Tim thông tin blog này:
Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021
Vì sao bộ ngựa còn gọi là phản chỉ dài tối đa 1 mét 8.
Được đặt ở nhà trên để quí ông uống nước trà đàm đạo và nghỉ ngơi, không dành cho phụ nữ. Phải "ba xoa, hai đập" trước khi leo lên cho nên nó cần ngắn để thò hai bàn chân ra ngoài và đắp bằng chiếu cho sạch.
Người có giày dép để nhá xèng lễ lạc và chụp hình thôi, ra đường đi chân đất đến nhà khách mới xổ đôi dép vô cho lịch sự, về nhà mình thì khỏi. - Đấy là văn mình Việt lúa nước.
Đấy là văn mình Việt lúa nước. hehe.
Hình đầu cái phản nhà mình của ông Nội để lại, hình còn lại mượn.
Người có giày dép để nhá xèng lễ lạc và chụp hình thôi, ra đường đi chân đất đến nhà khách mới xổ đôi dép vô cho lịch sự, về nhà mình thì khỏi. - Đấy là văn mình Việt lúa nước.
Đấy là văn mình Việt lúa nước. hehe.
Hình đầu cái phản nhà mình của ông Nội để lại, hình còn lại mượn.
Cách ly ở BV Dã chiến Thới Hoà BD, không tệ như đồn đoán.
Mình hỏi, cô cùng dãy phòng trọ sau khi đã trải qua về kể lại.
- Chuyện sinh hoạt. ok. 120 ngàn đối với người lớn, trẻ em 80 ngàn. Ngày 3 bữa, phần ăn đổi món như bún, phở, bánh mì, thịt, cá, mực, tôm, trứng... và đồ ăn tráng miệng. Xe đẩy đến phát tận giường. Khu nào ở khu đó, đi lại trong phạm vi. Phòng tắm, cầu tiêu tập thể dùng chung, khá sạch sẽ. Có người thấy ăn uống sinh hoạt khá nên muốn ở lại thêm, thành ra người ta quy định ở phải đóng tiền...
- Chuyện xét nghiệm thì vô chừng, chả biết mà lường. Từ nhà lên, có người vài ngày sau test nhanh, có người nửa tháng chả thấy. Ai muốn sớm về nhà thì liên tục yêu cầu, mới được test. Đến ngày thứ 10, test sâu PCR, ai âm tính thì được về. Người cách ly không triệu chứng thì y tế không phát thuốc, ai có thì cá nhân tự dùng hoặc đau gì đó thì lên y tế mà xin. Khu cách ly tập trung có 5.000 giường, nhân viên y tế quá tải đâm lạnh nhạt, ai hỏi gì cứ bảo về chờ chừng nào có gọi test thì đi. Thời gian cách ly không phải ai cũng như ai, hình như có người, họ quên luôn í.
Theo mình biết quy định mới của Bộ Y tế, xét nghiệm sâu PCR dương tính mới xác định là bệnh nhân F0. Trên thực tế, hễ người ta xét nghiệm nhanh 2 lần mà dương tính thì mặc định F0 với Covid. Bắt buộc dân phải đi cách ly tập trung một thời gian, đến khi test sâu PCR âm tính thì tha về.
- Chuyện sinh hoạt. ok. 120 ngàn đối với người lớn, trẻ em 80 ngàn. Ngày 3 bữa, phần ăn đổi món như bún, phở, bánh mì, thịt, cá, mực, tôm, trứng... và đồ ăn tráng miệng. Xe đẩy đến phát tận giường. Khu nào ở khu đó, đi lại trong phạm vi. Phòng tắm, cầu tiêu tập thể dùng chung, khá sạch sẽ. Có người thấy ăn uống sinh hoạt khá nên muốn ở lại thêm, thành ra người ta quy định ở phải đóng tiền...
- Chuyện xét nghiệm thì vô chừng, chả biết mà lường. Từ nhà lên, có người vài ngày sau test nhanh, có người nửa tháng chả thấy. Ai muốn sớm về nhà thì liên tục yêu cầu, mới được test. Đến ngày thứ 10, test sâu PCR, ai âm tính thì được về. Người cách ly không triệu chứng thì y tế không phát thuốc, ai có thì cá nhân tự dùng hoặc đau gì đó thì lên y tế mà xin. Khu cách ly tập trung có 5.000 giường, nhân viên y tế quá tải đâm lạnh nhạt, ai hỏi gì cứ bảo về chờ chừng nào có gọi test thì đi. Thời gian cách ly không phải ai cũng như ai, hình như có người, họ quên luôn í.
Theo mình biết quy định mới của Bộ Y tế, xét nghiệm sâu PCR dương tính mới xác định là bệnh nhân F0. Trên thực tế, hễ người ta xét nghiệm nhanh 2 lần mà dương tính thì mặc định F0 với Covid. Bắt buộc dân phải đi cách ly tập trung một thời gian, đến khi test sâu PCR âm tính thì tha về.
Hú lên một tiếng gọi mời
Hú lên một tiếng gọi mời
Những thằng chơi được ... nghỉ chơi thình lình !
Hú lên một tiếng gợi tình
Những nàng coi được ... mất linh hết rồi !
Xuân tàn còn mỗi... Con thoi !
Tơ lòng buộc lỏng vẫn hoài ... đong đưa !
Bản quyền Phú Đặng, Thợ cạo xin phép chỉ lái 1 chút xíu. hehe.
Những thằng chơi được ... nghỉ chơi thình lình !
Hú lên một tiếng gợi tình
Những nàng coi được ... mất linh hết rồi !
Xuân tàn còn mỗi... Con thoi !
Tơ lòng buộc lỏng vẫn hoài ... đong đưa !
Bản quyền Phú Đặng, Thợ cạo xin phép chỉ lái 1 chút xíu. hehe.
Nhịp sống xã hội đã bị đứt gãy!
Phong toả riết người dân đâm ù lì thơ ơ với công việc. Chả còn nghe họ hỏi nhau CT-15 hay 16, cộng hay trừ. Khi nào hết giãn cách đi làm trở lại. Một số tiệm ban đầu còn hé cửa núp bán, giờ có tiệm đóng cửa luôn. Một số ít người vẫn lách phong toả, chạy hàng mua bán thực phẩm kiếm sống. Test ngoáy mũi phó mặc hên xui, xui đi hên ở lại. Nhà nước trợ cấp được đồng nào hay đồng nấy, tiếp cho gì ăn nấy, thiếu thì mua bổ sung. Tư nhân làm thiện nguyện vắng bóng. Thân ai tự lo. Khi nào hết tiền đứt chớn hẵn hay.
Từ đó lão nghĩ nội việc lòng dân như vậy, khi mở cửa tái lập trạng thái "bình thường mới", phục hồi sản xuất không hề đơn giản. Hay là chỉ khi nào đói thì "đầu gối bắt buộc phải bò"?
Từ đó lão nghĩ nội việc lòng dân như vậy, khi mở cửa tái lập trạng thái "bình thường mới", phục hồi sản xuất không hề đơn giản. Hay là chỉ khi nào đói thì "đầu gối bắt buộc phải bò"?
Mùa dịch, có gì ngon ăn hơn Test?
Thử phỏng tính xông xênh ở một điểm:
Giá mua kit hàng VN chất lượng cao 100 ngàn đồng/ 1 test.
Giá dịch vụ XN nhanh phòng chống dịch 280 ngàn đồng/1 test.
Test nhanh 10 phút, ngày xét nghiệm 500 người.
Thu 140 triệu - vốn 50 triều = lãi 90 triệu.
Trả công 1 bác sĩ tổng quản danh nghĩa, chứng nhận = 2 triệu.
Trả công 1 y tá lấy dịch mũi, 1 nhận và test kết quả, 1 vô sổ sách cấp giấy, mỗi người = triệu. 2 nhân viên bảo vệ = 1 triệu.
Công tất cả 6 triệu. Bôi trơn 14 triệu. Tổng chi phí 20 triệu.
Vậy chủ ngoại giao và ở nhà thu lãi mỗi ngày 70 triệu đồng.
Không biết Thợ cạo tính có gì lẩn thẩn nhỉ? - Rất nhẹ nhàng!.
Giá mua kit hàng VN chất lượng cao 100 ngàn đồng/ 1 test.
Giá dịch vụ XN nhanh phòng chống dịch 280 ngàn đồng/1 test.
Test nhanh 10 phút, ngày xét nghiệm 500 người.
Thu 140 triệu - vốn 50 triều = lãi 90 triệu.
Trả công 1 bác sĩ tổng quản danh nghĩa, chứng nhận = 2 triệu.
Trả công 1 y tá lấy dịch mũi, 1 nhận và test kết quả, 1 vô sổ sách cấp giấy, mỗi người = triệu. 2 nhân viên bảo vệ = 1 triệu.
Công tất cả 6 triệu. Bôi trơn 14 triệu. Tổng chi phí 20 triệu.
Vậy chủ ngoại giao và ở nhà thu lãi mỗi ngày 70 triệu đồng.
Không biết Thợ cạo tính có gì lẩn thẩn nhỉ? - Rất nhẹ nhàng!.
Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021
Sông Ba còn lại chút này.
Ngày nay xem trên Google Maps hiển thị những bãi cát đứt quảng ở Phú Yên, trên phần đất Gia Lai, Kon Tum gần như biến mất. Người phương xa nhìn vào bản đồ khó biết rằng Phú Yên có một dòng sông.
Mấy ai biết rằng từng có một con sông lớn nhất và dài nhất miền Trung là sông Ba. Phát nguyên từ cực Bắc tỉnh Kon Tum (giáp Quảng Nam), chảy qua ba tỉnh rổi đổ ra biển.
Nhớ và ghi lại qua ảnh khu trung tâm TX Kontum, 1968.
Photo by Frank Moen. Không thấy ghi năm, đoán chụp vào vào cuối 1968.
Chú thích theo đánh số trong hình:
1 - Nhà lồng chợ Kontum, được khánh thành vào năm 1962.
2 - Nơi dân nhóm chợ tạm sau biến cố Mậu Thân 1968.
3 - Giếng nước khu nhà vệ sinh chợ còn lại sau khi cháy.
4 - Ba dãy chợ xây mới bằng tôn.
5 - Năm dãy kiot chính quyền xây cho thương phế binh.
Mỗi căn chừng 3 x 3 mét, hầu hết TPB bán lại cho dân.
6 - Dãy hàng cá xây mới bằng tôn.
7 - Dãy liên kế còn gọi là phố chợ. Nguyên trước là trường iiểu học Ngô Đình Khôi.
Chính quyền giải toả xây lại lợp bằng fibro xi măng, bán cho dân.
8 - Rạp Hoa Mộc Lan sau xây dựng lại là Ciné Bình Minh của ông Lê Văn Cang.
9 - Ty Thuế vụ.
10 - Cây xăng.
11 - Gara sửa xe của ông Vọng.
12 - Quân Tiếp vụ.
13 - Chùa Huệ Hương.
14 - Cuộc Cảnh sát.
15 - Sân Tennis.
16 - Am Bà.
17 - Bến xe có dãy liên kế đối diện Sân Vận động.
18 - Sân Vận động.
19 - Dãy hàng keo bán nước giải khát.
20 - Văn phòng Thể dục thể thao.
21 - Nhà tập võ Judo.
22 - Khán đài Sân Vận động.
23 - Dãy 5 phòng học đầu tiên của trường TH Hoàng Đạo.
24 - Nhà 2 tầng của Ban Giám hiệu trường HĐ.
25 - Tịnh xá Ngọc Thọ.
26 - Trường Tiểu học Tooma Thiện.
27 - Nhà nguyện Tuyên uý Công giáo.
28 - Chùa Tỉnh Hội Kontum (Hồng Từ).
29, 30 - Trại Cải huấn.
- Lấy chợ làm trung tâm thì đường phía trên hình là Lê Thánh Tôn, phía dưới là Ngô Quyền, bên trái là Trịnh Minh Thế, bên phải là Lê Văn Duyệt.
Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021
Xem cái hình này lão nhớ trò chơi hồi nhỏ:
Úp mặt vào tường, đếm: năm, mười, mười lăm, hai mươi,… đến bảy, tám mươi là bắt đầu lắp bắp đếm ăn gian nhảy cóc cho nhanh 100 để mở mắt ra tìm.
Bây giờ Bộ Y nhảy phát lên 5T chắc nhanh đến 5Z khoai sẽ nhừ thôi.
Bây giờ Bộ Y nhảy phát lên 5T chắc nhanh đến 5Z khoai sẽ nhừ thôi.
Mỗi sáng thức dậy thấy...
Con mèo trắng đến sống lâu nay với gia đình và mấy dây trầu ông của bạn tặng cho từ đầu năm.
Cái phao tinh thần, niềm vui nho nhỏ!
Cái phao tinh thần, niềm vui nho nhỏ!
Xem cái Thông báo chịu đời hết thấu của bà tổ trưởng.
Rất mắc cười nhưng đáng ngẫm, mình hoàn toàn đồng cảm.
Loại "đầu đất toàn phân", ở đâu không biết chứ vùng đỏ dân tụi tui được cho gì lấy nấy và cảm ơn. Mình thấy từ cấp khu phố trở xuống: từ cán bộ đến dân phòng, đoàn thể, tình nguyện viên, họ vất vả ngày đêm lo cái ăn cho người dân. Hết chỉ thị này đến chị thị nọ từ trên dội xuống, lo mà chạy, riết cũng đuối. Hy sinh thế là cùng, mà chả biết khi nào kết thúc.
Loại "đầu đất toàn phân", ở đâu không biết chứ vùng đỏ dân tụi tui được cho gì lấy nấy và cảm ơn. Mình thấy từ cấp khu phố trở xuống: từ cán bộ đến dân phòng, đoàn thể, tình nguyện viên, họ vất vả ngày đêm lo cái ăn cho người dân. Hết chỉ thị này đến chị thị nọ từ trên dội xuống, lo mà chạy, riết cũng đuối. Hy sinh thế là cùng, mà chả biết khi nào kết thúc.
"Biên niên sử Covid" ở khu nhà trọ chỗ tôi đến ngày 05/9/2021.
Tính tôi ít khi để ý đến tiểu tiết, nhưng trong sự kiện lớn cần ghi nhận sự giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể và những người thiện nguyện đem cho. Người ta nói "của một đồng công một lượng" há chẳng vậy sao.
Tôi nhớ và ghi lại (có thể thiếu sót chút ít):
Con người ở đây.
Khu nhà trọ có 6 kiot mặt tiền và hai dãy phòng trọ có 54 phòng, tổng cộng 60 gồm 132 người. Trong đó có 1 phòng về quê giữa lúc dịch, 6 phòng có người vào Khu công nghiệp sản xuất 3 tại chỗ.
Nhà chủ bề thế ở kế bên, khi cao điểm phong toả thì bà chủ không dám ra vào khu phòng trọ nữa, công nhân 1 người đại diện tiếp nhận lương thực thực phẩm hổ trợ, các gia đình nhận và tự phân phối chia sẻ lẫn nhau.
Thời gian diễn ra.
Chỗ Tổ dân phố tôi ở bắt đầu thực hiện Chỉ thị 16 từ ngày 21/6/2021, sau đó là CT-16 tăng cường, đến 22/8 xếp vào diện vùng đỏ đậm đặc “đông cứng, khóa chặt”. Vậy là đến nay đã trải qua 78 ngày.
Dịch, xét nghiệm và chích ngừa.
Cuối tháng 7, y tế nhà nước tổ chức xét nghiệm nhanh 1 lần duy nhất.
Ngày 0/9, tiêm ngừa mũi 1 vaccine. Chỉ 2-3 phòng được chính, đại đa số trong độ tuổi 18 đến 40 thì không.
Khoảng chừng giữa tháng 8 có 1 kiot tự thuê dịch vụ xét nhanh - dương tính 3 mẹ con. 10 ngày sau thì bị tiếp 1 phòng bên trong, chú công nhân mắc bệnh một tuần đã đỡ thì tới bà mẹ già 70 tuổi bị tiếp. Sau đó có 2 quân y của tổ y tế lưu động đến xét nghiệm nhanh - dương tính, cho thuốc uống. Cả hai trường hợp trên không thấy chính quyền không dăng dây cách ly. Nghe bảo sâu bên trong nữa có 3 cô gái cùng phòng cũng bị, không nghe ồn ào gì.
Do không ai đến xét nghiệm cộng đồng nên không thể khẳng định F0 nhưng mọi người đều có triệu chứng phổ biến của virus Covid-19. Dân ở đây kháo nhau khu phòng trọ này mà nếu xét nghiệm có lẽ lòi ra một mớ vài chục người. Người ta chịu đựng, lo thì lo tuy nhiên mọi sinh hoạt êm ả bình thường...
Hỗ trợ tiền mặt.
Đến nay chưa nhận bất kỳ khoản nào mà chính quyền Bình Dương đã tuyên bố hứa hẹn, như: 1,5 triệu đồng - tiền hỗ trợ mất việc làm. 300 ngàn - tiền hỗ trợ nhà trọ. 500 ngàn - tiền hỗ trợ lương thực thực phẩm (có thể chính quyền trừ vào hiện vật phân phát chăng?).
Hỗ trợ lương thực thực phẩm.
Ghi nhận theo một gia đình có 3 người:
Tháng 6-7 không có hoạt động hỗ trợ nào.
Tháng 8 hỗ trợ rải rác, cuối tháng 8 nhiều hơn từ Khu phố, vắng bóng dân thiện nguyện. Một lần duy nhất được 12 kg gạo. Có ghi ở đây:
https://www.facebook.com/Thocao09/posts/4667923739907433
Đợt mới đầu tháng 9, xe của Khu phố đưa thực phẩm dồn dập đến như sau:
01/9 - 1 bắp cải, 1 bí đỏ, 10 củ khoai tây
03/9 - 2 cải bắp nhỏ, 10 củ khoai tây, 10 củ dền đỏ.
03/9 - 3 lốc sữa, 30 trứng gà.
04/9 - 2 trái bắp cải, 10 trái su su, 1,5 con gà đông lạnh (chia nhau).
05/9 - 1,5 chai dầu, 1,5 chai nước mắm, 1,5 chai xì dầu, 1,5 bịch bột nêm nhỏ, 1,5 bịch xúc xích (6 cái), 7-8 gói mì tôm.
(Những thực phẩm trên không rõ từ nguồn nào khi chuyển đến Khu phố).
Ngoài ra ngày 04-5/9, bạn học cũ của tôi thay mặt nhóm thiện nguyện ở Mỹ uỷ nhiệm cho tôi trao 60 xuất gạo ngon, mỗi phòng 10 kg và biếu bà cụ nghèo bị covid 1 triệu đồng.
.....
Tôi nhớ và ghi lại (có thể thiếu sót chút ít):
Con người ở đây.
Khu nhà trọ có 6 kiot mặt tiền và hai dãy phòng trọ có 54 phòng, tổng cộng 60 gồm 132 người. Trong đó có 1 phòng về quê giữa lúc dịch, 6 phòng có người vào Khu công nghiệp sản xuất 3 tại chỗ.
Nhà chủ bề thế ở kế bên, khi cao điểm phong toả thì bà chủ không dám ra vào khu phòng trọ nữa, công nhân 1 người đại diện tiếp nhận lương thực thực phẩm hổ trợ, các gia đình nhận và tự phân phối chia sẻ lẫn nhau.
Thời gian diễn ra.
Chỗ Tổ dân phố tôi ở bắt đầu thực hiện Chỉ thị 16 từ ngày 21/6/2021, sau đó là CT-16 tăng cường, đến 22/8 xếp vào diện vùng đỏ đậm đặc “đông cứng, khóa chặt”. Vậy là đến nay đã trải qua 78 ngày.
Dịch, xét nghiệm và chích ngừa.
Cuối tháng 7, y tế nhà nước tổ chức xét nghiệm nhanh 1 lần duy nhất.
Ngày 0/9, tiêm ngừa mũi 1 vaccine. Chỉ 2-3 phòng được chính, đại đa số trong độ tuổi 18 đến 40 thì không.
Khoảng chừng giữa tháng 8 có 1 kiot tự thuê dịch vụ xét nhanh - dương tính 3 mẹ con. 10 ngày sau thì bị tiếp 1 phòng bên trong, chú công nhân mắc bệnh một tuần đã đỡ thì tới bà mẹ già 70 tuổi bị tiếp. Sau đó có 2 quân y của tổ y tế lưu động đến xét nghiệm nhanh - dương tính, cho thuốc uống. Cả hai trường hợp trên không thấy chính quyền không dăng dây cách ly. Nghe bảo sâu bên trong nữa có 3 cô gái cùng phòng cũng bị, không nghe ồn ào gì.
Do không ai đến xét nghiệm cộng đồng nên không thể khẳng định F0 nhưng mọi người đều có triệu chứng phổ biến của virus Covid-19. Dân ở đây kháo nhau khu phòng trọ này mà nếu xét nghiệm có lẽ lòi ra một mớ vài chục người. Người ta chịu đựng, lo thì lo tuy nhiên mọi sinh hoạt êm ả bình thường...
Hỗ trợ tiền mặt.
Đến nay chưa nhận bất kỳ khoản nào mà chính quyền Bình Dương đã tuyên bố hứa hẹn, như: 1,5 triệu đồng - tiền hỗ trợ mất việc làm. 300 ngàn - tiền hỗ trợ nhà trọ. 500 ngàn - tiền hỗ trợ lương thực thực phẩm (có thể chính quyền trừ vào hiện vật phân phát chăng?).
Hỗ trợ lương thực thực phẩm.
Ghi nhận theo một gia đình có 3 người:
Tháng 6-7 không có hoạt động hỗ trợ nào.
Tháng 8 hỗ trợ rải rác, cuối tháng 8 nhiều hơn từ Khu phố, vắng bóng dân thiện nguyện. Một lần duy nhất được 12 kg gạo. Có ghi ở đây:
https://www.facebook.com/Thocao09/posts/4667923739907433
Đợt mới đầu tháng 9, xe của Khu phố đưa thực phẩm dồn dập đến như sau:
01/9 - 1 bắp cải, 1 bí đỏ, 10 củ khoai tây
03/9 - 2 cải bắp nhỏ, 10 củ khoai tây, 10 củ dền đỏ.
03/9 - 3 lốc sữa, 30 trứng gà.
04/9 - 2 trái bắp cải, 10 trái su su, 1,5 con gà đông lạnh (chia nhau).
05/9 - 1,5 chai dầu, 1,5 chai nước mắm, 1,5 chai xì dầu, 1,5 bịch bột nêm nhỏ, 1,5 bịch xúc xích (6 cái), 7-8 gói mì tôm.
(Những thực phẩm trên không rõ từ nguồn nào khi chuyển đến Khu phố).
Ngoài ra ngày 04-5/9, bạn học cũ của tôi thay mặt nhóm thiện nguyện ở Mỹ uỷ nhiệm cho tôi trao 60 xuất gạo ngon, mỗi phòng 10 kg và biếu bà cụ nghèo bị covid 1 triệu đồng.
.....
Cảm ơn nhóm thiện nguyện từ Mỹ!
Vân Anh - em gái của Vinh Dũng bạn học HĐ quá cố, thay mặt Nhóm đã có nhã ý trao 60 phần quà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở khu nhà trọ chỗ mình. Do cách trở nên Nhóm uỷ nhiệm Hùng đặt hàng và trao cho mọi người. Mỗi gia đình được 10 kg gạo Lài thơm và biếu bà cụ 70 tuổi rất nghèo bị bệnh covid 1 triệu đồng. Bà con mừng trong lúc dịch mà có gạo ngon ăn.
Một lần nữa, mình đại diện bà con chân thành biết ơn tấm lòng thương người của Nhóm thiện nguyện VA.
Một lần nữa, mình đại diện bà con chân thành biết ơn tấm lòng thương người của Nhóm thiện nguyện VA.
Bác cạo vỡ mộng kiếm ăn mùa dịch.
Học mấy thằng ở tù nằm đếm kiến chán thì chúng nghĩ làm cách nào mà ra tù sẽ có chiêu thức mới, phương án làm ăn ngon hơn xưa, thế là lão ủ miu:
Lúc đầu mùa dịch, mới CT-16 đi lại còn nới lòng. Mình nghĩ giờ không làm xưởng nữa thì xách xe đi xuống Long An gặp thằng chiến hữu đang chỉ huy ba ngàn con vịt đẻ. Bạn bè gặp nhau dĩ nhiên có độ nhậu, vịt 3 món là thường. Mua trứng về thì thế nào chiến hữu chẳng xin chủ cho vài chục trứng. Chạy bỏ mối trứng vịt đồng chính hiệu, bán 200 trứng chắc là sống được. Chưa kịp thì bó chân.
Tới chỉ thị 16+ tăng cường, mình nghĩ tiếp bây giờ chắc đám ghiền nhậu làm đếch gì còn bia rượu, sao mình không nấu rượu chui để phục vụ chúng nó. Bào đảm rượu ngon, không pha cồn. Đang nghiên cứu thiết bị lẫn công thức chưng cất rượu. Tính sẽ lén rải rượu trong khu phố thôi thì đùng một phác CT++ "đông cứng, đậm đặc". Chưa kịp thì bó tay.
Rồi chỉ thị - 16++ "đông cứng đạm đặc", hổng lẽ chết dí sao! Mình mới nghĩ bây giờ tụi dân quân dân phòng chắc đuối rồi, hay là mình xin KP cái chân dân phòng (cựu đại uý hổng lẽ không được). Công tư kết hợp, này nhé: mấy thằng shipper chạy lụi qua chốt thế nào chả nhét gói thuốc lá, năm chục, một trăm thông chốt. Lúc nghỉ, tranh thủ xách xe nhận hàng chỗ này bỏ mối chục chỗ khác cho bà con. Chỉ xàng xê khéo léo trong khu phố thôi, ngày kiếm vài trăm phẻ re.
Đùng một phát, giờ nghe đồn mấy ông nội chính quyền sắp dỡ phong tỏa thì còn làm ăn cái nước mẹ gì nữa! Huhu.
Lúc đầu mùa dịch, mới CT-16 đi lại còn nới lòng. Mình nghĩ giờ không làm xưởng nữa thì xách xe đi xuống Long An gặp thằng chiến hữu đang chỉ huy ba ngàn con vịt đẻ. Bạn bè gặp nhau dĩ nhiên có độ nhậu, vịt 3 món là thường. Mua trứng về thì thế nào chiến hữu chẳng xin chủ cho vài chục trứng. Chạy bỏ mối trứng vịt đồng chính hiệu, bán 200 trứng chắc là sống được. Chưa kịp thì bó chân.
Tới chỉ thị 16+ tăng cường, mình nghĩ tiếp bây giờ chắc đám ghiền nhậu làm đếch gì còn bia rượu, sao mình không nấu rượu chui để phục vụ chúng nó. Bào đảm rượu ngon, không pha cồn. Đang nghiên cứu thiết bị lẫn công thức chưng cất rượu. Tính sẽ lén rải rượu trong khu phố thôi thì đùng một phác CT++ "đông cứng, đậm đặc". Chưa kịp thì bó tay.
Rồi chỉ thị - 16++ "đông cứng đạm đặc", hổng lẽ chết dí sao! Mình mới nghĩ bây giờ tụi dân quân dân phòng chắc đuối rồi, hay là mình xin KP cái chân dân phòng (cựu đại uý hổng lẽ không được). Công tư kết hợp, này nhé: mấy thằng shipper chạy lụi qua chốt thế nào chả nhét gói thuốc lá, năm chục, một trăm thông chốt. Lúc nghỉ, tranh thủ xách xe nhận hàng chỗ này bỏ mối chục chỗ khác cho bà con. Chỉ xàng xê khéo léo trong khu phố thôi, ngày kiếm vài trăm phẻ re.
Đùng một phát, giờ nghe đồn mấy ông nội chính quyền sắp dỡ phong tỏa thì còn làm ăn cái nước mẹ gì nữa! Huhu.
Thời gian Nguyễn Ánh lưu lạc ở Xiêm.
Góc nhìn An Nam
Những dòng lịch sử dân tộc thấy câu chuyên này hay tôi đành viết theo ý của mình về cuộc đời về Vua Gia Long.
Câu chuyện khá dài nếu không được bạn có thể lướt qua, tôi mong ai đó đủ kiên nhẫn đọc hết để biết được về vị vua này .
Ngày trước có lẽ chúng ta được dạy rằng Nguyễn Ánh hèn hạ lưu vong ở Xiêm làm lính đánh thuê cho ngoại bang, vậy nay tôi muốn kể lại câu chuyện đó theo một góc nhìn khác hơn.
Như chúng ta đã biết, sau đại bại ở trận Rạch Gầm - Xoài Mút trước thiên tài Nguyễn Huệ, tàn quân Xiêm còn sống trở về Băng Cốc chẳng còn được bao nhiêu. Nguyễn Ánh nhờ biết trước kết cục của Xiêm La, thành thử đi sau nên may mắn thoát nạn chạy về đất Thái, tạo nên giai thoại Gia Long tẩu quốc.
Thua rồi sao?
Thua rất nặng. Cháu của bệ hạ chủ quan khinh địch, gần như toàn bộ lính của ngài đều bỏ xác dưới sông Tiền.
Nguyễn Ánh kể lại sự tình cho Rama. Nghe xong quốc vương Xiêm nổi cơn thịnh nộ:
-Hai thằng cháu ta kiêu căng tự phụ vào sâu trong đất địch, không nghe lời quốc vương An Nam, tàn hại nhân dân nước ấy, làm nhục quốc thể!
Liền thét lôi ra chém. Rama cảm thấy xấu hổ, trước đây quân Nguyễn Ánh giúp ông làm nên cuộc đảo chính mở ra triều đại Chakri, cứu được cả gia đình bị cựu vương Taksin bắt giam. Nay Nguyễn Ánh nhờ cậy mà không giúp được nên có phần áy náy.
Ta sẽ cấp cho ông đất ở Tomsamrong, ngoại ô Bangkok. Ông cứ ở đấy mà sống.
Đa tạ bệ hạ.
Nguyễn Ánh cười buồn và bắt đầu cuộc sống ở quốc gia mới, Thái Lan. Rama đều đặn mỗi năm chu cấp cho Nguyễn vương 400 baht để tiêu dùng. Vua Xiêm cũng tặng cho Nguyễn Ánh những huy hiệu, một khay trầu, một bình nước hoàng kim, một thanh gươm khảm vàng và một lọng che cán ngắn. Nguyễn Ánh không cô đơn vì bấy giờ bên Thái Lan cũng có một thanh niên khốn khổ đang sinh sống là ông hoàng Nặc Ông Ấn của Campuchia. Cả hai đều được Rama đối xử như những hoàng tử lưu lạc theo nghi lễ trên đất nước họ. So với lão Campuchia thì Ánh đen hơn nhiều, lúc đó không có cả đất lẫn dân. Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đều gửi thư cho Rama yêu cầu giao người, nhưng vua Xiêm thấy lời lẽ trong thư trịch thượng nên càng ủng hộ Nguyễn Ánh.
Nguyễn Ánh ngoài việc khẩn hoang làm ruộng, chiêu mộ binh sĩ, cũng được lâm triều. Ông di chuyển bằng một chiếc thuyền kiểu Việt Nam có sáu tay chèo và vài tuỳ tùng che lọng. Trong triều đình Thái Lan, Nguyễn Ánh được xếp tại một sảnh phía tây điện Amarin, ngay trước tổng quản Ngự Lâm Quân. Khi thiết triều, tất cả các quan quỳ mọp chắp tay trước vua Rama, còn Nguyễn Ánh mặc y phục và đóng khăn kiểu Việt, ngồi xếp bằng trước ngai vàng đối diện vua Xiêm, có phiên dịch viên là Phra Ratchamontri.
Mẹ và gia quyến Nguyễn vương cũng được hưởng bổng lộc. Những người đi theo Nguyễn Ánh được ra khơi đánh cá mưu sinh mà không bị cản trở. Triều đình Thái Lan cho phép từ phó vương trở xuống được kinh doanh để "kiếm thêm", nói chung có mùi chủ nghĩa tư bản nhen nhúm.
Nếu có dịp đi qua Thái Lan những năm ấy để check in sống ảo, có thể bạn sẽ gặp cảnh tượng thú vị khi chứng kiến "Ông Thượng Sư" Nguyễn Ánh làm huấn luyện viên "dance sport" cho vũ công Xiêm. Vị chúa tài hoa này hướng dẫn cho người Thái một số điệu múa cung đình của người Việt và chúng vẫn còn lưu truyền tới ngày nay. Còn chờ gì mà không selfie một tấm với vua Gia Long sau buổi tập?
Nguyễn Ánh vẫn chưa thôi khát vọng. Ông tuyển mộ binh lính, đóng ráp chiến thuyền, và ngầm liên lạc với điệp viên trong nước để "một là báo phục, hai là bá vương". Người Thái tuy một mặt cưu mang chúa Nguyễn nhưng vẫn có tâm lý đề phòng. Nếu Nguyễn Ánh phục quốc thành công thì sẽ trở thành một địch thủ đáng quan ngại ở phía đông. Nhưng tình cờ Miến Điện lại xâm lược...
Lại nói Myanmar ngày xưa vốn là một thế lực quân sự khét tiếng, họ ở gần cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc mà không bị đô hộ, còn đánh cho nhà Thanh thảm bại 4 lần. Vua Miến Điện Bodawhpaya ra lệnh:
Chia 5 đạo quân chiếm lấy Xiêm La cho trẫm!
Rama điều động:
Đem 7 vạn quân ra trấn giữ 4 trọng điểm. Hoàng đệ trẫm sẽ chặn quân Miến ở ải Ba Chùa. Cháu trẫm sẽ ngăn chúng ở Naknon Sawan, cản bước chúng tràn về đồng bằng. Các tướng quân tuyệt đối không để Ratburi thất thủ. Đích thân trẫm sẽ phòng thủ Bangkok!
Quân Miến Điện tiến rất nhanh và tràn như châu chấu vào lãnh thổ Thái Lan, khép chặt vòng vây. Thái Lan xưa nay luôn ở chiếu dưới khi so găng cùng tên láng giềng hùng mạnh. Tuy quân Thái từng cắt được đường chở lương buộc một cánh quân Miến phải rút về, nhưng kinh thành Bangkok vẫn bị đe doạ. Nguyễn Ánh lập tức tâu:
Bọn Miến Điện hành quân từ xa đến, chở lương đi nghìn dặm đã mệt mỏi lắm rồi. Tôi giúp sức đánh nhanh chắc là được!
Thế là Nguyễn vương tập hợp binh lính, nai nịt gọn gàng rồi lên ngựa trực chỉ Thavoi. Theo chân dung 13 vua triều Nguyễn, hầu hết nom hiền lành, chỉ có Gia Long và Minh Mạng là nhìn có phong thái "đại ca" nhất. Nếu Minh Mạng là người đem về lãnh thổ to số một, thì Gia Long đúng nghĩa một chiến binh thực thụ. Có lần Rama hỏi thăm:
Ông sợ à?
Tôi không sợ. Nhà nước tôi trải đời truyền nối 200 năm, nay quốc vận trung suy, Tây Sơn lại tàn sát dã man gia tộc, nhưng tôi ít đức kém tài không làm gì được, thành ra buồn bã trong lòng. Nghĩ muốn trả thù, bắt giặc Tây Sơn làm thịt mà ăn, nằm gai nếm mật bao nhiêu cũng được. Có sợ gì đâu?
Anh hùng Gia Định Châu Văn Tiếp tình cờ đi ngang nghe thấy, liền bước tới quỳ xuống ôm đầu gối Nguyễn Ánh mà khóc. Rama cảm động phục chúa, khen tôi. Chinh chiến từ 15 tuổi, trong bất kỳ chiến dịch, trận đánh hay pha combat lớn nào, Gia Long cũng đều xung trận chỉ huy và được lịch sử công nhận là một chiến tướng tài giỏi.
Lê Văn Quân, Nguyễn Văn Thành, sử dụng ống phun lửa. Châu Thị Đậu, theo ta!
Nguyễn vương trỏ gươm, nổi trống. Quân Miến Điện bị tấn công bất ngờ, tan vỡ đội hình. Nguyễn Ánh và các tướng tả xung hữu đột chém giết, quân Miến xác chết đầy đồng, 500 tên bị bắt sống giải về Bangkok. Rama được tin mừng lắm, tặng Ánh vàng lụa và đề nghị:
Tôi sẽ lại giúp ông đánh Tây Sơn.
Tuy nhiên Nguyễn Văn Thành trong buổi họp đã nói với chúa Nguyễn:
Vua Thiếu Khang chỉ còn một xíu quân còn dựng được cơ nghiệp nhà Hạ. Ta nuôi sức mạnh, đợi địch sơ hở rồi đánh. Đừng mượn người ngoài giúp nữa, sẽ có hậu hoạ về sau.
Ngươi nói rất phải.
Nguyễn Ánh gật đầu và gác chuyện ấy lại. Nguyễn vương tìm cách liên lạc với người Bồ Đào Nha và được hứa giúp cho một số chiến thuyền. Nhưng điều này là tối kỵ vì theo luật của Thái thì cấm giao thiệp với nước ngoài mà không do Bangkok chủ trì. Tuy Rama hậu đãi chúa Nguyễn, nhưng hoàng đệ Sathanmongkhon lại không thích. Hắn lo đội quân của Nguyễn Ánh sẽ đủ sức tạo nên một cuộc đảo chính trong Bangkok và là mối hiểm hoạ chết người cho triều đại Chakri. Nguyễn Ánh dò biết được, bèn tập hợp tâm phúc để nói:
Chúng ta trốn Tây Sơn đến đây được vua Rama che chở. Ông ấy đối với ta rất tốt và chu đáo, ta thực sự vui lòng. Rama cũng giúp ta đánh Tây Sơn khôi phục vương quốc nhưng bất thành. Hiện ông ấy đang lo lắng về Miến Điện, xem ra khó giúp ta được nữa. Nếu ta đề nghị Rama cho ta rời đất Thái để tự sức phục quốc, e rằng ông ấy sẽ giận. Chi bằng lén trốn đi thì mới mong thành công.
Mọi người bàn tán một lúc rồi nhất trí. Nguyễn Ánh nói tiếp:
Ta sẽ viết một lá thư và để nó trên bệ thờ. Các ngươi chuẩn bị thuyền lớn và đợi ta ở đảo Sichang.
Tối hôm đó Nguyễn vương mời các thị vệ dưới quyền chỉ huy của cháu Rama đến nhà nhậu. Nguyễn Ánh cười và chuốc rượu. Mấy anh thị vệ say quắc cần câu. Xong xuôi, ông nói khẽ:
Trói họ lại và đem xuống khoang thuyền.
Nguyễn Ánh lần mò trong đêm tối, dẫn theo gia quyến cùng mấy người Việt khác sống ở Bangkok, gồm thợ cả của các đội chạm, mộc, khắc của kinh thành. Tất cả lên thuyền rồi hối hả nhổ neo dưới ánh trăng. 150 người trên 4 thuyền, chèo điên cuồng về Việt Nam.
Dân chúng biết được và báo cho hoàng gia. Rama và em trai hay tin đều bất ngờ. Sathanmongkhon vô cùng tức tối vì để sổng con mồi:
Cử mấy tay chèo khoẻ nhất ra đây, phải bắt cho được chúng. Ta sẽ đi cùng các ngươi!
Quân Xiêm khẩn trương rượt và đến tảng sáng họ đã thấy thuyền Nguyễn vương ở cửa vịnh. Lúc ấy vô cùng nguy cấp vì trời lặng gió, không thể giương buồm được. Nguyễn Ánh toát mồ hôi, đốt nến, thắp hương, và thiêu vàng mã để cầu khấn thần thánh:
Nếu trời cho ta thoát chết để đánh bại kẻ thù và khôi phục giang sơn như lòng ta bao lâu nay mong mỏi thì hãy nổi gió lên.
Sathanmongkhon gầm lớn:
Ngươi chạy đi đâu?
Đoàn thuyền ngự kéo đến mỗi lúc một đông như kiến cỏ mà gió vẫn không thèm thổi. Nguyễn Ánh hối:
Chèo mau lên, nhanh nữa lên!
Nhưng thuyền Xiêm mỗi lúc một đến gần, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Nguyễn Ánh cay đắng:
Nếu ta chạy không thoát và người Thái bắt được ta chắc chắn sẽ giết không tha, hoặc sẽ giam cầm suốt đời. Thiên mệnh đã tuyệt thì ta cũng chẳng sống làm gì cho chật đất.
Nguyễn Ánh bằng một động tác dứt khoát tuốt gươm ra khỏi vỏ đưa lên cổ. Một tâm phúc nhảy vào giằng lấy khiến lưỡi gươm cắt đứt môi. Anh ta khóc nói:
Chúa thượng việc gì phải vội vã tự vẫn như thế? Trước khi rời đất Thái, chúng ta đã cầu khấn và xin âm dương. Ông trời nói rõ chúng ta sẽ thoát nạn và hoàn thành đại nghiệp. Chúa thượng chính là chân mạng đế vương!
Nguyễn Ánh nhắm mắt thở dài:
Có cách nào?
Mùa này chính là mùa gió nổi để đưa chúng ta ra khơi. Bây giờ còn sớm nên chưa thấy. Chỉ chút nữa sẽ ứng nghiệm.
Khi người tâm phúc vừa dứt câu thì gió mạnh nổi lên đùng đùng, bốn chiếc thuyền Việt Nam dùng cả buồm lẫn chèo bứt tốc cho thuyền Thái Lan ngửi khói. Nguyễn Ánh mừng rỡ, vẫy tay chào tên hoàng đệ đang điên tiết chửi thề. Thuyền của họ rẽ sóng vươn ra hải phận quốc tế rồi đến đảo Sichang. Nguyễn Ánh gặp chiếc thuyền đã hẹn, ông kể lại:
Lần này thoát nhờ vua Rama nhân ái cấm các viên chức hải phòng làm khó dễ thuyền chúng ta. Còn bây giờ đi đâu?
Dạ, đảo Dot thì quá gần Tây Sơn. Đảo Kut gần Thái Lan nên Tây Sơn sẽ không mạo hiểm đâu. Ở đây chắc đủ nước ngọt. Sang đó nghỉ ngơi sẽ tốt hơn cả.
Lại nói Sathanmongkhon hụt mất Nguyễn Ánh thì trở về Bangkok méc anh và xin thêm chiến thuyền. Vua Rama cho người đến lục soát nơi ở Nguyễn Ánh thì tìm thấy lá thư:
Tôi, Nguyễn Phúc Ánh, đã đến sống dưới sự che chở của bệ hạ. Ngài đã nhân đức chăm lo khiến tôi rất vui lòng. Tuy nhiên lúc này tôi rất quan tâm về đất nước, nếu như công khai xin bệ hạ cho tôi trở về e rằng bệ hạ sẽ quở trách. Thành thử tôi đành phải trốn đi, nhưng tôi không hề có ý định âm mưu nổi loạn hay làm hại hoàng thượng một chút nào.
Rama đọc xong lá thư, ngăn em trai lại:
Đừng đuổi bắt hắn làm chi. Hắn thấy ta không giúp được vì chính ta cũng đang bận rộn với những cuộc chiến. Hắn quyết định bỏ đi để thực hiện công cuộc phục quốc. Chúng ta đã đối đãi với hắn vô cùng hậu hĩ. Viết bằng tay rồi lại xoá đi bằng chân thì không phải chút nào.
Sathanmongkhon hậm hực:
Gã Phúc Ánh này nếu chúng ta để hắn đi mà không bắt lại. Trong tương lai khi triều đại này qua rồi, thế nào hắn cũng gây rắc rối cho con cháu ta. Đệ khẳng định luôn. Hắn sống ở Bangkok mấy năm và cái gì cũng biết. Hiện nay tại Samutprakan không có gì đáng lo vì ta không có kẻ thù đến từ biển cả. Nhưng nếu sau này Nguyễn Ánh trở mặt đánh lại thì so tài với hắn không hề dễ dàng. Nếu huynh không cho phép rượt hắn thì hãy để đệ xây một thành phố ngoài cửa biển đề phòng.
Rama bằng lòng cho xây một chiến luỹ tại Lat Tonpho, nhưng xây chưa xong thì Miến Điện lại gây sự. Lại nói đoàn thuyền chúa Nguyễn 5 chiếc vượt trùng khơi, sau 7 ngày đêm thì mới cập bến đảo hoang Kut. Họ không đủ lương thực nên Nguyễn Ánh phải bắt cả rùa và đào củ dại mà ăn. Một bữa nọ, ông thấy một chiếc thuyền ghé lại gần đảo. Nguyễn Ánh cảnh giác dắt cả nhà chạy vào rừng và thăm dò xem nó từ đâu tới. Hoá ra là thuyền chở gạo của một người Hoa tên Hun sống ở Chanthaburi, đi từ Thái Lan về Cà Mau và Rạch Giá.
Tương kiến Nguyễn vương.
Hun vái tạ. Nguyễn Ánh nói:
Bọn ta sống trên đảo này không có gạo ăn. Sẵn đây tiền để dành do vua Xiêm cấp, hãy bán gạo cho ta theo giá của ngươi.
Nguyễn vương ăn ở thiếu thốn đã lâu. Tôi xin hiến tặng miễn phí toàn bộ số gạo trên thuyền.
Nguyễn Ánh lắc đầu, ông lấy giấy bút viết một biên nhận rồi đóng dấu hình rồng đưa cho Hun, nói:
Nếu ngày kia ta thành công và trở thành vua nước Nam, ngươi cứ đến gặp để ta báo ơn.
Hun dỡ hết gạo trên tàu xuống và từ biệt chúa Nguyễn để trở về nhà. Vua Rama nghe tin Nguyễn Ánh đang lưu lạc ở Kut, bèn ra lệnh cho vài chiến thuyền mang theo súng ống, đạn dược, đồng thời dặn các quan ở Trat đem chúng đến đảo tặng Nguyễn Ánh. Hoàng đế Việt Nam tương lai mừng lắm:
Đã tới lúc trở về Gia Định và dạy cho Nguyễn Lữ một bài học.
Và cuối thu năm 1787, họ đổ bộ lên những hòn đảo Việt Nam, bắt đầu huyền thoại Gia Long phục quốc.
Ảnh: Rama và Gia Long. Triều đại của Rama vẫn đang cai trị Thái Lan tới 2016, còn triều đại của Gia Long đã kết thúc từ 1945.
Ps: Bài củ đăng lại sưu tầm
____________
(Tựa đề: TC
Nguyễn Ánh (Ong Chiang Sue) trong một buổi thiết triều của vua Rama I tại điện Amarin năm 1782. (Chúa Nguyễn ngồi xếp bằng chứ không quỳ mọp như các quan Xiêm La).
Tranh vẽ 1987, hình chụp lại đưa vào sách kỷ yếu hoàng gia Thái Lan.
Những dòng lịch sử dân tộc thấy câu chuyên này hay tôi đành viết theo ý của mình về cuộc đời về Vua Gia Long.
Câu chuyện khá dài nếu không được bạn có thể lướt qua, tôi mong ai đó đủ kiên nhẫn đọc hết để biết được về vị vua này .
Ngày trước có lẽ chúng ta được dạy rằng Nguyễn Ánh hèn hạ lưu vong ở Xiêm làm lính đánh thuê cho ngoại bang, vậy nay tôi muốn kể lại câu chuyện đó theo một góc nhìn khác hơn.
Như chúng ta đã biết, sau đại bại ở trận Rạch Gầm - Xoài Mút trước thiên tài Nguyễn Huệ, tàn quân Xiêm còn sống trở về Băng Cốc chẳng còn được bao nhiêu. Nguyễn Ánh nhờ biết trước kết cục của Xiêm La, thành thử đi sau nên may mắn thoát nạn chạy về đất Thái, tạo nên giai thoại Gia Long tẩu quốc.
Thua rồi sao?
Thua rất nặng. Cháu của bệ hạ chủ quan khinh địch, gần như toàn bộ lính của ngài đều bỏ xác dưới sông Tiền.
Nguyễn Ánh kể lại sự tình cho Rama. Nghe xong quốc vương Xiêm nổi cơn thịnh nộ:
-Hai thằng cháu ta kiêu căng tự phụ vào sâu trong đất địch, không nghe lời quốc vương An Nam, tàn hại nhân dân nước ấy, làm nhục quốc thể!
Liền thét lôi ra chém. Rama cảm thấy xấu hổ, trước đây quân Nguyễn Ánh giúp ông làm nên cuộc đảo chính mở ra triều đại Chakri, cứu được cả gia đình bị cựu vương Taksin bắt giam. Nay Nguyễn Ánh nhờ cậy mà không giúp được nên có phần áy náy.
Ta sẽ cấp cho ông đất ở Tomsamrong, ngoại ô Bangkok. Ông cứ ở đấy mà sống.
Đa tạ bệ hạ.
Nguyễn Ánh cười buồn và bắt đầu cuộc sống ở quốc gia mới, Thái Lan. Rama đều đặn mỗi năm chu cấp cho Nguyễn vương 400 baht để tiêu dùng. Vua Xiêm cũng tặng cho Nguyễn Ánh những huy hiệu, một khay trầu, một bình nước hoàng kim, một thanh gươm khảm vàng và một lọng che cán ngắn. Nguyễn Ánh không cô đơn vì bấy giờ bên Thái Lan cũng có một thanh niên khốn khổ đang sinh sống là ông hoàng Nặc Ông Ấn của Campuchia. Cả hai đều được Rama đối xử như những hoàng tử lưu lạc theo nghi lễ trên đất nước họ. So với lão Campuchia thì Ánh đen hơn nhiều, lúc đó không có cả đất lẫn dân. Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đều gửi thư cho Rama yêu cầu giao người, nhưng vua Xiêm thấy lời lẽ trong thư trịch thượng nên càng ủng hộ Nguyễn Ánh.
Nguyễn Ánh ngoài việc khẩn hoang làm ruộng, chiêu mộ binh sĩ, cũng được lâm triều. Ông di chuyển bằng một chiếc thuyền kiểu Việt Nam có sáu tay chèo và vài tuỳ tùng che lọng. Trong triều đình Thái Lan, Nguyễn Ánh được xếp tại một sảnh phía tây điện Amarin, ngay trước tổng quản Ngự Lâm Quân. Khi thiết triều, tất cả các quan quỳ mọp chắp tay trước vua Rama, còn Nguyễn Ánh mặc y phục và đóng khăn kiểu Việt, ngồi xếp bằng trước ngai vàng đối diện vua Xiêm, có phiên dịch viên là Phra Ratchamontri.
Mẹ và gia quyến Nguyễn vương cũng được hưởng bổng lộc. Những người đi theo Nguyễn Ánh được ra khơi đánh cá mưu sinh mà không bị cản trở. Triều đình Thái Lan cho phép từ phó vương trở xuống được kinh doanh để "kiếm thêm", nói chung có mùi chủ nghĩa tư bản nhen nhúm.
Nếu có dịp đi qua Thái Lan những năm ấy để check in sống ảo, có thể bạn sẽ gặp cảnh tượng thú vị khi chứng kiến "Ông Thượng Sư" Nguyễn Ánh làm huấn luyện viên "dance sport" cho vũ công Xiêm. Vị chúa tài hoa này hướng dẫn cho người Thái một số điệu múa cung đình của người Việt và chúng vẫn còn lưu truyền tới ngày nay. Còn chờ gì mà không selfie một tấm với vua Gia Long sau buổi tập?
Nguyễn Ánh vẫn chưa thôi khát vọng. Ông tuyển mộ binh lính, đóng ráp chiến thuyền, và ngầm liên lạc với điệp viên trong nước để "một là báo phục, hai là bá vương". Người Thái tuy một mặt cưu mang chúa Nguyễn nhưng vẫn có tâm lý đề phòng. Nếu Nguyễn Ánh phục quốc thành công thì sẽ trở thành một địch thủ đáng quan ngại ở phía đông. Nhưng tình cờ Miến Điện lại xâm lược...
Lại nói Myanmar ngày xưa vốn là một thế lực quân sự khét tiếng, họ ở gần cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc mà không bị đô hộ, còn đánh cho nhà Thanh thảm bại 4 lần. Vua Miến Điện Bodawhpaya ra lệnh:
Chia 5 đạo quân chiếm lấy Xiêm La cho trẫm!
Rama điều động:
Đem 7 vạn quân ra trấn giữ 4 trọng điểm. Hoàng đệ trẫm sẽ chặn quân Miến ở ải Ba Chùa. Cháu trẫm sẽ ngăn chúng ở Naknon Sawan, cản bước chúng tràn về đồng bằng. Các tướng quân tuyệt đối không để Ratburi thất thủ. Đích thân trẫm sẽ phòng thủ Bangkok!
Quân Miến Điện tiến rất nhanh và tràn như châu chấu vào lãnh thổ Thái Lan, khép chặt vòng vây. Thái Lan xưa nay luôn ở chiếu dưới khi so găng cùng tên láng giềng hùng mạnh. Tuy quân Thái từng cắt được đường chở lương buộc một cánh quân Miến phải rút về, nhưng kinh thành Bangkok vẫn bị đe doạ. Nguyễn Ánh lập tức tâu:
Bọn Miến Điện hành quân từ xa đến, chở lương đi nghìn dặm đã mệt mỏi lắm rồi. Tôi giúp sức đánh nhanh chắc là được!
Thế là Nguyễn vương tập hợp binh lính, nai nịt gọn gàng rồi lên ngựa trực chỉ Thavoi. Theo chân dung 13 vua triều Nguyễn, hầu hết nom hiền lành, chỉ có Gia Long và Minh Mạng là nhìn có phong thái "đại ca" nhất. Nếu Minh Mạng là người đem về lãnh thổ to số một, thì Gia Long đúng nghĩa một chiến binh thực thụ. Có lần Rama hỏi thăm:
Ông sợ à?
Tôi không sợ. Nhà nước tôi trải đời truyền nối 200 năm, nay quốc vận trung suy, Tây Sơn lại tàn sát dã man gia tộc, nhưng tôi ít đức kém tài không làm gì được, thành ra buồn bã trong lòng. Nghĩ muốn trả thù, bắt giặc Tây Sơn làm thịt mà ăn, nằm gai nếm mật bao nhiêu cũng được. Có sợ gì đâu?
Anh hùng Gia Định Châu Văn Tiếp tình cờ đi ngang nghe thấy, liền bước tới quỳ xuống ôm đầu gối Nguyễn Ánh mà khóc. Rama cảm động phục chúa, khen tôi. Chinh chiến từ 15 tuổi, trong bất kỳ chiến dịch, trận đánh hay pha combat lớn nào, Gia Long cũng đều xung trận chỉ huy và được lịch sử công nhận là một chiến tướng tài giỏi.
Lê Văn Quân, Nguyễn Văn Thành, sử dụng ống phun lửa. Châu Thị Đậu, theo ta!
Nguyễn vương trỏ gươm, nổi trống. Quân Miến Điện bị tấn công bất ngờ, tan vỡ đội hình. Nguyễn Ánh và các tướng tả xung hữu đột chém giết, quân Miến xác chết đầy đồng, 500 tên bị bắt sống giải về Bangkok. Rama được tin mừng lắm, tặng Ánh vàng lụa và đề nghị:
Tôi sẽ lại giúp ông đánh Tây Sơn.
Tuy nhiên Nguyễn Văn Thành trong buổi họp đã nói với chúa Nguyễn:
Vua Thiếu Khang chỉ còn một xíu quân còn dựng được cơ nghiệp nhà Hạ. Ta nuôi sức mạnh, đợi địch sơ hở rồi đánh. Đừng mượn người ngoài giúp nữa, sẽ có hậu hoạ về sau.
Ngươi nói rất phải.
Nguyễn Ánh gật đầu và gác chuyện ấy lại. Nguyễn vương tìm cách liên lạc với người Bồ Đào Nha và được hứa giúp cho một số chiến thuyền. Nhưng điều này là tối kỵ vì theo luật của Thái thì cấm giao thiệp với nước ngoài mà không do Bangkok chủ trì. Tuy Rama hậu đãi chúa Nguyễn, nhưng hoàng đệ Sathanmongkhon lại không thích. Hắn lo đội quân của Nguyễn Ánh sẽ đủ sức tạo nên một cuộc đảo chính trong Bangkok và là mối hiểm hoạ chết người cho triều đại Chakri. Nguyễn Ánh dò biết được, bèn tập hợp tâm phúc để nói:
Chúng ta trốn Tây Sơn đến đây được vua Rama che chở. Ông ấy đối với ta rất tốt và chu đáo, ta thực sự vui lòng. Rama cũng giúp ta đánh Tây Sơn khôi phục vương quốc nhưng bất thành. Hiện ông ấy đang lo lắng về Miến Điện, xem ra khó giúp ta được nữa. Nếu ta đề nghị Rama cho ta rời đất Thái để tự sức phục quốc, e rằng ông ấy sẽ giận. Chi bằng lén trốn đi thì mới mong thành công.
Mọi người bàn tán một lúc rồi nhất trí. Nguyễn Ánh nói tiếp:
Ta sẽ viết một lá thư và để nó trên bệ thờ. Các ngươi chuẩn bị thuyền lớn và đợi ta ở đảo Sichang.
Tối hôm đó Nguyễn vương mời các thị vệ dưới quyền chỉ huy của cháu Rama đến nhà nhậu. Nguyễn Ánh cười và chuốc rượu. Mấy anh thị vệ say quắc cần câu. Xong xuôi, ông nói khẽ:
Trói họ lại và đem xuống khoang thuyền.
Nguyễn Ánh lần mò trong đêm tối, dẫn theo gia quyến cùng mấy người Việt khác sống ở Bangkok, gồm thợ cả của các đội chạm, mộc, khắc của kinh thành. Tất cả lên thuyền rồi hối hả nhổ neo dưới ánh trăng. 150 người trên 4 thuyền, chèo điên cuồng về Việt Nam.
Dân chúng biết được và báo cho hoàng gia. Rama và em trai hay tin đều bất ngờ. Sathanmongkhon vô cùng tức tối vì để sổng con mồi:
Cử mấy tay chèo khoẻ nhất ra đây, phải bắt cho được chúng. Ta sẽ đi cùng các ngươi!
Quân Xiêm khẩn trương rượt và đến tảng sáng họ đã thấy thuyền Nguyễn vương ở cửa vịnh. Lúc ấy vô cùng nguy cấp vì trời lặng gió, không thể giương buồm được. Nguyễn Ánh toát mồ hôi, đốt nến, thắp hương, và thiêu vàng mã để cầu khấn thần thánh:
Nếu trời cho ta thoát chết để đánh bại kẻ thù và khôi phục giang sơn như lòng ta bao lâu nay mong mỏi thì hãy nổi gió lên.
Sathanmongkhon gầm lớn:
Ngươi chạy đi đâu?
Đoàn thuyền ngự kéo đến mỗi lúc một đông như kiến cỏ mà gió vẫn không thèm thổi. Nguyễn Ánh hối:
Chèo mau lên, nhanh nữa lên!
Nhưng thuyền Xiêm mỗi lúc một đến gần, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Nguyễn Ánh cay đắng:
Nếu ta chạy không thoát và người Thái bắt được ta chắc chắn sẽ giết không tha, hoặc sẽ giam cầm suốt đời. Thiên mệnh đã tuyệt thì ta cũng chẳng sống làm gì cho chật đất.
Nguyễn Ánh bằng một động tác dứt khoát tuốt gươm ra khỏi vỏ đưa lên cổ. Một tâm phúc nhảy vào giằng lấy khiến lưỡi gươm cắt đứt môi. Anh ta khóc nói:
Chúa thượng việc gì phải vội vã tự vẫn như thế? Trước khi rời đất Thái, chúng ta đã cầu khấn và xin âm dương. Ông trời nói rõ chúng ta sẽ thoát nạn và hoàn thành đại nghiệp. Chúa thượng chính là chân mạng đế vương!
Nguyễn Ánh nhắm mắt thở dài:
Có cách nào?
Mùa này chính là mùa gió nổi để đưa chúng ta ra khơi. Bây giờ còn sớm nên chưa thấy. Chỉ chút nữa sẽ ứng nghiệm.
Khi người tâm phúc vừa dứt câu thì gió mạnh nổi lên đùng đùng, bốn chiếc thuyền Việt Nam dùng cả buồm lẫn chèo bứt tốc cho thuyền Thái Lan ngửi khói. Nguyễn Ánh mừng rỡ, vẫy tay chào tên hoàng đệ đang điên tiết chửi thề. Thuyền của họ rẽ sóng vươn ra hải phận quốc tế rồi đến đảo Sichang. Nguyễn Ánh gặp chiếc thuyền đã hẹn, ông kể lại:
Lần này thoát nhờ vua Rama nhân ái cấm các viên chức hải phòng làm khó dễ thuyền chúng ta. Còn bây giờ đi đâu?
Dạ, đảo Dot thì quá gần Tây Sơn. Đảo Kut gần Thái Lan nên Tây Sơn sẽ không mạo hiểm đâu. Ở đây chắc đủ nước ngọt. Sang đó nghỉ ngơi sẽ tốt hơn cả.
Lại nói Sathanmongkhon hụt mất Nguyễn Ánh thì trở về Bangkok méc anh và xin thêm chiến thuyền. Vua Rama cho người đến lục soát nơi ở Nguyễn Ánh thì tìm thấy lá thư:
Tôi, Nguyễn Phúc Ánh, đã đến sống dưới sự che chở của bệ hạ. Ngài đã nhân đức chăm lo khiến tôi rất vui lòng. Tuy nhiên lúc này tôi rất quan tâm về đất nước, nếu như công khai xin bệ hạ cho tôi trở về e rằng bệ hạ sẽ quở trách. Thành thử tôi đành phải trốn đi, nhưng tôi không hề có ý định âm mưu nổi loạn hay làm hại hoàng thượng một chút nào.
Rama đọc xong lá thư, ngăn em trai lại:
Đừng đuổi bắt hắn làm chi. Hắn thấy ta không giúp được vì chính ta cũng đang bận rộn với những cuộc chiến. Hắn quyết định bỏ đi để thực hiện công cuộc phục quốc. Chúng ta đã đối đãi với hắn vô cùng hậu hĩ. Viết bằng tay rồi lại xoá đi bằng chân thì không phải chút nào.
Sathanmongkhon hậm hực:
Gã Phúc Ánh này nếu chúng ta để hắn đi mà không bắt lại. Trong tương lai khi triều đại này qua rồi, thế nào hắn cũng gây rắc rối cho con cháu ta. Đệ khẳng định luôn. Hắn sống ở Bangkok mấy năm và cái gì cũng biết. Hiện nay tại Samutprakan không có gì đáng lo vì ta không có kẻ thù đến từ biển cả. Nhưng nếu sau này Nguyễn Ánh trở mặt đánh lại thì so tài với hắn không hề dễ dàng. Nếu huynh không cho phép rượt hắn thì hãy để đệ xây một thành phố ngoài cửa biển đề phòng.
Rama bằng lòng cho xây một chiến luỹ tại Lat Tonpho, nhưng xây chưa xong thì Miến Điện lại gây sự. Lại nói đoàn thuyền chúa Nguyễn 5 chiếc vượt trùng khơi, sau 7 ngày đêm thì mới cập bến đảo hoang Kut. Họ không đủ lương thực nên Nguyễn Ánh phải bắt cả rùa và đào củ dại mà ăn. Một bữa nọ, ông thấy một chiếc thuyền ghé lại gần đảo. Nguyễn Ánh cảnh giác dắt cả nhà chạy vào rừng và thăm dò xem nó từ đâu tới. Hoá ra là thuyền chở gạo của một người Hoa tên Hun sống ở Chanthaburi, đi từ Thái Lan về Cà Mau và Rạch Giá.
Tương kiến Nguyễn vương.
Hun vái tạ. Nguyễn Ánh nói:
Bọn ta sống trên đảo này không có gạo ăn. Sẵn đây tiền để dành do vua Xiêm cấp, hãy bán gạo cho ta theo giá của ngươi.
Nguyễn vương ăn ở thiếu thốn đã lâu. Tôi xin hiến tặng miễn phí toàn bộ số gạo trên thuyền.
Nguyễn Ánh lắc đầu, ông lấy giấy bút viết một biên nhận rồi đóng dấu hình rồng đưa cho Hun, nói:
Nếu ngày kia ta thành công và trở thành vua nước Nam, ngươi cứ đến gặp để ta báo ơn.
Hun dỡ hết gạo trên tàu xuống và từ biệt chúa Nguyễn để trở về nhà. Vua Rama nghe tin Nguyễn Ánh đang lưu lạc ở Kut, bèn ra lệnh cho vài chiến thuyền mang theo súng ống, đạn dược, đồng thời dặn các quan ở Trat đem chúng đến đảo tặng Nguyễn Ánh. Hoàng đế Việt Nam tương lai mừng lắm:
Đã tới lúc trở về Gia Định và dạy cho Nguyễn Lữ một bài học.
Và cuối thu năm 1787, họ đổ bộ lên những hòn đảo Việt Nam, bắt đầu huyền thoại Gia Long phục quốc.
Ảnh: Rama và Gia Long. Triều đại của Rama vẫn đang cai trị Thái Lan tới 2016, còn triều đại của Gia Long đã kết thúc từ 1945.
Ps: Bài củ đăng lại sưu tầm
____________
(Tựa đề: TC
Tranh vẽ 1987, hình chụp lại đưa vào sách kỷ yếu hoàng gia Thái Lan.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)