Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma ngày 14/3/1988?

HỒNG THỦY 10:53 15/03/18

(GDVN) - 30 năm sau ngày diễn ra vụ thảm sát Gạc Ma, một số học giả Trung Quốc đã lên tiếng thông qua Thời báo Hoàn Cầu. Chúng tôi xin dẫn lại và có đôi lời phản biện.
Ngày 14/3 là vừa tròn 30 năm ngày diễn ra sự kiện lính Trung Quốc thảm sát 64 chiến sĩ Công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng tại bãi đá Gạc Ma, Trường Sa, Khánh Hòa.
Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã lên tiếng về sự kiện này.
Mục Tin tức quốc tế, Thời báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung Quốc ngày 14/3 đăng bài: "Trận chiến cuối cùng Trung Quốc đánh, người Việt Nam miêu tả khiến tôi kinh ngạc" của tác giả Bổ Nhất Đao, do Lý Lâm Chi biên tập.
Bổ Nhất Đao là bút danh / nick name của một cây viết thường xuyên tham gia bình luận các vấn đề quốc tế và quân sự trên các diễn đàn trực tuyến Trung Quốc. 
Bài viết này có tham khảo ý kiến một số học giả Trung Quốc: Tư Trấn Đào - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; Tôn Tiểu Nghênh - Viện Khoa học xã hội Quảng Tây; Lưu Phong - chuyên gia Trung Quốc về biển.

Last days in Vietnam

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Hiện tượng mượn âm trong địa danh Việt Nam

1.Trong tiếng Việt có một hiện tượng rất đáng quan tâm mà chúng tôi tạm gọi là “mượn âm”. Hiện tượng này diễn ra trong các từ ngữ hằng ngày và cả địa danh. Trước khi miêu tả hiện tượng xảy ra trong địa danh, chúng tôi đề cập đến một số trường hợp trong từ ngữ thông thường.  

2.Trong từ ngữ hằng ngày, chúng tôi chia làm mấy loại nhỏ.
2.1.Trong nội bộ tiếng Việt, một số từ có âm na ná nhau, từ này đã mượn âm từ kia. Xin nêu một thí dụ tiêu biểu.
Bồ bịch trong tiếng Việt ban đầu là tên hai nông cụ. Cái bồ là dụng cụ đựng lúa, có đáy; cái bịch cũng là dụng cụ đựng lúa nhưng không có đáy, lấy nền nhà làm đáy. Ca dao xưa có câu:
Bởi anh chăm việc canh nông,
Cho nên mới có bồ trong, bịch ngoài.
Đồng thời trong tiếng Việt có từ bầu / bậu (bạn) có một biến âm thành bồ, theo kiểu: thi đậu – thi đỗ, đậu xanh – đỗ xanh,…Thế là do có hai tiếng bồ đồng âm, ta có từ bồ bịch thứ hai, chỉ bạn trai, bạn gái.
2.2. Những từ nước ngoài có âm tương tự tiếng Việt đã mượn âm từ của tiếng Việt. Xin nêu hai thí dụ.
Đu-riêng là tên một loại trái cây trong tiếng Malaysia. Khi tên loại cây này du nhập vào tiếng Việt, gặp một từ tổ có âm tương tự là sầu riêng (“nỗi sầu riêng tư”), thế là người Việt gọi là trái sầu riêng.
Saucisse là một từ của tiếng Pháp, có nghĩa là dồi, “món ăn được làm bằng ruột lợn nhồi thịt hun khói và luộc nhỏ lửa”. Khi món ăn này được người Việt tiếp thụ, gặp một từ có âm tương tự, nó liền mang tên xúc xích.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Kon Tum qua các thời kỳ lịch sử

Từ một làng nhỏ của người Bana cạnh dòng sông Đăk Bla, đồng bào các dân tộc Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm,... đến tụ cư, sinh sống, cho đến vị thế quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của mảnh đất Tây Nguyên bao la, hùng vĩ,... mảnh đất Kon Tum đã trải qua biết bao biến động và thăng trầm với nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Ngược dòng thời gian, tìm hiểu về những giai đoạn lịch sử mà Kon Tum đã đi qua, càng thấy trân trọng hơn ý chí, nghị lực, lòng quả cảm và sức mạnh nội lực của đất và người nơi đây trong hành trình vươn lên cùng đất nước. 

Tên gọi Kon Tum

Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang - OR. Lúc ấy, làng Kon Trang - OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi - một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,...).

Ngôi làng của người dân tộc Brâu nằm ở ngã ba biên giới

'Bắt chồng' ở ngôi làng nằm giữa ngã 3 Đông Dương

Ngôi làng của cộng đồng người dân tộc Brâu nằm ở ngã ba biên giới, giữa 3 quốc gia Việt - Lào - Campuchia.

Nhà Rông xây dựng theo kiểu “mẹ và hai con” của người Brâu nằm ở giữa biên giới 3 nước Việt - Lào - Campuchia

PCA phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc ở Biển Đông.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Toà Trọng tài Biển Đông
(Cộng hoà Philippines và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa)
La Hay, ngày 12 tháng 7 năm 2016
Toà Trọng tài ban hành phán quyết
Phán quyết được Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (sau đây gọi là "Công ước") trong vụ kiện giữa Cộng hoà Philippines và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là 'Philippines' và 'Trung Quốc') hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành.
Vụ kiện trọng tài này liên quan đến vai trò của các quyền lịch sử và nguồn xác định quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này và tính hợp pháp của các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm Công ước.
Phù hợp các giới hạn của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước, Toà Trọng tài đã nhấn mạnh Toà không phán quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Mở xem sổ tang cựu Thủ tướng Phan Văn Khải

Lời dẫn: Mỗi dịp có đám tang, nhất là quốc tang, người dân lại ngó vào xem sổ tang, xem các nhân vật lớn, các lãnh đạo, chính khách, nhân sĩ trí thức viết gì trong đó về người quá cố.

Thường các lãnh đạo đến dự, viếng đều có thư ký, cận vệ đi cùng. Chính khi các lãnh đạo đi vào viếng, là lúc các anh thư ký ngồi vào bàn ghi sổ tang để ghi. Lãnh đạo viếng và an ủi tang quyến xong, trở ra là lời ghi đã xong, chỉ việc ngồi vào ký một chữ vào đó, thế là xong! Xong!

Chuyện này từ lâu đã thành lệ, kể cả khi các lãnh đạo đi thăm các di tích lịch sử văn hóa, đến dự các lễ lạt có ghi cảm tưởng thì đều như vậy. 

Người dân, xem thấy lời ghi của các lãnh đạo, cứ tấm tắc chữ ông nọ bà kia đẹp quá, hoặc bay bướm quá... Nhiều khi là khen cái chữ của anh thư ký mà thôi.

Đám tang Cựu thủ tướng Phan Văn Khải cũng vậy. Dưới đây là các bút tích của các lãnh đạo trong sổ tang, mà báo chí đã đăng tải:

Đây được cho là chữ của Ông Nguyễn Phú Trọng. Và cư dân mạng nức nở khen chữ ông đẹp quá. Thực ra chỉ có chữ ký là đúng chữ ký của Ông Trọng. 55 năm trước, trong một văn bản năm 1963, lúc ông 19 tuổi, ông đã ký chữ ký này.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Chuyện phe phái đánh nhau ở Lào

Nghe kể:
"... Sáng ăn uống xong gòi ra chiến hào, đúng 7h30 là hai bên bắn nhau. Tuyền ngồi xuống giơ súng lên bắn, nói chung nghe tiếng nổ rền vang rất là vui tai quá. Bắn chán đến 11h30 là hai bên nghỉ đi ăn cơm và nghỉ trưa. Chiều 13h30 bắn đến 16h30 gòi cùng nghỉ để chuẩn bị tắm giặt, cơm nước xong vào bản cưa gái. Lúc đó chẳng phân biệt ta địch mẹ...."
"... Khi đánh nhau họ chiến đấu rất ác liệt nhưng tới kẻng nghỉ trưa ăn xôi. Thủ lãnh 3 phe các anh em ruột trong Hoàng Gia Lào. Ta gọi là Vông. 3 Vông đều mắc tội phản quốc-cõng rắn cắn gà nhà. Vông thì dạt sang Nha Trang tìm ngày phục quốc. Vông thì sang Bangkok cầu ngoại cứu viện. Khi đủ bình hùng nện nhau bôm bốp. Tuy nhiên có một qui ước đều đóng tổng hành dinh trụ sở tại Viêng chăn cách nhau qua con phố. Trong tuần, các tá các uý hò nhau đánh đấm trên rừng, cuối tuần lại cùng về cố đô mua vịt nhậu chơi. Mặc dù Mỹ-Thái-Liên xô-Trung quốc-VN đều trực tiếp có mặt tại chỗ thúc 3 phe Lào nội chiến nhưng có một chuyện làm các siêu cường chán nản nhất đó là: cứ bên nào bắt được tù binh của nhau sáng sau báo cáo chúng nó đã trốn hết rồi ạ. Cả một tiểu đoàn chuồn mất cùng nguyên vũ khí quân trang mà lại đào thoát được bằng máy bay mới tài..."
Theo Lão Bựa và Le Hong Linh

"Giao Hoàng Sa, Trường Sa để trả ơn Tàu, lấy uy tín với Thế giới" ?

Một người "yêu nước thông thái":

Gạc Ma không thể nào quên: Dựng nhà giữa vòng vây địch

Những ngày giữ đảo, dựng nhà cao cẳng trên Cô Lin, Len Đao rất cam go và rất nhiều lần suýt xảy ra đụng độ như sự kiện 14.3.1988.Cán bộ, học viên Học viện Hải quân xây dựng nhà trên đảo Len Đao, tháng 7.1988
ẢNH TƯ LIỆU

Tìm kiếm Blog này