Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Về Đoàn 578 và Tiểu đoàn Bạn

Từ năm 1975, trên địa bàn các tỉnh Đông Bắc Campuchia đã có các nhóm ly khai hoạt động chống lại chế độ Pôn Pốt. Nhân dân huyện Tà Veng (55A), huyện Vươn Sai (tỉnh Ráttanakiri), dưới sự lãnh dạo của đồng chí Bu Thoong và đồng chí Bun Mi, đã nổi lên chống lại chế độ Pôn Pốt - Iêng Xari. Các đồng chí Bu Thoong, Bun Mi cùng đồng chí Thoong Bay (Huyện ủy viên huyện 52T), đồng chí Sươn Huyện ủy viên (huyện 55B), đồng chí Khăm Phun (Bí thư xã Vươn Sai) đứng ra vận động, tập hợp hơn 4.000 người, lựa chọn xây dựng được 5 trung đội vũ trang làm nòng cốt xây dựng căn cứ U-pứng, sát biên giới Việt Nam. Đồng chí Soi Keo được giao phụ trách 5 trung đội vũ trang công tác, cùng đồng chí Thoong Bay phụ trách các tổ chức quần chúng nhân dân đánh địch, bảo vệ căn cứ. Trước sự phát triển của phong trào ly khai ở các tỉnh Đông Bắc, Pôn Pốt - Iêng Xari (.032) đã huy động quân đội đàn áp. Để bảo toàn lực lượng, tháng 8 năm 1975, đồng chí Bun Mi triệu tập một cuộc họp bàn việc tổ chức cho nhiều cán bộ ly khai lánh sang hai nước Việt Nam và Lào. Đoàn sang Lào có 2.500 người, do các đồng chí Khum, Tương, Sươn phụ trách. Đoàn sang Việt Nam có 1.943 người của hai làng Kcho Buôn và Kcho Dươi, do hai đồng chí Bu Thoong và Thoong Bay phụ trách. Lực lượng còn lại do đồng chí Bun Mi chỉ huy, lập căn cứ ở Tàgiạc chống lại quân Pôn Pốt...
Sau khi sang Việt Nam (tháng 9 năm 1975), lực lượng ly khai của các tỉnh Đông Bắc Campuchia chuyển về Gia Bốc (tỉnh Gia Lai - Kon Tum). Được sự giúp đỡ của nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum, họ đã dần dần có cuộc sống ổn định, nhiều người trong số họ tích cực tham gia các đội vũ trang cách mạng, sẵn sàng trở về giải phóng quê hương.

Để trực tiếp giúp bạn về huấn luyện, xây dựng lực lượng vũ trang, theo chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, tháng 6 năm 1978, Bộ tư lệnh Quân khu 5 quyết định thành lập Đoàn 578 (tương đương cấp sư đoàn).
Đoàn 578 có ba cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần) và 5 đại đội trực thuộc (vệ binh, thông tin, trinh sát, quân y, vận tải). Ban chỉ huy Đoàn gồm có Trung tá Trần Tiến Cung - Đoàn trưởng; Thượng tá Trần Ngọc Quế - Chính ủy; Trung tá Đinh Trí - Đoàn phó và Trung tá Vũ Khắc Thịnh, Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị. Được sự giúp đỡ của lực lượng vũ trang Quân khu 5, mà trực tiếp là Đoàn 578, đến tháng 7 năm 1978, (.044) Bạn đã thành lập được 1 tiểu đoàn gồm 5 đại đội và 17 đội công tác (tổng số 600 người)[1]...

1. Tiểu đoàn này ban đầu do đồng chí Sôi Keo làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Bu Thoong làm Chính trị viên.
Quyết định số 229/QĐ-QP giải thể Đoàn 578, thành lập Phòng Chuyên gia quân sự trực thuộc Bộ tư lệnh 579 Quân khu 5
(trích từ: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K)
____________________


Đoàn trưởng:Trung tá Ba Cung (sau này là Thiếu tướng Trần Tiến Cung)


Đoàn trưởng 578 Trần Tiến Cung (bên trái) cùng đồng đội tại Cam-pu-chia năm 1979. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Năm 1977, ông được Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng gọi đến trao nhiệm vụ mới, chuẩn bị “tiền trạm” cho cuộc chiến chống lại chế độ Pol Pot.
Sau khi giúp nước bạn giải phóng thành công, ông trở về, năm 1984 trở lại làm Cục trưởng Cục 11.
Đến năm 1995, ông đảm nhiệm vị trí Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2, Bộ Quốc phòngNghỉ hưu ông làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Đà Nẵng (2005)

Đại đội trưởng Trinh sát của Liên khu 5 Trần Tiến Cung sau chiến thắng Đắc Pơ 1954. Ảnh tư liệu.

Sinh năm 1928, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
Năm 1965, Cụm trưởng Cụm tình báo H32, đóng tại Gò Nổi, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Ra Bắc, làm Trưởng ban Tình báo (thuộc Phòng 73) chỉ huy lực lượng điệp báo miền Nam.
năm 1977, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã gọi Trưởng ban tình báo Trần Tiến Cung lên để giao nhiệm vụ mới. Khi ấy tại các tỉnh Tây Nguyên có một bộ phận nhân dân Cam-pu-chia bị Pôn Pốt đàn áp dã man nên đã chạy sang Việt Nam, tập trung ở khu vực Chư Mo Ray, huyện Sa Thầy, tỉnh Gia Lai - Kon Tum (cũ). Thêm nữa là tình hình biên giới Tây Nam phức tạp, có thời điểm quân Pôn Pốt đã đánh sâu vào nội địa nước ta. Trước đó, Đoàn 11 thuộc Cục Nghiên cứu (nay là Cục 11 thuộc Tổng cục II) được thành lập, Trần Tiến Cung đảm nhiệm vai trò Đoàn trưởng. Tướng Cung nhớ lại: “Sau khi xuống địa bàn, qua đèo Ngọc Linh chúng tôi đã gặp người dân Cam-pu-chia ly khai nhưng không tiếp xúc ngay với họ được. Vài ngày sau, chúng tôi dần bắt chuyện thì mới biết họ sợ chính quyền Việt Nam không thực lòng giúp mà bắt họ trả về cho Pôn Pốt. Chúng tôi đã phải tích cực tuyên truyền vận động họ vứt bỏ gánh nặng đó và yên tâm rằng người Việt Nam sẽ giúp nhân dân Cam-pu-chia chống lại Pôn Pốt…”. Không chỉ bằng lời nói suông, Trần Tiến Cung đã điện về báo cáo Thượng tướng Trần Văn Quang (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) xin chủ trương và mua thêm nhiều đồ dùng sinh hoạt, quần áo, thuốc men, mắm muối… để hỗ trợ người dân Cam-pu-chia tị nạn. Khi tình nghĩa nhân dân hai nước đã nhen nhóm gắn bó, năm 1978 Đoàn 578 được thành lập (tương đương Sư đoàn) do Trần Tiến Cung làm Đoàn trưởng, Bí thư Đảng ủy là đồng chí Quế (thư ký của Tư lệnh Quân khu 5 Chu Huy Mân). Thành phần của đoàn chủ yếu gồm 2 lực lượng là người Cam-pu-chia ly khai từ Lào qua Việt Nam và từ Đông Bắc Cam-pu-chia sang. Đoàn này có nhiệm vụ sang nước bạn xâm nhập, tổ chức giúp nhân dân Cam pu-chia chống lại Pôn Pốt và bọn phản động lưu vong.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Trần Tiến Cung năm 1996. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Thiếu tướng Trần Tiến Cung kể tiếp: “Sau một thời gian, công việc tiến triển tốt, đồng chí Lê Đức Thọ đã rút tôi vào TP Hồ Chí Minh hoạt động, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông về vấn đề quốc tế. Bây giờ dù đã ngoài 80 tuổi nhưng tôi vẫn giữ mãi ấn tượng sâu đậm và niềm vinh dự trong cuộc đời là được 2 lần làm thư ký và trợ lý cho hai đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị”. Năm 1980, Bộ Quốc phòng cử một đoàn cán bộ tình báo sang Liên Xô học tập, một lần nữa Đại tá Trần Tiến Cung lại làm Đoàn trưởng. Thời gian học tập ở đây đã giúp ông rất nhiều, hành trang khi mang về nước không chỉ là những kiến thức nghiệp vụ tình báo mà còn là kỷ niệm sâu sắc về tình bạn, tình hữu nghị của bạn bè quốc tế dành cho Việt Nam. Tháng 6-1981, ông về nước về được bổ nhiệm làm Phó phòng 73, Cục Nghiên cứu (Bộ Tổng tham mưu). Trong thời gian ở đây, ông đã tham gia chỉ đạo phá những vụ án lớn do bọn tội phạm xâm nhập trái phép lãnh thổ Việt Nam với âm mưu gây rối, lật đổ như Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh… Năm 1984, ông trở lại làm Đoàn trưởng Đoàn 11 rồi tới năm 1995 ông đảm nhiệm vị trí Phó tổng cục trưởng Tổng cục II. Vị tướng tâm sự rằng: “Từ đây tôi chuyển sang một lĩnh vực công tác mới, không còn làm nghiệp vụ tình báo mà tập trung chỉ đạo, theo dõi, xây dựng lực lượng quân báo và trinh sát toàn quân. Cho tới năm 1998 tôi có quyết định nghỉ hưu và năm 2000 thì chính thức nhận sổ, tôi về sống một cuộc sống yên bình ở Đà Nẵng”.
Chuyện về vị tướng tình báo trọn đời sinh tử với Khu 5
Chuyện về vị tướng tình báo trọn đời sinh tử với Khu 5 (Tiếp theo và hết)


Đoàn phó: Trần Quảng (bí danh, sau này là Thiếu tướng Đinh Trí)
trích đoạn liên quan đến điệp viên Trần Quảng từ từ: Điệp viên mang bí số N-113

"...
Trường LA FONTAINE cũng là nơi đặt điện đài kín đáo an toàn, giữ được liên lạc thường xuyên, thông suốt với Trung tâm từ 1966 đến 1972, cho đến khi anh Thiết được lịnh về nước.
Năm 1970, N.113 lại nhận thêm nhiệm vụ đón một điệp viên mới từ Trung tâm cử sang Vientiane. Đó là anh Trần Quảng.
Anh Quảng tên thật của anh là Đinh Trí, một cán bộ của Quân khu Năm tập kết ra Bắc. Sau giải phóng miền Nam, nhờ những thành tích trong thời chống Mỹ và bảo vệ biên giới, được Quân khu Năm đề nghị thăng cấp thiếu tướng vào tháng 2 năm 1990. Khi tôi viết những dòng này thì Thiếu tướng Đinh Trí là chủ tịch hội Cựu chiến binh TP. Đà Nẵng.
Lần này, việc lo giấy tờ hợp pháp cho anh Quảng rất khó khăn.
Thời gian này cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã đi vào giai đoạn quyết liệt, đế quốc Mỹ liên tục dùng máy bay oanh kích miền Bắc, vì chúng biết miền Bắc đang tìm mọi cách giúp đỡ cách mạng miền Nam. Vì vậy Mỹ ngăn chặn mọi con đường có thể xâm nhập miền Nam, trong đó có con đường Lào. Cố vấn an ninh Mỹ ở Lào thường xuyên túc trực để kiểm tra việc cấp giấy phép cư trú cho ngoại kiều.
Các người quen của N.113 hoàn toàn bó tay, kể cả hai sĩ quan công an mà anh thân quen là Colonel Văn Sỹ và Capitaine Fouma phụ trách việc xét cấp giấy cư trú cũng một mực từ chối, dù được thù lao rất hậu.
.....
Vậy là N.113 còn giữ lại được giấy đỏ, tên Nguyễn văn Tải đã bị xé rách. Anh dùng băng keo dán lại thật khéo, thay ảnh anh Trần Quảng vào. Anh lại phải tìm cách thuyết phục Colonel R. S. (Ngọc Dâu), anh ta mới nhận lời đến sở công an ngoại kiều, mượn nguyên bộ hồ sơ của Nguyễn văn Tải về để gọi là “thẩm tra”. N113 lại tráo ảnh Trần Quảng vào, ghi lại đầy đủ các chi tiết trong hồ sơ làm căn cứ để nộp đơn xin đổi giấy cư trú mới.
Đút tiền thì bộ máy quan liêu làm việc rất nhanh, và thế là anh Trần Quảng đã có đủ giấy tờ hợp lệ để vào địa bàn với chức danh tổng giám thị và giáo viên của trường LA FONTAINE.
Đương nhiên là dưới tên Nguyễn văn Tải.
Học sinh trường này hàng năm thi tuyển lên trung học (lycée) đạt tỷ lệ cao, rất có uy tín, nên học sinh càng đông, phải mở thêm một sơ sở khác ở xóm Xiêng Khoảng, cũng tại Vientiane. Vị thế công khai của các anh Nguyễn văn Thiết, Trần Quảng càng thêm vững chắc. Từ đó, tổ điệp báo hình thành.
Từ đó, tổ điệp báo hình thành. Họ một lòng đoàn kết, chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất lẫn nhau để mọi người có thể toàn tâm, toàn ý cống hiến hết sức mình, hoàn thành nhiệm vụ chung. Tuy nhiên, họ tuân thủ nguyên tắc hoạt động mật, những việc phân công riêng cho ai thì người khác không được biết, trừ những công việc cùng tổ chức thực hiện.
....."


Từ trái sang phải : cô Năm Phương, nữ đồng chí vợ của N.113, N.113 và Út Hiển - những tấm bình phong chắc chắn trong lần qua Thailand...
(Không có ảnh nên đăng tạm những đồng chí của Thủ trưởng, người Thầy, mình hằng nể phục.)
Trước khi mất, Ông cùng với Vũ Ngọc Nhạ, làm cố vấn cho Cục 12, TC II, và Chủ tịch hội Cựu chiến binh TP. Đà Nẵng. Quê ông ở Quảng Nam.

Xem thêm: 
Campuchia - chuyện chưa kể về Ủy ban khởi nghĩa Đông bắc_________
Đại úi guè st

Tìm kiếm Blog này