Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Chuyện về nhóm nhà báo “mất tích” trên chiến trường Campuchia

XUÂN QUẢNG - DOÃN ĐỨC (VIETNAM+) 
Gần 40 năm trước, thế giới chứng kiến thảm họa diệt chủng hết sức tàn bạo tại Campuchia dưới chế độ Khmer Đỏ. Lịch sử cũng ghi nhận hành động cao cả, nhân đạo, đầy nghĩa hiệp của quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, từng bước hồi sinh, xây dựng cuộc sống mới.

Đóng góp không nhỏ vào những năm tháng lịch sử ấy là sự hy sinh thầm lặng của nhiều phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên của Thông tấn xã Việt Nam, những người đặt nền móng cho sự ra đời của nhiều cây bút trên mặt trận thông tin của nước bạn.

Nhóm các chuyên gia kỹ thuật TTXVN và hai chiến sĩ trinh sát đóng bên ga xe lửa Phnom Penh. (Ảnh: Chuyên gia TTXVN Trương Việt Cường cung cấp)

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Quân đội VN với CPC áp tải bảo vệ đoàn tàu lửa tuyến đường sắt Phnom Penh-Poipet.

Tuyến này là con đường tiếp vận cho bộ đội đánh nhau và dân đi lại giữ hai nơi đông dân. Cũng là đường buôn lậu chính, hàng Thái về Phnom Penh (Poipet là cửa khẩu lớn ở biên giới TL-CPC). Thời đấy, nghe các cựu binh kháo rằng: Hàng tiêu dùng từ Thái rất hiếm nên có giá, một lời hai. ba. Tuy đi bảo vệ có nguy hiểm, có thể bị phục kích mìn hoặc đạn B40- 41... của quân Pol Pot nhưng trúng mánh đậm do ăn ké theo Bạn. Họ là vua toàn quyền cho ai lên tàu, mấy bà "con buôn" muốn gì cũng chìu. Thuốc Samit phì phà thoải mái, còn được dấm dúi tiền riel hoặc vàng...
Sau khi VN rút quân, quân CPC không đủ sức bảo vệ nên không còn sử dựng đường sắt. Hiện họ đang cố gắng phục hồi.


Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Chuyên gia cố vấn Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ở Campuchia Dân chủ

Để hiểu vì sao còn lại chỉ vài nước gốc CS mà Việt nam không mặn mòi với Bắc Triều Tiên? 



Rừng khộp Campuchia

Mùa mưa cây cối um tùm, cỏ có chỗ lút đầu, suối lũ tràn bờ, quân VN truy quét loanh quanh, ở đâu có khói trên cây, ở đó có địch. Mùa khô cây trụi lá, nắng cháy da người, suối cạn đọng thành vũng, quân VN lại lên đường, ở đâu có nguồn nước ở đấy có địch. Quân ta đi lạc, hết nước khô máu cũng chết. Bên nào cũng hy sinh vì nước cả !.

Chùm ảnh quân Sêrây Ka bị quân VN đánh te tua!

Trong ba lực lượng chống VN, đáng gườm là quân Khmer đỏ trùng thế khó chơi. Quân Molinaka của Sihanouk truyên truyền lôi kéo dân là chính. Còn quân Sêrây Ka (còn gọi là Para) đẹp mã rằn ri do Mỹ, Thái hậu thuẫn yểm trợ thì đụng quân VN nó dần cho te tua. Chùm ảnh đám này , khi bị quân VN tấn công vào căn cứ ở biên giới TL - CPC


Quân viễn chinh "chơi chịu"


Đời lính chiến thằng nào cũng như thằng nấy!

Cũng có lúc sốt rét thê thảm nhớ mẹ thương cha, cũng có khi vùi thân nơi rừng lạ!


Ảnh trên là một người lính Khmer đỏ nằm ở biên giới Thái - CPC còn được tươm tất, chứ ở nội địa con thê thảm hơn. Nếu nhìn con mình như vậy cha mẹ nào không khóc, đứt ruột đắng lòng!.

Tìm mãi rồi cũng ra Thủ trưởng cũ kính yêu

Người đã ra đi... (Trần Quảng mặc áo trắng, kính râm, đầu hói. ảnh Võ Văn Sung, 1984)
Ông tên thật là Đinh Trí - Thiếu tướng tình báo rất am hiểu Lào và Campuchia, cả đời cống hiến thầm lặng cho sự nghiệp đoàn kết 3 nước Đông Dương. Ông ít người biết, là người thấy khai mở và duy nhất với mình trong công tác giúp Bạn.


Có cố vấn quân sự nước nào như dzầy hông?

Vừa rồi trong bữa nhậu chơi, đại úi cạo  tình cờ quen một bạn già mới. Sau khi cụng ly dăm bận, nói qua nói lại, té là cùng quân ngũ ở K, rồi biết tuổi tác chú ấy nhỏ hơn, thuộc lứa lính sau, khi ra quân cấp thượng úy. Câu chuyện trở nên rôm rả kiểu lính tráng.

- Em gốc Trung đoàn Gia Định, quân khu 7 rồi sang K, mì tôm, thịt hộp ăn phát ngán!

- Dzẫy hả, anh ở Đoàn 5503 thuộc Quân khu Eo (5) khỏi nói, hồi ấy bọn anh khổ thí mẹ! được phát chỉ mắm kem, mỡ cừu LX, bột ngọt, đồ ăn tự kiếm mà nấu, đi xin dân, còn mùa mưa măng rừng bát ngát! năm khi mười họa mới biết tí mùi thịt hộp.

- Anh cũng làm chuyên gia (cố vấn) hả, có nhận lương tiền đô không?

- Ừ, anh bộ binh sang chuyên gia giúp bạn từ thuở sơ khai, làm gì có chuyện tiền đô, phụ cấp tháng  tiền riel thôi, đi thị xã chơi một bữa là xong. Thiệt hông, mà sao anh chưa nghe bao giờ?

- Thiệt! tháng 800 đô đó anh, vợ con ở nhận, mình ở K có tiền riel tiêu vặt, năm 1990.

- Anh nghe như chuyện trăng sao trên trời, mơ cũng không thấy. Làm chuyên gia ở đau, khi nào mà ngon quá vậy? Năm 1989 rút quân hết rồi mà, hay là dzụ năm 90 mình đưa quân sang lần nữa để ứng cứu lính Hun Sen bị tụi Pốt lấn sân, vây hãm.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Tổ chức - Lực lượng - Hậu cần các bên trên chiến trường Campuchia 1979 - 1989

Giữa tháng 3 năm 1981 có 7 cơ quan chỉ huy chính của QĐND VN trực tiếp chỉ huy bộ đội tại Campuchia, gồm:

A.   Bộ chỉ huy tiền phương 479 đóng tại UV7878tại tỉnh Siem Riep - Odar Meanchey, gồm:
1.   Sở chỉ huy F302 bộ binh (72 cũ) đóng tại UA3967, huyện Samrong - tỉnh Siem Riep - Oddar Meanchey. Địa bàn hoạt động trên tỉnh Siem Riep - Oddar Meanchey.
a).   Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 271 (721 cũ) đóng tại UA2967, huyện Samrong. Địa bàn hoạt động là khu vực phía Bắc và Tây Bắc huyện Samrong. Các đơn vị trực thuộc gồm các Tiểu đoàn 1, 2, 3.

b).   Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 38 (722 cũ) đóng tại UA4543, huyện Chongkal. Địa bàn hoạt động là vùng Đông Bắc huyện Chongkal và phụ cận Ban Krieng (UA 7080). Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 4, 5, 6 và 13.

c).   Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 429 (723 cũ) đóng tại UA4774, huyện Samrong. Địa bàn hoạt động là vùng Đông Bắc huyện Samrong và phụ cận Trapeang Tao (UA7778). Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 7 và 9.

d).   Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 262 (724 cũ) đóng tại UA3967, huyện Samrong. Địa bàn hoạt động trên toàn bộ khu vực trách nhiệm của F302. Đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 15.

e).   Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 201 đóng tại UA9772, tỉnh Siem Riep - Oddar Meanchey. Địa bàn hoạt động bao gồm Thkeam Romeas (UA8979) đến vùng Nam và Bắc. Đơn vị trực thuộc bao gồm Tiểu đoàn 1, 2, 3.

Tìm kiếm Blog này