Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Cuốn băng thu âm ngày 30/04/1975

Tiếng nói đầu tiên về sự Đổi Đời trên làn sóng điện của Đài Phát thanh Sài Gòn
Vào thời điểm 30/04/1975, TS. Nguyễn Nhã ngồi bên máy thu thanh để chờ nghe tin kết thúc chiến tranh khi đang tản cư ở trường học bên cạnh nhà thờ Tân Định để tránh pháo vì rạng sáng ngày 29/04/1975, cách nhà ở 158/227 Thoại Ngọc Hầu, bây giờ là Phạm Văn Hai, khoảng 15m bị hỏa tiễn rơi lạc. Việc ghi âm khoảnh khắc này là có chủ đích, nhằm phục vụ cho sưu tầm và nghiên cứu cứ liệu lịch sử. Băng được trực tiếp thu bằng máy Cassette Hitachi. Chính nhờ vậy toàn văn tuyên bố và diễn tiến phát thanh trên đài phát thanh được ghi lại hoàn toàn trung thực và chính xác.
Cuốn băng ghi âm có chất lượng khá tốt, dài 30 phút, ghi lại lời tuyên bố đầu hàng của tướng Dương Văn Minh vào ngày 30/4/1975 là cuốn băng duy nhất do TS. Nguyễn Nhã thực hiện. Cuốn băng ghi âm được xem là tư liệu quý có một không hai về buổi phát thanh cách mạng đầu tiên trên đài phát thanh Sài Gòn khoảng 13 giờ trưa ngày 30/4/1975, có giá trị về mặt lịch sử và nhờ nó mà sau này đã xác định được ai là người đã soạn nội dung cho tướng Minh nói trên đài phát thanh. Năm 2002, TS. Nguyễn Nhã đã sang tặng cho kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, nguyên chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn.
• Người thu: Nguyễn Nhã, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Tập san Sử Địa (Đại học Sư phạm Sài Gòn)
• Máy thu: Radio Cassette HITACHI (khoảng hơn 40cm x 30cm)
• Băng thu: Băng cassette hiệu CHERRY 90 phút, băng nhạc cũ
• Nơi thu: Nơi tạm trú tránh đạn lạc, trường học kế Nhà thờ Tân Định (Sài Gòn)
• Thời gian âm được thu: Khoảng 20 phút không liên tục .
• Thời gian thu: buổi chiều Ngày 30/04/1975

Những nhân vật trong tấm ảnh nổi tiếng tại đài PTSG ngày 30.4.1975


Từ trái sang phải (hàng đầu): SV Hà Thúc Huy (Điệp báo A10), nhà báo Đức Petearnet, tổng thống Dương Văn Minh, Đồng chí Lâm (bộ đội), Đồng chí Hà Huy Đỉnh (áo đen, đang chỉ tay), KTS Nguyễn Hữu Thái (Điệp báo A10-đeo băng ở tay trái), đồng chí Phạm Xuân Thệ.
Ảnh chụp lúc 12 giờ 20, ngày 30/4/1975 tại Đài phát thanh Sài Gòn. Tác giả bức ảnh là Phóng viên Thông tấn AP, Nhà báo Phạm Kỳ (Kỳ Nhân) - một cơ sở Điệp báo A10. Chú thích ảnh của Tác giả.

Nguồn: Ictdanang

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Nhớ lại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 1965

Người đẹp Việt đầu tiên đi thi quốc tế là ai? hoa hậu việt nam đầu tiên, thái kim hương, hoa hậu việt, sao việt, người đẹp đầu tiên

Xem chi tiết tại Đây

Thi hoa hậu trên Đài truyền hình Sài Gòn 50 năm trước

10:00 AM - 21/05/2017 Thanh Niên



Thí sinh Tô Châu, Khánh Dung, Ngọc Thúy, Tố Trinh, Trúc Mai, Thùy Sơn, Thương Hoa và Ngọc Bích (từ trái sang) trong trang phục áo tắmẢNH: L.M.Q CHỤP LẠI TƯ LIỆU

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Vài nét về Ca Nhạc Saigon trước 1975

Lời người viết: Lâu rồi các bạn bè thân hữu mỗi khi gặp tôi cứ hỏi “Liệu ông có viết lại các mẫu chuyện về Ca Sĩ Sài Gòn trước năm 75 được không?”. Bởi dù gì ngày trước ở Sài Gòn tôi viết chuyên mục về điện ảnh tân nhạc cho nhiều báo và tạp chí, mà nhật báo Trắng Đen với số bán chạy nhất thời đó là chủ chốt; đồng thời cũng là một trong các sáng lập viên “Nhóm thân hữu ký giả Điện ảnh Tân nhạc Việt Nam” (như Huy Vân TTK báo Tiền Tuyến, tức Binh Cà Gật trong tạp chí Chiến Sĩ Cộng Hòa, Nguyễn Toàn, Tương Giang, Phạm Hồng Vân, Phi Sơn….) thuộc “thiên lý nhãn”…. trăm tai ngàn mắt thời đó.
Viết về giới ca nhạc sĩ Sài Gòn thời trước 1975, là viết những chuyện đằng sau hậu trường, những chuyện dính dáng vào đời tư nhưng không đến nỗi phải bồi thường “một đồng danh dự”; có thể có những vụ việc đã từng được đăng hoặc chưa được đăng trên báo, viết về người còn ở lại và người đã xa quê hương, quả thật hết sức phức tạp!
Lý do “sự thật hay mích lòng”, nhưng đã hơn 30 năm xin cứ coi đây là kỷ niệm, thật hư thế nào chính người trong cuộc sẽ hiểu!…. Nhưng vì một lẽ giản đơn “không muốn vạch áo cho người xem lưng” đó thôi! ?
Cuối cùng, những phần hồi ký này chỉ trích đăng từng phần, nếu có dịp xin sẽ viết tiếp… và viết ra để những người về sau tham khảo và biết về các Nhạc Sĩ & Ca Sĩ trước 1975, đang ở VN, Hải ngoại đã thành danh như thế nào. 
Tr cau hoi 1CA SĨ SAIGON – XUẤT HIỆN TỪ ĐÂU?

Đô la đỏ & hàng PX

By Trang Nguyên -  January 20, 2017
Trên trang mua bán eBay, tôi thấy có nhiều loại tiền đô la đỏ thường gọi là MPC (Military Payment Certificate) mà quân nhân và các cơ quan dân sự Mỹ dùng để thanh toán trong thời chiến tranh VN. Đồng đô la đỏ được chính phủ Mỹ in ra để người Mỹ đóng quân ở hải ngoại tiêu xài, khi về nước hoặc đi nghỉ phép tại một quốc gia khác được đổi sang đồng đô la xanh (tức tiền lưu hành trong nước) tuỳ theo mức lạm phát tiền tệ của mỗi nước. Chẳng hạn ở miền Nam VN, thời gian 1968, 180 đồng đô la đỏ đổi được 100 đồng đô la xanh.
do-la-do5
Mặt tiền cửa hàng PX Chợ Lớn trên đường Nguyễn Tri Phương năm 1968 – Ảnh: Brian Wickham

Phim Hoàng Sa - Việt Nam: nỗi đau mất mát

Chuyện đời của người tự sát dưới chân tượng đài TQLC ngày 30.4


________________________

Tưởng Niệm Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Văn Long

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Lịch sử xe 2 bánh Yamaha

Xe Yamaha đầu tiên tại Việt Nam

Một thương hiệu xe máy nhật được nhập cảng vào miền nam Việt Nam sau những đợt xe Honda, Suzuki và Kawasaki được Cục Quân Tiếp Vụ của Quân đội VNCH nhập vào dành cho các quân nhân phục vụ tại miền nam trước 1975 là xe Yamaha, một trong bộ 'tứ đại gia' xe máy Nhật Bản tồn tại ngày nay sau cuộc chiến xe máy khốc liệt tại Nhật bản kéo dài gần 3 thập niên.

Sơ lược lịch sử dòng xe Yamaha - ヤマハのオートバイ

Lịch sử xe 2 bánh Honda

Xe Honda đầu tiên tại Việt Nam
Những chiếc xe máy Honda xuất hiện đầu tiên tại miền nam Việt Nam vào đầu thập niên 1960 do những thiện nguyện viên Mỹ đến làm công tác dân sự vụ nhằm giúp đở phát triển kỹ thuật và kinh tế tại miền nam sau khi đất nước bị chia đôi bởi Hiệp Định Genève 1954 ký kết giửa Việt Nam DCCH và Pháp.

Trong bối cảnh thị trường xe 2 bánh gắn động cơ vào thập niên 1950, đa số các loại xe sử dụng tại miền nam Việt Nam được nhập từ Âu Châu: Vespa, Lambretta, Puch, Mobylette-Motobécane, VéloSolex, các loại xe gắn động cơ Sachs như Goebels, Ischia, Follis, Rumi, Phénix... Một phần do độ tin cậy vào hàng hoá của Âu Châu sản xuất, một phần nghi ngờ vào độ bền những sản phẩm Nhật Bản sản xuất sau Thế Chiến thứ hai 1939-1945.

Tìm kiếm Blog này