Trong những hình ảnh được lưu lại của Sài Gòn năm xưa,
hình ảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đi chiếc Velosolex màu đen chạy
trên đường phố, có lẽ là hình ảnh đem lại cho tôi nhiều kỷ niệm nhất,
nhắc nhở lại một quãng thời gian dài đã xa, mà chính mình cũng đã gắn bó
với chiếc xe này.
Xe chỉ chạy với tốc độ từ 15 mph đến 20 mph, và cũng tùy thuộc mặt đường. Xe không thể lên dốc, người sử dụng phải đạp phụ. Mỗi lần trời mưa, bánh xe bám bùn đất, Velosolex trở nên trơn trượt, rất khó khởi động, mặt khác, ổ gắn bu-gi của xe phơi ra ngoài, gặp trời mưa bị ẩm cũng khó nổ máy, do đó Velosolex chỉ dễ sử dụng trên những con đường khô ráo, bằng phẳng.
Bộ máy xe cho phép người lái treo lên tay lái, để bỏ động cơ và đạp Velo giống như bất kỳ chiếc xe đạp nào khác, trong trường hợp xe hết xăng hay máy trục trặc không nổ.
Khi một chiếc Velosolex hết thời, máy móc rệu rã, nó sẵn sàng vứt bỏ cái đầu máy thường ngày vẫn treo trước “ghi-đông” để gia nhập với hàng ngũ xe đạp “bình dân”.
Velosolex dầu sao cũng vang bóng một thời, ra đời từ năm 1946 và chính thức giã từ thế giới, tạm ngừng sản xuất tại Pháp vào năm 1988, chuyển qua Tàu và Hungary nhưng rồi cũng đi vào quá khứ, sau khi đã bán được hơn 7 triệu chiếc.
Chiếc xe Velosolex đầu tiên tôi có, mua năm 1960, sau khi ra đời, đi dạy học vài năm và chuẩn bị lập gia đình, tại một đại lý ở Huế, xe được chở từ Sài Gòn ra. Ở Việt Nam trong thời đó thì những ai có tiền, lương cao mới có thể mua Lambretta hay Vespa, còn khả năng chỉ có khá hơn xe đạp một bậc, thì sử dụng chiếc Velosolex. Thời giá của chiếc xe này vào năm 1960 là $8,500 trong khi lương độc thân của một công chức hạng trung khoảng $6,000. Ở Huế những lúc trời mưa to gió lớn, với những con đường bùn đất, đi xe Velosolex thật ra chẳng sung sướng gì, mà đôi khi còn là một cực hình khi bắt đầu khởi động cho máy nổ.
Khác hẳn với các thành phố lớn như Sài Gòn, Ðà Nẵng, đối với các tỉnh thuộc địa đầu giới tuyến sau khi chia cắt đất nước, hình ảnh chiếc Velosolex vẫn còn là cái gì rất mới lạ, nên khi bạn cỡi xe vào đường làng, phun khói trắng, có thể có những đứa trẻ tò mò chạy theo xem chiếc xe lạ lùng này.
Ba năm sau, nhận tờ giấy động viên trong tay, chiếc Velosolex chung nỗi buồn vui trong ba năm tròn phải từ giã tôi ra đi, để giúp chủ trang trải một số nợ nần.
Năm 1964, sau khi ở quân trường ra, được bổ nhiệm về một đơn vị ở Sài Gòn, thuê nhà ở khu Bình Hòa, trên chuyến xe buýt khởi hành từ rạp hát Thanh Vân-Gia Ðịnh đến Sở Thú – Sài Gòn mỗi ngày, bây giờ lại có thêm một ông chuẩn úy với bộ quân phục làm việc kaki vàng số 2, đội nón “casquette” mới tinh đi về. Ông thiếu tá chỉ huy đơn vị thương tình anh chuẩn úy mới ra trường, phải leo xe buýt mỗi ngày, nên cho mượn tiền, để lại mua một chiếc Velosolex! Chỉ trong vòng bốn năm, vật giá leo thang, năm 1964, cũng chiếc xe ấy đã tăng giá khoảng 30%. Chiếc xe Velo thứ hai này cuối cùng bị đào thải trước đợt xe Honda Dame cũ, đồ thải của Nhật, được nhập vào Việt Nam, ưu tiên cho lính tráng dưới thời ông Không Quân Trần Ðỗ Cung làm tổng cục tiếp tế.
Có thể nói Velosolex thuộc loại xe bình dân, không bì được với các ông bạn người Ðức mạnh mẽ như Goebel, Sachs, hay hai ông bạn người Ý hào hoa và sang trọng hơn, có mặt đồng thời là Lambretta và Vespa. Lambretta được phổ biến đi khắp thế giới qua Pháp, Ðức, Tây Ban Nha, Ấn Ðộ, Ðài Loan, Brazil, Columbia… và có tuổi thọ khá dài. Vespa trông thanh lịch và dễ thương hơn, nên trong bốn năm từ 1947 đến 1950, hãng Piaggio đã bán được hơn 90 nghìn chiếc, nhưng phải chờ khi Audrey Hepburn ôm eo Gregory Peck’s trên chiếc Vespa lạng lách trong thành phố Roma, trong phim Vacances Romaines (Roman Holiday,) ra đời năm 1953, thì chiếc Vespa đã trở thành nổi tiếng, bán hơn 100 nghìn chiếc ngay trong năm đó.
Dáng mảnh khảnh của những chiếc Velosolex màu đen thong dong trên đường phố với cô thiếu nữ mang đôi găng tay trắng, đội nón lá, để tà áo bay bay là hình ảnh dễ thương của Sài Gòn, của một thời sinh viên đẹp đẽ. Những năm về sau khi chiến tranh càng khốc liệt, các loại xe phân khối lớn ồ ạt nhập cảng vào càng nhiều, những xa lộ được mở ra, khi ai cũng mê tốc độ, Velosolex đành chấp nhận số phận bị bỏ lại đằng sau.
Bây giờ người ta đang muốn phục chế lại những chiếc Velosolex, Vespa của ngày xưa không phải để dùng trên đường phố mà như là một vật kỷ niệm ghi dấu một thời.
Cô thiếu nữ với chiếc Velosolex trên đường phố Sài Gòn trong bức ảnh này, được chụp vào năm 1961. Tôi đoán chừng tuổi cô ngày đó khoảng chừng 20 đến 25. Bây giờ đã trên nửa thế kỷ trôi qua, nếu còn đâu trên cõi đời này, cô đã ngoại tuổi thất tuần. Chiếc Velosolex ngày đó chắc không còn tồn tại, nó chỉ là một bóng mờ dĩ vãng như những gì chỉ hiện diện một thời, nhưng có thể còn lưu lại trong trí nhớ của chúng ta mãi mãi.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Một đời ta, ba đời nó” để nói rằng đời người dài nhưng những vật sở hữu thì dễ mất mát hay hư hao. Từ ấu thơ cho đến hôm nay, chúng ta đã dùng bao nhiêu chiếc xe, ở bao nhiêu ngôi nhà, dùng bao nhiêu đôi giày hay bộ quần áo. Nhưng cũng có đôi khi, ngôi nhà, con đường, tấm ảnh hay trang sách còn đó, nhưng “những người muôn năm cũ” đã không còn nữa!
Không thấy thi sĩ nào đem chiếc Velosolex vào thơ, tôi đành mượn đôi lời của nhạc sĩ Ngọc Lễ viết về xe đạp, để tạm thương nhớ một thời Velosolex:
“Quay đều, quay đều, quay đều, mối tình ngày xưa yêu dấu
Quay đều, quay đều, quay đều, thương hoài những vòng xe…”
Hinhanhvietnam.com tổng hợp từ Tạp ghi của Huy Phương
Tưởng cũng nên có đôi dòng về chiếc Solex của thời Sài Gòn những năm 1960′ s. Ði Solex là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo vì phía đầu xe rất nặng. Ấy thế mà những cô gái Sài Gòn vẫn tha thướt trên chiếc Solex trước những cặp mắt mê mẩn của cánh đàn ông.Sản phẩm Velosolex do hai nhà sản xuất Pháp là Maurice Goudard và Marcel Mennesson cho ra đời tại Paris năm 1946, sau khi Thế Chiến Thứ II chấm dứt. Velosolex đơn giản là một chiếc xe đạp với một động cơ treo trên tay lái. Ðộng cơ có một khối kim loại cứng, hình ống, nhám để cọ xát vào lốp bánh xe trước để đẩy bánh xe đi, do vậy bánh xe trước phải luôn luôn bơm hơi căng cứng. Người sử dụng khởi động bằng cách đạp xe cho có trớn vài mét, xong đẩy bộ máy rời “ghi đông” để khối kim loại tròn ép sát với bánh xe.
Vào những năm đầu thập niên 60′ s, hình ảnh những nữ sinh ngồi trên chiếc xe Solex đen bóng có lẽ vẫn luôn là những ấn tượng không thể nào quên của một thế hệ thanh niên thời đó. Solex cũng là biểu hiện của sự sang trọng vì nữ sinh có xe Solex thường thuộc con nhà khá giả. Nói chung, Solex là sự duyên dáng, phô trương kín đáo của người phụ nữ Việt Nam với chiếc áo dài mà vạt sau được gài trên yên xe, không che kín toàn vẹn
Xe chỉ chạy với tốc độ từ 15 mph đến 20 mph, và cũng tùy thuộc mặt đường. Xe không thể lên dốc, người sử dụng phải đạp phụ. Mỗi lần trời mưa, bánh xe bám bùn đất, Velosolex trở nên trơn trượt, rất khó khởi động, mặt khác, ổ gắn bu-gi của xe phơi ra ngoài, gặp trời mưa bị ẩm cũng khó nổ máy, do đó Velosolex chỉ dễ sử dụng trên những con đường khô ráo, bằng phẳng.
Bộ máy xe cho phép người lái treo lên tay lái, để bỏ động cơ và đạp Velo giống như bất kỳ chiếc xe đạp nào khác, trong trường hợp xe hết xăng hay máy trục trặc không nổ.
Khi một chiếc Velosolex hết thời, máy móc rệu rã, nó sẵn sàng vứt bỏ cái đầu máy thường ngày vẫn treo trước “ghi-đông” để gia nhập với hàng ngũ xe đạp “bình dân”.
Velosolex dầu sao cũng vang bóng một thời, ra đời từ năm 1946 và chính thức giã từ thế giới, tạm ngừng sản xuất tại Pháp vào năm 1988, chuyển qua Tàu và Hungary nhưng rồi cũng đi vào quá khứ, sau khi đã bán được hơn 7 triệu chiếc.
Chiếc xe Velosolex đầu tiên tôi có, mua năm 1960, sau khi ra đời, đi dạy học vài năm và chuẩn bị lập gia đình, tại một đại lý ở Huế, xe được chở từ Sài Gòn ra. Ở Việt Nam trong thời đó thì những ai có tiền, lương cao mới có thể mua Lambretta hay Vespa, còn khả năng chỉ có khá hơn xe đạp một bậc, thì sử dụng chiếc Velosolex. Thời giá của chiếc xe này vào năm 1960 là $8,500 trong khi lương độc thân của một công chức hạng trung khoảng $6,000. Ở Huế những lúc trời mưa to gió lớn, với những con đường bùn đất, đi xe Velosolex thật ra chẳng sung sướng gì, mà đôi khi còn là một cực hình khi bắt đầu khởi động cho máy nổ.
Khác hẳn với các thành phố lớn như Sài Gòn, Ðà Nẵng, đối với các tỉnh thuộc địa đầu giới tuyến sau khi chia cắt đất nước, hình ảnh chiếc Velosolex vẫn còn là cái gì rất mới lạ, nên khi bạn cỡi xe vào đường làng, phun khói trắng, có thể có những đứa trẻ tò mò chạy theo xem chiếc xe lạ lùng này.
Ba năm sau, nhận tờ giấy động viên trong tay, chiếc Velosolex chung nỗi buồn vui trong ba năm tròn phải từ giã tôi ra đi, để giúp chủ trang trải một số nợ nần.
Năm 1964, sau khi ở quân trường ra, được bổ nhiệm về một đơn vị ở Sài Gòn, thuê nhà ở khu Bình Hòa, trên chuyến xe buýt khởi hành từ rạp hát Thanh Vân-Gia Ðịnh đến Sở Thú – Sài Gòn mỗi ngày, bây giờ lại có thêm một ông chuẩn úy với bộ quân phục làm việc kaki vàng số 2, đội nón “casquette” mới tinh đi về. Ông thiếu tá chỉ huy đơn vị thương tình anh chuẩn úy mới ra trường, phải leo xe buýt mỗi ngày, nên cho mượn tiền, để lại mua một chiếc Velosolex! Chỉ trong vòng bốn năm, vật giá leo thang, năm 1964, cũng chiếc xe ấy đã tăng giá khoảng 30%. Chiếc xe Velo thứ hai này cuối cùng bị đào thải trước đợt xe Honda Dame cũ, đồ thải của Nhật, được nhập vào Việt Nam, ưu tiên cho lính tráng dưới thời ông Không Quân Trần Ðỗ Cung làm tổng cục tiếp tế.
Có thể nói Velosolex thuộc loại xe bình dân, không bì được với các ông bạn người Ðức mạnh mẽ như Goebel, Sachs, hay hai ông bạn người Ý hào hoa và sang trọng hơn, có mặt đồng thời là Lambretta và Vespa. Lambretta được phổ biến đi khắp thế giới qua Pháp, Ðức, Tây Ban Nha, Ấn Ðộ, Ðài Loan, Brazil, Columbia… và có tuổi thọ khá dài. Vespa trông thanh lịch và dễ thương hơn, nên trong bốn năm từ 1947 đến 1950, hãng Piaggio đã bán được hơn 90 nghìn chiếc, nhưng phải chờ khi Audrey Hepburn ôm eo Gregory Peck’s trên chiếc Vespa lạng lách trong thành phố Roma, trong phim Vacances Romaines (Roman Holiday,) ra đời năm 1953, thì chiếc Vespa đã trở thành nổi tiếng, bán hơn 100 nghìn chiếc ngay trong năm đó.
Dáng mảnh khảnh của những chiếc Velosolex màu đen thong dong trên đường phố với cô thiếu nữ mang đôi găng tay trắng, đội nón lá, để tà áo bay bay là hình ảnh dễ thương của Sài Gòn, của một thời sinh viên đẹp đẽ. Những năm về sau khi chiến tranh càng khốc liệt, các loại xe phân khối lớn ồ ạt nhập cảng vào càng nhiều, những xa lộ được mở ra, khi ai cũng mê tốc độ, Velosolex đành chấp nhận số phận bị bỏ lại đằng sau.
Bây giờ người ta đang muốn phục chế lại những chiếc Velosolex, Vespa của ngày xưa không phải để dùng trên đường phố mà như là một vật kỷ niệm ghi dấu một thời.
Cô thiếu nữ với chiếc Velosolex trên đường phố Sài Gòn trong bức ảnh này, được chụp vào năm 1961. Tôi đoán chừng tuổi cô ngày đó khoảng chừng 20 đến 25. Bây giờ đã trên nửa thế kỷ trôi qua, nếu còn đâu trên cõi đời này, cô đã ngoại tuổi thất tuần. Chiếc Velosolex ngày đó chắc không còn tồn tại, nó chỉ là một bóng mờ dĩ vãng như những gì chỉ hiện diện một thời, nhưng có thể còn lưu lại trong trí nhớ của chúng ta mãi mãi.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Một đời ta, ba đời nó” để nói rằng đời người dài nhưng những vật sở hữu thì dễ mất mát hay hư hao. Từ ấu thơ cho đến hôm nay, chúng ta đã dùng bao nhiêu chiếc xe, ở bao nhiêu ngôi nhà, dùng bao nhiêu đôi giày hay bộ quần áo. Nhưng cũng có đôi khi, ngôi nhà, con đường, tấm ảnh hay trang sách còn đó, nhưng “những người muôn năm cũ” đã không còn nữa!
Không thấy thi sĩ nào đem chiếc Velosolex vào thơ, tôi đành mượn đôi lời của nhạc sĩ Ngọc Lễ viết về xe đạp, để tạm thương nhớ một thời Velosolex:
“Quay đều, quay đều, quay đều, mối tình ngày xưa yêu dấu
Quay đều, quay đều, quay đều, thương hoài những vòng xe…”
Hinhanhvietnam.com tổng hợp từ Tạp ghi của Huy Phương