Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Ấn tượng với cái nhà của một chú em ở miền Tây!

Lạ là:
Cái nhà, tuy lợp tôn nhưng rất rộng, không phông trần chi cả. Bên trong thông luôn vòng quanh, 6 phòng nằm giữa căn nhà. 
Chú ấy là nông dân trồng cam và buôn bán trái cây chứ không phải đại gia gì ! Nhà ngang khoảng 15 mét, dài khoảng 30 mét. Thường ngày ở 2 vợ chồng cùng 4 đứa con học phổ thông. 
Vì ở đất hương hoả nên chú có trách nhiệm làm 6 đám giỗ/ năm, lần to nhất đặt đủ 12 bàn tròn. Có 1 phòng chỉ để chứa bàn ghế, xoong nồi, chén bát.. cho việc giỗ và một cái bếp rộng.
Sau khi nhậu tới bến, bà con ai không về, có thể chứa vài chục người ngủ lại.
(ảnh có cái xe trong nhà là của người bà con gửi nhờ)



Ngẫm tàu điện cao tốc giữa TQ và Mỹ, ngoặc về VN,

TC xem, túm một số ý bàn luận:
Hệ thống tàu điện cao tốc của TQ đã bỏ rất xa Mỹ về mọi mặt. Biện luận cho là do ở Mỹ đi máy bay, xe hơi tiện hơn. Nên có người đặt câu hỏi ngược:
- Các anh chị đi máy bay tiếng ồn thế nào? Tàu cao tốc tiếng ồn thế nào? Xe nhà tiếng ồn bao nhiêu?, độ an toàn thế nào?
- Các anh chị đi máy bay hít oxy tự nhiên hay nhân tạo? Đi tàu cao tốc hít oxy gì?
- Các anh chị ra sân bay tiện hơn hay nhanh hơn ra ga tàu? Làm thủ tục lên máy bay nhanh hơn hay lên tàu cao tốc nhanh hơn!?
Lạc hậu, sao Mỹ không phát triển? - Kết luận: Mỹ đếch có tiền đầu tư.
Nói ngoặc về VN, sao TQ làm tốt ở nước họ mà sang VN làm tuyến cao tốc Cát Linh - Hà Nông thì thi công ì ạch, đội vốn?
Móc tiếp: Tuyến Bến Thành - Suối tiên, Nhật làm cũng thế.
Chưa thấy lý giải gốc vấn đề tại sao, đâu là nguyên nhân chính?. Tuy nhiên cái biết là tiền rót vào công trình khủng như nhỏ giọt thì có thánh mới làm nhanh mà không bị đội vốn.
Nói chi đến cao tốc Bắc Nam!

Hai stt cũ về Pín

Một nhân vật không trộn lẫn vào đâu được trên thế giới Fb
Vinhhuy Le - Pín bạn tôi
https://www.facebook.com/vinhhuy.le/posts/1266583430105458

Cách nguỵ tạo tài liệu Đề thi học kỳ II lớp 11 môn Địa lý.

Bỏ ra mục đích nguỵ tạo nội dung, vì ai cũng biết nhằm vào gì. Người đưa hình lên fb và bình luận đầu tiên được cho là nhà báo. Có thể là cùng một nhóm hoặc chỉ vì tin ở người cung cấp.
Qua tìm hiểu, TC đoán rằng:
1/ Xem hình nội dung 2 tờ giấy, có gì?,
- Đoán dưới lớp mực đè lên ở góc trên bên trái là logo nhà trường, góc trên phải là mộc vuông xác nhận văn bản của trường ban hành.
Tại sao phải bôi mực vài chỗ và làm nhăng gấp tờ giấy của một tài liệu có tính công khai minh bạch, che dấu điều gì?
- Vì để địa chỉ, vết tích thì nhà trường đó sẽ truy ra tung tích. Và để đánh lừa người xem dễ tin nó là thật,
2/ Lấy nguồn tài liệu từ đâu và nguỵ tạo bằng cách nào?
- Logo và mộc là do nhà trường tạo sẵn chèn trên file word. Thuộc nội bộ nhà trường để thầy cô gõ văn bản kiểm tra kết quả học sinh học tập. Đây là đề kiểm tra bài học số 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của lớp 11, qua hình thức trắc nghiệm.
- Từ file gốc không được khoá bằng mật khẩu, tên quản lý hoặc kẻ khác mới sửa lại tiêu đề. Sau đó in ra và làm gấp nhăng tờ giấy cho có vẻ giống thật.
Không có tên sở giáo dục, tên trường... do đó nó khác nguyên tắc một văn bản hành chính thông thường. Môn thi địa lý của lớp 11 thì lại ghì ban tự nhiên? Còn nội dung khác với Bộ Giáo dục hướng dẫn không tập trung vào một chủ đề.
Hình xem stt vừa rồi ở dưới. Link người phát tán: 

Tẩy chay hàng Tàu ư, người thu nhập thấp không có chọn lựa!

Hàng Tàu tràn lan trên nước Việt, đủ các chủng loại, thượng vàng hạ cám. Hàng gia dụng của VN rất ít, SX tại chỗ mà giá không rẻ hơn, chất lượng không hơn Tàu luôn.
Mình quan niệm: hàng hoá không kể của nước nào, cùng chất lượng mà rẻ, phù hợp với túi tiền là chơi. Mua bán làm ăn, yêu nước cái khỉ mốc! Nước nào, hãng nào cũng vì lợi nhuận của nó thôi. Chỉ yêu mến và ủng hộ nếu hãng đó có phong cách chơi văn minh, chẳng hạn Google.
To còi chống Tàu, tẩy chay hàng hoá mà xài 90% hàng Tàu, lão không tin! Đừng bảo đó là của Nhật, Mỹ, Châu Âu nhoé, đa số nó cho ẩn chữ Tàu và Made in China thôi.
Thử hỏi, vài ví dụ:
Không có hàng Tàu nhảy dô thì người nghèo bao giờ có xe máy để đi. Không có hàng Tàu nhảy dô thì ĐT thằng Samsung còn chém ngọt. An ninh quốc phòng hả? Viettel cũng dùng thiết bị điện tử của Tàu là gì? Không có thương lái Tàu nhảy dô thì công ty nhà nước, thương lái Việt bóp cổ móc túi nhà nông còn ác hơn! Các xưởng sản xuất nhỏ không mua máy móc tàu Thì tiền đâu đủ sức làm, cất cánh bằng cách nào?.
Nhiều đại gia giàu có đi lên bằng con đường nào? Không nhờ đất đai thì nhờ buôn bán làm ăn với Tàu cả đấy!

TQ từ lâu thôi truyên truyền khoa trương "chiến thắng" đối với VN.

Họ im hơi lặng tiếng là phải ! Vì một nước lớn xâm lược đòi dạy nước nhỏ một bài học là trái với văn minh và quy ước quốc tế. Khác cuộc chiến tranh bắt buột mà VN tiến hành. Không thể đánh đồng việc VN phản công sang CPC vì Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ VN trước đó. Ba năm rưỡi ròng rã, suốt dãi biên giới và ngày càng tăng quy mô lẫn cường độ.
TQ đang ngoi lên vị trí siêu cường, cần tô vẽ lại bộ mặc đại bá nhơ nhuốc. Đồng thời nằm trong chủ trương chung mà hai nước TQ-VN không nhắc lại quá khứ, hướng tới tương lai.
Ảnh cũ của Reuters. Cựu binh trong trận chiến biên giới Việt - Trung năm 1979 trên đường phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.

Tổng Chủ đốt lò hoài cũng không hết, cần thỉnh pháp sư Tibet về trừ tà.



Ngài sẽ lột da người làm mặt trống, róc xương ống quyển làm dùi trống. Thế chúng mới ngán!


Phương châm sống của tôi ở đất K

Con cá sống nhờ nước
Mà nước cũng cần con cá sống
Để cá chết thì cá khác quậy đục cái ao
Muốn thấy địch, cố tìm sẽ thấy
Đánh nó trước khi nó hốt mình
Thích yên thân, cứ ăn chơi nhảy múa
Nó đánh cho chết, lúc đó mới hay.
Ở CPC, nếu bộ đôi không bám dân thì quân VN có thể khộng trụ quá một năm

“Pot ở đầu phum ta cuối phum”

Xem lại câu chuyện đau lòng trên Bên thắng cuộc của Huy Đức, phản ánh một chiến trường phức tạp và dữ đội ở Camphuchia.
....Tháng 5-1986, Thượng úy Trần Hữu Long, đang là giáo viên quân sự ở trường Quân chính Quân khu VII, được điều sang chiến trường Campuchia làm đại độitrưởng Đại đội 11, Trung đoàn 4, Sư 5, Mặt trận 479. Long kể: “Đơn vị đóng ở nơi ác liệt nhất, nhưng vũ khí vẫn rất thiếu thốn. Đại đội tôi có 110 người mà chỉ còn chín mươi khẩu súng; theo lý thuyết thì hỏa lực phải được trang bị tới tận phân đội nhưng tiểu đội thì có B40, trung liên, tiểu đội không”.
Đóng quân ở bìa rừng, nơi lực lượng Khmer Đỏ thường từ Thái Lan vượt biên giới vào bên trong đất Campuchia. Long kể: “Chiến tranh như trò đùa, chúng tôi thì cứ phơi mặt ra, trong khi Khmer Đỏ lại lẩn khuất trong bóng đêm, trong dân. Từ biên giới luồn qua, tụi lính Pol Pot lại dừng lại đánh nhau với tụi tôi một chặp, sau đó đi về lại bắn nhau thêm một chặp nữa. Chúng tôi phải đắp tường và đào hào vây quanh doanh trại theo kiểu pháo đài. Loại pháo đài tường đất với những ngôi nhà tranh tre chỉ cần một phát B40 là cháy rụi”.
Sự ác liệt mà những người lính ở Campuchia đã phải trải qua là không thể định lượng. Đánh chiếm một căn cứ của Khmer Đỏ thì có vẻ như rất dễ, nhưng tiêu diệt lực lượng Pol Pot thì rất khó. Có những đơn vị Quân Tình nguyện Việt Nam đã từng bị “xóa sổ”. Thượng úy Long kể: Đầu mùa khô năm 1986, trung đoàn tổ chức truy lùng địch, đại đội tôi được giao ở nhà giữ cứ. Tối, tôi qua Đại đội 13, anh em kêu ngồi vào uống ly rượu tiễn. Đang ăn, Đại đội trưởng Thụ hỏi: “Còn đạn K54 không?”. Tôi rút nguyên băng đạn từ khẩu K54 bên hông đưa cho Thụ. Trưa hôm sau ra phum, thấy mấy người già Khmer ngồi khóc, nói: “Bộ đội ông Thụ chết hết rồi”.

Chắc bí thư, con ông nghìn cân còn mãi mê đảo ngọc!

Gần đây, lần đầu tiên, TC có dịp đi Hà Tiên chơi. Lòng háo hức, rạo rực nhưng biết rồi đã chán! Nhìn chung thành phố quy hoach chấp vá không xứng tầm một Kiên Giang giàu có nhiều tiềm lực. Cảnh đẹp thiên nhiên không nói. Mình coi TV, tưởng cái chợ đêm như xứ Thái. Ai dè, chỉ là những sạp nối đuôi bán hải sản, không phải là nơi dành cho du khách dạo chơi ăn vặt.
Ý nhóm bạn thích nhậu nơi mát mẻ về đêm, chọn giá cả bình dân. Lỡ đến thì nhào vô cho biết chứ sao!. Không chỉ du khách mà có cả dân địa phương nam thanh nữ tú đút đầu dô máy chém. Thấy người bán cũng là dân lam lũ, mình đoán giá thuê mặt bằng nơi này cao nên mới vậy. Chưa thấy bờ kè nơi nào nhếch nhác bản thiủ như ở các quán nhậu dọc đường Trần Hầu. Chất thải đồ ăn lẫn của người xả thẳng xuống sông. Tối đó, bọn mình quên không chụp ảnh cái toa lét bờ kè "độc đáo" ở xứ này...

Tìm kiếm Blog này