Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Bắc ưa Khoác-lác, Nam thích Xạo-ke...

HÀNG CHÔM TRÊN NET: BKC vs NKC
TRƯỚC KHI Ị VẦU TOA-LÉT, HÃI ĐỌC KỸ JẤY CHÙI VÀ CÁCH Ị
Nhân ngài vuôi thống-nhất chan-hòa tềnh Nam Bắc, tôi bốt mẹ bài nài hehe thế mới máo
Tôi biên-tập lại huyền-tuyền cho nuột hơn theo í tôi, đéo cần bít tác-jả xịn (là ai tôi bít đéo đao) có ưng hông, há há. Tuy-nhiên đéo nạp bựa để đảm-bảo sự trong-sáng của tiếng Lừa, khà khà




Bắc toàn thằng Dại, Nam lắm đứa Ngu
Bắc bẩm Thầy-U, Nam thưa Tía-Má
Anh-hai Nam hay Lú, Anh-cả Bắc toàn Quên
Bắc Ăn-vèn, Nam bèn Ăn-vụng

Nam gọi Đậu-phụng, Bắc bảo Lạc đây
Bắc bày thịt Cầy, Nam kêu thịt Chó

Phú Yên là một quốc gia riêng biệt trong lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

“Chụp mũ” văn chương, đau khổ ngút trời…
Dân Việt - Để làm điều này, Tỉnh ủy hay Ủy ban chỉ cần ban hành văn bản pháp quy quy định các bước thẩm định ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Các cơ quan báo chí cứ theo đó mà làm. Không thể để tình trạng cứ như Phú Yên là một quốc gia riêng biệt trong lĩnh vực VHNT vậy...

Tơi bời Báo Phú Yên
Nhà báo Phạm Ngọc Phi - Tổng biên tập Báo Phú Yên tỏ ra đau buồn đến kiệt sức trong những ngày phải đi hầu kiện, giải trình hết cuộc họp này đến cuộc họp khác; với bao nhiêu “vụ án” văn chương trên báo này, mà gần nhất là truyện ngắn “Bóng anh hùng” (Doãn Dũng).
Ông Phi nói: “Khổ lắm, áp lực tinh thần ghê gớm lắm. Triền miên là các cuộc họp với đủ loại chỉ trích “kinh hồn”. Không hiểu họ muốn gì, vì sao phải “đấm văn, bẻ chữ” xuyên tạc văn chương báo chí đến tận cùng như thế …”.
 

Đọc "Bóng anh hùng" - Trong lòng người còn có con sóng nào không?"

Câu chuyện thấm đẫm tình người, làm mắt tôi rướm lệ, vậy mà một số Đảng viên cốt cán, Cựu chiến binh ở Phú Yên lên án là "phản động". Điều đó cho thấy não trạng họ bị xơ cứng và con tim đã mù lòa. Mời bạn xem (Th09)

Bóng anh hùng
Truyện ngắn của DOÃN DŨNG
Đúng là tôi đã chết. Tôi đã thành con ma trên núi. Mẹ tôi nhận được giấy báo tử ở nhà, trong giấy ghi rõ tôi đã “hy sinh vì Tổ Quốc”.
Nhưng tôi thì luôn nghĩ rằng tôi đã chết vì mẹ mình. Chính mẹ đã đưa tôi đến thế giới lạ lùng này.
Xin các bạn chớ hoảng sợ. Người chết không hại được người sống. Người chết chẳng qua là người sống được chuyển đến thế giới khác, cũng có tình cảm và suy nghĩ như người trên trần gian. Sợi dây liên lạc giữa hai thế giới được thông qua một người có khả năng hiểu ngôn ngữ của người chết, như tay nhà văn này chẳng hạn. Hắn nghe tôi kể chuyện và chép lại bằng thứ ngôn ngữ các bạn vẫn hay dùng. Tuy vậy, nếu tình cờ đọc được câu chuyện này mà các bạn không tin thì cũng chẳng sao. Thường vẫn có quá nhiều câu chuyện được người ta kể như thật, nhưng thực ra chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.
Đã nhiều năm tôi không về thăm nhà, nơi trước đây tôi đã từng sống cùng mẹ. Đừng tưởng người chết rồi là hết, là chẳng còn gì để mà bận tâm. Nghĩ như vậy là sai lầm! Người chết vẫn về thăm nhà vào những dịp lễ tết, nhất là ngày giỗ của mình. Thằng Quý hằng năm vẫn sửa soạn ba lô về quê ăn giỗ mình, háo hức cứ như hồi còn sống được đi tranh thủ sau đợt bắn đạn thật đạt điểm cao.

Tệ sùng bái chữ Hán: Không đọc được, không hiểu được thì viết làm gì?!

“Đến nay vẫn còn rơi rớt sự sùng kính thái quá chữ Hán, thậm chí là sợ hãi... tiếp nối mấy bác “hay chữ lỏng” mang chữ Hán ra dọa, hù nhau như ở làng xưa!”. Đây là một điều rất đáng suy nghĩ.

Chữ Hán (loại chữ vuông biểu ý) là một thành tựu, một giá trị đáng ghi nhận về mặt văn hóa của Trung Quốc và của cả nhân loại. Vì nhiều lý do, Việt Nam (và một số nước Châu Á khác) đã tiếp nhận, sử dụng và chịu ảnh hưởng rất nhiều văn hóa Hán học trong một thời gian dài. Việc học chữ Hán là một yêu cầu bắt buộc đối với học trò và trình độ của lớp nhân sĩ, trí thức phụ thuộc vào năng lực hiểu biết chữ Hán của họ. Các triều đại nhà nước phong kiến nước ta chấp nhận sử dụng chữ Hán là “quốc tự” trong các văn bản hành chính, đối nội và đối ngoại. Các sáng tác văn thơ, công trình khoa học, sử học... của nhiều thế hệ tiếp nối nhau được lưu lại cho tới nay bằng chữ Hán (là chính).

Chữ Hán còn hiển hiện qua các di tích mang tính tín ngưỡng, tôn giáo như đình đền, chùa chiền, miếu mạo... mà đó thực sự được coi là di sản vô giá để chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu. Dù chữ Pháp, văn hóa Pháp, văn hóa phương Tây sau này tiếp tục ảnh hưởng và ghi dấu ấn trong lịch sử nước ta thì chữ Hán, văn hóa Trung Hoa vẫn đứng ở vị trí cao hơn, sâu đậm hơn.

Chiến dịch CQ-88: HQVN đã bảo vệ biển đảo như thế nào

Năm 1956 nhân cơ hội Pháp rút khỏi Việt Nam để thực hiện hiệp định Genève, trong bối cảnh chưa đủ khả năng để quản lý các vùng biển đảo của Việt Nam, thì Trung Quốc nhân cơ hội đã đánh chiếm cụm đảo phía Đông của Hoàng Sa. Đến 1974, cùng sự thỏa hiệp của Mỹ, Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ cụm đảo phía Tây của Hoàng Sa.
Đối với quần đảo Trường Sa, chúng ta khẳng định chúng ta là nước đầu tiên làm chủ nguyên một vùng biển đảo rộng lớn, tuy nhiên, với lực lượng hải quân nhỏ bé, và điều kiện phát triển chưa cao, chúng ta chỉ làm chủ ở một số đảo. Năm 1971 Philippines đã lấn chiếm và làm chủ 5 đảo thuộc phía Đông của quần đảo Trường Sa (gần Philippines), đến 1973, họ lấn chiếm tiếp hai đảo ở phía Bắc.
Với Malayxia, cho đến năm 1979 họ đã lấn chiếm và làm chủ 7 đảo ở phía Nam quần đảo Trường Sa. Năm 1988, nhân cơ hội đất nước đang gặp nhiều khó khăn, phải đương đầu với cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam, Trung Quốc đã tiến hành đánh chiếm 7 bãi đá ngầm của Việt Nam ở Trường Sa. Cho đến 2005 họ đánh chiếm tiếp 2 điểm do Philippines quản lý trên quần đảo Trường Sa.


TÓM TẮT CÁC SỰ KIỆN

Cộng đồng người Thượng trên cao nguyên miền Trung (II)

Nguyễn Văn Huy
BÀI II
Người Thượng và những phong trào phản kháng dưới thời Pháp thuộc
Từ giữa thế kỷ 16 người Việt bắt đầu tiếp xúc giáo lý đạo công giáo, số người theo đạo càng ngày càng đông, nhiều họ đạo lớn được thành lập. Nhưng từ thế kỷ 19 trở về sau, đạo công giáo bị bách hại, phong trào tìm đường lên cao nguyên lánh nạn trở nên mạnh mẽ, cộng đồng người Thượng qua đó đã được biết đến.
Sự xâm nhập của người Pháp, và của người Kinh sau này, vào không gian sinh tồn của người Thượng là tiền đề của những phong trào hợp tác hay phản kháng của người Thượng.

Quan hệ với các giáo sĩ Pháp
Tại Việt Nam, người Thượng đã được các giáo sĩ phương Tây biết đến từ thế kỷ 17. Năm 1621, giáo sĩ Borri gọi chung những nhóm dân cư phía Bắc Nam Phần là Kemoy (Kẻ Mọi). Giáo sĩ Marini Romain đề cập tới các vua Hỏa Xá và Thủy Xá (người Djarai) từ 1646. Năm 1651, giáo sĩ Alexandre de Rhodes xác nhận xứ Rumoi (Rú Mọi) nằm ở giữa Lào và Annam. Trong thế kỷ 18, giáo sĩ João de Loureiro xuất bản cuốn De nigris Moi et Champanensibus (Người Mọi đen và Champa); giáo sĩ De La Bissachère lội ngược sông Mékong lên phía Bắc và khám phá các nhóm Thượng sinh sống dọc hai bờ sông. Năm 1765, giáo sĩ Pigues lên đến thượng nguồn sông Prek Chlong (Kampuchea) và tiếp xúc với các nhóm Stieng, Proue,

Người Thượng & hệ quả của chủ trương, chính sách với Tây Nguyên

Phát triển bền vững ở Tây Nguyên

Nguyên Ngọc

I – Một số nét tổng quan

A - Khái niệm Tây Nguyên :

Theo địa lý hành chính hiện nay, Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ bắc vào nam : Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. Tuy nhiên cần chú ý các tỉnh ven biển miền Trung và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ đều có một vùng rừng núi khá rộng, cũng là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số. Chẳng hạn tỉnh Quảng Nam, là tỉnh duyên hải, lại có đến 56 % diện tích là vùng núi và vùng dân tộc, tại đấy có dân tộc Cơ-tu là một dân tộc quan trọng ở khu vực nam Trường Sơn. Miền tây tỉnh Quảng Ngãi cũng có vùng núi và là vùng dân tộc tương tự, thì có dân tộc Hre cũng là một dân tộc quan trọng. Dân tộc Rakglei thì sống chủ yếu ở miền tâyTây Nguyên xét về các về mặt dân tộc, văn hoá, xã hội, có thể cả lịch sử và địa lý, thật ra rộng hơn vùng được quy định theo địa lý hành chính. Có người đã dùng khái niệm Nam Trường Sơn để chỉ vùng này, có thể đúng hơn. các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số tỉnh miền Đông Nam Bộ cũng có vùng núi và là vùng dân tộc khá rộng. Vùng Cát Tiên, nơi có di tích nổi tiếng của dân tộc Mạ, nằm phần lớn trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Sóc Bombo mà chúng ta đều biết qua bài hát quen thuộc cũng thuộc Bình Phước… Như vậy khái niệm

Từ tên gọi Kon Tum...

tavansy | 26 October, 2010 08:03
 
Kon Tum là tỉnh nằm ở cực bắc Tây Nguyên, thuộc cao nguyên Trung phần. (Cực nam là tỉnh Đăk Nông, đông nam là Lâm Đồng, khoảng giữa là 2 tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk). Theo tiếng đồng bào Ba-na bản địa: Kon có nghĩa là buôn, làng, vùng đất... Tum nghĩa là ao hồ, đầm lầy... Đây là vùng trũng dọc theo lưu vực sông Đăk Bla, có nhiều ao chuôm nên được gọi nôm na như vậy. Vị trí địa lý: Bắc giáp Quảng Nam, đông giáp Quảng Ngãi, nam giáp Gia Lai, tây giáp tỉnh Ratanakiri - Kampuchia và 2 tỉnh Sê Kông, Atôpơ - Lào. Đây là 1 trong 2 nơi của Việt Nam có ngả ba biên giới. (Nơi còn lại là Điên Biên giáp Lào và Trung Quốc).
Một "nỗi buồn" và khó chịu vô cùng của người Kon Tum lâu nay là tên gọi địa phương mình luôn bị viết sai, đọc sai! Sai trên sách báo, trên đơn thư, công văn v.v... Các kiểu viết sai là: Kông Tum, Công Tum, Kom Tum, Con Tum, Kum Tum, Kon Tom v.v... Thậm chí còn viết 2 từ Kon và Tum liền nhau thành Kontum như một từ đa âm tiết của các ngôn ngữ nước ngoài! (Giống như thành phố Plei Ku của tỉnh Gia Lai, bây giờ luôn "bị" viết liền là Pleiku! Thật ra Plei nghĩa là "làng" và Ku là "cái đuôi trâu" theo một truyền thuyết của bà con ở đấy chứ không phải một từ đa âm).
Kon Tum có lẽ là tên tỉnh bị viết sai, gọi sai nhiều nhất nước! Có vài tỉnh cũng bị sai như vậy, nhưng ít kiểu dạng hơn. Ví dụ Bắc Kạn thì chữ Kạn có khi thành "Cạn". Đấy là chưa nói chữ Bắc có thể là "Pắc" - như Pắc Bó - vì đây là âm tiếng Tày, có nghĩa là "cửa ngõ". Tỉnh Lao Cai là biến âm từ Lão Nhai, có nghĩa là "phố cũ", sau khi chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn ra thì thành Lào Cai. Tỉnh Đăk Lăk thì thành Đắc Lắc (âm "K" theo cách phát âm của đồng bào ở đây không như âm "C"!)... Các tỉnh có dấu hỏi dấu ngã cũng thường bị sai dấu, ví dụ Hà Tĩnh thành Hà "Tỉnh", rồi Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi có khi thành "Quãng"...

Bạn có biết ý nghĩa các Địa danh Tây Nguyên ?

Không biết bạn thì sao, còn mình khi đến nơi nào đó có cái tên là lạ, thường có thói quen tò mò hỏi dân bản địa: nó có nghĩa là gì. Tại sao gọi 54 dân tộc anh em cùng sống chung trên Đất nước Việt Nam, mà ta có thể bàng quan nhỉ !? 
Th09 sưu tầm, tổng hợp theo ý đơn giản dễ hiểu nhất, còn cãi nhau về học thuật địa chí dành cho các cụ râu dài và bà con các dân tộc Tây Nguyên. 

------------

 

Tiếng Êđê (ghi theo từ điển Êđê-Pháp của Durisbourne, Paris 1965)
Krông: suối, sông nhỏ
Buk : tóc (vậy Krông Buk có thể hiểu là "Suối tóc")
Ea: sông nói chung (đúng ra Ea là nước (eau/water), tiếng Jarai là Ya hay Ia)
Dak: sông lớn (tiếng Mnông thì Dak là nước)
Chư: núi (tiếng Chăm là Chơh)
Buôn: làng

Tiếng Bahnar (theo đại tự điển Bahar-Pháp của Gulleminet)
Dak : nước, sông
Kon: người, kẻ, làng, bản
Ngok: núi (thí dụ Ngok Ring , hiện phiên là Ngọc Linh, núi cao nhất Tây nguyên (2877m). Ngọk: núi, Ring: làng , vùng đất chung của tổ tiên
Plei: làng (do ảnh hưởng tiếng Jarai và Chăm là Pơlei)


Tiếng Stiêng
Bù: người, làng bản (Bù Đốp, Bù Đăng, Bù Gia Mập...)

Lịch sử các cuộc di cư đầu tiên của người Kinh đến Kon Tum

Lịch sử các cuộc di cư đầu tiên của người Kinh đến Kon Tum


 Ngược dòng lịch sử tìm hiểu về nguồn gốc di cư của người miền Trung đến với mảnh đất này lần đầu tiên, được biết: Cuối đời vua Thiệu Trị, rồi kế đến là vua Tự Đức lên ngôi (1847) nhà Nguyễn ra sắc chỉ "Bình Tây Sát Tả" bố ráp đạo Thiên Chúa. Các nhà truyền giáo phải chạy đến Bình Định ngày nay để trốn tránh sự kiểm soát gắt gao của triều Nguyễn, việc truyền giáo trở nên khó khăn. Đứng trước tình thế đó, Đức Giám mục địa phận Qui Nhơn là Stéphan Cue'not đã cử nhiều Thừa sai tìm đường lên Cao Nguyên (lúc đó còn là rừng núi hoang sơ rậm rạp có rất nhiều thú dữ và chưa có sự kiểm soát của nhà Nguyễn nơi này) để lánh nạn và đồng thời tiếp tục truyền đạo nhưng đa số là thất bại. Mãi đến khi, việc tìm đường lên Kon Tum được giao cho Thầy Sáu Do (Nguyễn Do) thì mới đạt được ý nguyện.       Tháng 4 năm 1848, thầy Nguyễn Do đã tìm ra con đường đi qua trạm Gò ở phía Bắc An Khê để tránh con đường độc đạo qua An Sơn (An Khê) luôn bị quân của triều đình nhà Ngyễn canh giữ nghiêm ngặt. Trong vai một người lái buôn, sau đó ông xin làm người giúp việc cho một người lái buôn khác để tìm cách lên Kon Tum. Năm 1850 thầy Nguyễn Do đã dẫn một phái đoàn gồm có cha Hoàng (Fontaine), cha Phêrô (P.Combe) và bảy thầy cùng một số học trò người Kinh lên Kon Tum.

Tìm kiếm Blog này