Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Tài liệu: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K (II)

2. Cùng các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia giải phóng đất nước thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pôt, giành chính quyền về tay nhân dân.

Đến tháng 12 năm 1978, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của quân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn. Ta chẳng những đập tan các cuộc tấn công của địch, giữ vững địa bàn, mà còn giúp Bạn phát triển nhiều lực lượng, mở rộng địa bàn và các căn cứ trong nội địa Campuchia. Quân Pôn Pốt tiếp tục lâm vào thế bị động phải đối phó cả ở ngoài biên giới và ở trong nội địa. Nội bộ địch ngày càng mâu thuẫn sâu sắc, các cuộc thanh trừng ở các quân khu, sư đoàn tin cậy của Pôn Pốt ở Phnôm Pênh liên tiếp xảy ra. Phong trào yêu nước trong nhân dân Campuchia phát triển mạnh mẽ, các cuộc nổi dậy của quần chúng ở nhiều nơi đang chuyển thành cao trào dưới sự lãnh dạo của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia. Nhìn chung, so sánh lực lượng và thế trận trên chiến trường phát triển thuận lợi cho cách mạng hai nước Việt Nam - Campuchia.

Trước bước phát triển mới của phong trào cách mạng Campuchia và so sánh lực lượng trên toàn tuyến biên giới hoàn toàn có lợi cho ta, trong hai ngày 6 và 7 tháng 12 năm 1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua quyết tâm mở cuộc tổng tiến công tiêu diệt quân địch, hoàn thành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên tuyến biên giới Tây Nam; đồng thời theo yêu cầu của Bạn, sẵn sàng phương án hỗ trợ các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia nổi dậy đánh đổ tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari, giành chính quyền về tay nhân dân. Ta xác định quyết tâm: sử dụng sức mạnh bất ngờ, thần tốc, mãnh liệt, đập tan cuộc tiến công xâm lược lớn của địch ở biên giới Tây Nam; tiếp đó giúp lực lượng cách mạng Campuchia, bao vây tiêu diệt khối chủ lực, nhanh chóng thọc sâu tiêu diệt cơ quan đầu não của địch ở Phnôm Pênh, chiếm cảng Côngpôog Xóm và các sân bay lớn, ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài bằng đường biển, đường không; thực hiện đánh nhanh, giải quyết nhanh.

Theo chủ trương đó, ta dự kiến tổ chức ba chiến dịch kế tiếp nhau:

Chiến dịch 1: Tạo điều kiện chuẩn bị thế và lực cho các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia có thời gian để phát triển ảnh hưởng của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra toàn đất nước; đồng thời cũng là thời gian lực lượng của Bạn thử thách, rèn luyện, trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh cách mạng.

Chiến dịch 2: Tiêu diệt, làm tan rã các sư đoàn chủ lực tuyến 1 của Pôn Pốt trên đường số 1, đường số 7, tạo thế đánh vào đầu não địch ở Phnôm Pênh.

Chiến dịch 3: Tập trung đánh vào đầu não địch ở Phnôm Pênh và các mục tiêu còn lại.

Để giúp Bạn hiệu quả trên lĩnh vực quân sự đòi hỏi cần có một đoàn chuyên gia chuyên trách về mặt quân sự. Trước tình hình đó, ngày 12 tháng 12 năm 1978, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 129/QĐ-QU chính thức thành lập Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Campuchia (mang phiên hiệu Đoàn 478) thuộc Ban B.68. Lãnh đạo, chỉ huy Đoàn 478 gồm các đồng chí: Nguyễn Thuận (Trưởng đoàn), Lê Chiêu (Chính ủy), Hà Hữu Thừa, Lê Hiền Hữu, Nguyễn Hiệu, Nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Văn Viễn, Lê Đức Trứ. Đồng thời, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 130/QĐ-QU thành lập Đảng bộ Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Campuchia (gọi tắt là Đảng bộ 478), đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Quân ủy Trung ương. Ban chấp hành Đảng bộ Đoàn 478 có nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu, đề xuất với Quân ủy Trung ương những chủ trương về việc giúp Bạn xây dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang ba thứ quân, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ. Đồng thời lãnh dạo chuyên gia quân sự Việt Nam tiến hành giúp lực lượng vũ trang Bạn xây dựng và chiến đấu.

2. Lãnh đạo, chuyên gia Việt Nam chấp hành đúng đường lối quốc tế của Đảng, các nguyên tắc, chế độ quy định trong mối quan hệ; tôn trọng độc lập chủ quyền và mọi phong tục tập quán của Bạn; tăng cường đoàn kết hữu nghị, hợp tác trên tinh thần bình đẳng, bảo đảm cả trước mắt và lâu dài.

3. Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các quân khu 5, 7, 9 trong việc thực hiện các chủ trương giúp Bạn của Quân ủy Trung ương đã xác định. Thường xuyên quan hệ chặt chẽ với Ban B.68 của Trung ương để báo cáo và xin hướng dẫn những vấn đề có liên quan và phối hợp với chuyên gia các ngành khác để tiến hành công tác giúp Bạn đạt kết quả tốt.

Về quyền hạn, Đảng ủy Đoàn 478 được giải quyết công việc về Đảng tương đương với Đảng ủy các binh chủng”[1]. Đồng chí Lê Chiêu (Chính ủy) được cử giữ chức Bí thư. Các đồng chí Nguyễn Thuận (Đoàn trưởng), Hà Hữu Thừa (Trưởng ban Quân sự), Nguyễn Duy Hiền (Trưởng ban Chính trị), Lê Đức Trứ (Trưởng ban Hậu cần) là Đảng ủy viên. Cùng với việc thành lập Đoàn chuyên gia quân sự 478, các quân khu 5, 7, 9 cũng thành lập một phòng chuyên về công tác giúp Bạn.

Trong khi Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương ta bàn kế hoạch tổng phản công, tiến công giải phóng Campuchia và thành lập Đoàn chuyên gia quân sự 478, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đề nghị Việt Nam giúp Bạn đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari, giành chính quyền về tay nhân dân. Theo đề nghị chính đáng của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và căn cứ kế hoạch tác chiến chiến lược đã được Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương thông qua, ngày 17 tháng 12 năm 1978, Tiền phương Bộ Quốc phòng (thành lập ngày 19-7-1978)[2], hạ quyết tâm chiến đấu và giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện kế hoạch tiến công giải phóng Campuchia: Quân khu 5 và Quân khu 7 đảm nhiệm tiến công giải phóng các tỉnh miền Đông Campuchia. Các quân đoàn chủ lực 2, 3, 4 tập trung tiêu diệt các sư đoàn chủ lực địch, hướng chủ yếu là Quân đoàn 4. Tiến công giải phóng Phnôm Pênh bằng ba cánh quân do hai quân đoàn 3, 4 và Quân khu 9 đảm nhiệm.
(--tkd--)
Chiến dịch phản công và tiến công lớn lần này do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp chỉ huy, gồm các đồng chí Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Lê Ngọc Hiền. Cơ quan tiền phương Cục Tác chiến do đồng chí cục trưởng Lê Hữu Đức cùng các đồng chí Phan Hàm, Lê Duy Mật (Cục phó) phụ trách.

Về phía địch, đến tháng 12 năm 1978, quân Pôn Pốt có 23 sư đoàn, một số đơn vị hải quân, không quân và trung đoàn binh chủng với tổng số quân khoảng 170.000 (quân chủ lực 120.000; quân địa phương 50.000). Trang bị 250 khẩu pháo, 275 xe tăng, xe bọc thép, 79 máy bay, 170 tàu tuần tiễu, phóng lôi và phục vụ. Địch bố trí ở biên giới 19 sư đoàn, trong đó Quân khu Đông (203) và Vùng 505 (Krachiê) có 12 sư đoàn.

Ngày 23 tháng 12 năm 1978, địch huy động 10 trong số 19 sư đoàn đang bố trí ở biên giới mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta, trong đó, chúng dùng 3 sư đoàn đánh vào Bến Sỏi nhằm chiếm Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh vào khu vực Bảy Núi (An Giang), 3 sư đoàn đánh vào khu vực Hà Tiên (Kiên Giang).


------------------------------------------
1. Quyết định số 129/QĐ-TW của Thường vụ Quân ủy Trung ương, ngày 12  tháng 12  năm 1978. Tài liệu lưu Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ 1036.

2 . Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chỉ huy các đơn vị bảo vệ biên giới Tây Nam, Tiền phương Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ huy Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam hoạt động tại Campuchia cho đến khi thành lập Bộ tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (Bộ Tư lệnh 719) ngày 6 tháng 6 năm 1981.


Tận dụng thời cơ về mặt pháp lý do việc tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari cho quân tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta, đồng thời để bảo vệ hậu phương chiến dịch bị địch uy hiếp, trên cơ sở kế hoạch tác chiến đã được chuẩn bị, Tiền phương Bộ Quốc phòng ra lệnh cho các lực lượng chiến đấu trên tuyến biên giới Tây Nam đồng loạt mở cuộc phản công tiêu diệt quân địch, thực hiện quyết tâm chiến lược đã được Bộ Chính trị thông qua sớm hơn dự định.

Ngay sau khi địch đánh vào Bến Sỏi, ngày 23 tháng 12  năm 1978, Quân đoàn 4 sử dụng 2 sư đoàn (341 và 2), một trung đoàn thuộc Sư đoàn 7, 2 trung đoàn địa phương (Quân khu 7) và một số đơn vị pháo binh, xe tăng, thiết giáp thực hành phản công địch trên hai hướng, hình thành thế bao vây chặt 3 sư đoàn địch ở Bến Sỏi. Ngày hôm sau, địch cho một trung đoàn bộ binh và 15 xe tăng ra phản kích, bị ta chặn đánh quyết liệt phải co lại. Đến ngày 28 tháng 12, ta mở đợt tấn công quyết định, diệt và bắt toàn bộ quân địch xâm lấn khu vực tây bắc Bến Sỏi.

Từ ngày 23 đến 30 tháng 12 năm 1978, trong khi Quân đoàn 4 tập trung tiêu diệt địch ở bắc Bến Sỏi, trên hướng Quân khu 7, ta sử dụng hai sư đoàn (5 và 303) tiến công dọc theo đường 10 và đường 13, đánh chiếm thị xã Krachiê, diệt và bắt hơn 1.000 tên, giải phóng 25.000 dân.

Quân khu 5 sử dụng các trung đoàn 143, 726 (Gia Lai - Kon Tum), 94 (Sư đoàn 307), 812 (Sư đoàn 309), 250, 142 (Đắk Lắk) giải phóng bắc và nam sông Xan, Xăm tùng; các điểm cao 302, 328, 308, 336, 222 và Phinay, chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài của địch, tạo thành gọng kìm từ hướng sông Xan, uy hiếp Bôkhăm, bắc đường 19, điểm cao 230 và Bôkeo. Đến ngày 30 tháng 12 năm 1978, ta tiêu diệt các mục tiêu đã định, phá vỡ tuyến phòng ngự cơ bản của địch, giải phóng một số tỉnh miền Đông Campuchia.

Trên hướng Quân khu 9, quân ta phản kích địch ở nhiều nơi. Sư đoàn 339 tổ chức nhiều trận đánh ở khu vực Gò Rượi, Gò Viết Thuộc, Gò Châu Giang, Đứt Gò Suông, đuổi địch về bên kia biên giới. Sư đoàn 4, Trung đoàn 2 (Sư đoàn 8) và Trung đoàn 2 (Sư đoàn 330) phối hợp với các lực lượng vũ trang đỉa phương tập trung đánh địch, khôi phục toàn bộ khu vực Rộc Xây. Sư đoàn 8 (thiếu Trung đoàn 2) mở cuộc phản công khôi phục lại khu vực bắc Hà Tiên.

Sau khi hành quân vào vị trí tập kết ở khu vực xã Tri Tôn, huyện Bảy Núi (tỉnh Kiên Giang), Quân đoàn 2 (thiếu Sư đoàn 306) được tăng cường Sư đoàn 8 (Quân khu 9), được Tiền phương Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ phối hợp với Quân khu 9 và hiệp đồng với không quân, hải quân chiến đấu trên dải biên giới từ Châu Đốc ra tới biển và tổ chức chiến dịch tiến công trên hướng Tây Nam. Đối tượng tác chiến trước mắt của Quân đoàn là Quân khu Đông Nam của địch (lực lượng có 4 sư đoàn bộ binh (210, 230, 250, 270) và sư đoàn lính thủy đánh bộ 164. Tổng số quân khoảng 35.000 tên với 5 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn xe tăng và hơn 100 tàu, xuồng chiến đấu). Ngày 31 tháng 12 năm 1978, Quân đoàn 2 và lực lượng vũ trang Quân khu 9 nổ súng đánh địch ở khu vực kênh Vĩnh Tế, thu hồi phần đất cuối cùng của Tổ quốc bị kẻ thù lấn chiếm trái phép.

Trong 9 ngày đêm (từ ngày 23 đến ngày 31 tháng 12 năm 1978), bằng các đòn phản công, tiến công quyết liệt kế tiếp nhau, quân và dân ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh đuổi quân Pôn Pốt, thu hồi toàn bộ vùng chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc bị kẻ thù lấn chiếm, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở  biên giới Tây Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng cách mạng và nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng, xây dựng lại đất nước.
------------------------------
Sao không thấy QĐ3 - là đơn vị cùng thủ biên giới với QĐ4 suốt năm 78 - nhỉ?

Ngay sau khi quân và dân ta bắt đầu mở cuộc phản công, ngày 23 tháng 12 năm 1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã nhận định: “Sinh lực địch nhất định sẽ bị quân và dân Việt Nam tiêu diệt hoặc kìm chân tại chỗ. Đây là thời cơ tốt nhất để các lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia cùng với nhân dân và binh sĩ khởi nghĩa trên toàn quốc và đánh vào đầu não của bè lũ Pôn Pốt - Iêng Xari, đập tan chế độ độc tài phát xít khát máu của chúng”[1]. Tiếp đó, ngày 26 tháng 12 năm 1978, ủy ban Trung ương Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia phát động toàn dân tận dụng thời cơ và sự giúp đỡ của bộ đội Việt Nam, tập trung lực lượng đứng lên đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari, giành chính quyền về tay nhân dân.

Đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước và nhân dân Campuchia, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam phối hợp với các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia tiến công quân địch trên tất cả các hướng. Sau đòn tiến công giải phóng một số tỉnh miền Đông Campuchia của các đơn vị thuộc Quân khu 5 và Quân khu 7, sáng ngày 31 tháng 12 năm 1978, Quân đoàn 3 mở chiến dịch X88 tiến công giải phóng vùng Đông sông Mê Công, phía Bắc thủ đô Phnôm Pênh và các tỉnh Côngpông Thom, Xiêm Riệp, Báttambang, Puốcxát. Lực lượng tham gia chiến dịch trên hướng Quân đoàn 3 có 4 sư đoàn bộ binh: 10, 320, 31 và 302 (Quân khu 7 tăng cường); các lữ đoàn 273, 234, 40, 7 và Trung đoàn thông tin 29. Lực lượng cách mạng Campuchia phối hợp tác chiến với Quân đoàn 3 có 3 tiểu đoàn bộ binh và 6 đội công tác vũ trang.

Vào 6 giờ ngày 31 tháng 12 năm 1978, chiến dịch tiến công đánh chiếm vùng Đông sông Mê Công của Quân đoàn 3 bắt đầu. Từ hướng Tây Bắc, Sư đoàn 320 đánh vào Đầm Be và Sê Rêkâk, mở đường cho lực lượng thọc sâu đánh chiếm hai vị trí Suông và Chúp, chặn địch rút chạy về thị xã Côngpông Chàm. Sư đoàn 10 đánh tan các ổ đề kháng của địch ở làng 28, điểm cao 125 và 113. Sư đoàn 31 đánh chiếm Phsaâm, Ămpuk và phát triển về phía Krek, Sư đoàn 302 tiến công Phlong, Tànốt, Tàâm phát triển chiếm đường 24, giải phóng vùng Đông sông Mê Công. Ngày 3 tháng 1 năm 1979, Quân đoàn 3 sử dụng Trung đoàn 48 Sư đoàn 320 và hai đại dội thiết giáp tiến công đánh chiếm thị xã Prâyveng.(xem bản đồ ở bài trên)
------------------------------------------
1. Tuyên bố của Tổng thư kỷ ủy ban Trung ương Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia. Báo Nhân dân số 8930 ngày 8 tháng 1 năm 1979.


Ở hướng Quân khu 9 và Quân đoàn 2, sáng 31 tháng 12 năm 1978, quân ta bắt đầu nổ súng tiến công. Sau 30 phút chiến dấu, bộ đội ta đánh tan 2 trung đoàn địch, làm chủ khu vực kênh Vĩnh Tế. Ngày 1 tháng 1 năm 1979, không quân ta ném bom sở chỉ huy tiền phương Quân khu Đông Nam, các sở chỉ huy sư đoàn 250, 210 và các cụm quân địch tập trung ở Tapông, Kirivông, phum Sêkê. Cũng trong thời gian này, Trung đoàn công binh 219 nhanh chóng hoàn thành việc bắc cầu cho quân ta vượt qua kênh Vĩnh Tế, tiến công đánh chiếm các mục tiêu được giao.

Đêm 1 tháng 1 năm 1979, Trung đoàn bộ binh 2 đưa lực lượng bao vây Bà Cò, nơi có 1 tiểu đoàn địch đóng giữ. Quân ta chia thành nhiều mũi, kết hợp giữa tiến công chính diện và vu hồi; địch không chống cự nổi phải bỏ chạy về hướng Bà Ca. Phát huy thắng lợi, Trung đoàn 2 đánh chiếm luôn Bà Ca. Trong thời gian này, Trung đoàn 1 được tăng cường Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 3 tiến công các vị trí của trung đoàn 12 (sư đoàn 210 Pôn Pốt) tại khu vực Ba Súc. Sau 20 phút chiến đấu, bộ đội ta làm chủ các mục tiêu. Trong đêm 2 rạng ngày 3 tháng 1, Trung đoàn 3 cùng lực lượng xe tăng, thiết giáp đánh chiếm khu vực bắc cầu Cây Mít, sau đó phát triển lên Bà Ca, Ba Súc, truy kích tiêu diệt quân dịch và làm chủ khu vực núi Đất, núi Ăng Chao. Phát hiện sở chỉ huy sư đoàn bộ binh 210 địch, Trung đoàn 3 nhanh chóng sử dụng 1 tiểu đoàn và 10 xe M113 cùng 3 xe PT85 của quân khu tăng cường tiến công sở chỉ huy địch, đến 14 giờ 30 ngày 3 tháng 1 năm 1979, các đơn vị của Trung đoàn 3 chiếm được sở chỉ huy sư đoàn 210 của địch ở Prochrey.

Ngày 2 tháng 1 năm 1979, được sự yểm trợ đắc lực của hoả lực pháo binh, lực lượng xe tăng và bộ binh Quân đoàn 2 đột phá tiêu diệt dịch ở phum Tunliếp, Tôliốp, Đông Nam Santâng, các điểm cao 384, 451, 328; phát triển xuống phum Sêkê, diệt 2 trung đoàn (15 và 16) của địch, sau đó thọc sâu vào Kirivông, diệt sở chỉ huy sư đoàn 250 và trung đoàn 17 địch. Phối hợp chặt chẽ với các đòn tiến công của Quân đoàn 2; các sư đoàn 4, 330, 339 của Quân khu 9 và các đơn vị tăng cường đánh chiếm Giồng Bà Ca, Puốcxát, phum Đông, sở chỉ huy sư đoàn 210 địch ở Prochrey, núi Tham Dung, núi Xôm, ngã ba Tà Lập, sau đó phát triển tấn công về Tàkeo.

Ngày 3 tháng 1 năm 1979, Quân đoàn 2 và Quân khu 9 đánh chiếm xong các mục tiêu trong chiến dịch 1. Sau đợt tác chiến này, theo mệnh lệnh của Tiền phương Bộ Quốc phòng, Quân đoàn 2 sử dụng Sư đoàn 304 (được tăng cường xe tăng, pháo binh) làm lực lượng dự bị cho Bộ chỉ huy liên quân sẵn sàng tiến công giải phóng thủ  đô Phnôm Pênh. Các lực lượng còn lại của Quân đoàn tiến công giải phóng Côngpông Trạch, Campốt và hiệp đồng với Hải quân giải phóng cảng Côngpông Xom.

Hướng Quân đoàn 4, căn cứ vào quyết tâm của Bộ và qua nắm tình hình địch, trong hai ngày 30 và 31 tháng 12 năm 1978, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân đoàn họp tại sở chỉ huy ở Bosmôn nam ngã tư Nhà Thương (dự họp có Trung tướng, Tư lệnh Mặt trận Tây Nam Lê Trọng Tấn) giao nhiệm vụ cho các đơn vị: Sư đoàn 7 đánh chiếm Đônso, phát triển chiếm Preynhây và Côngpông Tràbéc. Sư đoàn 2 đánh chiếm Changtroi, phát triển sang phía tây chiếm Ăngcosa. Sư đoàn 341 chiếm bờ đập tây - bắc Châk, phát triển chiếm Xoàiriêng, Tàthiết. Sư đoàn 9 chiếm Prasốt, Tàcưng và cầu Xoàiriêng. Trung đoàn Long An và Trung đoàn 3 (Quân khu 9) đánh lên Tàkoeng, Tàthiết và đường số 1. Hai trung đoàn (thiếu) Tây Ninh đánh địch xung quanh Côngpông Trạch, nếu có thời cơ sẽ chiếm Côngpông Trạch.

Cuộc họp cũng dự kiến khả năng nếu thắng lợi của ta trên hướng Quân khu 7 đảm nhiệm (tỉnh Krachiê) và đường số 13, Bến Sỏi làm địch tan rã sớm hơn thì quân đoàn sẽ cho Sư đoàn 341 và Sư đoàn 9 cùng nổ súng vào ngày N (1-1-1979), không chờ đến ngày N + 1 như kế hoạch trước.

Ngày 1 tháng 1 năm 1979, Quân đoàn 4, với các lực lượng được trên tăng cường[1] nổ súng đánh địch trên trục đường 1 và vùng ven hai bên bờ sông Mê Công. Các trung đoàn 209, 14 (Sư đoàn 7), 38, 1 (Sư đoàn 2) từ các bàn đạp phía tây đường số 24 tiến công ra đường số 10 - Đônso. Do không thực hiện được luồn sâu chia cắt, các sư đoàn đều phải đột phá chính diện nên thương vong cao (2 sư đoàn bị thương 294 người, hy sinh 49 người).

Trong khi đó, Sư đoàn 341 mở nhiều đợt xung phong cũng không chiếm được bờ đập tây bắc Châk, bị thương hơn 100 người. Ở các hướng khác, quân ta tiến công đều gặp địch chống cự quyết liệt. Để khắc phục khó khăn, Bộ tư lệnh Quân đoàn quyết định chuyển Sư đoàn 341 sang làm nhiệm vụ dự bị. Các sư đoàn 2, 7, 9 và Trung đoàn Long An tạm dừng tiến công để chuẩn bị thêm.

Giữa lúc các đơn vị tạm dừng để củng cố đội hình chuẩn bị cho đợt tấn công mới thì đêm 2 tháng 1 năm 1979, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 nhận được tin cấp trên thông báo: đến ngày 2 tháng 1 năm 1979, ba cụm quân chủ lực địch (mỗi cụm 5 sư đoàn) án ngữ các trục đường số 1, 2, 7 về Phnôm Pênh bị ta tiêu diệt một bộ phận và tan rã, ta đã giải phóng toàn bộ vùng đồng bằng sông Mê Công. Để giữ phần đất còn lại, bộ tham mưu quân Pôn Pốt đã cho rút quân ở đường số 1 và đường số 10 về phòng ngự ở Sacách, Prêyveng, Niếc Lương.

Ngay sau khi nhận được thông báo của trên, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 quyết định: Sư đoàn 341 chuyển từ hướng đường số 10 sang đánh thọc sâu theo đường 244, Sacách - Niếc Lương; các đơn vị còn lại tiếp tục tấn công theo kế hoạch đã định.

Sáng ngày 3 tháng 1 năm 1979, không quân ta đánh phá phía bắc phà Niếc Lương và oanh tạc đội hình rút lui của địch ở khu vực cách Xoàiriêng 12 kilômét. Tận dụng kết quả oanh kích của không quân, các mũi tiến công của Sư đoàn 7 và Sư đoàn 2 nhanh chóng đánh chiếm dường số 10 (đoạn Chân Trai), phát triển chiến đấu ra Preynhây. Chiều ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 9 chiếm được bắc ngã ba Tàhô (nằm trên trục đường số 1, phía tây Prasốt). Trên hưởớg Sư đoàn 341 do đường xấu và xe thiết giáp đến chậm, nên trưa ngày 3, các đơn vị mới cơ động triển khai lực lượng chiến đấu.
-----------------------------
1. Trong chiến dịch giúp Bạn giải phóng Phnôm Pênh, Quân đoàn 4 được Bộ Tổng Tham mưu tăng cường 5 trung đoàn bộ đội địa phương của hai quân khu (7, 9), 1 trung đoàn hải quân (Quân khu 9) và 1 trung đoàn công binh của Bộ.


Trên hướng biển, Bộ tư lệnh Hải quân thành lập xong sở chỉ huy tiền phương ở đảo Phú Quốc để chỉ huy các lực lượng hải quân ta tham gia tác chiến. Hai biên đội tàu chiến đấu được lệnh vào vị trí tập kết ở khu vực đảo Nam Du và An Thới. Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126 đang ém quân ở đảo Phú Quốc, sẵn sàng đợi lệnh chiến đấu. Các lực lượng hải quân trên vùng biển phía Nam cũng được lệnh sẵn sàng chiến đấu cao, sẵn sàng chi viện cho các lực lượng chiến đấu trên biển khi cần.

Quán triệt chỉ thị của Bộ Chính trị về giải phóng Phnôm Pênh trước ngày 8 tháng 1 (trước khi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bàn về vấn đề Campuchia), sau khi xem xét diễn biến chiến đấu trên toàn chiến trường, Tiền phương Bộ Quốc phòng nhận thấy hướng Quân đoàn 4 đang gặp khó khăn, nên đã quyết định bổ sung nhiệm vụ và chuyển hướng tiến công của Quân khu 9 đang phát triển thuận lợi thành hướng tiến công chủ yếu.

Trưa ngày 5 tháng 1 năm 1979, các đồng chí Lê Đức Thọ, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, thay mặt Quân ủy Trung ương và Tiền phương Bộ Quốc phòng, đến Chi Lăng (sở chỉ huy Quân khu 9) trực tiếp giao nhiệm vụ bổ sung cho Quân khu 9. Theo nhiệm vụ mới, Quân khu 9 sẽ đánh chiếm sân bay Pôchentông, Bộ tư lệnh thiết giáp, Đài phát thanh, khu nhà ở và phủ thủ tướng.

Quân đoàn 4 chuyển thành lực lượng phối hợp, có nhiệm vụ “đưa một bộ phận đi trước hỗ trợ Bạn đánh chiếm cầu Mônivông và Bộ Tổng tham mưu dịch, nếu có điều kiện thì đánh chiếm Hoàng Cung[1].

Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngày 5 tháng 1 năm 1979, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 quyết định sử dụng Sư đoàn 7 cơ động đánh địch theo trục đường số 1 đến Niếc Lương (trong đó tổ chức 1 trung đoàn vượt sông để tiến công trong hành tiến vào thủ đô Phnôm Pênh). Sư đoàn 341 cơ động triển khai đội hình chiến đấu ở khu vực phía bắc đường số 1, sẵn sàng đưa 1 trung đoàn vượt phà Niếc Lương vào Phnôm Pênh. Sư đoàn 9 sử dụng 1 trung đoàn bao vây núi Sacách, bảo vệ hai bên sườn cho Sư đoàn 7, lực lượng còn lại truy kích địch ở phía nam đường số 1 đến sát sông Mê Công.

Sư đoàn 2 tiếp tục tiến công địch, giữ hành lang nam đường 10, nam bắc đường số 1 (đoạn đông và tây Côngpông Tràbéc). Chiều ngày 5, Sư đoàn 7 tiến quân đến sát bờ sông khu vực bến phà Niếc Lương, Sư đoàn 9 chiếm được khu vực nam đường số 1 - Preynhây, Sư đoàn 3 cơ động đến khu vực Sacách (tây nam Ăngcosa), Sư đoàn 2 chiếm lĩnh được khu vực phía bắc đường số 1, tây bắc Xoàiriêng.
-----------------------------
1.Lịch sử Quân đoàn 4, tập II, Nxb QĐND. H. 1994. tr. 94.
*Xem thêm Đường vào Phnôm Pênh của Bùi Cát Vũ http://www.quansuvn.net/index.php/topic,13646.0.html 

Cũng trong thời gian này, Tiền phương Bộ tư lệnh Hải quân giao nhiệm vụ cho các đơn vị bí mật đánh chiếm bãi đổ bộ tại chân núi Tà Lơn, phong toả đường 3 và đường 4, tiến đánh cảng Côngpông Xom, tiêu diệt lực lượng hải quân địch, ngăn chặn không cho tàu chúng từ quân cảng Rêam, Côngpông Xom chạy ra biển, bảo vệ sườn trái đội hình đổ bộ của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126.

Đối tượng tác chiến của Hải quân ta là các tàu thuyền chiến đấu của địch hoạt động trên vùng biển Campuchia (bờ biển dài khoảng 450 kilômét, trong đó có 44 đảo), đặc biệt là sư đoàn 164 hải quân và trung đoàn 17 biên phòng của Pôn Pốt đang chốt giữ khu vực cảng Côngpông Xom và tỉnh Cô Công. Phối hợp chiến đấu với lực lượng của hải quân có lực lượng bộ binh của Quân đoàn 2.


6 giờ ngày 6 tháng 1 năm 1979, Tiền phương Bộ Quốc phòng ra lệnh tổng công kích vào thủ đô Phnôm Pênh từ ba hướng:

Quân đoàn 4 sử dụng Sư đoàn 7 (lực lượng chủ yếu) và Sư đoàn 341 (dự bị) cùng lực lượng binh chủng tăng cường (đặc công, xe tăng, pháo binh) vượt sông Mê Công tiến theo trục đường số 1 và đường sông Mê Công, đánh vào Phnôm Pênh. Sau khi ra khỏi khu vực đường lầy, đánh tan các cụm phòng ngự địch, Quân đoàn 4 phát triển tiến công nhanh, Bộ giao lại nhiệm vụ tiến công hướng chủ yếu cho Quân đoàn 4; đồng thời tập trung không quân chi viện đắc lực cho các mũi tiến công của Quân đoàn tiến vào thủ đô Phnôm Pênh.

Sư đoàn không quân 372 sử dụng 142 lượt máy bay đánh phá sở chỉ huy các sư đoàn 260, 271, 703, các trận địa pháo, các tàu xuồng địch trên sông Mê Công, tiêu diệt nhiều sinh lực, phương tiện chiến tranh của chúng, tạo điều kiện cho bộ binh phát triển chiến đấu.

Sau khi hoàn thành đánh mở rộng bàn đạp phía đông Niếc Lương, chiều ngày 6 tháng 1, lực lượng đi đầu của Sư đoàn 7 (Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 14) đã chiếm lĩnh phía tây bến phà Niếc Lương, làm công tác chuẩn bị vượt sông. Đêm 6 tháng 1, với tinh thần khẩn trương nhất, Trung đoàn Hải quân 926 đã triển khai xong các phương tiện vượt sông trên hướng chủ yếu của Quân đoàn 4.

Sáng ngày 7 tháng 1, Sư đoàn 7 phối hợp với Binh đoàn 1 Campuchia vượt sông Mê Công (qua khu vực bến phà Niếc Lương); với lực lượng áp đảo, quân ta nhanh chóng đánh tan sư đoàn 260 dịch. 10 giờ, bộ đội ta đánh chiếm cầu Mônivông, địch chống cự yếu ớt rồi bỏ chạy về phía tây. 11 giờ, các đơn vị của Sư đoàn 7 và Binh đoàn 1 Campuchia tiến vào thành phố Phnôm Pênh, chiếm các cơ quan Trung ương, khu sứ quán và Đài phát thanh.


Trên hướng Quân đoàn 3, sáng ngày 6 tháng 1, quân đoàn tập trung hoả lực chi viện Sư đoàn 320 vượt sông đánh chiếm thị xã Côngpông Chàm. Địch huy động không quân, pháo binh đánh phá ngăn chặn ta rất quyết liệt. Dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Vũ Cối, các đội xung kích của Trung đoàn 64 dùng xuồng máy dũng cảm vượt sông dưới làn đạn địch, đánh chiếm bờ sông phía tây. 8 giờ 30 phút ngày 6 tháng 1, các đơn vị thuộc Sư đoàn 320 mở các đợt xung phong mãnh liệt, đánh chiếm thị xã Côngpông Chàm, đập tan tuyến phòng ngự vững chắc của 2.000 quân địch do Xon Xen, Bộ trưởng Quốc phòng chỉ huy, mở thông cánh cửa quan trọng vào thủ đô Phnôm Pênh.
Xem thêm bài vượt sông của 320 http://www.quansuvn.net/index.php/topic,2102.msg203760.html#msg203760

Sáng ngày 7 tháng 1, được pháo binh chi viện đắc lực Trung đoàn 28 (Sư đoàn 10) do Trung đoàn trưởng Vũ Khắc Đua chỉ huy cùng lực lượng xe tăng, thiết giáp, cao xạ tăng cường tiến công trong hành tiến theo trục đường số 7, đánh tan lực lượng địch ngăn chặn ở núi Phuchê, vượt sông Tông Lê Sáp đánh chiếm kho xăng phía bắc Phnôm Pênh, đánh chiếm khu vực nhà máy xay, nhà máy hoa quả, nhà máy cơ khí, kho súng, kho đạn và phát triển sang phía đông đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu quân Pôn Pốt, bắt liên lạc với các đơn vị của Quân đoàn 4 ở trung tâm thành phố.


Trên hướng Quân khu 9, sáng ngày 6 tháng 1, Sư đoàn 330 tiến công Thnốtbâk, Tani, bị địch ngăn chặn quyết liệt đến 15 giờ chiều mới vượt qua ngã tư Thnốtbâk 2 kilômét. Trung đoàn 10 Sư đoàn 339 tiến công theo đường Anchao - Tani bị địch chặn lại ở Tani.

Trên đường số 2, Sư đoàn 4 được tăng cường xe tăng, thiết giáp tiến công Tàkeo bị địch ngăn chặn cách ngã tư Thnốtbâk 6 kilômét. Trước tình hình đó, chiều ngày 6 tháng 1, Bộ tư lệnh Quân khu 9 lệnh cho Sư đoàn 330 tăng cường lực lượng đánh chiếm đoạn đường từ ngã tư Thnốtbâk đến Tani, mở đường cho các đơn vị thọc sâu theo đường 3. Ngay chiều ngày 6, Sư đoàn 330 đã sử dụng Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 3) và 10 xe thiết giáp từ phía nam đánh thẳng lên núi Sangcông, phối hợp với Trung đoàn 2 ngay trong đêm phát triển đánh chiếm các mục tiêu ở Tani. Quân ta đột phá liên tục, đánh tan 4 tuyến phòng ngự của địch, mở đường cho đội hình thọc sâu tiến vào thủ đô Phnôm Pênh.

Sau khi Sư đoàn 330 chiếm được Tani, lực lượng tiền vệ của Quân khu 9 nhanh chóng đánh chiếm cầu Kal Tuốt, bảo đảm cho Sư đoàn 330 tiếp tục thọc sâu. Được không quân chi viện hoả lực, 11 giờ ngày 7 tháng 1, Sư đoàn 330 đánh chiếm sân bay Pôchentông, ta thu 30 máy bay các loại giao cho Bạn làm cơ sở để thành lập trung đoàn không quân đầu tiên của Quân đội cách mạng Campuchia. Ngay sau đó, các đơn vị của Quân khu 9 phát triển tiến công vào Bộ tư lệnh thiết giáp và Bộ Tổng tham mưu địch. 17 giờ ngày 7 tháng 1, quân ta cùng lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia hoàn toàn làm chủ thành phố Phnôm Pênh.


Trên hướng biển, 19 giờ ngày 6 tháng 1, lực lượng đổ bộ của Lữ đoàn hải quân 126 áp sát chân núi Tàlơn, địch phát hiện và dùng pháo bắn mạnh vào khu vực đổ bộ của ta. Nhưng chỉ ít phút sau, các trận địa pháo địch đã bị bộ đội đặc công (gồm 87 cán bộ, chiến sĩ đổ bộ trong các đêm 4 và 5 tháng 1) tiến công tiêu diệt; các trận địa pháo tầm xa của ta đặt ớ Phú Quốc, Hòn Đốc cũng kịp thời nổ súng chi viện chế áp các trận địa pháo địch ở các đảo Hòn Nước, Phú Dự, An Tây, Tre Mắm, Kiến Vàng, bắn phá ngăn chặn quân địch ở ngã ba Môke không cho chúng tiến ra Tà Lơn.

Trong lúc các lực lượng đổ bộ đánh chiếm khu vực Tà Lơn thì hai tàu 203 và 215 thuộc Biên đội 2 cảnh giới ở sườn trái bãi đổ bộ phát hiện 2 tàu địch từ khu vực đảo Phú Dự và Hòn Nước tiến về khu vực tàu đổ bộ của ta.

Hai tàu ta lập tức nổ súng đánh chặn, bắn chìm 1 tàu địch, chiếc còn lại bỏ chạy. 1 giờ 30 phút ngày 7, 5 tàu địch từ khu vực cảng Rêam tiến ra biển hòng tiến công vào các tàu đổ bộ của ta. Các tàu HQ-05, HQ-07 được sự phối hợp của tàu 613 nổ súng mãnh liệt, bắn chìm 1 tàu, buộc các tàu còn lại phải tháo chạy. Ở hướng Biên đội 1, các tàu HQ-01, HQ-03, HQ-197 và HQ-205, sau khi hoàn thành nhiệm vụ nghi binh ở hướng Côngpông Xom được lệnh cơ động sang phía quân cảng Rêam (cách khoảng 16 kilômét) dùng pháo tầm xa bắn chi viện bộ binh phát triển tiến công. Ở khu vực biển Kép, các tàu (p.070) ta quần nhau với 4 tàu địch, ta bắn chìm 1 tàu, bắn bị thương 1 tàu khác. Phía ta, tàu 215 trúng đạn địch, một số cán bộ, chiến sĩ anh dũng hy sinh.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đổ bộ và đánh chiếm các mục tiêu xung quanh Tàlơn, Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 tổ chức lực lượng đột kích gồm 12 xe tăng, xe bọc thép và một phần lực lượng của Tiểu đoàn 864 đánh chiếm ngã ba Kôki, sau đó toàn bộ lực lượng đổ bộ phối hợp với bộ binh Quân đoàn 2 hình thành hai cánh phát triển tiến công địch về phía cảng Côngpông Xom và cảng Rêam.

--------------
Xem thêm kế hoạch tấn công của Hải Quân (Hạm đội 171, Lữ 126 ...) tại
http://ttvnol.com/forum/gdqp/1033431/trang-3.ttvn


Sau khi giải phóng Phnôm Pênh, ngày 8 tháng 1 năm 1979, Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập, do ông Hêng Xomrin làm Chủ tịch. Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia ra tuyên bố xoá bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng của bọn Pôn Pốt - Iêng Xari, thành lập chế độ Cộng hoà nhân dân Campuchia; đồng thời yêu cầu các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia tiếp tục giải phóng các tỉnh còn lại. Ngày 8 tháng 1, Sư đoàn 2 giải phóng thị xã Prâyveng, Sư đoàn 4 giải phóng thị xã Tàkeo. Ngày 9 tháng 1, Trung đoàn 24 Sư đoàn 10 Quân đoàn 3 giải phóng thị xã Côngpông Thom. Ngày 10 tháng 1, lực lượng hải quân Vùng 5 và Trung đoàn 66 Sư đoàn 304 (Quân đoàn 2) giải phóng cảng Côngpông Xom, Trung đoàn 9 và Tiểu đoàn 8 Hải quân đánh bộ giải phóng cảng quân sự Rêam. Ngày 11  tháng 1, Sư đoàn 339 (Quân khu 9) giải phóng thị xã Côngpông Chnăng.

Ngày 12 tháng 1 năm 1979, nước Cộng hoà nhân dân Campuchia được thành lập. Trong các ngày từ 12 đến 16 tháng 1 năm 1979, Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia tiếp tục phát triển tiến công, giải phóng thị trấn Sisôphôn (Báttambang), thị trấn Sơlông, thị xã Báttambang, thị xã Puốcxát Ốtđômiênchay.

Ngày 16 tháng 1 năm 1979, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương gửi điện khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Mặt trận phía Tây Nam Tổ quốc “đã chiến đấu anh dũng, làm nên một thắng lợi lịch sử rất vẻ vang. Bằng một trận thần tốc... đã đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh của tập đoàn Pôn Pốt xâm lược  biên giới Tây Nam Tổ quốc ta, phối hợp nhịp nhàng với cuộc tiến công và nổi dậy của nhân dân Campuchia anh em, đánh đổ chế độ diệt chủng tàn bạo bị mọi người lên án. Đây là thắng lợi chung của hai dân tộc Việt Nam và Campuchia. Thắng lợi to lớn này góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới”[1].

Ngày 17 tháng 1 năm 1979, Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 và Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304), được không quân chi viện, tiến công giải phóng thị xã Cô Công. Đây là thị xã cuối cùng của Campuchia được giải phóng[2].


Tàu HQ-501 và các tàu thuộc hạm đội 171 trong trận đánh chiếm Cô kông

Ngày 25 tháng 1 năm 1979, nhân dân Campuchia tổ chức lễ mừng chiến thắng giải phóng đất nước khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari.

Chiến thắng ngày 7 tháng 1 năm 1979 của cách mạng Campuchia có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại.

Từ đây, nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari và bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do. Tuy nhiên, như Quân ủy Trung ương ta đã nhận định: “Do phát triển tiến công giành thắng lợi nhanh, lực lượng địch bị tan rã lớn, chưa bị tiêu diệt gọn (tàn quân còn nhiều, một số nơi chúng còn tổ chức chỉ huy và phương tiện thông tin liên lạc, còn khống chế dân, tích trữ lương thực, đạn dược để phát động chiến tranh du kích). Lực lượng cách mạng Campuchia chưa phát triển kịp theo yêu cầu, hậu quả của chế độ nô dịch tàn bạo của bọn Pôn Pốt - Iêng Xari còn rất nặng nề... nên còn nhiều việc phải giải quyết...[3].
Tình hình đó đặt ra cho Quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Việt Nam và các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia những nhiệm vụ đầy khó khăn, gian khổ, đòi hỏi phải có bản lĩnh kiên cường, quyết tâm cao và nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả mới bảo vệ được thành quả cách mạng và xây dựng lại đất nước. (p.073)
--------------------------------------------------
1. Điện số 10/CV-TW ngày 16 tháng 1 năm 1979 của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Tài liệu lưu tại Cục Nghiên cứu Bộ Tổng Tham mưu.

2. Theo kế hoạch có 3 chiến dịch, nhưng diễn biến chỉ có một chiến dịch đánh liên tục. Kết quả đến ngày 17 tháng 1 năm 1979, bộ đội ta loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 6 vạn tên (từ 8 đến 10 sư đoàn quân Pôn Pốt), chủ yếu là tan rã.

3. Báo cáo tinh hình công tác quân sự của Quân ủy Trung ương (số 45-QUTƯ ngày 8-2-1979). Hồ sơ 1085 - Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, tr. 9.


3. Phối hợp với Bạn truy quét tàn quân Pôn Pốt, củng cố chính quyền cách mạng, bảo vệ vùng giải phóng.

Mặc dù đã bị thiệt hại lớn, nhưng tàn quân Pôn Pốt vẫn còn đông (khoảng 4 vạn tên rút chạy vào vùng biên giới Campuchia - Thái Lan, ẩn náu trong các khu vực địa hình rừng núi hiểm trở, trà trộn trong dân). Kẻ thù còn duy trì được cơ quan đầu não, hệ thống chỉ huy và còn khống chế được một số vùng nông thôn với số dân tương đối lớn. Lợi dụng sự thông thạo về địa hình, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tàn quân địch lẩn trốn ở khắp nơi, được các thế lực phản động hậu thuẫn tiếp tục hoạt động chống phá chính quyền cách mạng. Với nguồn viện trợ dồi dào và vũ khí của nước ngoài, bọn Pôn Pốt - Iêng Xari chủ trương khôi phục lại các trung đoàn, sư đoàn chủ lực đã bị tan rã, phân chia khu vực hoạt động cho bọn chỉ huy các đơn vị vừa được khôi phục. Âm mưu  của địch là phá hoại, khống chế các trục giao thông huyết mạch, đánh chiếm lại một số địa bàn chiến lược do các lượng yêu nước Campuchia kiểm soát để xây dựng các căn cứ chống phá lâu dài chính quyền cách mạng Campuchia, hòng khôi phục lại chế độ độc tài phản động ở nước này.

Chỉ hai ngày sau khi thành phố Phnôm Pênh được giải phóng, quân Pôn Pốt đã tiến hành nhiều hoạt động tập kích, phục kích đánh phá giao thông, gây khó khăn cho việc chuyển quân, tiếp tế hậu cần của các đơn vị ta.

Ngày 9 tháng 1, quân địch đánh chiếm thị trấn Uđông (cách Phnôm Pênh 60 kilômét phía bắc) và kho đạn ở Longvéc (bắc Uđông 10 kilômét), đưa số vũ khí lấy được vào rừng; sau đó chúng sử dụng bộ binh (cỡ trung đoàn, sư đoàn thiếu, có xe tăng yểm trợ) đánh vào thị xã Tàkeo và thị xã Puốcxát.

Từ giữa tháng 1 năm 1979, mức độ đánh phá của địch trên các mặt trận trở lên ác liệt hơn. Chúng sử dụng bộ binh cỡ tiểu đoàn, trung đoàn liên tiếp tấn công vào ngã sáu Bátđông; sử dụng bộ binh cấp sư đoàn, có xe tăng yểm trợ, đánh vào khu vực tây, tây bắc thị xã Côngpông Spư; gây ra vụ thảm sát man rợ nhân dân ở Takhmau (phía nam thủ đô Phnôm Pênh).

Ở mặt trận đường số 5, địch sử dụng 2 trung đoàn, có xe tăng, thiết giáp hỗ trợ, đánh chiếm đoạn đường số 5 từ bắc Uđông đến Longvéc, chúng chiếm kho súng Uđông, đẩy Trung đoàn 10 Sư đoàn 339 về phía Nam. 

Trên địa bàn Báttambang - Xiêm Riệp và 4 tỉnh phía đông thủ đô Phnôm Pênh, địch còn hơn 20.000 quân đang lẩn trốn, chúng được bọn chỉ huy tập hợp lập ra nhiều đơn vị mới phối hợp với các tổ chức phản động như “Linh hồn Khơme”, “Voi trắng ngà xanh”, “Chính phủ liên hiệp kháng chiến” để đẩy mạnh hoạt động chống phá chính quyền cách mạng, đánh phá các vùng mới giải phóng.

Cùng với việc gom quân, liên kết với lực lượng Sêrêka (do Mỹ dựng lên từ năm l970), Pôn Pốt - Iêng Xari ra sức củng cố các bàn đạp, các căn cứ, tổ chức lại đường dây Đông - Tây. Chúng thành lập các mặt trận phía tây Phnôm Pênh, đường 5, Tây Nam... hòng triển khai lực lượng phản kích chiếm lại các địa bàn đã mất.   


Nhằm có một cơ quan chuyên trách về giúp Bạn xây dựng lực lượng vũ trang và chỉ đạo chiến đấu bảo vệ thành quả của cách mạng Campuchia, ngày 24 tháng 1 năm 1979, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 30/QĐ-QP tách Đoàn chuyên gia quân sự 478 ở Ban B.68 về trực thuộc Hộ Quốc phòng. Đoàn 478 có nhiệm vụ thường xuyên quan hệ chặt chẽ với Ban B.68 của Trung ương để báo cáo và chịu sự hướng dẫn những vấn đề liên quan, phối hợp với chuyên gia các ngành khác để tiến hành công tác giúp cách mạng và nhân dân Campuchia.

Trước tình hình địch tập trung lực lượng chuẩn bị phản kích hòng giành lại một số địa bàn quan trọng, ngày 9 tháng 2 năm 1979, Tiền phương Bộ Quốc phòng triệu tập cuộc họp mở rộng tại thành phố Phnôm Pênh (dự họp có chỉ huy các quân khu 5, 7, 9; các quân đoàn 2, 3, 4 và chỉ huy các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia) để đánh giá tình hình địch, ta và triển khai kế hoạch truy quét tàn quân địch, giúp Bạn củng cố chính quyền cách mạng, bảo vệ vùng giải phóng.

Theo kế hoạch đã được hội nghị bàn bạc thống nhất, lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam sẽ phối hợp với lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia mở các chiến dịch truy quét tàn quân địch để bảo vệ các trục giao thông, các địa bàn chiến lược, tiêu diệt các căn cứ của quân Pôn Pốt, ngăn chặn các nguồn viện trợ từ bên ngoài thâm nhập qua biên giới Thái Lan vào trong nội địa cho bọn phản động và tàn quân Pôn Pốt.

Trong khi các đơn vị quân tình nguyện đang khẩn trương triển khai lực lượng giúp Bạn truy quét tàn quân Pôn Pốt, bảo vệ vùng mới giải phóng và chính quyền cách mạng thì ngày 17 tháng 2 năm 1979, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới phía Bắc nước ta bùng nổ. Trên diễn đàn quốc tế, được sự hậu thuẫn của các thế lực phản động, bè lũ Pôn Pốt - Iêng Xari ra sức vu cáo xuyên tạc sự giúp đỡ của Việt Nam đối với cách mạng Campuchia.

Những âm mưu, thủ đoạn của tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari và các thế lực quốc tế tiếp tục phá hoại cách mạng Campuchia và Việt Nam chỉ càng thắt chặt thêm tình đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia. Ngày 18 tháng 2 năm 1979, tại thủ đô Phnôm Pênh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Hêng Xomrin, thay mặt Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia ký Hiệp ước Hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Hiệp ước gồm 9 điều với những nội dung chủ yếu sau dây:

Điều 1: Hai bên cam kết làm hết sức mình để bảo vệ và phát triển không ngừng truyền thống đoàn kết chiến đấu quan hệ hữu nghị, hợp tác anh em Việt Nam - Campuchia, lòng tin cậy và sự giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Hai bên ra sức giáo dục cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nước mình bảo vệ truyền thống đoàn kết chiến đấu và hữu nghị thủy chung Việt Nam - Campuchia đời đời trong sáng.

Điều 2: Trên nguyên tắc việc bảo vệ và xây dựng đất nước mình là sự nghiệp của chính nhân dân mỗi nước, hai bên cam kết hết lòng ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt và bằng mọi hình thức cần thiết nhằm tăng cường khả năng bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và công cuộc lao động hoà bình của nhân dân mỗi nước, chống mọi âm mưu và hành động phá hoại của lực lượng đế quốc và phản động quốc tế. Hai bên sẽ tiến hành các biện pháp có hiệu quả nhằm thực hiện điều cam kết này khi một trong hai bên yêu cầu.

Điều 3: Nhằm giúp nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, hai bên sẽ tăng cường quan hệ trao đổi và hợp tác anh em cùng có lợi và giúp đỡ nhau về các mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, kỹ thuật, đào tạo cán bộ và trao đổi chuyên gia, trao đổi kinh nghiệm xây dựng đất nước về mọi mặt. Nhằm mục đích đó, hai bên sẽ ký những hiệp định cần thiết, đồng thời tăng cường tiếp xúc và hợp tác giữa các cơ quan Nhà nước có liên quan và các tổ chức quần chúng của hai nước.

Điều 4: Hai bên cam kết sẽ giải quyết bằng thương lượng hoà bình tất cả những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ giữa hai nước. Hai bên sẽ đàm phán để ký kết một hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước trên cơ sở đường biên giới hiện tại; quyết tâm xây dựng đường biên giới này thành biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước.

Điều 5: Hai bên hoàn toàn tôn trọng đường lối độc lập tự chủ của nhau. Hai bên kiên trì chính sách đối ngoại độc lập, hoà bình, hữu nghị hợp tác và không liên kết, theo nguyên tắc không can thiệp dưới bất cứ hình thức nào vào công việc nội bộ nước khác, không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào vào công việc nội bộ của nước mình và không cho phép bất kỳ nước nào dùng lãnh thổ nước mình để can thiệp vào nước khác.

Hai bên coi trọng truyền thống đoàn kết chiến dấu và tình hữu nghị anh em lâu đời giữa nhân dân Campuchia, nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam, nguyện ra sức tăng cường quan hệ truyền thống đó trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Hai bên tăng cường quan hệ mọi mặt với các nước xã hội chủ nghĩa. Là những nước ở Đông Nam châu Á, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hoà nhân dân Campuchia kiên trì chính sách quan hệ hữu nghị, láng giềng tốt với Thái Lan và các nước khác ở Đông Nam châu Á, tích cực góp phần vào hoà bình, ổn định và phồn vinh của khu vực Đông Nam châu Á. Hai bên phát triển quan hệ hợp tác với các nước dân tộc độc lập các phong trào giải phóng dân tộc và phong trào dân chủ, kiên quyết ủng hộ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hai bên tích cực góp phần vào sự đoàn kết và lớn mạnh của phong trào không liên kết chống chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động quốc tế khác, giành và bảo vệ độc lập dân tộc, tiến tới xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới.

Điều 6: Hai bên sẽ thường xuyên trao đổi ý kiến với nhau về những vấn đề thuộc quan hệ hai nước và những vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Mọi vấn đề trong quan hệ giữa hai nước sẽ được giải quyết bằng thương lượng trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, có lý có tình...

Trong bản Hiệp ước, hai bên cũng khẳng định, Hiệp ước không nhằm chống một nước thứ ba nào và không liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mỗi bên theo các hiệp định hai bên hoặc nhiều bên mà họ đã tham gia.

Theo tinh thần của bản Hiệp ước, một bộ phận Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia truy quét tàn quân địch, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, khôi phục sản xuất xây dựng cuộc sống mới.

Cùng với việc tổ chức lực lượng Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự làm nhiệm vụ ở Campuchia, thực hiện Điều 3 của Hiệp ước Hoà bình hữu nghị và hợp tác, Chính phủ hai nước đã ký Hiệp định về “Hợp tác văn hoá, giáo dục, y tế và khoa học”. Theo đó, hai bên hợp tác và giúp đỡ nhau trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế và khoa học.

Về văn hóa, hai bên sẽ trao đổi các đoàn văn hóa, nghệ thuật điện ảnh, báo chí; hợp tác về xuất bản, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, triển lãm, thông tin quần chúng; giúp nhau đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật và trao đổi chuyên gia văn hóa.

Về giáo dục, trao đổi các đoàn làm công tác giáo dục và giáo viên các cấp, các ấn phẩm của Nhà xuất bản (p.080) Giáo dục của mỗi nước và trao đổi kinh nghiệm các mặt trong lĩnh vực giáo dục; hợp tác trong việc khôi phục cơ sở giáo dục, biên soạn và xuất bản sách giáo khoa và các tài liệu giáo dục khác.

Trong lĩnh vực y tế, hợp tác giải quyết những vấn đề y tế cấp bách trong việc chữa các bệnh phổ biến và công tác phòng dịch, chống dịch; trao đổi kinh nghiệm trong công tác tổ chức, quản lý các cơ sở y tế, trao đổi cán bộ y tế nhân viên kỹ thuật và các tài liệu về y học, dược học; hợp tác trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân; hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế; hợp tác trong việc sản xuất thuốc phòng bệnh, chữa bệnh và khai thác các nguồn dược liệu; hợp tác và giúp nhau trong việc diều trị bệnh nhân.

Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, hai bên sẽ trao đổi các đoàn nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; hợp tác nghiên cứu về khoa học, trao đổi những kinh nghiệm thông tin khoa học.

Trên cơ sở Hiệp ước, Hiệp định dã ký kết với Chính phủ Campuchia cũng như thỏa thuận giữa chính phủ hai nước, ngày 26 tháng 2 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ta ra Quyết định số 72-CP tổ chức Đoàn chuyên gia kinh tế - văn hóa của Chính phủ ta (lấy bí danh là A40) giúp Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia và cử đồng chí Nguyễn Côn, ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế, kế hoạch của Trung ương Đảng làm Trưởng đoàn. Các đồng chí Hồ Viết Thắng, Phó chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Nhà nước; Nguyễn Tuân, Thứ trưởng Bộ Điện và Than, phụ trách khối công nghiệp làm Phó trưởng đoàn. Các đồng chí Trần Khải, Thứ  trưởng Bộ Nông nghiệp; Nguyễn Hữu Bảo, Thứ trưởng Bộ Nội thương; Đặng Văn Thông, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Phạm Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Lâm Nghiệp; Lê Thành Công, Thứ trưởng Bộ Văn hóa và thông tin; Nguyễn Duy Cương, Thứ trưởng Bộ Y tế là thành viên. Đoàn chuyên gia A40 có nhiệm vụ giúp Chính phủ Bạn nghiên cứu chủ trương, chính sách, kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa ở Campuchia và giúp thực hiện những công việc kinh tế, văn hóa mà Bạn chưa có khả năng và do Bạn yêu cầu.

Để tạo điều kiện cho chuyên gia kinh tế - văn hoá của ta hoạt động được thuận lợi trong tình hình mọi mặt chưa thật ổn định, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao trách nhiệm cho Tiền phương Bộ Quốc phòng và Tiền phương Tổng cục Hậu cần bảo đảm điều kiện công tác tối thiểu cần thiết cho các đoàn chuyên gia kinh tế - văn hoá của ta. Khi cần thiết, đồng chí Trưởng đoàn chuyên gia của ngành ở Trung ương và tỉnh, thành phố sẽ liên hệ với các đơn vị quân đội (quân khu, quân đoàn, sư đoàn hoặc trung đoàn) gần nhất để yêu cầu giúp đỡ các mặt, gồm:

1. Cung cấp về lương thực và thực phẩm theo tiêu chuẩn chung (mỗi đoàn không quá 20 - 30 người, nếu có cả điện đài và lực lượng bảo vệ đi theo).

2. Phương tiện đi lại trên đất Bạn (cũng như từ ta sang đất Bạn và ngược lại) trong phạm vi khả năng và điều kiện cho phép, nếu vì lý do nào đó đoàn chuyên gia của ta không thể mang theo phương tiện riêng của đoàn được.

3. Cung cấp xăng dầu cho các đoàn có mang theo ô tô mà không thể mang theo xăng dầu sang đất Bạn hoặc tiếp tế không kịp.

4. Cung cấp quần áo và mũ theo quy định chung cho cán bộ trong các đoàn chuyên gia của ta được điều động sang công tác lâu dài trên đất Bạn, trước khi lên đường.

5. Cung cấp thuốc men hoặc chữa bệnh khi cần thiết.

6. Sử dụng phương tiện thông tin (điện thoại và vô tuyến điện) để bảo đảm giữ liên lạc thông suốt với Trung ương, với cấp ủy và ủy ban nhân dân tỉnh, nếu đoàn không có điện thoại, điện đài mang theo.

7. Bảo đảm an toàn cho các đoàn chuyên gia của ta hoạt động ở những nơi mà các đoàn chuyên gia không có lực lượng bảo vệ đi theo và điều kiện không cho phép.

8. Các đơn vị bộ đội và các đoàn chuyên gia của ta phải chấp hành đúng các nguyên tắc, chế độ, tiêu chuẩn về cấp phát, giao nhận và quản lý của Nhà nước theo hướng dẫn của Tiền phương Tổng cục Hậu cần.

Hàng tháng, hàng quý, Tiền phương Tổng cục Hậu cần có trách nhiệm báo cáo, thanh quyết toán số lượng vật tư hàng hoá (lương thực, quần áo, xăng dầu...) đã thực sự cấp phát cho các đoàn chuyên gia của ta (hiện vật và tính thành tiền) gửi về Phủ Thủ tướng, đồng thời gửi ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính.

Tiền phương Bộ Quốc phòng và Tiền phương Tổng cục Hậu cần có trách nhiệm giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị cấp dưới hướng dẫn kiểm tra đôn đốc việc thực hiện. Nếu gặp khó khăn kịp thời báo cáo để Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Thi hành nghị quyết của Bộ Chính trị và quyết định của Chính phủ, sau khi Đoàn chuyên gia kinh tế văn hoá ở Trung ương được thành lập và sang thủ đô Phnôm Pênh giúp Bạn, 8 tỉnh biên giới (kể cả Nghĩa Bình, Phú Khánh) và thành phố Hồ Chí Minh, lần lượt cử đoàn chuyên gia kinh tế và văn hoá sang giúp Bạn.

Tiếp đó, các tỉnh Cửu Long, Đồng Nai, Quảng Nam - Đà Nẵng cũng lần lượt cử đoàn chuyên gia sang giúp Bạn. Đoàn chuyên gia của các tỉnh, thành, do một đồng chí Thường vụ, Phó chủ tịch tỉnh, thành phụ trách. Thành phần gồm: các đồng chí phó ty (sở) hoặc tương đương của các ngành Nông nghiệp, Thủ công nghiệp, Thương nghiệp và Vật tư, Giao thông vận tải, Bưu điện, Y tế, Tài chính và Kế hoạch, Thủy lợi, Hải sản, Lâm nghiệp...

Đến tháng 2 năm 1979, ta đã hình thành hệ thống chuyên gia giúp Bạn Campuchia gồm: Ban B.68 giúp xây dựng các tổ chức và cơ quan chính trị của Đảng, xây dựng bộ máy chính quyền các cấp và các đoàn thể quần chúng, chỉ đạo các đoàn chuyên gia ở địa phương. Đoàn chuyên gia kinh tế - văn hóa (A40) giúp xây dựng khối kinh tế - xã hội, văn hóa. Đoàn chuyên gia quân sự (Đoàn 478), giúp xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và chỉ đạo chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng. Đoàn chuyên gia an ninh (K79) giúp về công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giúp xây dựng lực lượng an ninh Campuchia.

Bên cạnh các đoàn chuyên gia trên còn có Bộ tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam. Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam ở Campuchia thực hiện các nhiệm vụ Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng giao, trong đó tập trung vào ba nhiệm vụ chủ yếu:

Một là, phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia truy quét tàn quân địch.

Hai là, phát động quần chúng, xây dựng chính quyền cách mạng, xây dựng cơ sở chính trị, phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân.

Ba là, giúp nhân dân Campuchia nhanh chóng ổn định đời sống, phát triển sản xuất.


Trong thời kỳ đầu, nhiệm vụ truy quét tàn quân địch, tiêu diệt các căn cứ, các tổ chức phản động, giữ vững chính quyền cách mạng được xác định là nhiệm vụ hàng dầu của Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự ta trên chiến trường Campuchia. Thực hiện chủ trương của Quân ủy Trung ương, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam (gồm một số đơn vị thuộc các quân đoàn 2, 3, 4; các quân khu 5, 7, 9 và một số đơn vị quân chủng, binh chủng tăng cường) phối hợp chặt chế với lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia mở nhiều đợt truy quét tàn quân dịch, dồn chúng về biên giới phía Tây Bắc Campuchia.

Trên hướng Quân đoàn 2, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong đợt tổng tiến công, Quân đoàn tổ chức lực lượng đứng chân trên hai khu vực: Sư đoàn 304 và các đơn vị tăng cường đảm nhiệm khu vực đường số 4  cảng Côngpông Xom. Sư đoàn 325 và một số đơn vị binh chủng truy quét dịch ở khu vực tỉnh Campốt.

Sau khi truy quét, tiêu diệt địch ở các căn cứ vùng rừng núi đông đường số 3 (thung lũng, điểm cao 46), đẩy địch ra xa, bảo đảm an toàn cho thị xã Campốt và hậu phương chiến dịch, cuối tháng 1 năm 1979, Sư đoàn 325 chuyển hướng lên hoạt động ở bắc đường số 3, đánh địch ở khu vực từ bắc điểm cao 127 đến tây nam núi Con Sâu, đèo 24. Sau 15 ngày chiến đấu, ta và Bạn loại khỏi vòng chiến đấu gần 700 tên địch, thu một số vũ khí, tạo bàn đạp chuẩn bị tiến công tiêu diệt quân địch ở Trốpsala.

Trong thời gian này, Sư đoàn 304 vừa khẩn trương củng cố khu vực đứng chân, vừa cùng lực lượng Bạn tổ chức tiến công địch từ bắc cầu Côngpông Sơmách đến  Vênhriêng và đánh chiếm khu vực từ Vênhriêng đến nam cầu Tànày. Cuối tháng 1, địch dùng một lực lượng lớn bộ binh, có xe tăng, xe bọc thép yểm trợ chia thành nhiều mũi đánh vào các khu vực phòng thủ của ta từ nam cầu Tànày đến Vênh riêng; ta bắn cháy 3 xe tăng, đập tan các cuộc phản kích của địch, nhưng lực lượng của ta cũng bị tổn thất do chưa nắm chắc thủ đoạn tác chiến của địch, giải quyết cách đánh chưa tốt, còn nặng về đánh chính diện, đánh xua đuổi, không tích cực thực hiện luồn sâu, bao vây chặt nên đã để địch chạy thoát nhiều và bắt dân đi theo.

Đầu tháng 2 năm 1979, Quân đoàn 2 bước vào đánh địch đợt hai, giúp Bạn truy quét tàn quân địch, bảo vệ vùng giải phóng. Phối hợp tác chiến với Quân đoàn có Sư đoàn 320 (Quân đoàn 3) trên hướng Campốt; Sư đoàn 339 và Sư đoàn 4 (Quân khu 9) hoạt động ở Đông Bắc Salakhum; ở hướng đường số 4 và cảng Côngpông Xom có bộ đội Hải quân Vùng 5 và Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126. Rút kinh nghiệm chiến đấu đợt 1,  trong đợt hai, Quân đoàn 2 quyết tâm tập trung lực lượng tiến công liên tục, không cho địch kịp hồi sức; vừa tập trung lực lượng bộ binh đẩy mạnh tiến công địch ở phía trước; đồng thời sử dụng một lực lượng cùng các đơn vị binh chủng tổ chức phòng thủ vững chắc các vùng căn cứ ở phía sau, bảo đảm an toàn giao thông. Trong tác chiến kết hợp chặt chẽ đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn; kết hợp đánh chính diện với đánh vu hồi; đánh dứt điểm từng khu vực, đánh trúng chỉ huy, phá căn cứ địch; chú trọng dưa dân trở về làng cũ; thu gom triệt để vũ khí trang bị và các kho tàng của địch giao cho Bạn quản lý, triệt nguồn tiếp tế của địch; kết hợp chặt chẽ với lực lượng Bạn thực hiện tiến công về quân sự và đẩy mạnh công tác binh vận; cùng Bạn vận động, tổ chức nhân dân củng cố, xây dựng các vùng giải phóng về mọi mặt.

Ở khu vực Campốt, ngày 2 tháng 2 năm 1979, Trung đoàn 95 Sư đoàn 325 sử dụng 1 tiểu đoàn luồn sâu vào điểm cao 177 (Đông Bắc Trốpsala); đồng thời sử dụng lực lượng còn lại bao vây chặt quân địch co cụm ở Trốpsala. Sau 4 ngày chiến đấu, Trung đoàn 95 diệt và bắt nhiều tên địch, làm chủ Trốpsala. Phối hợp với Trung đoàn 95, Trung đoàn 101 vừa làm nhiệm vụ phòng thủ ở tuyến sau, vừa sử dụng lực lượng đánh địch từ tây điểm cao 23 đến bắc điểm cao 54. Ta tổ chức nhiều mũi truy quét tàn quân địch, giải phóng hàng nghìn dân bị chúng cầm giữ ở Trốpsala; đồng thời (p.087) tổ chức tốt các đợt đánh địch phản kích từ Kaosala xuống hòng chiếm lại khu vực này.

Tại khu vực bắc đèo 244 ngày 7 tháng 2 năm 1979, Trung đoàn 18 liên tiếp đẩy lùi nhiều đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa. Ngày 10 tháng 2, Trung đoàn tổ chức trận vận động tiến công trên đường số 37, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng địa bàn phòng thủ. Sau đợt tác chiến này, theo lệnh của trên, Sư đoàn 325 phối hợp với các sư đoàn 4, 339, 320 và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia mở cuộc hợp vây lớn tiêu diệt lực lượng của Quân khu Đông Nam địch đang trập trung ở Chúc và các vùng xung quanh.
Nhận nhiệm vụ tổ chức tiến công truy quét địch từ đông bắc điểm cao 244 đến Kaosala và từ Kasăng đến Chúc, ngày 13 tháng 2 năm 1979, Sư đoàn 325 (thiếu Trung đoàn 101) tổ chức luồn sâu áp sát các căn cứ địch.

Sáng ngày 14 tháng 2, các đơn vị của Sư đoàn đồng loạt nổ súng. Trung đoàn 18 đánh chiếm Trêpêng Sđen, Trung đoàn 95 đánh chiếm Kaosala. Sau khi làm chủ các mục tiêu, Sư đoàn 325 phát triển chiến dấu đánh chiếm Kasăng, Taken, điểm cao 55 tây bắc Chúc và tiếp tục đánh sâu vào vùng căn cứ địch.

Chiều ngày 17 tháng 2, các đơn vị của Sư đoàn 325 chiếm được khu vực Trapengpreng và điểm cao 154, sau đó phối hợp với các đơn vị của Quân khu 9 phát triển chiến đấu ra đường số 3 tiến công địch ở Rútsét, Vátăngcôi và các điểm cao 87, 50. Sau hơn 1 tuần phối hợp chiến đấu cùng các đơn vị Bạn, Sư đoàn 325 đã hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao. Bộ đội ta tiêu diệt sở chỉ huy Quân khu Đông Nam, đánh thiệt hại nặng sư đoàn 230 và trung đoàn 123 địch, góp phần cùng các đơn vị Bạn giải phóng một vùng rộng lớn nằm giữa Chúc, Campốt và Côngpông Trạch, giải phóng gần 100.000 dân.

Ở khu vực đường số 4, Sư đoàn 304 sử dụng Trung đoàn 9 phòng thủ phía sau; Trung đoàn 24 và Trung đoàn 66 phát triển tiến công địch từ bắc cầu Tànày đến đèo Píchnin và khu vực cảng Côngpông Xom. Kết hợp chặt chẽ giữa tiến công chính diện với thọc sâu vu hồi, các đơn vị của Sư đoàn 304 tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bảo vệ đường số 4 và khu vực cảng Côngpông Xom. Từ ngày 17 đến 19 tháng 2 năm 1979, được Quân đoàn tăng cường xe tăng, xe bọc thép và pháo tầm xa của Lữ đoàn 164 chi viện, Sư đoàn 304 sử dụng Trung đoàn 66 tiến công khu vực đèo Píchnin. Sau hai ngày chiến đấu, bộ đội ta và Bạn tiêu diệt 2 tiểu đoàn địch, làm chủ khu vực đèo Píchnin, trong đó có nhà máy thủy diện công suất 10.000KW.

Trong 40 ngày đêm phối hợp cùng lực lượng Bạn và các đơn vị của Quân khu 9 truy quét địch trên cả hai hướng Cam Pốt và Côngpông Xom, các đơn vị của Quân đoàn 2 đã tiêu diệt nhiều sinh lực dịch, góp phần giải phóng nhiều vùng dân cư rộng lớn ở Quân khu Đông Nam và Đặc khu Côngpông Xom, giải phóng gần 350.000 dân, thu nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch, giúp Bạn ổn định đời sống nhân dân, củng cố chính quyền cách mạng.

Hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, ngày 27 tháng 2 năm 1979, Quân đoàn 2 được lệnh trở về Tổ quốc nhận nhiệm vụ mới. Quân đoàn 2 vinh dự được Quốc hội và Chính phủ ta tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh; Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Campuchia trao tặng Huân chương Ăng co kèm theo bức trướng mang dòng chữ "Tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, tuyệt vời". Trung đoàn 24 (Sư đoàn 304), Đại đội 7 (Lữ đoàn 203 xe tăng) được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang lần thứ hai; 163 tập thể, 1.260 cán bộ, chiến sĩ có thành tích xuất sắc trong hoạt động giúp Bạn được thưởng Huân chương Quân công và Chiến công các hạng.  Trong khi Quân đoàn 2 rút quân về nước thì Quân đoàn 3 nhận lệnh chuyển đội hình lên phía bắc và tây bắc Campuchia. Quân đoàn chuyển lên vùng sâu, vùng xa, tiếp tế rất khó khăn, địch liên tục đánh phá. Nhiều thử thách dồn dập đến với cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn.
-----------------
Anh em nhà chú G.17 đấy nhá. Bảo mấy lão 325 đọc xong vào đây bắn tùm lum đê! Hỏi xem có lão nào ở E95 không?


Vững tin vào sự lãnh dạo của Đảng, Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 quyết định phát động phong trào "Giết giặc lập công", thi đua với quân dân các tỉnh phía Bắc. Với tinh thần "bám dân, bám địa bàn, truy quét triệt để tàn quân địch", ngay trong đợt truy quét đầu, các đơn vị của Quân đoàn đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Bạn đánh các đồn biên phòng Poipét, Concoóc, tiêu diệt nhiều tàn quân địch trên biên giới Tây Bắc Campuchia.

Ngày 18 tháng 3 năm 1979, Tiền phương Bộ Quốc phòng tăng cường cho Quân đoàn 3 Sư đoàn bộ binh 309; Trung đoàn 726 (Quân khu 5) và Tiểu đoàn 9 (p.090) (Trung đoàn 113 đặc công của Bộ) để mở "chiến dịch 3", phối hợp cùng các đơn vị Bạn truy quét tàn quân địch, tiêu diệt cơ quan Trung ương của Pôn Pốt - Iêng Xari ở khu vực phía tây Báttambang.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, từ ngày 22 tháng 3 đến 24 tháng 4, Quân đoàn 3 tập trung 3 sư đoàn bộ binh (10, 31, 309), Trung đoàn 726 và một số đơn vị xe tăng, thiết giáp, pháo binh mở chiến dịch truy quét địch ở phía tây Báttambang, chủ yếu là khu vực Tàsanh, Sămlốt, Tứcsóc.

Mở đầu chiến dịch, từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 3, Sư đoàn 10 sử dụng Trung đoàn 66 đánh chiếm các bàn đạp Chisăng, Păngrôlin; Trung đoàn 24 chốt chặn đường 43 ở nam Sămlốt. Sư đoàn 31 sử dụng Trung đoàn 866 tiến công Sênôtức, Thơmin, Trung đoàn 977 làm nhiệm vụ mở rộng hành lang, Trung đoàn 922 đánh chiếm Taghen. Ngày 27 tháng 3, Sư đoàn 10 và Sư đoàn 31 tiến công Tàsanh - Sămlốt từ hai hướng. Sư đoàn 10 đánh vào Sămlốt và ngăn chặn đường rút lui của quân địch sang biên giới Thái Lan. Sư đoàn 31 từ phía đông, đông bắc tiến công căn cứ Tàsanh, sau đó phát triển chiến đấu truy quét tàn quân địch dọc biên giới phía tây nam và tây bắc tỉnh Báttambang.

Ngày 29 tháng 3, ta đánh chiếm dài phát thanh và một số cơ quan trung ương địch đặt ở phum Tứcsóc.

Trong 4 ngày đêm hoạt động, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 3 tiêu diệt hơn một nghìn tên địch, thu hàng nghìn súng các loại, 5 xe tăng, hàng chục chiếc ô tô và nhiều đồ dùng quân sự.
Phát huy thắng lợi, từ ngày 1 đến 24 tháng 4 năm 1979, Sư đoàn 10 phối hợp với Sư đoàn 309 và Trung đoàn 726 tiến công tiêu diệt tàn quân địch tại Lôvia, Nimít, Poipét, Kaomêlai và Khaocalon, giải phóng một dải biên giới dài hơn 150 kilômét. Trong chiến dịch này, các đơn vị của Quân đoàn đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 4.000 tên dịch, thu hàng nghìn khẩu súng các loại và nhiều vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng, giải phóng hơn 7 vạn dân.

Nhằm triệt phá cơ sở hậu cần chiến lược của quân Pôn Pốt ở thung lũng Kravanh, từ ngày 29 tháng 4 đến 30 tháng 5 năm 1979, Quân đoàn 3 sử dụng hai sư đoàn bộ binh (10 và 31), Lữ đoàn xe tăng 273 và lực lượng của trên tăng cường (các lữ đoàn 7; 234; Trung đoàn 29) phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiến công tiêu diệt địch ở phía tây tỉnh Puốcxát. Bước vào chiến dịch, từ ngày 29 tháng 4 đến 3 tháng 5, Sư đoàn 10 sử dụng Trung đoàn 24 chốt chặn chiến dịch ở phía tây Pramôi, Trung đoàn 66 đánh chiếm Sapiêng. Sư đoàn 31 sử dụng Trung đoàn 977 tiến công Phlếch; đồng thời sử dụng hai trung đoàn 28 và 866 thực hành luồn sâu, tiến công đánh chiếm các mục tiêu then chốt. Tiểu đoàn 9 đặc công (Bộ tăng cường) đánh chiếm Sơnai Pra. Do nắm chắc tình hình địch và địa hình, các đơn vị đã thực hiện được ý định của bộ chỉ huy chiến dịch là: đánh vỡ thế trận của địch, đánh trúng chỉ huy, truy diệt địch, làm chủ địa bàn, thu vũ khí, phương tiện chiến tranh, kho tàng, giải phóng được nhiều dân bị dịch bắt đi theo.

Trong khi chiến dịch ở phía tây Puốcxát đang tiếp diễn thì ngày 3 tháng 5 năm 1979, Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Quân đoàn 3 trong tháng 6 phải hoàn thành nhiệm vụ truy quét địch ở địa bàn tỉnh Puốcxát bàn giao cho đơn vị Bạn và tiến hành cơ động toàn bộ lực lượng, binh khí kỹ thuật ra phía Bắc làm lực lượng dự bị của Bộ.  Thực hiện chỉ thị của bộ, từ ngày 4 đến 30 tháng 5 năm 1979, Quân đoàn 3 tiếp tục tổ chức các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở hậu cần của địch, giúp bạn mở rộng vùng giải phóng và phát động nhân dân xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng. Trong chiến dịch này, bộ đội ta đã triệt phá hoàn toàn căn cứ chiến lược Kravanh của địch, giải phóng biên giới phía tây tỉnh Puốcxát, loại khỏi chiến đấu hàng nghìn tên, thu hàng nghìn súng các loại cùng nhiều tài liệu quan trọng của Pôn Pốt, thu hàng trăm tấn lúa gạo, hàng trăm tấn muối, hàng nghìn mét vải, hàng nghìn lít xăng dầu, hàng chục kiện thuốc chữa bệnh bàn giao cho chính quyền cách mạng tỉnh Puốc xát, giải phóng 145.000 dân. Cùng với việc truy quét, đánh dịch, Quân đoàn còn giúp Bạn xây dựng 1 đội du kích, thành lập chính quyền ở 6 phum, tuyên truyền giác ngộ cho 116.641 lượt người, khám chữa bệnh cho 959 người, cứu đói cho dân 115 tấn lương thực.

Sau khi cơ bản hoàn thành nhiệm vụ truy quét tàn quân địch, những ngày đầu tháng 6 năm 1979, Quân đoàn 3 tiến hành bàn giao địa bàn tác chiến cho các đơn vị Bạn. Sư đoàn 320 tăng cường cho Quân khu 9 từ tháng 1 đến tháng 6 cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ và được lệnh bàn giao địa bàn trở về dội hình chiến đấu của Quân đoàn[1]. Ngày 17 tháng 6 năm 1979, đơn vị đầu tiên của Quân đoàn 3 rời Campuchia trở về Tổ quốc.

Đến đầu tháng 8 năm 1979, toàn bộ đội hình Quân đoàn hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia về phía Bắc (Việt Nam) nhận nhiệm vụ mới. Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ quốc tế của Quân đoàn 3 ở Campuchia, Đại tướng Văn Tiến Dũng, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ghi nhận: Quân đoàn 3 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Quân ủy Trung ương giao cho, thực hiện được yêu cầu: "Đi đến đâu là Bạn tin, dân mến, kẻ thù khiếp sợ và ta thì trưởng thành"[2].
-------------------------------------------------------
1. Từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 6 năm 1979, Sư đoàn bộ binh 320 và một phân đội xe tăng của Quân đoàn 3 được phối thuộc cho Quân khu 9 làm nhiệm vụ truy quét tàn quân địch ở phía nam thủ đô Phnôm Pênh. Trong gần 6 tháng đầu năm 1979, Sư đoàn đã đánh hàng trăm trận, tiêu diệt tàn quân của các sư đoàn 210, 250, 270, 805 quân Pôn Pốt, bảo vệ thị xã Tàkeo, khai thông các tuyến đường số 3, 33, 42. Đồng thời giúp Bạn xây dựng chính quyền cách mạng cơ sở và lực lượng vũ trang địa phương. Đầu tháng 6 năm 1979, Sư đoàn 320 được lệnh trở về đội hình Quân đoàn 3.

2. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, Lịch sử bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - Quân đoàn 3 - Biên niên sự kiện (1964-2000), Nxb QĐND, H. 2002, tr. 560.


Trên hướng quân đoàn 4, sau khi cùng các đơn vị Bạn hỗ trợ lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng đất nước, Quân đoàn 4 tổ chức 1 lực lượng làm nhiệm vụ tiếp quản thủ đô Phnôm Pênh; đồng thời điều Sư đoàn 9 phối hợp với Quân khu 9 truy quét địch ở Uđông, Longvéc, giải toả đường số 5 và đường sắt từ Uđông, Kravanh lên Rômia, bảo đảm giao thông đường sông từ Phnôm Pênh đi Côngpông Chnăng. Sư đoàn 7 cơ động đánh địch ở phía tây sân bay Pôchentông và phía tây bắc thành phố. Sư đoàn 341 sử dụng một lực lượng đánh địch xung quanh thị xã Côngpông Spư, một lực lượng phối hợp với Sư đoàn 2 đánh địch ở khu Bàu Diu, giữ vững đường số 4.

Sau khi phối hợp với Quân khu 9 và lực lượng Bạn giải toả đường số 5, khôi phục khu vực Uđông, Longvéc, mở rộng địa bàn kiểm soát từ Phnôm Pênh lên Côngpông Chnăng và Puốcxát, hình thành vành đai vững chắc bảo vệ thủ đô Phnôm Pênh, thực hiện nhiệm vụ của Tiền phương Bộ giao, Quân đoàn 4 tiếp tục phối hợp với các đơn vị Bạn đánh phá căn cứ địch ở tây nam Côngpông Chnăng. Tại khu vực này, lực lượng Quân khu Tây Nam của địch sau khi rút vào dãy núi Tượng và vùng rừng núi tây nam thị xã Côngpông Spư đã xây dựng các căn cứ, bàn đạp, tiếp tục phản kích ra đường số 2, đường số 4 và thị xã Tàkeo.

Để tiêu diệt chỉ huy địch, triệt phá các kho tàng, căn cứ của chúng trong khu vực từ núi Tượng đến nam đường số 4, tây nam và nam thị xã Côngpông Spư, không cho chúng rút lên phía bắc đường số 4, hỗ trợ Quân khu 9 và Quân đoàn 2 tiến công phá vỡ hệ thống căn cứ địch, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 quyết định sử dụng Sư đoàn 341, được tăng cường Trung đoàn Ba Gia, tiến công trên hướng chủ yếu từ đông bắc đánh xuống tây nam trục dường số 4, phối hợp với các đơn vị của Quân đoàn 2 chốt giữ và kiểm soát các trọng điểm trên đoạn đường này, ngăn chặn không cho địch từ phía nam vượt qua đường số 4; đồng thời sử dụng Sư đoàn 7 (thiếu) đảm nhiệm hướng phối hợp đánh chiếm khu vực phía nam Côngpông Spư đến đường 26 (đoạn bắc Snông), giữ sườn đông nam cho Sư đoàn 341; đồng thời phối hợp với Sư đoàn 341 đánh địch ở đường số 4 và một số đơn vị của Quân khu 9 đánh địch ở nam núi Chàngô.

Ngày 28 tháng 2 năm 1979, Sư đoàn 341 (thiếu) đánh chiếm các điểm cao trên đường số 4 và phát triển chiến đấu xuống phía tây thị xã Côngpông Spư. Sư đoàn 7 đánh chiếm khu vực đông - tây đường 26 đến nam đường số 4. Do lực lượng địch ở khu vực bắc núi Tượng chống cự quyết liệt, các đơn vị của Quân khu 9 chưa giải quyết xong mục tiêu nên ngày 29 tháng 2, bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 quyết định sử dụng 2 trung đoàn của Sư đoàn 7 theo đường 26 lên chi viện cho lực lượng của Quân khu 9; đồng thời sử dụng Trung đoàn 1 (Ba Gia) theo đường số 110 đánh xuống Snăng (tây nam Phnôm Pênh 45 kilômét). Ngày 3 tháng 3 năm 1979, bộ dội ta làm chủ Snăng.

Trên hướng Sư đoàn 341, sau khi đập tan các đợt phản kích của địch vào phía bắc thị xã Côngpông Spư, ngày 5 tháng 3 năm 1979, Sư đoàn sử dụng một trung đoàn phối hợp với các đơn vị của Sư đoàn 7 đánh xuống nam Kanđan, cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng số dân bị địch bắt đi theo. Ngày 9 tháng 3, các đơn vị của Quân đoàn phát triển chiến đấu, kết hợp chặt chẽ với Sư đoàn 339 (Quân khu 9) tiêu diệt quân địch ở Môlúp. Những ngày sau đó, địch cho lực lượng liên tục phản kích hòng chiếm lại điểm cao 212 và tây Kandan, nhưng đều bị các đơn vị của Quân đoàn 4 đập tan.

Trong chiến dịch này, các đơn vị của Quân đoàn 4 loại khỏi chiến đấu hàng nghìn tên, bắt hàng nghìn tên, thu hàng nghìn súng các loại, 200 tấn đạn, giải phóng 14.000 dân bị địch bắt đi theo. Thắng lợi lớn nhất của Quân đoàn trong chiến dịch này là ta đã khống chế hoàn toàn đường số 4 sớm hơn dự kiến 1 ngày; đánh trúng 2 căn cứ cấp sư đoàn của địch, thu hẹp vùng căn cứ của địch, mở rộng vùng giải phóng, đảm bảo an ninh cho thủ đô Phnôm Pênh và các vùng xung quanh.

Sau khi bị ta truy quét, trên địa bàn do Quân đoàn 4 phụ trách, địch bố trí thành ba khu vực: Khu nam đường số 4, tây đường số 3 đến bắc núi Tượng; khu vực nam - bắc Amleng và đường số 14; khu vực đông - tây đường sắt đoạn Puốcxát. Tại khu vực Amleng - Kimri, nơi được mệnh danh là "Phnôm Pênh mới" của Pôn Pốt, địch tập trung các sư đoàn bộ binh 74, 250, 260; sư đoàn 488 pháo binh và sư đoàn 377 thiết giáp cùng nhiều kho tàng, phương tiện dự trữ chiến tranh. Lợi dụng địa hình hiểm trở, chúng xây dựng nơi đây thành một căn cứ lớn hòng chống phá chính quyền cách mạng.

Nhận nhiệm vụ phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiêu diệt địch ở khu vực Amleng - Kimri, Quân đoàn 4 được Tiền phương Bộ Quốc phòng tăng cường Sư đoàn 5 (Quân khu 7). Quyết tâm của ta và Bạn là tập trung lực lượng tiêu diệt các cơ quan chỉ huy, các căn cứ trung ương và quân khu. Tiêu diệt và làm tan rã phần lớn sinh lực dịch, đánh chiếm các kho tàng trang bị và lương thực của dịch; đồng thời phát động nhân dân xây dựng chính quyền cách mạng, củng cố vùng giải phóng.

Ngày 19 tháng 3 năm 1979, các đơn vị thuộc Sư đoàn 9 đánh chiếm vùng đông và bắc Thmei, diệt nhiều địch, bắt hàng trăm tên, thu 1 kho súng, giải phóng gần  1 vạn dân. Tiếp đó, Sư đoàn tổ chức nhiều đợt truy quét tàn quân địch, giải phóng hàng vạn dân. Trong thời gian này, các đơn vị của Sư đoàn 5 tiến công dịch ở nam đường số 114, Kravanh, Tangpon, giải phóng hơn 15.000 dân, sau đó phát triển về hướng Kimri. Sư đoàn 7 truy quét địch ở các điểm cao từ Khumpous - Tàpeng - Thmei, gây cho địch nhiều thiệt hại.

Trong đợt chiến đấu từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 3 năm 1979, các đơn vị của Quân đoàn 4 đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn một nghìn tên dịch, thu nhiều vũ khí, đạn dược, 1.200 tấn lúa, giải phóng gần 5 vạn dân. Từ ngày 23 đến 26 tháng 3 năm 1979, Sư đoàn 9 tiến công tiêu diệt địch ở Longcam, Thmabăng, tây bắc Domei, tây Choen, diệt và bắt nhiều dịch, giải phóng 11.000 dân. Sư đoàn 5 đánh chiếm cao điểm 223, sau đó phát triển lên Domei, bắt liên lạc với Sư đoàn 9. Sư đoàn 7 đánh địch từ khu vực Knôngnam đến núi Kanđan và tây nam Khumpút, diệt và bắt nhiều địch, giải phóng 40(?) vạn dân. Những ngày cuối tháng 3 năm 1979, các đơn vị của Quân đoàn tiếp tục truy quét tàn quân dịch, mở rộng vùng giải phóng. Ngày 31 tháng 3 năm 1979, chiến dịch kết thúc, bộ đội ta giải phóng gần 10 vạn dân, loại khỏi chiến đấu hầu hết các sư đoàn địch, bước đầu làm phá sản âm mưu xây dựng căn cứ lâu dài để chống phá ta của dịch. Do địa bàn tác chiến rộng, địa hình hiểm trở, sự phối hợp giữa các lực lượng chưa nhịp nhàng, nên ta chưa diệt được bộ chỉ huy cao nhất của địch ở khu vực này.

Từ ngày 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1979, Quân đoàn nhận nhiệm vụ phối hợp với Bạn và Quân khu 9 tiến công dịch ở bắc Kirirom. Mở đầu chiến dịch, Quân đoàn sử dụng 2 sư đoàn thiếu (7 và 9) cùng một số đơn vị xe tăng, thiết giáp mở hướng tiến công phối hợp cùng Quân khu 9 từ tây bắc Côngpông Spư 70 kilômét vào hướng Kirirom. Tiếp đó, từ ngày 12 tháng 4, Quân đoàn sử dụng 1 trung đoàn của Sư đoàn 341, 1 trung đoàn của Sư đoàn 9 và Trung đoàn 250, dưới quyền chỉ huy của Ban chỉ huy Sư đoàn 341, đánh địch ở tây bắc  Rômiá, tây sân bay Côngpông Chnăng - nam Pômlây, bảo vệ đường số 5 và đường sắt, tạo bàn đạp cho cuộc tiến công quyết định vào căn cứ địch ở Lếch - Ôran.

Trong chiến dịch này, các đơn vị của Quân đoàn đã loại khỏi chiến đấu gần nghìn tên, giải phóng 12.000 dân, thu nhiều súng đạn, phương tiện chiến tranh giao cho Bạn.

Sau chiến dịch này, Quân đoàn 4 được Tiền phương Bộ giao nhiệm vụ cùng với Quân đoàn 3; Quân khu 7 phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia mở chiến dịch quy mô lớn tiêu diệt quân địch ở căn cứ Ôran - Lếch - Tàsanh. Bước vào chiến dịch, Quân đoàn nhận lệnh trả Sư đoàn 5 về đội hình chiến đấu của Quân khu 7; đồng thời được Tiền phương Bộ tăng cường Trung đoàn 14 công an vũ trang và 3 trung đoàn bộ binh (thiếu) của 3 tỉnh (Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang) đảm nhiệm tác chiến trên địa bàn 3 tỉnh Canđan, Côngpông Chnăng, Puốcxát.

Trong đợt 1 của chiến dịch, Quân đoàn sử dụng Sư đoàn 341 (được tăng cường Trung đoàn 250) đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu từ đường số 5, Puốcxát và Kracon đánh xuống phía nam Lếch, Sư đoàn 9 (thiếu) làm nhiệm vụ vu hồi, Trung đoàn 165 (Sư đoàn 7) và Trung đoàn 3 (Sư đoàn 9) tấn công truy quét địch ở tây bắc ga Rômía.

Ngày 27 tháng 4 năm 1979, Sư đoàn 9 đánh chiếm được phía nam Lếch, Sư đoàn 7 chiếm được tây bắc Rômía. Trên hướng chủ yếu, Sư đoàn 341 đánh lui các đợt tiến công của địch vào Puốcxát nhưng thương vong của ta khá cao. Trong các ngày từ 29 tháng 4 đến 10 tháng 5, Sư đoàn 341 liên tục tiến công địch, giành quyền kiểm soát khu vực xung quanh Lếch và nam Puốcxát 20 kilômét. Sư đoàn 9 đánh chiếm khu vực phía nam Lếch 20 kilômét đến Nam Bắc đường số 561 và đông nam Bâmnek. Trong trận đánh vào căn cứ Lếch, ta thu được con dấu và giấy giới thiệu của Văn phòng 870 (văn phòng Trung ương của Pôn Pốt), diệt hàng trăm tên, bắt hàng nghìn tù binh, gọi hàng hàng trăm tên, giải phóng gần một vạn dân.

Từ ngày 11 đến 15 tháng 5, Quân đoàn điều Sư đoàn 341 (thiếu) và Sư đoàn 9 (thiếu) được tăng cường Trung đoàn 165 (Sư đoàn 7) trở lại đánh địch ở khu vực đông - tây đường số 28, nam đường số 5, bắc đường sắt và đông nam Bâmnek, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng 500 dân. Từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 5 năm 1979, Quân đoàn sử dụng 3 sư đoàn thiếu (341, 7, 9) tiến công địch ở dãy núi Oran, bắc Amleng, nam bắc đường số 124 và từ nam đường số 561 đến nam đường sắt (đoạn tây - nam Rômía) nhằm tiêu diệt hệ thống chỉ huy và các đơn vị thuộc mặt trận đường số 5 địch. Sau 10 ngày chiến đấu, bộ đội ta diệt và bắt hơn 600 tên địch, giải phóng 23.500 dân. Sau đợt tiến công này, Quân đoàn 4 điều chỉnh lực lượng đảm bảo vừa chốt giữ biên giới, vừa đánh địch trong nội địa: Trung đoàn 250 chốt giữ khu vực đông bắc biên giới 30 kilômét; Trung đoàn 14 công an vũ trang chốt tại đông biên giới từ 15 đến 20 kilômét; các trung đoàn địa phương Bến Tre, Hậu Giang, Tiền Giang bố trí tại Canđan, nam Phnôm Pênh, Côngpông Chnăng, Puốcxát. Các sư đoàn 7, 9, 341 tiếp tục làm nhiệm vụ tiến công, truy quét tàn quân địch.

Như vậy, tính từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 6 năm 1979, với 5 chiến dịch lớn, nhỏ, Quân đoàn 4 và các đơn vị được Bộ tăng cường đã phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiêu diệt nhiều sinh lực, phương tiện chiến tranh, căn cứ lớn của địch; giải phóng hàng chục vạn dân, mở rộng vùng giải phóng. Bên cạnh những thành công, trong tác chiến các đơn vị Quân đoàn cũng bộc lộ những mặt còn hạn chế như chưa tạo được yếu tố bí mật, bất ngờ của chiến dịch; chưa xây dựng được những phân đội thiện chiến đánh luồn sâu, vu hồi trên địa hình rừng núi; chưa có kinh nghiệm và thiếu biện pháp bảo đảm để chấp hành nghiêm chỉnh kế hoạch hiệp đồng; cơ động lực lượng còn chậm. Đây là những bài học quý báu được Bộ tư lệnh Quân đoàn nghiêm túc chỉ ra để các đơn vị rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu những năm tiếp theo.

Song song với nhiệm vụ truy quét tàn quân địch, bảo vệ vùng giải phóng, để thực hiện tốt 6 mặt công tác giúp Bạn theo chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 đã tổ chức 2 hội nghị bàn biện pháp tổ chức giúp Bạn, tập trung vào thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản là:

1. Giúp Bạn xây dựng, củng cố chính quyền địa phương và các đoàn thể quần chúng.

2. Tăng cường huấn luyện, trang bị, nâng cao năng lực chỉ huy, tác chiến giúp quân đội cách mạng Campuchia.

3. Giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn đói, từng bước ổn định sản xuất và đời sống.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, các đơn vị trực thuộc quân đoàn đều thành lập các tổ công tác giúp Bạn do Chính ủy hoặc Phó chính ủy phụ trách. Các trung đoàn bộ binh thành lập thêm tiểu đoàn thứ 4 làm nhiệm vụ quản lý địa bàn, giúp Bạn xây dựng lực lượng dân quân du kích, củng cố chính quyền cách mạng trên các địa bàn đứng chân.

Lúc đầu ta chú trọng xây dựng chính quyền và lực lượng vũ trang dọc theo quốc lộ 9 và các tuyến đường sông quan trọng; sau đó mở rộng, tiến tới hoàn chỉnh trong từng khu vực, từng huyện, từng tỉnh. Cùng với các đội công tác, quân đoàn đã thành lập Phòng Dân quân để phối hợp cùng các phòng Dân vận, Địch vận và các ngành khác giúp Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân đoàn chỉ đạo giúp Bạn toàn diện trên các mặt. Tính đến cuối tháng 6 năm 1979, Quân đoàn 4 đã thành lập 28 đội công tác với 488 cán bộ chuyên trách, tổ chức tuyên truyền cho hơn 1,5 triệu lượt người, huy động hơn 16.000 lượt người tham gia các cuộc mít tinh; tổ chức nhiều buổi chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, thu hút gần 100.000 lượt người xem, giúp đỡ đưa hơn 83.000 lượt người về quê cũ làm ăn.

Về xây dựng, củng cố chính quyền và các đoàn thể, quân đoàn đã giúp 3 tỉnh Kandan, Côngpông Chnăng và Puốcxát xây dựng chính quyền ở 1.156 phum (ấp) với 3.448 cán bộ; ở 234 khum (xã) với 1.170 cán bộ; các hội thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi ở các khum được tổ chức và đi vào hoạt động tương đối nền nếp. Các đơn vị trong quân đoàn còn kết hợp với chuyên gia và ban cán sự tỉnh (người Campuchia) mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ hành chính phum, khum và cán bộ làm công tác vận động quần chúng.

Các đơn vị đứng chân trên các địa bàn đã tích cực giúp Bạn xây dựng, huấn luyện lực lượng vũ trang. Đến tháng 6 năm 1979, tỉnh Puốcxát đã xây dựng được hơn 2.000 dân quân, du kích (522 có súng), tỉnh Côngpông Chnăng có gần 1.600 người (1.200 có súng), tỉnh Kanđan 7.090 người (2.311 người có súng). Tính chung 3 tỉnh, số dân quân, du kích có gần 10.700 người (trang bị 4.033 súng). Dân quân, du kích được tổ chức thành các tổ ở phum và trung dội ở khum. Về xây dựng bộ đội địa phương, ta giúp tỉnh Côngpông Chnăng xây dựng 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương, tỉnh Puốcxát xây dựng được 17 đại đội với tổng số quân là 3.456, người trang bị 1. 827 súng. Các đơn vị dân quân, du kích được huấn luyện 10 ngày, bộ đội địa phương được huấn luyện 2 tháng. Cán bộ trung đội, đại đội của Bạn đều được quân đoàn giúp đỡ tập huấn về chỉ huy và chuyên môn. Đặc biệt, quân đoàn đã mở lớp đào tạo cán bộ giúp quân đội Campuchia khoá đầu tiên với 140 học viên tham gia. Ngoài ra, quân đoàn còn giúp Binh đoàn 1 lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia xây dựng, huấn luyện 7 tiểu đoàn với 1.486 quân.

Trong 6 tháng đầu năm 1979, Quân đoàn 4 còn bàn giao cho Quân đội cách mạng Campuchia một khối lượng lớn chiến lợi phẩm, gồm 5.000 tấn lúa, 100 tấn muối, 117 xe ô tô các loại, hơn 100 tấn đường, 70.000 hộp sữa và hơn 30.000 mét vải. Với tình cảm quốc tế trong sáng, cán bộ và chiến sĩ quân đoàn đã tiết kiệm, giúp đỡ nhân dân Campuchia 247 tấn gạo, góp 271.000 ngày công lao động xây dựng và sửa chữa 186 trường học, 1 trại trẻ mồ côi, 32 bệnh xá, 9.181 nhà ở; khám bệnh và phát thuốc cho gần 120.000 lượt người. Những việc làm nghĩa tình đó đã góp phần giải quyết một phần khó khăn, giúp nhân dân Bạn nhanh chóng ổn định cuộc sống. 


Theo Bodoibucket
Nguồn: Vnmilitaryhistory

Tìm kiếm Blog này