Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

Khẩu thần công bé chút xíu đặt trên giá và bánh xe gỗ.

Binh lính Đàng Trong thời Nhà Nguyễn (Tranh: Brossard de Corbigny).



Nguồn gốc cái tên Sa Thầy.

Quan niệm của tôi là ở đâu cũng nên biết về địa danh nơi mình ở. Cần tôn trọng quá khứ lịch sử vì nó gắn liền với tiền nhân sinh sống nơi ấy. Tôi bỏ thời gian lên mạng tìm hiểu mấy lần và có hỏi vài người về nghĩa Sa Thầy, không ai biết. Cách đây vài năm có dịp đi ST chơi, tranh thủ hỏi vội một người dân tộc ở vùng này, câu trả lời, mình nghe thiếu thuyết phục.
Mới đây, trong stt trước tôi có đặt vấn đề từ lâu đã tò mò về địa danh này mà không biết hỏi ai. Âm hưởng của nó có vẻ khác với tiếng nói của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Cùng với nó là các xã có từ đầu là Sa... từ kế, đoán là tiếng Kinh (Việt), có lẽ là ghép với địa danh quê gốc dân Quảng Ngãi hay Bình Định chi đó.
Nơi có con sông cùng tên, bắt nguồn từ rặng Chư Mom Ray đổ vào sông Sê San. Gần đó có di chỉ Lung Leng kỳ bí, dân tộc nào là hậu duệ của tiền nhân đã tạo ra các hiện vật đồ đá, đất nung ấy... Và mong cộng đồng cùng tìm hiểu Sa Thầy nó có ý nghĩa thế nào?
Thì có bạn Vương Trị nhắn tin chia sẻ thông tin: Trong sách Địa lý - Dân tộc học có trích ghi chép trong sách Les Jungles Moï (Rừng người Thượng) của nhà thám hiểm người Pháp Henri Maitre, ông nhắc đến con sông Nam Sathay. Một gợi ý đầu mối tuyệt vời, làm mình sực nhớ lại đã từng xem lượt qua bản pdf. Tuy có biết ít tiếng Lào và chữ nhưng lâu ngày đã quên, không thể tìm cách dịch phỏng đoán nên đành bế tắc. Giờ hâm nóng lại.
Tôi nghĩ phải hỏi chú em quen trên mạng có thể biết vì Y-duong Buonya là người dân tộc Ê Đê, từng đi và sống mấy nước ĐNA, biết nhiều thứ tiếng, hay nghiên cứu cổ sử, thì hoạ may.
Thế là chat hỏi. Chú ấy giải thích: Trước Pháp đô hộ thì Lào, Campuchia và Tây Nguyên VN thuộc đế quốc Xiêm La. Nam Sathay của tác giả người Pháp ký âm: "Nạm" là sông, suối, nước. "Sathay" là cát. Sathray tiếng cổ của Xiêm, đời sau bỏ qua "Sa" chỉ còn nói "Thray", âm (r) người Thái nói lướt là Thay. Huyện Sa Thầy ở Kon Tum đặt tên theo sông Sa Thầy (đã Việt hoá). Tóm lại cho dễ hiểu: Sa Thầy là Sông Cát.
Thêm vài ví dụ gốc tiếng Xiêm: Bản Đon, Bản Mé Thuot, Dak Lak (Mường Lăk), Mé Kong (Sông Mẹ).
.....

Thấy lạ qua kết quả test nhanh ở xóm trọ mình.

Hôm nay, y tế tổ chức XN nhanh cho tập thể khu nhà trọ mình ở, lần thứ hai. Nghe dân tình tám bốc chừng 16 người nghi nhiễm "F0" đưa đi sàng lọc đối tượng, chưa biết những ai cần phải cách ly xa. Cả tháng nay, người dân đã sinh hoạt sống chùm nhum với nhau trong khu nhà trọ chật hẹp, bây giờ phát hiện ai dương tính thì tạm goi là F0 chứ làm gì có F1, F2...
Mình cảm thấy khó hiểu, nêu vài trường hợp:
- Một kiot có 3 mẹ con (mẹ trẻ + 2 con nhỏ) bị bệnh (tự test lần 1 dương tính), đã qua 20 ngày đã khoẻ bình thường. Giờ XN âm tính.
- Một phòng có 2 mẹ con (mẹ 70 + con trai 30 tuổi), con trai bị trước qua một tuần thì khoẻ rồi đến bà mẹ bị, hiện đang còn bênh. Giờ XN âm tính.
- Một phòng có 4 người (chồng vợ và 2 con nhỏ). Giờ XN: chồng và 1 con dương tính, vợ và 1 con âm tính.
- Một phòng sâu bên trong có 3 cô gái, trước đó bệnh. Giờ XN cả 3 âm tính.
.....
Số lượng và thời gian, đoán chừng chứ không chắc. Về chuyện bệnh đa số có triệu chứng điển hình nghi nhiễm covid. Có trường hợp trực tiếp thấy, có trường hợp chỉ nghe dân bàn tán.
Thật khó hiểu trong việc XN covid...
Phòng mình, test 3 người đều âm tính, chứ dương thì thâu rồi xách gói ra đi còn tinh thần đâu mà gõ chữ thế này.

Ai máu chống xuồng thì nên xem lại không lâu đâu!

Phạm Quỳnh đã viết trên Nam Phong tạp chí năm 1931, như thế này:
“... Chủng tộc thuần một giống An Nam, văn hóa truyền tự nước Tàu, nghiễm nhiên thuộc về thế giới Chi-Na... Thiên chức của giống Việt Nam ta là phải thực dân cả cõi Đông Dương này, đem cờ hiệu Chi-na mà chiến đấu với thế với Ấn Độ, khiến cho dân Ấn- Độ Chi-na này thành một đất Chi-na dòng...”
Trích từ:
https://elearning.tdmu.edu.vn/.../02.Du%20hanh%20va%20anh...

Tìm F0 và Cách ly đạt đến điều gì?

Tôi không dám lạm bàn nơi khác, chỉ nói theo cái mắt thấy, tai nghe tại khu nhà trọ chỗ mình thôi.
Mục đích của xét nghiệm là tìm ra F0 để tách khỏi cộng đồng. Và cách ly là để ngăn dịch không lây nhiễm rộng. Khu phong trọ chỗ tôi có 60 phòng có 102 người. Chính quyền xếp vào diện vùng đổ đậm đặc "chốt chặc, đông cứng".
1 - Xét nghiệm.
Y tế xét nghiệm nhanh cộng đồng lần 1, không nghe nói kết quả có F... gì. Rồi họ sinh sống chùm nhum với nhau hơn tháng rồi. Một số người có triệu chứng điển hình của bệnh Covid, đa số không có triệu chứng gì. Ai bệnh thì tự uống thuốc rồi qua khỏi. Một bà cụ ốm yếu đã 70 vẫn lướt qua, chưa đến nỗi phải đi cấp cứu. Mọi sinh hoạt cộng đồng diễn ra bình thường.
Mới vừa rồi, xét nghiệm nhanh lần 2, đoán chừng kết quả lòi ra 30 người nghi nhiễm cùng lúc. Khó thể phân biệt ai là F0, ai là F1, F2, F3 trong 102 người. Dân nói nhau, xét nghiệm âm hay dương do hên xui, chứ không ai nói do mình tuân thủ tốt 5K mà không bị dính.
2- Cách ly.
Xét nghiễm nhanh, ai dương tính thì người ta tách ra một bên, cá nhân chạy về phòng lấy đồ dùng, sau đó lên xe tải, người ta đưa đi đến khu cách ly tập trung. Một số người chuẩn bị sẵn ba lô cá nhân để lỡ dính là xách đi cho khỏi quên đồ dùng. Một số vơ vội đồ để đi, chắc chắn không thiếu cái này thì thiếu cái nọ. Rất gay!
Tôi xem hình ảnh và clip khu cách ly cả mấy ngàn người của tỉnh Bình Dương, so với khu nhà trọ tôi ở thì thấy tệ hơn mọi thứ, từ giãn cách đến sinh hoạt vệ sinh. Nên nghĩ rằng dân ai xui thì đi cách ly, có thể không triệu chứng thành có triệu chứng, đang nhẹ thành nặng.
Vậy, mục đích của việc tách người nhiễm cách ly ra khỏi cộng đồng, há chẳng phải không đạt mục đích sao? Dân đã khổ nay còn khổ hơn. Còn làm tốn kém ngân quỹ của nhà nước trong lúc khó khăn này. Tôi nghĩ chính quyền địa phương thiếu xem xét trên thức tế nên áp dụng công thức máy móc, đâu cũng như đâu...

Nhớ những bữa cơm ngày xưa.

Trích từ Huỳnh Khang:
..... Một gia đình xưa trung bình có bảy, tám người bao gồm cha mẹ và con cái. Nhà nào nhiều thì có tới 13, 14 người. Rất ít nhà có một , hai đứa con. Thế nên, việc chạy ăn cho con cái là vần đề đau đầu đối với cha mẹ lúc đó. Mỗi nhà được chia một đám ruộng phần trăm ít ỏi, còn lại là ruộng nhập vào hợp tác xã để sản xuất chung và xã viên nhận được lúa thóc dựa vào số công điểm tính theo số ngày công lao động đã làm. Gạo, thịt, dầu lửa, bột ngọt, vải vóc… và các vật dụng, đồ dùng chính thì mua bằng tem phiếu do hợp tác xã độc quyền buôn bán.
Những năm đầu thống nhất đất nước thì chưa có kế hoạch hoá gia đình gì nên lực lượng trẻ, háu ăn hơi đông, lực lượng thanh niên đủ tuổi lao động thì ít, một số nhà do chiến tranh mất đi trụ cột gia đình nhiều nên nhà nào có đủ lúa gạo ăn giáp hạt là hay lắm rồi, còn lại đa số gia đình là thiếu ăn.
Trong nhân dân đơn vị đong đo thời đó gạo thì tính lon sữa bò, lúa tính thùng thiếc hình khối vuông chừng 10 ký lúa. Mỗi lần nấu cơm là canh số người ăn mà nấu mấy lon, đầy hay lửng. Cơm ăn thì tính một ngày ba bữa: sáng, trưa, chiều. Trong đó, bữa sáng là bữa phụ nên ngày có, ngày không, lúc có, lúc không tuỳ vào thời vụ và thu nhập trong vụ mùa đó. Buổi sáng thì chúng tôi hay ăn cơm nguội với muối mè, muối đậu phộng hay cơm nguội chiên mỡ heo hay cháo trắng chan mắm, cháo rau đắng với đường đen…Bữa sáng thì cả nhà ít khi ăn chung, ai có việc dậy ăn trước rồi đi học, đi làm và thường bới một chén ăn ngay tại bếp. Bữa trưa thì đôi khi không đông đủ lắm vì có khi đi làm xa phải dỡ cơm theo trưa ở lại ăn rồi làm luôn, hay như những anh chị đi học xa thì bới một tô ăn trước rồi đi cho kịp buổi học…Bữa trưa thì thường ăn trong hiên nhà hay chỗ khoảng trống ở nhà dưới, nơi nhà trên và nhà dưới thông nhau qua cái cửa hông, chỗ này cũng có cửa thông ra bếp.. Sân nhà là nơi diễn ra bữa cơm chiều vì sân rộng, thoáng mát và ánh sáng vẫn còn chứ chưa tối như trong nhà. Bữa cơm chiều thì hầu như lúc nào cũng đông đủ thành viên gia đình. Thế nên bữa cơm chiều có thể gọi là bữa cơm của gia đình ngày xưa.
Có lẽ trừ ban đêm đi ngủ thì khoảng thời gian cho bữa ăn gia đình là khoảng thời gian an lành nhất trong mỗi gia đình xưa. “Trời đánh tránh bữa ăn” nên mọi ưu phiền, buồn bực gì cũng phải tạm gác lại để mọi người cùng quây quần bên mâm cơm. Bữa cơm gia đình thường bắt đầu từ 5h đến 5h rưỡi chiều khi trời còn sáng, ít khi ăn trễ sau 6h trừ lúc đi làm đồng vì lúc đó chưa có điện. Thường mỗi buổi chiều chúng tôi đứa lo rơm, nước cho bò ăn, đứa lo gà vịt, đứa ẵm em, đứa lo phụ mẹ nấu cơm. Khi mặt trời sắp lặn là ba tôi hối dọn cơm lên ăn để khỏi phải thắp đèn trong bữa ăn.
Cơm thường nấu bằng nồi gang và chụm củi khô. Mùa mưa hiếm củi thì chụm bằng rơm; mùa hè, mùa thu hanh khô thì quét lá cây để lấy lá cây chụm. Cứ mỗi chiều xuống là nhà nào bếp cũng đỏ hồng, khói toả nghi ngút. Cơm nấu xong chắt nước cơm để dành cho heo, gà ăn rồi nhấc xuống đặt trên một lớp than cho nóng dưới đít nồi. Thỉnh thoảng phải bỏ thêm than và vần nồi cơm xoay tròn cho cơm chín đều. Muốn cho chắc ăn thì gắp ít cục than bỏ lên nắp nồi cơm nữa. Cơm nấu bằng rơm là khó nhất vì lửa cháy không đều, nấu không khéo là cơm sẽ có nhiều tầng: Trên sống, dưới khê, chính giữa nhão nhẹt.
Thường thì bữa cơm gia đình xưa ngồi theo thứ tự lớn trước, nhỏ sau: ba mẹ ngồi trước hai bên nồi canh, nồi cơm rồi cứ theo thứ tự lớn tới nhỏ. Cha mẹ và các anh chị lớn thì ngồi trên những cái đòn ngồi, lũ nhỏ thì cứ ngồi bệt xuống đất mà ăn. Đứa nào còn nhỏ quá chưa ăn được thì ngồi gần bên cha mẹ để cha mẹ đút cơm cho ăn. Nhà nào đông thì cả nhà quây quần bên nồi cơm, nồi canh, vừa ăn vừa nói chuyện, cha mẹ dặn dò, anh em nói chuyện rôm rả. Tụi nhỏ thì hì hục ăn, đứa chan, đứa múc, đứa gắp, đứa lua, đứa húp ào ào, ăn không kịp thở.
Bữa cơm ngày xưa thì món ăn rất đơn giản. Ngoài nồi cơm ra thì thường nhất chỉ có món canh rau, món kho mặn, rổ rau sống hay rổ rau luộc...Còn nhớ những năm cuối thập niên 70 đầu những năm 80 của thế kỉ trước thì có chiến tranh phía Bắc và chiến tranh biên giới Tây Nam, sản xuất lúa gạo cũng còn lạc hậu, năng suất thấp nên nhà nào cũng thiếu ăn. Nồi cơm lúc đó thường độn khoai lang, sắn, bắp…Có khi một nửa là cơm, một nửa là độn. Món kho và canh thì có cá liệc, cá cơm, cá nục…Cá đồng thời đó nhiều, ăn phát ngán luôn nên thèm cá biển hơn..
Một vài món ăn mà tôi hay ăn trong bữa cơm gia đình thời bao cấp là món rau muống, mắm cái kho và dừa kho mặn, trứng luộc dầm mắm, cá kho mặn, muối mè, muối đậu phộng…Các món rau nêm cho canh thì cũng tự hái quanh nhà mà vào nêm chứ ít khi đi mua. Rau muống là món ăn trường kỳ, hết luộc thì nấu canh, xào, rau muống trộn dừa xắt ăn sống, chẻ ra thành các khoanh tròn, nước luộc rau muống thì nặn chanh vào làm canh…Mắm cái thì ăn sống, kho, kho với thịt, cá…Muối mè, muối đậu phộng thì làm bằng cách hầm muối hột rồi giã thành bột nhuyễn đem trộn với mè rang, đậu phộng rang. Các món kho thì ta nói nó mặn chát, trong đáy chảo, đáy xoong lúc nào cũng đọng lại một lớp muối vàng, trắng. Thời đó ăn xong bữa cuối của món kho thì mấy anh chị em hay giành nhau cái chảo đọng muối này để làm món cơm trộn chảo.
Dù là ở thôn quê nhưng thời đó gà vịt thì cũng ít được ăn vì đa số nuôi để bán lấy tiền trang trải cho việc khác hay để dành cho giỗ quải. Chỉ khi nào gà bị dịch, cù rụ chết chúng tôi mới được ăn thịt gà. Thịt heo thì do hợp tác xã độc quyền mua bán, nhà nào nuôi heo cũng là heo của hợp tác xã, sau khi nuôi lớn hợp tác xã xuống cân chở đi và trả lúa lại cho dân nên thịt heo khó mua và phải mua bằng tem phiếu nên lâu lâu mới có một miếng thịt để ăn. Bữa cơm thời bao cấp hiếm khi có thịt, kể từ năm 1986 về sau thì bắt đầu đỡ hơn.
Bây giờ thì đa số các gia đình có bữa cơm ngon hơn, món ăn phong phú hơn nhưng không khí gia đình thì không còn như ngày xưa. Gia đình ngày nay ít con nên việc nuôi con, lo về ăn uống cũng có phần nhẹ nhàng hơn. Việc anh em tranh giành nhau ăn là hiếm mà cha mẹ phải ép con ăn, hăm doạ hay đưa ra các món thưởng cho con cái ăn nhiều, ăn no. Thời tôi còn trẻ thì anh em hay giành nhau ăn và đa số các bữa cơm thì chỉ được ăn lưng lửng bụng chứ ít khi được ăn no thoả thích. Còn nhớ có những bữa trưa gia đình không ăn chung thì cha mẹ hay vẽ cái mức trên nồi cơm, nhóm nào ăn trước thì bao nhiêu người đó chỉ được ăn ngang cái mức đó thì dừng chứ không được ăn thêm. Trong các bữa ăn cũng hay bị cha mẹ nhắc là ăn từ từ thôi, ăn gì mà không kịp thở luôn vậy...
Con trai cưới vợ thì vợ chồng cũng thường về ăn chung với gia đình. Cho đến có con cái hay có nhà riêng mới ra riêng, ăn riêng. Một vài nhà bữa cơm thường ngày ngày xưa một có bốn thế hệ cùng ăn chung là ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt cùng ăn chung....
https://www.facebook.com/huynh.khang.1971/posts/4335565476537614

Đường cái quan nó phải vòng vèo lên xuống uốn lượn như con rắn vầy nè.

 

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

Những vết tích của người Lào từng sống ở Đắk Lắk, Kon Tum.

(Tập hợp thông tin và nhận định).

Năm 1978, đơn vị tôi đóng quân gần Ngả 3 Đông Dương. Qua tiếp xúc với mấy dân tộc như Lào, Brâu, Tămpuôn... là người dân từ Campuchia chạy sang Kon Tum tỵ nạn, mình thật bất ngờ, lấy làm lạ khi biết họ có anh em họ hàng sinh sống ở cả ba nước ĐD. Đối với họ quốc gia này nọ là chuyện thứ yếu, họ nói nếu không có chiến tranh, phân định quốc gia thì họ qua lại biên giới trao đổi hàng hóa, dự lễ hội, cưới hỏi, thăm viếng lẫn nhau là chuyện bình thường.

Theo Nguyên Ngọc/ Diendan
Các bộ lạc ở Tây Nguyên quan hệ với “lân bang” trên vùng duyên hải phía đông chủ yếu do nhu cầu tìm muối mà Tây Nguyên hoàn toàn không có. Tây Nguyên có hai địa danh đáng chú ý: Trong tiếng Ê Đê, buôn có nghĩa là làng (Buôn Hồ, Buôn Sam, Buôn Ma Thuột…), nhưng lại có Bản Đôn ở Đắc Lắc, phía tây Buôn Ma Thuột, sâu về phía nam Tây Nguyên, gần biên giới Cămphuchia. Bản là tiếng Lào, có nghĩa là làng. Bản Đôn chính là một trạm buôn của người Lào cắm sâu vào đây từ rất xưa, đến nay kiến trúc nhà cửa trong làng vẫn còn nhiều dấu vết Lào, người dân vẫn hiểu thông thạo tiếng Lào. Đây cũng chính là vùng dân tộc Mơ Nông, rất giỏi nghề săn bắt và thuần dưỡng voi. Rất có thể chính người Lào đã truyền nghề này cho người Mơ Nông… Trong cụm núi Ngok Linh lại làng Mường Hon. Mường chắc chắn là tiếng Lào, cũng có nghĩa là làng. Đây có thể là một làng người Lào vào định cư đã lâu đời trong cụm núi lớn này, cũng có thể là vết tích của những người Lào chạy dạt vào đây do hệ quả của các cuộc chiến tranh bộ lạc ngày xưa… Rõ ràng quan hệ của người Lào với các dân tộc Tây Nguyên từ xa xưa đã khá sâu...
Khi đã chiếm được toàn bộ Đông Dương, người Pháp đã chia bán đảo này ra thành năm xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Ai Lao và Cao miên. Vậy nên phân Tây Nguyên về đâu? Họ có cái mà Jacques Dournes, trong tác phẩm P’tao… của ông, gọi là “logique du découpage” (lô gích của sự phân cắt), tất nhiên là lô gích phân cắt sao cho thuận tiện hơn cả đối với sự cai trị của chính quyền thực dân. Thấy trong các “lân bang” trước nay, người Lào đã xâm nhập vào Tây Nguyên sâu hơn cả, về mặt chủng tộc cũng tương đối gần gũi, nên họ cắt Tây Nguyên về Lào. Một thời gian sau, nhận thấy thủ đô Lào đặt ở Viêng Chăn quá xa, khó với tới Tây Nguyên, đến năm 1904 Toàn quyền Đông Dương đã ký nghị định giao Tây Nguyên về cho triều đình Huế. Như vậy về mặt pháp lý (của chính quyền thực dân), từ năm 1904 Tây Nguyên mới chính thức thuộc về Trung Kỳ, và từ đó thuộc về Việt Nam.

Về bản Đôn (Đon) ở Đắk Lắk.
Theo Báo Đăk Lắk:
Bản Đôn là cách gọi của người Lào còn người Êđê và M'nông thì gọi là Buôn Đôn
Bản Đôn theo tiếng Lào (sắc dân chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo" nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của sông Sêrepôk. Đây từng là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương ngày xưa trên tuyến đường sông. Người Lào khi ấy, trong lúc ngược dòng sông buôn bán, bắt gặp mảnh đất này đã bị quyến rũ và ở lại cùng người Ê Đê bản địa xây dựng lên ở đây một ngôi làng trù phú đầy bản sắc. Cư dân Bản Đôn ngày nay vẫn còn thông thạo tiếng Lào và tiếng Thái Lan, Cư dân có sự lai tạp giữa người Êđê bản địa và người Nam Lào.
Nhà sàn này được làm theo kiến trúc nhà sàn của dân tộc Lào, là nhà của Khun Yu Nốb. 
Dù thế hệ ông bà, những người Lào gốc chỉ còn lại đôi người nhưng anh em dòng tộc ở bên Lào mỗi khi có dịp vẫn sang Buôn Đôn chơi thăm em, thăm cháu mình và ngược lại...

Về ruộng Lào ở Kon Tum.
Theo Phêrô Minh Sơn/ Đức Mẹ Măng Đen:
Từ xa xưa, Tây Nguyên là vùng đệm, một thời là nơi giao tranh giữa các bộ tộc. Do địa hình và chủng tộc, người Lào đã có quan hệ lâu đời và sâu với các dân tộc ở Tây Nguyên: Bản Đôn ở Đăk Lăk, Mường Hon ở cụm núi Ngok Linh…đến ngày nay còn mang nhiều dấu vết của Lào.
Vùng đất Tân Điền thuộc xã Đoàn Kết nằm ở phía tây nam của thành phố Kontum, từ xa xưa đã có quan hệ khá mật thiết với người Lào. Cánh đồng Hà-Ghẹt, cánh đồng lớn nhất của tỉnh Kontum, nằm cách thành phố Kontum 5 km thuộc thôn 5 xã Đoàn Kết, hiện nay vẫn còn vết tích những “ụ gò mối” được cho là “mồ mả xưa” mà người dân nơi đây gọi là “Mả Lào” ; hoặc trong lúc cày ruộng người dân đã phát hiện nhiều hiện vật như “ghè Lào”, “ché Lào”, những “xâu hạt cườm” vốn là đồ trang sức của cư dân Lào xưa.v.v. ; hay trong các buôn làng người dân tộc trong vùng trước đây từng lưu giữ nhiều bộ chiêng Lào…
Đây có thể là một làng người Lào đến định cư đã lâu đời trong vùng bình nguyên rộng lớn này, cũng có thể là vết tích của những người Lào chạy dạt vào đây do hệ quả của các cuộc chiến tranh bộ lạc ngày xưa…Tập quán lâu đời của người Lào là canh tác lúa nước. Có thể họ cũng đã từng khai phá lợi thế của vùng đất trũng này để làm ruộng.
- Đến nửa sau thế kỷ thứ 19, khi người Pháp lập lên chế độ bảo hộ trên toàn vùng phía đông sông Mê Kông, đã thực hiện một số sửa đổi và định ra một số luật lệ về biên giới giữa Lào và Việt Nam, người Lào đã rời vùng này đi về phía Tây dãy Trường Sơn định cư như ngày nay.
Về sau, khi cư dân đến khai phá và sinh sống nơi vùng đất này, họ thường gọi nơi đây là “Ruộng Lào”.

Về xã Mường Hoong (Hon). 
Theo báo chí:
Xã nằm ở lưng chừng núi trong khu bảo tồn Ngọc Linh, thuộc huyện Đắk Glei, cực bắc tỉnh Kon Tum, giáp với Quảng Nam. Ngay cái tên "mường" cho biết tiếng thuộc ngữ hệ  Thái - Lào. Là xã có từ lâu chứ không phải các dân tộc biên giới phía Bắc di cư vào sau này. Để tránh chiến tranh giữa các bộ tộc, người Lào dắt nhau đến nơi khó khăn hiểm trở này sinh sống. Ngay nay không còn người Lào nào ở đây. 

Về huyện Sa Thầy.
Xem lại ở đây:
https://www.facebook.com/groups/kontumtown/permalink/377938170527002/
https://www.facebook.com/groups/kontumtown/posts/379243640396455/

Theo ý hiểu của tôi:
Ngày xưa các dân tộc thiểu số nói chung, du canh du cư dưới sự dìu dắt của các  già làng, tù trưởng. Khái niệm Tây Nguyên mãi sau này mới có, ngày xưa các cao nguyên mênh mông rừng núi, là vùng tự trị "chia năm xẻ bảy) do các bộ tộc kiểm soát. Hầu như không thuộc quốc gia nào, nếu có thì khi thuốc nước này, khi thuộc nước kia, bảo hộ một phần nào đó. Nếu có vương quốc thì cũng chỉ là dạng sơ khai. 
Trước và sau 1900, người Pháp khám phá, bắt đầu quản lý Tây Nguyên. Pháp thiết lập nền đô hộ mới phân định Tây Nguyên thuộc về Việt Nam. Bản đồ thì có nhưng trên thực tế rất mù mờ, khó phân định biên giới lãnh thổ cụ thể nằm ở phạm vi nào, hoàn toàn khác với ngày nay. Thời Nhà Nguyễn có bảo hộ Tây Nguyên nhưng lỏng lẻo trên danh nghĩa. Năm 1949, vua Bảo đại mới chính thức lập quy chế hành chính Hoàng triều Cương thổ.

Hình chụp lại một phần bản đồ Đông Dương thuộc P.háp vào năm 1891.



Thứ Ba, 7 tháng 9, 2021

Cạo cắn linh tinh... 25










 

Nhiều chuyện, gần đây là "bom hàng"...

Theo tôi:
Khi hiện tượng không phổ biến mà gây thành to chuyện thì ẩn dưới nó là một sự ngụỵ biện, có thể bao biện cho khâu tổ chức yếu kém, có chể đánh lạc hướng vấn đề nào đó... Hoặc nói: các lực lượng ngày đêm vất vả hy sinh phòng chống dịch, bạn đã làm gì cho cộng đồng, ngồi một chỗ ở đấy mà "anh hùng bàn phím" - cũng là một ví dụ.
Xin lỗi, trừ những người thiện nguyện, không lương, không phụ cấp, vượt bao khó khăn ra sức cứu người.

Tìm kiếm Blog này