Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Chuyện quân viễn chinh lập căn cứ ở nước ngoài.

Tôi nhớ một chuyên gia nước ngoài, sau khi sang Việt Nam nghiên cứu đã cảnh báo Mỹ: lập căn cứ phòng thủ kiên cố thì chỉ làm chủ trong phạm vi ấy. Nghĩ mà đúng, quân Mỹ và Đồng minh đều thế. Khi lập căn cứ phòng thủ thì dễ sinh tâm lý co cụm để yên tâm với sinh mạng, an toàn cho đơn vị. Từ hồi nhỏ, tôi đã chứng kiến ở quê, có trận quân VC đánh hốt gọn 2 cứ điểm quân VNCH đồn trú. Sau đó, lính VNCH thay đổi chiến thuật, đêm bí mật ra ngoài phục kích, có trận thắng và hạn chế VC tiếp cận.
QĐND Việt Nam ở Campuchia nếu mà như quân Mỹ và Đồng minh thì đã rút quân sớm, không phải chiến thắng mà bị quân Pol Pot vây hãm buột phải triệt thoái. Quân VN, phần vì nghèo nên không đủ điều kiện xây dựng căn cứ kiên cố. Nhưng cái gốc ở chỗ quan niệm "con cá sống vì nước, tách ly khỏi nước là tự sát". Các đơn vị ở gần dân cư thường lập doanh trại ở đầu hoặc cuối phum (làng), bên con suối, bờ sông. Nhà cửa xây dựng tềnh toành bằng cây tre lá, không có lô cốt, rào kẽm gai nhiều lớp, bố phòng mìn cũng không nhiều như những quân đội lớn.

Nhớ bài học dùng mìn đánh cửa mở ở trường HSQ.

Phương pháp này ra đời có từ thời đánh Pháp cho đến thời hiện đại, tôi nghĩ vẫn hữu dụng, nhất là đối với quân nhà nghèo. Đánh cửa mở là đánh phá vật cản ngoại vi căn cư địch để dọn đường cho mũi quan trọng tiến công vào. Mìn nổ thành công hay thất bại ảnh hưởng rất lớn đến kết quả trận đánh. Thường một căn cứ đối phương, ngoài những lô cốt hỏa lực là nhiều lớp rào cản các kiểu hết hợp với gài các loại chông mìn xen kẽ. Tùy vào quy mô mà có chiều sâu từ 50 đến 200 mét.

Lãnh đạo có tư tưởng lớn thường nghĩ khác người.

Theo Trần Chí Kông:
Những năm 80, mỗi lần Thủ tướng Võ Văn Kiệt về miền Tây là tôi thường được phân công đi quay phim. Giờ trí nhớ tôi không là những chuyện quốc sự mà là chuyện nhỏ đời thường.
Một lần, vừa đến Kiên Giang, các cô phục vụ trong Văn phòng Tỉnh ủy Kiên Giang hỏi “Dạ! bác Sáu uống gì ạ?” thì ông cười và nói ngay: ”Không lẽ tao về xứ buôn lậu này mà uống trà đá sao? Có Coca không?” Cô phục vụ le lưỡi, nhưng được cấp trên đứng gần “nháy mắt”, cô liền nói “Dạ! có ạ!”
Ông Kiệt về Kiên Giang lần đó để chủ trì cuộc họp chống buôn lậu trên vùng biển Tây Nam. Những năm đó, Coca - cola là hàng buôn lậu từ Thái Lan. Bán nước giải khát này là bất hợp pháp, còn cán bộ uống nước này phải kín đáo… Hôm sau, nghe ông phát biểu, tôi hiểu ra: “chống buôn lậu là tạo ra buôn bán hợp pháp chớ không phải chỉ ngăn cấm, bắt bớ người dân buôn bán qua biên giới. Ông muốn dân ta uống coca một cách đàng hoàng…”

Thượng sĩ Cạo đã từng tiếp chiêu với ba phái chống đối ở Campuchia.

Có 3 lực lượng còn gọi là ba phái chống VN và chính phủ CPC (1979 -1989)
1/ Kh'mer đỏ - Quân Việt Nam hay gọi là Pôn Pốt. Tàn quân của chế độ Campuchia Dân chủ, đứng đầu là Pol Pót và Tà Mốc. Lực lượng này đông nhất, hiện diện khắp nơi ở CPC như ta đã biết. Được Trung Quốc ở biên giới Thái Lan đứng sau hậu thuẫn cả quân sự và hậu cần và chỉ đạo toàn diện. Chúng là đối tượng tác chiến chính của quân đội NDVN. Hầu như đơn vị nào của Đoàn 5503 của mình đều từng chạm mặt và đánh nhau với chúng...
2/ Sê rây ka - Có nghĩa là tổ chức tự do hay còn gọi là Para, gốc từ chữ Parachutistes (lính nhảy dù), đứng đầu mặt trận KPNLF này là Son Sann. Lực lượng này ít hơn xâm nhập từ biên giới Thái về, thường mặc quần áo rằn ri. Được Mỹ, Thái Lan hậu thuẫn về quân sự lẫn hậu cần, Thái Lan còn yểm trợ về tác chiến ở biên giới TL - CPC. Cuối năm 1980, chúng đã về phum Kh'lê trong rừng thuộc xã Siem Bouk, chừng một đại đội. Đội Công tác xã SB của Thượng sĩ đã từng nổ súng đánh khi chúng hành quân cắt rừng băng ngang qua đường xe bò...

Cạo cắn linh tinh... 32

 


Nồi đồng cối đá, ngựa chiến trâu bò, đêm qua là M113.

Lai rai với bạn, tan sòng chạy về một đoạn là mưa sấp mặt. Một trận mưa ngắn nhưng lớn kỷ lục, đường nào cũng ngập, nước lênh láng. Đang sần sần chơi tới luôn, đằng nào chả ướt, thế là mình dọt. Các xe máy khác dò dẫm chạy men theo ven đường còn mình chạy nối đuôi xe bốn bánh, cứ thế mà phang từ Sài Gòn về Bình Dương. Nước ngập đến bửng xe, dạt hai bên bắn tung tóe. Dưới mặt nước có ổ gà ổ trậu, kệ pà nó, ũi thẳng như xe thiết giáp M113 xông trận. Rốt cuộc sau 30 phút về tới nhà, lòng nhẹ nhõm. Sáng đi làm, rồ ga máy nổ êm ru. Hứng chí, đang chạy ngừng lại chộp một pô kỷ niệm. Yêu vô cùng, chấp hết, Hayaye Suzuki mãi đỉnh!



"Thị tại môn tiền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn" với lính.

Trong cái gian khổ cũng có khi lý thú và ấm cúng - đơn giản thôi !
Câu trên của Nguyễn Công Trứ ảnh hưởng sâu đậm đời mình. Nhớ mãi cảm giác mỗi khi dừng hành quân nghỉ ngơi. Đi truy quét địch cả ngày mưa dầm, người ướt sủng. Trong rừng trời sẩm tối rất sớm, cuối chiều đơn vị chọn chỗ dừng quân gần con suối hay vũng nước. Mình tranh thủ rửa lau qua người, thay bộ quần áo khô. Anh nuôi gọi ăn cơm, có gì ăn nấy nhưng được cái là đi lạnh gặp đồ nóng, ăn rất ngon miệng. Cơm nước xong, đơn vị dịch chuyển tìm mé rừng rậm khác để hạ trại ém quân cho đỡ khỏi phải canh gác.

Các thầy giáo cũ xác nhận đồng chí Trần Văn Cạo có súng... Hí hí.

 

Ôi cái tộc kinh này, mới là trưởng trạm thôi nhé !

 

Nhớ Bảo Yến - Nhã Phương.

Mình được dịp xem ca sĩ Bảo Yếu và Nhã Phương biểu diễn mấy lần ở các tụ điểm sân khấu ca nhạc ngoài trời sau 1975. Cô chị Bảo Yến với gương mặt đẹp hơi thô, có giọng ca khàn đục sâu lắng qua những ca khúc xưa nay ít ai chú ý. Những bài BY đã hát thành công thì cho đến nay mình thấy chưa ai qua được. Gương mặt cô em Nhã Phương đẹp hoàn mỹ hơn, đặc biệt mặc quần da ôm sát cặp đùi ếch tuyệt hảo. NP hay hát những bài ca thời thượng. Cặp này dáng đẹp, hát hay, ăn mặc lạ và ngầu, biểu diễn cực sexy.
Thời sung độ, hai chị em họ làm mưa làm gió sân khấu ngoài trời, là những ngôi sao kiếm tiền số 1 thời ấy. Chị em là hai người đi tiên phong trong dòng nhạc trẻ thị trường, phá vỡ rào cản khuôn khổ gọi là quản lý văn hóa.

Tìm kiếm Blog này