạy phải một tay giữ nó, một tay cầm súng. Của Mỹ dệt bằng sợi tổng hợp có lỗ để mang bình đông, dao găm, cài lựu đạn, hộp đạn...
- Cái tấm nylon hình chữ nhật vẫn đơn giản như xưa. Choàng qua vai cột gút trước ngực thành áo mưa, dừng lại cột căng 4 góc thành mái nhà, bọc ba lô thành phao vượt qua sông suối.
- Chưa thấy có cái dây 3 chạc, móc treo thắt lưng bản lớn cho đỡ nặng trì xuống như lính VNCH hay mang. Vừa có thể tuỳ biến móc thêm lựu đạn, vật dụng nhỏ.
- Cái thấy có thẻ bài quân nhân mang theo vẫn chưa có. Để định danh và đơn vị người chết, để biết nhóm máu người bị thương mà truyền khi cấp bách.
.....
Xây dựng quân đội chính quy hiện đại, trước hết là quân phục và đồ dùng cá nhân. Tuy là thời bình nhưng trong huấn luyện và công tác vẫn phải có, cho lính quen dần với trang bị như khi đang chiến đấu.
Hình minh hoạ.






Cách mang vác súng của bộ đội VN cũng khác với quân đội các nước.

Bộ đội đi đường dài, vác súng trên vai, tay cầm nòng súng, mỏi thì đổi vai. Đi chặng đường ngắn thì mang súng ngang bên hông, tay nắm giữ nòng súng hay ốp nòng. Khi gần nổ súng thì đưa nòng súng chếch vào trong trước ngực, hơi nghếch lên, tay cầm ốp nòng súng để khi có biến dễ nắm lấy súng. Người việt thấp bé nhẹ cân nên mang vác vậy mới đi được xa, có thể kéo nòng súng tránh vật cản và sẵn sàng chiến đấu. Cấp trên không quy định tư thế nào, nó là thói quen hình thành tự nhiên của người lính.

Hình minh hoạ...
Tốp lính qua suối đi diễn tập chứ không phải thực tế chiến đấu.








Thịt ba rọi chấm với mắm cái quê tui ngon hết thuốc!

Nói hổng phải phe chứ tui sành ăn mắm không số một thì cũng số hai.

Cơ duyên nó thế này. Bữa chơi ở nhà thằng đệ
Tâm Teo
, chấm mắm cái quá ngon nên xin ít về, mà nó tình thật cho ít thiệt, đủ 2 lần chấm! haha. Chả đã thèm nên mình alô dặn... Chủ nhật rồi nhậu nhà Tiên chỉ
Nguyễn Thanh Vân
ở Dĩ An BD, nhận tiện mình ghé nhà bạn gần đó, lấy mắm. Cho không lấy tiền, đỡ tốn, rất cảm ơn vợ chồng bạn!
Về, chiều hôm sau đãi vợ con nên mình đi chợ sớm chọn mua thịt. Mắm nguyên chất dĩ nhiên mặn, nên cho tỏi giã khá vào, thêm chanh, thêm đường, thêm bột ngọt. Quậy lên ngã màu đục đục, thêm phức. Thịt luộc cuốn bánh tráng với rau sống chấm mắm cái thì phải nói ăn nhức chân răng, no cành bụng thì thôi. Dân miền Tây, ai cũng tấm tắt khen ngon, mình mới bảo của bạn tui đấy.
Hỡi những đứa con xứ nầu hãy tìm về gắn bó yêu thương!




Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

Cạo cắn linh tinh... 19

 



















Vì sao Kh'mer Đỏ nước nhỏ mà dám cương với VN.

Theo tôi thì có 3 lý do cơ bản.

- Hận hận thù dân tộc làm cho những người lãnh đạo KMĐ thiếu tỉnh táo.
- TQ cam kết ủng hộ tối đa và toàn diện làm KMĐ tin không thể thua và không ngờ VN sẽ tổng phản công.
- Về chiến thuật, gia đoạn đầu 2 bên đánh nhau ngang ngửa làm cho KMĐ chủ quan, sau quân VN mở chiến dịch 77 thì đã quá muộn.

Bạn học cũ gặp lại nhau để làm gì?

Nói ra cũng vô duyên nhưng do mình xem bài: "Chỉ nên họp lớp khi tuổi đã già" và "Kỳ vọng - thất vọng những buổi họp lớp" ở trên báo Vnexpress. Thấy bình luận góp ý, phần đông thất vọng nhiều hơn. Trước hết, không thể không đặt dấu hỏi cái lớp họ ở vùng miền nào nên thế. Mình đoán các bạn ấy ở tuổi sồn sồn nằm quảng giữa cuộc đời. Họ vẫn còn làm ăn, còn lo toan nhiều việc... phản ánh đúng thực tế phần nào nhưng khi đặt thành vấn đề, họ có soi lại mình. Có quá khắc khe trong đời thường hay quá coi trọng cái tôi "chuẩn mực" nơi chốn đông người. Mình có quen vài bạn trẻ dân có trình độ và có đi dự một bữa nhậu của nhóm bạn từ lò đại học kinh tế tài chính nên hiểu phần nào. Giả như có hỏi thăm chuyện này chuyện nọ, cuộc sống mày nay thế nào? Chưa hẳn là soi mói đời tư, phân biệt thành công hay thất bại. Có tìm cơ hội câu móc làm ăn cũng là điều tốt thôi. Số ít nhân đó khoe giàu, khoe con cái thành đạt, gia đình hạnh phúc cũng bình thương thôi. Tại sao phải dị ứng với những cái đời thường như vậy.

Mình và bạn bè già là người gốc ở miền Nam, đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, ít nhiều đều tế nhị. Gặp nhau cái chính là để có dịp hỏi thăm nhau, ôn lại ký ức xưa, chọc giỡn nhậu nhẹt vui chơi và chụp hình lưu niệm, vậy thôi. Cái hơi lấn cấn, có chăng là cái nghèo làm bạn nào đó mặc cảm với bạn bè, những bạn không có tiền vác mạng không đến cũng ngại. Điều đó khó tránh khỏi nhưng bạn bè già quá hiểu nhau có cách chia sẻ... Tuy vậy, cũng khó thể kéo một người bạn quá mặc cảm hoặc quá định kiến với thời đi học mà tránh né ngày nay...

Nghi thức trong lễ mãn khoá, thủ khoa trường Võ bị Đà Lạt giương cung bắn tên 4 phương trời.





Tìm kiếm Blog này