Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Về Một Quảng Đời Của Trịnh Công Sơn


Hai năm tại trường Sư phạm Quy Nhơn 1962-1964
Tôi học chung một khóa Sư phạm với Trịnh Công Sơn, khóa I, ngày 22- 4-1962 khóa đầu tiên mở ra ở Quy Nhơn. Tên gọi là khóa Thường Xuyên 2 năm. Tiêu chuẩn thi vào ít nhất phải có Tú Tài I . Tuy nhiên, khóa ấy đa số thí sinh đều đã có Tú Tài II, một số đã có một hoặc hai chứng chỉ Đại học. Trong số 300 giáo sinh được chấm đậu đa phần đều là người Huế, chiếm khoảng 60 phần trăm, 40 phần trăm còn lại rải rác các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Nha Trang lên tận các tỉnh cao nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng, Pleiku, KonTum...
Đa số chúng tôi lúc ấy đều là con nhà nghèo, hoặc học hành dở dang hoặc không đủ khả năng tài chánh vào Sài Gòn hoặc ra Huế để vào Đại học. Cho nên cố thi vào Sư phạm để chắc chắn trong hai năm sẽ có công ăn việc làm nuôi bản thân và giúp gia đình. Nhắc lại ở đây, lúc ấy, Bộ Giáo Dục và Bộ Y Tế rất thiếu nhân viên. Khóa nào vừa đào tạo xong là được bổ nhiệm liền, lương lại tương đối cao. Trong khi những ngành khác như Công chánh,Nông Lâm Súc tốt nghiệp ra trường, nằm nhà nhiều năm vẫn chưa được tuyển dụng.
Trịnh công Sơn theo ban Pháp văn, tôi theo ban Anh văn. Những ngày mưa gió ủ ê,không đi ra ngoài được vì đất nhão, chúng tôi nằm khoèo ở nhà, Sơn kể cho tôi nghe về cuộc đời Sơn, nhiều chuyện vui buồn lẫn lộn. Chuyện gia đình Sơn là một trong những chuyện buồn. Cha mất sớm, gia đình khánh kiệt, má Sơn phải chật vật lắm mới nuôi nổi bầy con. Sơn phải bỏ học, về lại Huế, phụ giúp mẹ. Sư phạm Quy Nhơn là con đường ngắn nhất có thể giúp Sơn đạt được ý nguyện này. Đơn giản vậy thôi!
Hiệu trưởng trường là thầy Đinh thành Chương. Trường Sư Phạm và trường Kỹ Thuật Quy Nhơn được ngân sách Mỹ tài trợ xây cất rất qui mô và tân kỳ, tọa lạc tại Khu Sáu, sát bờ biển, khoảng giữa đường từ phố Quy Nhơn đến Ghềnh Ráng, nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử an nghỉ ngàn thu. Đến một chút nữa là Quy Hòa, Trại Cùi, ở đó có nhiều bà Xơ tận tụy một đời chăm sóc cho bệnh nhân mắc phải chứng nan y, bệnh phong cùi. Lúc bấy giờ, thành phố Quy Nhơn hãy còn tiêu điều, xơ xác. Ngay con đường chính Gia Long chạy từ Núi Một (ga xe lửa ) đến bến Cảng hãy còn nhiều ngôi nhà đổ nát, vôi vữa hoang tàn trong chiến tranh chưa có ai dọn dẹp. Đường Lê Lợi chạy từ trung tâm phố thẳng ra biển còn rất nhiều nhà tranh, vách lá. Gợi lại một vài cảnh cũ để cho thấy chính phủ lúc ấy có dụng ý khi cho xây hai ngôi trường đại qui mô, đem về đây hơn một ngàn giáo sinh và học sinh kỹ thuật mỗi năm là để vực dậy nền kinh tế ở đây.

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Nhạc tình Trịnh Công Sơn qua giọng ca Trịnh Vĩnh Trinh

2 bài viết hay về Trịnh Công Sơn

TRỊNH CÔNG SƠN VÀ NHỮNG NGÀY VĂN KHOA
 image
TỪ THỨC (Trần Công Sung)

Gởi những người bạn Sài Gòn ngày xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên)
Một ngày đầu tháng tư (2001), tôi lên phi trường Charles de Gaulle đón một người bạn từ Việt Nam qua. Trên xe về Paris, anh ta hỏi: Cậu có nghe tin về Trịnh Công Sơn (TCS)? Tôi gật đầu. Mấy hôm trước, có người gọi dây nói cho hay TCS vừa từ trần.
Anh bạn nói đám tang Sơn rất đông. Người ta ở đâu đổ về như kiến, chật cả đường phố. Quen có, lạ có. Không đủ chỗ đặt vòng hoa phúng điếu. Tôi nói với ông bạn: Như vậy, cái xứ của ông vẫn còn văn minh, vẫn còn thuốc chữa.

Trịnh Công Sơn trong phim Đất khổ

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Quán Văn - Nơi trình làng những sáng tác của TCS với giọng ca KL


Quán Văn và những thành viên ban đầu: Ngô Vương Toại, Hoàng Xuân Giang, Trần Đại Lộc, Hoàng Xuân Sơn tại Quán Văn (1967)

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Quần đảo Trường Sa trong tầm nhìn địa chiến lược của Trung Quốc

Chủ Nhật, ngày 03 tháng 1 năm 2016
Lâu nay các nhà quân sự, chính trị đã phân tích, nêu bật rất nhiều ý nghĩa, vai trò của quần đảo Trường Sa trong chiến lược của Trung Quốc, đều cho rằng, xây các căn cứ quân sự trên đó để khống chế Biển Đông, khống chế tuyến hàng hải quốc tế và eo biển Malacca; bảo vệ “đường sinh mạng” của mình, hay, để biến Biển Đông thành ao nhà, biến thành nơi trú ẩn cho tàu ngầm, là nơi xuất phát tấn công lý tưởng để phá vỡ hệ thống bao vây của Mỹ ngăn chặn Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương….
Tuy nhiên, mọi điều có vẻ như chưa đủ và chưa thực tế về tầm nhìn chiến lược lâu dài của Trung Quốc trên Biển Đông và khu vực ĐNA.
Sự cọ xát mạnh về địa chính trị trên khu vực châu Á-TBD qua hoạt động của các cường quốc, càng ngày càng lộ rõ đáp án cốt lõi, phần nào giúp ta hiểu được vấn đề…
Tránh “dãy đá ngầm” Malacca….
Nếu như Trung Quốc coi tuyến hàng hải trên Biển Đông như là “đường sinh mạng” của mình thì eo biển Malacca chính là tử huyệt. Khi eo biền Malacca bị phong tỏa thì tuyến hàng hải từ Ấn Độ dương, Trung Đông qua Biển Đông bị tê liệt. Vấn đề đặt ra ở đây là mối quan hệ giữa eo biển Malacca và QĐ Trường Sa là gì? Tại sao QĐ Trường Sa, địa quân sự của nó, với Trung Quốc, quan trọng hơn, là để tránh eo biển Malacca?
Trước hết mà nói, khi đã gọi khống chế tuyến hàng hải thì phải bảo đảm 2 điều kiện là ngăn chặn được đối phương và bảo vệ được mình, nói cách khác là “đánh chuột nhưng không làm vỡ bình”.
Trung Quốc với khả năng của PLAN với các căn cứ quân sự trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa thì có thể ngăn chặn được tuyến hàng hải qua Biển Đông đến Nhật Bản và Đông Bắc Á nếu một cuộc đối đầu với liên minh quân sự của Mỹ xảy ra. Nhưng tất nhiên, khi đó đối phương cũng sẽ không ngồi nhìn mà sẽ phong tỏa eo biển Malacca. Lối vào Biển Đông bị bịt kín không phải bởi Trung Quốc mà bởi Mỹ-Singapo-Malaysia sẽ khiến Trung Quốc ngạt thở. Trong khi đó, hiện tại, Trung Quốc không có khả năng để khống chế eo biển Malacca theo phương thức “cấm đối phương nhưng không cấm ta”. Vì vậy, khi không làm chủ được eo biển Malacca thì Trung Quốc có được quần đảo Trường Sa và những căn cứ quân sự trên đó chí có ý nghĩa về chủ quyền mà vai trò quân sự của nó chưa khiến Mỹ và liên minh lo lắng, bất an như giới quân sự Mỹ đã phân tích.
Đương nhiên, Trung Quốc quyết tâm, bất chấp tất cả, bỏ ra bao nhiêu tiền của, công sức, uy tín quốc tế bị lên án, để đòi chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa, bồi lấp những đảo đã chiếm được của Việt Nam thành những căn cứ quân sự…không phải để phục vụ cho mục tiêu nhỏ, ngắn hạn như vậy trên Biển Đông. Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự trên QĐ Trường Sa để loại bỏ eo biển Malacca, không phụ thuộc vào nó.
Với hơn 85% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca, nếu như hoàn toàn phụ thuộc vào eo biển này, tức là vào Mỹ thì Trung Quốc sẽ hoàn toàn bị động về chiến lược, bị khống chế về an ninh năng lượng. Vì thế eo biển Malacca là “dãy đá ngầm” nguy hiểm nhất trên tuyến hàng hải sống còn của Trung Quốc nên phải tránh và trong thực tế Trung Quốc cũng đã “vòng tránh” bằng việc xây dựng đường ống dẫn dầu qua Myanmar nhưng chỉ đáp ứng là một phần rất nhỏ trong nền kinh tế, năng lượng mà Trung Quốc cần.
…bằng kênh đào Kra.
Vào trung tuần tháng 5/2015, Want China Times dẫn lại báo Hong Kong Oriental Daily cho biết, Trung Quốc và Thái Lan ký biên bản ghi nhớ xây dựng kênh đào Kra Isthmus, được mệnh danh là "kênh đào Panama châu Á" ở miền nam Thái Lan, nhằm rút ngắn hải trình của tàu bè Trung Quốc từ Trung Đông về Quảng Châu. Kênh đào Kra có hai chiều, sâu 25 m, dài 102 km, rộng 400 m, việc xây dựng sẽ hoàn tất trong 10 năm, với chi phí 28 tỷ USD. Biên bản này được ký kết tại một diễn đàn hợp tác nghiên cứu và đầu tư tổ chức ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Lễ ký kết dù rõ ràng nhưng vẫn bị giới chức 2 nước bác bỏ.
Lễ ký kết đã rõ ràng nhưng vẫn bị giới chức hai nước bác bỏ
Kênh đào Kra Isthmus không chỉ biến Thái Lan trở thành một trung tâm hàng hải khu vực có thể lấn át các cảng trung tâm dọc eo biển Malacca của Singapore và Malaysia. Nó còn có vai trò như một huyết mạch quan trọng trong Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc mà giờ đây là một phần trong kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của nước này.
Kênh Kra Isthmus nối thẳng vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương, cho phép tàu thuyền không phải đi qua Eo biển Malacca cũng như trung tâm cảng Singapore, cho nên, vấp phải nhiều nhạy cảm về địa chính trị khu vực. Chính vì thế sau đó vài ngày giới chức 2 nước Trung Quốc, Thái Lan đã bác bỏ tin này.
Một tháng sau đó, theo The Straits Times ngày 20/8/2015, Việt Nam tuyên bố sẽ xây một cảng biển nước sâu trị giá 2,5 tỷ đô la tại đảo Hòn Khoai, cách 17km ngoài khơi bờ biển Cà Mau-tỉnh cực nam của Việt Nam. Dự án đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông qua.
Dự án được thực hiện bởi Tập đoàn Bechtel-công ty kiến trúc và xây dựng lớn nhất Hoa Kỳ, trong một thỏa thuận ký với doanh nghiệp Việt Nam là Vân Phong. Thiết kế này bao gồm 12 cầu cảng trong số đó thì một nửa dùng để nhập khẩu than.
Nếu dự án với Bachtel được thông qua thì cảng Hòn Khoai sẽ được tài trợ 85% vốn bởi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (Ex-Im Bank). Ex-Im Bank là một cơ quan tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Mỹ.
Giới phân tích chính trị Thái Lan đang không tin Việt Nam xây cảng Hòn Khoai để tiếp nhận than, bởi nếu đặt nó ra ngoài sự tương tác của kênh Kra Isthmus thì nó không có ý nghĩa gì về giá trị kinh tế. Tuy nhiên, khi xuất hiện kênh Kra thì vị trí “đắc địa” của Hòn Khoai trong địa kinh tế lại là chuyện khác. Vậy thì, việc xây dựng cảng Hòn Khoai của Việt Nam là dấu hiệu của việc triển khai thực hiện kênh đào Kra Isthmus?
Ý nghĩa địa kinh tế, địa chính trị của việc hình thành cảng Hòn Khoai ta sẽ bàn vào lúc khác, ở đây ta chỉ quan tâm đến vai trò quân sự của quần đảo Trường Sa khi kênh Kra Isthmus hoàn thành.
Khu vực được coi là sân sau của Trung Quốc dưới sự kiểm soát của các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên các đảo Trường Sa.
Khu vực được coi là sân sau của Trung Quốc dưới sự kiểm soát của các căn cứ quân sự của Trung Quốc xây trái phép, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại các đảo Trường Sa, . 

Đến lúc này, nhìn lên bản đồ Biển Đông chúng ta mới thấy tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc. Căn cứ quân sự không quân, hải quân trên quần đảo Trường Sa sẽ cho phép Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát khu vực Tây Nam Biển Đông và vịnh Thái Lan. Không có các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa thì không bao giờ Trung Quốc đổ tiền của vào Thái Lan xây dựng kênh đào Kra Isthmus.
Điều đặc biệt là tại khu vực này không có bóng dáng của Mỹ, nó được coi như sân sau của Trung Quốc…Tuy thế, “khu sân sau” này vẫn gắn chặt và tương tác lớn với địa thế chiến lược của Việt Nam dù có muốn hay không.

Đến đây, chắc chắn Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam sẽ có cách tiếp cận về an ninh trên Biển Đông để đảm bảo đồng thuận về lợi ích cao nhất. 
 

Nude và bản ngã con người

Facebook là một thế giới kết nối thú vị. Nó đem lại những mối liên hệ dựa trên sự vô hình mà đôi lúc không ai có thể hình dung. Trong danh sách friendlist của anh có một cái tên dễ thương - Nguyễn Lan Anh, và một bức hình đại diện rất cuốn hút. Một gương mặt đẹp và phảng phất nét buồn, tự thân nó đã có sức hút ghê gớm đối với đàn ông. Nếu ai đó tò mò, các bạn có thể tự kết bạn và tìm hiểu. Cá nhân anh thấy bất ngờ vì đây là một cô gái hấp dẫn và rất có cá tính. Trang facebook của cô gái này tràn ngập các bức hình khỏa thân, dù mang nét đẹp thuần khiết hay gợi dục thì những bức ảnh này đều có một điểm chung: Sự chọn lựa rất tinh tế về nét đẹp phụ nữ. Điều đó chứng tỏ người đăng tải có quan điểm thẩm mỹ rất cao, và đằng sau cái sở thích khá khác biệt này là những ẩn ức thầm kín về quá khứ. Một người đàn bà đẹp, vẫn sống đâu đó trong hoài ức về một hạnh phúc đã qua, có lẽ đó chính là lý do cho sự truy cầu một sở thích có phần nổi loạn: Lựa chọn và post những bức hình khỏa thân đầy cuốn hút.
Vì một lời hứa buột miệng, mà anh đành viết một bài tay ngang vụng về, bàn về nude và bản ngã con người. Kể từ khi xuất hiện hội họa và sau này là nhiếp ảnh, nude luôn là một đề tài gợi lên sự tranh cãi bất tận. Có vô số luận giải khác nhau về nude, về danh giới giữa nghệ thuật và dung tục, về khác biệt giữa cảm hứng thăng hoa và nhu cầu mang tính bản năng của con người. Tranh cãi này sẽ còn tiếp diễn trong nhiều thập kỷ, thậm chí là nhiều thế kỷ nữa, tùy thuộc vào quan điểm thẩm mỹ và cả sự cởi mở về văn hóa của mỗi cộng đồng.
Khi sinh ra, con người ai cũng giống ai. Họ chào đời với không một thứ che đậy trên thân. Sự tiến bộ của xã hội loài người cũng đồng thời là sự tiến bộ của thời trang và văn hóa. Loài người là một sinh vật phức tạp. Họ chế tạo ra quần áo không chỉ nhằm mục tiêu sinh tồn (giữ ấm, kháng nhiệt, chống chọi côn trùng...) mà phần càng ngày càng lớn hơn là để phục vụ nhu cầu thời trang và thẩm mỹ. Ngành công nghiệp thời trang và may mặc là một trong những ngành kinh tế lớn nhất toàn cầu, trị giá nhiều nghìn tỷ USD để đáp ứng nhu cầu đa dạng cho một cộng đồng trên 7 tỷ dân và ngày càng bùng nổ.
Vậy điều gì khiến Nude luôn là một vấn đề gây chú ý, khi loài người đã tốn nhiều thế kỷ chỉ để tăng tính phức tạp trong gu ăn mặc của mình, và đã tiêu tốn ngần ấy của cải chỉ để che phủ lên phần nude của cơ thể con người? Một người khi ngắm một bức hình khỏa thân tuyệt đẹp gợi lên sự cuốn hút giới tính, họ sẽ nghĩ về nghệ thuật hay những ham muốn có tính bản năng?
Hãy quay trở về với câu chuyện của Francisco de Goya, một họa sỹ vĩ đại của Tây Ba Nha, sống vào thế kỷ 18. Đây là một người đàn ông với cuộc đời phức tạp. Là một danh họa với nhiều tác phẩm kiệt xuất, ông cũng đồng thời là một nhà tư tưởng với nhiều ý tưởng vượt thời đại. Cũng đồng thời là một người đàn ông ngang tàng, kiêu hãnh mang trong mình trái tim dũng mãnh của một dũng sỹ đấu bò. Người đàn ông ấy có một tình yêu lớn và ngang trái với một phụ nữ tuyệt đẹp là phu nhân Maria Cayettana, một góa phụ kiều diễm và nổi tiếng nhất Madrit vào thời bấy giờ. Nét phong trần và kiêu hãnh của Franciscon de Goya đã đốn gục trái tim của Maria, tình yêu giữa họ bùng cháy và để lại một kiệt tác nghệ thuật bất diệt: “Bức họa Maja khỏa thân”. Tuy nhiên, không may cho Goya, ông có tình địch là một tay thế lực, đương kim thủ tướng đương triều Don Manuen De Godoa. Để ngăn cách mối tình chênh lệch về đẳng cấp và khiến toàn bộ giới quý tộc Madrit ganh tị này, họ đã đầy Maria đến một xứ hẻo lánh ở Solia. Cuối cùng người phụ nữ kiều diễm ấy bị sát hại. Riêng Goya, bức họa kiệt tác của ông và tình yêu lớn ấy trở thành nguyên nhân khiến ông đối mặt với tòa án của giáo hội và triều đình. Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức khắt khe vào thời kỳ đó, Goya bị đưa ra tòa với lời buộc tội làm băng hoại đạo đức và mang trái tim tội lỗi của quỷ dữ.
Kiệt tác: Nàng Maja khỏa thân
Trước một phiên tòa gồm toàn những thầy tu, Francisco de Goya đã đưa ra một lời biện hộ khiến những kẻ buộc tội ông nín lặng: “Vẻ đẹp của người đàn bà là một kiệt tác của tạo hóa, chỉ những ai nhìn vẻ đẹp ấy với tâm hồn tội lỗi mới là kẻ mang trái tim của quỷ satan”. Vì không có thầy tu nào trong hàng ngũ quan tòa muốn thừa nhận rằng mình ngắm nhìn bức họa Maja khỏa thân với những ý nghĩ đen tối, cuối cùng họ đều thống nhất với nhau rằng đó là một bức họa tôn vinh cái đẹp. Goya thoát án tù và bức họa tuyệt tác của ông cũng thoát số phận bị tiêu hủy. Tuy nhiên, giáo hội và triều đình không tha ông, họ tìm cách kết tội Goya vì một tội khác và ném ông đi đầy trong nhiều năm. Trong thời gian ấy Maria Cayettana bị sát hại vì một mực từ chối thủ tướng Don Manuen De Godoa. Năm 1828, người đàn ông kiêu hãnh, mang trong mình trái tim đa cảm của một họa sỹ thiên tài và lòng kiêu hãnh của một võ sỹ đấu bò hạng nhất, Francisco de Goya, qua đời trong nỗi đau quá khứ và những ẩn ức mãi mãi không thành.
Câu chuyện về phiên tòa của Goya từng là đề tài cho các trường phái tranh luận khác nhau về tính nghệ thuật hay trần trụi của nude. Tuy nhiên, thực ra Goya đã ăn gian. Lời bào chữa của ông là một cú đánh sắc bén của một võ sỹ đấu bò cho đám thầy tu mô phạm đạo đức ngồi ở vị trí quan tòa. Chẳng phải vì bức họa của ông chỉ gợi lên những cảm hứng tốt đẹp đầy nghệ thuật. Bức họa vẽ nàng Maja khỏa thân (nguyên mẫu Maria Cayettana), nằm trễ nải đợi người tình, làm sao chỉ có thể gợi lên những nét đẹp thuần túy tôn vinh tạo hóa? Bản thân nó, đã gợi chứa sự hấp dẫn giới tính và chắc chắn sẽ làm thúc đẩy không ít cảm hứng thuần túy bản năng của những người chiêm ngưỡng. Có lẽ sau 3 thế kỷ, nhân loại ngày nay đã chai lỳ khá nhiều trước những bức ảnh khỏa thân, bức họa Maja chắc khó có thể gây ấn tượng sốc như thời đại mà nó ra đời. Nhưng mọi vẻ đẹp khỏa thân, trước hết và trên hết, bao giờ cũng là những sự cuốn hút được xây dựng trên nền tảng của bản năng con người, nghĩa là những cảm xúc về giới tính. Vì thế lời bào chữa nổi tiếng của Goya thực ra là một cú ăn gian, ông nhét gạch vào mồm đám thầy tu đạo đức vì biết đám này không thể thừa nhận rằng khi ngắm bức họa Maja, sẽ gợi lên trong họ những ham muốn giới tính rất con người. Đúng ra, nếu ở thời đại ngày nay, lời bào chữa của Goya có thể sửa thành:
“Thôi nào các vị, ngắm hình khỏa thân, đó là ngắm nét đẹp của tạo hóa. Nhưng tại sao nó đẹp? Làm sao ngắm một con gà khỏa thân có thể đem lại cảm hứng thẩm mỹ mãnh liệt cho các vị như khi ngắm một phụ nữ trần truồng? Bản chất vẻ đẹp khỏa thân được xây dựng trên nền tảng của những ham muốn bản năng. Nó là phần tất yếu của con người, vì thế, tại sao nude lại là điều cấm kỵ?”
Đây cũng chính là quan niệm của anh Lãng về nude. Và vì thế mà những câu tụng niệm đại loại “Nghệ thuật nude trong sáng thuần khiết tôn vinh tạo hóa” bản chất chỉ là sự ngụy biện khôi hài. Cố nhiên, sự ham muốn trước nude vốn bản thân nó cũng phải chịu sự điều tiết của những khế ước xã hội quy ước về đạo đức và pháp lý, bởi bản năng con người luôn có xu hướng thúc đẩy họ phạm phải những tội lỗi khác nhau :)
Vậy nên, trước một bức hình nude đẹp, hãy thành thật với chính mình, dù chỉ là chiêm ngưỡng vẻ đẹp với tư cách của một người sinh lý yếu hay gợi lên những ham muốn mãnh liệt có tính bản năng của một tay nhiều Testosterone, tất cả đều là những điều rất đỗi bình thường. Tội lỗi có chăng, là khi một con người không kiểm soát được bản năng của mình và biến nó thành những hành động gây hậu quả xấu. Tuy nhiên, đó lại là một câu chuyện khác nằm ngoài phạm vi của nude ;)
P/S Bài viết này không tính vào thiên luận cuối năm. Chỉ là một bài viết vội tay ngang để trả nợ cho lời hứa viết về nude cho cô gái anh nhắc đến ở đầu bài viết. Anh Lãng không có thói quen mang nợ ai, dù chỉ là những người quen biết vô danh hoàn toàn qua mạng.

Nguyễn Trung: Ngày đầu năm 2016, ước mong gì cho tổ quốc?


viet-studies.info
Nguyễn Trung
Hôm nay, ngày đầu tiên của năm 2016, tôi chủ định trồng vài cây hoa trong vườn rồi nghỉ ngơi, ước mong có được chút thảnh thơi ở tuổi già này. Trồng hoa xong đau gẫy cả lưng, nhưng thảnh thơi không đến. Chỉ đắm đuối trong mối lo khôn nguôi về hiện trạng đất nước. Có lẽ lâu lắm rồi, chưa có ngày đầu năm nào tôi không sao dứt ra được khỏi chính mình như thế này.
Là đảng viên, tôi đã tham gia vào nhiều vấn đề của Đảng từ thời Đại hội đổi mới 1986, ít nhiều có kết quả… Thế nhưng từ khi tham gia góp ý vào các Đại hội từ Đại hội VIII liên tục cho đến Đại hội XII sắp tới.., tôi cảm thấy  mình càng cố nói thật bao nhiêu, càng công cốc bấy nhiêu!
Thực là bao phen rất muốn trói cái tay lại để khỏi phải viết, nhưng con tim và cái đầu không cho phép – bởi lẽ còn mong muốn chia sẻ nỗi niềm của mình với nhân dân, với đất nước, và đối với tôi đây là điều quan trọng bậc nhất.
Hôm nay, lời đầu tiên tôi viết cho ngày đầu năm 2016 là nỗi lo sâu thẳm trong lòng: Đại hội XII có thể sẽ đi vào lịch sử là Đại hội tồi tệ nhất kể từ sau 30-04-1975 cho đến nay…
Tất cả những gì đang diễn ra đầy kịch tính từ Hội nghị Trung ương 4 (tháng 12-2012) cho đến giờ phút này là sự tranh giành quyền lực ở cấp chóp bu đã đạt tới đỉnh điểm một mất một còn với nhau, lấn át hoàn toàn trách nhiệm bắt buộc lẽ ra phải có của một đảng cầm quyền nhân dịp họp Đại hội.  Đất nước chỉ còn lại là miếng mồi ngon cho lợi và quyền để giằng xé nhau giữa cá nhân này và cá nhân kia, giữa nhóm lợi ích này và nhóm lợi ích kia… Thực tế này vô cùng béo bở cho tham vọng bá quyền Trung Quốc. Cũng xin nói luôn, cho đến nay, chưa bao giờ lãnh đạo Trung Quốc xía vào nội bộ chóp bu của ĐCSVN nhân dịp Đại hội thâm hiểm và tệ hại như bây giờ.
Để đất nước rơi vào thực trạng hiện nay, như đã được thú nhận phần nào tại Hội nghị Trung ương 4 (tháng 12-2012), trách nhiệm trước hết thuộc về Tổng bí thư, Bộ Chính trị và BCHTW khóa XI.
Trong thư ngỏ ngày 19-02-2013 gửi lãnh đạo Đảng và BCHTW khóa XI, cân nhắc thiệt hơn các mặt, tôi đã đề nghị Bộ Chính trị khóa XI nên thay măt Đảng tự phê bình và tự nhận kỷ luật trước cả nước về thực trạng của đất nước: toàn thể Bộ Chính trị sẽ xin từ chức tập thể và cam kết sau khóa XI này sẽ không tham gia bất kỳ công tác lãnh đạo nào của Đảng, để nhường chỗ cho thế hệ trẻ từ Đại hội XII trở đi.
Cũng trong thư này, tôi đề nghị Bộ Chính trị khóa XI thực hiện trách nhiệm cuối cùng của mình là chuẩn bị mọi điều kiện cho một cuộc cải cách toàn diên mà đất nước đang đòi hỏi; coi nhiệm vụ chuẩn bị cải cách này vừa là sự chuộc lỗi, vừa là trách nhiệm ràng buộc của Bộ Chính trị khóa XI đối với đất nước. Cũng trong thư này, và trong nhiều bài viết khác, tôi đã nhấn mạnh không một đảng viên nào của Đảng (kể cả tôi) là vô can đối với hiện trạng của đất nước, và do đó phải có trách nhiệm đứng lên bảo vệ lợi ích quốc gia và tranh đấu cho sự trong sáng của Đảng.

Ngày 09-08-2015, nhân dịp 20 năm bức thư lịch sử của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi đã nêu lại nội dung cốt lõi của bức thư này, nhân dịp này trình bầy đánh giá của tôi về 40 năm đầu tiên đất nước độc lập thống nhất. Trong thâm tâm, tôi chủ ý trình bầy sự đánh giá của mình sẽ như là một đối chứng đối với dự thảo Báo cáo Chính trị chuẩn bị cho Đại hội XII (được công bố đầu tháng 10-2015), để cả nước và toàn Đảng so sánh. Trong bài viết này, cũng như trong một số bài sau đó, trong một số thư riêng gửi Bộ Chính trị liên quan đến chủ đề chuẩn bị Đại hội XII..,
Tôi đã nhấn mạnh:
(1)     Đất nước đứng trước những thách thức và cơ hội chưa từng có: Hoặc là nước ta sẽ buộc phải đầu hàng tiếp trước sự bành trướng vươn lên đế chế của Trung Quốc (giấc mông Trung Hoa), hoặc là nước ta phải nắm lấy cơ hội hiện nay còn lớn hơn cả khi làm Cách mạng Tháng Tám để thoát khỏi thân phận chư hầu của Trung Quốc và dấn thân đi với cả thế giới với tính cách là một nước phát triển.
(2)      Dự thảo Báo cáo chính trị chuẩn bị cho Đại hội XII không nhìn nhận thách thức và cơ hội như trình bầy trên (điểm 1). Tôi cho rằng dự thảo hoàn toàn bất cập trong việc tạo ra cho đất nước khả năng đương đầu thắng lợi với thách thức, không động viên đất nước đứng lên nắm lấy cơ hội phấn đấu trở thành một quốc gia có thể cùng tồn tại trong hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với Trung Quốc, được Trung Quốc tôn trọng độc lập chủ quyền.
(3)      Cần bãi bỏ việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội Đảng theo đường mòn như lâu nay. Nhất thiết phải trở lại quy định của Điều lệ Đảng giao cho Đại hội nhiệm vụ là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng giữa hai nhiệm kỳ và thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ trong Đại hội; không được lạm dụng cái gọi là “nguyên tắc tập trung dân chủ” và các tiền lệ (các luật không thành văn) để làm bất cứ việc gì trái với quyền lực của Đại hội; không làm thủ tục như lâu nay là thông qua Dự thảo Báo cáo chính trị - vì nó rất hình thức bất cập, thay vào đó là Đại hội tập trung thảo luận cho vỡ lẽ thách thức và cơ hội trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đòi hỏi phát triển của đất nước, xác định những nhiệm vụ lớn phải giải quyết trong nhiệm kỳ này.
(4)      Trên cơ sở các nhiệm vụ cho khóa XII tới đã được Đại hội xác định (chứ không phải dự thảo Báo cáo chính trị), Đại hội thảo luận, tranh luận cân nhắc thiệt hơn mọi mặt, để Đại hội trực tiếp lựa chọn, trực tiếp thực hiện tại Đại hội các nguyên tắc dân chủ trong việc đề cử, ứng cử.., qua đó Đại hội trực tiếp tìm ra ai là những ứng viên xứng đáng nhất và có lợi nhất cho chức vụ Tổng bí thư, đòi hỏi các ứng viên này dự định có chương trình hành động ràng buộc gì trước Đại hội, sau đó Đại hội thảo luận dân chủ cân nhắc các mặt để trực tiếp bầu ra Tổng bí thư với tư cách là người thay mặt Bộ Chính trị và toàn Đảng chịu trách nhiệm ràng buộc trước Đại hội và trước cả nước.
(5)     Đại hội sẽ có một Nghị quyết về chương trình hành động của Đảng khóa XII; Đại hội XII sẽ ra một Tuyên ngôn của Đảng trước nhân dân và thế giới, với 3 nội dung: (a) Đảng cam kết tiến hành cải cách chính trị theo tinh thần dân tộc, dân chủ, hòa giải dân tộc, xây dựng hiến pháp mới và đổi tên nước; (b) Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh của mình, nay quyết định thay đổi thành một đảng mới của dân tộc và dân chủ, đổi tên Đảng, xây dựng Cương lĩnh và Điều lệ mới, (c) trong nhiệm kỳ XII thực hiện trưng cầu ý dân và xây dựng xong, sau đó trình Quốc hội thông qua một Luật quy định về đảng phái chính trị, nhằm xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, và nâng cao năng lực của đảng cầm quyền trong khung khổ nhà nước pháp quyền dân chủ.
Vân vân…
          Rất tiếc, tất cả những điều tâm huyết nói trên đều rơi vào thinh không. Chỉ có một sự tự an ủi duy nhất: Có thể vẫn còn có những cái tai nào đó trong nhân dân, trong những đảng viên còn khắc khoải lòng yêu nước sẽ lắng nghe, để biết, để so sánh, để đòi hỏi…
         Song đập vào tai tôi, vào mắt tôi hàng ngày là những sự việc, những thông tin nát lòng nát ruột: Chưa bao giờ tôi đau lòng về đảng mà tôi đã giơ tay tuyên thệ khi gia nhập như bây giờ, bị dầy vò khốn khổ trong căm phẫn và xấu hổ, lại càng thêm hổ thẹn bội phần cho danh dự và thể diện của quốc gia… - giữa lúc hầu như cả thế giới tiến bộ đang kỳ vọng vào cơ hội manh nha một Việt Nam là đối tác chiến lược của các đối tác, là thành viên có triển vọng của TTP, thành viên nhiều hứa hẹn của cộng đồng ASEAN…
         Thế nhưng hôm nay là ngày đầu tiên của năm 2016, tôi vẫn phải nói lên điều gì chứ! Bởi vì, một là tôi không vô can, hai là tôi không thể bàng quan mặc cho con tạo xoay vần… Có rất nhiều điều phải nói tiếp lúc này lắm!
Nghĩ được như thế, mà tôi vẫn không thoát khỏi sự thật trần truồng như ai đó đã nói toạc ra “Nói đến việc đặt đạo lý và tổ quốc lên trên hết trong bối cảnh hiện nay có thể là một điều xa xỉ…” (Người yêu nước). Ngay cả đến cái “chốt” cuối cùng của câu chuyện đang diễn ra là giữa một bên là Nguyễn Phú Trọng hoặc Nguyễn Sinh Hùng, và một bên là Nguyễn Tấn Dũng, Đại hội XII này nên bầu ai… thiên hạ cũng nói nát ra rồi, có nhiều ý rất toạc móng heo, nhiều điểm rất trúng tim đen những nhân vật được đem ra bàn...
Tôi cố nặn óc mình để nói thêm đôi điều gì đó, trong thâm tâm vẫn luyến tiếc phương án tôi đã đề nghị trong thư ngày 19-02-2013: Đất nước đang đứng trước bước ngoặt lịch sử, toàn thể Bộ Chính trị hiện nay nên nghỉ hết, nhường đường cho một đội ngũ lãnh đạo trẻ nắm lấy cơ hội của đất nước!..  Chưa kịp gõ xong mấy chữ này, trong đầu tôi đã hiểu ngay: Mình lại đang nói chuyện đạo lý mất rồi!
- Phải nói gì vào cái “chốt” cuối cùng cơ! Đừng đánh trống lảng như vậy!..
Lý trí của bối cảnh cụ thể này chỉ còn lại vẻn vẹn trong đầu tôi cái điều mà có lẽ ai cũng nói thế: Chọn cái đỡ xấu nhất trong những cái xấu này vậy!
Vậy thế nào là cái đỡ xấu nhất trong những cái xấu này?
Nếu đem được lên bàn cân, quả thật cũng sẽ khó nói cái nào đỡ xấu hơn cái nào:
- Tham nhũng tiền bạc và quyền lực hiển nhiên là xấu. Song ai dám nói tham nhũng cơ hội đổi đời của đất nước là tham nhũng nhỏ hơn? Ai nói được giữa hai loại tham nhũng này, loại nào “sạch” hơn loại nào? Loại nào ác hơn?
-  Chống tham nhũng là đúng. Nhưng chống tham nhũng mà vẫn kiên định giữ nguyên hệ thống và chế độ hàng ngày hàng giờ đẻ ra tham nhũng là chống thật hay chống nhau?
-  Lợi dụng quyền lực thu lợi riêng, so với nhân danh bảo vệ Đảng làm trái Điều lệ để chiếm quyền lực, ai nói được mèo nào cắn mỉu nào?
-  Vi phạm đạo đức đảng viên là xấu. Song vin vào giữ gìn điều lệ tạo ra không khí đấu tố làm phân tâm nội bộ Đảng tội nào nặng hơn?
-     
-     
Rõ ràng so giữa cái xấu với nhau như thế sẽ có nhiều cái để so lắm và thật không dễ tìm được chân lý. Nó chẳng khác gì phải đi tìm cái hoàn hảo trong mọi cái không hoàn hảo. Trong khi đó đôi khi có một điều có thể đúng là: Nếu chống cái sai với mưu đồ trị nhau thì làm sao coi được là đúng và đem lại kết quả tích cực?.. Vân vân…
Vậy Hội nghị TƯ 14 và Đại hội XII nên chịu khó mất công hơn nữa để quyết định bầu “ai?” với tinh thần lựa chọn cái gì trong những cái xấu này có lợi hơn cho đất nước hoặc có triển vọng đem lại cái lợi lớn hơn cho đất nước. So đo như vậy may ra sẽ dễ hơn một chút.
 Ví dụ:
-  Giữa một cái là chống tham nhũng, và một cái là tạo thuận lợi cho thực thi dân chủ và khuyến khích tự do, cả hai cái đều tốt, nên ưu tiên cái nào?
-  Chống tham nhũng bằng phá triệt để các vụ án, hay là bằng tạo ra một thể chế minh bạch và có trách nhiệm giải trình để ngăn chặn ngay từ gốc nguy cơ tham nhũng, cách nào hiệu quả hơn? Lúc này ưu tiên cái nào?
-  Giữa một bên là cái kiên định định hướng xã hội chủ nghĩa để bảo toàn chế độ và đất nước, và một bên là phát huy tự do dân chủ để thực hiện dân giầu nước mạnh, nên ưu tiên cái nào? Cái nào lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hơn?..
-  Giữa một bên là kiên định định hướng xã hội chủ nghĩa và giữ đại cục, với một bên là nhân dân có tự do thì đất nước sẽ có tất cả, chọn cái gì?
-  Nên làm tất cả để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng.., hay là nên xây dựng một thể chế chính trị mạnh trên nền tảng kinh tế thị trường - nhà nước pháp quyền – xã hội dân sự làm môi trường xây dựng cho Đảng lớn mạnh để phấn đấu trở thành đảng cầm quyền?
-  Bộ Chính trị là cơ quan cấp trên của Quốc Hội, hay là Quốc hội phải là cơ quan quyền lực tối cao của cả nước? Chọn gì?
-  Dân chủ, tự do, các quyền công dân, quyền con người, vấn đề kinh tế thị trường… là những vấn đề chấp nhận miễn cưỡng, thực hiện miễn cưỡng để hội nhập? Hay là phải được biến thành những yếu tố cần lựa chọn làm nên sự phát triển của đất nước và sức mạnh của quốc gia?
-  Giữ đại cục bằng lời lẽ lúc nói tránh né là “tầu lạ”, “nước lạ”.., lúc như van xin - thậm chí bỏ qua cả lịch sử, lúc nói như để cho có tiếng nói đúng lập trường - để có cái thanh minh với dân và dư luận thế giới, song trên thực tế là chịu chấp nhận thương lượng tay đôi, đã và đang lùi dần từng bước… Hay là giữ đại cục bằng cách tạo ra cho đất nước thế và lực để trở thành đối tác được Trung Quốc tôn trọng và được sự hậu thuẫn của cả thế giới tiến bộ? Làm gì để đất nước có thế và lực như vậy?
-  Chọn ai là thích hợp nhất cho cái mục đích định chọn…
-  Vân vân…
          Song đưa ra những cái dễ hơn để chọn như thế lại rơi vào câu chuyện  đạo lý mất rồi! Khó thật!
          Chỉ có con đường thảo luận dân chủ và công khai ngay trong Hội nghị Trung ương 14 và sau đó là trong các phiên họp toàn thể của Đại hội XII, mới có thể có sự lựa chọn dễ hơn, đúng hơn.
Cũng không thể bắt chước Trung Quốc, sau khi bầu chọn xong, bên thắng sẽ truy nã bên thua, dìm sâu đất nước vào đấu tranh nội bộ triền miên. Tập Cận Bình muốn nắm tất cả quyền lực của đất nước rộng lớn cho mục tiêu đế chế Trung Hoa nên cần làm thế. Còn Việt Nam nếu học mót điều này sẽ là tắm máu với hệ quả có thể tiên liệu được. Chính vì lẽ này – xin nhắc lại – trước khi quyết định bầu chọn ai cấp chop bu, Hội nghi TƯ 14 và Đại hội XII phải quyết định được lựa chọn gì cho đất nước, rồi mới tính đến việc chọn người. Người được chọn cũng phải có cam kết ràng buộc với đất nước và với Đảng; Đại hội nhất thiết phải xây dựng được thể chế và quy định lọai bỏ người được chọn nếu không hoàn thành nhiệm vụ…
Nếu Hội nghị TƯ 14 và Đại hội XII để cho lợi ích của quyền lực cá nhân hay phe nhóm quyết định việc bầu ai ở cấp chóp bu này, người được bầu sẽ là chiến thắng của phe này đối với phe kia, của cá nhân này đối với cá nhân kia… Bầu như thế, sự đấu đá nhau đầy kịch tính như đang diễn ra lâu nay sẽ hứa hẹn một đoạn kết rất đen tối ngay sau đó trên sân khấu quốc gia.
Người thua cuộc chắc chắn trong mọi trường hợp “bầu” như vậy sẽ là đất nước, còn ĐCSVN sẽ đi sâu thêm một bước trên con đường là đảng độc tài cai trị, họa chư hầu cũng sẽ lớn nhanh theo...
Lâu nay và ngay bây giờ đã và đang ồn ào tiếng nói và hành động đầy sát khí chống lại các thế lực thù địch – bao gồm trước hết là sự phản đối ngay trong lòng đất nước của những người dân đang chịu đựng bất công và những người bất đồng chính kiến. Song người có tiếng nói phán xét cuối cùng rồi cũng sẽ là đất nước.
Ngày 01-01-2016 mà phải viết lên những điều đầy lo âu như thế này, thật là vạn bất đắc dĩ! Trong lòng cầu mong: Hay là mình đang được chứng kiến sự bắt đầu của một cơn đau đẻ có thể là khá dài của đất nước và trong ngắn hạn chưa sao biết được cái gì sẽ ra đời?..
Nguyễn Trung
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 1-1-16 

Hình chụp phòng giam Đỗ Đăng Dư (đã bị người cùng giam đánh chết)

Ngô Ngọc Trai đã thêm 6 ảnh mới.
3 Tháng 1 lúc 16:58 · Hà Nội ·
Bạn có biết: Bị giam khổ hơn đi tù?
Theo quy định hiện tại thì chế độ tiêu chuẩn ăn ở dành cho người bị giam giữ phục vụ điều tra thấp kém hơn tiêu chuẩn dành cho người thi hành án phạt tù.
Ví như về chỗ nằm người đi tù được ở phòng tập thể và bố trí riêng về chỗ nằm tối thiểu 2 mét vuông một người. Trong khi phòng giam dành cho người bị bắt giam giữ tối thiểu mỗi người cũng 2 mét vuông nhưng là bao gồm cả chỗ nằm và không gian sinh hoạt.
Điều vô lý là người bị bắt giam giữ chưa bị coi là tội phạm và cũng chưa phải chịu hình phạt, vậy đúng ra họ phải được sống theo tiêu chuẩn tốt hơn người bị phạt tù chứ?
Nhưng thực tế nhiều tiêu chuẩn ăn ở sinh hoạt người bị giam giữ đều kém hơn người phải đi tù.
Xem những bức hình chụp phòng giam Đỗ Đăng Dư dưới đây thì thấy: mỗi giường bê tông là 2 mét vuông (hai bên là 4 mét vuông), ở giữa lối đi là 2 mét vuông, khu vực vệ sinh và bể nước thêm 2 mét nữa. Vậy tổng cộng diện tích phòng giam chỉ khoảng 8 mét vuông
Vậy mà giam 4 người, vị chi mỗi người chỉ 2 mét vuông vừa chỗ nằm và không gian sinh hoạt.
Theo các lời khai thì Dư nằm cùng giường với kẻ đánh chết mình, tôi thì cho rằng chưa chắc Dư đã được nằm trên giường mà nhiều khả năng chúng bắt Dư nằm ở chỗ lối đi.
Việc người bị giam giữ phải chịu điều kiện sống khắc nghiệt là trái ngược với địa vị pháp lý của họ khi đó chưa bị coi là tội phạm,


Phan Cẩm Thượng: Nếu không viết sách, tôi đã có thể có tới ba bốn cái nhà...

Chủ Nhật, 03/01/2016 08:00:00
Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, trừ đôi lần nhận được hỗ trợ khiêm tốn từ hội Mỹ thuật và Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, vài giúp đỡ của bè bạn, tôi tự lo về kinh phí nghiên cứu. Số tiền cứ lặt vặt, nhưng tổng cộng lại rất lớn. Tiền đầu tư cho một cuốn sách có thể xây được một cái nhà. Nếu không viết sách có lẽ tôi có thể có đến ba bốn cái nhà...
Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng.
Thường, vào dịp Tết, nhà nghiên cứu sẽ rời Hòa Bình, nơi ông đang sống, làm việc… để về Hà Nội. Muốn gặp Phan Cẩm Thượng, cứ mồng 4 Tết, đi dọc phố ông Đồ (Quốc Tử Giám) sẽ thấy ông đang ngồi viết thư pháp, hay ký họa chơi trong một gian hàng nào đó. Rất nhiều người biết tới ông, với tư cách là một họa sĩ, một nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc, phê bình mỹ thuật, nhưng ít ai biết đến cuộc đời vừa tròn Lục thập hoa giáp của tài nhân tuổi Bính Thân này.

PV:  Ông có thể kể về tuổi thơ của mình? 
- Phan Cẩm Thượng: Câu chuyện này dài lắm, tôi không biết nên kể những chuyện gì, bắt đầu từ đâu. Sau năm 1954, gia đình tôi từ khu giải phóng ra Hà Nội, chuyển nhà đến ba lần, nhưng lần nào cũng đi thuê nhà xác của một bệnh viện cũ. Do nhà tôi rất đông người, gồm ông ngoại, hai chị em bà ngoại, bố mẹ và chín anh em, thuê những nơi đó rẻ tiền và không ai muốn ở.
Những con ma (thật hay giả?) ám ảnh tôi đến tận bây giờ. Tôi sinh ra ngày 1/1/1957 ở nhà thương 18 phố Quán Sứ (còn gọi là nhà Hộ sinh). Nhà tôi cũng ở luôn trong khu nhà thương này. Từ năm 1959 đến 1963, bố tôi hay đưa tôi đi chơi rất xa bằng xe đạp, đến những nơi trong kháng chiến chống Pháp ông từng đi qua và đến nhiều di tích văn hóa cổ. Đây cũng là thời gian đẹp đẽ nhất của gia đình.
Ông có thể kể rõ hơn về ám ảnh những hồn ma? Và sinh hoạt của ông cùng gia đình khi sống trong nhà xác của bệnh viện cũ?
- Tôi không hiểu sao những nhà xác của bệnh viện tư nhân thời xưa lại thường ở mặt đường. Chắc vì đưa thi hài ra cho tiện. Khi gia đình tôi đi thuê nhà, thường không ai nói đó là nơi như thế nào, chỉ thấy là giá rẻ, rất rộng và mặt đường, nhưng khi biết đó là nhà xác vẫn cứ phải ở thôi, với một gia đình mười mấy người không có cách lựa chọn khác. Những bà già sống xung quanh đó thường kể cho tôi nghe về chuyện ma, đặc biệt là chuyện thần giữ của.
Tôi biết nhiều chuyện ma, đến mức suốt thời thơ ấu nhiều khi không rõ mình đang sống thực hay nằm mơ. Mọi người trong nhà tôi lại rất đề cao chủ nghĩa duy vật, chẳng ai sợ ma quỷ, chẳng ai quan tâm đến cúng giỗ, trừ bà ngoại tôi. Bà năm nào cũng đi chùa Hương một lần cho đến tận năm mất.
Kỷ niệm ấu thơ nào lắng đọng trong ông để không thể nào quên?
- Gần nhà tôi có hai mẹ con bà hàng xóm. Bà này rất giầu, chân đeo cả một cái Kiềng vàng. Một lần tắm bà bỏ quên cái Kiềng, nên tiếc của ốm mà chết. Trước khi chết, bà gọi bố mẹ tôi và trao lại cô con gái độc nhất. Bà bảo: Nó không thiếu của để sống, nhưng không ai trông nom. Vậy nhờ ông bà giúp, bên ấy đã có chín cháu, thêm một đứa cũng không đông là bao nhiêu.
Chị ấy qua lại nhà tôi như anh chị em trong nhà rất thân ái. Khi túng tiền, chị thường đèo tôi bằng xe đạp phơ dô đến một nơi nào đó, có một chiếc rương gỗ to, trong chất đầy đồ gốm sứ cổ, lấy ra một cái bán đi tiêu.
Sau này chị lấy chồng, tôi cũng thành thiếu niên, lại chơi nhà chị, tôi thấy một đôi tượng mèo sứ rất đẹp, bèn hỏi xin. Chị bảo tất cả những rương đồ cổ mà em trông thấy, bây giờ chỉ còn hai con mèo này. Tôi không xin chị nữa. Vài năm sau thì chị ấy chết vì ung thư.
Ông đã trưởng thành trong hoàn cảnh vật chất/ và tình cảm gia đình như thế nào?
- Một gia đình đông đúc mà chỉ có lương của bố, nên nhà tôi rất nghèo. Nồi cơm bưng ra nhoáng một cái đã hết sạch. Mỗi năm nhà nước trợ cấp cho gia đình tôi đôi chiếu, và những người dưới 18 tuổi 5 đồng/ tháng. Nói thực là cho đến khi vào bộ đội tôi mới sờ vào miếng thịt, cho đến nay về căn bản tôi không ăn được thịt. Tuy nhiên mọi người trong nhà rất hay, ai nấy đều có ngoại ngữ, đều biết vẽ và chơi đàn. Bố tôi dậy mọi người văn hóa nói chung và ngoại ngữ, mẹ tôi dậy đàn ghi ta cổ điển, nấu ăn và đan len.
Vào lúc đó tất cả anh chị em nhà tôi đỗ vào đại học là trường hợp rất đặc biệt. Tôi còn có ba người chị nuôi thường xuyên lại nhà, và họ hoàn toàn tự túc về kinh tế. Như vậy với bẩy cô chị, bốn người anh và những bạn bè của họ, nhà tôi luôn đông như ngày hội. Các buổi tối thứ bẩy, chủ nhật đều có vài ba cây ghi ta hòa nhạc. Ngày sinh nhật của tôi là ngày tụ họp của toàn gia đình.
Tôi là người kém nhất nhà, có thể bạn không tin điều này, vì cho đến nay tôi thành đạt hơn mọi người trong gia đình mình. Tôi chỉ sớm nhận thấy cái học và cái làm của các anh chị tôi chẳng đi đến đâu, nhất là không qua nổi sự nghèo đói. Hai người anh tài hoa nhất trong nhà chết trẻ.  Người do ốm đau bệnh tật, mà không có thuốc, người thì thất nghiệp dài đâm ra nghiện rượu. Từ năm 1968, gia đình lớn của tôi chính thức tan rã bởi nhiều lý do. Từ đó mọi người ít gặp nhau, và tôi cũng sớm tự lập. Tôi tự nuôi được mình từ năm 11 tuổi.
Đến tuổi nào thì ông nhận thấy “cái học và cái làm của anh chị không đi đến đâu”? Ông làm thế nào để không đi vào con đường nghèo đói, bế tắc của anh chị ông?
- Rất sớm, chừng tám tuổi bởi vì tôi luôn bị đói. Thực ra cái đói là chung của nhiều nhà trong thời chiến tranh. Trước tiên tôi thấy là việc đi học như thế này không thiết thực lắm và không làm được nghề gì cả. Từ đó tôi học hết sức cầm chừng, miễn qua được lớp, rồi tự học một số thứ khác, như học vẽ, học chữ Hán và một số nghề cụ thể. Tôi thấy cả kho tàng Hán Nôm lúc đó chẳng ai coi trọng. Chị tôi cũng giỏi Trung văn bảo tôi rằng sau này sẽ cần đến người đọc đến, nên nếu tôi đi vào đó sẽ có việc làm mà không phải cạnh tranh với ai. (Ngày trước việc làm là vấn đề lớn vì liên quan đến sổ gạo).
Khi có thể làm được một số nghề, tôi lại nghĩ, nên chơi là chính, chứ vất vả thì không ra người. Từ đó tôi làm cũng hăng mà chơi cũng khiếp. Tôi cứ quan sát xung quanh, thấy người ta bỏ đi cái gì thì tôi làm cái đó. Ví dụ sau này không ai chịu nghiên cứu nghệ thuật cổ thì tôi đi vào, không ai vẽ theo lối cổ thì tôi vẽ, ai cũng thích nhao đi kiếm tiền, thì tôi ngồi chơi.
Người xưa có nói: Bổ bất túc, Tổn hữu dư - nghĩa là: Thêm vào thì không đầy, Tổn thất lại thừa ra. Tôi thực hiện đúng như vậy, cứ chịu thiệt, mà rồi cái gì cũng có. Có lẽ nói vậy không ai tin.
Khi còn là học sinh, việc học trong trường của ông ra sao?
- Khi ở bộ đội, tôi phục vụ ở ban tài vụ trong binh chủng không quân. Nơi đây nhiều người có trình độ cao. Chúng tôi xây dựng một thư viện lớn và được chỉ huy ủng hộ. Tôi tự học xong vài chương trình đại học ( như văn, sử, triết học và toán ) từ thư viện quân đội. Nên thi đại học rất dễ dàng, và khi học cũng vậy.
Thi đại học dễ dàng và việc học không khó khăn khi ông học trong trường lớp cầm chừng và chăm chú tự học những thứ ông cho là cần thiết, những thời điểm nào tạo ra các bước ngoặt trong cuộc đời ông?
- Thực ra những bước ngoặt đều là ngẫu nhiên và không phải lúc nào cũng thú vị. Năm 1965, tôi sơ tán ở Phú Thọ, rừng núi và đời sống hoang sơ nơi đây đã di dưỡng tâm hồn tôi. Năm 1966, 1967, tôi sống ở Hà Tây, những di tích văn hóa đình chùa đã đưa tôi đến nghề nghiên cứu mỹ thuật cổ sau này. Năm 1975, tôi đi bộ đội, đó là một bước ngoặt lớn. Năm 1992, tôi xin ra khỏi biên chế cũng là bước ngoặt. Nếu tính nhiều sự kiện cá nhân, gia đình, xã hội khác, thì ai cũng có nhiều bước ngoặt.
Bây giờ nhìn lại thấy các bước ngoặt chỉ là trò đùa của tạo hóa, hình như cuộc đời của con người thực chất là một đường thẳng, giống như một sợi dây, có rẽ chỗ này chỗ nọ, có nút có rối, nhưng căng ra vẫn thẳng. Hay đó là số phận.
Hoàn cảnh nào đưa tới việc ông trở thành giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Yết Kiêu?
- Tôi tốt nghiệp năm 1984 và được giữ lại trường. Thực ra ba năm sau mới chính thức lên bục giảng, còn những năm đầu tôi làm ở phòng nghiên cứu khoa học và đi dậy giờ cho các trường trung học văn hóa nghệ thuật các tỉnh. Tôi được thay vào vị trí của thầy mình là ông Nguyễn Quân, lúc đó đã chuyển lên hội Mỹ thuật. Tôi dậy môn Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, và ít nhiều về Mỹ thuật phương Đông.
Ông giảng dạy bao nhiêu năm? Ông có thể kế về học trò của mình? Ông cảm thấy thế nào khi bản thân là giáo viên? Ông có yêu nghề không?
- Mặc dù thôi biên chế năm 1992, nhưng tôi vẫn nhận dậy giờ cho nhà trường đến năm 2005, và cũng dậy giờ cho nhiều trường nghệ thuật khác. Đến nay căn bản thôi dậy học. Tôi nghĩ không cần thiết phải kể về học trò. Vì nói chung các nghệ sỹ sau khi ra trường không thích nhắc đến ai là thầy mình. Tôi tôn trọng điều này. Trong nghệ thuật phủ định là việc tích cực. Khi là giáo viên, tôi thường không soạn bài, không mang theo giáo trình, sách vở, muốn tự mình lý giải vấn đề lúc nào cũng khác nhau. Tuy nhiên tôi đã thuộc Lịch sử nghệ thuật, thế giới và Việt Nam, có thể phân tích các trường phái, nghệ sỹ… theo nhiều chiều. Tất nhiên là yêu nghề.
Giảng dạy không mang giáo trình, chẳng soạn giáo án như thế, liệu ông có gặp phải sự phản đối của đồng nghiệp hay từ chính học trò của mình không?
- Trường Nghệ thuật vốn mang tính truyền nghề nên giáo trình giáo án, cho đến nay chẳng có gì quy củ. Phần lớn lên lớp bằng kinh nghiệm, không riêng gì tôi. Các môn lý thuyết cũng có thể soạn ra được, nhưng năm nào cũng thế thì lặp đi lặp lại. Nên tôi có soạn nhưng dậy tự do để tìm cái mới ngay trên lớp. Học sinh nghệ thuật họ cũng biết nên nghe cái gì.
Vì sao ông nghỉ dạy? Hoàn cảnh nào đưa ông tới quyết định đó?
- Ở đây cần phân biệt việc xin thôi biên chế và thôi dậy học là khác nhau. Tôi rời biên chế sớm vì không muốn biến thành một người công chức nhàm chán. Nhưng hơn 10 năm sau mới thôi dậy học, vì lúc đó tôi thấy học sinh và người thầy rất khác, rất nhiều tiêu cực, ở tất cả các trường tôi từng biết. Việc học hành không được đặt lên hàng đầu, và người ta chỉ cần bằng cấp thôi. Nền giáo dục hoàn toàn suy đồi. Lòng tự trọng của những người thầy và sinh viên bị đánh tan nát bởi sự biếu xén, đút lót, đổi tình hay tiền lấy điểm. Lúc đó tôi thường nói với sinh viên nào còn muốn học là hãy lựa chọn mình trong nền giáo dục, hãy tự học, không chờ đợi ai dậy. Và học để biết cái tất yếu của cuộc đời chứ không để hơn ai hay kiếm ăn.
Ông nói với học trò của mình như vậy, chính là từ kinh nghiệm tự học của mình? Ông đã tự học như thế nào? Làm sao để định hướng học mà ông cho là phù hợp với ông? Ông là người hiểu chính bản thân mình (muốn gì, sống vì điều gì?) một cách sâu sắc?
- Hồi còn đi học, ông Nguyễn Quân đã nói với tôi rằng: Người xưa đi học để hơn người. Bây giờ đi học là nâng cao chính mình. Và: Cậu muốn giầu, muốn có danh vọng thì dễ, nhưng muốn thành nghệ sỹ thì khó. Những lời nói đó tác động đến tôi sâu sắc. Thực ra cho đến khi gặp nhà sư Thích Thanh Dũng ở chùa Bút Tháp, một người chân tu hiếm hoi, qua những lần đàm đạo, tôi mới hiểu được thế nào là hiểu mình, hiểu rằng cái mà ta nhìn thấy, chỉ là cái mà ta nhìn thấy, không phải thế giới như nó vốn có.
Nhà sư Thích Thanh Dũng giúp ông hiểu mình, hiểu thêm bản chất thế giới, còn ai là người thực sự có ảnh hưởng trong cuộc đời của ông?
- Bà ngoại tôi và thầy Nguyễn Quân. Phần lớn kiến thức văn hóa cổ tôi chỉ cần quan sát bà tôi là ra. Thầy giáo là người chỉ cho tôi phương pháp nghiên cứu. Tôi mới viết cuốn Văn minh vật chất của người Việt, bằng câu chuyện kể từ bà của mình, và viết bằng giọng kể của một bà già.
Những người làm nghệ thuật có cách quan niệm khác về người ảnh hưởng. Ví dụ họ có thể chịu ảnh hưởng bởi một nghệ sỹ trong quá khứ, hay ở nơi nào đó xa sôi, mà hai bên không biết nhau. Pautopski nói rằng nhiều khi ông cảm thấy Puskin gần gũi với ông hơn những nhà văn cùng thời. Chúng tôi cũng vậy. Tôi thích họa sỹ cuối thời Phục hưng El Gretco, nhà văn Thạch Lam, họa sỹ trừu tượng Mỹ Frank Stella… những người cách xa tôi về không gian và thời gian. Chúng tôi gọi đó là ảnh hưởng xa và ảnh hưởng gần, hay ảnh hưởng lịch đại và đồng đại.
Ông bắt đầu công việc nghiên cứu nghệ thuật nói chung/ mỹ thuật nói riêng như thế nào?
- Khi đi học tôi cũng không hề nghĩ mình trở thành nhà nghiên cứu, hay họa sỹ. Thực sự thì tôi chỉ thích rong chơi. Tôi không hay ghi chép, tra cứu gì, mà nhớ tự nhiên thôi. Nhưng thầy tôi, ông Nguyễn Quân luôn hướng tôi vào việc viết lách, biên soạn những tài liệu về mỹ thuật để có thế tiến hành phê bình hay lý luận. Ông liên tục đặt tôi viết về những di tích cổ và những nghiên cứu hiện đại, ngay từ khi là sinh viên. Về nghệ thuật cổ hình như nó có sẵn trong tôi, chỉ việc chép ra, có điều lạ là làm sao thầy biết tôi có thể viết được về di tích này nọ.
Hai ba cuốn sách đầu tiên cũng là do thầy bảo viết chung với thầy. Tuy nhiên biết là một chuyện, viết ra là chuyện khác. Viết sách rất cực nhọc, tới mức cứ đụng vào giấy bút là tôi thấy kinh hãi. Thực ra tôi dành nhiều thời gian sống với các di tích nghệ thuật cổ, tôi đến các đình đền chùa chơi và thư giãn. Tôi viết bằng cách mô tả lại đời sống của di tích và của mình với di tích.
Cuốn sách đầu tiên của ông đã ra đời như thế nào ? Khi cầm cuốn sách trên tay, ông có cảm giác gì?
- Cuốn sách đầu tiên viết chung với thầy có tên là Mỹ thuật với mỗi người, do nhà xuất bản Đà Nẵng đặt. Chúng tôi biên soạn năm 1985, nhưng sau đó nhà xuất bản không in, và cũng không tìm thấy bản thảo đâu cả. Sau này tôi còn một bản thảo đánh máy, và nhờ ông Lương Xuân Đoàn giới thiệu cho một nhà xuất bản khác, nhưng họ cũng vứt đi nốt. Thế là công cốc.
Cuốn sách Mỹ thuật của người Việt là thứ hai, thầy và tôi biên soạn trong ba năm (1986 - 1988), và xuất bản năm 1989 ở nhà xuất bản Mỹ thuật. Đây coi như là cuốn đầu tiên được in. Tiền nhuận bút được hai trăm nghìn đồng, giá sách là hai nghìn. Thầy bảo không lấy tiền mà lấy tất sách đem biếu bè bạn. Nhờ công trình này mà tôi được ông Trần Quốc Vượng rất có thiện cảm. Sau đó thầy cho tôi đi chơi một tuần vào Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay cuốn sách vẫn là một tư liệu quý nhất là đối với những người dậy nghệ thuật cổ và sinh viên mỹ thuật.
Vậy khi biết cuốn Mỹ thuật với mỗi người “chết” ngay khi chưa được xuất bản trong khi hai ông đã mất rất nhiều công sức chỉ vì sự vô trách nhiệm, ông đã có suy nghĩ và cảm giác như thế nào? 
- Cuốn sách đầu tay đó thực ra chưa tốt lắm, nên tôi cũng không quá tiếc, nhưng là kinh nghiệm quý báu để làm bản thảo cẩn thận về sau. Lúc đó chưa có vi tính, photo, nên chúng tôi đưa bản viết tay cho biên tập, mất mát là chuyện thường. Bản thân tôi cũng không quá cẩn thận, nên sau này tôi giao cho một sinh viên tất cả những gì mình viết và đánh vào vi tính. Đó là anh Nguyễn Anh Tuấn, người vẫn giúp tôi công việc làm sách đến giờ.
Tôi nghiên cứu tham và rộng, nên làm đến đâu thanh lý đến đó, để khỏi bừa bộn, và biết gì thì viết luôn thành bài, tư liệu nằm luôn trong đó, chứ không ghi sổ. Sau đó cái gì thừa vứt đi luôn. Các bài viết của tôi luôn nhiều tư liệu, số liệu vì thế, nó đòi hỏi tôi trình bầy cho dễ đọc, và đó cũng là cách rèn viết.
Tôi biết mình có nhiều sai lầm và võ đoán trong nghiên cứu, nhưng tôi cứ trình bầy ra, người khác đọc, chỉ ra chỗ sai, cũng là được việc. Tôi nghĩ rằng ta chỉ có thể tiếp cận chân lý, chứ không đến đó được tuyệt đối, đó là khoa học, con đường kế thừa và phủ nhận.
Nghiên cứu mỹ thuật vào thời điểm hiện tại đã là việc không dễ, nhưng vì sao ông lại hướng mình đi theo con đường “tái tạo lại lịch sử” mỹ thuật?
- Khi tôi đi học và nhận dậy môn Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, tư liệu về môn này hoàn toàn trống rỗng, ngoài ba tập sách Mỹ thuật thời Lý, Trần, Lê sơ của viện Mỹ thuật và 10 tập ảnh mua của bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Cuốn Mỹ thuật của người Việt thực ra là cuốn Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam nhằm bổ khuyết cho sự thiếu hụt của khâu nghiên cứu mỹ thuật cổ. Chúng tôi phải tiến hành xác định nghệ thuật từ thời Tiền sử đến Bắc thuộc, và nghệ thuật từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20, lúc đó chưa có nguồn tư liệu nào được công bố. Thực ra viện Mỹ thuật đã làm phần nào việc này dưới thời ông Nguyễn Đỗ Cung, nhưng mới là các báo cáo điền dã, chủ yếu là các kiến trúc, và còn nằm trong kho tư liệu.
Tôi có thể biên soạn cho trường cuốn Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam không khó khăn gì. Nhưng theo quy định tôi không có học vị nên muốn làm phải đứng tên chung với một giáo sư, tiến sỹ nào đó. Khổ nỗi chẳng ai dám đứng tên chung với tôi, nên cho đến nay không có giáo trình này.
Ông đã tác nghiệp ra sao để có được những tư liệu chính xác?
- Tôi bỏ ra hai năm đọc tất cả các tư liệu trong thư viện về khảo cổ học, nghiên cứu mỹ thuật, phần nào các báo cáo điền dã, nếu được xem, các bộ sách BAVH (Tập san Đô thành hiếu cổ), BFEO  (Tạp chí Trường Viễn Đông bác cổ) được biên soạn từ thời Pháp thuộc, các sách của H. Parmentier, Leopold Cadière, L. Bezacie... là những nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật ở Đông Dương. Cùng đồng thời tôi đi lại khảo sát tất cả các di tích bằng xe đạp và ô tô khách. Những di tích chính, thầy tôi cử nhà nhiếp ảnh Đỗ Huy đi theo tôi chụp lại. Tôi xác định các tư liệu trên văn bia và thần phả, sắc phong ở di tích. Tinh thần là vừa học vừa làm. Có điều rất thuận lợi là đi đến đâu cũng được nhân dân địa phương giúp đỡ, tha hồ chụp ảnh, dập bia, tạo điều kiện cho ăn ở, không ai hỏi gì về giấy tờ, mục đích công việc. Đó là việc không nhà nghiên cứu nào có được. Cho đến nay tôi cũng lấy làm lạ về việc này.
Ngành lịch sử nghệ thuật ở các nước luôn phải kết hợp với ngành khảo cổ học. Sinh viên học lịch sử nghệ thuật song song với học khảo cổ học. Sự kết hợp này hoàn toàn không được biết đến ở nước ta, nên các tư liệu lịch sử của tác phẩm nghệ thuật khó chính xác. Về cá nhân tôi có quan hệ tốt với ông Trần Quốc Vượng, ông Trịnh Cao Tưởng để hỏi han khảo cổ học. Tiếc thay hai tiên sinh đó đã về trời rồi.
Ông đã gặp khó khăn/ thuận lợi cụ thể như thế nào trong quá trình tác nghiệp?
- Như trên tôi đã nói việc đi nghiên cứu là hết sức thuận lợi, chỉ có tiền là tôi rất hiếm. Ba năm đó tôi gửi vợ con về nhà ngoại cùng đồng lương ít ỏi. Để có điều kiện đi, tôi nhận dậy học cho các trường Trung học văn hóa nghệ thuật tỉnh. Thứ Bẩy, Chủ nhật, tôi theo học sinh về chơi các địa phương quê họ, nhân đó mà đến các đình chùa. Cách này làm tôi đỡ tốn tiền. Đôi khi cũng phải làm vài việc hiếu hỷ thú vị. Ví dụ có lần 30 cô thợ thêu mang sổ tay đến nhờ tôi vẽ mẫu thêu. Tôi phải vẽ tất cả các buổi tối,dầy đặc các cuốn sổ, hôm nào cũng rất khuya, còn các cô ấy cứ chầu chực bên cạnh. Họ thích xem tôi vẽ và phấn khởi khi có một cuốn sổ như vậy.
Vậy là ông làm những việc này hoàn toàn một mình và tự lo về kinh phí?
- Sau này, trừ đôi lần nhận được hỗ trợ khiêm tốn từ hội Mỹ thuật và Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, vài giúp đỡ của bè bạn, tôi tự lo về kinh phí nghiên cứu. Số tiền cứ lặt vặt, nhưng tổng cộng lại rất lớn. Tiền đầu tư cho một cuốn sách có thể xây được một cái nhà. Nếu không viết sách có lẽ tôi có thể có đến ba bốn cái nhà... 
Trước tiên tôi thấy là việc đi học như thế này không thiết thực lắm và không làm được nghề gì cả. Từ đó tôi học hết sức cầm chừng, miễn qua được lớp, rồi tự học một số thứ khác, như học vẽ, học chữ Hán và một số nghề cụ thể. Tôi thấy cả kho tàng Hán Nôm lúc đó chẳng ai coi trọng.
Phan Cẩm Thượng
(Xem tiếp phần cuối trong chuyên đề Tinh hoa Việt số 19, ra ngày 10-1-2016)
Nguyễn Quỳnh Trang (thực hiện)
Nguồn: Daidoanket

Tìm kiếm Blog này