Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Giai đoạn bốn ông nước Nam sợ làm vua

Ở xứ Annam có giai đoạn bốn ông nghe nói được chỉ định làm vua đã hãi và kết cục...

Vua Tự Đức mất để di chiếu truyền ngôi cho con nuôi là lúc ấy 17 tuổi. Hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường bèn dâng lên Hoàng thái hậu Từ Dụ tờ hạch tội buộc cho vua Dục Đức. chỉ phế truất ông vào ngày 23 tháng 7 năm 1883 và giam vua Dục Đức ở Dục Đức Đường, rồi Thái Y Viện, và cuối cùng là Ngục thất trong Kinh thành Huế. Ở đây, nhà vua bị bỏ đói cho đến chết. Vì chỉ làm vua được ba ngày chưa kịp đặt niên hiệu, Dục Đức là theo tên nơi nuôi dạy
Dục Đức Đường.

Hai Phụ chính trên đề nghị lên Hoàng thái hậu Từ Dụ, đưa Nguyễn Phúc Hồng Dật lên làm vua lúc ấy 37 tuổi. Nhà Hồng Dật ở Kim Long (Huế), khi đình thần ra đó rước, dù năn nỉ mấy, Hồng Dật cũng không đi vì sợ chết, nên cuối cùng phải dùng đến vũ lực mới đưa được ông vào Tử Cấm thành. Hồng Dật lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa. Vua muốn nhận chính sách bảo hộ để cho yên ngôi, nhưng các quan có nhiều người không chịu, lo ngại cho tính mạng của mình, nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Khâm sứ Pháp, tìm cách bãi bỏ các quan Phụ chính đại thần. Không may cho vua Hiệp Hòa, việc này bị Tôn Thất Thuyết phát hiện, hai người thấy vua có lòng nghi, sợ để lâu thành vạ, bèn vào tâu với bà Từ Dụ Thái hậu, bắt vua Hiệp Hòa uống thuốc độc chết. Vua Hiệp Hòa làm vua được hơn 4 tháng, sử gọi là Phế Đế.


Hai quan Phụ chính đưa Nguyễn Phúc Ưng Đăng lên ngôi, lấy niên hiệu là Kiến Phúc. Khi ấy, ông mới 15 tuổi và mọi việc trong triều đều do hai quan Phụ chính quyết định. Kiến Phúc mất vì bệnh, làm vua được 8 tháng. Viên Khâm sứ Pháp cho rằng nhà vua mất vì bệnh sợ:  Đứa trẻ đáng thương đã làm vua một cách miễn cưỡng, sống trong sự kinh hoàng, luôn luôn lo sợ bị một số phận như người tiền nhiệm, buồn bực, trầm mặc, trốn tránh mọi người. Tuy nhiên, có lời đồn rằng nhà vua chết là do Nguyễn Văn Tường đầu độc.

Kiến Phúc mất, Hai quan Phụ chính chọn người nhỏ tuổi để dễ bề thao túng là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, mới 13 tuổi, lập lên làm vua. Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột, khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Người ta nói rằng Hàm Nghi được lên nối ngôi theo di chúc của vua Kiến Phúc trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, Hàm Nghi được phái chủ chiến lập lên ngôi. Nhân vật cầm đầu phái chủ chiến là Tôn Thất Thuyết - Phụ chính đại thần đồng thời là Thương thư bộ Binh.
Hai năm sau, Hàm Nghi rời kinh thành bôn tẩu lãnh đạo kháng chiến, vua Hàm Nghi bị quân Pháp vây bắt, khi đó, ông mới 17 tuổi, chống Pháp được ba năm. Ông bị phế truất ngôi, Pháp đày ông đi Algérie.

Tìm kiếm Blog này