Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Máy tính điện tử ở miền Nam trước 1975

Bí ẩn phòng máy tính về chiến tranh Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến đầu tiên Mỹ xử lý dữ liệu bằng máy tính. Đầu thập niên 1970, quân đội Mỹ tại Việt Nam đã tự hào có trong tay những cỗ máy tính mạnh nhất thế giới, được vận hành bởi 250 nhân viên của IBM và đội ngũ sĩ quan của quân đội Mỹ và Sài Gòn.
Cuối tháng 3/1975, sau khi Đà Nẵng được giải phóng, đoàn cán bộ kỹ thuật của Bộ Quốc phòng do Đại tá Hoàng Đình Phu Viện trưởng Viện KTQS dẫn đầu lên đường vào nam tiếp quản các cơ sở khoa học của chính quyền Thiệu.
Sáng ngày 30/4, bám sát các đơn vị bộ binh, đoàn hướng về Sài Gòn thực hiện nhiệm vụ tiếp quản hệ thống máy tính mà quân đội Sài Gòn đang sử dụng. Chiều 2/5, họ đã phát hiện được dàn máy IBM 360/20 của Trung tâm Điện toán ở 63 đường Gia Long.
Trung tâm này được lập từ tháng 7.1973 nhằm điện toán hoá lương bổng và phụ cấp cho toàn bộ quân đội của Thiệu, theo dõi ngân sách quốc phòng,... Để khôi phục lại hoạt động của máy, các anh đã cho gọi 5 sĩ quan và nhân viên cũ đến cộng tác, đồng thời yêu cầu họ dẫn đến các nơi đặt máy tính ở Sài Gòn.
máy tính, sài gòn, Tp Hồ Chí Minh, giải phóng, 30/4,, tiếp quản; máy-tính, sài-gòn, Tp-Hồ-Chí-Minh, giải-phóng, IBM,
Dàn máy IBM 360 40 của Bộ TTM quân đội Sài Gòn

Người và Cảnh: Ẩm thực, hàng rong trước 1975

Sài Gòn Xưa – Người và Cảnh: Ẩm thực, hàng rong
pha20lauNgười về còn nhớ quà rong năm nào
Đầu đường nghe thoáng lời rao
Là tha hồ biết quà nào rẻ ngon
Dăm bông, thịt nguội, mỳ dòn
Hai đồng một ổ, bà con mua giùm
Anh ơi, “Nước mía Viễn đông”
Hai ly chưa đã, mát lòng em luôn
Thêm đĩa bò bía chấm tương
Ăn kèm phá lấu, em thương anh nhiều
Ốc sò, muối ớt, chanh tiêu
La ve, củ kiệu, càng nghèo càng ham
Cóc chua, tằm ruột, ổi dầm
Thua gì xoài tượng, mới dầm đã chua”
Bs. Lê Văn Lân

Quán nhậu được nhiều người biết đến Phở con Voi, 1970
Quán nhậu được nhiều người biết đến Phở con Voi, 1970

Sáng tạo thời bao cấp: Xe đò chạy bằng...than!


Xe đò chạy than thường là xe Renaul, “nói nôm na là động cơ vẫn chẳng gì thay đổi, chỉ thay phần nhiên liệu : than củi được “hầm” cho nóng lên nhưng không cho cháy thành lửa ngọn mà bốc ra khí “ga” , dòng khí đốt này được dẫn tới bộ hòa khí nổ máy bình thường như xăng  từ khi bỏ than củi vô thùng, nung nóng lên cho tới lúc bốc ra khí ga mất khoảng 1 giờ.
Hãy nhìn cái thùng đặt sau xe được làm bằng sắt, có đường kính 40 đến 50cm cao bằng 2 cái thùng “phuy”, treo đứng sau đuôi xe.  Tên gọi là xe hỏa tiển, do đeo cái bình đốt than phía sau… Bên trong thùng này chứa than củi được đốt cho cháy trong điều kiện thiếu không khí để tạo ra một loại khí ga cháy được. khí này chạy qua 1 bầu lọc thô sơ rồi được hút  vào xy lanh, sau khi xe đã nổ máy với xăng.
Xe đò chạy than thường là xe Renaul

Chiếc Solex và tà áo dài xưa


hinhanhvietnam.com
Người đẹp Sài Gòn xưa: Chiếc Solex và tà áo dài

Một thời Velosolex
Trong những hình ảnh được lưu lại của Sài Gòn năm xưa, hình ảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đi chiếc Velosolex màu đen chạy trên đường phố, có lẽ là hình ảnh đem lại cho tôi nhiều kỷ niệm nhất, nhắc nhở lại một quãng thời gian dài đã xa, mà chính mình cũng đã gắn bó với chiếc xe này.
Tưởng cũng nên có đôi dòng về chiếc Solex của thời Sài Gòn những năm 1960′ s. Ði Solex là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo vì phía đầu xe rất nặng. Ấy thế mà những cô gái Sài Gòn vẫn tha thướt trên chiếc Solex trước những cặp mắt mê mẩn của cánh đàn ông.
Vào những năm đầu thập niên 60′ s, hình ảnh những nữ sinh ngồi trên chiếc xe Solex đen bóng có lẽ vẫn luôn là những ấn tượng không thể nào quên của một thế hệ thanh niên thời đó. Solex cũng là biểu hiện của sự sang trọng vì nữ sinh có xe Solex thường thuộc con nhà khá giả. Nói chung, Solex là sự duyên dáng, phô trương kín đáo của người phụ nữ Việt Nam với chiếc áo dài mà vạt sau được gài trên yên xe, không che kín toàn vẹn
Nữ sinh Sài Gòn với chiếc Velo Solex bên phải và chiếc Mobylette bên trái
Nữ sinh Sài Gòn với chiếc Velo Solex bên phải
và chiếc Mobylette bên trái

Hồi ức về những chiếc TV đầu tiên tại Sài Gòn


Có bác nào còn giữ những chiếc TV này không nhi? Một thời với bao kỷ niệm đó nha và trong đó có một sự thật cho tới ngày nay nhiều người sau 75 vẫn còn bùi ngùi…. Vì những chiếc TV này mà sau năm 75 có nhiều gia đình phải “bối rối”. Chuyện là khi bộ đội vào Sài Gòn, họ thấy những nhà có TV và anten thì cho đấy là nơi thông tin của “ngụy” nên sẽ bị bắt bớ tra xét…chắc chắn các bạn trẻ sẽ không tin, hãy về hỏi những người lớn tuổi hen.
Lược trích từ Fage: Sài Gòn Xưa

Hồi ức chiếc TV

Khi ba mở ti vi trong thùng ra, anh em tôi hét lên vang xóm và lập tức trẻ con trong hẻm chạy đến ngay, bu đầy cửa cái và cửa sổ.
Đây là cái ti vi thứ hai của xóm mà ba tôi mua với giá 5.075 đồng tiền lúc đó, mua lại của một người quen đang cần tiền bán gấp. Trước đó, chỉ có nhà dượng Hai Mỹ, một ông chủ sự (trưởng phòng) tại Air VN làm việc ở sân bay Tân Sơn Nhất mới mua nổi.
Đến giờ, tôi vẫn nhớ những chương trình thật hay của Đài truyền hình Sài Gòn trong suốt tuổi thơ của mình. Đó là chương trình ca nhạc thiếu nhi Tuổi xanh của kịch sĩ Kiều Hạnh, chương trình Quê ngoại đậm đà tình quê hương của nhạc sĩ Bắc Sơn. Về ca nhạc có chương trình của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ với nhạc kịch Ả đào say, ban hợp ca Thăng Long với các ca khúc Ly rượu mừng, Ngựa phi đường xa… Cải lương thì ban Dạ Lý Hương, ban Thanh Minh – Thanh Nga… Xem qua đài Mỹ thì có các phim Wild wild west, Combat, Lạc trong không gian, Lỗ tai lừa… Thời sự chiến tranh hay các chương trình của người lớn thì lứa chúng tôi còn nhỏ nên không màng tới.
Sắm ti vi trở thành niềm mơ ước của nhiều gia đình miền Nam ..,“Máy truyền hình đã xuất hiện tại VN, lần đầu tiên, năm 1966. Một chiếc Denon, 12 inches, giá 16.500 đồng, 19 inches: 30.000 đồng… Mặc dù kỹ thuật còn lỉnh kỉnh, như: vô tuyến truyền hình (VTTH), chương trình cao su, hát nói nhiều hơn hình ảnh, ti vi – một danh từ mới – đã được “khán thính giả” VN chiếu cố kỹ. Nhà nhà đều có ti vi. Ai không có thì đi coi cọp. Ăng ten mọc như mắc cưởi, hướng loạn trên các mái nhà, nhất là ở các tỉnh. Chương trình được hâm mộ nhất là… cải lương và… đài Mỹ. Batman xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻm. Lúc đó điện còn yếu, mỗi nhà một survolteur cho ti vi”.
Hồi ức về những chiếc TV đầu tiên tại Sài Gòn. Tivi thời xưa, hồi ức sài gòn, nhớ sài gòn xưa trước 1975

Ký ức tuổi thơ với những trò chơi con trẻ ngày xưa

Trồng nụ trồng hoa, đánh chuyền, súng thụt... hầu như biến mất khiến nhiều người lớn tiếc nuối.
trongnutronghoa-5609-1390791984.jpg
Những bức ảnh gợi nhớ về tuổi thơ thiếu thốn nhưng không thiếu trò chơi.
danhchuyen2-1365-1390791985.jpg
2-5 bé gái ngồi vòng tròn với 10 que tre nhỏ và một quả cà chơi trò đánh chuyền. Mỗi bé gái 7-8 tuổi thời đó đều thuộc làu bài ca Một mốt, một mai, con trai, con hến... Đôi tôi, đôi chị... Ba lá đa, ba lá đề... Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay, chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng và tiếp tục hát Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột...

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Những hoa quả thiên nhiên gợi nhớ tuổi thơ (I)

(Gọi theo tiếng xứ Nẫu Phú Yên)

Hoa mú dẻ (dú dẻ), hái bỏ túi héo có mùi thơm thích ngửi.


Những hoa quả thiên nhiên gợi nhớ tuổi thơ (II)

http://huynhgia.info/media/upload/news/221102655482.jpgTrái thị.

Món ăn dân dã ở Phú Yên


 

Đất nước người dân đồng bằng Phú Yên (I)

(Cũng là cảnh thường thấy ở các tỉnh Nam Trung Bộ)

Đất nước người dân đồng bằng Phú Yên (II)

(Cũng là cảnh thường thấy ở các tỉnh Nam Trung Bộ)

Đất nước người dân vùng trung du Phú Yên

(Cũng là cảnh thường thấy ở các tỉnh Nam Trung Bộ)

Đất nướcngười dân vùng biển Phú Yên

(Cũng là cảnh thường thấy ở các tỉnh Nam Trung Bộ)

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Hé lộ thú vị về tên chiếc xe máy bạn đang đi

Bạn đã gắn bó với chiếc xe máy thân yêu của mình suốt một thời gian dài. Nhưng chưa chắc bạn đã hiểu hết được ý nghĩa cái tên của chiếc xe mà bạn đang đi.

Hầu hết những cái tên xe mà ta vẫn quen gọi hằng ngày đều có xuất xứ của nó, hoặc được đặt dựa trên cơ sở hay cách gọi có chủ ý. Khi một hãng xe giới thiệu sản phẩm mới, chẳng khác nào chuyện “hạ sinh” một đứa trẻ vậy. Bởi thế, các nhà sản xuất cũng phải ra sức tìm ra một cái tên thật ý nghĩa cho mẫu xe của mình. Đó có thể là một niềm hy vọng, sự tự hào về “đứa con cưng”, hay đơn thuần hướng đến đặc tính của xe để khiến người dùng dễ nhớ hơn.

Honda


Super Cub
 he lo thu vi ve ten chiec xe may ban dang di hinh anh 1

Là mẫu xe số phổ biến của hãng Honda trong những năm 90 trở về trước, đã một thời khiến dân Việt mê mẩn. Chữ “Cub” là viết tắt của “Cheap Urban Bike” (xe đô thị rẻ tiền), vì mục tiêu của dòng xe này là một phương tiện di chuyển trong đô thị rẻ tiền.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Nghe Thủ tướng Bhutan nói về đất nước ông

“Nói tiếng Anh như gió” có phải giỏi?

Thời niên thiếu tôi “một dại, một khờ, một ngu ngơ” mê tiếng Anh đến độ “tụng” tự điển như “niệm kinh Phật” vì thế cứ học trước quên sau, và học sau quên trước!

Bằng những trải nghiệm hơn nửa đời người du học, làm việc và sinh sống ở Mỹ, TS. Michael Lộc Phạm, Trưởng Khoa Kinh tế, Đại học Tân Tạo, Long An chia sẻ với độc giả bí quyết “Làm thế nào để nói tiếng Anh giỏi?”.
Sinh năm 1947, TS. Michael Lộc Phạm tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh tế, Đại học Luật Sài Gòn năm 1970. Rời Việt Nam, đến Mỹ năm 1971, 2 năm sau Ông bảo vệ thành công luận án Thạc Sĩ Kinh Tế tại Đai học San Francisco & Lincoln khi mới 26 tuổi.
Năm 1988, Ông bảo vệ thành công Luận án Thạc Sĩ Luật Thuế Vụ tại Đại học Golden Gate, Mỹ. Năm 1993, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Luật tại Đại học Luật San Francisco & Đại học Luật California.
45 năm kinh nghiệm hành nghề Luật sư tại Mỹ, Ông Sáng lập và Điều hành 2 công ty luật tại San Jose, California, Mỹ (Công ty Luật Michael L. Pham và Công ty Tư Vấn Thương Mại Quốc Tế).
Ông là tác giả của cuốn sách "Doanh Nhân Hoàn Hảo – Người Là Ai?" và là Nhà Sáng lập chương trình huấn luyện về Doanh Nhân tại Công ty IBCN – Hoa Kỳ cho sinh Viên Việt Nam tốt nghiệp tại đại học nước ngoài với mục đích thu hút nhân tài phục vụ quê nhà.
“Nói tiếng Anh như gió” có phải giỏi? - Ảnh 1.

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

Cái giá để cứu một phi công Mỹ bị bắn rơi trong Chiến tranh VN

ĐẶC NHIỆM BAT 21
George J. Veith
Vđh chuyển ngữ
              Tháng 3 năm 2006, Cựu Trung Sĩ Nguyễn văn Kiệt đã kể lại sứ mệnh cứu Trung Tá Hambleton tại Quảng Trị năm 1972, tại Buổi Hội Thảo "Tái Thẩm Định về QLVNCH sau 30 năm" tại Đại Học Texas Tech University, Hoa Kỳ.
              Một trong những cố gắng tuyệt vời do phòng Tìm Kiếm Quân Nhân Mất Tích (JPRC) thực hiện trong tháng Tư năm 1972, tiếp cứu Trung Tá Không Quân Iceal Hambleton. Một nhiệm vụ đặc biệt nổi tiếng có mật hiệu là Bat 21, đi cứu Trung Tá Hambleton bị bắn rơi gần Đông Hà, Quảng Trị trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa.
Trung Tá Hambleton là một sĩ quan nhiều kinh nghiệm trong Không Lực Hoa Kỳ. Năm đó ông ta 53 tuổi, đã phục vụ 30 năm trong quân đội và sắp mãn thời gian phục vụ tại Việt Nam. Những cố gắng trong việc tiếp cứu Hambleton là một trong những điều khó khăn và tổn thất nhiều nhất trong suốt cuộc chiến. Câu chuyện này đã trở nên một huyền thoại, đã được quay thành phim do tài tử Gene Hackman đóng vai Trung Tá Hambleton và Danny Glover đóng vai người phi công "Điều Không Tiền Phương" (Forward Air Control - FAC). Trong chuyên giải cứu này, một câu hỏi quan trọng được nêu lên: Không Lực Hoa Kỳ đã rất tốn kém về bom đạn, tầu bay, vũ khí cùng nhân lực để cứu một phi công lâm nạn, điều đó có đáng thực hiện không?
Trận tấn công quy mô của quân Bắc Việt được người Hoa Kỳ gọi là "Easter Offensive - Trận Tổng Tấn Công trong lễ Phục Sinh", người Việt Nam gọi là trận "Mùa Hè Đỏ Lửa". Trong trận này quân Bắc Việt không xử dụng đơn vị nhỏ mà xử dụng cấp quân đoàn, với nhiều sư đoàn tham chiến, được các đơn vị chiến xa, trọng pháo cùng với đơn vị phòng không mạnh mẽ yểm trợ cho trận tấn công. Mục tiêu của trận tấn công này là tỉnh cực bắc của miền Nam Việt Nam, sát vùng phi quân sự, bên kia đất Lào là những căn cứ dưỡng quân, tiếp vận của quân CSBV.Mặc dầu bị tấn công bất ngờ, nhiều đơn vị VNCH đã anh dũng chống cự lại nhưng vẫn phải triệt thoái Riêng sư đoàn 3 Bộ Binh, một đơn vị tân lập bị baovây không lối thoát
 

Thương quá Việt Nam

Trung Quan Do
14 Tháng 4 lúc 11:21 ·

bức ảnh hiền lành cảm động nhất của chiến tranh VN khi kết thúc.đường về nhà - búp bê cho con gái - túi xách cho vợ [nhiếp ảnh gia Marc Riboud 1976 - nguồn lịch sử chiến tranh VN qua ảnh]



Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Phu kiệu Đồ Sơn

Đầu thế kỉ XX, tại các điểm nghỉ mát ở Việt Nam như Tam Đảo, Sapa, Bà Nà, Đồ Sơn... có đông đảo một đội ngũ phu gánh kiệu. Nếu tại các khu nghỉ mát miền núi, phu gánh kiệu thường là nam giới, thì tại Đồ Sơn công việc kiếm sống nặng nhọc này phần lớn lại do phụ nữ đảm nhiệm.

"Đi lại ở trong Đồ Sơn, thời ấy, người ta thường đi bằng song loan như kiểu những cái song loan mà các bà các cô vẫn ngồi về vụ trảy hội chùa Hương bây giờ: trên hai cái đòn dài có một cái ghế mây; bốn người đàn bà, hoặc cả đàn bà đàn ông khênh nghễu nghện lên vai đi hết cả bờ tre bụi rậm. Bây giờ, người ta đã bỏ cái lối người nghèo vác người giàu lên vai rồi. Đó là một sự tiến hay lùi về nhân cách con người, ta không bàn đến làm gì vội. Chỉ biết rằng song loan mà bỏ thì Đồ Sơn cũng có mất vui đi chút ít: người ta không còn được thấy cái quang cảnh những người khiêng song loan đứng ở trước cửa những khách sạn đợi những ông tây bà đầm đi chơi. "

(VŨ BẰNG - Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội, s. 117 (28/6/1942)

131_001

Khách hàng là những ông Tây, bà Đầm thực dân

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Ảnh tâm trạng anh Ba và anh Bảy ngoài và trong phòng họp



Tên cướp biển khét tiếng nhất mọi thời đại là… phụ nữ

 
_________________________
 
Nữ tặc chỉ huy 50.000 cướp biển khiến nhà Thanh bất lực 
 
Từ một kỹ nữ lầu xanh, Trịnh Thị trở thành nữ hải tặc khét tiếng, cầm đầu đội quân cướp biển hoành hành ở các vùng biển phía nam.

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Cha con Mạc Cửu và đất Hà Tiên

2016/03/20 bởi levinhhuy
Một đền thờ Mạc Cửu trên đất Hà Tiên xưa.
Một đền thờ Mạc Cửu trên đất Hà Tiên xưa.
[Nhân đọc trên Wiki về nhân vật đồng hương Quảng Đông là Mạc Cửu, nhận thấy bài ấy có phần sơ sài và nhiều sai lạc, như cho rằng thuở Mạc Cửu sang khai phá thì Hà Tiên là đất hoang vô chủ, lại cho rằng Cửu sở dĩ có được ngân lượng và thế lực là nhờ đào được cả kho vàng bạc, y như giai thoại về Chú Hỏa mua ve chai được hũ vàng. Nói thiệt: Cứt thì còn có khi tự nhiên trôi vào tận họng cho mình, chứ của đâu sẵn trên trời rớt xuống để ta lượm?
Xin nhấn mạnh, cả hai – Cửu và Hui – đều là tay có duyên hoạnh tài, giỏi kinh thương, và phải đổ mồ hôi sôi máu mắt mới nên cơ đồ. Còn Panthaimas (tức Hà Tiên) thuở đó là thuộc về Cao Miên. Lâu nay sử sách chỉ ghi qua loa về công khai phá của họ Mạc, khiến người đời sau tưởng là dễ dàng như giựt hụi, có biết đâu, mảnh đất kia từng là bãi chiến trường tranh giành quyết liệt giữa Việt-Miên-Thái. Máu và nước mắt của tiền hiền khai phá đã đổ xuống không ít để có được mảnh đất lành ngày nay.

Chính sách cưỡng bách Hoa kiều nhập Việt tịch của Tổng thống Ngô Đình Diệm

2016/03/28 bởi levinhhuy
Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Tổng thống Ngô Đình Diệm.
A. Sơ lược bối cảnh lịch sử di dân Tàu ở Việt Nam
Đất Giao Chỉ xưa vốn thuộc Tàu, nên đã ngàn năm nay, việc người Tàu sang đây sinh sống là chuyện thường tình. Nhưng di dân Tàu ồ ạt thành đoàn thành lũ xuống phương Nam là bắt đầu từ giữa thế kỷ XVII. Họ là những kẻ bất phục Mãn Thanh, tìm sang Nam để gìn giữ nề nếp phong tục người Hán. Họ tập hợp nhau lập thành làng, gọi làng Minh Hương (làng của người Minh). Để phân biệt, ta hiểu “người Minh Hương” là những di dân chính trị. Từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX, ta có những “Hoa kiều”, đó là những di dân kinh tế.
Không có dân tộc nào tôn thờ chữ viết như người Tàu. Nghệ thuật viết chữ được luyện thành thư pháp, như một tôn giáo để di dưỡng tâm hồn. Văn tự thành chiếc cầu nối giữa người phàm với thần linh. Lưu lạc đến bất cứ đâu, việc họ bắt tay thực hiện đầu tiên là lập hội quán, để tập hợp thành cộng đồng tương trợ nhau; kế đó là xây dựng trường học, để bảo tồn chữ Hán.
Thời Hậu Lê, người Tàu đã được hưởng quy chế ngoại kiều. Người Việt vốn chuộng hư danh phù phiếm, xem thường việc kinh thương, lại say mê đánh giết nhau, nên ngay từ Trịnh-Nguyễn phân tranh, người Tàu đã nắm trọn độc quyền khai thác khoáng sản, buôn bán gạo muối và kinh doanh vận tải; giang sơn Đại Việt chia đôi chẳng ngăn được người Tàu ở hai Đàng (Trong và Ngoài) hiệp lực với nhau, chi phối và thao túng toàn bộ kinh tế Đại Việt. Người Tàu chí thú làm ăn, cung cấp lương thực và hàng hóa cho hai phe đồng chủng Tiên Rồng đánh giết nhau, và họ trở nên giàu có, một phần nhờ ở sự hiếu chiến oai hùng của người Việt.

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Vài hình ảnh gợi nhớ sinh hoạt hè phố ở Miền Nam trước 1975


Dán vài tấm ảnh để con cháu nhớ ông bà mình từng có kiểu ngồi đặc trưng

Anh doc ve ke sinh nhai o Sai Gon nam 1950 (3)-Hinh-12

Mỹ Tho, 1969

Ảnh hiếm về “chiến tranh cục bộ” Việt Nam 1968 - 1969
VietTimes -- Hình ảnh đời thường sôi động làm bừng lên sức sống của con người Việt Nam vào ngay giai đoạn đỉnh cao của Chiến tranh Cục bộ 1968 - 1969 được  Lance V. Nix ghi lại tại Mỹ Tho qua những bức ảnh màu quý giá.
Xuân Lan - /
Em bé Mỹ Tho mặt lấm lem hào hứng với tô bún.Em bé Mỹ Tho mặt lấm lem hào hứng với tô bún.

Tìm kiếm Blog này