Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021

KONTUM - NHỮNG NGÀY THÁNG KHÔNG QUÊN

 -------------------------------------------------------

Tháng 5 năm 1974, Cộng quân bắt đầu mở các cuộc tấn công gặm nhấm, trước hết là tràn ngập chi khu Đak Pek, Thiếu tá Vương Thế Cận, Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng mất tích. Sau đó lần lượt các chi khu Mang Buk, Tou mơ Rông và cuối cùng ngày 3 tháng 10 năm 1974 là chi khu Chương Nghĩa lọt vào tay Cộng sản. Tất cả các sĩ quan Chi khu trưởng đều mất tích, trừ Thiếu tá Thạch Lợi thoát hiểm về tới Tiểu khu Kontum.
Trước tình hình chiến sự sôi động, tất cả các đơn vị địa phương quân ở vùng phía Bắc tỉnh Kontum đã tan rã và nguyên một vùng rộng lớn hơn 2/3 lãnh thổ hoàn toàn đã mất về tay địch, Trung tá Mai Xuân Hậu cho xúc tiến và khánh thành tượng đài “Tổ Quốc Ghi Công” tại ngã ba bên nầy cầu Dak Bla, đường về thị xã Kontum để an dân. Phía dưới tượng đài có gắn bảng đồng nhỏ ghi:
“Nắng về én lượn chim tung cánh
Ghi dấu muôn đời vạn sử xanh”
Trung Tá Mai Xuân Hậu
Cuối tháng 10 năm 1974, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu và phái đoàn chính phủ VNCH sau khi kinh lý Quân đoàn II, Quân khu II đã đến thăm tỉnh lỵ Kontum vào buổi xế trưa. Quân Cán Chính tỉnh Kontum đã tiếp đón phái đoàn tại Cơ Quan Chính Quyền Tỉnh (Tòa Hành Chánh). Sau các thủ tục lễ nghi tiếp đón, duyệt dàn chào quân nhân công chức trước cổng, TT. Thiệu cùng phái đoàn gồm Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao văn Viên, Tổng Trưởng Hoàng Đức Nhã và một số các Tổng Bộ Trưởng đã có một buổi nói chuyện về tình hình đất nước tại hội trường Cơ Quan Chính Quyền Tỉnh.
Mở đầu buổi nói chuyện, Trung tá Mai Xuân Hậu, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Kontum đã chào mừng phái đoàn và trình bày những điểm nói chung về tình hình quân sự cũng như dân sự của tỉnh. Về mặt quân sự, thì đầu năm 1974 đến nay công việc phòng thủ diện địa rất là khó khăn hạn chế. Lãnh thổ tỉnh về phía Bắc đã hoàn toàn lọt vào tay địch, cho nên thực tế chỉ còn lại hai quận, trong đó Dakto là quận di tản nằm trên lãnh thổ của quận Châu Thành. Lực lượng nghĩa quân và địa phương quân không được yểm trợ để hoạt động tầm xa mà chỉ thu gọn cố thủ trong các ngọn đồi chung quanh quận ly. Tình hình quân sự tỉnh chỉ còn là phòng thủ Thị xã.
Về dân sự, đặc biệt là kho dự trữ gạo và nhu yếu phẩm tại tỉnh ở mức rất thấp và theo kinh nghiệm năm 1972 khi Cộng quân cắt đứt quốc lộ 14 tại đèo Chu Pao, trong vòng một tháng thì tình hình lương thực trong tỉnh đã thiếu thốn trầm trọng đến mức cạn kiệt.
Kết thúc phần trình bày, Trung tá Hậu nêu rõ những khó khăn hiện nay của tỉnh, cũng như tình hình quân sự, áp lực của địch rất nặng nề.
Tổng thống Nguyễn văn Thiệu chủ tọa buổi nói chuyện thật sinh động và đề ra các biện pháp sẽ giúp tỉnh vượt qua được các khó khăn. Tổng thống nói rằng các khó khăn của tỉnh Kontum về vấn đề lãnh thổ, cũng như tiếp liệu, cũng giống như các địa phương khác trên toàn quốc trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, Kontum luôn là địa điểm mà Cộng quân thường khởi động chiến tranh trước nhất nên sẽ được ưu tiên yểm trợ. Tổng thống hỏi kho gạo an toàn của Tỉnh có sức chứa là bao nhiêu. Trả lời: 100 tấn. Tổng thống hứa sẽ chỉ thị cho Tổng Cuộc Thực phẩm Quốc gia tăng cường 300 tấn và tỉnh cố gắng huy động mở rộng các kho chứa.
Về phương diện tiếp liệu, tỉnh phải cố gắng sử dụng tiết kiệm tối đa, ngay cả đạn dược và nhiên liệu cũng vậy vì tình hình viện trợ đã thay đổi. Tổng thống còn nói rõ là Cộng quân sẽ tấn công vào lãnh thổ do chúng ta kiểm soát vào đầu mùa khô năm tới, cho nên tất cả đều phải chuẩn bị. “Nếu chúng ta đứng vững trong cuộc tấn công sắp tới thì tình hình chính trị thế giới sẽ có chiều hướng thuận lợi cho chúng ta hơn và buộc Cộng Sản phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris.”
Kết thúc buổi nói chuyện, ông Võ văn Muồi Chủ tịch Hội đồng tỉnh, đại diện quân cán chính và đồng bào tỉnh Kontum đã ngỏ lời cám ơn Tổng thống và phái đoàn chính phủ đã quan tâm giúp đỡ tỉnh nhà có đủ điều kiện để chiến đấu và chiến thắng như trong chiến cuộc “Mùa hè đỏ lửa” năm 1972. Ông Chủ tịch đã hứa với Tổng thống là toàn thể dân quân cán chính tỉnh Kontum sẽ quyết tâm “tử thủ” để giữ vững tuyến đầu lãnh thổ VNCH, nếu bị địch tấn công.
Trung tuần tháng 11 năm 1974, Quân đoàn II cử Đại Tá Phan Đình Hùng lên Kontum đảm nhận chức vụ Tiểu khu trưởng Tiểu khu Kontum.
Tháng 12 năm 1974, Chuẩn tướng Phan Đình Niệm, Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh, đại diện Quân đoàn II tổ chức lễ bàn giao Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Kontum rất gọn nhẹ và nhanh chóng, không có hiệu lệnh lễ nghi quân cách, không có các nghi thức đọc diễn văn hay ban huấn từ. Đại tá Phan Đình Hùng là sĩ quan chiến đấu nhiều năm ở vùng Tây nguyên, hiện là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 và nguyên là Trung đoàn phó bị thương trong mặt trận Tân Cảnh năm 1972 được tản thương kịp thời trước khi Cộng quân tràn ngập Dakto, Tân Cành.
Trong thời gian trước Giáng Sinh năm 1974, Quân đoàn II đưa ra kế hoạch phối hợp các Liên đoàn Biệt động quân với các đơn vị Địa phương quân, Nghĩa quân thuộc Tiểu khu Kontum thành lập một Bộ Tư Lệnh chiến trường Kontum mà Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân đoàn II là Tư lệnh và Đại tá Phan Đình Hùng, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng là Tư lệnh phó chịu trách nhiệm vùng lãnh thổ Kontum. Bộ Tư Lệnh đặt bản doanh ở Pleisar, cách thị xã Kontum về phía tây chừng 20Km.
Tình hình chiến sự rất yên ắng chỉ đụng độ lẻ tẻ ở xa không đáng kể, mặc dầu tin tức tình báo hằng ngày ở Tiểu khu Kontum cho biết là địch đang di chuyển và tập trung các đơn vị lớn dọc theo các hành lang biên giới. Bộ tư lệnh chiến trường Kontum dàn quân thành một vành đai rộng lớn phía tây bắc Thị xã Kontum.
So với chiến cuộc năm 1972 thì lần nầy với quân số hiện hữu cùng với sự chuẩn bị có thể nói là chu đáo và vững chắc. Lực lượng Biệt động quân là lực lượng trước đây thường trấn đóng ở các trại biên phòng cao nguyên với cấp số Tiểu đoàn (như Tiểu đoàn Biệt động quân biên phòng ở Dak Pek), sau khi giải tán các trại biên phòng, các tiểu đoàn Biệt động quân được sát nhập thành những Liên đoàn và là những lực lượng diện địa thiện chiến. Lực lượng Nhảy dù và Thủy quân lục chiến là các đơn vị trừ bị cơ động và thiện chiến trên các chiến truờng qui ước rộng lớn.
Tháng 1 năm 1975, Giáp Tết âm lịch năm Ất Mão 1975 một phái đoàn đại diện Dân Quân Cán Chính tỉnh Kontum do Đại tá Phan Đình Hùng, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng hướng dẫn đã đến Bộ Tư Lệnh Quân đoàn II ở Pleiku để chúc tết Thiếu tướng Tư lệnh Phạm văn Phú và các sĩ quan tham mưu của Quân đoàn. Nói chuyện với phái đoàn, Thiếu tướng Tư lệnh cho biết là tình hình Kontum vẫn còn yên tĩnh và hiện nay tuy địch quân đang tấn công mạnh vào các đơn vị ở phía tây Pleiku (Thanh An), nhưng cũng chưa có yếu tố rõ rệt là địch sẽ tấn công chính diện ở đâu và vào lúc nào.
“Có thể địch quân sẽ tấn công chính diện vào mặt trận Kontum trước và chúng ta cũng đã chuẩn bị sẵn sàng.” Thiếu tướng nói. Trong cuôc chiến tranh giữ gìn lãnh thổ hiện nay, địch có thể tấn công bất cứ nơi nào với mức độ tập trung quân rất lớn nên có thể đè bẹp và chiếm giữ vị trí của ta, nhưng với sự cơ động nhanh và lực lượng tăng viện kịp thời ta sẽ giành lại các vị trí bị chiếm đóng và thường thì các trận đánh phản công có hiệu quả sẽ làm cho tinh thần của binh sĩ lên cao và sau đó sẽ là những trận thắng lớn vì đã bẻ gãy được các kế hoạch chiến lược của địch. Nói chung, Thiếu tướng Tư lệnh cho biết Quân đoàn sẽ có các kế hoạch cơ động để yểm trợ cho các chiến trường khi cần thiết, Kontum sẽ là vành đai thép ở phía Bắc.
Sau khi ở Bộ Tư Lệnh Quân đoàn ra, phái đoàn được giới thiệu đi đến căn cứ Hàm Rồng, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Tiền phương Sư đoàn 23 Bộ Binh và được Chuẩn tướng Tư lệnh Lê Trung Tường tiếp đón, đồng thời dự thuyết trình về tình hình quân sự. Nói chung, mặc dù địch pháo kích dữ dội vào quận lỵ Thanh An và đang tập trung quân đông đảo dọc theo hành lang biên giới phía tây để tấn công, nhưng các lực lượng của ta đã chống trả hữu hiệu và tiêu diệt địch hoàn toàn. Phần thăm viếng căn cứ chỉ có mục đích xã giao và tạo thêm tinh thần cho phái đoàn tin rằng địch có thể sẽ mở cuộc tấn công ở nơi khác chứ không phải Kontum.
Tháng 2 năm 1975, Tổng Cuộc Thực phẩm điện cho tỉnh Kontum chuẩn bị tiếp nhận 200 tấn gạo tiếp tế được chuyển vận từ Cuộc Thực phẩm Qui Nhơn và Nha Trang. Từng đoàn xe dài, mui trần phủ vải bạt liên tiếp chở gạo lên thị xã, không khí rất là nhộn nhịp. Sau khi trưng dụng hết các kho bãi, tỉnh cấp tốc trưng dụng Hội trường của trường Trung Học Hoàng Đạo Kontum để làm kho chứa gạo an toàn.
Tâm lý dân chúng đã trải qua bao nhiêu cuộc tấn công của Cộng sản, bắt đầu từ năm 1965, 1968, 1972 đến nay mới thấy yên tâm hơn bao giờ hết với lực lượng quân đội sẵn sàng đủ sức chống trả địch quân tại địa phương, cùng với các phương tiện tiếp liệu dồi dào, gạo thóc đầy đủ. Tỉnh bắt đầu phân phối gạo cho dân chúng với giá tiếp tế và hầu như chưa có ai nghỉ đến việc di tản về Pleiku hay các tỉnh duyên hải như các lần tấn công trước đây của Cộng quân. Trung tá Biệt động quân Huỳnh văn Lộc được cử giữ chức vụ Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng chi khu Kontum (quận Châu Thành).
Dân biểu Nguyễn văn Thống (nguyên Tổng Thơ Ký Hạ Viện) đơn vị Kontum đã có buổi nói chuyện với toàn thể Quân Cán Chính tỉnh Kontum về “Tình Hình Đất Nước” ở rạp hát Thanh Bình. Sau phần trình bày những khó khăn, không thuận lợi của chính phủ VNCH trong vấn đề viện trợ Mỹ cũng như tình hình chung trên toàn quốc, Dân biểu Thống bắt đầu cuộc thảo luận về những vấn đề tại địa phương Kontum. Nói chung, các phát biểu của các hội thảo viên xoay quanh vấn đề chiến sự tại địa phương, trong đó có một câu hỏi của một giáo chức là trong trường hợp chiến sự xảy ra ác liệt như năm 1972 thì chính quyền địa phương đã có kế hoạch di tản dân chúng về các khu vực an toàn hay chưa?
Cuối tháng 2 năm 1975, một phái đoàn 5 người do Đại tá Sánh (Oánh?) hướng dẫn thuộc Phủ PTT. Đặc trách Khẩn Hoang Lập Ấp ghé tỉnh Kontum bằng Phi cơ đặc biệt VO2, phái đoàn có đến Cơ Quan Chính Quyền để thảo luận về kế hoạch KHLA của tỉnh. Sau đó, Đại tá Sánh nói sẽ duyệt xét toàn bộ chương trình tại Sài gòn và đề nghị tỉnh cử một phái đoàn gồm các cơ quan chuyên ngành có liên quan về Phủ để họp thông qua kế hoạch.
Tháng 3 năm 1975, tình hình chiến sự vẫn yên tĩnh, Cộng quân pháo kích rải rác vòng ngoài Thị xã. Ngày 5 tháng 3 địch pháo kích 2 hỏa tiễn 122 ly vào trung tâm Thị xã gần Bộ chỉ huy Tiểu khu, nhưng không có thiệt hại nhân sự và không có giao chiến trên toàn vùng lãnh thổ.
Ngày 8 tháng 3 năm 1975. Phi trường Kontum vẫn hoạt động bình thường. Đoạn đường 40km nối liền Kontum-Pleiku thông suốt (chưa có dấu hiệu xuất hiện đóng chốt của địch).
Ngày 10 tháng 3 năm 1975. Tin Cộng quân tấn chiếm Ban Mê Thuột làm dao động, xôn xao trong toàn tỉnh Kontum. Tiểu khu Kontum ra lệnh giới nghiêm. Quân nhân, công chức cấm trại 100%.
Ngày 11 tháng 3 năm 1975. Các đơn vị Biệt động quân bắt đầu di chuyển nhanh chóng về Pleiku.
Ngày 13 tháng 3 năm 1975. Tất cả lực lượng BĐQ rút khỏi Kontum an toàn, không có một trận giao tranh nào xảy ra trên tuyến đường rút quân Kontum-Pleiku cũng như trên toàn lãnh thổ Kontum.
Ngày 14 tháng 3 năm 1975. Thăng Chuẩn tướng Phạm Duy Tất.
Ngày 15 tháng 3 năm 1975. Tiểu khu Kontum không liên lạc được với Bộ tư lệnh Quân đoàn II. Quân nhân, công chức và dân chúng được tin Pleiku và Quân đoàn II chuẩn bị di tản.
Ngày 16 tháng 3 năm 1975. Cuộc di tản ở Kontum bắt đầu, quân nhân, công chức và dân chúng lũ lượt rời thị xã Kontum hướng về Pleiku. Đoàn xe Bộ chỉ huy Tiểu khu bị phục kích tại đèo Chu Pao. Đại tá Phan Đình Hùng bị trọng thương và mất tích.
Ngày 17 tháng 3 năm 1975. Thị xã Kontum hoàn toàn bỏ trống. Không một tiếng súng nổ. Cộng quân bất ngờ làm chủ tình hình trên toàn lãnh thổ Tỉnh Kontum.
Đoàn quân “di tản chiến thuật” vượt qua cầu Dak Bla xuôi Nam chiều tối ngày 16 tháng 3 năm 1975 là đoàn quân ra đi không bao giờ trở lại. Còn đâu khúc khải hoàn ca bi tráng “Kontum Kiêu Hùng”(*)
“Chu Pao ai oán hờn trong gió
Mỗi chiếc khăn tang một tấc đường.”
________________________________________
(*) Về chiến trường Kontum năm 1972, địch đã tràn ngập Dakto, Tân Cảnh và trong vòng một tháng Cộng quân đã tiến quân ồ ạt về Kontum và chiếm được phân nửa Thị xã về phía Bắc. Quân ta lui về phía Nam dựa vào bờ sông Dak Bla cố thủ, chờ quân tăng viện từ Pleiku đến phản công. Ngày 31 tháng 5 năm 1972 quân ta toàn thắng, chiếm lại hoàn toàn lãnh thổ phía Bắc và tiêu diệt hoàn toàn lực lượng chiếm đóng, buộc địch phải rút lui để lại vô số thương vong và nhiều vũ khí, đạn dược. Vinh thăng tại mặt trận Chuẩn tướng Lý Tòng Bá. “Kontum Kiêu Hùng” được xướng danh từ đó.
Trần Bạch Thu
https://www.facebook.com/thu.tran.1232760/posts/3770333846335539

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

Trường đào tạo quân sự đầu tiên của VN:

Trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi.

Có công rất lớn của các sĩ quan Nhật Bản sau 1945 chưa về nước, ở lại giúp huấn luyện quân sự, được gọi là "người Việt Nam mới". Và đặt nền tảng ban đầu cho thiết chế QĐNDVN sau này.
Trường tổ chức thi tuyển thanh niên cả nước. Với người Kinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở, với người dân tộc thiểu số tốt nghiệp tiểu học hoặc trình độ thấp hơn nhưng có kinh nghiệm thực tế, do đơn vị hoặc chi bộ Đảng giới thiệu. Mục tiêu đào tạo thành chỉ huy từ tiểu đội đến trung đội.
Tướng Nguyễn Sơn làm hiệu trưởng. Giảng dạy chính trị, triết học, lịch sử do các lãnh đạo người Việt, có 2 người Áo giảng môn Triêt. Huấn luyện quân sự do các giáo viên người Nhật đảm nhiệm. Dưới Hiệu trưởng là Tổng đội có các ban chuyên môn và 4 Đại đội. Tổng đội có tổng đội trưởng, phó và chính trị viên là các lãnh đạo người Việt. Mỗi đại đội có 1 giáo viên và 1 trợ giáo người Nhật. Phía người Việt có trợ lý và thông dịch viên. Giảng dạy qua ngôn ngữ Nhật, Việt và cả Trung Quốc. Giữa khoá, nhà trường tổ chức học viên đi thực tế chiến trường Nam Trung bộ...
Ngôi trường chỉ tồn tại trong vòng nửa năm (1.6 - 22.11.1946), đào tạo cấp tốc được khoảng 400 học viên cho Việt Minh. Lúc đầu trường LQTHQN dự tính chương trình đào tạo sĩ quan trong 2 năm kể cả đi thực tập. Nhưng do tình hình chiến sự diễn biến phức tạp nên trường rút ngắn thời gian và mãn khoá trước thời hạn.
Người Nhật huấn luyện cho người Việt biết về nguyên tắc tổ chức quân đội, tinh thần đồng đội, kỹ chiến thuật... Sau đó 11 giáo viên Nhật cùng rất nhiều sĩ quan binh lính khác ở VN lại tiếp tục phục vụ trong QĐNDVN. Có người tham gia quân giới sản xuất vũ khí, có người chuyển ngành... Từ 1954 đến 1960, lần lượt về nước Nhật theo chương trình nhân đạo của Chữ Thập Đỏ hai nước. Nhưng đa số đã hy sinh trong chiến đấu và vì bệnh tật...
(Sưu tầm và tóm tắt từ nhiều nguồn).
Hình Thiếu tướng Nguyễn Sơn, Bìa sách Nhật... và Những người VN mới cùng gia đình hồi hương về Nhật năm 1960.

Chuyện đời thường mùa Covid19, tôi thấy gì về việc mang khẩu trang và giãn cách XH.

Chưa cần chính phủ tuyên truyền thì hầu hết người Việt đã có thói quen mang KT mỗi khi ra đường do ô nhiễm môi trường. Trong mùa dịch thì người ta quan tâm mang nó khi tiếp xúc người khác. Theo khuyến cáo của ngành y tế để hạn chế lây nhiễm là tránh sờ vào KT nhưng thực tế thì hầu hết đều lấy tay kéo lên mỗi lần nó xệ xuống.

Ở một số nơi, tiếp xúc với một số người mỗi khi đi lại như Sài Gòn, Bình Dương. Đợt đầu dịch bùng phát thì thấy ở chợ khu công nhân gần nhà, gần như 100% người bán không mang khẩu trang. Người mua thì khi vào chợ lột KH ra hoặc kéo xuống để nói. Quán nhậu, ăn uống ít người vào và người ta ngồi thưa hơn. Giản cách như quy định đâu chừng nửa tháng thì thoáng dần rồi sinh hoạt trở lại như cũ. Đợt thứ hai gần đây thì thấy đa số thờ ơ, coi như trời kêu ai nấy dạ, khu nào bị nấy lo. Ngoài chợ búa quán ăn sinh hoạt bình thường, vẫn đông người, nói năng lớn tiếng, ăn nhậu ì xèo, cụng ly côm cốp....
Đến giờ, tôi không biết biện pháp giãn cách XH có còn hiệu lực ra sao nhưng thấy đa số thờ ơ. Ngộ có ai đó lây nhiễm thì trên mạng XH la toáng rần rần nhưng sau đó chìm ngay vào quên lãng. Dịch ở nhiều nước vẫn còn đó nhưng thiên hạ không mấy người quan tâm nữa, hiếm người thể hiện xót thương, cầu mong thế giới qua khỏi đại dịch...

C.B: Mừng ngày Chúa giáng sinh

Cách đây 1953 năm, một người bình dân ra đời, tên là Giê-su.

Xét theo Kinh Thánh, thì mẹ Người là một cố nông, bị địa chủ bóc lột, ức hiếp… Bà phải ở cữ trong một cái chuồng bò, lạnh lùng, hiu quạnh.
Từ bé đến lớn, Người không có tiền của, ruộng nương, chỉ lao động mà sống.
Suốt đời, Người ra sức chống bọn phong kiến, địa chủ, tư sản mại bản.
Suốt đời, Người ra sức bênh vực dân nghèo, đứng hẳn về phía giai cấp lao động.
Suốt đời, Người ra sức tuyên truyền: yêu Tổ Quốc, yêu chính nghĩa, yêu loài người.
Không may, trong 12 cán bộ tin cậy của Người đã lọt vào tên Giu-đa. Hắn đã tham mấy đồng xu mà bán Người cho bọn phản động; cũng như bọn Giu-đa ngày nay, đội lốt tôn giáo mà phản Chúa, phản quốc, làm tay sai cho đế quốc thực dân.
Chúa Giê-su đã hy sinh, bị đóng đinh trên giá chữ thập. Song những lời Người dạy về yêu nước, bình đẳng, bác ái… thì soi sáng muôn đời. Còn loài Giu-đa cũ và mới, thì đều bị nhân dân nguyền rửa, bêu xấu muôn đời.
Đồng bào ta, lương cũng như giáo, đoàn kết kháng chiến, ủng hộ chính sách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, tức là làm đúng lời dạy của Chúa Giê-su, tức là thật thà tôn kính Chúa Giê-su. Nhân ngày kỷ niệm Chúa giáng sinh, chúng ta hoan hô đạo đức ái quốc, bình đẳng, bác ái của Chúa; và thành tâm chúc đồng bào Công Giáo nhiều phúc lành.
C. B


Hàng độc thời bao cấp: Mua 1 chiếc khăn cần có 7 chữ ký.

Châu Trà

kể: Mình có anh bạn sau ngày xuất ngũ làm công nhân xí nghiệp gỗ Hòa Khánh. Khi cưới vợ làm đơn để mua một số đồ dùng thiết yếu gởi lên giám đốc phê duyệt, trong đó có 1 chiếc khăn hiệu CON CÔNG.

(Hình sưu tầm ở bảo tàng tư nhân của bạn Trà Châu ở Đà Nẵng).
Má ơi! đếm cả thảy 7 chữ ký, gồm có:
Thủ trưởng đơn vị, Kế toán trưởng, Thủ quỹ, Thủ kho, Cung ứng vật tư. Người nhận, cuối cùng là Bảo vệ cho ra cổng.
Cảm ơn đoảng và chánh phủ đã rèn luyện tính kiên trì cho quí ông. Muốn vợ tương lai được sạch sẽ trong đêm động phòng hoa chúc, phải vậy thôi.



Tin Phật điều gì?

Tôi chuộng sự đơn giản thay vì rối rắm mơ hồ.
Là người trần mắt thịt nên tôi nghĩ khi Phật qua đời, người đời diễn giãi ra nhiều kinh sách, có thể sai lạc xa rời nguyên lý cơ bản mà Thích Ca đã đề ra. Biết ít thôi, biết nhiều chỉ tổ rách việc!
Bài tham khảo:
__________
Hãy bỏ chút thời gian để đọc một bài viết thật hay này cho đời bớt u mê lầm lạc:
1. Phật giáo là gì?
Phật giáo là một hệ thống tư tưởng có nguồn gốc từ Ấn Độ, do một người có tên Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) sáng lập. Ông là một Thái tử, đã kết hôn và có con; nhưng vì cảm nghiệm thấy cuộc đời nhiều khổ đau nên đã quyết tìm con đường giải thoát. Sau 6 năm gian khổ, trải qua nhiều phương pháp thực hành khác nhau, đến năm 30 tuổi ông đã giác ngộ (thấy được chân lý của vũ trụ, nhân sinh và đạt tới hạnh phúc trọn vẹn). Sau đó, ông dành cả cuộc đời còn lại (đến 80 tuổi) để truyền đạt tư tưởng và hướng dẫn đường lối tu hành cho mọi người. Tất cả những lời giảng của ông được tập hợp lại sau đó, được gọi là Kinh Phật.
Như vậy, Phật giáo vốn KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO, nó là một hệ thống tư tưởng triết học có tính hiện sinh, dùng để áp dụng vào đời sống để tránh những lầm lạc và đạt tới mục đích cao nhất là hạnh phúc (viên mãn) bằng con đường của trí tuệ sáng suốt dựa trên nỗ lực và sự tự chủ của cá nhân mỗi người. Như thế, Phật là một ông thầy giáo – người có năng lực trí tuệ và lòng bi mẫn đã dành cả đời để giúp đỡ mọi người bằng cách “khai dân trí” cho họ.
Chùa là trường học của nhà Phật, kinh là sách giáo khoa, đệ tử là học sinh. Mỗi người đến chùa là đang thực hiện con đường học vấn theo phương pháp của nhà Phật. Tuyệt nhiên không cần cúng bái, lạy lục - nếu có lạy cũng để tỏa lòng tôn kính và biết ơn thầy minh; không cần bày ra các lễ lạt rườm rà hình thức gây lãng phí và làm mê muội nhân tâm. Ngày nay, khi khi ông thầy sáng lập đã qua đời thì công việc giáo dục ấy được trao vào tay những vị thầy chùa ( sư ). Những người Phật tử đến chùa không được biến những vị sư này thành những thần thánh, hãy chỉ coi họ là thầy giáo, và kính trọng họ như kính trọng những vị thầy giáo (nếu họ có đức hạnh). Xin nhớ rằng, họ không có quyền năng gì trong việc ban phước giáng họ cho ta cả; cái lợi ích (nếu có) thì là do sự chân thành học hỏi và kiên trì thực hành đúng phương pháp từ lòng nhiệt thành giảng dạy của thầy chùa mà có.
2. Tư tưởng Phật giáo
Nếu tính cả Kinh, Luật, Luận thì hệ thống sách vở của Phật giáo sẽ “chất cao như núi”, làm nản lòng những ai muốn bước vào tìm hiểu. Nhưng dù phức tạp và uyên áo mà trí tuệ thông thường khó có thể lãnh ngộ hết được thì Phật giáo vẫn khá sáng sủa chỉ với 4 chữ: KHỔ - TẬP – DIỆT – ĐẠO (Khổ - Tập là Nguyên nhân của khổ - Diệt là Trạng thái hết khổ - và Đạo là Con đường thực hành để đạt tới hết khổ). Đây là “4 sự thật cao quý” – hay còn gọi là 4 chân lý căn bản, và người phật giáo phải hiểu được một cách thấu triệt để ra khỏi những nỗi khổ của đời sống. Khổ đế là sự thật (chân lý) về đời sống: đời nhìn chung là khổ, từ 8 nỗi khổ căn bản cho đến trăm ngàn nỗi khổ, vô biên nỗi khổ. Những nỗi khổ này bị gây ra bởi những tập khí – thói quen sai lầm của con người cả trong hành động, nói năng, suy nghĩ, tình trạng này được gọi chung là Vô minh – không thấy được ánh sáng của sự thật nên tạo tác sai lầm. Diệt là trạng thái hết khổ - trạng thái Niết Bàn của tinh thần, khi đạt tới trạng thái này con người đồng nghĩa với giác ngộ và đạt tới niềm phúc lạc vô biên – một thứ hạnh phúc chân thật. Đạo là con đường thực hành để dẫn ra khỏi khổ đau. Nếu Tập là “tà” thì đạo là “chánh” – phải tư duy đúng đắn, thấy đúng đắn, nói năng đúng đắn, hành động đúng đắn…
Tất cả các tông phái Phật giáo (Thiền, Tịnh, Mật, Thiên thai, Duy thức…) dù có những sai biệt trong tư tưởng và đường lối thực hành nhưng vẫn không ra khỏi tư tưởng nền tảng như đã trình bày.
3. Tu Phật
Tu Phật là gì? Tu là sửa mình, sửa lại cái sai bằng cách suy nghĩ, nói năng, hành động đúng. Tụng kinh, ăn chay, niệm phật, ngồi thiền, cúng dường…sẽ không phải là tu nếu nó không lấy việc sửa mình làm mục đích. Nếu một người Phật tử làm một hành động nào đó, như ăn chay chẳng hạn, để mong được ban phước (hay được phước đức) thì đó không phải là một người Phật giáo! Cái ý muốn ấy là ý muốn của kẻ tham lam và ích kỉ, chỉ muốn đổi chác bằng cách bỏ ít để lấy nhiều; nó đồng thời là một sự mê tín khi không hiểu rằng ăn chay là cách nuôi dưỡng tình yêu thương với động vật, lòng yêu thương ấy sinh ra năng lượng tích cực và niềm hạnh phúc tự sinh khởi từ tâm ý tốt lành ấy; con người sống tốt lành, vô cầu vô dục thì trí tuệ sáng suốt, và đồng thời sẽ nhận được tình yêu thương từ mọi người mọi vật. Vì thế mà cuộc sống mỗi ngày một hạnh phúc và tốt lành hơn.
Vậy thì tu cái gì? chỉ có 3 chữ: GIỚI – ĐỊNH – TUỆ. Giới là sự ngăn giữ mình trong khuôn khổ đạo đức để không phạm vào những tội ác (giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối...); Định là làm cho tâm yên ổn lại bằng cách trụ vào 1 đối tượng nào đó (ví dụ như trụ vào hơi thở - luôn biết hơi thở vào - ra chứ không để ý nghĩ lang thang chỗ khác) để đạt tới trạng thái quân bình. Tuệ là quan sát, suy nghĩ, tư duy đúng đắn – phải thấy biết được bản chất của thế giới và đời sống một cách chân thật (thấy được sự dời đổi vô thường, thấy được bản chất của đời sống là khổ, thấy được cái “tôi” là giả...)
Tất cả mọi tông phái của Phật giáo đều là tu Định, tức làm cho tâm an trụ lại, chứ không để bị rơi vào tán loạn, rong ruổi mà đánh mất “chánh niệm”. Niệm Phật (Nam mô A Di Đà Phật) không phải là kêu tên cho Phật nghe, hay kêu Phật đến giúp (!) mà là làm cho tâm an trụ vào câu Phật hiệu này, và chỉ an trụ vào câu Phật hiệu, không để ý nghĩ lang thang. Niệm lâu ngày thì từ cái tâm lăng xăng nhảy nhót dần “thuần” lại, tức “định” lại, đạt tới “nhất tâm bất loạn”. Khi tâm định lại rồi thì trí tuệ sẽ sáng suốt, như nước lặng thì mặt trời hiện, mây tan thì mặt trăng tỏa rạng.
Xin nhớ rằng, mọi sự thực hành trong đường lối của Phật giáo là đều nhằm để khắc chế cái tâm động loạn và vô minh này. Và mọi sự “tu hành” phải lấy việc hướng nội làm tông chỉ. Hướng ngoại tìm cầu đều là đường tà. Cho nên mới có câu “Phật tại tâm” là vì thế.
Nhưng tại sao? Phật giáo giải minh rằng: Mỗi người đều vốn có trí tuệ sáng suốt viên mãn (tức là có tâm phật), nên Thích Ca mới nói “ta là Phật đã thành, các ông là phật sẽ thành”, chỉ cần nỗ lực, siêng năng đúng phương pháp thì sẽ khai mở được cái trí tuệ đang bị vùi lấp bởi vô minh kia (tham sân si) mà đạt tới trạng thái tâm sáng suốt và hạnh phúc chân thật (gọi là Niết Bàn).
Như thế, Phật giáo chuyên chở một tinh thần nhân bản sâu xa và tư tưởng tự do tiến bộ mà ở đó con người được đề cao với địa vị chưa từng có. Và những người Phật giáo phải tự tin và tự lực mà khai mở lấy cái trí tuệ vô giá đang bị chôn lấp kia chứ không phải ném cuộc đời mình cho Phật hay Bồ Tát nào cả.
Thích Ca Mâu Ni nói “tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”. Cái sự “không hiểu” này, cộng với thói tham lam cố hữu đã biến những người theo Phật giáo thành những kẻ mê tin dị đoan, biến một tư tưởng tiến bộ và đầy nhân văn thành một thứ tôn giáo mà ở đó cuộc sống của mỗi người lại bị ném ra cho những vị thầy (Phật) của mình. Phật - vị thầy giáo trí tuệ đã bị những người "theo Phật" biến thành một thần linh có khả năng ban phước giáng họa ! Họ đã không muốn trở thành con người tự chủ, tự do; mà ngược lại, từ trong vô minh, họ đã biến mình thành những nô lệ của lòng tham, biến mình thành kẻ yếu hèn và bạc nhược khi gửi gắm cuộc đời mình cho những “thế lực” bên ngoài.
Người đến với Phật giáo là để thành tựu lý tưởng tự do; trở nên sáng suốt hơn, dũng khí hơn chứ không phải để sống kiếp ăn mày nơi cửa Phật. Tình trạng mê tín mịt mù trong xã hội Việt Nam ngày nay cần phải được tẩy uế bằng cách rọi ánh sáng của chánh pháp và tiếp nhận các thành tựu của khoa học nhân loại như Phân tâm học, vật lý lượng tử... để mong cứu chuộc lấy nhân tâm.
Trách nhiệm ấy thuộc về những người quản lý, những nhà khoa học và những nhà giáo chân chính như là một cách thực hành từ bi đối với chúng sinh theo lời Phật dạy. Nhưng đồng thời, phải chữa được căn bệnh vô minh và tham lam của giới quan chức đã.
(Tây Lạc Viên - 15/2/2020).

Kỳ công xây dựng tuyến "đường sắt trên không" từ Quảng Bình qua Lào.

Vào thời đó, đấy là tuyến cáp treo dài nhất thế giới.

Tài chính, kỹ thuật do người Pháp, nhân công Việt xây dựng bằng thủ công ở vùng rừng núi. Đội ngũ Pháp-Việt bị đau ốm bệnh tật, bao gian nan cực khổ mới hoàn thành. Để đưa sản vật chủ yếu là vàng sa khoáng từ Lào về và ngược chiều đưa gạo từ Việt Nam sang. Đoạn phía Việt Nam dài 60 km từ ga Tân Ấp (xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) đến đèo Mụ Giạ (cửa khẩu Cha Lo). Xe goòng phải chui qua 2 hầm còn lại kéo bằng cáp treo qua núi đồi. Hàng hoá xuất nhập qua cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh...
Ban đầu các kỹ sư của Pháp trình kế hoạch xây dựng 187km đường sắt đến Thà Khẹc, Lào. Nhưng do núi rừng hiểm trở, ngốn nhiều ngân sách nên kế hoạch xây dựng đường sắt đã phải đình đốn, thay vào đó là tuyến cáp treo.
.....

"Chủ thì có một còn công nhân hàng ngàn"

Nhớ mãi câu nói của người tiền nhiệm truyền đạt lại cho khi tôi nhận chức thay chú ấy làm quản đốc xưởng của một công ty gỗ XK khá lớn. Không sai, sâu sắc. Nhưng tôi nghĩ: ai cũng vì manh cơm manh áo thôi, ai cũng có bổn phận phải lo nhưng vì nịnh bợ lấy điểm với chủ, muốn leo cao mà bóp vắt sức lao động của anh em thì sống quá tệ. Đa phần công ty lớn không chủ trương như vậy tuy nhiên ngay cả công ty có vốn nước ngoài, chủ uỷ nhiệm cho người Việt quản lý thì vẫn có tình trạng ăn bớt ăn xén và tình trang như trên.

Ngẫm lại trong đời làm công ăn lương của mình, trải qua vài cương vị nho nhỏ có ảnh hưởng đến thu nhập của người khác. Làm thì có đúng có sai nhưng tôi luôn đặt vấn đề thu nhập của người dưới quyền lên hàng đầu. Cũng chả phải đạo đức gì mà xuất phát từ quan điểm: lợi ích của công ty và của người lao động phải luôn là một gắn bó nhau. Nó là động lực để công ty đứng vững và phát triển. Có họ thì bản thân mình mới tồn tại.
Chính vì vậy nên trong phạm vị có thể, tôi thường đạo diễn đề xuất tăng lương hay nâng mức giá khoán công việc cho anh em bên dưới. Làm thế nào để thuyết phục cấp trên nghe hợp lý, lọt lỗ tai mà phê duyệt. Biết, chủ có thể không ưng ý, bụng họ nghĩ sao thì chưa nghe ám chỉ trách trã gì.
Lần gần nhất, khoảng năm 2009, tôi làm quản đốc một công ty sx gỗ nhỏ nọ. Công ty làm ăn thua lỗ, chủ - giám đốc thì ít khi có mặt. Xem bảng lương công nhân viên thì tôi hỡi ôi, thấy nó quá thấp so với mặt bằng thị trường lao động. Chú phó giám đốc trước quản lý công ty ép công nhân sát rạt. Công ty làm hàng thành phẩm cho công ty lớn bị lỗ lã nên sử đụng lực lượng lao động rẻ tiền mà các công ty lớn gần đó dạt ra. Đa phần do tuổi nhỏ hay quá lớn, giấy tờ hồ sơ không hợp lệ, ngay cả công nhân có tay nghề cũng vậy. Gò lương để đỡ bị thâm tài chính. Mình nghĩ bụng: vậy là phi lý, không thể lâu bền.
Một mặt, tôi xốc lại tinh thần mọi người, mặt khác trực tiếp giám sát chất lượng sản phẩm vì nó là khâu yếu nhất. Đồng thời tham khảo ý kiến các tổ trưởng và kỷ thuật xưởng ra soát xem xét lại lương từng người có phù hợp với năng lực của họ chưa? Thế là mỗi tháng, tôi đệ trình với chủ tăng lương một ít cho 1/3 quân số. Nhích dần lên... Như vậy chỉ trong vòng 3 tháng, đã giải quyết tăng lương gần như toàn bộ công nhân.
Thế, kết quả công việc ra sao? - Tài chính lên dần từng bước, từ âm đến tháng thứ ba dừng lại. Tháng thứ tư huề vốn. Tháng thứ năm bắt đầu có lãi một ít. Xưởng hoạt động đi vào nền nếp hơn, chất lượng sản phẩm cải thiện rõ rệt... Dù số nhân viên gián tiếp không hề thấp, chiếm tới 15% quân số. Tuy chiếm quỹ lương lớn nhưng cái quan trọng là bộ máy vận hành nó có hiệu quả không. Chấp nhận thôi vì không thể quản lý theo kiểu công ty gia đình lu xa bu. Cơ may, công ty phát triển tăng thêm công nhân thì bộ máy điều hành vẫn thế.
Rồi chủ mới nâng lương cho nhân viên gián tiếp như kỹ thuật, kế toán còn mình thì lơ đi. Mỗi khi chấp nhận đi làm tôi không quan tâm lương nhiều hay ít mà trước hết nghĩ mình có làm được việc hay không cái đã, rồi tính. Nhưng khi đã chứng minh được năng lực rồi mà chơi vậy tức là không đẹp, người ta không hiểu mà đánh giá thấp vai trò mình. Coi đó là một sự xúc phạm! Buồn và chán thêm khi nghe chú em (kỹ thuật trường cùng làm công ty cũ ngày trước) là người giới thiệu mình vào làm, nói: ... chứ anh làm gì mà đòi hỏi? Nghỉ thôi, cuộc sống nó là vậy, ra đi nhẹ nhàng.
Trước không hiểu sao vì tôi đánh giá rất cao tay chủ là người rất khéo trong đối sách và thuật dụng người. Sau này ngẫm lại đó là chiêu giảm lương nhân sự VP bằng cách không nâng lương để tôi buồn ý ra đi. Bớt tôi, cho kỹ thuật kiêm nhiệm quản đốc. Tuy vậy, mối quan hệ giữa tôi và chủ cũ vẫn anh em thân tình như xưa. Vài tháng sau, xưởng sang cho người khác vì nợ ngập đầu. Từ đó, chú chủ lặn mất tiêu.
Lâu lâu, mỗi lần gặp lại nhậu với anh em cũ, hay nhắc đến người này người nọ. Ai để lại ấn tượng, sống không quá tệ với đồng nghiệp, tôi vẫn nhớ vẫn mong gặp lại người quen thuở nào.

Tầm quan trọng sống chết của cái thắng xe máy.

Ai quan tâm đến an toàn không những muốn có thắng đĩa trước mà muốn xe mình có 2 thắng đĩa trước lẫn sau.

Mình không phải thợ hay dân kỹ thuật nhưng vẫn nói đi nói lại về thắng xe vì nó là sự an toàn chung của mọi người. Mỗi khi ra đường quan tâm đầu tiên là: "thắng và thắng và luôn luôn là 2 thắng trước sau cùng lúc". Chứ không phải cái còi cảnh báo "tin. tin". Thấy lạ là nhiều người, thay vì tay hờ lên thắng sẵn sàng bóp mà lại hờ lên cái nút còi. Làm như vậy, bóp thắng sẽ chậm hơn do phân tán sự chú ý. Ngón cái không còn ôm vào tay cầm nên giữ ghi đông xe không còn chắc chắn khi có sự cố.
Ông anh
Loi Pham Minh
có đặt vấn đề: vì sao người ta không chế tạo cái đùm bánh xe lớn hơn để tăng độ ma sát?
Mình nghĩ xe có tang trống lớn để tăng ma sát hơn nhưng chế tạo sẽ phức tạp hơn để guốc bố phanh bung ra ôm đều đùm. Thắng đĩa phức tạp nhưng mắc tiền tương ứng với hiệu quả nên người ta không còn quan tâm đến cải tiến thắng bằng bố. Dĩ nhân cái nào cũng có ưu nhược riêng. Vấn đề cái nào ưu việt hơn. Thắng đĩa đã ra đời từ lâu nhưng không phổ biến vì nó đội giá thành làm xe mắc tiền hơn. Mãi đến ngày nay mới đưa ứng dụng vào đại trà dần ở dòng xe phổ thông xe tay ga, xe số
Năm 2000, mình thấy một chú em ở công ty có chiếc Suzuki Viva 110 với 2 thắng đĩa nhập từ Thái về, mượn chạy thử, nó sướng gì đâu! ước ao bao giờ có một chiếc như vậy. Xã hội phát triển người tiêu dùng có tiền hơn nên các nhà SX đang tiến dần sẽ lắp thắng đĩa cả 2 bánh xe. Vì thắng đĩa thắng nhanh dừng hơn, không bị nóng làm chai bố như kiểu thắng bố.
Chỉ nói về vì sao người ta lắp thắng đĩa ưu tiên ở bánh trước ở đa số xe hiện nay.
Xe đang chạy mà thắng thì trọng tâm dồn về phía trước cho nên thắng trước quan trọng hơn thắng sau. Tạm cho rằng lực ma sát quyết định xe dừng lại đến 2/3 ở bánh trước, chỉ 1/3 ở bánh sau. Tuỳ vào tốc độ, giả dụ nếu xe thắng bằng bố, xe sẽ lết 3-4 mét mới dừng lại thì thắng đĩa xe sẽ lết 1-2 mét sẽ dừng. Xe mà lắp 2 thắng đĩa thì độ dài giảm xuống chỉ còn 0.5-1 mét.
Một số người ngại thắng đĩa bánh trước vì sợ dễ bị té khi thắng gấp là do kỹ năng của người lái không quen dùng chứ không phải do tại cái thắng đĩa. Cần lưu ý: tuỳ vào thiết kế của nhà sản xuất mà có xe bóp nhe thì đã tác dụng liền, có nhà sx thiết kế cầu phải bóp thắng manh tay hơn.
.....
Hình xe đùm trước lớn thắng bằng bố và xe Suzuki Viva 110 với 2 thắng đĩa.




Vì sao chạy xe máy nên nhanh và chọn đường, chọn lề mà chạy.

Như đã nói: mình thường chạy xe máy nhanh, chọn đường lớn ở mé giáp làn ô tô, có cảm giác dễ chạy và yên tâm hơn chạy chậm sát lề. Chạy chậm chưa hẳn là an toàn vì khi chạy chậm làm người xao lãng nên khi gặp sự cố bất ngờ thì đã muộn...

Tại sao như vậy, từ góc nhìn cá nhân mình nêu vài lý do:
- Chạy nhanh bắt buột người cầm lái tập trung chú ý để xử lý tình huống nên chủ động hơn người chạy chậm.
- Cần phải chạy gần biên làn của ô tô nên tách rời đám động bên cạnh và phía trước sau, tạo được khoảng cách khá an toàn.
- Chạnh nhanh thì không sợ xe người ta húc đít mình và ngược lại mình cũng không húc đít người khác vì tập trung chú ý nên chủ động tay chân luôn hờ trên thắng.
- Do ít bị "vướng chân" và vướng tầm nhìn nên có điều kiện quan sát tốt hơn, chạy thoải mái hơn.
- Đường lớn có tầm nhìn xa và rộng hơn, thường phân làn nên phần đường của ai nấy chạy. Nếu đường có "con lươn" ngăn cách thì càng khoẻ vì ít có giao lộ đèn xanh đèn đỏ, không sợ xe cắt ngang, quay đầu.
- Đi đường nhỏ, đường tắt chưa hẳn là đến trước. Do phải chạy chậm vì đường hẹp người đông và có thể gặp sự cố đột ngột như trẻ em chạy vụt ra hay người lớn chạy ẩu từ hẻm vụt ra đường.
- Mé trong "mặc định" thường dành cho những người chạy nhanh nên đường sẽ thông thoáng hơn. Nếu chạy gần lề lỡ có sự cố bất ngờ thắng khó kịp.
- Gần lề, xe dễ bị dính vật nhọn làm thủng lốp, gần nơi làm ăn buôn bán người ta tiện tay vứt ra đấy. Mé trong nếu có vật nhọn thì được xe ô tô đè bẹp, xe máy chạy nhanh đánh bạt đi.
Trừ đám trẻ và mấy tay mắc dịch thích phóng nhanh để thể hiện còn những người đàng hoàng thì đó là cá tính và thói quen. Đi cùng người chậm dù là không vội vẫn cảm thấy như là một bắt buột.
Ở đây, theo kinh nghiệm mình cho vậy là tốt. Người chạy xe chậm cũng có lý và thói quen của họ. Không bàn luật giao thông. Có điều khi chạy nhanh đường xa hay lấn làn đường bị CSGT hỏi thăm sức khoẻ nhưng không thường vì cái gậy chặn xe của mấy chú CSGT khó mà với tới kịp. hehe.

Tìm kiếm Blog này