Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2022

Một ngày, hai lần chống lệnh Hà Bá hay là Hà Bá thương tình đỡ mấy thằng tui.

Lần thứ nhất thoát chết khi sắp rơi vào lòng chảo nước.
Mùa mưa năm 1979, Đại đội 4 chúng tôi đóng quân ở bản Tà Đẹt, ven sông Sê Kông. Đơn vị có một chiến sĩ liên lạc tên Trúc bị bênh sốt xuất huyết. Do Vũ y tá chưa kinh nghiệm, không biết được đây là bệnh có nguy cơ cao. Để lính nằm đơn vị một tuần, sau thấy nặng dần, da nổi mẩn đỏ và đái ra máu, mới đề nghị Ban chỉ huy đưa đi bệnh viện. Tôi lúc ấy là trung đội phó, mới tập tành biết võ vẽ chèo thuyền nên xung phong một tay chèo, phụ trách việc đưa bệnh nhân đi viện. Đi gồm có: Tôi, Vũ y tá, Trúc bệnh nhân và Nhẫn, gốc nghề biển. Chúng tôi mượn thuyền dân Hăng Khô Bản về, tổ chức chèo đi. Vũ y tá không biết bơi ngồi giữa, Bệnh nhân nằm trên sàn thuyền, Tôi đứng trước chèo mũi, Nhẫn giỏi đứng chèo lái.

Mùa nước lớn, nước đục ngầu phù sa, chảy cuồn cuộn. Thuyền chúng tôi xuôi dòng dọc bờ, đến quãng ngả ba sông hợp lưu của con sông Se Kong bắt nguồn từ Lào và Se San có nguồn từ Việt Nam sang. Chỗ nhập chung phía trên cách thị xã Stung Treng chừng 7 km, rồi chảy vào sông cả Mê Kông. Đến ngả ba, chúng tôi bẻ lái thuyền, cắt ngang sông Stung Treng để qua bờ phía bên kia là Thị xã, nới có bệnh viện 21 của Mặt trận 579. Tính là nước chảy mạnh, qua đoạn này thuyền trôi xéo dần về phía bến phà là vừa…
Ai dè, đến giữa sông, chúng tôi cảm thấy tay chèo càng lúc càng nặng, mũi thuyền chúi thấp dần, nghe tiếng nước sôi rào rạt ngày càng lớn. Chúng tôi ngó dáo dát, nhìn xem đó là hiện tượng gì?. Thì mẹ ơi! Trước mắt phía trên gần đó là một lòng chảo nước to gần bằng cái sân bóng mini ngày nay. Không ai nói với ai, hồn vía lên mây!. Tôi hét khản giọng với Nhẫn: chèo mạnh tay vào, cố lên, cố lên... Chúng tôi đem hết sức bình sinh chèo thuyền. Với tôi không phải như chèo bình thường mà đúng hơn là đập mái chèo xuống nước để nâng thuyền lên và đẩy mạnh cho nó rướn tới. Còn Nhẫn cầm lái nạy dầm chèo, ráng bẻ hướng thuyền chệch ra khỏi guồng nước. Tai tôi nghe nước ào ào ù ù xung quanh, có lúc lặng thinh. Nhìn vào dòng chảo thấy nó xoáy trôn ốc, cuộn vào tâm. Khi thuyền bị kéo vào cách mép lòng chảo đâu chừng dăm mét, nghe nước êm ả lạ thường, kinh hoàng không thể tả! Mãi một lúc sau, thuyền lơi dần ra, dạt dần xa cái lòng chảo ác quỷ hung tợn đó, chúng tôi mới tin chắc là mình còn sống.

Kỳ diệu thay, sự nổ lực vô biên được đền đáp xứng đáng. Rồi chúng tôi đưa bệnh nhân đi bệnh viện kịp thời sống được. Thời gian sau nghe nói lại, Trúc - chú chiến sĩ liên lạc ấy bị bệnh tái phát lần hai, không cứu được nên đã chết.
Sau nghĩ lại, chúng tôi có cơ may sống sót là nhờ cắt ngang phía dưới dòng nước xoáy. Mặt khác Nhẫn chiến sĩ chèo lái có sức khoẻ, tay chèo quá cứng cựa. Nếu không nó sẽ lôi thuyền vào tâm lòng chảo, nhận bọn tôi xuống đáy sông vài chục mét chiều sâu, rồi đẩy ra xa, xác bọn tôi nổi lên cách đấy phải bốn, năm trăm mét không chừng. Tôi nhận đinh nếu bị lật chìm, khả năng sống sót là 10% cho Nhẫn chiến sĩ giỏi sông nước duy nhất nói trên. Ba thằng còn lại sau đó xác nổi lềnh, nếu dân không vớt thì làm mồi cho cá rỉa.
Hỏi dân mới biết là dân không bao giờ họ dám chèo thuyền vào mùa mưa qua chỗ đó. Chúng tôi lính tráng quen kiểu trên rừng, muốn cắt đi đâu thì đi, có biết gì đâu.

Lần thứ hai qua suối trong đêm mùa lũ.
Chúng tôi từ bên này Thị xã chèo thuyền về trả cho dân bên kia sông và đi bộ về đơn vị. Không nhớ Nhẫn đi đường nào mà chỉ mỗi tôi và Vũ y tá cùng đi. Khi đến cầu để về Đại đội thì cầu đâu chẳng thấy, nước dâng tràn hai bên suối. Tôi và Vũ đi ngược lên, vòng lên rừng để tìm chỗ cạn qua. Trời sập tối, rọi đèn pin dò dẫm mà lội. Trước mắt là ụ mối nhấp nhô xen lẫn rừng cây lúp xúp, bước chân đi có lúc nước ngang bụng, có lúc tới vai tới cổ. Tính thôi vượt suối, quay lại thoái lui thì cũng vậy, chả biết đâu mà lần. U u minh minh, tiến thoái lưỡng nan. Gay nhất là Vũ không biết bơi, tôi đi trước dò đường, Vũ bám theo sau, cứ thế mà bương. Nước tới cổ thì vòng hướng khác, cứ thế mà đi mà lội, không ngừng nghỉ.
Ơn trời, về đến đơn vị chừng 10 đêm. Ban chỉ huy thấp thỏm chờ đợi. Anh Phú đại đội trưởng "quạt" tôi một tăng. Anh có biết thằng Vũ không biết bơi không mà dẫn đi kiểu đó, sẩy chân là chết, sao không ở lại ngủ nhờ nhà dân. Vựa mệt vừa nghỉ đến chuyện đi gian nan khổ ải nên tôi lên tiếng "cự lại"... Rồi cũng qua.

Chuyện sông nước chưa hết với tôi. Tiếp năm sau 1980, tôi đi công tác với bạn Campuchia, trên đường từ xã Ô Rư xây Kondal về xã Kro Sre Săng. Mùa mưa nên nước dâng tràn bờ suối. Tôi tự tin bản thân nên bơi đứng qua, do mang theo cái túi đồ thấm nước, cộng cây AK và băng đạn quá năng nên một lát sau tôi đuối chìm dần. Sợ bị kỷ luật mất súng nên tôi cố giữ nó, đến nổi chìm dần. Bơi hóa thành nín thở đi dưới nước. May là gần tới bờ bên kia người mới chìm, đạp chân dưới lòng suối mấy phát là cặp bờ chỗ cạn chứ không chưa biết ra sao. Xém tí nữa thì tôi đã thăm Hà Bá rồi !…

Cái sống và cái chết, không thể và có thể, đôi khi với thằng lính chỉ là sợi chỉ mong manh. Tôi, một thằng vô thần nhưng có số luôn được Bà thương Trời độ, có lẽ vì hắn chưa bao giờ làm điều ác với dân. Mình thoát chết nhiều lần nên nghĩ cái số mình trời không bao gì hại chỉ có mình hại mình thôi. Vậy đó. Ha.ha. 🤪
Tính mình không hề ngang bướng, rất tôn trọng nguyên tắc trên dưới, nhưng khi đã nổi máu thì gay gắt rất xốc, không kiêng nể dù là chỉ huy. Bao giờ cũng vậy, tôi luôn tự tin là mình ngay thẳng, chỉ một lòng một dạ vì cái chung, vì đơn vị. Không quản ngại trước khó khăn nào. Có điều phê phán là tính mình hay chủ quan, duy ý chí cộng với cái máu hiếu chiến muốn lập công, khoái phiêu lưu mạo hiểm, không thích đi theo đường mòn nên gặp chuyện nhớ đời…

Hình vị trí ngả ba sông và người kể chuyện, phía sau là dòng sông Stung Treng.


Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Cạo cắn linh tinh... 27

 












Các mã số đầu... của những tỉnh thành rất lộn xộn.


Sao không thống nhất một số đầu cho dễ nhớ nhỉ?
Ví dụ:

Vì sao bộ ngựa còn gọi là phản chỉ dài tối đa 1 mét 8.

Được đặt ở nhà trên để quí ông uống nước trà đàm đạo và nghỉ ngơi, không dành cho phụ nữ. Phải "ba xoa, hai đập" trước khi leo lên cho nên nó cần ngắn để thò hai bàn chân ra ngoài và đắp bằng chiếu cho sạch.
Người có giày dép để nhá xèng lễ lạc và chụp hình thôi, ra đường đi chân đất đến nhà khách mới xổ đôi dép vô cho lịch sự, về nhà mình thì khỏi. - Đấy là văn mình Việt lúa nước.
Đấy là văn mình Việt lúa nước. hehe.
Hình đầu cái phản nhà mình của ông Nội để lại, hình còn lại mượn.








Cách ly ở BV Dã chiến Thới Hoà BD, không tệ như đồn đoán.

Mình hỏi, cô cùng dãy phòng trọ sau khi đã trải qua về kể lại.
- Chuyện sinh hoạt. ok. 120 ngàn đối với người lớn, trẻ em 80 ngàn. Ngày 3 bữa, phần ăn đổi món như bún, phở, bánh mì, thịt, cá, mực, tôm, trứng... và đồ ăn tráng miệng. Xe đẩy đến phát tận giường. Khu nào ở khu đó, đi lại trong phạm vi. Phòng tắm, cầu tiêu tập thể dùng chung, khá sạch sẽ. Có người thấy ăn uống sinh hoạt khá nên muốn ở lại thêm, thành ra người ta quy định ở phải đóng tiền...
- Chuyện xét nghiệm thì vô chừng, chả biết mà lường. Từ nhà lên, có người vài ngày sau test nhanh, có người nửa tháng chả thấy. Ai muốn sớm về nhà thì liên tục yêu cầu, mới được test. Đến ngày thứ 10, test sâu PCR, ai âm tính thì được về. Người cách ly không triệu chứng thì y tế không phát thuốc, ai có thì cá nhân tự dùng hoặc đau gì đó thì lên y tế mà xin. Khu cách ly tập trung có 5.000 giường, nhân viên y tế quá tải đâm lạnh nhạt, ai hỏi gì cứ bảo về chờ chừng nào có gọi test thì đi. Thời gian cách ly không phải ai cũng như ai, hình như có người, họ quên luôn í.
Theo mình biết quy định mới của Bộ Y tế, xét nghiệm sâu PCR dương tính mới xác định là bệnh nhân F0. Trên thực tế, hễ người ta xét nghiệm nhanh 2 lần mà dương tính thì mặc định F0 với Covid. Bắt buộc dân phải đi cách ly tập trung một thời gian, đến khi test sâu PCR âm tính thì tha về.

Hú lên một tiếng gọi mời

Hú lên một tiếng gọi mời
Những thằng chơi được ... nghỉ chơi thình lình !
Hú lên một tiếng gợi tình
Những nàng coi được ... mất linh hết rồi !
Xuân tàn còn mỗi... Con thoi !
Tơ lòng buộc lỏng vẫn hoài ... đong đưa !

Bản quyền Phú Đặng, Thợ cạo xin phép chỉ lái 1 chút xíu. hehe.

Nhịp sống xã hội đã bị đứt gãy!

Phong toả riết người dân đâm ù lì thơ ơ với công việc. Chả còn nghe họ hỏi nhau CT-15 hay 16, cộng hay trừ. Khi nào hết giãn cách đi làm trở lại. Một số tiệm ban đầu còn hé cửa núp bán, giờ có tiệm đóng cửa luôn. Một số ít người vẫn lách phong toả, chạy hàng mua bán thực phẩm kiếm sống. Test ngoáy mũi phó mặc hên xui, xui đi hên ở lại. Nhà nước trợ cấp được đồng nào hay đồng nấy, tiếp cho gì ăn nấy, thiếu thì mua bổ sung. Tư nhân làm thiện nguyện vắng bóng. Thân ai tự lo. Khi nào hết tiền đứt chớn hẵn hay.
Từ đó lão nghĩ nội việc lòng dân như vậy, khi mở cửa tái lập trạng thái "bình thường mới", phục hồi sản xuất không hề đơn giản. Hay là chỉ khi nào đói thì "đầu gối bắt buộc phải bò"?

Mùa dịch, có gì ngon ăn hơn Test?

Thử phỏng tính xông xênh ở một điểm:
Giá mua kit hàng VN chất lượng cao 100 ngàn đồng/ 1 test.
Giá dịch vụ XN nhanh phòng chống dịch 280 ngàn đồng/1 test.
Test nhanh 10 phút, ngày xét nghiệm 500 người.
Thu 140 triệu - vốn 50 triều = lãi 90 triệu.
Trả công 1 bác sĩ tổng quản danh nghĩa, chứng nhận = 2 triệu.
Trả công 1 y tá lấy dịch mũi, 1 nhận và test kết quả, 1 vô sổ sách cấp giấy, mỗi người = triệu. 2 nhân viên bảo vệ = 1 triệu.
Công tất cả 6 triệu. Bôi trơn 14 triệu. Tổng chi phí 20 triệu.
Vậy chủ ngoại giao và ở nhà thu lãi mỗi ngày 70 triệu đồng.
Không biết Thợ cạo tính có gì lẩn thẩn nhỉ? - Rất nhẹ nhàng!.

Đồ cúng mùa covid


 

Một là tiếp thu, hai là động não.



 

Tìm kiếm Blog này