Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Chiện thâm cung bí sử: Pen Sovann - anh là ai ?

Ở blog Phạm Viết Đào (cũ) có một còm thế này:
Pen-so-van Cuu BTQP CPC12:37 Ngày 14 tháng 7 năm 2012
"Bản chất người Campuchia là thế " đêm đánh-sáng hòa "
Họ không " lành " như người Lào,nhớ trước- biết sau
Mặc dù dân 2 nước đều theo Phật giáo
Cũng không thể trách hết Hunsen được,ông ta có đút túi 1 ít tiền của Tầu thật,nhưng đất nước,con người Campuchia củng được hương lợi nhiều hơn,khi Tầu viện trợ,tài trợ cho nhiều thứ khác.Mặc dù Hunsen chì là " con rối trong ống tay áo " VN thời gian 79-80 ,nhưng sau này ông ta dần dần biết cách Tự Di,tự đứng bằng đôi chân của mình,dù bước đi chưa được vủng vàng cho lắm ,chứ không Phụ thuộc hoàn toàn vào Tầu trong vấn đề nhân sự cao cấp CPC
Không như cá nhân 1 số lãnh đạo VN,chĩ biết " tư lợi cá nhân - dính bẫy của Tầu rồi :há miệng mắc quai...."


Thợ cạo còm hỏi lại: Hình như bạn là Pen Sovann?
______________

Ký ức trong tôi chợt quay về khi còn ở chiến trường K, lâu quá nên chi tiết không còn nhớ chính xác, tôi được biết đại khái lỗ mỗ như vầy: Pen Sovann gốc gác là bộ đội thời kháng Pháp, 1954 tập kết ra Bắc...đi học ở Liên Xô, qua trường Học viện Chính trị, mang quân hàm Thượng úy QĐNDVN...
Năm 1981, khi hay tin truyền thông là Pen Sovann bị bệnh nặng không thể đám đảm đương trọng trách... Tôi có hỏi sĩ quan trên cấp của mình, lạ nhỉ, vì sao? - aanh ấy nói: Pen Sovann có biểu hiện Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi... mâu thuẫn đến quyền lợi của Ta, buột phải xử lý... Rồi bặt tin luôn...
Pen Sovann là nhân vật chính trị một thời, đặc biệt được lãnh đạo Việt Nam tin cậy ở Camphuchia. Cùng lúc nắm các cương vị quan trọng hàng đầu: Tổng Bí thư đảng cầm quyền kiêm Thủ tướng chính phủ. 
Vì những bất đồng về quan điểm với Việt Nam và đồng chí của mình, ông đã bị hạ bệ...bị đưa đi "an dưỡng ở Hà Nội... rồi ông được thả về đất nước Campuchia, hoạt động chính trị trở lại nhưng là người thất thế, sự nghiệp mai một vì cái phốt "người của duôn". Ngày này ít người Việt biết ông ta là ai?
Sự kiện ông Pensovan rời vũ đài chính trị một cách đáng ngờ là chuyện thâm cung bí sử, nên tôi tìm kiếm thông tin qua Google rất hạn chế, tuy vậy cũng góp ít nhiều phần nào sáng tỏ về nhân vật này, mời bạn tham khảo:


Tóm tắt tiểu sử:

Pen Sovann ( Khmer : ប៉ែន សុវណ្ណ) sinh năm 1936 trong một gia đình Việt kiều ở Takeo. Ông lần đầu tiên gia nhập Phong Trào Khmer Issarak ở tuổi 13 vào năm 1949 và đã chiến đấu chống Pháp. Hai năm sau, Sovan gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương , nơi ông lần đầu tiên gặp Ta Mok . Sovan ủng hộ Khmer Đỏ trong cuộc nội chiến 1970-1973 chống lại nước Cộng hòa Khmer và ông đã làm việc cùng với Chan Si dưới Khieu Thirith , phụ trách Tiếng nói của Mặt trận Tổ quốc Việt Kampuchea . Từ năm 1973 đến 1979, Sovan sống lưu vong ở Hà Nội .

Sovan là nhà lãnh đạo sáng lập của Mặt trận cứu quốc Kampuchea (KUFNS hoặc FUNSK) vào ngày 25 tháng 11 năm 1978. Ông từng là Tổng bí thư của Đảng Nhân dân Cách mạng Kampuchea từ 05 tháng một năm 1979 đến ngày 01 tháng 12 năm 1981, khi ông đã được thay thế bởi Heng Samrin từ cơ quan của Việt Nam.

Sovan bị bắt vào ngày 02 Tháng 12 năm 1981 do Lê Đức Thọ , cố vấn trưởng Việt Nam cho Mặt trận cứu quốc Kampuchea (FUNSK) và Cộng hòa Nhân dân Campuchia (PRK). Ông được thả khỏi nhà tù của Việt Nam vào ngày 25 tháng 1 năm 1992, sau khi ông đã ở đó hơn 10 năm. Sovan giải thích thử thách lâu dài của mình trong tù: "Khi tôi muốn tạo ra quân đội của chúng ta năm trung đoàn, người Việt Nam đã không đồng ý và Lê Đức Thọ đã đi đến Liên Xô để khiếu nại." 
Sovan thành lập Đảng Duy trì Quốc gia Campuchia, gây tranh cãi trong cuộc bầu cử năm 1998 nhưng không giành được một ghế trong quốc hội. Sau đó ông gia nhập Đảng Nhân Quyền thành lập vào năm 2007 và từng là phó chủ tịch. Năm 2012, ông trở thành một thành viên của Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP) mới được thành lập và là ứng cử viên tỉnh Kampong Speu. Ông được bầu vào quốc hội và tuyên thệ nhậm chức vào 5 tháng 8 năm 2014.
Sovan chết tại Doun Kaev, tỉnh Takeo ngày 29 tháng Mười, 2016.

Nguồn: En.wikipedia
___________________

Về việc bị VN gạt ra, ông kể lại đăng trên báo Phnompenhpost
"Họ cáo buộc tôi ba điều. Đầu tiên, họ nói tôi tạo ra một thị trường tự do mà là chống lại chủ trương của cộng sản. Thứ hai, họ buộc tội tôi về phân biệt đối xử và đứng như một dân tộc vì không muốn người Việt Nam sống tại Campuchia. Thứ ba là tôi đã không tuân lệnh được đưa ra bởi người Việt Nam."


Theo tác giả Hoàng Dung:
"Pen Sovan, một cán bộ Campuchia tập kết sang Việt Nam năm 1954 đang giữ chức trưởng ban tiếng Khmer của đài phát thanh Việt Nam. 12-4-1981, Pen Sovan mất chức.

Việc thành lập “Mặt trận”, sau này được gọi là “Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia” được Bộ Chính trị giao cho Lê Đức Thọ. Mới đầu, mặt trận này gồm những cán bộ Khmer tập kết về Hà nội năm 1954 chưa trở về Campuchia và đang phục vụ trong quân đội hay các cơ quan của Việt nam như Pen Sovan, Chansi, Khang Sarin... cùng những cán bộ mới đào thoát sang như Hun Sen, Bou Thang. Binh sĩ và các cán bộ cấp thấp được tuyển mộ từ những người trốn sang Việt nam tị nạn hay những người Việt gốc Khmer. Những người này được hứa sẽ được giao những chức vụ hành chánh sau khi chiếm được Campuchia.

Lê Đức Thọ bay vào Nam, triệu tập những cán bộ cũ như Pen Sovan, Chia Soth và những cán bộ mới đào thoát như Heng Samrin, Chia Sim hội họp ở trường Sĩ quan cảnh sát cũ ở Thủ Đức. Tất cả đồng ý là sẽ phát động cuộc tổng tấn công vào cuối tháng 12, khi mùa gặt tới và mùa khô bắt đầu.

Ngày 7-1-1979 ...Chiến thắng này cũng bất ngờ với 66 đại biểu Campuchia được Việt nam triệu tập đang họp ở Mimot ngày 5-1-1979 để bàn về việc thành lập một đảng cộng sản Campuchia mới. Đảng này lấy lại danh xưng Đảng Nhân dân cách mạng có từ thời 1951. Pen Sovan, một cán bộ Campuchia tập kết về Hà nội năm 1954, đang mang quân hàm thiếu tá trong quân đội Việt nam, được đề cử giữ chức chủ tịch đảng. Những Uỷ viên thường vụ của đảng gồm Hun Sen, Bou Thang, Chan Kiri, Heng Samrin và Chia Soth."


Theo tác giả Grant Evans - Kelvin Rowley:
Đồng thời, việc thành lập một Đảng Cộng sản Campuchia mới, lấy tên là Đảng nhân dân cách mạng của Campuchia được công bố. Pen Sovan được cử làm tổng bí thư, và phần đông các nhà bình luận lúc đó nhấn mạnh rằng ban lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng bị những “cựu binh của cuộc chiến tranh" khống chế, nghĩa là những người thân Việt Nam đã sống lưu vong ở Hà Nội trong suốt những năm của Pol Pot, chứ không phải những người cộng sản “trong nước” như Heng Samrin. Tháng 12 năm 1981 Pen Sovan rút lui với lý do chính thức vì sức khoẻ và được Heng Samrin thay thế.
Trong sách Hun Sen - Nhân vật xuất chúng của Campuchia có những đoạn đề cập đến nhân vật này:
 "Hun Sen, Heng Samrin và Chea Sim đã nghĩ ra các đường lối quân sự và chính trị cho Mặt trận Thống nhất tại cuộc họp 5 bên nổi dậy. Một trong các cánh được Heng Samrin và Chea Sim lãnh đạo đã tiến hành cuộc nổi dậy bên trong Campuchia . Cánh thứ hai dưới quyền chỉ đạo của Bou Thang đã khởi nghĩa vào năm 1975 ở đông bắc Campuchia . Cánh thứ ba là những người cộng sản được Pen Sovann lãnh đạo, một nhà trí thức được Hà Nội đào tạo và các người khác như Chea Soth và Chan Si. Bộ ba này đã sống ở Việt Nam trong nhiều năm kể từ hiệp định Geneve năm 1954. Cánh thứ tư là các lực lượng mới thành lập của Hun Sen và cánh thứ năm đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Khơme Đỏ ở Thái Lan dưới quyền chỉ huy của Say Phuthang và Tea Banh. 
Pen Sovann : Sinh năm 1935, ông tham gia phong trào độc lập Issarak ( Bắt cóc để đòi độc lập ) khi mới 13 tuổi và sau đó gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1951. Sovann làm vệ binh cho Ta Mok, rồi sau này tiếp tục trở thành một tướng hung tợn của Pol Pot chịu trách nhiệm diệt chủng. Sau ngày độc lập năm 1953, Sovann bỏ Ta Mok đi sang học tại các trại huấn luyện cộng sản ở Việt Nam. Ông đã cố gắng vận động người dân Campuchia sống dọc biên giới Lào lật đổ Pol Pot. Sau khi lật đổ Khơme Đỏ , Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa Sovann lên làm Tổng bí thư Đảng cách mạng nhân dân . Vào tháng 7 năm 1981, ông được bầu giữ chức Thủ tướng, nhưng không bao lâu sau bị cách chức do những sự bất đồng về chính sách với Heng Samrin. Sovann được xem là không trung thành với Việt Nam. Ông đã được đưa bằng máy bay sang Hà Nội, nơi ông đã bị giam trong 7 năm. Sovann đã đổ lỗi cho Hun Sen về chuyện ông bị giam cầm này. Năm 1992, trở về Campuchia, ông đã được chấp thuận cho gia nhập Đảng Nhân dân Campuchia , nhưng đã bị khai trừ sau các đồn đại là ông có thể tham gia đảng đối lập do Sam Rainsy, một người chỉ trích chính phủ cầm đầu.
Khi đất nước đã được giải phóng, hai máy bay Dakota do Mỹ chế tạo được không quân Việt Nam điều khiển đã cất cánh khỏi phi trường Tân Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh bay thẳng sang phi trường Pochentong ở Phnom Penh . Một trong hai chiếc phi cơ này đã chở Hun Sen và Chea Sim, còn chiếc kia chở Heng Samrin và Pen Sovann. Bốn nhân vật chính đã bày binh bố trận cho công cuộc giải phóng này. Heng Samrin nhanh chóng được chỉ định làm Chủ tịch Hội đồng Cách mạng Nhân dân mới thành lập; Chea Sim là Bộ trưởng Nội vụ, Pen Sovann giữ vai trò then chốt làm Bộ trưởng Quốc phòng. Nhỏ nhất, Hun Sen biết mình sẽ được chỉ định làm Bộ trưởng Ngoại giao. Vào tháng 2 năm 1979, tất cả họ đều trở về quê hương và được chào đón như các vị anh hùng.
Hun Sen đã nhắc đến một số phiếu bầu Pen Sovann làm Thủ tướng vào tháng 7 năm 1981 và Chan Si vào năm kế tiếp. Pen Sovann, một người thân Hà Nội đã bị cách chức sau khi ở cương vị Tổng Bí thư đảng cầm quyền. Vào các thời điểm khác, ông đã làm Phó Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Người ta tin ông là nạn nhân của một sự bất đồng quan điểm cá nhân với Heng Samrin theo sau các khác biệt ý thức hệ sâu xa.

Pen Sovann đã là một đảng viên tích cực của KPRP, một bộ phận của Đảng Cộng sản Đông Dương (ICP) vốn giữ vai trò quan trọng chống lại sự thống trị của thực dân Pháp và sự chiếm đóng của Nhật ở Campuchia . KPRP được thành lập vào năm 1951 sau khi ICP bị giải tán và tái tổ chức thành ba Đảng Cộng sản, ĐCS Việt Nam , ĐCS Lào và ĐCS Campuchia . Vào năm 1962, ĐCS ở Campuchia tách đôi thành phe thân Trung Quốc và phe thân Liên Xô. Pol Pot lãnh đạo nhóm thân Trung Quốc chống Liên Xô kịch liệt. Vào tháng 1 năm 1979, sự phân chia đã trở thành vĩnh viễn khi phe thân Liên Xô và thân Việt Nam dưới quyền Sovann đã thay thế Pol Pot giữ vai trò lãnh đạo ở Phnom Penh . Pen Sovann đã được bầu làm Bí thư thứ nhất của Ủy ban Trung ương Đảng KPRP có 65 thành viên chính thức.

Pen Sovann đã bỏ đảng của nhóm cộng sản theo Pol Pot, những người mà ông đã tố cáo là những kẻ phản bội, tại đại hội lần thứ tư của Đảng KPRP diễn ra từ ngày 26 đến 29 tháng 5 năm 1981. Đại hội này đã tập trung loại bỏ hoàn toàn “ học thuyết chủ nghĩa dân tộc cực đoan phản động” của Pol Pot, xóa bỏ tư tưởng sùng bái cá nhân và phát triển đảng theo chủ nghĩa Mác – Lê nin.

Khi Heng Samrin bất ngờ thay thế Pen Sovann lãnh đạo đảng vào ngày 4 tháng 12 năm 1981, thái độ thân Việt Nam của Đảng KPRP thậm chí đã trở thành rõ rệt hơn. Pen Sovann đã bị khai trừ ra khỏi đảng, ông bị bắt giam vào tháng 12 và gần như từ đó ông ngừng tham gia vào chính trường trong vòng 10 năm.

Pen Sovann nói “ Hun Sen và Say Phuthang (đồng chí cao cấp trong Đảng cộng sản) phải chịu trách nhiệm về việc bắt giam tôi”.

Ở Phnom Penh , Quốc hội đã bầu Chan Si làm Thủ tướng vào đầu năm 1982. Vào thời điểm đó, Hun Sen đang viếng thăm Pháp với tư cách là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Cùng năm đó, ông còn đi Liên Xô và nghỉ hè ở vùng Biển Đen.

Năm 1992, Pen Sovann quay lại chính trường và xin vào Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), đảng chuyển tiếp từ Đảng KPRP, nhưng không được chấp nhận vì người ta không tin tưởng ông. Ông đã nhiều lần yêu cầu vào đảng này nhưng đều đã bị từ chối. Cuối cùng vào năm 1994, ông được bổ nhiệm vào làm cố vấn cho một chi bộ đảng của CPP ở Takeo. Nhưng Đảng CPP đã bắt đầu nghi ngờ sự trung thành của ông , khi có tin đồn ông có thể gia nhập Đảng Dân tộc Khơme do một giám đốc điều hành công ty được Pháp đào tạo thành lập vào năm sau, người này có tên là Sam Rainy, con trai của Sam Sary, một quan chức cao cấp trong chính phủ Sihanouk vào thập niên 1960. Do đó Pen Sovann đã mất chức. Ông viện cớ là Hun Sen đã đe dọa tịch thu xe và nhà của ông ở Takeo. Sau đó, ông đã nhiều lần yêu cầu Đảng CPP cho ông gia nhập đảng trở lại.

Ông ta nói “ Tôi đã khẩn khoản xin vào Đảng (CPP) bằng cách một năm viết một hoặc hai lá đơn gửi cho Hun Sen và Chea Sim. Gần đây tôi đã hỏi Chea Sim xem tôi có thể phục vụ Đảng CPP được không ?”.

Pen Sovann không còn hy vọng nên đã quay sang Đảng Funcinpec của Ranariddh, khi ấy ông mới biết là mình bị từ chối vì các khuynh hướng Mác – Lênin trước đây của ông. Ông vẫn ở ngoài lề đời sống chính trị của Phnom Penh , vẫn nuôi các hy vọng mong manh về việc bắt đầu thành lập một đảng riêng. "
BBC trong bài "Ký ức về một thời đen tối"dẫn lời Pen Sovann:
"Pen Sovann cảm giác sâu sắc hơn đa số. Ông là một trong những sáng lập viên mặt trận chống Khmer Đỏ và trở thành thủ tướng năm 1981 trước khi bị sa cơ thất thế.
Bất đồng với Việt Nam đã khiến ông đầu tiên mất chức, sau đó là 10 năm tù ở Hà Nội.
"Ban đầu là giải phóng. Họ không thể nhìn nhà hàng xóm cháy, nên họ giúp đem nước để dập lửa," ông nói. "Nhưng tôi không vui khi họ tìm cách áp đặt ảnh hưởng lên Campuchia. Họ trở nên mạnh hơn, và ngay cả hôm nay họ có ảnh hưởng hơn ban lãnh đạo Campuchia hiện thời."
Năm 2002, Vietbao online 
"NAM VANG (AP) - Một cựu lãnh tụ CS Cam Bốt đã tố cáo CSVN hôm chủ nhật về việc chiếm đóng và cướp bóc Cam Bốt khi bộ đội tiến vào lật đổ chế độ Khmer Đỏ cuối thập niên 1970s.
Pen Sovann là cựu Tổng Bí Thư Đảng Giải Phóng Nhân Dân Cam Bốt (CPLP) - tiền thân của Đảng Nhân Dân Cam Bốt (CPP) hiện nay của Thủ Tướng Hun Sen. Ông từng chỉ trích CSVN mạnh mẽ trong quá khứ.
Pen Sovann nói, "VN đã phá bỏ lời hứa giúp vô điều kiện dân Cam Bốt thoát chế độ diệt chủng và tôn trọng lẫn nhau lãnh thổ và chủ quyền."
Ngày 1-7 vẫn luôn luôn gây tranh cãi. Chính thức là ngày hồi sinh, nhưng nhiều người Cam Bốt vẫn xem đó là ngày ngoại quốc chiếm đóng, mà lại do 1 láng giềng trứớc giờ đầy khả nghi. Sau khi đánh bại chính phủ Khmer Đỏ lãnh đạo bởi Pol Pot, khoảng 200,000 bộ độ CSVN ở lại Cam Bốt thêm 10 năm nữa.
Pen Sovann tố cáo quân đội CSVN đã cướp tài sản từ các nhà bỏ hoang, và thường dân VN đã dựng nhà trên đất Cam Bốt sau khi chiếm đóng năm 1979. Ông cũng tố cáo là CSVN đã dời cọc biên giới phía Tây vào thêm 5 kilômét trong đất Cam Bốt - 1 lời cáo buộc thường được nêu lên bởi các chính khách đối lập và các hội sinh viên.
Lá thư của ông được đăng trên trang web của đảng hiện nay của Pen Sovann, Đảng Xây Dựng Quốc Gia Cam Bốt (CNSP)"
"Đảng Nhân Quyền do ông Kem Sokha thành lập trong vòng 1, 2 năm trở lại đây. Ông Kem Sokha trước đây là Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Cam Bốt. Ngoài ông Kem Sokha, ban lãnh đạo Đảng Nhân Quyền gồm có ông Pen Sovann, nguyên Thủ Tướng chế độ Cộng Sản Cam Bốt vào năm 1980, do vì muốn thoát khỏi sự chi phối chính trị của chế độ Hà Nội, nên ông bị bắt mang về VN giam trong 10 năm. Ông Pen Sovann được cho về lại Cam Bốt trong năm 1992. Nhân vật thứ ba trong ban lãnh đạo Đảng Nhân Quyền là ông Son Subert, con trai của cố Thủ Tướng Son Sannn thời kỳ trước 1975." 

Ai tò mò thích chuyện thâm cung bí sử, xem thêm thảo luận về sự kiện này trên Diễn đàn Quân sử: 2  3  4  5

______________
Thợ cạo tổng hợp

Tìm kiếm Blog này