A. Bộ chỉ huy tiền phương 479 đóng tại UV7878tại tỉnh Siem Riep - Odar Meanchey, gồm:
1. Sở chỉ huy F302 bộ binh (72 cũ) đóng tại UA3967, huyện Samrong - tỉnh Siem Riep - Oddar Meanchey. Địa bàn hoạt động trên tỉnh Siem Riep - Oddar Meanchey.
a). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 271 (721 cũ) đóng tại UA2967, huyện Samrong. Địa bàn hoạt động là khu vực phía Bắc và Tây Bắc huyện Samrong. Các đơn vị trực thuộc gồm các Tiểu đoàn 1, 2, 3.
b). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 38 (722 cũ) đóng tại UA4543, huyện Chongkal. Địa bàn hoạt động là vùng Đông Bắc huyện Chongkal và phụ cận Ban Krieng (UA 7080). Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 4, 5, 6 và 13.
c). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 429 (723 cũ) đóng tại UA4774, huyện Samrong. Địa bàn hoạt động là vùng Đông Bắc huyện Samrong và phụ cận Trapeang Tao (UA7778). Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 7 và 9.
d). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 262 (724 cũ) đóng tại UA3967, huyện Samrong. Địa bàn hoạt động trên toàn bộ khu vực trách nhiệm của F302. Đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 15.
e). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 201 đóng tại UA9772, tỉnh Siem Riep - Oddar Meanchey. Địa bàn hoạt động bao gồm Thkeam Romeas (UA8979) đến vùng Nam và Bắc. Đơn vị trực thuộc bao gồm Tiểu đoàn 1, 2, 3.
f). Sở chỉ huy Trung đoàn Biên phòng 10 đóng tại WA1666, tỉnh Siem Riep - Oddar Meanchey. Địa bàn hoạt động bao gồm Kuok Cha (UA0362) đến phía Bắc huyện Samrong. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 418, 622, 624.
2. Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 778 đóng tại UV7676, tỉnh Siem Riep - Oddar Meanchey
a). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 205 đóng tại địa điểm không xác định, vùng Tây tỉnh Siem Riep - Oddar Meanchey. Địa bàn hoạt động bao gồm vùng nam huyện Sot Nikom đến huyện Chikreng, tỉnh Siem Riep - Oddar Meanchey. Các đơn vị trực thuộc bao gồm Tiểu đoàn 1, 2, 3.
b). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 740 đóng tại UA7333, huyện Varin, tỉnh Siem Riep - Oddar Meanchey. Địa bàn hoạt động trên huyện Varin.
3. Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 5 (75 cũ) đóng tại TA0101, huyện Sisophon, tỉnh Battambang. Địa bàn hoạt động là Đông Phnom Malai (TV1997) đến phụ cận đường 5 và Bắc kuok Cha.
a). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 4 (751 cũ) đóng tại TA4907, huyện Sisophon, tỉnh Battambang. Địa bàn hoạt động là Tây Nam huyện Thmar Puok đến huyện Sisophon. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 1, 2, 3.
b). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 174 (752 cũ) đóng tại TA8026, huyện Thmar Puok. Địa bàn hoạt động là Bắc Thmar Puok đến phụ cận Nam huyện Banteay Ampil, tỉnh Siem Reap - Oddar Meanchey. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 4, 5, 6.
c). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 16 (753 cũ) đóng tại TA4803, huyện Sisophon. Địa bàn hoạt động là huyện Sisophon. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 7, 8, 9 và Tiểu đoàn 5 QĐND Campuchia.
d). Sở chỉ huy Trung đoàn pháo binh 28 (754 cũ) đóng tại TV8693, huyện Mongkol Borei. Khu vực hoạt động không xác định.
e). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 2 đóng tại TA4803, huyện Sisophon. Địa bàn hoạt động là tây huyện Sisophon. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đòan 1, 2, 3.
f). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 160 đóng tại TA0103, huyện Sisophon. Địa bàn hoạt động là Đông huyện Sisophon. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 212, 214, 416.
g). Sở chỉ huy Trung đoàn Biên phòng 8 đóng tại TA8542, huyện Sisophon. Địa bàn hoạt động từ Bắc Phnom Malai đến phụ cận Kuok Gha, tỉnh Siem Reap - Oddar Meanchey.
h). Sở chỉ huy Trung đoàn đặc công 117 đóng tại TV6681, huyện Mongkol Borei. Địa bàn hoạt động là huyện Mongkol Borei.
4. Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 309 đóng tại UV0146, huyện Sisophon. Sở chỉ huy tiền phương sư đoàn đóng tại TV4224, huyện Pailin, tỉnh Battambang. Địa bàn hoạt động của các đơn vị bao gồm phía Bắc từ huyện Muong Russei đến phụ cận huyện Sisophon và phía Tây đến biên giới Thái Lan.
a). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 592 (95 cũ) đóng tại TV4870, tỉnh Battambang. Địa bàn hoạt động tại Bắc và Tây Bắc O-Tieng (TV2080) đến phụ cận Ta-Ngan (TV1547) và Đông Bắc Ampil (TV4272), huyện Sisophon. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 4A, 4B, 5 và 6.
b). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 591 (31 cũ) không xác định được. Địa bàn hoạt động là Tây Bắc và Nam của Ban Ampil, huyện Sisophon.
c). Sở chỉ huy Trung đoàn pháo binh 594 (36 cũ) đóng tại UV0148, tỉnh Battambang. Các trận địa hỏa lực tại TV4222, TV3043 và Tarus (MCA), tỉnh Battambang. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 10 (Chưa xác định được địa điểm, nhưng có thể ở vùng Ta-hen TV6565, huyện Pailin); Tiểu đoàn 11 và 12.
d). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 250 đóng tại TU6584, Tây Bắc của Ban Toek Sok, huyện Muong Russei. Địa bàn hoạt động là Tây Bắc huyện Phnom Kravanh, tỉnh Pursat đến phụ cận Nam huyện Ratanakili (SIC) TU5899. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 1, 2, 3.
e). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 726 đóng tại UV0148, tỉnh Battambang. Địa bàn hoạt động là Tây và Tây Nam tỉnh Battambang. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 1, 2, 3, 4.
f). Sở chỉ huy Trung đoàn pháo binh 75 và địa bàn hoạt động không xác định được. Các đơn vị trực thuộc bao gồm Tiểu đoàn 5, 611, 14 cao xạ và 15 cao xạ.
B. Bộ chỉ huy tiền phương Quân khu 7 đóng tại WU5035, tỉnh Kompong Cham
1. Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 310 đóng tại WU6616, tỉnh Kompong Cham
a). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 742 đóng tại WU6616. Địa bàn hoạt động là Bắc của WU6616 đến phụ cận WU6560. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 1, 2, 3, 4.
b). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 744 không xác định được vị trí đóng. Địa bàn hoạt động từ Tây đến Tây Nam của Ban PA-AV (VU9629) đến phụ cận của huyện Srei Santhor (WU2315), tỉnh Kompong Cham. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 16.
Góp ý: (Sở chỉ huy E 744 đóng ở Kossatin , địa bàn hoạt động đến phụ cận Srey Santhor là đúng từ 79 đến cuối 80 , gồm các tiểu đoàn BB 16, 17, 38 . Đầu 80 , E744 chuyển lên Chamkarleu)
c). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 6 không xác định được vị trí đóng. Địa bàn hoạt động là phụ cận huyện Prex Prasap (XU1266), tỉnh Kratie đến phụ cận huyện Stoeng Trang (WU6359). Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 1, 2, 3.
d). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 732 đóng tại huyện Kon Sotin, tỉnh Kompong Cham. Địa bàn hoạt động là huyện Cheung Prey, Chamkar Leu và huyện Stoeng Trang, tỉnh Kompong Cham và vùng Bắc tỉnh Kompong Cham. Ngoài ra còn Nam huyện Prek Prasap kéo dài đến các huyện Đông Nam tỉnh Kratie. Các đơn vị trực thuộc bao gồm Tiểu đoàn 2, 3, 4.
b). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 747 không xác định được vị trí đóng.Địa bàn hoạt động là dọc tuyến đường nối các tỉnh Battambang và Kompong Thom. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đòan 5, 7,8.
c). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 5 đóng tại TA 8126, huyện Thmak Puok. Địa bàn hoạt động là trung tâm huyện Thmak Puok. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 7, 8, 9.
d). Sở chỉ huy Trung đoàn đặc công 115 không xác định được vị trí đóng. Địa bàn hoạt động là phụ cận huyện Santuk (VU 9993), tỉnh Kompong Thom, đến lân cận huyện Sambor (XV0512), tỉnh Kratie.
C. Quân khu 4
1. Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 441 đóng tại VI7305, tỉnh Kompong Chnang (Nguồn thông tin lưu ý: Thông tin cuối cùng về đơn vị này từ tháng 6 năm 1979)
D. Bộ chỉ huy tiền phương Quân khu 5 đóng tại XV0696, tỉnh Stung Streng
1. Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 307 đóng tại VA5823(?), tỉnh Preah Vihear. ĐỊa bàn hoạt động bao gồm Đông Anlong Veng đến sông Mekong, và Nam đến địa giới tỉnh Kompong Thom.
a). Sở chỉ huy Tiểu đoàn đặc công 19 không xác định được vị trí đóng, tuy nhiên các bộ phận của đơn vị này đã hoạt động tại Bắc tỉnh Preah Vihear.
b). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 95 đóng tại VA9572, huyện Choam Khsan, tỉnh Preah Vihear. Địa bàn hoạt động bao gồm Bắc tỉnh Preah Vihear đến Đông Kompong Sralau (VA7550), tỉnh Preah Vihear. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 1, 2, 3.
c). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 29 không xác định được vị trí đóng. Địa bàn hoạt động là Tây của Ban Koulen (VA6828) đến phụ cận Tây Bắc tỉnh Preah Vihear. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 7, 8, 9.
d). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 576 không xác định được vị trí đóng. Địa bàn hoạt động là Tây tỉnh Preah Vihear.
e). Sở chỉ huy trung đoàn biên phòng 20 không xác định được vị trí đóng. ĐỊa bàn hoạt động là dọc theo biên giới Thái Lan – Campuchia tại tỉnh Preah Vihear. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 208, 210,216.
2. Sở chỉ huy Sư đoàn 2 bộ binh đóng tại XV0595, tỉnh Stung Treng. Địa bàn hoạt động được cho là trên tỉnh Stung Treng
a). Không xác định được vị trí đóng của Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 1 và địa bàn hoạt động của Trung đòan. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 1, 2, 3.
b). Không xác định được vị trí đóng của Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 31 và địa bàn hoạt động của Trung đòan. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 7, 8, 9.
c). Không xác định được vị trí đóng của Sở chỉ huy Trung đoàn phòng không 368 và địa bàn hoạt động của Trung đòan.
Góp ý (+ địa bàn hoạt động của F2 là Stung treng, Kratie, Ratnakiri, Moldunkiri, nói chung là đông Mekong
+ SCH E1 lúc đó đóng ở phum Sandan bên bờ sông Mekong, cách Kratie 20km, đội hình các D1, D2 và D3 kéo dài hơn 100km dọc đường 13 về hướng Stungtreng. Địa bàn hoạt động như của F2, có lúc tác chiến vượt sang tây Mekong, các đảo lớn trên sông Mekong.
+ F2 có Ebb1, Ebb38 và Ebb93, còn Ebb31 đã tách khỏi đội hình F2 từ trước 78.
+ F2 có E368 là Epháo binh, có 2D pháo mặt đất, 1D pháo phòng không.)
(E31 là của F2 và đã tách khỏi F2 vào mùa mưa năm 1978, và đây là E chủ lực của F309 thành lập vào thời gian này, tôi có nhớ là cuối năm 1978 tại SCH E95 tại Đức Cơ ( biên giới Việt -Cam )
3. Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 315 đóng tại YA1419, tỉnh Ratanakiri.
a). Sở chỉ huy trung đoàn bộ binh 142 không xác định được vị trí đóng. Địa bàn hoạt động trên tỉnh Ratanakiri.
b). Sở chỉ huy trung đoàn bộ binh 143 không xác định được vị trí đóng. Địa bàn hoạt động trên tỉnh Ratanakiri.
c). Sở chỉ huy trung đoàn bộ binh 729 không xác định được vị trí đóng. Địa bàn hoạt động trên tỉnh Stung Treng.
d). Sở chỉ huy trung đoàn bộ binh 733 không xác định được vị trí đóng. Địa bàn hoạt động trên tỉnh Ratanakiri.
4. Nơi đóng của Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 342 và địa bàn hoạt động không xác định được.
5. Không xác định được nơi đóng của Sở chỉ huy Trung đoàn vận tải 230. Trung đoàn này có nhiệm vụ vận chuyển gạo bằng thuyền đến Bong Long (YA1419), tỉnh Ratanakiri và vận chuyển đạn dược đến tỉnh phía Bắc Preah Vihear. Các đơn vị trực thuộc gồm tiểu đoàn 1, 2, 3, 4.
6. Sở chỉ huy Trung đoàn vận tải 230 (SIC) đóng tại XV3999, tỉnh Ratanakiri. Địa bàn hoạt động là tỉnh Ratanakiri. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 2 (Chú thích: Không có giải thích về việc đưa ra tên trung đoàn vận tải 230 giống nhau)
7. Không xác định được địa điểm đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 147. Địa bàn hoạt động là Tây Nam của Siem Pang (Tỉnh Stung Treng).
8. Không xác định được địa điểm đóng Sở chỉ huy Trung đoàn 82 (SIC). Địa bàn hoạt động là tỉnh Ratanakiri.
E. Bộ chỉ huy tiền phương Quân khu 9 đóng tại VT7815, tỉnh Takeo
1. Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 8 đóng tại VT7815. Địa bàn hoạt động là khu vực tỉnh Prey Veng, Takeo, Kômpng Speu, Kampot và Kamdal.
a). Sở chỉ huy trung đoàn bộ binh 320 đóng tại WT3671, tỉnh Prey Veng. Địa bàn hoạt động là Tây tỉnh Prey Veng đến phụ cận biên giới Việt Nam – Campuchia. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 1, 2, 3, 4.
b). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 24. Địa bàn hoạt động là Tây Nam tỉnh Prey Veng đến phụ cận huyện Roneas Hek, tỉnh Svay Rieng. Các đơn vị trực thuộc bao gồm Tiểu đoàn 4, 5, 6.
c). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 88. Địa bàn hoạt động là tỉnh Prey Veng và Svay Rieng. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 7, 8, 9.
d). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 159. Địa bàn hoạt động là tỉnh Prey Veng. Đơn vị trực thuộc là Tiểu đoàn 3.
2. Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 330. Địa bàn hoạt động là tỉnh Takeo
a). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy và địa bàn hoạt động của Trung đoàn bộ binh 1.
b). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy và địa bàn hoạt động của Trung đoàn bộ binh 101.
c). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy và địa bàn hoạt động của Trung đoàn bộ binh 3.
3. Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 380. Địa bàn hoạt động là tỉnh Takeo.
4. Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 339. Địa bàn hoạt động là trung tâm tỉnh Pursat, xung quanh Leach (UU6665) đến phụ cận đường 56, Tay Nam tỉnh Battambang và Bắc tỉnh Pursat.
a). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 1. Địa bàn hoạt động là Nam tỉnh Battambang.
b). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 2. Địa bàn hoạt động là Tây tỉnh Pursat và Nam tỉnh Battambang.
c). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 3. Địa bàn hoạt động là Tây tỉnh Pursat và Nam tỉnh Battambang.
d). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 4. Địa bàn hoạt động là Nam tỉnh Battambang.
5. Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 4. Địa bàn hoạt động là tỉnh Koh Kong.
a). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 2 (3 cũ). Địa bàn hoạt động là tỉnh Koh Kong. Các đơn vị trực thuộc là Tiểu đoàn 7, 8, 9, 10
b). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 188 (10 cũ). Địa bàn hoạt động là tỉnh Koh Kong. Các đơn vị trực thuộc là Tiểu đoàn 4, 5, 6
c). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 95A (SIC - 20 cũ). Địa bàn hoạt động là tỉnh Koh Kong. Các đơn vị trực thuộc là Tiểu đoàn 7, 8, 9.
d). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy và địa bàn hoạt động Trung đoàn bộ binh 163.
e). Sở chỉ huy Trung đoàn Biên phòng 6 đóng tại TU6812, tỉnh Koh Kong. Địa bàn hoạt động là tỉnh Koh Kong. Các đơn vị trực thuộc là Tiểu đoàn 6.
f). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy và địa bàn hoạt động Trung đoàn (hoặc Quy mô Sư đoàn nhỏ) thiết giáp 22.
g). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy và địa bàn hoạt động Trung đoàn pháo binh 26.
h). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy và địa bàn hoạt động Trung đoàn công binh 27.
i). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy đơn vị Tâm lý (Chu Long). Địa bàn hoạt động là tỉnh KomPong Speu.
F. Không xác định được vị trí đóng Bộ chỉ huy Quân đoàn 4. Địa bàn hoạt động là phụ cận tỉnh KomPong Chnang đến phụ cận Tây dọc biên giới Campuchia – Thái Lan.
1. Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 341. Địa bàn hoạt động là Tây tỉnh Pursat đến ranh giới tỉnh Battambang.
a). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 1. Địa bàn hoạt động là Nam Tuk Sok (TU6584), tỉnh Battambang. Các đơn trực thuộc gồm Tiểu đoàn 1, 2, 3.
b). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 2 (270 cũ). Địa bàn hoạt động là Nam Tuk Sok, tỉnh Battambang. Các đơn trực thuộc gồm Tiểu đoàn 4, 5, 6.
c). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy và địa bàn hoạt động của Trung đoàn bộ binh 3 (266 cũ).
2. Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 9. Địa bàn hoạt động là tỉnh Kampong Chnang.
a). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 271. Địa bàn hoạt động là phụ cận Tuk Puse (VU4832) và Tra Lach (VU6919), tỉnh Kompong Chnang. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 1, 2, 3.
b). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy và địa bàn hoạt động của Trung đoàn bộ binh 272. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 4, 5, 6.
c). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 95. Địa bàn hoạt động là Tuk Puse (VU4832) tỉnh Kompong Chnang. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 7, 8, 9.
d). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn phòng không 42. Địa bàn hoạt động là tỉnh Kompong Chnang. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 22.
3. Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 7. Địa bàn hoạt động là tỉnh Pursat và Battambang.
a). Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 141 (14 cũ) đóng tại TU6993, Tây Nam của Ta Sanh (NCA), tỉnh Pursat. Các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 1, 2, 3 và 28.
b). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 165 (12 cũ). Địa bàn hoạt động là tỉnh Pursat. Các đơn vị trực thuộc là Tiểu đoàn 4, 5, 6.
c). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn bộ binh 209 (12 cũ). Địa bàn hoạt động là tỉnh Pursat. Các đơn vị trực thuộc là Tiểu đoàn 7, 8, 9.
d). Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn phòng không 210. Địa bàn hoạt động là Bắc tỉnh Pursat.
4. Không xác định được vị trí Sở chỉ huy và địa bàn hoạt động Trung đòan (hoặc Quy mô Sư đoàn nhỏ/ thiếu) phòng không 71.
5. Không xác định được vị trí Sở chỉ huy và địa bàn hoạt động Trung đòan (hoặc Quy mô Sư đoàn nhỏ/ thiếu) xe thiết giáp 26.
6. Không xác định được vị trí Sở chỉ huy Trung đòan (hoặc Quy mô Sư đoàn nhỏ/ thiếu) công binh 25. Địa bàn hoạt động có thể là Tây Nam tỉnh Battambang.
7. Không xác định được vị trí Sở chỉ huy và địa bàn hoạt động Trung đòan (hoặc Quy mô Sư đoàn nhỏ/ thiếu) pháo binh 4.
G. Quân khu 9 - Sở chỉ huy Trung đoàn Hải quân 5 đóng tại WS1008, Việt Nam. Địa bàn hoạt động không xác định được.
1. Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy và địa bàn hoạt động của Trung đoàn (hoặc quy mô Sư đoàn nhỏ/ thiếu) 125 Hải quân.
2. Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy và địa bàn hoạt động của Trung đoàn (hoặc quy mô Sư đoàn nhỏ/ thiếu) 126 Hải quân.
3. Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn (hoặc quy mô Sư đoàn nhỏ/ thiếu) 127 Hải quân. Địa bàn hoạt động là tỉnh Koh Kong.
4. Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn (hoặc quy mô Sư đoàn nhỏ/ thiếu) 128 Hải quân. Địa bàn hoạt động là tỉnh Koh Kong.
5. Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn (hoặc quy mô Sư đoàn nhỏ/ thiếu) 950 Hải quân. Địa bàn hoạt động là tỉnh Koh Kong.
6. Không xác định được vị trí đóng Sở chỉ huy Trung đoàn (hoặc quy mô Sư đoàn nhỏ/ thiếu) 101 Hải quân. Địa bàn hoạt động là Tây Nam tỉnh Koh Kong.
Các đơn vị của Quân đoàn 4, Quân khu 9 và các tỉnh đồng bằng (sông Cửu Long) thời điểm tháng 11/1980 – 4/1981
[/color]1. Cuối năm 1980, các Sư đoàn trực thuộc bộ phận tiền phương Quân đoàn 4 – Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Campuchia bao gồm Sư đoàn 1(là Sư đoàn 341), Sư đoàn 5 (SIC), Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9. Tư lệnh Quân đoàn 4 là tướng Hoàng Cầm và Quân đoàn không trực thuộc Mặt trận 479. Các bộ phận của Trung đoàn 14 (là Trung đoàn 141 – còn được gọi là trung đoàn 328 và 32). Sư đoàn 7 đóng tại tỉnh Koh Kong. Trung đòan 14 tăng cường 1 tiểu đoàn đóng căn cứ tại cảng Kompong Som (Chú thích của Sở chỉ huy: Trung đòan 5 không trực thuộc Quân đòan 4).
2. Bốn Sư đòan chính của Quân khu 9 (MR9) được điều sang Campuchia vào tháng 4/1981 gồm:
a). Sư đoàn 339 đóng tại tỉnh Kompong Speu và Kampot. Đầu tháng 4, các bộ phận của Sư đoàn được điều động đến tỉnh Koh Kong.
b). Sư đoàn 8 được điều động đến tỉnh Pursat
c). Sư đoàn 330 đóng căn cứ tại tỉnh Battambang và biên chế vào Mặt trận 479.
d). Sư đoàn 4 đóng căn cứ tại tỉnh Koh Kong.
(Chú thích: Chỉ có vị trí đóng của Sư đoàn 4 được khẳng định)
3. Tháng 4 năm 1981, Bộ phận tiền phương Quân khu 9 đóng tại thành phố Kompong Speu. Các đơn vị hỗ trợ (hậu cần) trực thuộc Quân khu 9 được đóng phân bố dọc bờ Nam sông Hậu - tỉnh Hậu Giang Việt Nam, kéo dài từ căn cứ Bình Thủy tại Km 4 cầu Bình Thủy gần Cần Thơ đến Bộ chỉ huy Quân khu 9 gần sân bay số 31 tại Trà Nóc.
a). Trung đoàn 20160 (?), trực thuộc Phòng Hải quân Quân khu 9, đóng tại km 4, và kho chứa vũ khí đạn dược nằm giữa Sở chỉ huy Trung đoàn và sân bay Bình Thủy.
b). Một bộ phận của Vùng chiến thuật 5 Hải quân Việt Nam đóng gần Trung đoàn 20160, thượng lưu bộ phận Vùng 5 Hải quân.
c). Tiểu đoàn vận tải đường sông 179, trực thuộc bộ phận hậu cần Quân khu 9, biên chế hoạt động khoảng 20 LCM 8S và một số tàu kéo, xà lan.
d). Tiểu đòan vận tải đường bộ được biên chế xe vận tải Molotova cũng hoạt động trong khu vực này.
e). Bộ phận Quân y và cơ sở hạ tầng đào tạo đóng tại gần khu kho vũ khí tại phụ cận tòa nhà Sở chỉ huy Trung đoàn 26 thiết giáp Quân khu 9 đã từng đóng. Năm 1979 Sở chỉ huy chuyển đến căn cứ Chi Lăng tại vùng Bảy núi của tỉnh An Giang. Các đơn vị trực thuộc Trung đoàn này gồm các Tiểu đoàn xe thiết giáp M113, một số tiểu đoàn khác được biên chế 20 tăng T54, 8 xe PT85, tăng M48, tăng M41 và xe thiết giáp 4 bánh do Mỹ chế tạo.
f). Bệnh viện dã chiến K120 tại Mỹ Tho và K121 tại Cần Thơ cũng được biên chế vào Quân khu 9.
4. Bộ phận hậu cần tại Việt Nam là Binh trạm 21 đóng căn cứ tại quân cảng Tân Cảng, thành phố Hồ Chí Minh tháng 9/1980, trực thuộc Bộ phận Hậu cần tại Hà Nội. Sở chỉ huy tiền phương tại Thành phố Hồ Chí Minh điều phối vận chuyển của toàn bộ các bộ phận còn lại của trung đòan thiết giáp 21 Quân khu 7, bao gồm 40 tăng T54 và T59, được vận chuyển từ Tân Cảng bởi hệ thống kênh nội địa tới Mỹ Tho và theo thượng lưu lên binh trạm hậu cần đóng tại hồ Ton Le Sap cách thành phố Siem Reap 17km. Tiểu đoàn hậu cần 179 và Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 962 bảo vệ, hộ tống các LCM, tàu kéo và xà lan của Trung đoàn 21.
5. Để cung cấp cho Mặt trận 479, Bộ chỉ huy hậu cần Tiền phương triển khai căn cứ hậu cần chính tại km 4 đường 5, đường đến Battambang. Các kho chứa được xây dựng từ thời chính quyền Lol Nol, phân phối nhiên liệu diezel và dầu cho các đơn vị vận tải của Quân đội Nhân dân VN. Quân khu 9 duy trì hệ thống hậu cần trên sông Mekong và triển khai các điểm phân phối chính gần cầu Chu, km 1 tại Phnom Penh và trạm hậu cần tại Kompong Chnang. Cả Sở chỉ huy hậu cần tiền phương Binh trạm 21 và cụm hậu cần Quân khu 9 đều hiệp đồng với Tổng CÔng ty vận tải đường sông của Chính phủ Việt Nam để vận tải cung cấp hàng hóa đến các đơn vị trực thuộc tại Campuchia nhờ sông Mekong. Mức độ sử dụng vận tải đường sông giảm xuống trong năm 1980 do tăng cường khả năng lưu thông và bảo vệ bằng đường bộ.
6. Đến tháng 4 năm 1981, Cụm hoạt động đặc biệt 126 (Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 126), với Sở chỉ huy cũ đóng tại Hải Phòng, bao gồm 6 tiểu đoàn. Bốn Tiểu đoàn với ước tính 3200 lính đóng tại cảng Kompom Som và được biên chế các tàu LST do Mỹ chế tạo. Loạt tàu của VN HQ500 được Lữ đoàn 126 sử dụng đóng căn cứ tại cảng Kompom Som và hàng tháng đi đến bộ phận khác của Lữ đoàn đóng tại quần đảo Trường Sa. Hai Tiểu đoàn còn lại của Lữ đoàn đóng căn cứ tại Nha Trang và Hải Phòng (Nguồn tin ghi chú: Lữ đoàn 126 đã có lực lượng xung kích tại Kompong Som trong quá trình tấn công của Việt Nam, đã bị thương vong 70%, gồm chỉ huy, Thượng tá(Senior Colonel)? tên THO và mất mát nhiều vũ khí nặng, các bộ phận thay thế được huấn luyện tại ĐỒng Tâm - Mỹ Tho và căn cứ Sơn Trà năm 1979).
7. Quân khu 9 duy trì cơ sở huấn luyện cho quân đội nhân dân Campuchia (PRK) tại căn cứ Chi Lăng tại tỉnh An Giang. Trong năm 1980, các khóa huấn luyện gồm chiến thuật xe tăng và bộ binh, các khóa sau từ 3 đến 6 tháng và gồm 5 đến 600 học viên. Các học viên Campuchia được huấn luyện riêng với học viên VN bởi các sĩ quan Quân đội VN.
8. Các đơn vị của tỉnh Hậu Giang đóng căn cứ tại tỉnh Kompong Chnang, có mức độ hoạt động lớn hơn Sư đoàn gồm khoảng 13-15.000 người, bao gồm các đơn vị của tỉnh và huyện. Các đơn vị trực thuộc gồm Trung đoàn 1, 2, 3 cộng với tiểu đòan trinh sát ước tính có 500 người.
9. Các trung đoàn 1 và 2 - đơn vị của tỉnh An Giang (chưa được khẳng định) đóng tại tỉnh Takeo, ngoại trừ các tiểu đoàn tăng cường của trung đoàn 2 đóng tại căn cứ Chi Lăng, vùng Bảy núi của tỉnh An Giang.
10. Các đơn vị trực thuộc Trung đoàn 514 tỉnh Tiền Giang (chưa được khẳng định) bao gồm các Tiểu đoàn Rạch Gầm, Chiến Thăng và Ấp Bắc; và Trung đoàn 2009 (chưa được khẳng định) gồm các tiểu đoàn 2009A, 2009B, 2009C, đóng tại Campuchia. Mỗi trung đoàn có 1 đại đội trinh sát có 160 người. Hậu cứ của các đơn vị tỉnh Tiền Giang đóng tại Sở chỉ huy cũ của Sư đoàn 7 VNCH tại thành phố Mỹ Tho, hậu cứ của trung đoàn 514 đóng tại Chợ Gạo gần Cầu Quay và của Trung đoàn 2009 tại Dong Son.
11. Các trung đoàn Minh Hải 1 và Minh Hải 2 của tỉnh Minh Hải (chưa được khẳng định) đóng căn cứ tại tỉnh Kaoh Kong (tỉnh Koh Kong???), trung đòan 515 và trung đoàn của tỉnh Bến Tre đóng tại tỉnh kết nghĩa của tỉnh Bến Tre tại Campuchia; 2 trung đoàn của tỉnh Kiên Giang đóng tại tỉnh Kampot; và các trung đoàn (có thể là) 1, 2, 3 của tỉnh Cửu Long đóng tại tỉnh kết nghĩa của Cửu Long tại Campuchia.
12. Năm 1980, Trường Đảng và trường kinh tế của VN đóng tại căn cứ Đồng Tâm đã chuyển về thành phố Vĩnh Long, trở thành Sở chỉ huy mới cho trung đoàn Biên phòng Quân đội nhân dân VN.
13. Các cố vấn cao cấp Quân đội nhân dân VN cho các tỉnh của Campuchia được lựa chọn và quyết định bởi chỉ huy cao cấp của Quân đội VN, cao hơn cấp các đơn vị quân đội cấp tỉnh. Các cố vấn này được huấn luyện tiếng Khmer trong các trường tại Sóc TRăng. Hầu hết các chỉ huy quân sự cấp tỉnh nắm giữ vị trí cố vấn. Các sỹ quan này tin rằng VN phải duy trì sự hiện diện tại Campuchia trong vòng 10, thậm chí 20 năm để PRK phát triển đủ mạnh và bắt đầu điều hành đất nước.
Tài liệu này đề ngày 29/5/1981.
--------------------
Cơ cấu tổ chức và hiện trạng lực lượng – lãnh đạo của lực lượng Campuchia dân chủ
1. Tháng 11/1980, tổ chức chính phủ Campuchia dân chủ (DK) bao gồm Khieu Samphan - Thủ tướng; Ieng Sary – Phó Thủ tướng phụ trách đối ngoại; Son Sen – Phó Thủ tướng phụ trách quốc phòng; Chuom Chum - Bộ trưởng kinh tế và tài chính; Thioumn Chuan - Bộ trưởng y tế công cộng; (Bà) Ieng Thirith - Bộ trưởng chính sách xã hội; Yun Yat - Bộ trưởng Giáo dục và văn hóa; Keat Chhon - Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ; Thioumn Muk - Trưởng Ủy Ban quốc gia về khoa học và công nghệ (Tương đương bộ trưởng); Thuch Rin - Bộ trưởng Thông tin; Sar Kim Lamout - Bộ trưởng Giao thông và hậu cần. Tuy nhiên toàn bộ quyền lực và quyết định đều do Polpot - Tổng Bí thư Đảng cộng sản Campuchia KCP quyết định.
2. Quyền lực thực sự của KCP/DK tập trung trong 7 người trong Bộ chính trị, gồm: Pol Pot; Noun Chea – Phó Tổng bí thư (?), phụ trách đòan thanh niên của Đảng; Chhit Chuan, Phó Tổng Bí thư (?), phụ trách thanh niên; Ieng Sary, thành viên và phụ trách ; Son Sen, thành viên và phụ trách ; K E pouk, thành biên; và Alias Pal, thành viên. Bảy thành viên này có trách nhiệm về mọi chính sách bí mật của Đảng.
3. Lực lượng quân sự của DK đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của Bộ chỉ huy quân sự do Pol Pot là chủ tịch, Chhit Chuan – Phó chủ tịch; Son Sen, thành viên; Ke Pouk, thành viên. Mỗi Lữ đoàn và Sư đoàn DK có 5 hoặc 7 thành viên chỉ huy, gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và 3 đến 5 thành viên khác. Cơ cấu tổ chức này phổ biến ra cả ngoài lĩnh vực quân sự.
Trong năm 1980, Lãnh đạo DK đã tổ chức lại cơ cấu tổ chức quân sự và thành lập các vùng. Các đơn vị cấp huyện và khu vực được tổ chức thành lực lượng quốc gia. Lực lượng này chia thành 2 khu vực, là khu vực Nam Phnom Penh và Bắc Phnom Penh. Để đảm bảo hiệu quả chỉ huy và điều hành các lực lượng trong các khu vực này, Bộ chỉ huy quân sự chia thành 2 ủy ban chịu trách nhiệm cho mỗi vùng.
4. Khu vực nam Phnom Penh chịu trách nhiệm điều hành Thành phố Phnom Penh cũng như các tỉnh Kandal, Pursat, KomPong Chnang, Kompong Speu, Battambang, Prey Veng, Svay Rieng, Ta Keo, Kam Pot và Koh Kong.
Ban chỉ huy bao gồm Pol Pot - Trưởng Ban, đặt Sở chỉ huy tại Patong NCA), dọc biên giới Thái Lan – Campuchia; Noun Chea – Phó trưởng ban; Ieng Sary, ủy viên; và Pal - ủy viên.
Khu vực có 8 sư đoàn dưới quyền, bao gồm: Sư đoàn Thmar Pouk, chỉ huy bởi Yon; Sư đoàn Phnom Malai, chỉ huy bởi YY Kon; Sư đoàn Pailin, chỉ huy bởi Chhiem; Sư đoàn Samlot, chỉ huy bởi Met; Sư đoàn huyện Leah Khan Lech, chỉ huy bởi Ren; Sư đoàn Koh Kong Leu, chỉ huy bởi Seeg; Sư đoàn Kam Pot, chỉ huy bởi Bit; và Sư đoàn khu vực phía Nam chưa được xác định.
5. Khu vực Bắc Phnom Penh chịu trách nhiệm hoạt động trên địa bàn các tỉnh: Siem reap – Oddar Meanchey, Preah Vihear, Kompong Thom, Kompong Cham, Kratie, Stung treng, Mondolkiri và Ratanakiri. Bộ chỉ huy bao gồm chủ tịch Chhit Chuan, đóng Sở chỉ huy tại khu vực 1003 gần Samrong Kiet, huyện Khunhan tỉnh Sasaket, Thái Lan; Son Sen, phó chủ tịch đóng tại khu vực 1001 tại Paet Um, huyện Nam Yun tỉnh Ubon, Thái Lan; và Ke Pouk, thành viên đóng tại Wat Phu, cùng huyện Nam Yun tỉnh Ubon. Khu vực có 6 sư đoàn dưới quyền, bao gồm: Sư đòn Mondolkiri, chỉ huy bởi San; Sư đoàn Stung Treng, chỉ huy bởi Saruan; Sư đoàn Preah Vihear, chỉ huy bởi Chhiam; Sư đoàn Preh Vihear/ Siem Riep, chỉ huy bởi Ret; và Sư đoàn cơ động 908 (?) AngKor/ Siem reap.
6. Trong suốt chiến dịch mùa khô năm 1980 – 1981, Sư đoàn cơ động của khu vực Nam và Bắc có kế hoạch giải phóng AnLung Veng, Angkor Wat, huyện SamLot và huyện Leach. Ngoài ra Sư đoàn 908 đã cô lập đường 6 phía đông thành phố Siem Reap để chứng tỏ với thế giới rằng DK vẫn là lực lượng mạnh và tăng thêm những hỗ trợ cho phép DK giữ lại ghế đại diện tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA). Kế hoạch khác trong mùa khô là triển khai các đợt tấn công mạnh mẽ các vị trí nằm sâu trong vùng do Việt Nam kiểm soát tại Campuchia. Lãnh thổ do DK chiếm giữ tại các khu vực biên giới, sử dụng các đơn vị nhỏ hoạt động xuyên nhằm làm cho các đơn vị QDND VN mệt mỏi, tạo nên sự hỗ trợ hậu cần tốt cho lực lượng DK hoạt động bên trong Campuchia; và cố gắng gây dựng các cơ sở của DK trong các làng mạc và tuyển tân binh.
7. Nhìn chung có sự hỗ trợ nhỏ hoặc không có hỗ trợ cho lực lượng DK trong các làng mạc của Campuchia và lãnh đạo DK gặp khó khăn trong việc tuyển lính mới bù đắp cho lực lượng bị mất. Những người này vẫn hỗ trợ cho DK khi sống trong vùng do DK kiểm soát dọc biên giới hoặc trong Campuchia hoặc là cha mẹ/ có quan hệ với lính DK. Trong các khu vực của DK, người dân có thể trồng 1 ít gạo, nhưng chủ yếu vẫn là trồng rau và ngô. Và kết quả là lực lượng DK phải trông chờ vào sự hỗ trợ bên ngoài đối với phần lớn lương thực. Thái Lan là thị trường chính cung cấp gạo cho DK. Để đảm bảo đủ nguồn cung cấp, Lãnh đạo DK đã thổi phồng số lượng binh lính của họ.
Tiếp, tài liệu dịch....
----------------------
Tổ chức - Nhiệm vụ của Phòng Quân báo Mặt trận 479
1. Đầu tháng 6/1980, Phòng Quân báo Mặt trận 479 Quân đội nhân dân VN chuyển vị trí đóng quân từ thành phố Siem Reap, nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Mặt trận 479, đến Phnum Rumduol.
Phòng Quân báo MT 470 gồm có Ban phận kỹ thuật, Ban “enemy proselytizing - Địch vận” , Ban “K” và tiểu đoàn 47 trinh sát và một số bộ phận khác chưa được xác định.
Tiểu đoàn 47 trinh sát chuyển từ căn cứ cũ cách cầu Siem Reap khỏang 100m trên bờ Tây sông Siem Reap đến đóng tại Phum Rumduol. Các Đại đội 1, 3, 4 trinh sát đóng tại Phum Rumduol, Phum Liep và ngã ba trên Ql6 tại làng Kralanh.
2. Phòng Quân báo MT 479, các đơn vị trực thuộc và tiểu đoàn trinh sát có khoảng 185 quân nhân, trong đó khoảng 50% là tân binh. Khoảng 70% là người miền Bắc Việt Nam.
Ban Kỹ thuật có khoảng 40 người, bao gồm bộ phận thông tin, bộ phận bản đồ. Bộ phận thông tin nhận và chuyển các bức điện giữa Phòng Quân báo Mặt trận và bộ phận quân báo/ trinh sát hoạt động cùng với các Sư đoàn: 75 (Sư đoàn 5), 72 ( Sư đoàn 302 – RX chú thích) và 59. Bộ phận Bản đồ chịu trách nhiệm vẽ vị trí các đơn vị quân đội Thái Lan, các lực lượng quân Khmer không cộng sản, lực lượng Campuchia dân chủ tại khu vực biên giới.
Ban “Địch vận” ? với quân số khoảng 20 người, có trách nhiệm tuyển dụng nhân mối chui sâu trong quân đội Thái Lan, lực lượng DK và các lực lượng chống đối khác; cố gắng lôi kéo các thành viên các lực lượng này rời bỏ hàng ngũ về với Quân đội nhân dân VN. Chỉ huy phó Ban Địch vận tên là Tuấn, sinh năm 1942 tại miền Nam VN.
Ban K (Campuchia) có 20 người. Thượng úy (Senior Captain) Hai Vu, sinh năm 1938 tại miền Nam VN, tập kết 1954, là chỉ huy Ban K. Nhiệm vụ của Ban K là tuyển mộ điệp viên chui sâu vào lực lượng Quân đội nhân dân Campuchia (PRK). Các điệp viên chui sâu này đã điều khiển các hoạt động của các đơn vị và lực lượng của PRK tại khu vực biên giới. Ban này thường thực hiện các nhiệm vụ không xác định bảo vệ an ninh xã hội khu vực hoạt động của MT 479 do thiếu lực lượng và khả năng của lực lượng an ninh PRK gần khu vực biên giới .
3. Tiểu đoàn 47 trinh sát trực thuộc Phòng Quân báo MT 479, có khoảng 30 sỹ quan và 70 lính. Khoảng 80% số người của TIểu đoàn 47 là người miền Bắc VN và khoảng 20% là miền Nam. Chỉ huy của Tiểu đoàn là Thượng úy? Thanh, sinh năm 1944 tại miền Bắc VN. Sỹ quan chỉ huy khác tên là Hoa, sinh năm 1945 tại miền Bắc VN. Tiểu đoàn được trang bị súng máy hạng nặng kiểu 54, súng tiểu liên kiểu 56, súng máy M60, DK 57 và 75mm, AK47 và một số loại lựu đạn Mỹ và TQ.
4. Tiểu đoàn 47 gồm 3 đại đội trực thuộc, mang phiên hiệu 1, 3, 4. Mỗi đại đội có khoảng 90 đến 100 người. Khoảng 20/5/1980, Tiểu đoàn 47 đã tổ chức lại, biên chế người của 3 đại đội 1, 3, 4 thành 24 tổ quân báo/ trinh sát. Các thành viên của tổ chịu sự quản lý về mặt hành chính và hoạt động của các đại đội tương ứng, các tổ này được giao tăng cường về các Sư đoàn 75, 72 và 59.
5. Nhiệm vụ của các Tổ quân báo/ trinh sát biên chế về các Sư đoàn là luồn sâu vào các khu vực do DK và các lực lượng chống đối Khmer không cộng sản kiểm soát dọc biên giới Thái Lan/ Campuchia và dẫn đường cho các hoạt động xuyên biên giới nhằm thu thập thông tin về các đơn vị quân đội Thái Lan.
Phòng Quân báo MT 479 biên chế 1 sỹ quan làm chỉ huy mỗi tổ quân báo/ trinh sát. Các Sỹ quan này được huấn luyện và có kinh nghiệm trinh sát, quân báo, và đặc công. Mỗi tổ được trang bị 1 máy thông tin TQ sản xuất kiểu 81 để thu nhận liên lạc với Tiểu đoàn 47 và phòng Quân báo. Các Sư đoàn 75, 72, 58 cung cấp lương thực và đảm bảo an toàn cho các Tổ quân báo khi hoạt động tại các khu vực tương ứng cũng như các thông tin chung về hiện trạng các lực lượng quân sự trong khu vực hoạt động.
6. Trước khi chuẩn bị hoạt động, các tổ trinh sát/ quân báo thường thiết lập các căn cứ tạm như các điểm khởi đầu để chuẩn bị kế hoạch hoạt động. Các tổ này thường trang bị AK47 báng gấp và mặc quân phục phục thông dụng của lính tại khu vực mục tiêu. Các tổ chỉ di chuyển vào ban đêm và nghỉ ngơi vào ban ngày. Các tổ đi cắt rừng trong khi làm nhiệm vụ để tránh bị phục kích trong khu vực hoạt động và rút lui nhanh chóng khi đối mặt với kẻ thù. Toàn bộ các thành viên của các tổ này đều được huấn luyện và có khả năng đặc biệt để chống lại kẻ thù, nhưng chỉ tấn công khi nhận được lệnh trực tiếp từ Ban chỉ huy phòng Quân báo MT479.
7. Kết thúc mỗi nhiệm vụ, tổ trưởng sẽ nhanh chóng báo cáo bằng máy thông tin lên chỉ huy phòng Quân báo. Báo cáo hoạt động bao gồm lực lượng và phân bố, các hoạt động và di chuyển của các đơn vị địch.
8. Theo lời binh nhất THONG, thành viên Tổ trinh sát đóng tại khu vực Sisophon, tất cả các thành viên của tổ đều được đào tạo 6 – 12 tháng kỹ thuật trinh sát và hoạt động đặc biệt tại Trường trinh sát đặc công Dong Ban tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Các sỹ quan và binh lính của đơn vị này được lựa chọn thông qua lý lịch, kinh nghiệm. (Nguồn tin chú thích: Một số thành viên của Tiểu đoàn 47 trinh sát nói rằng THONG là con của Thiếu tướng BA TRAN, cán bộ cao cấp của Quân báo Quân đội Nhân dân VN).
TRích từ Lịch sử Lực lượng vũ trang Quân khu 7, về tổ chức của quân khu 7 trên chiến trường K:
------------
Từ ngày 1/2 đến trung tuần tháng 3 năm 1979, trong đợt điều chỉnh quân lần thứ nhất, Quân đoàn 3 lên thay thế cho QK7 tại địa bàn Xiêm Riệp, Battamban. QK7 về giữ địa bàn 4 tỉnh phía đông Phnompenh là Svayrieng, Komgpongcham, Kompongthom, Kratie.
Từ trung tuần tháng 3 đến tháng 6 năm 1979, quân tình nguyện thực hiện đợt điều chỉnh lần thứ 2: QK7 lên phía Bắc thay thế cho Quân đoàn 3. Sư đoàn bộ binh 5 được tăng cường cho QUân đoàn 4, tiến công căn cứ Uđông (Bắc Phnompenh 30km). Đến giữa tháng 4 Sư đoàn 5 được tăng cường thêm E 160 của Long An, chuyển về truy quét và giúp bạn ở vùng Thmapuok, Poipet, Caomelai.
Tháng 5/1979, F302 được tăng cường E 201 và E 10 biên phòng của Tây Ninh lên chiếm lĩnh trận địa Bắc Xiêm Riệp.
Nhằm đảm bảo chỉ đạo, chỉ huy tác chiến và giúp bạn mọi mặt, tháng 3 năm 1979, tiền phương QK7 được tách làm 2 bộ phận để chỉ đạo trên 2 hướng:
- Mặt trận 479 (Bắc K), gồm các tỉnh Xiêm Riệp, Ốt đo mien chay, Battambang.
- Mặt trận 779 gồm các tỉnh ở phía đông Phnompenh là Kompong Cham, Kompong Thom, Kratie, Svayrieng, Preyveng và thủ đô Phnompenh.
Mặt trận 479 được thành lập ngày 14/4/1979 tại thị xã Xiêm Riệp, với nòng cốt là tiền phương QK7 (Được bổ sung thêm 1 số đơn vị của QK5), do đại tá Bũi Thanh Vân (Phó Tư lệnh QK7) làm Tư lệnh, Đại tá Lê Thanh (Phó Chính ủy QK7) làm chỉnh ủy.
Nửa còn lại được củng cố, bổ sung thêm làm tiền phương quân khu, đặt sở chỉ huy tại thị xã kompong Cham để giúp bạn trên địa bàn 5 tỉnh phía đông Phnompenh. Tháng 8 tiền phương QK chuyển cứ về dừng chân ở Chup (Chak - tỉnh Svay rieng). Đến 18/7/1979 tiền phương QK chuểyn thành BTL mặt trận 779, phân công địa bàn cụ thể:
- Sư đoàn 317 mới thành lập được phối thuộc 1 tiểu đoàn và 5 đại đội của tỉnh Đồng Nai đảm nhiệm địa bàn tỉnh Kom pong Thom.
- Sư đoàn 303, được phối thuộc 2 trung đoàn và 5 đại đội của Tây Ninh đảm nhiệm địa bàn tỉnh Kom Pong Cham.
- E 159 và 5 tiểu đoàn của Long An đảm nhiệm địa bàn tỉnh Svay rieng.
- E4, E 205 và tiểu đoàn Phú Lợi (Sông bé) đảm nhiệm địa bàn tỉnh Kratie.
Tháng 10/1979 địa bàn tỉnh Kratie được bàn giao cho mặt trận 579. QK9 bàn giao địa bàn tỉnh Svay rieng cho QK7 (Có cả E 320 Đồng Tháp). Sư đoàn 310 thành lập (từ năm 1979) được Bộ điều tăng cường cho QK9 từ tháng 4 năm 1979. Sau đó Sư đoàn 343 được thành lập để phòng thủ địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Sư đoàn 310 tháng 9/1979 trở về địa bàn tỉnh Kom pong Cham và đầu năm 1981 trở về nước.
Tháng 11/1979 F 303 được điều đi làm nhiệm vụ tại Biên giới phía Bắc.
Tháng 5/1980 tiền phương Quân khu điều F317 từ Kompong thom lên Xiêm riệp, trong đội hình mặt trận 479 đến tháng 5/1982, đơn vị rút về nước. Thay thế cho F317, Bộ tăng cường F9 Quân đoàn 4 cho mặt trận 479, đứng chân ở Chikreng. Tháng 6/1980 QK 7 nhận lại địa bàn Kratie.
Trong vòng 3 tháng (Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1980) Quân khu thành lập 8 đoàn quân sự để chỉ đạo thống nhất quân tình nguyện và lực ;ượng bạn đánh địch, vừa làm chuyên gia giúp bạn trên địa bàn 8 tỉnh, là: Đoàn 7701 - Kompong Thom, 7702 - Kom pong CHam, 7703 - Svay rieng, 7704 - Battambang, 7705 - Xiem riep, 7706 - Prey veng, 7707 - Kratie, 7708 - Thủ đo Phnom penh.
Từ giữa năm 1981, lực lượng quan tình nguyện QK dần được rút gọn, mặt trận 779 chỉ còn 7 trung đoàn bộ binh, 32 tiểu đoàn bộ binh cơ động địa bàn, 1 trung đoàn và 3 tiểu đoàn binh chủng. Đến tháng 12/1983 có 5 E bộ binh và 46 d cơ động, các đơn vị binh chủng không thay đổi. Mặt trận 479 từ cuối năm 1981 về trực thuộc BỘ, đến giữa năm 1984 lại trở về trực thuộc QK7.
Nguồn: rongxanh - Vnmilitaryhistory
________________
Lực lượng hai bên
Việt Nam
Chỉ huy trực tiếp chiến dịch là tướng Lê Trọng Tấn, lực lượng được huy động bao gồm:
Quân đoàn 2 của thượng tướng Nguyễn Hữu An, chính ủy Lê Linh, gồm các Sư đoàn 304, 325, được bổ sung Trung đoàn bộ binh 8, cũng từ Tịnh Biên (An Giang - Hà Tiên) đánh theo hướng tây để hỗ trợ lực lượng Quân khu 9 đánh về Phnom Penh, chiếm Kampot và vùng duyên hải Đông Nam Campuchia. Sư đoàn 306 mới thành lập không kịp tham gia chiến dịch vì chưa hoàn thành công tác huấn luyện[4]. Cũng như tại mặt trận Tây Ninh, tại An Giang, quân Việt Nam cũng chia quân tấn công hai hướng. Hướng thứ nhất theo Quốc lộ 2 tiến về hướng Bắc đánh về Phnom Penh. Hướng thứ hai tiến theo duyên hải về hướng Tây đánh chiếm hải cảng Kompong Som, Sư đoàn 304 được dùng làm trừ bị, cố thể được dùng tăng cường trong trường hợp Quân đoàn 4 tấn công Phnom Penh gặp khó khăn.
Quân đoàn 3 của tướng Kim Tuấn, gồm các Sư đoàn 10, 31, 320, được bổ sung Sư đoàn 302, đánh từ Tây Ninh, vượt qua tỉnh Kampong Cham đến sông Mê Kông và vùng lãnh thổ đông bắc Campuchia.
Quân đoàn 4 của thượng tướng Hoàng Cầm, gồm các Sư đoàn 7, 9, 341, được bổ sung thêm Sư đoàn 2, cùng Lữ đoàn 22 thiết giáp, Lữ đoàn 24 pháo binh, Lữ đoàn 25 công binh và 3 tiểu đoàn Khmer thân Việt Nam (UFNSK), hướng tấn công từ hướng tây và tây nam Tây Ninh, sau khi đã tái chiếm những vị trị trên tỉnh lộ 13, theo đường 1 qua tỉnh Svay Rieng nhắm đánh bến phà chiến lược Neak Luong để đến Phnom Penh.
Quân khu 5: gồm hai Sư đoàn 307, 309 và Lữ đoàn đặc công 198, đánh từ Pleiku theo đường 19 về hướng Tây để tiêu diệt quân Khmer Đỏ ở Đông Bắc Campuchia.
Quân khu 7: gồm hai Sư đoàn 5, 302, 303, Trung đoàn đặc công 117, được tăng cường thêm một số đơn vị của Quân đoàn 3 như Lữ đoàn 12 thiết giáp, những trung đoàn chủ lực các tỉnh Tây Ninh, Long An, Sông Bé, Trung đoàn 262 pháo binh, Trung đoàn 26 thiết giáp, 3 tiểu đoàn Khmer UFNSK từ phía bắc tỉnh Tây Ninh và khu căn cứ của UFNSK quanh Snuol tiến quân dọc theo Quốc lộ 13 và Quốc lộ 7 đánh chiếm Kratié và Kampong Cham.
Quân khu 9: gồm các Sư đoàn 4, 330, 339, tấn công từ khu vực Tịnh Biên ở hướng Bắc, qua tỉnh Ta Keo, hướng về Phnom Penh
Lực lượng đổ bộ đường biển gồm Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 và Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 đổ bộ vào vùng duyên hải Đông Nam Campuchia để chiếm Ream và cảng Sihanoukville trên bán đảo Kampong Som.
Đoàn 901 không quân: gồm Sư đoàn không quân 372 được trang bị máy bay F-5, A-37, máy bay trực thăng UH-1, máy bay vận tải C-130, C-119, C-47, và một phân đội[5] MiG-21 từ Trung đoàn 921.
Các sư đoàn Việt Nam đều có các đơn vị cơ hữu thiết giáp, pháo binh, pháo phòng không và một lữ đoàn công binh. Theo phía Việt Nam, có 10.000 - 15.000 quân UFNSK tham gia chiến dịch, tuy nhiên theo các phân tích viên quốc tế, đây là con số phóng đại, chỉ có chừng vài trăm quân UFNSK trực tiếp tham gia chiến dịch, còn lại đại bộ phận làm công tác liên lạc, đảm bảo hậu cần, phiên dịch...
Campuchia
theo phía Việt Nam, lực lượng Khmer Đỏ gồm có 19 sư đoàn, theo tác giả Steven Heder, quân Khmer Đỏ gồm chừng 15 sư đoàn. Các sư đoàn này được trang bị tốt bằng vũ khí của Trung Quốc, được chỉ huy bởi các chỉ huy dày dạn kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh vừa qua, gồm nhiều binh lính trung thành đến cuồng tín, nhưng các sư đoàn này cũng đã bị nhiều hao tổn trong những lần giao tranh trước, và quân số mỗi sư đoàn chỉ chừng dưới 4.000 người, gần bằng nửa quân số của sư đoàn Việt Nam.
Các sư đoàn: 164, 170, 290, 310, 450, 703, 801, 902
Một số máy bay chiến đấu T-28.
Một phân đội MiG-19 do Trung Quốc sản xuất, số Mig-19 này không kịp tham chiến vì không có phi công và rơi vào tay quân Việt Nam khi họ chiếm Phnom Penh[6]
Một sư đoàn thủy quân lục chiến
Một sư đoàn hải quân
Một sư đoàn không quân, nhưng chiến đấu như bộ binh khi giao tranh nổ ra.
Nhiều đơn vị xe tăng và trọng pháo.
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=1388.180