Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Cái tên Mirin Dajo bất tử với màn biểu diễn đâm kiếm xuyên qua người, chưa thấy người thứ hai.





Video clip: Đâm kiếm qua lồng ngực

Ông Dutch Fakir Mirin Dajo tên thật là Arnold Gerrit Henskes sinh năm 1912 nhưng mọi người nhớ nhiều đến ông với cái tên Mirin Dajo - một thuật ngữ trong tiếng Esperanto có nghĩa là “kì diệu”.


Mirin Dajo là một thầy tu. Một số tờ báo từng phong cho ông danh hiệu ""Messiah"" (Đấng Cứu Thế). Một số nguồn tin khác còn cho rằng Mirin Dajo có thể nghe thấy tiếng nói của các linh hồn.
Năm 1947, lần đầu tiên tại nhà hát Corso Theatre thành phố Zurich (Thuỵ Sĩ), Mirin Dajo đã yêu cầu một trợ lý đâm một thanh kiếm nhọn xuyên thủng qua người. Vết kiếm đủ sức đe doạ đến những bộ phận chí tử nhưng rốt cuộc Mirin Dajo vẫn bình an vô sự. Không cần phải diễn tả, những người chứng kiến đã bị sốc và sợ hãi như thế nào.
Video clip Dam kiem qua long nguc
Tiếng tăm về trò mạo hiểm này vang xa và bác sĩ người Thuỵ Sĩ - Hans Naegeli-Osjord đã mời Mirin Dajo tới bệnh viện Zurich Cantonal để nghiên cứu về khả năng kì lạ này. Những người chứng kiến bao gồm Naegeli-Osjord, trưởng khoa ngoại Tiến sĩ Werner Brunnerand cùng một số bác sĩ, sinh viên thực tập và nhà báo khác đã chết lặng trước những gì họ vừa trông thấy. Mirin Dajo cởi hết áo, sau một vài phút “thiền”, người trợ lý đã đâm thanh kiếm sắc nhọn xuyên qua ngực ông. Sau màn trình diễn, Mirin Dajo đứng lặng người, tái mét trong khi các bác sĩ khám vết thương cho ông.
Không có dấu hiệu gian trá nào bị phát hiện nhưng những người chứng kiến vẫn không thể tin vào mắt mình. Mirin Dajo đã đồng ý chụp x-quang với thanh kiếm đâm ngang qua lồng ngực. Kết quả có căn cứ khoa học một lần nữa đã khẳng định tính trung thực của màn trình diễn. Trên sân khấu, để chứng tỏ được tài năng của mình, Mirin Dajo cho bơm nước xuyên qua vết đâm và nghiễm nhiên trở thành một “vòi nước người”.
Video clip Dam kiem qua long nguc
Trò mạo hiểm với kiếm của những thầy tu không phải quá xa lạ nhưng phần đông trong số họ đều chọn cách đẩy kiếm vào trong cơ thể qua miệng hoặc đâm xuyên qua những phần an toàn, nhiều mỡ của cơ thể. Việc chơi đùa với phần lồng ngực của Mirin Dajo là quá sức tưởng tượng. Tuy nhiên, chính cái tài từng giúp ông nổi tiếng lại cướp đi cuộc sống của ông vào ngày 26/5/1948. Phân tích tử thi cho thấy, ông mất vì bị đứt động mạch chủ.

PT ( - Biên dịch) Vietbao (Theo_24h )
_______________


Xuyên kiếm vô tội vạ qua... người

Dân trí Trong 1 buổi diễn tại Nhà hát Corso ở thành phố Zurich (Thụy Sĩ) năm 1947, khán giả được phen thảng thốt kinh hoàng khi Mirin Dajo - người đàn ông có vóc người thư sinh mảnh khảnh - bình tĩnh đứng cho kiếm nhọn xuyên ngang người, mặt không hề biến sắc.

Đó chỉ là 1 trong những màn trình diễn rất thường xuyên của Fakir Mirin Dajo - sinh năm 1912 tại Hà Lan với tên thật là Arnold Gerrit Henskes. Khỏi cần nói, những gì đập vào mắt luôn làm cho khán giả “sốc” đến không nói thành lời.

Tiếng lành đồn xa, đã có lần Mirin Dajo được đích thân bác sĩ Hans Naegeli-Osjord danh tiếng ở Thụy Sĩ mời tới bệnh viện Zurich Cantonal để nghiên cứu. Tất cả những ai được tận mắt chứng kiến buổi kiểm tra ngày hôm ấy, bao gồm bác sĩ Hans, trưởng khoa giải phẫu Werner Brunnerand, đội ngũ y tá bác sĩ, sinh viên thực tập và đông đảo báo giới, đều không tin nổi vào mắt mình.

Mirin Dajo bước ra sân khấu, ở trần đến thắt lưng. Rất nhanh, viên phụ tá tuốt vỏ kiếm và xuyên ngọt thanh kim loại sắc lẻm từ lưng ra ngực trước. Mirin đứng bất động, mặt không biến sắc trong khi các bác sĩ nửa lo sợ, nửa e dè thận trọng tiến đến kiểm tra. Cả căn phòng chìm trong im lặng.

Không có bất kỳ dấu vết nào của sự lừa đảo, dù vậy, nhiều người vẫn một mực không tin. Mirin Dajo đồng ý cho tiến hành chụp X-quang ngay tại hiện trường. Bức chụp sau đó khẳng định khả năng phi thường của ông 100% là đồ “xịn”.
Cùng năm đó, Mirin Dajo lại được “vời” đến Basel để kiểm tra một lần nữa. Lần này, các bác sĩ tự tay đâm thủng ngực ông. Mặc dù có than phiền đôi chút về việc người xuyên kiếm nghiệp dư hơi “lỗ mãng”, Mirin sau đó vẫn đủ sức đi lại vài vòng rồi giữ nguyên hiện trạng 1 lúc lâu để chứng tỏ khả năng chịu đau tuyệt đỉnh.

Nhiều võ sư phương Đông cũng có khả năng xuyên kiếm qua người, nhưng họ luôn tìm chỗ nhiều mỡ hoặc khu vực an toàn cho mũi kiếm “hạ cánh”. Mirin Dajo thì cho phép đâm vô tội vạ. Sau này, tài năng của Mirin còn nâng cấp đến độ: xuyên 3 thanh kim loại rỗng cùng lúc, sau đó bơm hút và bơm nước qua lỗ thông. Ông được mệnh danh là “Vòi phun nước sống”.
Cũng vì Mirin Dajo là người sùng đạo nên một số tờ báo đã gọi ông là “Messiah” - Đấng cứu thế. Những buổi diễn của ông luôn đi kèm bài giảng hoặc thông điệp về hòa bình.

Sinh nghề tử nghiệp. Ngày 26/5/1948, ông qua đời ngay sau cánh gà trong đêm diễn. Khám nghiệm tử thi cho thấy, Dajo chết vì vỡ động mạch chủ.

Đoạn phim dưới đây ghi lại pha trình diễn kinh điển của Mirin Dajo tại Nhà hát Corso năm 1947.

Hải Minh/ Dantri
Theo Human Marvel
_________________


Người đâm không chết (thư giãn cuối tuần)

You Tube

Mirin Dajo, ông là ai mà  gươm giáo đâm không chết?       
Mirin Dajo là  người đã khiến cho nhiều khoa học gia đặt ra lắm nghi vấn mà không giải quyết được. Sinh năm 1912 và mất năm 1948, Arnold Gerrit Henskes, người Hòa Lan với danh hiệu là Mirin Dajo ( có nghĩa là 'Kỳ diệu' theo tiếng Esperanto*), đã đi lưu diễn nhiều nơi trên thế giới với màn  gươm giáo đâm xuyên suốt người ông mà không làm nhiễu một giọt máu nào.
 Video dưới đây của hảng thông tấn Pathé năm 1940 cho chúng ta thấy cảnh ông Mirin Dajo bị gươm đâm mà không hề tổn thương dưới sự giám sát của nhiều vị bác sĩ và khoa học gia để xem coi có sự gian lận nào không.

Chẳng những thế, ông còn nuốt  các cây kim, lưỡi dao cạo, các miểng chai mà không sao cả. Theo ông, những món ấy tan biến ngay tức khắc khi vào trong cơ thể ông. Ông còn nói đã từng bị đạn bắn vào đầu nhưng không chết, điều nầy không kiểm chứng được.
Nhưng rủi thay, vào năm 1948 , chính một cây kim lớn mà ông nuốt vào khi biểu diễn lại không tan biến được khiến ông phải nhờ phẫu thuật để lấy ra.
 Khoảng 2 tuần sau, ông bị đứt đại động mạch và qua đời lúc 36 tuổi.
Theo lời ông , ông được các thầy "fakirs" truyền dạy  lúc ông du lịch qua Ấn Độ. Ông nói cuộc đời của ông được hướng dẫn bởi các "thiên thần" và cho rằng cuộc đời chỉ  là " ảo ảnh" mà ông là bằng chứng. Con người có thể vượt lên các quy luật của vật chất nếu tin tưởng tuyết đối vào thượng đế.
Lời rao giảng của ông là "hòa bình và tình yêu", nhưng không có gì xác nhận giữa lời nói và việc làm của ông. Trong khi đó, phản ứng của các vị tu sĩ là biểu tình chống đối các cuộc trình diễn của Mirin Dajo , cho đó là "ma thuật"!
 *esperanto một ngôn ngữ chung cho nhân loại do ông Ludwik Lejzer Zamenhof sáng tạo  năm 1887)

Theo: Trannhuong

Tìm kiếm Blog này