Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Chiến tranh Biên giới Tây Nam - một chương sử cần phải biết

Để bắt đầu bài viết này, tôi cần phải đi với các bạn từ nguyên nhân cuộc chiến cho thật rõ ràng.
Chỉ có đi từ nguyên nhân và cốt lõi vấn đề ta mới có thể giải quyết được tất cả các khúc mắc và tranh cãi, mù mờ và hoang mang mà các bạn đang mang trên người về các vấn đề đối ngoại với Campuchia.
I. NGUYÊN NHÂN CHIẾN TRANH
1. Nguyên nhân bên ngoài:
Hãy nói thử xem, người dân Việt Nam đang đọc bài viết này. Khi tôi thống kê những tội ác này của Khmer Đỏ dành cho nước ta. Bạn có chấp nhận hay không?
1/ Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu, đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương và mất tích ở Tây Ninh, nã pháo vào Châu Đốc – An Giang, cầm dao quắm qua biên giới cắt đầu dân ta, rồi cắt đầu cả dân Campuchia rồi đổ tội là bộ đội ta làm.
2/ Bạn có biết không một vụ thảm sát tên là Ba Chúc ở huyện Tri Tôn - An Giang? Nơi hơn 3000 người dân thường vô tội của ta bị Khmer Đỏ giết chết. Thống kê tất cả: Từ 1975 cho tới năm 1978, có tới 30 ngàn người Việt Nam bị Khmer Đỏ sát hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới.
3/ Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã cố gắng đàm phán ngoại giao, nhưng Khmer Đỏ từ chối đàm phán, Trung Quốc ở giữa không chịu làm trung gian hòa giải, còn Liên Hợp Quốc làm lơ trước các phản đối của chính quyền Việt Nam về các hành động gây hấn của Khmer Đỏ.

"Đội quân nhà Phật” ư? - Tôi đã đến CPC, chắc chắn không với tư thế của một kẻ xâm lược.

CAMPUCHIA, 7-1
Sáng nay, tôi gửi tấm hình chụp trang Nhất Tuổi Trẻ rồi hỏi một nhà báo có mặt ở Campuchia từ tháng 1-1979 và đã làm việc ở bên đó với thời gian gần 30 năm, "Anh đã nghe người CPC nào gọi 'Quân tình nguyện VN' là 'bộ đội nhà phật' chưa?" Anh nói, "Tôi chưa được nghe trực tiếp bao giờ". Theo anh thì có báo trong nước trích câu này và nói là Sihanouk nói, sự thực thì không có nguồn nào cho thấy Sihanouk đã từng nói.
Tháng 11-1991, khi trở về Phnompenh, lần đầu tiên Sihanouk nói một câu tử tế, "Nếu không có VN thì có lẽ tôi đã chết"; 18 con, cháu của Sihanouk đã chết dưới tay Khmer Đỏ; nhưng, ngay lúc đó trước hàng trăm nhà báo nước ngoài (trong đó có tôi, anh Ngọc Trân, Danh Đức, Phan Tùng, Trần Trọng Thức...), Sihanouk vẫn gọi hành động năm 1979 của VN là "xâm lược".
Nhiều cựu binh, đặc biệt là tướng lĩnh của VN vẫn nói câu đó và họ cho rằng họ nghe câu đó từ những người dân mà mình đã gặp. Với hơn 3 năm làm chuyên gia quân sự ở Campuchia, nói tiếng CPC, sống với người CPC..., tôi biết có không ít "chính trị viên" đã soạn cho người CPC những lời thơm tho để ca ngợi VN. Cũng không ít kẻ nịnh bợ từng có vài lời đãi bôi. Vấn đề là ta không thể biết có bao nhiêu người dân CPC thực sự nghĩ như những lời được mớm...
Cũng sáng nay tôi hỏi đồng nghiệp ở Phnompenh, các báo nói gì về sự kiện ngày 7-1. Anh cho biết, "Báo ủng hộ chính phủ nói chiến thắng 7-1 là lịch sử, nhắc đến Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia (tiền thân của CPC) nhưng phớt lờ VN. Hôm qua, báo đối lập đặt câu hỏi, 'có phải ngày 7-1, VN vào xâm lược CPC?', người phát ngôn của văn phòng Hội đồng Bộ trưởng chỉ vòng vo chứ không đi vào nội dung câu hỏi".

Chuyện Chakrapong & ý đồ thành lập khu tự trị Campuchia (6/1993)

Theo trong bài: Một thời làm báo sôi động ở Cam-pu-chia
.............
Nhưng rồi tôi cũng có được cơ may "lấy công chuộc tội" nhờ một sự kiện xảy ra trong thời gian kiểm phiếu. Cho đến khi quá trình bỏ phiếu được hoàn tất, ban lãnh đạo CPP vẫn tin là họ sẽ giành được đại đa số phiếu bầu. Tôi cũng tin là CPP thắng cử. Việt Nam ta cũng mong như thế và chủ trương thông tin tuyên truyền đậm cho thắng lợi của CPP trong cuộc bầu cử này. Nhưng bất ngờ đã xảy ra. Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 31/5/1993, một nguồn tin riêng tại Phnôm Pênh "mách nhỏ" với tôi: "CPP và SOC (Nhà nước CPC) sẽ ra tuyên bố tố cáo những sự gian lận trong cuộc bầu cử và do vậy sẽ không công nhận kết quả Tổng tuyển cử". 20 phút sau, tôi có trong tay bản tuyên bố đó với lời dặn "không được công bố trước 12 giờ hôm nay". Tôi hiểu Đài Phnôm Pênh của Nhà nước CPC sẽ phát bản tuyên bố này trong buổi thời sự 12 giờ trưa. Tôi tức tốc dịch và chuyển toàn văn bản tuyên bố đó về Hà Nội trước khi Đài Phnôm Pênh lên tiếng. Tổng xã nhận được thông tin này của tôi trước cả tin của các hãng phương Tây và ngay lập tức chuyển hướng chỉ đạo tuyên truyền về kết quả cuộc bầu cử ở CPC. Ngay chiều hôm đó, chúng tôi nhận được điện khen kèm theo số tiền thưởng 100 USD của Thủ trưởng Đỗ Phượng. Cả phân xã ăn mừng.
Mặc dù bị tố cáo có gian lận với những bằng chứng cụ thể được Thủ tướng Nhà nước CPC Hun Sen công bố trên truyền hình, cuộc tổng tuyển cử vẫn được UNTAC coi là thành công. Đảng FUNCINPEC thu được nhiều phiếu nhất, nhưng vẫn không giành được đủ số ghế theo quy định để lập chính phủ riêng, đành phải cùng CPP (đảng giành được nhiều phiếu thứ hai) đi đến thoả hiệp

Sự kiện quan trọng: Ngày 5-7/8/1997 đảo chính ở Campuchia

Từ những giọt nước mắt của sự thất bại đã làm trào dâng cảm xúc mãnh liệt và tài năng của một người xuất chúng.

Khi đảng của ông bị thất bại trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 1993, dưới con mắt của mọi người, Hun Sen là một người thua cuộc. Nhưng tình hình ở Campuchia không phải lúc nào dường như cũng như vậy. Mặc dù Ranariddh đã đảm đương vai trò Thủ tướng thứ nhất, nhưng ông không thể kiểm soát được hết bộ máy chính quyền ở các tỉnh lẻ được điều hành bở đảng của Hun Sen , vị Thủ tướng thứ hai. Đảng của Ranariddh ở cơ sở phân tán quá mỏng không đủ nhân sự. Ngược lại, đảng của Hun Sen đã kiểm soát chính quyền qua mạng lưới các cán bộ chỉ huy quân sự, các trưởng công an và cán bộ địa phương mà phần đông họ đã chiến đấu bên cạnh vị Thủ tướng của họ trong cuộc chiến tranh giải phóng chống lại quân Khơme Đỏ . Các cán bộ ở tỉnh lẻ có ảnh hưởng mạnh được Hun Sen tuyển chọn và họ vẫn còn trung thành với ông. Các đảng viên của Ranariddh thường mang hộ chiếu nước ngoài và hình như chẳng có tinh thần đâu để về các vùng quê nghèo xơ xác vốn phải chịu nóng bức và bụi bặm của phấn hoa và bông cỏ. So với Đảng CPP thì Đảng Fucnipec hết sức mờ nhạt.

Không lâu sau cuộc bầu cử, Ranariddh và Hun Sen đã nỗ lực tạo ra bộ chính phủ gắn kết và đánh bóng nó trong một giai đoạn, họ đã thể hiện được tấm bình phong đoàn kết hòa hợp. Thủ tướng thứ nhất và thứ hai thậm chí còn đi ra nước ngoài cùng tham gia vào các cuộc viếng thăm chính thức và ca ngợi lẫn nhau một cách hào phóng. Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài mỏng giòn, tất nhiên sẽ bị nứt nẻ dưới sức ép. Ông Ranariddh ngày càng trở nên không còn chi phối được sức mạnh khủng khiếp của Đảng CPP mà Đảng Funcipec của ông không sao bì kịp.

Xung đột Thái Lan-Việt Nam (1982-1988)

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ ở biên giới của các lực lượng chống đối chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia; 1979-1984.
Chính phủ Thái Lan nghi ngờ mục tiêu lâu dài của Việt Nam và lo sợ Việt Nam hỗ trợ cho phong trào cộng sản bên trong Thái Lan nổi dậy đã khiến chính phủ Thái Lan ủng hộ mục tiêu của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1979, sự hiện diện quân sự của Việt Nam tại Campuchia một lần nữa những mối quan tâm tương tự lại dấy lên, Bangkok liên minh với Khmer Đỏ - một kẻ thù của Việt Nam và tìm đến sự hỗ trợ an ninh của Bắc Kinh. Trong cả hai trường hợp, hành động của Thái Lan cứng rắn hơn thái độ của Hà Nội đối với Bangkok. Là thành viên ASEAN dễ bị tổn thương nhất một cuộc tấn công giả định của Việt Nam, Thái Lan đã cho Khmer Đỏ trú ẩn ở các trại bên trong lãnh thổ của mình,[2] Thái Lan là nước đầu tiên trong khối ASEAN phản đối "cuộc xâm lược năm 1978 của Việt Nam vào Campuchia".
Năm 1973, chính phủ dân sự mới của Thái Lan tạo ra một cơ hội hòa giải ở mức độ nào đó với Bắc Việt Nam khi chính phủ Thái đề nghị xóa bỏ sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trên đất Thái và chấp nhận lập trường trung lập hơn. Hà Nội đáp lại bằng việc gửi một phái đoàn đến Bangkok, nhưng các cuộc đàm phán đã đổ vỡ trước khi đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong việc cải thiện mối quan hệ. Thảo luận được nối lại vào tháng 8 năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất. Kết quả là đề nghị cho một cuộc trao đổi đại sứ và mở các cuộc đàm phán về thương mại và hợp tác kinh tế, nhưng một cuộc đảo chính quân sự vào tháng 10 năm 1976 mở ra một chính phủ Thái Lan mới có ít cảm tình với những người cộng sản Việt Nam.

Lịch sử Campuchia (1979-1993)

Khmer Đỏ rút chạy và sự hậu thuẫn của Trung Quốc - Thái Lan[sửa | sửa mã nguồn]

Khmer Đỏ rút chạy về phía Tây, hướng biên giới với Thái Lan, và chốt lại tại các căn cứ gần biên giới. Ieng Sary chạy khỏi Phnom Penh trên chuyến tàu cuối cùng sáng ngày 7 tháng 1, ra đến biên giới Thái Lan ngày 11 tháng một trong tình trạng đói, kiệt sức và mất dép. Trực thăng Thái đưa đoàn của Ieng Sary cùng Đài phát thanh của Khmer Đỏ đến sân bay Đôn Mường rồi từ đó đoàn bay tiếp đến Trung Quốc.[3]
Ngày 13 tháng 1, Ieng Sary gặp Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình phê phán chiến dịch thanh trừng của Khmer Đỏ hơi quá đáng và quá rộng về phạm vi, gây cho Trung Quốc những sự bất tiện và mang lại nhiều kết quả xấu. Ông khuyên Khmer Đỏ nếu muốn được Trung Quốc giúp đỡ thì nên giữ Sihanouk ở vị trí đứng đầu chính phủ, Pol Pot làm thủ tướng tổng tư lệnh chịu trách nhiệm về quốc phòng, Cùng ngày hôm đó, Ủy viên Bộ chính trị Cảnh Biểu (耿飚), thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Hàn Niệm Long, cùng một vài thành viên trong Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc bay đến Bangkok bắt đầu bàn bạc về cách thức hợp tác giữa Trung Quốc và Thái Lan trong cuộc chiến tại Campuchia để hỗ trợ Khmer Đỏ.[4]
Thái Lan đồng ý cho Khmer Đỏ sử dụng lãnh thổ của mình cho các công tác hậu cần, đồng ý cung cấp các phương tiện giao thông vận tải phục vụ Khmer Đỏ, đồng ý để các lãnh đạo Khmer Đỏ đi qua đất Thái Lan khi ra nước ngoài.[5]
Ngày 16 tháng 1, Đài Campuchia Dân chủ bắt đầu phát sóng trờ lại từ trong lãnh thổ Trung Quốc.[5]

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Hồi ký Trần Quang Cơ

0. HỒI ỨC VÀ SUY NGHĨ

1. VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN 70 CỦA THẾ KỶ 20

2. MỘT NHIỆM KỲ ĐẠI SỨ KHÔNG TẺ NHẠT

3. ĐẠI HỘI “ĐỔI MỚI”

4. CP 87 VÀ BA TẦNG QUAN HỆ CỦA VẤN ĐỀ CAMPUCHIA

5. TỪ CHỐNG DIỆT CHỦNG ĐẾN “GIẢI PHÁP ĐỎ” !

6. MỘT BƯỚC TỰ CỞI TRÓI: ĐA DẠNG HOÁ ĐA PHƯƠNG HOÁ QUAN HỆ

7. TRUNG QUỐC UỐN MÌNH ĐỂ THÍCH NGHI VỚI THẾ CỤC

8. HIỆP MỘT CỦA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ PARIS VỀ CAMPUCHIA

9. ĐẶNG TIỂU BÌNH TIẾP KAYSONE PHOMVIHAN ĐỂ NÓI VỚI VIỆT NAM

10. THUỐC ĐẮNG NHƯNG KHÔNG DÃ ĐƯỢC TẬT

11. BỘ CHÍNH TRỊ ĐÁNH GIÁ CUỘC ĐÀM PHÁN THÁNG 6.90

12. MỘT SỰ CHỌN LỰA THIẾU KHÔN NGOAN

13. CUỘC GẶP CẤP CAO VIỆT – TRUNG TẠI THÀNH ĐÔ

14. THÀNH ĐÔ LÀ THÀNH CÔNG HAY LÀ THẤT BẠI CỦA TA ?

15. AI LÀ NGƯỜI ĐÁNG LÝ RA PHẢI NHỚ DAI ?

16. MÓN NỢ THÀNH ĐÔ

17. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CÒN CÓ TRANH LUẬN

18. ĐẠI HỘI VII VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO VIỆC BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

19. HIỆP 2 CỦA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ CAMPUCHIA

20. KẾT THÚC MỘT CHẶNG ĐƯỜNG NHƯNG LỊCH SỬ CHƯA SANG TRANG

21. PHỤ LỤC - NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TA

Hồi ức của một người lính trong trận đánh căn cứ Ban Tatum

cuvietha
E55 - Bantatum Mùa Xuân 85 Đỏ Lửa
Lời tác giả:

Các bạn độc thân mến. Thật sự, tôi không nghĩ rằng sẽ có một ngày nào đó, mình phải ngồi xuống, ôn lại trong ký ức để viết ra những gì đã xảy ra trong đời lính của mình cách đây đã gần 28 năm! Nhưng, đây điều mà tôi sẽ làm bởi vì những hàng chữ mà tôi dự định sẽ viết ra chính là lời tự thuật của một người lính từng tham gia vào chiến dịch Bantatum, một cái địa danh mà có lẽ rất ít ai biết đến, nhưng đầy đau thương và khói lửa và qua đó, tôi muốn gửi đến những người bạn chiến đấu của mình lời nhắn nhũ từ đáy lòng của tôi: "Các bạn là những người bạn tôi yêu quí nhất!".

Bài viết sắp tới của tôi, sẽ được viết với góc nhìn của một người lính bình thường chứ không phải đứng trên cương vị của một người chỉ huy, do đó, những mục đích, mục tiêu, kế hoạch hành động, phương án tác chiến của chiến dịch Bantatum Mùa Xuân 85 sẽ không tìm thấy trong bài viết này. Tác giả cũng xin nói rõ rằng bài viết được viết dưới dạng tự thuật, vì vậy, tên người, địa danh có thể chỉ dành riêng cho những bạn đọc từng là cựu chiến binh E55 và những cái tên và địa danh đó cũng có thể bị nhầm lẫn bởi thời gian của sự kiện và hiện tại đã cách nhau quá xa. Cuối cùng, không ai hoàn thiện và luôn cầu tiến đó là phương châm hàng đầu của tác giả, do đó, mọi ý kiến đóng góp hoặc phê bình của bạn đọc luôn được đón nhận một cách nghiêm túc và nồng nhiệt.



Sau khi điểm danh xong, đoàn xe chở các anh em trong tiểu đoàn 2 đi chi viện cho đơn vị bạn bắt đầu chuyển bánh. Thật lòng mà nói, tôi, lúc bấy giờ, với cương vị là một trung đội phó quyền trung đội trưởng, cũng vẫn không biết đơn vị mình sẽ đi đâu và chi viện cho đơn vị nào. Thêm vào đó, vì xe dành cho đại đội 6 của chúng tôi là những chiếc xe nằm ở phía sau tận cùng của đoàn xe, nên tôi cũng không biết có bao nhiêu đại đội khác trong tiểu đoàn cùng tham gia vào chiến dịch chi viện này ngoài những nguồn tin vỉa hè mà tôi nghe ngóng được là toàn thể trung đoàn sẽ tham gia. 

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

1 Tư lệnh quân đoàn và 2 Sư trưởng hy sinh ở chiến trường K


Tư lệnh Kim Tuấn tại chiến trường năm 1979. Ảnh tư liệu

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước kể, vào giữa tháng 3/ 1979, Bộ Chỉ huy Quân đoàn 3 đóng ở khu vực Bat Tan Bang đã quyết định tổ chức chiến dịch truy quét vào hang ổ cuối cùng của Pol Pot tại vùng Săm Lop - Ta Sanh thuộc dãy núi Kravanh giáp biên giới Thái Lan. Thiếu tướng Kim Tuấn đã quyết định từ Bat Tan Bang trở về Xiêm Riệp để giao nhiệm vụ cho các sư đoàn đóng ở Xiêm Riệp phối hợp tổ chức chiến dịch cuối cùng này.

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Tìm hiểu về trận đánh: Đại đội 40 người, chỉ sống sót 1 người

Sống sót giữa vòng vây quân thù
06/01/2017 10:42 GMT+7
TTO - Ông gạt nước mắt, bặm môi để khỏi bật khóc vì tôi đã gợi lại ký ức đẫm máu của người lính tình nguyện năm xưa.
Sống sót giữa vòng vây quân thù
Người lính tình nguyện Huỳnh Văn Châu bây giờ - Ảnh: Quốc Việt
40 anh em cùng lên tuyến đầu nhưng chỉ có một mình tôi còn sống sót. 39 người kia phải nằm lại.
Lý do trận đánh kết thúc không chỉ vì quân Pol Pot đông hơn gấp nhiều lần, mà vì kẻ thù hầu như chỉ sử dụng súng chống tăng để tấn công
Anh Huỳnh Văn Châu

Tìm kiếm Blog này