Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Kinh nghiệm của CCB khi sử dụng lựu đạn .

 Thời mình thì sử dụng các loại lựu đạn như : lựu đạn chày Trung Quốc , lựu đạn cầu Quân Khu 7 , lựu đạn M67 (da láng của Mỹ ) , lựu đạn mini ( to bằng trái chanh , chiến lợi phẩm của Mỹ )
 Lựu đạn chay TQ có cán gổ dài ném thì rất xa , nhưng nổ thì không ra gì , có khi nổ sát bên hông cách chừng 1 mét không trúng mảnh nào , một thời gian bọn mình bỏ hết , cho cá ăn , hoặc dùng để làm lựu đạn gài nơi nào gác không xuể để báo động cho ta biêt khi địch mò vào vì khi địch mò vào có vướng nổ cũng không chết nó được . Vì loại nầy khi kích hỏa nó cháy nghe khè khè khói xịt cuồn cuộn . Bọn mình khi chuyển chổ đóng quân lười biếng gở mấy trái đã gài , bèn hô cho anh em chạy nhanh rồi anh đi sau cùng lấy chân đá vào sợi dây cho nó kích hỏa để hủy , đá xong chạy xa hơn mười thước nó mới nổ cái đùng .
 Còn loại lựu đạn cầu QK7 thì nổ mạnh hơn chày TQ mảnh nhiều hơn , nhưng có yếu điểm là khi bung mỏ vịt kích hỏa thì nghe tiếng bép rất lớn sau đó lửa khè ra ngay ngòi nên cũng đánh lựu đạn xong là điểm đánh bị lộ ngay , phải chạy ra chổ khác , mới mong còn sống khi bị B40 bắn phản lại .
  M67 da láng của Mỹ là loại đánh địch tốt nhất , nhưng cũng có một số điểm yếu cần phải khắc phục .
  1- Người Mỹ rất cẩn thận , khi binh lính Mỹ đánh lựu đạn là tay phải nắm chặt quả lựu đạn , cái mỏ vịt ép vào phía trong lòng bàn tay , sau đó mở chốt phụ ra , rồi mới rút chốt chính ra và vung tay ném về phía mục tiêu . Rất an toàn bài bản , nhưng ở cự ly gần không diệt được địch , gặp phải đối phương lì lợm như bộ đội ta là sẽ bị ta bình tỉnh nhanh tay nhặt quả lựu đạn do đối phương ném mà quăng trả lại , lúc nầy ngược lại người ném đầu không chạy đi đâu kịp vì thời gian cháy chậm đã hết .

  2- Anh em bộ đội ta có thói quen khi sử dụng lựu đạn M67 của Mỹ thường hay rút bỏ luôn chốt phụ chỉ còn lại một chốt để thao tác ném cho nhanh khi bất ngờ chạm địch . Tuy nhiên khi bỏ chốt phụ như vậy rất là nguy hiểm khi vắt trái lựu đạn ở thắt lưng mà chui trong rừng . Vì chốt lựu đạn có khoen tròn để bị cành cây moc vào khi ta lách người trong bụi , khi đi nhanh là có thể không cảm nhận được lực vướng , chỉ hay khi quả lựu đạn đã bị bung chốt và rơi xuống đất , lúc đó quả lựu đạn đã được kích nổ chỉ còn đợi 5 giây cháy chậm nữa thôi . Thường thì quả lựu đạn ta không vắt bên hông phải được vì vướng vào khẩu súng thường xuyên đeo trên vai phải , nên ta phải vắt vào bên hông trái . Mà khi ta vắt trái lựu đạn vào hông trái thì cái khoen chốt lựu đạn lại nằm phía sau , vì vậy rất dể bung chốt khi ta lách người qua bụi cây gai .Để khắc phục điểm nầy thì bộ đội ta phải tự khắc phục , không biết các đơn vị khác như thế nào chứ đơn vị mình được các anh từ thời chống Mỹ hướng dẩn làm như thế nầy : Trên đầu quả lựu đạn M67 nó có 2 lỗ . Một lỗ là đã xỏ chốt bi an toàn rồi , cạnh bên đó còn một lỗ để trống . Ta tháo ngòi lựu đạn ra nếu cẩn thận , sau đó lấy kim băng xỏ vào lỗ trống để gài kim hỏa lại , rồi rút chốt bi ra (an toàn ), xỏ ngược chốt bi từ hướng bên kia lại , kiểm tra kỹ lại sau đó rút kim băng ra . Như vậy quả lựu đạn M67 đã được đổi hướng chốt bi , khi ta vắt quả lựu đạn vào hông trái thì khoen chốt bi luôn ở vị trí phía trước khi ta chui vào bụi gai có móc vào khoen đi nữa thì ở vị trí ngược nầy chốt bi rất khó tuột ra . Mà khi ta đánh địch thì cũng rất có lợi . Vì khi tay phải ta nắm trái trái lựu đạn thì ta phải nắm ngược lại với lính Mỹ thì khoen chốt bi mới quay về phía trái ta mới rút chốt được , khi ta nắm như vậy thì mỏ vịt lại nằm về phía bốn ngón tay , rất là lợi thế ở chỗ . Khi ta rút chốt xong là bốn ngón tay của ta nới ra cho mỏ vịt bung ra luôn , đồng thời tay trái ta hứng luôn mỏ vịt vừa bung ra để không nghe tiếng động do mỏ vịt rơi xuống đất , như vậy ta đã kích hỏa trái lựu đạn rồi mà vẫn im re địch dù có ở sát bên ta cũng không hề hay biết . Ta chỉ cần bình tỉnh đếm giây và tùy theo kinh nghiệm mục tiêu ở gần hay ở xa mà canh ném sao cho vừa khi quả lựu đạn vừa tới mục tiêu chưa kịp rơi nghe cái bịch là nổ ngay , hoặc là vừa nghe cái bịt là nổ liền để địch nó không kịp chụp trái lựu đạn ném lại ta hay ném ra chổ khác .
  BỞi vậy đánh lựu đạn cũng là cã bao nhiêu kinh nghiệm truyền lại chứ đâu phải rút chốt là ném liền như phim hành động đâu .


Cách gài lựu đạn hay gài mìn gì thì nguồn gốc đều xuất phát từ cách gài bẩy của người thợ săn , hoặc là phải học hỏi kinh nghiệm từ mấy bậc tiền bối nầy là hay hơn hết . Trong thời đánh Mỹ thì mấy cụ du kích là có nhiều cách gài đứng số 1 . Chẳng hạn như du kích Củ Chi , cách gài trái của các cụ muôn hình muôn vẽ , kẽ thù bước chân vào trận địa bị hết bất ngờ nầy đến bất ngờ khác , cách gài bẩy của các cụ luôn được cập nhật thay đổi từng ngày cho phù hợp , kẽ thù khi dính bẩy nó cũng sáng mắt ra và tiến bộ từng ngày , chiến tranh ở đây là một sự đấu trí , người nào thông minh hơn người đó thắng .
 Mình chỉ kể ra những lần gài trái và bị dính trái của kẽ thù , để thế hệ sau rút kinh nghiệm , nhưng chưa chắc gì các thế hệ sau học theo như vậy là tốt đâu , mà phải tìm cách tốt hơn thông minh hơn thì mới có thể chiến thắng kẽ thù được . 

 Một số các anh thời chống Mỹ chỉ mình cách gài lựu đạn như sau :
 dùng cành cây to bằng ngón chân dài khoảng  bốn năm tấc  chẻ đôi một đầu ra khoảng một tấc , đầu kia vót nhọn . Dùng trái M67 loại dùng để gài ( oại bung chốt nổ tức thì không có thời gian cháy chậm ), kẹp cổ trái lựu đạn vào đầu cây chẻ đôi , dùng dây cột lại cho thật chặt , cắm chặt cây có kẹp trái xuông đất bên đường đi , trái nồ còn cách mặt đất khoảng 3 tấc là được , xoay phần đít trái da láng về hướng địch đi đến , để khi nổ mảnh văng nhiều về phía đó . sau đó dùng kim băng xỏ vào lổ trống dùng để gài trái ( ngay sát chốt bi an toàn ) , căng dây qua đường mòn , khi căng bọn mình thường xỏ sợi dây vào thân ống cỏ ,để không phát hiện được sợi dây , sau đó phía trước nơi căng dây dùng tay kéo cây cối , hai bên đường ngã qua ngã lại để đan vào nhau cho kho đi , khi mốn đi qua kẽ thù phải dùng tay vạch lối mòn , lúc đầu kẽ thù rất kỹ lưỡng quan sát kỹ rồi mới lấy tay vạch cỏ , đến khi chúng vạch chán không thấy gì thì đoạn sau mình mới căng dây gài trái , phải cột lá ngụy trang che lại trái , sau đó kiểm tra lại dây căng , rồi mới mở đầu kim băng và kiểm tra chắc chắn kim băng không tuột ra khi dây căng chưa bị lực vướng . Thấy chắc chắn rồi mới rut chôt an toàn của trái nhè nhẹ gở mỏ vịt ra , để chỉ còn lại cộng kim băng chặn ngang kim hỏa thôi . Rồi rút êm nhè nhẹ từ từ bước ra xa . Các bạn đừng xem thường , chỉ gài như thế thôi , mà chỉ cần sơ hở chút xíu thôi là bỏ mạng mình như chơi rồi đó . Vì vậy phải chọn người tánh tình hết sức cẩn thận , bình tỉnh gan dạ , tư tưởng tập trung mới gài được đó , nếu không chỉ cần hồi hộp run tay tí thôi là tiêu đời rồi . Chưa nói đến đoạn đi gở thu lại trái 


Hai Ruộng

Tìm kiếm Blog này