Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân vật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân vật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2023

Đại uý què húng chó cả gan hù dọa Thủ tướng Hun Sen

ĐẠI ÚY QUÈ NHẮN THỦ TƯỚNG ĐỈNH CAO: HUN SEN, ÔNG HÃY LIỆU HỒN !
Thưa ông Hun Sen và độc giả,
Sau khi biết kết quả Hội nghị các bộ trường Asean, dư luận Việt Nam phẩn nộ với đối sách của chính phủ Campuchia, ông có thể xem thêm giới bloggers đánh giá ông ở Đây (dẫn link).
Tôi suy nghĩ rất nhiều về hàng vạn đồng đội mình qua các thời kỳ. Những chàng trai mặt còn lông tơ đã bỏ xác xứ người. Máu, mồ hôi của họ đã thấm đẫm, rải khắp đất nước Campuchia. Người còn lại trở về Tổ quốc với vết chân tròn trên cát, mang theo mầm sốt rét, di chứng bệnh tật ... được cái gì cho ngày hôm nay?

Mấy cô chú trù úm bác đốt lò, đừng có mơ !

 


Ân oán còn lâu! - Tham khảo chuyện GĐ Dũng Lò Vôi

Chuyện cũ mà không cũ về gia đình Dũng Lò vôi và Hằng Canada của nhà báo Minh Diện đăng trên blog Bùi Văn Bồng năm 2013. Sau liền đó Phương Hằng kiện ông Minh Diện về "tội vu khống, phá hoại cuộc sống bình yên của người khác". Ông MD chứng minh với cơ quan điều tra về sự trung thực của bài báo, không vụ lợi, không thù ghét vợ chồng họ nên đã vô sự.
(Có liên can chút ít tới Thợ cạo Tranhung09 nên nhớ tìm bài cũ đăng lại các bạn xem)
____________

ÂN OÁN CÒN LÂU
Thời gian vừa qua, Huỷnh Uy Dũng, trước là Huỳnh Phi Dũng, biệt danh “Dũng lò vôi”, từng là đại biểu Quốc hội khóa X (1996-2001), lại khuấy động dư luận trong và ngoài nước về chuyện đời tư của mình. Thói thường, “tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”, đằng này vợ chồng Huỳnh Uy Dũng lại phô ra. Vì háo danh, hay bị luật nhân quả nó hành như vậy?

Tính cách người Mỹ vào cuối Chiến tranh VN.


Chính phủ và quốc hội Mỹ phân thích VNCH không thể trụ vững trước sức tấn công của đối phương ngày càng mạnh nên họ đã cắt dần viện trợ đến mức thấp nhất, rồi cắt hẳn. Đó là cảnh báo chính quyền VNCH, các anh liệu mà tự xử. TT Nguyễn Văn Thiệu lên dài khóc kể và chửi Mỹ bỏ rơi. Họ không sến sẩm xoa dịu bằng tiền, thà nghe chửi chứ không bỏ ra dù một đồng cho sự vô lý.
Nhưng họ đã có trách nhiệm với con người vì họ mà lâm cảnh đường cùng. Phó Đại sứ Mỹ ở lại đã tìm mọi cách trì hoãn ra đi đến phút cuối dù Washsinton liên tục gọi điện hối thúc vì sự an toàn, vả lại để VC bắt được một quan chức ngoại giao thì Mỹ càng ê chế. Nhưng ông thà có thể bị bắt, bị Tổng thống khiển trách, thậm chí kỷ luật nhưng vẫn cương quyết đón gia đình những người từng cộng tác với chế độ Mỹ, được người nào hay người ấy...

Cựu TT Trần Văn Hương sống như thế nào sau 1975.

Ông là người từng giữ 19 trọng trách trong chính thể VNCH qua các thời kỳ và nhiều lần từ chức. Tướng tá đấu đá nhau lên làm tổng thống, thủ tướng hầu hết mời ông vào mâm bát chính phủ để bộ mặt chế độ có phần sạch sẽ. Có lẽ người ta lợi dụng danh giá ông chứ chưa hẳn là yêu thích, biết đâu ông nghĩ có còn hơn không. Khi chính thể VNCH sắp sụp đổ, Nguyễn Văn Thiệu mời ông kế vị tổng thống, ai cũng chê cười ông già lẩm cẩm, tuy biết sẽ rước lấy cái nhục nhưng ông vẫn nhận vai trò.
Cuối đời, theo Nguyễn Quang Duy viết trên BBC:
(lược trích)
Người con trai đầu của ông Hương tên là Trần Văn Dõi tự là Lưu Vĩnh Châu theo Việt Minh ra Bắc khi biết ông Hương làm Thủ tướng có viết một lá thư nhờ ông Ung Văn Khiêm là Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Bắc Việt trao cho ông Hương.
Ông Hương nhận thư, thảo luận với người con thứ tên là Trần Văn Ðính cả hai đồng ý chuyện quốc gia phải đặt trên chuyện gia đình, bởi thế ông đã từ chối không liên lạc với người con ở miền Bắc.
Cuối tháng 4/1975, Tòa Đại sứ Pháp ngỏ lời sẵn sàng đưa ông rời khỏi Việt Nam để đi Pháp. Ngày 28/4/1975 sau khi từ chức tổng thống, ông Hương dọn về ngôi biệt thự nhỏ và cũ nằm ở cuối con hẻm đường Phan Thanh Giản vách tường của ngôi nhà đã có nhiều chỗ nứt nẻ, nền nhà nhiều chỗ gạch vỡ tung lên, màu vôi không được trùng tu sơn quét.
Ngày 29/4/1975, Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin có đến nhà gặp ông Hương vừa để từ giã về nước, vừa để gởi lời Chính Phủ Hoa Kỳ mời ông Hương sang Mỹ lánh nạn, ông trả lời:
"Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước".
Giáo sư Lâm Vĩnh Thế cho biết sau Hội Nghị Hiệp thương Thống nhất Hai Miền Nam Bắc, chính quyền mới muốn trao trả "quyền công dân" cho ông Hương tại ngôi nhà để tuyên truyền.
Bà Phan Cẩm Anh cho biết khi một cán bộ cộng sản đọc "chính sách khoan hồng và rộng lượng" của nhà nước đối với những "thành phần" như ông Hương, ông trả lời:
"Tôi xin phép từ chối, không nhận cái quyền công dân này vì dù gì tôi cũng là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo.
"Tôi sẽ là người sau cùng nhận cái quyền công dân này, sau khi binh sĩ và nhân viên của chúng tôi đã được thả và nhận lại quyền công dân."
Vì từ chối nhận "quyền công dân" ông Hương không được cấp hộ khẩu, không có phiếu mua lương thực, và còn bị quản thúc ba năm tại gia.
Ông Hương phải sống đạm bạc, thiếu thốn, ốm đau và cũng như những người miền Nam khác để có thể sống qua ngày ông phải bán dần đồ vật trong nhà từ bộ áo vest cũ đến những đồ kỷ niệm.
Cựu tổng thống Trần văn Hương mất ngày 27/1/1982, gia đình nghèo đến độ không còn tiền mua hòm, người tài xế cũ của ông xin được phúng điếu chiếc quan tài, người chủ trại hòm ở Chợ Lớn, một người Việt gốc Hoa, nghe nói mua cho ông Tổng thống xin chỉ lấy nửa giá tiền của chiếc quan tài.
Ông Hương có ước nguyện được chôn trong nghĩa trang Quân đội Biên Hòa để được nằm bên anh em binh sĩ nhưng không được chính quyền cộng sản chấp nhận, nên người nhà đã quyết định hỏa táng ông tro cốt được rải trong khu vực.

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Bkav của Quoảng Nổ

Cứ mỗi lần mở máy tính Cty là Bkav báo đã "Cô lập được mấy chục phần tử nguy hiểm". Lù móa! Lão lên mạng không download thì móc đâu ra lắm thế hở mài? Quoang nổ, mài chỉ hù được vịt mù yêu "Mếch đề in vi en" thoai. mà hình số ấy hơi bị nhiều nên mài mới sống phẻ mà khè thiên hạ.

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

Chuyện đánh nhau ở BG phía Bắc những ngày đầu.

... "Ối giồi ôi! Sáng sớm 17.2.1979, tao đang gác ca cuối thì thấy đỏ rực phía xa và pháo nổ đì đẹt. Tao vào giường gọi đại đội trưởng: "Đại trưởng ôi, dậy đi đánh nhau thôi. Trung Quốc nó đánh mình rồi". Ông ấy đạp tao ra, bảo: "Nói năng linh tinh". Tao lại sang gọi chính viên (chính trị viên), ông này tiện buồn đái nên tao dắt được ra sân, chỉ về hướng Mường Khương xem pháo bắn, thế mới tin...
Ối giồi ôi! Ngày 17.2 Trung Quốc nó mới sang thì tao đang làm lính. 3 ngày sau, cán bộ chết hết, tao thì lại bắn được nhiều thằng Trung Quốc, nên đại trưởng cho làm tiểu trưởng, chỉ huy mấy thằng toàn thương bệnh binh giữ chốt 391, 393, đánh nhau đì đẹt.
Ối giồi ôi! Mấy ngày sau, đơn vị rút, quên không báo, để mỗi mình tao đì đọp bắn nhau với bọn Trung Quốc. May mà bọn đơn vị khác lên thay, thấy tiếng súng tìm đến, tao mới biết là mình bị bỏ quên. Lúc về hậu cứ, tao gặp đại trưởng, giận quá nên bảo: "Đại trưởng sống không bằng con chó con ngựa", cán bộ tiểu đoàn phải can mãi...

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

Thời gian Nguyễn Ánh lưu lạc ở Xiêm.

Góc nhìn An Nam
Những dòng lịch sử dân tộc thấy câu chuyên này hay tôi đành viết theo ý của mình về cuộc đời về Vua Gia Long.
Câu chuyện khá dài nếu không được bạn có thể lướt qua, tôi mong ai đó đủ kiên nhẫn đọc hết để biết được về vị vua này .
Ngày trước có lẽ chúng ta được dạy rằng Nguyễn Ánh hèn hạ lưu vong ở Xiêm làm lính đánh thuê cho ngoại bang, vậy nay tôi muốn kể lại câu chuyện đó theo một góc nhìn khác hơn.
Như chúng ta đã biết, sau đại bại ở trận Rạch Gầm - Xoài Mút trước thiên tài Nguyễn Huệ, tàn quân Xiêm còn sống trở về Băng Cốc chẳng còn được bao nhiêu. Nguyễn Ánh nhờ biết trước kết cục của Xiêm La, thành thử đi sau nên may mắn thoát nạn chạy về đất Thái, tạo nên giai thoại Gia Long tẩu quốc.
Thua rồi sao?
Thua rất nặng. Cháu của bệ hạ chủ quan khinh địch, gần như toàn bộ lính của ngài đều bỏ xác dưới sông Tiền.
Nguyễn Ánh kể lại sự tình cho Rama. Nghe xong quốc vương Xiêm nổi cơn thịnh nộ:
-Hai thằng cháu ta kiêu căng tự phụ vào sâu trong đất địch, không nghe lời quốc vương An Nam, tàn hại nhân dân nước ấy, làm nhục quốc thể!
Liền thét lôi ra chém. Rama cảm thấy xấu hổ, trước đây quân Nguyễn Ánh giúp ông làm nên cuộc đảo chính mở ra triều đại Chakri, cứu được cả gia đình bị cựu vương Taksin bắt giam. Nay Nguyễn Ánh nhờ cậy mà không giúp được nên có phần áy náy.
Ta sẽ cấp cho ông đất ở Tomsamrong, ngoại ô Bangkok. Ông cứ ở đấy mà sống.
Đa tạ bệ hạ.
Nguyễn Ánh cười buồn và bắt đầu cuộc sống ở quốc gia mới, Thái Lan. Rama đều đặn mỗi năm chu cấp cho Nguyễn vương 400 baht để tiêu dùng. Vua Xiêm cũng tặng cho Nguyễn Ánh những huy hiệu, một khay trầu, một bình nước hoàng kim, một thanh gươm khảm vàng và một lọng che cán ngắn. Nguyễn Ánh không cô đơn vì bấy giờ bên Thái Lan cũng có một thanh niên khốn khổ đang sinh sống là ông hoàng Nặc Ông Ấn của Campuchia. Cả hai đều được Rama đối xử như những hoàng tử lưu lạc theo nghi lễ trên đất nước họ. So với lão Campuchia thì Ánh đen hơn nhiều, lúc đó không có cả đất lẫn dân. Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đều gửi thư cho Rama yêu cầu giao người, nhưng vua Xiêm thấy lời lẽ trong thư trịch thượng nên càng ủng hộ Nguyễn Ánh.
Nguyễn Ánh ngoài việc khẩn hoang làm ruộng, chiêu mộ binh sĩ, cũng được lâm triều. Ông di chuyển bằng một chiếc thuyền kiểu Việt Nam có sáu tay chèo và vài tuỳ tùng che lọng. Trong triều đình Thái Lan, Nguyễn Ánh được xếp tại một sảnh phía tây điện Amarin, ngay trước tổng quản Ngự Lâm Quân. Khi thiết triều, tất cả các quan quỳ mọp chắp tay trước vua Rama, còn Nguyễn Ánh mặc y phục và đóng khăn kiểu Việt, ngồi xếp bằng trước ngai vàng đối diện vua Xiêm, có phiên dịch viên là Phra Ratchamontri.
Mẹ và gia quyến Nguyễn vương cũng được hưởng bổng lộc. Những người đi theo Nguyễn Ánh được ra khơi đánh cá mưu sinh mà không bị cản trở. Triều đình Thái Lan cho phép từ phó vương trở xuống được kinh doanh để "kiếm thêm", nói chung có mùi chủ nghĩa tư bản nhen nhúm.
Nếu có dịp đi qua Thái Lan những năm ấy để check in sống ảo, có thể bạn sẽ gặp cảnh tượng thú vị khi chứng kiến "Ông Thượng Sư" Nguyễn Ánh làm huấn luyện viên "dance sport" cho vũ công Xiêm. Vị chúa tài hoa này hướng dẫn cho người Thái một số điệu múa cung đình của người Việt và chúng vẫn còn lưu truyền tới ngày nay. Còn chờ gì mà không selfie một tấm với vua Gia Long sau buổi tập?
Nguyễn Ánh vẫn chưa thôi khát vọng. Ông tuyển mộ binh lính, đóng ráp chiến thuyền, và ngầm liên lạc với điệp viên trong nước để "một là báo phục, hai là bá vương". Người Thái tuy một mặt cưu mang chúa Nguyễn nhưng vẫn có tâm lý đề phòng. Nếu Nguyễn Ánh phục quốc thành công thì sẽ trở thành một địch thủ đáng quan ngại ở phía đông. Nhưng tình cờ Miến Điện lại xâm lược...
Lại nói Myanmar ngày xưa vốn là một thế lực quân sự khét tiếng, họ ở gần cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc mà không bị đô hộ, còn đánh cho nhà Thanh thảm bại 4 lần. Vua Miến Điện Bodawhpaya ra lệnh:
Chia 5 đạo quân chiếm lấy Xiêm La cho trẫm!
Rama điều động:
Đem 7 vạn quân ra trấn giữ 4 trọng điểm. Hoàng đệ trẫm sẽ chặn quân Miến ở ải Ba Chùa. Cháu trẫm sẽ ngăn chúng ở Naknon Sawan, cản bước chúng tràn về đồng bằng. Các tướng quân tuyệt đối không để Ratburi thất thủ. Đích thân trẫm sẽ phòng thủ Bangkok!
Quân Miến Điện tiến rất nhanh và tràn như châu chấu vào lãnh thổ Thái Lan, khép chặt vòng vây. Thái Lan xưa nay luôn ở chiếu dưới khi so găng cùng tên láng giềng hùng mạnh. Tuy quân Thái từng cắt được đường chở lương buộc một cánh quân Miến phải rút về, nhưng kinh thành Bangkok vẫn bị đe doạ. Nguyễn Ánh lập tức tâu:
Bọn Miến Điện hành quân từ xa đến, chở lương đi nghìn dặm đã mệt mỏi lắm rồi. Tôi giúp sức đánh nhanh chắc là được!
Thế là Nguyễn vương tập hợp binh lính, nai nịt gọn gàng rồi lên ngựa trực chỉ Thavoi. Theo chân dung 13 vua triều Nguyễn, hầu hết nom hiền lành, chỉ có Gia Long và Minh Mạng là nhìn có phong thái "đại ca" nhất. Nếu Minh Mạng là người đem về lãnh thổ to số một, thì Gia Long đúng nghĩa một chiến binh thực thụ. Có lần Rama hỏi thăm:
Ông sợ à?
Tôi không sợ. Nhà nước tôi trải đời truyền nối 200 năm, nay quốc vận trung suy, Tây Sơn lại tàn sát dã man gia tộc, nhưng tôi ít đức kém tài không làm gì được, thành ra buồn bã trong lòng. Nghĩ muốn trả thù, bắt giặc Tây Sơn làm thịt mà ăn, nằm gai nếm mật bao nhiêu cũng được. Có sợ gì đâu?
Anh hùng Gia Định Châu Văn Tiếp tình cờ đi ngang nghe thấy, liền bước tới quỳ xuống ôm đầu gối Nguyễn Ánh mà khóc. Rama cảm động phục chúa, khen tôi. Chinh chiến từ 15 tuổi, trong bất kỳ chiến dịch, trận đánh hay pha combat lớn nào, Gia Long cũng đều xung trận chỉ huy và được lịch sử công nhận là một chiến tướng tài giỏi.
Lê Văn Quân, Nguyễn Văn Thành, sử dụng ống phun lửa. Châu Thị Đậu, theo ta!
Nguyễn vương trỏ gươm, nổi trống. Quân Miến Điện bị tấn công bất ngờ, tan vỡ đội hình. Nguyễn Ánh và các tướng tả xung hữu đột chém giết, quân Miến xác chết đầy đồng, 500 tên bị bắt sống giải về Bangkok. Rama được tin mừng lắm, tặng Ánh vàng lụa và đề nghị:
Tôi sẽ lại giúp ông đánh Tây Sơn.
Tuy nhiên Nguyễn Văn Thành trong buổi họp đã nói với chúa Nguyễn:
Vua Thiếu Khang chỉ còn một xíu quân còn dựng được cơ nghiệp nhà Hạ. Ta nuôi sức mạnh, đợi địch sơ hở rồi đánh. Đừng mượn người ngoài giúp nữa, sẽ có hậu hoạ về sau.
Ngươi nói rất phải.
Nguyễn Ánh gật đầu và gác chuyện ấy lại. Nguyễn vương tìm cách liên lạc với người Bồ Đào Nha và được hứa giúp cho một số chiến thuyền. Nhưng điều này là tối kỵ vì theo luật của Thái thì cấm giao thiệp với nước ngoài mà không do Bangkok chủ trì. Tuy Rama hậu đãi chúa Nguyễn, nhưng hoàng đệ Sathanmongkhon lại không thích. Hắn lo đội quân của Nguyễn Ánh sẽ đủ sức tạo nên một cuộc đảo chính trong Bangkok và là mối hiểm hoạ chết người cho triều đại Chakri. Nguyễn Ánh dò biết được, bèn tập hợp tâm phúc để nói:
Chúng ta trốn Tây Sơn đến đây được vua Rama che chở. Ông ấy đối với ta rất tốt và chu đáo, ta thực sự vui lòng. Rama cũng giúp ta đánh Tây Sơn khôi phục vương quốc nhưng bất thành. Hiện ông ấy đang lo lắng về Miến Điện, xem ra khó giúp ta được nữa. Nếu ta đề nghị Rama cho ta rời đất Thái để tự sức phục quốc, e rằng ông ấy sẽ giận. Chi bằng lén trốn đi thì mới mong thành công.
Mọi người bàn tán một lúc rồi nhất trí. Nguyễn Ánh nói tiếp:
Ta sẽ viết một lá thư và để nó trên bệ thờ. Các ngươi chuẩn bị thuyền lớn và đợi ta ở đảo Sichang.
Tối hôm đó Nguyễn vương mời các thị vệ dưới quyền chỉ huy của cháu Rama đến nhà nhậu. Nguyễn Ánh cười và chuốc rượu. Mấy anh thị vệ say quắc cần câu. Xong xuôi, ông nói khẽ:
Trói họ lại và đem xuống khoang thuyền.
Nguyễn Ánh lần mò trong đêm tối, dẫn theo gia quyến cùng mấy người Việt khác sống ở Bangkok, gồm thợ cả của các đội chạm, mộc, khắc của kinh thành. Tất cả lên thuyền rồi hối hả nhổ neo dưới ánh trăng. 150 người trên 4 thuyền, chèo điên cuồng về Việt Nam.
Dân chúng biết được và báo cho hoàng gia. Rama và em trai hay tin đều bất ngờ. Sathanmongkhon vô cùng tức tối vì để sổng con mồi:
Cử mấy tay chèo khoẻ nhất ra đây, phải bắt cho được chúng. Ta sẽ đi cùng các ngươi!
Quân Xiêm khẩn trương rượt và đến tảng sáng họ đã thấy thuyền Nguyễn vương ở cửa vịnh. Lúc ấy vô cùng nguy cấp vì trời lặng gió, không thể giương buồm được. Nguyễn Ánh toát mồ hôi, đốt nến, thắp hương, và thiêu vàng mã để cầu khấn thần thánh:
Nếu trời cho ta thoát chết để đánh bại kẻ thù và khôi phục giang sơn như lòng ta bao lâu nay mong mỏi thì hãy nổi gió lên.
Sathanmongkhon gầm lớn:
Ngươi chạy đi đâu?
Đoàn thuyền ngự kéo đến mỗi lúc một đông như kiến cỏ mà gió vẫn không thèm thổi. Nguyễn Ánh hối:
Chèo mau lên, nhanh nữa lên!
Nhưng thuyền Xiêm mỗi lúc một đến gần, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Nguyễn Ánh cay đắng:
Nếu ta chạy không thoát và người Thái bắt được ta chắc chắn sẽ giết không tha, hoặc sẽ giam cầm suốt đời. Thiên mệnh đã tuyệt thì ta cũng chẳng sống làm gì cho chật đất.
Nguyễn Ánh bằng một động tác dứt khoát tuốt gươm ra khỏi vỏ đưa lên cổ. Một tâm phúc nhảy vào giằng lấy khiến lưỡi gươm cắt đứt môi. Anh ta khóc nói:
Chúa thượng việc gì phải vội vã tự vẫn như thế? Trước khi rời đất Thái, chúng ta đã cầu khấn và xin âm dương. Ông trời nói rõ chúng ta sẽ thoát nạn và hoàn thành đại nghiệp. Chúa thượng chính là chân mạng đế vương!
Nguyễn Ánh nhắm mắt thở dài:
Có cách nào?
Mùa này chính là mùa gió nổi để đưa chúng ta ra khơi. Bây giờ còn sớm nên chưa thấy. Chỉ chút nữa sẽ ứng nghiệm.
Khi người tâm phúc vừa dứt câu thì gió mạnh nổi lên đùng đùng, bốn chiếc thuyền Việt Nam dùng cả buồm lẫn chèo bứt tốc cho thuyền Thái Lan ngửi khói. Nguyễn Ánh mừng rỡ, vẫy tay chào tên hoàng đệ đang điên tiết chửi thề. Thuyền của họ rẽ sóng vươn ra hải phận quốc tế rồi đến đảo Sichang. Nguyễn Ánh gặp chiếc thuyền đã hẹn, ông kể lại:
Lần này thoát nhờ vua Rama nhân ái cấm các viên chức hải phòng làm khó dễ thuyền chúng ta. Còn bây giờ đi đâu?
Dạ, đảo Dot thì quá gần Tây Sơn. Đảo Kut gần Thái Lan nên Tây Sơn sẽ không mạo hiểm đâu. Ở đây chắc đủ nước ngọt. Sang đó nghỉ ngơi sẽ tốt hơn cả.
Lại nói Sathanmongkhon hụt mất Nguyễn Ánh thì trở về Bangkok méc anh và xin thêm chiến thuyền. Vua Rama cho người đến lục soát nơi ở Nguyễn Ánh thì tìm thấy lá thư:
Tôi, Nguyễn Phúc Ánh, đã đến sống dưới sự che chở của bệ hạ. Ngài đã nhân đức chăm lo khiến tôi rất vui lòng. Tuy nhiên lúc này tôi rất quan tâm về đất nước, nếu như công khai xin bệ hạ cho tôi trở về e rằng bệ hạ sẽ quở trách. Thành thử tôi đành phải trốn đi, nhưng tôi không hề có ý định âm mưu nổi loạn hay làm hại hoàng thượng một chút nào.
Rama đọc xong lá thư, ngăn em trai lại:
Đừng đuổi bắt hắn làm chi. Hắn thấy ta không giúp được vì chính ta cũng đang bận rộn với những cuộc chiến. Hắn quyết định bỏ đi để thực hiện công cuộc phục quốc. Chúng ta đã đối đãi với hắn vô cùng hậu hĩ. Viết bằng tay rồi lại xoá đi bằng chân thì không phải chút nào.
Sathanmongkhon hậm hực:
Gã Phúc Ánh này nếu chúng ta để hắn đi mà không bắt lại. Trong tương lai khi triều đại này qua rồi, thế nào hắn cũng gây rắc rối cho con cháu ta. Đệ khẳng định luôn. Hắn sống ở Bangkok mấy năm và cái gì cũng biết. Hiện nay tại Samutprakan không có gì đáng lo vì ta không có kẻ thù đến từ biển cả. Nhưng nếu sau này Nguyễn Ánh trở mặt đánh lại thì so tài với hắn không hề dễ dàng. Nếu huynh không cho phép rượt hắn thì hãy để đệ xây một thành phố ngoài cửa biển đề phòng.
Rama bằng lòng cho xây một chiến luỹ tại Lat Tonpho, nhưng xây chưa xong thì Miến Điện lại gây sự. Lại nói đoàn thuyền chúa Nguyễn 5 chiếc vượt trùng khơi, sau 7 ngày đêm thì mới cập bến đảo hoang Kut. Họ không đủ lương thực nên Nguyễn Ánh phải bắt cả rùa và đào củ dại mà ăn. Một bữa nọ, ông thấy một chiếc thuyền ghé lại gần đảo. Nguyễn Ánh cảnh giác dắt cả nhà chạy vào rừng và thăm dò xem nó từ đâu tới. Hoá ra là thuyền chở gạo của một người Hoa tên Hun sống ở Chanthaburi, đi từ Thái Lan về Cà Mau và Rạch Giá.
Tương kiến Nguyễn vương.
Hun vái tạ. Nguyễn Ánh nói:
Bọn ta sống trên đảo này không có gạo ăn. Sẵn đây tiền để dành do vua Xiêm cấp, hãy bán gạo cho ta theo giá của ngươi.
Nguyễn vương ăn ở thiếu thốn đã lâu. Tôi xin hiến tặng miễn phí toàn bộ số gạo trên thuyền.
Nguyễn Ánh lắc đầu, ông lấy giấy bút viết một biên nhận rồi đóng dấu hình rồng đưa cho Hun, nói:
Nếu ngày kia ta thành công và trở thành vua nước Nam, ngươi cứ đến gặp để ta báo ơn.
Hun dỡ hết gạo trên tàu xuống và từ biệt chúa Nguyễn để trở về nhà. Vua Rama nghe tin Nguyễn Ánh đang lưu lạc ở Kut, bèn ra lệnh cho vài chiến thuyền mang theo súng ống, đạn dược, đồng thời dặn các quan ở Trat đem chúng đến đảo tặng Nguyễn Ánh. Hoàng đế Việt Nam tương lai mừng lắm:
Đã tới lúc trở về Gia Định và dạy cho Nguyễn Lữ một bài học.
Và cuối thu năm 1787, họ đổ bộ lên những hòn đảo Việt Nam, bắt đầu huyền thoại Gia Long phục quốc.
Ảnh: Rama và Gia Long. Triều đại của Rama vẫn đang cai trị Thái Lan tới 2016, còn triều đại của Gia Long đã kết thúc từ 1945.
Ps: Bài củ đăng lại sưu tầm



____________
(Tựa đề: TC

Nguyễn Ánh (Ong Chiang Sue) trong một buổi thiết triều của vua Rama I tại điện Amarin năm 1782. (Chúa Nguyễn ngồi xếp bằng chứ không quỳ mọp như các quan Xiêm La).
Tranh vẽ 1987, hình chụp lại đưa vào sách kỷ yếu hoàng gia Thái Lan.



Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

"Anh ấy tuyên giáo mà là người tốt".

Chuyện hai ông anh đã mất, cả đời làm nghề tuyên giáo, được mất gì?.
Ông thứ nhất cùng gốc ông cố, tên thường gọi là Bảy Ngờ, cùng thôn với mình. Ảnh nhảy lên núi từ khi mình còn cắp sách tới trường. Sau 1975, thấy anh về, mang xà cột cán bộ, chức gì không rõ, chỉ biết làm ở huyện nên bà con ai cũng trầm trồ. Ảnh là người chức lớn nhất ở cái thôn tôi nên ai cũng tự hào. Mình thì bỏ học làm công tác thanh niên ở thôn, phấn đấu rồi được đi học cảm tình Đoàn, anh em mới có dịp chạm mặt nhau, nhận bà con. Ảnh phụ trách lớp đầu tiên ấy, nghe ảnh thao thao bất tuyệt về chánh trị, bọn thanh niên quá phục há hốc mồm nghe, coi là thần tượng. Có người thắc mắc sao CNXH và XHCN khác nhau thế nào, ảnh giả thích, mình nhớ mãi câu ấy.
Khi mình đi bộ đội, rồi sang Campuchia, mỗi lần về phép hay đến nhà thăm ảnh. Khi về tỉnh đội Phú Khánh, ngồi chơi xơi nước mãi cũng chán, có lần về nhà, ghé trụ sở Thị uỷ gặp ảnh tâm sự. Ảnh bảo: dzẫy mày về đây với anh nhưng chuyện bất thành, mình đã kể ở đây: https://www.facebook.com/Thocao09/posts/3204266246273197
Rồi anh lên đến chức trưởng ban tuyên giáo thị xã. Được phân 1 căn nhà ở đường lớn, rồi bệnh mất, đâu chừng năm 2000+. Đây là căn nhà riêng duy nhất, vậy là vợ con thành dân thành phố. Nếu ảnh xu thời, bè nhóm thì còn lên chức nữa vì thuộc loại hạt giống đỏ quan hệ nhiều ở địa phương.
Ông thứ hai phía ngoại của bên nội mình. Ảnh tên Sáu Sơn, cũng cùng trong thôn, mới mất cách đây chưa đầy năm. Anh này nhỏ tuổi hơn cùng hệ với ông trên, tính vui vẻ xởi lởi hơn. Cũng Tuyên giáo chuyên nghiệp, bò lên đến chức trưởng ban tuyên giáo huyện là hết cửa. Mình chạm mặt, nhận bà con và thân với ảnh khá muộn. Có lần mình nhậu tưng tưng với ảnh: "anh làm cái nghề dối người dối mình", biết tính thằng em nên ảnh chả sừng cồ gì. Cũng rặt chất quê nên không thích lý luận cao siêu, thuyết cho học viên hay pha trò tiếu lâm, ai cũng mến nhất là giới nữ.
Lần nào mình về quê, hai anh em cũng nhậu 1, 2 lần. Chỉ nói chuyện vui, rượu chè không ép, cứ tàng tàng không ồn ào, ảnh đãi thằng em tất. Khi ảnh bị ung thu vào nằm chờ chiếu xạ ở BV Chợ Rẫy, mình thăm, nói: "trước sao sau vậy", ảnh nể đóng 2 lon, thương gì đâu! Về quê, điều trị thì điều trị, khi khoẻ vẫn nhậu chơi tà tà. Nhà ảnh tại quê, được cấp miếng đất nhỏ ở thành phố, cất nhà để dành cho con. Cuộc sống thoải mái chứ không giàu có gì, ai chơi cũng được, vui vẻ hoà đồng với bà con.
Theo mình biết cả hai anh nhảy lên núi sớm nên học vấn thấp, sau học bổ túc thêm, thuộc top tuyên giáo tiền bối, được đào tạo từ lò Nguyễn Ái Quốc sau 75. Sống giản dị chan hoà với bà con, không tỏ ra quan cách, đúng chất quê, không nổ phét lác. Dĩ nhiên trong quan hệ với quan chức địa phương có thân, có sơ nhưng không bè phái. Nếu nhăm nhăm trục lợi thì các anh giàu có như ai. So với đám đông thoái hoá biến chất thì các anh vẫn giữ được chất quê giản dị của mình đến cuối đời. Nếu tham vọng như người khác thì thằng em là mình chẳng còn nhớ với niềm tiếc thương như vậy.

"Thầy sao Trò vậy, mới chích 1 phát đấy nhé. phê!"


Tks paparazzi Hoà Hậu




Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Cảm nhận về TCS, nhân xem Stt của anh bạn.

Ông là nghệ sĩ sáng tác nhiều bài mang màu sắc thời cuộc nhưng phi chính trị, không đòi hỏi phải theo phe nào. Yêu mến nên coi ông như một con người bình thường. Ông là phù thủy âm nhạc nên đồng cảm không soi vào câu chữ lúc ông ngẫu hứng. Không phải cái gì TCS sáng tác đều tuyệt, cũng như không phải cái gì KL hát đều hay. Đỉnh cao nhạc TCS với KL là ở Ca khúc Da Vàng mà một thời tụi trẻ chúng tôi yêu nước quá thơ ngây.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

C.B: Mừng ngày Chúa giáng sinh

Cách đây 1953 năm, một người bình dân ra đời, tên là Giê-su.

Xét theo Kinh Thánh, thì mẹ Người là một cố nông, bị địa chủ bóc lột, ức hiếp… Bà phải ở cữ trong một cái chuồng bò, lạnh lùng, hiu quạnh.
Từ bé đến lớn, Người không có tiền của, ruộng nương, chỉ lao động mà sống.
Suốt đời, Người ra sức chống bọn phong kiến, địa chủ, tư sản mại bản.
Suốt đời, Người ra sức bênh vực dân nghèo, đứng hẳn về phía giai cấp lao động.
Suốt đời, Người ra sức tuyên truyền: yêu Tổ Quốc, yêu chính nghĩa, yêu loài người.
Không may, trong 12 cán bộ tin cậy của Người đã lọt vào tên Giu-đa. Hắn đã tham mấy đồng xu mà bán Người cho bọn phản động; cũng như bọn Giu-đa ngày nay, đội lốt tôn giáo mà phản Chúa, phản quốc, làm tay sai cho đế quốc thực dân.
Chúa Giê-su đã hy sinh, bị đóng đinh trên giá chữ thập. Song những lời Người dạy về yêu nước, bình đẳng, bác ái… thì soi sáng muôn đời. Còn loài Giu-đa cũ và mới, thì đều bị nhân dân nguyền rửa, bêu xấu muôn đời.
Đồng bào ta, lương cũng như giáo, đoàn kết kháng chiến, ủng hộ chính sách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, tức là làm đúng lời dạy của Chúa Giê-su, tức là thật thà tôn kính Chúa Giê-su. Nhân ngày kỷ niệm Chúa giáng sinh, chúng ta hoan hô đạo đức ái quốc, bình đẳng, bác ái của Chúa; và thành tâm chúc đồng bào Công Giáo nhiều phúc lành.
C. B


TMH "Thế đếch nào mà công an chưa bắt tớ!"

03/01/2012

Xem cái tút cũ bên dưới của
Nguyễn Xuân Lộc
, TC nhớ Trần Mạnh Hảo mà mắc cười! Đã nói oanh oanh câu đó khi chưa có ly nào, gần đấy là bàn của mấy chú công an nữa chớ. Bữa ấy, nhóm bạn trên mạng offline ngồi ở quán công viên Hoàng Văn Thụ sân bay TSN, lai rai vài chai tiễn
Nguyễn Hữu Quý
về lại Buôn Mê Thuột. Sáu người có đủ Bắc-Trung-Nam, mỗi người mỗi vẻ. Một đại ca bình thơ bằng búa, một thầy đồ xứ Huệ, một chuyên da bãi chim ỉa, một ông thẳng ruột ngựa, một nhà thơ kiêm quạ sĩ, một thợ cạo hóng chiện cây đa cây đề...
_________
Đầu năm mới, hôm qua có cuộc gặp mặt thật thú vị với hai bloger nổi tiếng Tranhung09, nguyenhuuquy2, chuyên gia biển Đông, giảng viên đại học mở TP.HCM Đinh Kim Phúc, nhà ngôn ngữ học Ts Hoàng Dũng (đại học sư phạm TP.HCM) và mặt trời thi ca Trần Mạnh Hảo, chuyên trò với các vị thật vui.
....





Nguyễn Tam Mỹ tặng sách Chinh chiến nơi miền đất lạ.

Món quà lưu niệm.
Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tam Mỹ - Thái Nguyên Tài đồng đội Tiểu đoàn 12 - Đoàn 5503 đã tặng sách về những năm tháng anh em mình gắn bó ở chiến trường K. Gợi lại ký ức, nhớ thật nhiều...





Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

Hiệu trưởng đại học kinh tế quốc dân HN coi đây mà học nè.

 Thầy dạy trung học lũ tui ở một tỉnh miền núi, đi "thị sát" ngày hội trại, nam sinh nghĩ ra cách chào thầy cô và quan khách rất ư "độc đáo".

Thầy không là hiệu trưởng, chả phải đảng viên nhưng là "tư lệnh điều binh khiển tướng" nên mang 2 cái còi, 1 còi thường và 1 còi bằng sừng con gì đó. haha.
Cảm ơn bạn
Bao Nghi
còn lưu giữ hình ảnh đẹp.



Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

Một bộ sách đồ sộ để lại cho đời của GS.TS Đỗ Tất Lợi.


(Hình Phạm Ngọc Hiền)

Bài thơ "Lên sáu" do Tản Đà soạn

để dạy cho trẻ cách đây 100 năm, không hề lạc hậu.

Thể 3 chữ theo lối hát đồng dao rất phù hợp trí óc non nớt của trẻ con. Dễ nhớ dễ thuộc, dạy những điều đơn giản của đạo làm người, trước hết cần biết chữ, biết thương yêu cha mẹ, ông bà, họ hàng... Biết giữ vệ sinh thân thể, yêu vật động vật, cây cỏ thiên nhiên... sau mới đến nước nhà...
Sách quốc ngữ,
Chữ nước ta.
Con cái nhà,
Đều phải học.
Miệng thì đọc,
Tai thì nghe.
Chớ ngủ nhè,
Chớ láu táu.
Con lên sáu,
Đang vỡ lòng,
Học cho thông,
Thầy khỏi mắng.
Trong trời đất,
Nhất là người.
Ở trên đời,
Hơn giống vật.
Con bé thật
Chưa biết gì
Còn ngu si
Phải dạy bảo
Cho biết đạo
Mới nên thân
Sau lớn dần
Con sẽ khá.
Ai đẻ ta?
Cha cùng mẹ.
Bồng lại bế,
Thương và yêu.
Ơn nhường bao,
Con phải ngẫm:
Áo mặc ấm,
Mẹ may cho.
Cơm ăn no,
Cha kiếm hộ.
Cha mẹ đó,
Là hai thân.
Hai thân là,
Là thân nhất,
Trong trời đất,
Không ai hơn.
Con biết ơn,
Nên phải hiếu.
Nghĩa chữ hiếu,
Đạo làm con,
Con còn non,
Nên học trước.
Đi một bước,
Nhớ hai thân.
Con còn nhỏ,
Có mẹ cha,
Lúc vào ra,
Được vui vẻ.
Con còn bé,
Mẹ hay chiều,
Thấy mẹ yêu,
Chớ làm nũng.
Đã đi học,
Phải cho ngoan,
Hay quấy càn,
Là chẳng hiếu.
Con còn bé,
Mẹ hay lo,
Ăn muốn cho,
Lại sợ độc.
Con ốm nhọc,
Mẹ lo thương,
Tìm thuốc thang,
Che nắng gió.
Con nghĩ đó,
Sao cho ngoan,
Hay ăn càn,
Là chẳng hiếu.
Anh em ruột,
Một mẹ cha,
Mẹ đẻ ra,
Trước sau đó.
Cùng máu mủ,
Như tay chân,
Nên yêu thân,
Chớ ganh tị.
Em coi chị,
Cũng như anh,
Trước là tình,
Sau có lễ.
Người trong họ,
Tổ sinh ra,
Ông đến cha,
Bác cùng chú.
Họ nội đó,
Là tông chi,
Cậu và dì,
Về họ mẹ.
Con còn bé,
Nên dạy qua,
Còn họ xa,
Sau mới biết.
Người trong họ,
Có bề trên,
Lạ hay quen,
Đều phải kính.
Có khách đến,
Không được đùa,
Ai cho quà,
Đừng lấy vội.
Ông bà gọi,
Phải dạ thưa.
Phàm người nhà,
Không được hỗn.
Con bé dại,
Mải vui chơi.
Muốn ra người,
Phải chăm học.
Miệng đang đọc,
Đừng trông ngang.
Học dở dang,
Đừng có chán.
Học có bạn,
Con dễ hay.
Mến trọng thầy,
Học chóng biết.
Dậy con biết,
Phép vệ sinh:
Ăn quả xanh,
Khó tiêu hoá.
Uống nước lã,
Có nhiều sâu.
Áo mặc lâu,
Sinh ghẻ lở.
Mặt không rửa,
Sinh u mê.
Đang mùa hè,
Càng phải giữ.
Các giống vật,
Thật là nhiều:
Như con hươu,
Ở rừng cỏ.
Như con chó,
Nuôi giữ nhà.
Con ba ba,
Loài máu lạnh.
Loài có cánh,
Như chim câu.
Còn loài sâu,
Như bọ róm.
Cây và cỏ,
Có khác loài,
Trông bề ngoài,
Cũng dễ biết.
Như cây mít,
Có nhiều cành.
Lúa, cỏ gianh,
Có từng đốt,
Còn trong ruột,
Lại khác nhau.
Vài năm sau,
Con biết kỹ.
Đá bờ sông,
Không sống chết,
Không có biết,
Không có ăn,
Không người lăn,
Cứ nằm đây.
Như đá cuội,
Như đá xanh,
Như mảnh sành,
Như đất thó,
Các vật đó,
Theo loài kim.
Các loài kim,
Tìm ở đất.
Nhất là sắt,
Nhì là đồng,
Làm đồ dùng,
Khắp trong nước.
Như vàng bạc,
Càng quý hơn,
Đúc làm tiền,
Để mua bán,
Ai có vạn,
Là người giàu.
Vốn xưa là,
Nhà Hồng Lạc,
Nay tên nước,
Gọi Việt Nam.
Bốn nghìn năm,
Ngày mở rộng.
Nam và Bắc,
Ấy hai miền,
Tuy khác tên,
Đất vẫn một.
Lào, Miên, Việt,
Là Đông Dương.
Đầu trị nước,
Đức Kinh Dương.
Truyện Hùng Vương,
Mười tám chúa.
Qua mấy họ,
Quân Tàu sang.
Vua Đinh Hoàng,
Khai nghiệp đế.
Trải Đinh, Lý,
Đến Trần, Lê,
Nay nước ta,
Là nước Việt.
Chữ nước ta,
Ta phải học,
Cho trí óc,
Ngày mở mang.
Muốn vẻ vang,
Phải làm lụng,
Đừng lêu lổng,
Mà hư thân.
Nước đang cần,
Người tài giỏi,
Cố học hỏi,
Để tiến nhanh,
Vừa ích mình,
Vừa lợi nước.
Chớ lùi bước,
Là kẻ hèn.
(Sách vần quốc ngữ của Nguyễn Khắc Hiếu, 23 trang, Nghiêm Hàm ấn quán, Hà Nội, 1924).

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Những lãnh đạo VN đến viếng và cầu nguyện ở đền Mahabodhi (Bồ Đề Đạo Tràng) ở Ấn độ.

Nhìn xem, đố bạn gồm những ai.












Để người vô liêm sĩ mà làm thầy thiên hạ?

Chỉ có ở Việt Nam, lẽ ra Thủ tướng phải cách chức và Quốc hội truất phế từ lâu. Tại sao?
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan: "Bộ trưởng xem mình có đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ hay không"
- Bà đã nhìn thấy điều mà nhân dân mong muốn chính quyền nhìn thấy. Rõ ràng, bản thân ông Nhạ đã không còn giữ được hình ảnh người thầy trong mắt nhân dân.
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền: "Bộ Giáo dục mang đến năng lượng tiêu cực, tôi vô cùng lo lắng"
- Vậy không có lý do gì nhân dân phải đóng thuế để nuôi một bộ trưởng gieo rắc nỗi chán chường và sợ hãi cho họ. Một cá nhân yếu kém và tiểu khí như ông Nhạ mà làm đến thượng thư, không ai còn năng lượng tận hiến phụng sự xã hội.
(lời bình lời ĐBQH của Nguyễn Tiến Tường)

Dù có chửi Gia Long "cõng rắn cắn gà nhà", không ai có thể phủ nhận

Công lao to lớn hiển nhiên của tiền nhân. Nhà Nguyễn đã làm được cho hậu thế: Thống nhất giang sơn từ Bắc chí Nam. Đất nước có lãnh thổ to lớn nhất trong lịch sử. Và đặt quốc hiệu là Việt Nam dùng mãi đến ngày nay.

Dù có chửi Pháp "thực dân xâm lược", không ai có thể phủ nhận công lao to lớn hiển nhiên của Pháp: Kéo VN ra khỏi tầm ảnh hưởng nghìn đời của TQ. Làm cho VN có biên giới quốc gia rõ ràng. Giúp VN tiếp cận văn minh phổ quát của nhân loại. Nước ta có chữ Viết độc lập và dễ hiểu.

Tìm kiếm Blog này