Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Sơn Ca - đảo xanh

Đảo Sơn Ca (Sand Cay) thuộc cụm đảo Nam Yết (Tizard Bank), đảo hình bầu dục, hẹp ngang, rộng chừng 130m, cách bờ Đông Bắc của đảo khoảng 300m có một cồn cát cao, xê dịch theo mùa gió.
Mặt đảo bằng phẳng, thổ nhưỡng là cát san hô được phủ một lớp phân chim. Bênh cạnh những cây bản địa Trường Sa như phong ba, bão táp, bàng vuông, tra, đảo Sơn Ca còn có nhiều cây xoài biển, mù u, vốn chỉ có ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vài năm gần đây, một số giống cây ăn quả như ổi, na, mít… được mang ra trồng tại đảo. Ở vùng biển quanh năm có gió mạnh, nhưng do được nhiều cây lớn che chắn, rau xanh ở Sơn Ca phát triển rất tốt. Đảo Sơn Ca được đánh giá là một trong những đảo có cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp nhất ở huyện đảo Trường Sa.
Đầu năm 1974, quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ đảo Sơn Sa, cùng với các đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn, Trường Sa. Rạng sáng ngày 25/4/1975, đặc công hải quân Lữ đoàn 125 Hải quân giải phóng đảo Sơn Ca, tiếp tục đóng giữ đến ngày nay.


Ảnh vệ tinh Đảo Sơn Ca  năm 2004, dãi màu vàng là cồn cát ở Tây Bắc đảo

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Đảo Len Đao - điểm nóng ở QĐ Trường Sa

Đảo Len Đao (Lansdowne Reef) ở phía Đông đảo Cô Lin, phía Đông Bắc đảo Gạc Ma, cách mỗi đảo này 7 hải lý. Phía Đông Bắc đảo có mội dải cát dịch chuyển theo mùa, đôi khi tạo thành hình chữ S.

Trong chiến dịch CQ-88, tối ngày 11/3/1988, các tàu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 của Hải quân Việt Nam được lệnh đưa lực lượng công binh tới xây dựng nhà cao chân trên các đảo Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin. Sáng ngày 14/3/1988, khi lực lượng trên tàu HQ-604 lên đảo Gạc Ma cắm quốc kỳ Việt Nam và chuyển vật liệu xây dựng lên đảo, nhiều tàu chiến Trung Quốc đã bắn vào tàu HQ-604 và chiến sĩ ta trên đảo Gạc Ma, làm tàu HQ-604 bị chìm, 58 sĩ quan, chiến sĩ hải quân và công binh hy sinh.
Tại đảo Len Đao, lực lượng tàu HQ-605 đã cắm được cờ trên bãi Len Đao, rồi bị các tàu Trung Quốc bắn chìm, 6 sĩ quan và chiến sĩ ta hy sinh. quân ta rút về đảo Sinh Tồn. Rồi quay trở lại nhưng do Trung Quốc cản trở nên ta chưa thể dựng nhà được. Khoảng một tháng sau, trong thế hai bên rình rập nhau, ta đã chớp thời cơ, đổ người đổ phương tiện lên đóng giữ Len Đao trong đêm.

Hình ảnh ngày ấy, bây giờ:


Đảo Cô Lin - điểm nóng, gần căn cứ TQ nhất

Đảo chìm Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef) và đảo chìm Len Đao (Lansdowne Reef) thuộc cụm đảo Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, cùng với các đảo Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, đá Gạc Ma… hợp thành rạn san hô Union Bank.
Đảo Cô Lin cách đảo Gạc Ma đang bị Trung Quốc chiếm đóng gần 4 hải lý (7.1 km) về phía Bắc Tây Bắc. Khi thủy triều xuống thấp, bãi san hô lộ ra khá rộng, lúc ấy đảo cao hơn mực nước biển 1m.
Ngày 11/3/1988, tại Cô Lin, tàu HQ-505 đã vượt qua đạn pháo của đối phương, lao lên bãi Cô Lin, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bị đạn đối phương bắn cháy tàu, các lực lượng trên tàu HQ-505 vừa dập lửa cứu tàu, vừa dùng xuồng đi cứu vớt đồng đội ở tàu HQ-604 và ở đảo Gạc Ma đang gặp nạn.

Hình ảnh ngày ấy, bây giờ:


Ảnh vệ tinh

Trường Sa 1988: Biệt đội cảm tử đổ bộ Len Đao

Có một câu chuyện khác không nhiều người biết trong sự kiện 14-3-1988. Đó là một tháng sau khi xảy ra cuộc thảm sát ấy, một biệt đội cảm tử gồm 35 lính công binh và 7 người lính chiến đấu của hải quân Việt Nam đã nhận được mật lệnh: lên đường ra Trường Sa, đổ bộ lên bãi Len Đao.

Giành lại Len Đao

Trong một đêm đầu tháng 3, hồi tưởng lại ký ức 28 năm trước, ông Đinh Xuân Toại, một trong 35 người lính công binh hải quân ấy, rưng rưng nói: “Ra Trường Sa thời điểm đó rất nguy hiểm. Nhưng không ai thoái thác nhiệm vụ. Khi nghe chỉ huy phổ biến xong nhiệm vụ, chúng tôi đều xác định chấp nhận hi sinh để thực thi nhiệm vụ”. \

Khi đó, ông Toại là đại đội trưởng của đơn vị C7 - D3 (Lữ đoàn công binh E83).

Một buổi chiều gần giữa tháng 4-1988, chỉ huy đơn vị C7 - D3 (Lữ đoàn công binh E83) thông báo danh sách 35 người sẽ ra Trường Sa. 7g tối sẽ xuất phát. Thời gian chỉ được thông báo trước gần 30 phút! Lương thực và đồ đạc quân tư trang cá nhân đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ. Sĩ quan, chiến sĩ chỉ việc lên tàu đi.

Đó là nhiệm vụ mật. Chỉ những người trong đội cảm tử ấy và chỉ huy đơn vị mới được biết. Ông Đinh Xuân Toại kể: “Thật ra tôi đã biết nhiệm vụ này ngay lúc còn ở Trường Sa hồi tháng 3-1988. Ngày 14-3, khi Trung Quốc thảm sát anh em đồng đội tôi tại Gạc Ma, ở bên này chúng tôi đang làm nhà ở đảo Tốc Tan.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Vì sao VN và TQ đã tranh chấp quyết liệt bãi đá lập lờ mặt nước như Gạc Ma?

Xem bản đồ QĐ TS của Thềm Sơn Hà, TC vẽ thêm các điểm kết nối các đảo có quân đóng giữ, phạm vi kiểm soát của VN và TQ chồng chéo lên nhau. Nó cho thấy tầm quan trọng của bãi Gạc Ma nằm vị trí trung tâm hàng hải và quân sự của khu vực này. Giả như VN hay TQ chiếm trọn cụm đảo Sinh Tồn sẽ chia cắt tổng thể, gây khó đối phương, thậm chí phá vỡ thế trận liên hoàn hổ trợ cho nhau giữa các vị trí đóng quân của phía bên kia.
Sau vụ quân TQ thảm sát HQVN ngày 14/3/1988, VN mất bãi Gạc Ma, giữ được bãi Len Đao và Cô Lin. Không nói vấn đề chủ quyền thì thế trận coi như huề, win - win cả hai đều đạt mục đích chiếm giữ nhất định.
Ngày nay, TQ bồi đắp xây dựng Gac Ma thành một căn cứ quân sự lớn, VN bồi đắp xây dựng Len Đao và Cô Lin với quy mô rất khiêm tốn, mỗi nơi 2 cứ điểm phòng thủ dạng lô cốt nhà lục giác 3 tầng...
Đường nối màu tím là phạm vi kiểm soát của VN, màu xanh là củaTQ.


Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Song Tử Tây - đảo tiền tiêu phía Bắc, gần đảo Philippons chiếm đóng

Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) là đảo ở xa nhất về phía Bắc trong số các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đang được Việt Nam quản lý (trong loạt bài này, tọa độ các đảo ghi theo thông tin ở bia chủ quyền tại đảo, với các đảo có 2 hoặc 3 điểm đóng quân, ghi theo thông tin trên bia chủ quyền điểm A). Cách đảo Song Tử Tây khoảng 2 hải lý về phía Đông Bắc là đảo Song Tử Đông, đang bị Philippines chiếm đóng. Đảo có hình bầu dục theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, dài khoảng 630m, rộng 270m, là đảo lớn thứ hai trong các đảo do Việt Nam quản lý, sau đảo Trường Sa lớn.
Năm 1968, HQ.VNCH đã xây dựng bia chủ quyền tại đây, năm 1970 HQ Philippons bí mật chiếm đóng, năm 1974 HQ.VNCH đã bất ngờ đổ quân chiếm lại đảo Song Tử Tây
Ngày 11/4/1975, một phân đội của Đoàn 126 đặc công Hải quân, được tăng cường đặc công giả dạng tàu cá Hồng Công, sáng 14/4 HQVN giải phóng đảo Song Tử Tây sau 45 phút nổ súng, mở màn chiến dịch giải phóng các đảo ở quần đảo Trường Sa do quân đội Sài Gòn đóng giữ.
Tháng 4/2009, âu tàu Song Tử Tây được hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng, là nơi cung cấp nhiên liệu, nước ngọt, lương thực thực phẩm, dịch vụ y tế và cứu hộ, cứu nạn, sửa chữa tàu thuyền…, nơi tránh trú bão an toàn cho tàu của ngư dân khai thác hải sản xa bờ.

Phan Vinh - đảo mang tên người anh hùng tàu không số

Đảo Phan Vinh (Pearson Reef) thuộc cụm đảo Trường Sa, là đảo nhỏ nhất trong 9 đảo nổi ở quần đảo Trường Sa được Việt Nam đóng giữ. Tuy nhỏ bé, nhưng đảo Phan Vinh có vị trí chiến lược quan trọng, ở giữa quần đảo Trường Sa, gần như cách đều 3 đảo đang bị Trung Quốc chiếm đóng là Gạc Ma, Chữ Thập và Châu Viên với khoảng cách trên 50 hải lý.
Trước năm 1978, đảo Phan Vinh có tên là Hòn Sập. Đầu năm 1978, tình hình ở khu vực quần đảo Trường Sa diễn biến phức tạp, Philippines đưa quân chiếm đóng bãi An Nhơn (cồn san hô Lan Can, Lankiam Cay, đá Panata), một số nước đưa nhiều tàu thuyền đến khu vực quần đảo Trường Sa. Quân chủng Hải quân quyết định, phải nhanh chóng tổ chức lực lượng đóng giữ các đảo Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông, Hòn Sập, An Bang. Ngày 30/3/1978, một phân đội gồm 31 người của trung đoàn 146, Vùng 4 Hải quân đã ra đóng giữ đảo Hòn Sập.


 Đảo chính Phan Vinh A, cách điểm B gần 5 hải lý

Mỹ từng lập căn cứ bí mật ở quần đảo Trường Sa

Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.



Ông Bob Cunningham thăm căn cứ không quân Malmstrom (bang Montana, Mỹ) ngày 22.12.2016 và chỉ trên không ảnh địa điểm từng đóng trú 6 tháng trên hòn đảo thuộc rạn Nguy Hiểm phía Bắc, cụm Song Tử, quần đảo Trường Sa năm 1956

Tiên Nữ - đảo chìm xa nhất về phía Đông

Rạn san hô Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef) thuộc cụm đảo Trường Sa của quần đảo Trường Sa, có dạng hình tam giác với cạnh dài nhất nằm theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, dài khoảng 4 hải lý. Khi thủy triều xuống thấp, gần như toàn bộ vành san hô của đảo Tiên Nữ nổi trên mặt nước.
Từ cuối năm 1987, tình hình khu vực quần đảo Trường Sa trở nên căng thẳng, Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến đến hoạt động trong khu vực quần đảo. Giữa mùa biển động, vượt qua sóng to gió lớn, ngày 25/1/1988, tàu HQ-613 của Vùng 4 Hải quân đưa lực lượng dựng nhà cao chân trên đảo và tổ chức bảo vệ đảo. Đảo chìm Tiên Nữ là đảo ở xa nhất về phía Đông trong số các đảo VN đóng giữ ở quần đảo Trường Sa.
Khoảng cách từ Tiên Nữ đến đảo Balabac, Philippines chừng 272 km (93 hải lý) - đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.


Ảnh vệ tinh rạn san hô Tiên Nữ

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Thuyền Chài - đảo chìm đầu tiên được Việt Nam đóng giữ tại QĐ Trường Sa.

Thuyền Chài là một rạn san hô (Đá Thuyền Chài, Barque Canada Reef) thuộc cụm đảo An Bang, cách đảo An Bang khoảng 27 hải lý. Đây là một trong những rạn san hô dài nhất ở quần đảo Trường Sa, chạy dài khoảng 17 hải lý theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
Gọi là Thuyền Chài vì có hình dạng một chiếc thuyền đánh cá, hai đầu nhỏ, ở giữa phình to, nơi rộng nhất khoảng 3 hải lý, bên trong có một hồ dài khoảng 6 hải lý.Năm 1987, Philippines và Malaysia có ý tranh chấp với Việt Nam nên đã cho máy bay, tàu chiến tăng cường hoạt động khu vực này. Ngày 5/3/1987, Hải quânVN bí mật đổ quân chiếm giữ. Thuyền Chài là đảo chìm đầu tiên được Việt Nam đóng giữ tại quần đảo Trường Sa. Sau điểm C (căn cứ chính) ở Đông Bắc đảo Thuyền Chài, HQ Việt Nam xây dựng thêm 2 điểm đóng quân trên đảo Thuyền Chài, là Thuyền Chài B ở đầu Tây Nam của đảo và Thuyền Chài A ở đoạn giữa bờ Tây của đảo.
Ảnh vệ tinh rạn san hô Thuyền Chài

Đảo An Bang - nơi khó khăn nhất và xa nhất về phía nam.

Đảo An Bang (Amboyna Cay) thuộc cụm đảo An Bang (cụm Thám Hiểm). Năm 1963, chính quyền VNCH có xây một bia chủ quyền, HQ.VNCH quản lý nhưng không có quân ở đây, Hải quân VN đóng giữ từ ngày 10/3/1978. Tháng 11/1978, Hải quân Malaysia đã cho tàu vây ép đảo An Bang liên tục 11 ngày đêm, nhưng trước thái độ kiên quyết bảo vệ của đơn vị đóng giữ, cuối cùng họ đã rút lui khỏi khu vực.
Là một đảo nhỏ khoảng 100 x 200 m, đảo xa nhất về phía Nam trong số 21 đảo do Việt Nam đóng giữ ở quần đảo Trường Sa. Hầu như quanh năm ở đảo An Bang có sóng lớn, ngay cả trong mùa thời tiết thuận lợi nhất, việc ra vào đảo cũng rất khó khăn, khó nhất trong các đảo ở quần đảo Trường Sa. Mùa hè, thời tiết ở đảo An Bang rất nóng, oi bức, nên đảo còn được gọi là “lò vôi của Trường Sa”.

Ảnh vệ tinh February 19, 2018

Đảo Đá Tây - một trong những công trình đáng kể của Việt Nam

Đá Tây (London Reef) có hình rẻ quạt dạng quả trám, là một rạn san hô vòng giữa là lòng chảo nước sâu thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Hải quân VN đóng giữ từ ngày 2/12/1987 và bắt đầu bồi đắp xây dựng. Điểm A ở phía Đông đảo, điểm B ở phía Tây Nam và điểm C ở phía Bắc. Điểm A là căn cứ chính, ngoài các công sự của hải quân thì tại đây còn có một ngọn đèn biển cùng khu dịch vụ hậu cần nghề cá và tổ hợp nuôi trồng thuỷ sản thí điểm. Ngư dân đánh cá khu vực này lỡ có đau ốm hoặc gặp phãi bão chạy về đây cấp cứu, trú ẩn.

Ảnh vệ tinh đảo Đá Tây, trong đó Điếm A là căn cứ chính.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

"Gạc Ma" cái tên vô nghĩa, xui xẻo, chỉ còn trong ký ức!

Gạc Ma không phải có nguồn gốc từ tiếng Anh, Pháp, TQ hay Phi. Tên tiếng Việt nhưng không ai hiễu nghĩa nó là gì, có thể lính tráng đặt cho cái tên một cách ngẫu hứng chăng. 
13/4/1988, hai bên VN - TQ đang giằng co đòi quyền làm chủ bãi đá ngầm thì chỉ huy TQ hạ lệnh lính dùng pháo 37, 100 hạ nòng bắn thẳng vào đội hình công binh và tàu vận tải của HQVN. 
ĐM. bọn chó má, bạn bè đồng chí cái lũ dã man, thảm sát bất chấp quy ước quốc tế!


Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma ngày 14/3/1988?

HỒNG THỦY 10:53 15/03/18

(GDVN) - 30 năm sau ngày diễn ra vụ thảm sát Gạc Ma, một số học giả Trung Quốc đã lên tiếng thông qua Thời báo Hoàn Cầu. Chúng tôi xin dẫn lại và có đôi lời phản biện.
Ngày 14/3 là vừa tròn 30 năm ngày diễn ra sự kiện lính Trung Quốc thảm sát 64 chiến sĩ Công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng tại bãi đá Gạc Ma, Trường Sa, Khánh Hòa.
Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã lên tiếng về sự kiện này.
Mục Tin tức quốc tế, Thời báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung Quốc ngày 14/3 đăng bài: "Trận chiến cuối cùng Trung Quốc đánh, người Việt Nam miêu tả khiến tôi kinh ngạc" của tác giả Bổ Nhất Đao, do Lý Lâm Chi biên tập.
Bổ Nhất Đao là bút danh / nick name của một cây viết thường xuyên tham gia bình luận các vấn đề quốc tế và quân sự trên các diễn đàn trực tuyến Trung Quốc. 
Bài viết này có tham khảo ý kiến một số học giả Trung Quốc: Tư Trấn Đào - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; Tôn Tiểu Nghênh - Viện Khoa học xã hội Quảng Tây; Lưu Phong - chuyên gia Trung Quốc về biển.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

PCA phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc ở Biển Đông.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Toà Trọng tài Biển Đông
(Cộng hoà Philippines và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa)
La Hay, ngày 12 tháng 7 năm 2016
Toà Trọng tài ban hành phán quyết
Phán quyết được Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (sau đây gọi là "Công ước") trong vụ kiện giữa Cộng hoà Philippines và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là 'Philippines' và 'Trung Quốc') hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành.
Vụ kiện trọng tài này liên quan đến vai trò của các quyền lịch sử và nguồn xác định quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này và tính hợp pháp của các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm Công ước.
Phù hợp các giới hạn của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước, Toà Trọng tài đã nhấn mạnh Toà không phán quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

"Giao Hoàng Sa, Trường Sa để trả ơn Tàu, lấy uy tín với Thế giới" ?

Một người "yêu nước thông thái":

Gạc Ma không thể nào quên: Dựng nhà giữa vòng vây địch

Những ngày giữ đảo, dựng nhà cao cẳng trên Cô Lin, Len Đao rất cam go và rất nhiều lần suýt xảy ra đụng độ như sự kiện 14.3.1988.Cán bộ, học viên Học viện Hải quân xây dựng nhà trên đảo Len Đao, tháng 7.1988
ẢNH TƯ LIỆU

Nhìn lại sự kiện ngày 14/3/1988 ở Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao

Không ít người cho rằng Việt Nam tổn thất nhân mạng nhiều, mất bãi Gạc Ma là do có lệnh "không được nổ súng"?
Họ suy đoán cho rằng Đại tướng Lê Đức Anh đã ra lệnh đó, coi ông là "tội đồ phản quốc". Chẳng qua vì họ thù ghét chế độ và không phải là quân nhân nên dễ tin hoặc lợi dụng lời ông tướng bảo tàng Lê Mã Lương ngồi lê đôi mách, nói thiếu từ "...... trước" hoặc là: "không được bắn khi chưa có lệnh ". Câu đó rất bình thường trong quân đội, trừ trường hợp địch bất ngờ tập kích, phục kích nổ súng bắn trước quân ta thì khỏi nói, ai cũng đều tự động bắn trả. Còn hấu hết các trường hợp đều bắn khi có lệnh của người chỉ huy đơn vị sau khi đã cân nhắc thời điểm nổ súng sao cho có lợi nhất cho phe ta hoặc gấp quá thì chỉ huy bắn trước lính bắn theo. Ở trường hợp sự kiện Gạc Ma là không được tùy tiện nổ súng trước là để tránh mắc bẩy khiêu khích của Trung Quốc với lực lượng HQ áp đảo, mạnh hơn hẳn, tàu chiến, pháo to. Chuyện gì xảy ra, nếu phía quân VN nổ súng bắn vào tàu chiến của TQ trước? - Sẵn đà ấy, TQ lấy cớ sẽ nổ súng tiêu diệt hết, chắc chắn quân ta nhận hậu quả nặng nề về nhân mạng hơn, mất luôn 3 bãi, chứ không phải mất 1 giữ được 2 vị trí như đã qua.
Trên đất liền, lực lượng ít có thể bất ngờ tấn công lực lượng đối phương mạnh, đông hơn vì có thể lợi dụng ưu thế địa hình ẩn nấp. Còn trên biển, hai bên đã gần nhau, bên nào cũng sẵn sàng nổ súng về phía đối lương, lấy đâu yếu tố bất ngờ. Trên biển trong tầm mắt nhìn hoặc ống nhòm, chỉ di chuyển tàu tránh né chứ núp chỗ nào.

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Chuyện tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở Gạc Ma

HQ 604 - nỗi khắc khoải Gạc Ma...
14/03/2015 12:27 GMT+7TTO - Nhìn hình ảnh Trung Quốc đang mở rộng Gạc Ma, chúng ta không thể không nhớ tới con tàu HQ 604 vẫn còn đang chìm ở rìa đảo đá ấy cùng xương cốt anh linh của nhiều chiến sĩ Việt Nam...
Gạc Ma - mãi mãi khắc ghi
​Giỗ đồng đội hi sinh ở Gạc Ma
Đặt đá xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Di vật của các liệt sĩ được vớt lên từ đáy biển Gạc Ma trong con tàu HQ 604 được cất giữ ở phòn truyền thống Lữ đoàn Hải quân 125 - “Đoàn tàu không số”- Ảnh: L.Đ.Dục

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Đá Chữ Thập, Trường Sa

Đảo đá Chữ Thập nằm trên quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) và đang bị Trung Quốc chiếm đóng, xây dựng trái phép.
Tên gọi: đá Chữ Thập; tiếng Anh: Fiery Cross Reef hoặc North West Investigator Reef; tiếng Filipino: Kagitingan; giản thể: 永暑礁; bính âm: Yǒngshǔ jiāo, Hán-Việt: Vĩnh Thử tiêu.
Đặc điểm: Chiều dài tính theo trục đông bắc - tây nam là 14 hải lý (25,93 km) và chiều rộng là 4 hải lý (7,4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Trừ một tảng đá cao 1 m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam thì nhìn chung đá này chìm dưới nước khi thuỷ triều lên.

Tìm kiếm Blog này