Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(IV)


Đội hình C cũng không có gì vẫn theo bố trí xếp đặt của đội hình chốt chặn mà hàng ngang hành tiến , các B và A hỏa lực đi xen kẽ trong đội hình .

Khu vực ngoài chốt chẳng có gì ngoài những lùm tre gai và ụ mối, thỉnh thoảng gặp những vũng nửa ruộng nửa hồ đã cạn nước bao quanh là những lùm tre , chúng tôi lặng lẽ đi , luồn vào những khóm tre ụ mối đó mà đi cố gắng không để mất dấu nhau trong tầm mắt. Khoảng trên 2km thì gặp nhóm trih sát phía trên , anh Mậu lính HN A trưởng trinh sát của D lom khom chạy lùi lại dùng tay ra ám hiệu cho chúng tôi chú ý địch đang ở phía trước và hết sức giữ bí mật , lặng lẽ ém đội hình vào địa hình .

Toàn C dừng lại trong tư thế chiến đấu , B lính bác Hênh cũng rất kỷ luật khi tác chiến không có điều gì làm ảnh hưởng tới đội hình C2. Anh Mậu gặp tổ 3 người không thể rời nhau của chúng tôi bàn giao lại trận địa rồi cùng những anh em trinh sát khác rút , qua anh Mậu chúng tôi biết có 2 tổ của địch nằm bên ụ mối kia , chúng sinh hoạt bình thường không biết C2 chúng tôi đang lập trận địa bên ngoài và sắp tiễn chúng đi về nơi xa tít.

2 khẩu 12,8ly và đại liên đã được giá lên , anh em nắm bắt hết kế hoạch chờ lệnh nổ súng thì bất chợt phía C1 đồng loạt nổ súng trước khiến địch cảnh giác làm chúng tôi mất thế chủ động nên cũng đồng loạt nổ súng theo , phát DKZ82 điểm hỏa trước vào mục tiêu bên kia trảng nhỏ ngay đúng lùm tre gai trước mặt , rồi 12,8ly cùng đại liên bắn , mũi bên phải của đội hình không thể vượt qua lúc này vì vế đó trảng rộng trống không với những ruộng khô, chỉ có vế trái đội hình thì rất thuận lợi , tôi được giao chuyển sang thúc B bác Hênh đánh mạnh vào rồi cùng vượt , tôi chạy qua bên đó .

Đội hình bên B bác Hênh rất trật tự và kỷ luật , những người lính vừa bắn vừa xông lên đẩy đội hình cao vế trái , B1 cũng bám lưng họ cùng lên , tôi đâm ra thừa chẳng phải lo thúc đẩy họ đánh , địch có bắn lại nhưng rất yếu ớt , chúng bị đánh bất ngờ với lực lượng hơn chúng về mọi mặt, trong phút chốc chúng tôi chiếm được vị trí này không mấy vất vả . Nhưng một yếu tố khác mà chúng ta không kịp xác định là bên phải trảng rộng phía xa có một khẩu đại liên địch nổ súng bắn chéo khoảng trên 30 độ vào đội hình C2, chúng bắn những quả B41 B40 vào những lùm tre gai trước mặt B3 B2 khiến cho đội hình này vẫn phải nằm im đánh trả , ta cũng không vừa , các khẩu hỏa lực thi nhau liên tục đề ba về hướng địch . Khẩu DKZ82 bắn 2 3 phát liền , chẳng chân cẳng gì cả toàn vác trên vai bắn không , lính C5 D7 cũng đâu có ngán gì Pốt đâu.

Bên kia lính bác Hênh cũng nhảy vào tới công sự địch, nơi chúng dính quả DKZ82 đầu tiên của chúng tôi , 2 xác tại chỗ với khẩu trung liên cong queo méo mó khẩu AK vất vưởng ngoài xa đồ đạc của Pốt cũng văng lung tung cả , 2 3 cái võng dù vẫn mắc toòng teeng sau ụ mối với những vết rách mảnh đạn , chúng cũng chẳng hầm hố gì ráo hoàn toàn lợi dụng địa hình thực tế của chiến trường cả , vận động vào sâu nữa 2 thằng bị thương nặng chạy về tới đó cũng gục nằm đó, mắt trợn trừng nhìn lính Kăm và bộ đội VN , Lính Kăm lia những loạt đạn tiễn chúng sang thế giới bên kia thượng lộ bình an, vạn sự may mắn . Thu thêm 2 AK nữa , mấy anh lính Kăm khoác vội súng lên người để mang về lấy thành tích , nhìn thao tác của họ khi khoác súng tôi không nhịn được cười , anh C trưởng Kăm nhìn tôi cười cũng cười theo xung sướng.

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(V)

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(I)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(II)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(III)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(IV)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(V)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VI)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VIII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(IX)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(X)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XI)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XIII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XIV)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XV)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XVI)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XVII)
Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XVIII) - hết


  Chúng tôi đã chờ đợi đến hơn 2h chiều ngày 7.1.1979 thì có lệnh hành quân khi phà của hải quân VN đã được lắp xong , C2 D7 chúng tôi là đơn vị đầu tiên vượt sông Mekong bằng phà do hải quân VN chuyển qua sông trên bến phà Niek luong đó .

.....  Nắng đã ngả về chiều trên bến phà Niếp lương chiều hôm đấy 7.1.1979 không khí quân sự khẩn trương đến căng thẳng, hải quân đang lắp ráp phà để chuẩn bị đưa bộ binh qua sông, các đơn vị và những đoàn xe quân sự ùn ùn chuyển dần đến gần bến phà , đơn vị tôi đã nằm đây 2 ngày rồi nên với ai đến sau thì cho rằng mới mẻ chứ lính D7 E 209 chúng tôi thì quen quá rồi, dọc đường vào bến phà xen lẫn vài xe chở lính Campuchia cắm cờ 5 tháp quân trang quân dụng mới tinh gọi nhau bằng tiếng Khơme inh ỏi, lính tình nguyện ta thì cả cơ giới lẫn hành quân bộ dồn về đó rất đông gọi nhau ý ới nhận đồng hương đồng khói inh ỏi.

Một trận chiến sắp tới sẽ ác liệt lắm đây vậy mà họ vẫn cười đùa vui vẻ chẳng thấy ai có thái độ sợ sệt hay âu lo gì cả tinh thần của chiến dịch đúng như bài hát Trường sơn đông Trường sơn tây có đoạn Đường ra trận mùa này đẹp lắm . Đại đội 2 của tôi và tôi cũng lẫn trong trong đòan quân đó bên bến phà trên dòng sông Mê kông.

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

An-nam đặc tính cần-lao

#1 - Não trạng hướng dương
Hai trong nhiều đặc tính xấu của An-nam cần-lao trong gần thế kỷ qua là trông chờ sự ban ơn và vô trách nhiệm với bản thân và xã hội.
Cho dù đói kém gần như quanh năm, chỉ no được vài tuần trong mùa thu hoạch. Nhưng mỗi dịp tết đến hay mùa giáp hạt, chỉ cần được cấp phát cứu đói dăm cân gạo là chắp tay lại vái như bổ củi rằng ơn đảng ơn chính phủ.
Dĩ nhiên, truyền thông sẽ thêm mắm thêm muối để đám cần-lao có não trạng hướng dương này thấy đó chính là sự ưu việt của thể chế.

Tôi dự đoán rằng, phải tới 90% cần-lao xứ An-nam chưa một lần đọc bản Hiến pháp mới nhất (2013) và Luật tổ chức Quốc hội (2014). Thế nhưng họ luôn khẳng định và hào hứng rằng, họ là những ông bà chủ của đất nước. Rằng họ đi bỏ phiếu là thể hiện quyền làm chủ của họ.
Đó chính là sự vô trách nhiệm đối với chính họ và cho cả xã hội.
Trong stt trước, tôi có đặt ra câu hỏi theo một title bài rằng: "Đất nước nghèo, lạc hậu, dân trí thấp trách nhiệm thuộc về ai?". Tôi biết rằng, đại đa số về chủ quan sẽ đổ lỗi cho số phận, còn khách quan là đổ lỗi cho thể chế.
Họ luôn tin rằng, họ không hề có lỗi.
Họ tin rằng, một thể chế tốt thì họ sẽ được hưởng những điều tốt đẹp.

Đêm Thạnh Phong

ONE AWFUL NIGHT IN THANH PHONG
Đây là bài viết về sự kiện Thạnh Phong đẫm máu, do Lan The Hoàng, tức XâyXậpZì, Binh bộ Thượng thư TSV chuyển ngữ. Cậu Xập khi xưa đóng lon Thiếu tá Thủy quân Lục chiến Việt Nam Cộng Hòa, he he!
Lời người dịch: "Ở đây, cậu dịch bài này không phải để bênh vực hay lên án cho một hành động đã xảy ra trong quá khứ chiến tranh, mà chỉ nhằm mục đích mang đến cái nhìn gần gũi hơn với người trong cuộc. Vì thực tế là các cô chắc cũng chỉ nghe loáng thoáng về vụ này, ngay chính cậu cũng không biết gì về nó".
_______
ĐÊM THẠNH PHONG
Một ngày mùa đông năm 1969, trên một máy bay quân sự cất cánh từ sân bay quân sự North Island tại Coronado, California. Nhồi nhét bên trong máy bay là Kerrey và biệt đội Seal của anh, toàn đội đang trên đường đến Việt Nam tham gia chiến đấu.
Seal (aka Sea-Air Land) là một đơn vị đặc biệt được thành lập trong Đệ Nhị thế chiến, nhằm để phá hủy mục tiêu dưới nước. Trong chiến tranh Việt Nam, họ được chuyển thành các lực lượng đặc biệt, chuyên hoạt động sâu trong lãnh thổ kẻ thù, thu lượm tin tình báo, và bắt cóc, ám sát địch.
Nhóm của Kerrey thuộc Trung đội Delta/ Biệt đội 1/ Nhóm Biệt hải Bravo. Kerrey là chỉ huy nhóm, với biệt danh "Chiến binh Kerrey", người đã từng nhiều lần khẳng định sẵn sàng "ngậm lưỡi lê tiến đánh Hà Nội". Trong vụ việc này chỉ có 2 người kể lại trải nghiệm về Seals ở Việt Nam là Mike Ambrose và Gerhard Klann. Những người còn lại (William H. Tucker III, Gene Peterson, Rick Knepper, Lloyd Schreier và chính Kerrey) không kể chuyện này.
Trung đội Delta mới đầu đặt dưới sự chỉ huy của Biệt hải 115, căn cứ tại Cam Ranh, bởi Đại úy Roy Hoffmann. Những tuần đầu, nhóm Seals hoạt động trong vùng tương đối an toàn chung quanh vịnh Cam Ranh. Sau thời gian này, nhóm bắt đầu thực sự tham gia chiến tranh. Họ được điều chuyển về phía nam, tới căn cứ Cát Lở và chịu sự chỉ huy của Paul Connolly (một thượng cấp của Roy Hoffmann). Nhóm sử dụng "Swift boats", một loại tàu vỏ nhôm, tốc độ cao với hai máy 480 mã lực, trang bị 2 đại liên 50 ly, dùng để tuần tiễu và hành quân trong vùng sông Cửu Long.

Vietnam-Cambodia war (1978-1979)



Vài ảnh gợi nhớ nhiều kỷ niệm đối với quân viễn chinh Đại Nam ở CPC...

[​IMG]

Trận cao điểm 547 (Campuchia) 4.1984

Sau 4 lần đánh, kể cả lần vào tháng 5.83 của Sư đòan 307 không thành công. Trận đánh căn cứ 547 lần này của QK5 là một trận đánh qui mô lớn, hiệp đồng binh chủng, do Tư lệnh QK5 trực tiếp chỉ huy.
Cao điểm 547 nằm trên dãy Đăng rếch (Dangreak/chiếc đòn gánh), dài khỏang 40km, chiều rộng 30km. Dãy núi nằm sát biên giới Thái lan, đứng dưới chân núi nhìn lên như một bức tường thành vững chắc, án ngữ một vùng rộng lớn. Một trục đường lớn từ Thái lan vắt qua dãy núi. Dãy núi này về mùa khô nước chỉ có ở chân núi. Trong nội địa Campuchia, hầu hết là rừng khộp, lại càng khan hiếm nước. Hết mùa mưa là các khe suối cạn, nước chỉ còn đọng lại thành từng vũng nhỏ, có nơi đi hàng buổi đường mới tìm thấy nước. Dân cư thưa thớt, chủ yếu ở dọc theo trục đường từ Thái lan sang.
Địch: Bọn Polpot chọn dãy Đăng rếch làm căn cứ phía trước của chúng, gồm 2 chức năng:
1.   Tạo chân hàng từ Thái lan qua
2.   Dùng sức người tổ chức gùi hàng vào các căn cứ của địch ở sâu trong đất Campuchia.
Căn cứ địch có 2 tầng phòng thủ: tầng trên là các lọai hỏa lực, tầng dưới là mìn. Ở mặt đất địch gài mìn chông bộ binh, mìn chống tăng, địch còn treo hàng nghìn quả mìn trên đá, trên cây thay cho lính cảnh giới. Đây là một căn cứ phòng ngự kiên cố, nhiều tầng, có chính diện, có chiều sâu kết hợp với đội hình phức tạp, núi cao trung bình 400-500m, có nới 600-700m, đá lởm chởm, vách núi cheo leo, nhiều hang động, nhiều vách đứng có độ dốc từ 45 đến 60 độ, có nơi thẳng đứng muốn leo lên phải dùng thang dây.
Căn cứ 547 do 2 sư 612 (thiếu) và sư 616 (thiếu) của Polpot chiếm giữ. Ngòai lực lượng bộ binh, địch có cả hỏa lực mạnh chi viện từ 1 đến 2 tiểu đòan pháo binh, 10-12 lần chiếc máy bay/ngày của Thái lan, bố trí cách đó 9-10km. Trên cơ sở 2 tần phòng thủ, hệ thống chốt điểm ở 547 chia làm 3 tuyến:
1.   Tuyến an ninh cảnh giới bên ngòai
2.   Tuyến đề kháng chính do bộ binh kết hợp với hỏa lực bố trí dựa vào các hang động hình thành từng điểm tựa có công sự gỗ tương đối vững chắc, có hệ thống vật cản thiên nhiên kết hợp với rào dây thép gai và các lọai mìn
3.   Tuyến trung tâm gồm sở chỉu huy, lực lượng bảo vệ, kho tàng thành từng cụm, có những khu kho vào sâu trong biên giới (TL?).

TA: Lực lượng tham gia trận đánh gồm:

Về Đoàn 578 và Tiểu đoàn Bạn

Từ năm 1975, trên địa bàn các tỉnh Đông Bắc Campuchia đã có các nhóm ly khai hoạt động chống lại chế độ Pôn Pốt. Nhân dân huyện Tà Veng (55A), huyện Vươn Sai (tỉnh Ráttanakiri), dưới sự lãnh dạo của đồng chí Bu Thoong và đồng chí Bun Mi, đã nổi lên chống lại chế độ Pôn Pốt - Iêng Xari. Các đồng chí Bu Thoong, Bun Mi cùng đồng chí Thoong Bay (Huyện ủy viên huyện 52T), đồng chí Sươn Huyện ủy viên (huyện 55B), đồng chí Khăm Phun (Bí thư xã Vươn Sai) đứng ra vận động, tập hợp hơn 4.000 người, lựa chọn xây dựng được 5 trung đội vũ trang làm nòng cốt xây dựng căn cứ U-pứng, sát biên giới Việt Nam. Đồng chí Soi Keo được giao phụ trách 5 trung đội vũ trang công tác, cùng đồng chí Thoong Bay phụ trách các tổ chức quần chúng nhân dân đánh địch, bảo vệ căn cứ. Trước sự phát triển của phong trào ly khai ở các tỉnh Đông Bắc, Pôn Pốt - Iêng Xari (.032) đã huy động quân đội đàn áp. Để bảo toàn lực lượng, tháng 8 năm 1975, đồng chí Bun Mi triệu tập một cuộc họp bàn việc tổ chức cho nhiều cán bộ ly khai lánh sang hai nước Việt Nam và Lào. Đoàn sang Lào có 2.500 người, do các đồng chí Khum, Tương, Sươn phụ trách. Đoàn sang Việt Nam có 1.943 người của hai làng Kcho Buôn và Kcho Dươi, do hai đồng chí Bu Thoong và Thoong Bay phụ trách. Lực lượng còn lại do đồng chí Bun Mi chỉ huy, lập căn cứ ở Tàgiạc chống lại quân Pôn Pốt...
Sau khi sang Việt Nam (tháng 9 năm 1975), lực lượng ly khai của các tỉnh Đông Bắc Campuchia chuyển về Gia Bốc (tỉnh Gia Lai - Kon Tum). Được sự giúp đỡ của nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum, họ đã dần dần có cuộc sống ổn định, nhiều người trong số họ tích cực tham gia các đội vũ trang cách mạng, sẵn sàng trở về giải phóng quê hương.

Để trực tiếp giúp bạn về huấn luyện, xây dựng lực lượng vũ trang, theo chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, tháng 6 năm 1978, Bộ tư lệnh Quân khu 5 quyết định thành lập Đoàn 578 (tương đương cấp sư đoàn).
Đoàn 578 có ba cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần) và 5 đại đội trực thuộc (vệ binh, thông tin, trinh sát, quân y, vận tải). Ban chỉ huy Đoàn gồm có Trung tá Trần Tiến Cung - Đoàn trưởng; Thượng tá Trần Ngọc Quế - Chính ủy; Trung tá Đinh Trí - Đoàn phó và Trung tá Vũ Khắc Thịnh, Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị. Được sự giúp đỡ của lực lượng vũ trang Quân khu 5, mà trực tiếp là Đoàn 578, đến tháng 7 năm 1978, (.044) Bạn đã thành lập được 1 tiểu đoàn gồm 5 đại đội và 17 đội công tác (tổng số 600 người)[1]...

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Chiện thâm cung bí sử: Pen Sovann - anh là ai ?

Ở blog Phạm Viết Đào (cũ) có một còm thế này:
Pen-so-van Cuu BTQP CPC12:37 Ngày 14 tháng 7 năm 2012
"Bản chất người Campuchia là thế " đêm đánh-sáng hòa "
Họ không " lành " như người Lào,nhớ trước- biết sau
Mặc dù dân 2 nước đều theo Phật giáo
Cũng không thể trách hết Hunsen được,ông ta có đút túi 1 ít tiền của Tầu thật,nhưng đất nước,con người Campuchia củng được hương lợi nhiều hơn,khi Tầu viện trợ,tài trợ cho nhiều thứ khác.Mặc dù Hunsen chì là " con rối trong ống tay áo " VN thời gian 79-80 ,nhưng sau này ông ta dần dần biết cách Tự Di,tự đứng bằng đôi chân của mình,dù bước đi chưa được vủng vàng cho lắm ,chứ không Phụ thuộc hoàn toàn vào Tầu trong vấn đề nhân sự cao cấp CPC
Không như cá nhân 1 số lãnh đạo VN,chĩ biết " tư lợi cá nhân - dính bẫy của Tầu rồi :há miệng mắc quai...."


Thợ cạo còm hỏi lại: Hình như bạn là Pen Sovann?
______________

Ký ức trong tôi chợt quay về khi còn ở chiến trường K, lâu quá nên chi tiết không còn nhớ chính xác, tôi được biết đại khái lỗ mỗ như vầy: Pen Sovann gốc gác là bộ đội thời kháng Pháp, 1954 tập kết ra Bắc...đi học ở Liên Xô, qua trường Học viện Chính trị, mang quân hàm Thượng úy QĐNDVN...
Năm 1981, khi hay tin truyền thông là Pen Sovann bị bệnh nặng không thể đám đảm đương trọng trách... Tôi có hỏi sĩ quan trên cấp của mình, lạ nhỉ, vì sao? - aanh ấy nói: Pen Sovann có biểu hiện Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi... mâu thuẫn đến quyền lợi của Ta, buột phải xử lý... Rồi bặt tin luôn...
Pen Sovann là nhân vật chính trị một thời, đặc biệt được lãnh đạo Việt Nam tin cậy ở Camphuchia. Cùng lúc nắm các cương vị quan trọng hàng đầu: Tổng Bí thư đảng cầm quyền kiêm Thủ tướng chính phủ. 
Vì những bất đồng về quan điểm với Việt Nam và đồng chí của mình, ông đã bị hạ bệ...bị đưa đi "an dưỡng ở Hà Nội... rồi ông được thả về đất nước Campuchia, hoạt động chính trị trở lại nhưng là người thất thế, sự nghiệp mai một vì cái phốt "người của duôn". Ngày này ít người Việt biết ông ta là ai?
Sự kiện ông Pensovan rời vũ đài chính trị một cách đáng ngờ là chuyện thâm cung bí sử, nên tôi tìm kiếm thông tin qua Google rất hạn chế, tuy vậy cũng góp ít nhiều phần nào sáng tỏ về nhân vật này, mời bạn tham khảo:

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Campuchia - chuyện chưa kể về Ủy ban khởi nghĩa Đông bắc

04/01/2016 12:30 GMT+7
TT - Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cuộc tổng tiến công vào sào huyệt của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ của quân tình nguyện Việt Nam diễn ra đã 37 năm.
Campuchia - chuyện chưa kể về Ủy ban khởi nghĩa Đông bắc
Những đại diện vùng đông bắc Campuchia, tháng 10-1977. Bu Thoong - người mặc sơmi trắng - sau này trở thành bộ trưởng quốc phòng Campuchia - Ảnh: tư liệu Trần Tiến Cung
Việc tập hợp các lực lượng thành Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia để kêu gọi nhân dân đứng lên lật đổ chế độ khát máu Pol Pot đã diễn ra thế nào?
Kỳ 1: Nhiệm vụ đặc biệt

Tìm kiếm Blog này