Không ít người nói mỗi cái việc mua xe mới hay cũ thì phải đi đăng ký sang tên đổi chủ nhưng không chịu làm. Kêu ca cái gì?
Người có điều kiện thuận lợi nên nói vậy, thực tế không đơn giản. Dẫn chứng như trường hợp của tôi, cách đây 10 năm mua chiếc xe mới, quy định phải về nơi có HK để đăng ký. Xa, bận việc không đi được, mà có đi được cũng tốn tiền. Hỏi người ta nếu bỏ tiền ra cho dịch vụ làm thì mất 2 triệu. Nên đành nhờ người khác tại chỗ đứng tên thay chủ. Vậy không hành là gì và biến công dân thành người trái luật.
Tim thông tin blog này:
Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2023
Vì sao trước 1975 ở Miền Nam gọi học Ngoại ngữ là Sinh ngữ.
Đoạn phim ngắn dưới đây là một ví dụ sinh động về việc dạy và học tiếng Anh tại SG, năm 1968.
Cách đây nửa thế kỷ, mình quá ngạc nhiên! Thời ấy mà đã tổ chức và có phương pháp hiện đại. Có thể đây là một buổi học ở Trung tâm Hội Việt Mỹ, có phải không Dung Le, Trần Đình Nghĩa?. Rất tiếc các trường trung học ở MN không được như vậy, chỉ học chay.
Mình và bạn bè học ban C từ năm lớp 10, mỗi tuần học 8 tiếng Sinh ngữ (Anh 6 + Pháp 2), tức là chiếm 1/3 chương trình chung. Đến năm lớp 11 thì đã học đến cuốn V - English for Today Book Five. Mỗi em phải mua sách tham khảo hỗ trợ, cả chục cuốn từ Anh ngữ thực dụng, Tự điển, Văn phạm, Động từ, Tính từ, Đồng nghĩa phản nghĩa, Cách dùng từ, Lỗi thường gặp...
Cách đây nửa thế kỷ, mình quá ngạc nhiên! Thời ấy mà đã tổ chức và có phương pháp hiện đại. Có thể đây là một buổi học ở Trung tâm Hội Việt Mỹ, có phải không Dung Le, Trần Đình Nghĩa?. Rất tiếc các trường trung học ở MN không được như vậy, chỉ học chay.
Mình và bạn bè học ban C từ năm lớp 10, mỗi tuần học 8 tiếng Sinh ngữ (Anh 6 + Pháp 2), tức là chiếm 1/3 chương trình chung. Đến năm lớp 11 thì đã học đến cuốn V - English for Today Book Five. Mỗi em phải mua sách tham khảo hỗ trợ, cả chục cuốn từ Anh ngữ thực dụng, Tự điển, Văn phạm, Động từ, Tính từ, Đồng nghĩa phản nghĩa, Cách dùng từ, Lỗi thường gặp...
Cựu chiến binh 4 lần chỉ huy chữa cháy trong đời thường.
Kể nhân chuyện cháy chung cư mini ở Hà Nội. Không phải kể công mà chia sẻ để ai có làm trong ngành gỗ hay công ty nhớ có những nguyên nhân và tình huống khó lường..
Lần thứ nhất:
Cháy rất lớn vào ban đêm tại xưởng thành phẩm ở Kon Tum. Nguyên nhân từ giẻ lau gỗ dính dầu có hóa chất. Giẻ lau sử dụng rồi cuối ca phải đưa ra khỏi xưởng, rải phân tán để tận dụng tiếp hoặc đốt hủy thì công nhân bỏ chồng thành đống nhỏ, nó sinh nhiệt tự bốc cháy rồi cháy bùng. Sản phẩm bàn ghế bằng gỗ lau dầu nên cháy rất nhanh. Dập được lửa với lực lượng công nhân tại chỗ, không có xe PCCC. Nhờ trước đó, tôi đã đề xuất công ty xây hệ thống dẫn nước PCCC, có 2 bể ngầm lớn chứa với máy nổ cùng dây để sẵn
Lần thứ nhất:
Cháy rất lớn vào ban đêm tại xưởng thành phẩm ở Kon Tum. Nguyên nhân từ giẻ lau gỗ dính dầu có hóa chất. Giẻ lau sử dụng rồi cuối ca phải đưa ra khỏi xưởng, rải phân tán để tận dụng tiếp hoặc đốt hủy thì công nhân bỏ chồng thành đống nhỏ, nó sinh nhiệt tự bốc cháy rồi cháy bùng. Sản phẩm bàn ghế bằng gỗ lau dầu nên cháy rất nhanh. Dập được lửa với lực lượng công nhân tại chỗ, không có xe PCCC. Nhờ trước đó, tôi đã đề xuất công ty xây hệ thống dẫn nước PCCC, có 2 bể ngầm lớn chứa với máy nổ cùng dây để sẵn
Nhận xét "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức, chủ yếu phần viết về Campuchia.
Cuốn sách này một thời sôi nổi, có nhiều ý kiến trái chiều nhưng đa số đồng ý, tuy nó là ký sự nhưng có giá trị tài liệu tham khảo, bạch hóa quyền lực, đã bao quát và phản ánh mặt sau một thời của "Bên Thắng Cuộc".
Sách đã đụng đến nhiều chuyện thâm cung bí sử, đụng đến nhiều nhân vật lớn như ông trời, quan hệ ngoại giao cực nhạy cảm mà tác giả không bị bắt, đến giờ vẫn là một ẩn số chưa lời đáp.
Tôi nghĩ nếu tác giả tái bản chỉnh sửa, bổ sung sách sẽ hoàn chỉnh, thuyết phục người đọc hơn.
Sách đã đụng đến nhiều chuyện thâm cung bí sử, đụng đến nhiều nhân vật lớn như ông trời, quan hệ ngoại giao cực nhạy cảm mà tác giả không bị bắt, đến giờ vẫn là một ẩn số chưa lời đáp.
Tôi nghĩ nếu tác giả tái bản chỉnh sửa, bổ sung sách sẽ hoàn chỉnh, thuyết phục người đọc hơn.
Biên giới của quốc gia còn tình người thì không biên giới.
Mình hiểu ra điều này từ năm 1978 khi đóng quân ở Ngả ba Đông Dương, có dịp tiếp xúc với người tỵ nạn Campuchia. Gần đây 2019, đã chạy xe máy một mình dọc đường tuần tra biên giới ở Miền Tây. Thôi thúc từ ký ức xưa một thời sống và chiến đấu ở CPC, đi như trả món nợ ân tình. Đi để được nhìn tận mắt và hít thở cái không khí của vùng biên giới. Mình đã đi ngang qua 5 cửa khẩu lớn nhỏ và một số trạm biên phòng, chốt dân quân địa phương.
Ngoài con đường chính ngạch còn lại là rất nhiều con đường tiểu ngạch dọc biên giới để dân đi lại sinh sống và giao thương. Rào dậu ở cửa khẩu để làm cảnh thôi, ở những nơi khác không vật gì ngăn cách để biết đó là ranh giới hai nước. Bên VN công sở của hải quan bề thế hoành tá tràng, bên CPC chỉ là cái nhà nhỏ. Qua cửa khẩu, thấy bộ mặt quan trọng hóa của hải quan VN, phát ghét. Tại sao phải vậy. Bên Cam thì cũng nghiêm túc nhưng thân thiện dễ thương.
Ngoài con đường chính ngạch còn lại là rất nhiều con đường tiểu ngạch dọc biên giới để dân đi lại sinh sống và giao thương. Rào dậu ở cửa khẩu để làm cảnh thôi, ở những nơi khác không vật gì ngăn cách để biết đó là ranh giới hai nước. Bên VN công sở của hải quan bề thế hoành tá tràng, bên CPC chỉ là cái nhà nhỏ. Qua cửa khẩu, thấy bộ mặt quan trọng hóa của hải quan VN, phát ghét. Tại sao phải vậy. Bên Cam thì cũng nghiêm túc nhưng thân thiện dễ thương.
Đại sứ Ngô Điền, một nhân cách lớn trong chính sách đối ngoại của VN
Ông là người có thời gian công tác lâu nhất, gắn bó với đất nước CPC 18 năm.
Một trí thức lớn, một nhà ngoại giao kỳ cựu khôn ngoan nhưng nhân hậu, khiêm tốn, nhã nhặn và có lối sống giản dị. Ông hết lòng tận tụy với công việc phụng sự chung đến nỗi trong ghi chép công tác gọi vợ là "Đồng chí". Chân thành với Bạn, bằng mọi nổ lực để vun đắp tình hữu nghị VN - CPC.
Bắt đầu từ năm 1956, biết Sihanouk khi làm phái viên, nhà báo của Thông tấn xã VN ở CPC. Sihanouk từng nói xỏ ông là "Thái thú", không muốn ông tiếp tục làm đại sứ. Ông về nước bằng xe, không kèn không trống, trong lúc đau bệnh phải nhập viện ngay khi ông về tới Sài Gòn. Sau đó Sihanouk đã gửi lời thăm hỏi.
Một trí thức lớn, một nhà ngoại giao kỳ cựu khôn ngoan nhưng nhân hậu, khiêm tốn, nhã nhặn và có lối sống giản dị. Ông hết lòng tận tụy với công việc phụng sự chung đến nỗi trong ghi chép công tác gọi vợ là "Đồng chí". Chân thành với Bạn, bằng mọi nổ lực để vun đắp tình hữu nghị VN - CPC.
Bắt đầu từ năm 1956, biết Sihanouk khi làm phái viên, nhà báo của Thông tấn xã VN ở CPC. Sihanouk từng nói xỏ ông là "Thái thú", không muốn ông tiếp tục làm đại sứ. Ông về nước bằng xe, không kèn không trống, trong lúc đau bệnh phải nhập viện ngay khi ông về tới Sài Gòn. Sau đó Sihanouk đã gửi lời thăm hỏi.
Chiện đại úy què không có diên làm tình páo.
Thất nghiệp, chán đời, đang đi chơi lang thang, chợt nghĩ sao mình không quay lại Cam nhỉ. Thế là tìm cách liên lạc với anh thân tình ngày xưa, nay là thượng tá, nhờ giới thiệu. Cầm cái giấy viết tay, tìm đến cơ quan tình páo. Gặp tay trung tá phụ trách, trạc cùng tuổi, tình nguyện làm cộng tác viên.
Trung tá trưởng phòng hỏi: còn sinh hoạt đảng không? Đại úi đáp: chán, bỏ rồi. Sếp nói không hề gì. Hỏi tiếp: vợ con sao? Đáp: bỏ luôn. Sếp phân vân. Tui đoán không vợ con thì cơ quan lấy gì nắm thóp, dông qua Thái, rách việc sao.
Trung tá trưởng phòng hỏi: còn sinh hoạt đảng không? Đại úi đáp: chán, bỏ rồi. Sếp nói không hề gì. Hỏi tiếp: vợ con sao? Đáp: bỏ luôn. Sếp phân vân. Tui đoán không vợ con thì cơ quan lấy gì nắm thóp, dông qua Thái, rách việc sao.
Tình cảm không biên giới, những niềm vui nhỏ nhỏ.
..... Ông thầy già ở nửa vòng trái đất gửi thằng học trò ít tiền để nó có chút góp vui cùng bạn học. Một chú em tận ngoài Hà Nội nghe anh đau gửi cho ít tiền hỗ trợ điều trị. Một bạn quê gốc Nghệ An mua cho anh cây thuốc hút chơi. Một chú em của bạn công ty cũ đã mất móc túi đưa anh ít tiền tiêu vặt. Bạn bè biết nó tiền bạc eo hẹp, nhậu nhẹt góp tí thôi cho vui ....
Kể sao cho hết tình người đã cho tôi nhựa sống ở cuộc đời này .....
Kể sao cho hết tình người đã cho tôi nhựa sống ở cuộc đời này .....
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)