Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Xe gắn máy tại miền Nam trước 75 (II)

Vào khoảng 1965 thì thấy nhắc đến tên Honda, với một số kiểu xe mới lạ  xuất hiện. Một số xe Honda đầu tiên do người Mỹ mua đem sang Việt Nam  để đi làm việc rồi khi họ về nước thì để lại, lọt ra ngoài thị trường  người Việt mua được. Một trong những công dụng của xe Honda là các phi  công Mỹ dùng để di chuyển giữa chỗ đậu phi cơ và doanh trại. Từ doanh  trại ra chỗ đậu thường xa, đi bộ cũng mất vài phút đến vài chục phút.  Có xe Honda phóng thì thu ngắn thời gian nhất là khi có báo động thì  phóng xe Honda ra máy bay nhanh hơn là chạy bộ. Xe Honda S90 có lẽ là  chiếc được ưa chuộng nhất trong số các xe Honda trước 1965 vì kiểu đẹp  và máy mạnh, tiếng nổ ròn. Các kiểu xe kia là C110, S65 (thường được  gọi là S50), P50, C50. Xe P50 có cấu tạo đặc biệt với máy nằm ở sát  bánh sau và truyền động thẳng vào bánh chứ không qua dây xích. Cách  đặt máy này có lợi là khỏi bị mất lực khi truyền qua dây xích và giảm  bớt số bộ phận nhưng có khuyết điểm là xe dễ bị mất thăng bằng vì đầu  nhẹ, đuôi nặng. Lại thêm khi đi xuống ổ gà vì không có ống nhún nên  sức va chạm có thể làm vỡ răng cưa ở vành bánh xe. Xe Honda dame C50  trước 1965 có chiếc đã có bộ đề bằng điện, khỏi cần đạp. Trong khi  chiếc Honda dame nhập cảnh hàng loạt sau này phải đạp máy nổ bằng  chân.
Honda Dame C50

Xe gắn máy tại miền Nam trước 75 (I)

Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam trước 1975 và cho đến nay, xe gắn máy vẫn là phương tiện di chuyển được nhiều người sử dụng nhất . Bài này xin nhắc lại một số xe gắn máy đã hiện diện tại miền Nam trước 1975.
Nói đến xe gắn máy thì chắc là mọi người sống tại miền Nam trước đây  đều biết đến xe Mobylette. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên hãng  Motobécane của Pháp, chế tạo ra chiếc Mobylette, đương nhiên là hiện  diện trên thị trường Việt Nam. Nhưng nhiều người biết đến tên  Mobylette hơn là Motobécane. Xe Mobylette ở Việt Nam có loại Mobylette  vàng và Mobylette xanh. Cả hai đều dùng động cơ 49,99cc để được xếp  vào loại vélomoteur, không cần bằng lái, nhưng Mobylette vàng thì nhỏ  hơn, chỉ có ống nhún phía trước, còn Mobylette xanh thì lớn, nặng hơn  có ống nhún ở cả bánh trước lẫn bánh sau nên đi êm hơn và giá cao  hơn .
Mobylette Xanh

Những cây cầu có mái ở Việt Nam xưa

Những cây cầu có mái ở Việt Nam xưa  Chùa Cầu (Lai Viễn kiều) ở Hội An do người Nhật dựng, cầu ngói Thanh Toàn (Huế, hiện nay có lẽ đây là cây cầu rực rỡ nhất vì lợp ngói hoàng và thanh lưu ly), cầu ngói chợ Lương (Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định), cầu ngói chợ Thượng (Thượng Nông, Bình Minh, Nam Định) - mấy cầu này khá lớn, còn dáng vẻ cổ kính, còn cầu ngói Phát Diệm thì tuy dài, to hơn nhưng đã được làm mới với dầm bằng, trụ, mố bằng bê tông - cốt thép, còn cầu Nhật Tiên kiều và Nguyệt Tiên kiều chùa Thầy thì chỉ là cầu nhỏ, trong phạm vi chùa, không có tác dụng giao thông nhiều).

Giáo dục Việt Nam cách đây hơn 100 năm

Từ lều chõng đi thi, học chữ Hán, chữ Nôm, học sinh Việt Nam đến lớp học chữ quốc ngữ, thực hành thí nghiệm...
Giáo dục Việt Nam cách đây hơn 100 năm

Ảnh sĩ tử dưới thời nhà Nguyễn

Những hình ảnh hiếm về việc học của các sĩ tử dưới thời nhà Nguyễn
Những hình ảnh hiếm hoi về các sĩ tử thời phong kiến, cụ thể là dưới triều Nguyễn học chữ Thánh hiền, lều chõng đi thi để trở thành những vị quan mang vinh danh về cho cả dòng họ, cả tổng cả huyện.


Một học trò với sách chữ Nho Thánh hiền và cây bút lông. Do ảnh hưởng của Khổng Mạnh, xã hội Việt Nam rất coi trọng các nhà nho giáo. Phần đông những quan lại đều được tuyển chọn từ tầng lớp học thức này.

Lạy con cháu Vua Hùng

Mai Thanh Hải - Đến Pleiku (Gia Lai) đúng mấy ngày mưa nên đến đâu cũng mịt mù sương mây và ướt lướt thướt, đúng chất "Phố núi cao phố núi đầy sương", chẳng thăm thú được chỗ này chỗ khác, mang tính chất cao nguyên.

Thấy mình thở dài thườn thượt, bác Văn Công Hùng mách: "Thôi thì ra công viên Đồng Xanh mà xem mấy cái thứ na ná Tây Nguyên" khiến mình à nhớ ra cái khu vui chơi tổng hợp nằm ở xã An Phú, cách Pleiku khoảng 10 km, trên đường xuống Quy Nhơn - Bình Định.

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Bạn học (II)





 
Sơn Phan Văn: Trạch và Nguyễn Nguyên người đàn guitar hay nhất lớp !
Model thời ấy, nam sinh chụp hình thường đứng khoanh tay trước ngực mới oách! 


Hạnh Vân

KonTum – Một Địa Danh Mang Tính Dân Tộc Và Tôn Giáo

KONTUM hôm nay vẫn còn sống và mãi mãi tồn tại. Nó có một chỗ đứng trong dòng thời gian lịch sử và trong lòng mọi người đang sống trên vùng đất đượm tình người, và biết bao hy sinh của các vị thừa sai ngoại quốc cũng như Việt Nam đã dày công xây đắp. Đến nay đã đúng  một thế kỷ rưỡi kể từ ngày đoàn truyền giáo đặt chân đến đây vào năm 1851 tại Plei Rơhai (Tân Hương ngày nay), một Trung tâm Truyền giáo cho người Bahnar-Rơngao. Khởi đầu, địa danh KONTUM nhỏ bé tựa như hạt cải, nhưng khi nó mọc lên, lớn dần, chim trời có thể đến nương náu được. Tuy nhiên, để tìm hiểu sự hình thành địa danh KONTUM và đâu là những yếu tố cấu tạo để nó chiếm lĩnh mọi mặt trên cả vùng Tây Nguyên này mãi cho đến ngày nay không phải là một việc dễ làm! Chúng tôi xin trình bày KONTUM, MỘT ĐỊA DANH TÔN GIÁO dưới những khía cạnh sau đây theo một số sử liệu ít ỏi và có giới hạn.
I. Diễn biến toàn vùng trước khi hình thành địa danh “KONTUM”.
II. Tên và ý nghĩa địa danh buôn làng trên vùng dân tộc nói chung và địa danh “KONTUM” nói riêng.
III. Yếu tố cấu tạo làm cho địa danh “KONTUM” trở nên quan trong toàn vùng.
I. DIỄN BIẾN TOÀN VÙNG TRƯỚC KHI HÌNH THÀNH ĐỊA DANH “KONTUM”

Gốc tích cây café sẻ (arabica) Kontum

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, cây cà phê xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1870 tại khuôn viên nhà thờ công giáo ở các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Khi đến với Tây Nguyên, cây cà phê nhanh chóng trở thành mặt hàng đặc sản và được đầu tư thành cây chủ lực trong nông nghiệp, do thích hợp với thổ nhưỡng nơi đây. Tại phố núi Kontum, cà phê vẫn giữ nguyên những thế mạnh của mình với hai loại chủ yếu: cà phê Chè (Coffea Arabica), còn gọi cà phê sẻ, có giá trị kinh tế cao; và cà phê Vối (Coffea Canephora hoặc Coffea Robusta), còn gọi là cà phê trâu, là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Đến đầu năm 2013, cả tỉnh Kontum có trên 11.500 héc-ta cà phê, riêng huyện Đăk Hà có gần 7.000 héc-ta (theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012).
 Tuy chưa có thống kê cụ thể, nhưng có lẽ mật độ quán cà phê ở thành phố Kontum thuộc vào loại cao so với các tỉnh thành khác trong khu vực Tây Nguyên, nếu đem so sánh với tỷ lệ dân số. Và việc thưởng thức cà phê ngày nay đang dần dần được nâng lên thành nét “văn hóa cà phê”, chứ không chỉ đơn giản là “uống” thứ thức uống mà nhiều người yêu thích. Nhiều khách du lịch khi đến với thành phố Kontum đã rất đỗi ngạc nhiên: “Đi đâu cũng gặp quán cà phê!”. Và người dân Kontum đã yêu chuộng thứ thức uống này, họ thường có mặt đông đảo tại các quán cà phê, nhất là những ngày cuối tuần hay những dịp nghỉ lễ.

Đi tìm nguồn cội của Kontum

Nguồn Tài liệu : Giáo Phận Kontum

NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN HÀNH HƯƠNG VỀ KON KƠXÂM TRUNG TÂM TRUYỀN GIÁO CHO NGƯỜI BAHNAR JƠLƠNG

CỘI NGUỒN-ĐẤT TỔ

***

NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày 27-12-2006, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum, chính thức bổ nhiệm Cha AntônPadua Nguyễn Văn Binh làm Chánh xứ tín hữu dân tộc Bahnar Jơlơng, thuộc xã Hà Tây, huyện ChưPah, gồm 9 làng, và Kon Mahar, cũng như một số họ đạo liên hệ trong xã Hà Đông, tỉnh Gialai.
Sinh ngày 9-8-1957, tại Phường Thắng Lợi, Thị xã Kontum, thuộc Giáo xứ Phương Nghĩa, Giáo phận Kontum.

Tìm kiếm Blog này