Để bắt đầu bài viết này, tôi cần phải đi với các bạn từ nguyên nhân cuộc chiến cho thật rõ ràng.
Chỉ có đi từ nguyên nhân và cốt lõi vấn đề ta mới có thể giải quyết được tất cả các khúc mắc và tranh cãi, mù mờ và hoang mang mà các bạn đang mang trên người về các vấn đề đối ngoại với Campuchia.
I. NGUYÊN NHÂN CHIẾN TRANH
1. Nguyên nhân bên ngoài:
Hãy nói thử xem, người dân Việt Nam đang đọc bài viết này. Khi tôi thống kê những tội ác này của Khmer Đỏ dành cho nước ta. Bạn có chấp nhận hay không?
1/ Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu, đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương và mất tích ở Tây Ninh, nã pháo vào Châu Đốc – An Giang, cầm dao quắm qua biên giới cắt đầu dân ta, rồi cắt đầu cả dân Campuchia rồi đổ tội là bộ đội ta làm.
2/ Bạn có biết không một vụ thảm sát tên là Ba Chúc ở huyện Tri Tôn - An Giang? Nơi hơn 3000 người dân thường vô tội của ta bị Khmer Đỏ giết chết. Thống kê tất cả: Từ 1975 cho tới năm 1978, có tới 30 ngàn người Việt Nam bị Khmer Đỏ sát hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới.
3/ Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã cố gắng đàm phán ngoại giao, nhưng Khmer Đỏ từ chối đàm phán, Trung Quốc ở giữa không chịu làm trung gian hòa giải, còn Liên Hợp Quốc làm lơ trước các phản đối của chính quyền Việt Nam về các hành động gây hấn của Khmer Đỏ.
Không ai ở cạnh ta, còn xương máu đồng bào thì đổ mỗi ngày và sẽ không dừng lại vì Pol Pot từng viết câu này nghị quyết của họ: "Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam"
Ta mà không nổ súng, cái tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ đang được xử tội là 50 triệu người dân của chúng ta đấy.
Việt Nam tấn công Campuchia không sai.
NHƯNG
Tôi đau lòng phải nói với các bạn điều này: điều ấy chỉ đúng ở cái vỏ ngoài mà thôi. Nguyên nhân của những sinh linh vô tội đau đớn thay cũng chỉ ở cái vỏ ngoài mà thôi.
2. Nguyên nhân bên trong:
Để đi tìm nguyên nhân chiến tranh của cuộc chiến này một cách cốt lõi nhất, chúng ta phải lật lại cả một quá trình lịch sử vô cùng lớn. Bắt đầu có lẽ phải kể từ khi chúa Nguyễn Hoàng sợ anh rể Trịnh Kiểm giết hại mà nghe lời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm chạy vào nam, các đời chúa Nguyễn đã mở rộng lãnh thổ dần về phía Nam, và phần lãnh thổ được mở rộng ấy chính là Champa của miền Nam Trung Bộ hôm nay và một phần của đế quốc Khmer tức Nam Bộ (bao gồm cả Sài Gòn) ngày nay. Cuộc trường chinh “Từ độ mang gươm đi mở cõi / Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long” ấy được Gia Long Nguyễn Ánh hoàn thiện toàn bộ vào năm 1802, tạo ra diện mạo hình chữ S bây giờ (cho nên bớt phủ nhận Nguyễn Ánh nhé), và được Minh Mạng đưa lên một tầm mới, khi biến Campuchia trở thành một quốc gia bị lệ thuộc vào đế quốc Đại Nam của ông ta. Đó là vào thế kỷ thứ 19. Ngày mà Trương Minh Giảng – vị tướng đầu tiên của Việt Nam đóng quân tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia.
Hãy nhớ chi tiết lịch sử đó, để hiểu ngày 6/1/1979, khi sư đoàn 2, sư đoàn 7 và sư đoàn 9 đánh thẳng vào Phnom Penh để giải cứu Hoàng thân Sihanouk, thì đó mới chỉ là lần thứ 2 sau lần đầu tiên quân đội Đại Việt có mặt ở Phnom Penh mà thôi.
Khi Pháp tiến vào Việt Nam, số phận của Việt Nam, Lào, Campuchia cùng nhau trở thành thuộc địa, gọi là xứ Đông Dương hay là Liên Bang Đông Dương đặt dưới sự kiểm soát của toàn quyền Pháp.
Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ của đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chấm dứt tình trạng thuộc địa trên Đông Dương. Lào, Campuchia cũng từ chiến thắng ấy mà giành được độc lập với 2 quốc gia riêng biệt. Nhưng người Campuchia với giấc mộng về một đế quốc Khmer vĩ đại năm nào vẫn luôn nhớ về vùng đất tổ tiên của họ đã bị các chúa Nguyễn lấy đi vào cuối thế kỷ 19, và đây chính là nguyên nhân cốt lõi cho chiến tranh ở biên giới Tây Nam sau này. Bởi Trung Quốc đã dùng chính lá bài lịch sử này để tuyên truyền cho Khmer Đỏ rằng Việt Nam xấu xa, rồi từ đó họ tấn công An Giang, Phú Quốc, Thổ Chu, và Tây Ninh hại chết mấy ngàn người Việt Nam ở biên giới. Đẩy Việt Nam đến thế không thể không nổ súng.
Ngày 18/4/1975, ngay sau khi Khmer Đỏ chiếm được thành phố Ta Keo. Seoun, con rể của Ta Mok, tư lệnh quân đội Khmer Đỏ, tuyên bố thế này: “Chúng ta phải đánh Việt Nam vì mười tám tỉnh của chúng ta, kể cả Prey Nokor (Sài Gòn) đang ở đó”.
Bạn thấy rất đáng sợ đúng không? Họ không đơn thuần là họ tự nhiên đi đánh chúng ta đâu. Có lý do cả đấy. Tuy nhiên điều này lại chỉ sản phẩm tuyên truyền của Trung Quốc, bởi nếu họ đòi đất cho đế quốc Khmer thì nên đi đòi Thái Lan và Lào. Vì 2 nước ấy cũng nằm trong 1triệu km2 ngày xưa của đế quốc Khmer .
Vậy tại sao Trung Quốc lại muốn Campuchia đánh Việt Nam?
Lý do của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam bây giờ nằm ở thời kỳ hiện đại: mâu thuẫn giữa hai Đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc. Và mối quan hệ ngàn năm của Việt Nam - Trung Quốc.
Vấn đề chiến tranh biên giới Tây Nam không đơn giản là vì Trung Quốc muốn gây sự với Việt Nam các vấn đề Biển Đông hay biên giới mà nhiều bạn hiểu lầm, mà vì vấn đề ĐỒNG MINH cạnh tranh ảnh hưởng với Liên Xô của Bắc Kinh. Mâu thuẫn Xô – Trung là mâu thuẫn ý thức hệ giữa Stalin và Mao Trạch Đông. Liên Xô xác định giai cấp công nhân thành thị là giai cấp chủ chốt, còn Mao Trạch Đông chọn lựa giai cấp nông dân là chủ đạo. Suy nghĩ của Bắc Kinh là luôn cố gắng hất chân Moskva để giành lấy vai trò lãnh đạo phong trào cộng sản thế giới. Trong cuộc tranh giành ảnh hưởng lãnh đạo của 2 siêu cường cộng sản này, họ yêu cầu các nước cộng sản nhỏ hơn phải lựa chọn hoặc theo họ hoặc theo kẻ kia.
Như chúng ta biết, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chọn Liên Xô. Và, Đảng Cộng Sản Campuchia - Khmer Đỏ đã chọn Trung Quốc.
Trung Quốc không chấp nhận điều đó, họ đánh giá Việt Nam “vong ân bội nghĩa”, khi suốt chiều dài chiến tranh Việt Nam cho đến ngày 30/4/1975, Việt Nam nhận hoàn toàn sự viện trợ từ vũ khí cho đến lương thực của Trung Quốc. Ở đây, họ ít nhiều có lý. Việt Nam quá sớm phủ nhận Trung Quốc. Và Trung Quốc dùng Campuchia làm lá bài phá hoại kẹp 2 đầu Việt Nam.
Tuy nhiên hãy đặt câu hỏi là tại sao Trung Quốc lại phải làm điều đó, trong khi không dùng cách bình thường là đưa cho Việt Nam các miếng bánh lợi ích lớn hơn đi cùng sự đe dọa để Việt Nam ngả lại về Bắc Kinh. Câu trả lời: mối quan hệ vi diệu của Trung Quốc và Việt Nam, nơi mà Trung Quốc luôn coi Việt Nam là vùng đất cũ của họ. Còn cá nhân Lê Duẩn thì coi Trung Quốc là “kẻ thù nghìn năm”. Trung Quốc phải xử lý Việt Nam theo cách khác.
Bạn phải lưu ý chỗ này: Trước năm 1975, Bắc Kinh – Hà Nội và Pol Pot (lãnh tụ Khmer Đỏ) là bạn của nhau, đó là lý do mà học giả Mỹ nổi tiếng Henry Kissinger – người đàm phán hiệp định Paris đã từng nói rằng: “Nếu có người nào đó gây ra cuộc chiến tranh ở Campuchia và biến sự diệt chủng của Khmer Đỏ thành hiện thực thì đó chính là Hà Nội”. Ý nói rằng chính Hà Nội đã hỗ trợ Pol Pot và không có phản ứng lớn trong việc Khmer Đỏ giành được chính quyền từ tay của Lonnol – tướng quân đội Campuchia. Nhưng Kissinger quên mất một điều, Hoa Kỳ đã cung cấp gạo cho Khmer Đỏ để đánh lại chính quyền Campuchia do Việt Nam hậu thuẫn. Ngoài ra, Kissinger không hề hiểu được bóng tối phía sau: Trung Quốc.
Trước khi tướng Lê Trọng Tấn với chiếc áo bào đẫm thuốc súng bước vào thủ đô Sài Gòn ngày 30/4/1975, tướng Dương Văn Minh – tổng thống cuối cùng của Miền Nam Việt Nam, một người rất đáng kính nhận được điện đàm từ Bắc Kinh, theo đó nếu như VHCH chấp nhận đi theo Trung Quốc thì Bắc Kinh sẽ tác động để ngăn bước tiến Miền Bắc đang siết chặt Sài Gòn. Ông Dương Văn Minh, với suy nghĩ của người Việt Nam chân chính, đã từ chối.
Bắc Kinh rất sợ một Việt Nam thống nhất !
Bắc Kinh tuyên truyền cho đồng minh của mình là Campuchia biết về sự nguy hại của Việt Nam, Việt Nam là kẻ xâm lược, Việt Nam là kẻ thù cướp đất của lịch sử đế quốc Khmer. Cùng với đó là mâu thuân âm ỉ mà Pol Pot đã nhắm vào Hà Nội từ trước đó, khi Hà Nội nhiều lần ủng hộ đối thủ của ông ta là ông hoàng Sihanouk.
Khmer Đỏ tiến hành cuộc tấn công ở biên giới, khi mọi việc vượt quá sức chịu đựng của Hà Nội thì chiến tranh nổ ra. Việt Nam tấn công Campuchia của chính quyền Pol Pot do Trung Quốc hậu thuẫn. Trung Quốc xem đó là hành động “vuốt mặt không nể mũi”. Và họ có cái cớ đường đường chính chính để đưa quân đánh xuống Việt Nam.
Hoan hô ! Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã nắm rất kỹ binh pháp Tôn Tử và vận dụng rất linh hoạt. Một liên hoàn kế đã được sử dụng để đưa Việt Nam vào tròng.
****
Nguyên nhân của cuộc chiến này, cốt lõi của cuộc chiến này vốn bắt đầu từ hai nguyên nhân lịch sử Đại Việt – Khmer và mâu thuẫn Xô – Trung, cùng mối quan hệ “nghìn năm” của Việt Nam và Trung Quốc, tôi kể ở trên đó mà thôi, chứ không phải đơn giản vì Campuchia tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975-1978.
II. VIỆT NAM TRÊN ĐẤT CAMPUCHIA: SAI VÀ ĐÚNG
Để đi tuần tự, tôi cần nói sơ qua về diễn biến cuộc chiến này. Các bạn hoàn toàn có thể liên hệ với cuộc chiến tranh mà Thục Phán An Dương Vương đã chống lại nhà Tần (chắc có ít người biết về cuộc chiến chống xâm lược đầu tiên này). Năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng sai hiệu uý Đồ Thư mang quân xâm lược các bộ tộc Việt ở phía Nam. Người Việt để quân Tần tràn vào lãnh thổ, sau đó dùng chiến tranh du kích chống lại dẫn tới cuộc chiến kéo dài tới 10 năm, Đồ Thư bị diệt, người Âu Lạc bảo vệ được lãnh thổ.
Vấn đề cũng tương tự với cuộc chiến tranh Campuchia, nhưng ở đây lại đổi vai cho nhau, khi Việt Nam là Tần Thủy Hoàng và Khmer Đỏ đóng vai trò du kích 10 năm.
Sức mạnh quân sự của Việt Nam sau hai cuộc chiến tranh với Mỹ và Pháp vượt trội hoàn toàn so với Campuchia. Cuộc chiến được ví như “dùng búa tạ diệt ruồi” ấy đã nhanh chóng kết thúc khi mọi sự kháng cự của Campuchia hoàn toàn bị bẻ gãy ở các hướng.
- Chỉ trong 15 ngày, mọi vấn đề về biên giới được giải tỏa. 8 vạn quân Việt Nam đánh bật hoàn toàn các lực lượng Khmer Đỏ mà trước đó còn diễu võ dương oai với người dân biên giới.
- Sau khi đánh tan bước 1, Việt Nam mở bước 2. Xâm nhập vào lãnh thổ Campuchia. Các sư đoàn 307, 309 quét sạch một loạt các tỉnh bờ đông sông Mê Kông. Tới ngày 2/1/1979, đã đánh tan toàn bộ quân chủ lực của Khmer Đỏ ở cửa ngõ vào Phnom Penh.
- Ngày 6/1/1979, sư đoàn 2, sư đoàn 7 và sư đoàn 9 đánh thẳng vào Phnom Penh để giải cứu Hoàng thân Sihanouk. Lần thứ 2 trong vòng hơn 100 năm. Việt Nam có mặt ở thủ đô Phnom Penh. Lại một lần nữa, lịch sử nhắc đến cái tên Lê Trọng Tấn như một trong những vị tướng xuất chúng nhất lịch sử và bị lãng quên nhất lịch sử.
- Ngày 8/ 1/1979, Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia do Heng Samrin làm Chủ tịch đã được thành lập với sự hậu thuẫn của Việt Nam.
- Ngày 17/1/1979 thị xã cuối cùng là Ko Kong rơi vào tay quân đội Việt Nam. Cuối tháng 3, Siem Reap và Battambang cũng lần lượt vào tay quân đội Việt Nam và chính phủ mới của Campuchia. Toàn bộ Campuchia nằm trong quyền kiểm soát của quân đội Việt Nam, chúng ta tiến sát tới biên giới Thái Lan.
Đây là thời điểm mà Việt Nam là “con ngáo ộp” của khu vực Đông Nam Á.
- Sau khi đánh tan bước 1, Việt Nam mở bước 2. Xâm nhập vào lãnh thổ Campuchia. Các sư đoàn 307, 309 quét sạch một loạt các tỉnh bờ đông sông Mê Kông. Tới ngày 2/1/1979, đã đánh tan toàn bộ quân chủ lực của Khmer Đỏ ở cửa ngõ vào Phnom Penh.
- Ngày 6/1/1979, sư đoàn 2, sư đoàn 7 và sư đoàn 9 đánh thẳng vào Phnom Penh để giải cứu Hoàng thân Sihanouk. Lần thứ 2 trong vòng hơn 100 năm. Việt Nam có mặt ở thủ đô Phnom Penh. Lại một lần nữa, lịch sử nhắc đến cái tên Lê Trọng Tấn như một trong những vị tướng xuất chúng nhất lịch sử và bị lãng quên nhất lịch sử.
- Ngày 8/ 1/1979, Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia do Heng Samrin làm Chủ tịch đã được thành lập với sự hậu thuẫn của Việt Nam.
- Ngày 17/1/1979 thị xã cuối cùng là Ko Kong rơi vào tay quân đội Việt Nam. Cuối tháng 3, Siem Reap và Battambang cũng lần lượt vào tay quân đội Việt Nam và chính phủ mới của Campuchia. Toàn bộ Campuchia nằm trong quyền kiểm soát của quân đội Việt Nam, chúng ta tiến sát tới biên giới Thái Lan.
Đây là thời điểm mà Việt Nam là “con ngáo ộp” của khu vực Đông Nam Á.
Nhưng cuộc chiến không đơn giản như vậy. Phong cách hành quân thần tốc của Lê Trọng Tấn đã không lường trước một điểm: Khmer Đỏ chỉ bị tan rã vì quá khủng khiếp trước hỏa lực của quân đội Việt Nam chứ chưa hề bị tiêu diệt. Tan rã và tiêu diệt là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chúng tập hợp lại thành từng nhóm du kích, và đêm đêm đột nhập vào trại quân ta, dùng dao quắm cắt đầu, hoặc gài mìn phục kích. 8 vạn người lính Việt Nam (chưa thống kê đầy đủ) đã chết trong khoảng 10 năm bởi chiến thuật du kích ấy.
Việt Nam thắng rất dễ dàng nhưng phần còn lại thì khủng khiếp: đối mặt du kích, đối mặt sự phá hoại của Trung Quốc, và đối mặt sự phản đối lớn của cả quốc tế.
***
Và bây giờ, hãy cùng phân tích về điểm tranh cãi nhất. Việt Nam sai hay đúng trên đất Campuchua?
Cái sai thứ nhất: đó là chúng ta có thể tránh được cuộc chiến tranh này nếu có cách xử lý mềm mỏng hơn và khôn ngoan hơn. Trong mâu thuẫn Xô – Trung có 3 quốc gia là Bắc Triều Tiên, Nam Tư và Somalia lựa chọn vị trí trung lập, tức là chẳng theo phe Liên Xô cũng không theo phe Trung Quốc. Việt Nam lại quá cực đoan với Trung Quốc, Tổng bí thư Lê Duẩn gọi Bắc Kinh là kẻ thù ngàn năm. Khi Xô – Trung mâu thuẫn, đáng lẽ nên nương theo thế để có cho mình sự lựa chọn tốt, Việt Nam lại quá nóng vội để theo Liên Xô mà quên đi rằng “nước xa không cứu được lửa gần”. Để rồi Trung Quốc tạo cho ta hai cuộc chiến tranh biên giới mệt mỏi, mà ta có gì đây cơ chứ: một quốc gia kiệt quệ sau 2 cuộc chiến tranh. Dân tộc mới chỉ im tiếng súng, đã lại khoác súng lên vai, bao nhiêu người mẹ nhìn con ra trận sau khi đã đau đớn đủ nhiều. 2 đầu biên giới vang tiếng súng của 1 quốc gia đã tan hoang sau chiến tranh, lại nối tiếp chiến tranh.
Tại sao tôi phải viết bài hôm nay, như đã viết bài viết về biên giới năm trước: để nhắc bạn rằng lịch sử của 2 cuộc chiến tranh biên giới chính là bài học lớn cho cái đối ngoại của ta hôm nay: làm bạn với các cường quốc, biết cương và biết mềm mỏng, biết nương chiều gió để có về cho mình cái kết tốt. Nhu quá hay cương quá đều nguy hiểm.
Cái sai thứ nhất vì không tránh đi mà đã dẫn đến cái sai thứ hai được hình thành khi chiến tranh bắt đầu.
Cái sai thứ hai: giữ rịt quân quá lâu (10 năm) trên đất Campuchia.
Cái sai này đưa đến 2 hệ quả vô cùng khủng khiếp: đầu tiên đó là hàng ngàn bộ đội ta đã chết ở đất Campuchia, con số khổng lồ không thể thống kê nổi. Khi có những đêm một tiểu đội của ta bị giết sạch không còn một người nào, những người lính bị khủng hoảng tâm lý vì kiểu đánh như đao phủ trong đêm của Campuchia , khi họ giết đồng đội trong đêm tối rồi cắt đầu treo lên cao để sáng mai ngủ dậy thấy, và những quả mìn mà Campuchia gài mai phục không giết người mà biến bộ đội ta thành kẻ tàn phế.
Cái sai này đưa đến 2 hệ quả vô cùng khủng khiếp: đầu tiên đó là hàng ngàn bộ đội ta đã chết ở đất Campuchia, con số khổng lồ không thể thống kê nổi. Khi có những đêm một tiểu đội của ta bị giết sạch không còn một người nào, những người lính bị khủng hoảng tâm lý vì kiểu đánh như đao phủ trong đêm của Campuchia , khi họ giết đồng đội trong đêm tối rồi cắt đầu treo lên cao để sáng mai ngủ dậy thấy, và những quả mìn mà Campuchia gài mai phục không giết người mà biến bộ đội ta thành kẻ tàn phế.
Thực sự, ta đã mất mát quá nhiều ở bên đất nước đó.
Hệ quả thứ 2: Việc ở quá lâu đã bị biến thành kẻ xâm lược.
Lần thứ hai, sau một thế kỷ, sau chiến thắng của Trương Minh Giảng và Minh Mạng, Đại Việt một lần nữa đóng quân ở lại Phnom Penh , Campuchia. Như một lời khẳng định về vị thế “đại ca” Đông Dương của Việt Nam, và khả năng quân sự mạnh mẽ của Việt Nam.
Lần thứ hai, sau một thế kỷ, sau chiến thắng của Trương Minh Giảng và Minh Mạng, Đại Việt một lần nữa đóng quân ở lại Phnom Penh , Campuchia. Như một lời khẳng định về vị thế “đại ca” Đông Dương của Việt Nam, và khả năng quân sự mạnh mẽ của Việt Nam.
Chỉ khác năm 1838 một điểm, năm 1979 có Liên Hợp Quốc !
Chúng ta đã làm tốt trong việc đào tạo một lượng cán bộ nguồn trước đó để dùng sau khi đuổi được Pol Pot ra khỏi Phnom Penh. Hunsen – thủ tướng Campuchia hiện tại cũng là một cán bộ đi lên từ những năm ấy. Do trưởng ban tổ chức Lê Đức Thọ đào tạo. Nhưng một số người lãnh đạo đã để cho ma lực và sự quyến rũ của cái gọi là “tư tưởng nước lớn” và “lấy đất” “lấy ảnh hưởng” chiếm lấy. Hội nghị Ianta sau thế chiến II chính là ngăn các vấn đề này.
Chúng ta đã làm tốt trong việc đào tạo một lượng cán bộ nguồn trước đó để dùng sau khi đuổi được Pol Pot ra khỏi Phnom Penh. Hunsen – thủ tướng Campuchia hiện tại cũng là một cán bộ đi lên từ những năm ấy. Do trưởng ban tổ chức Lê Đức Thọ đào tạo. Nhưng một số người lãnh đạo đã để cho ma lực và sự quyến rũ của cái gọi là “tư tưởng nước lớn” và “lấy đất” “lấy ảnh hưởng” chiếm lấy. Hội nghị Ianta sau thế chiến II chính là ngăn các vấn đề này.
Việt Nam từ tư thế chính nghĩa trong cuộc chiến chống Mỹ đã bị truyền thông Đông Nam Á và Liên Hợp Quốc gán thành 3 từ “tiểu bá quyền” và “xâm lược” với hơn 20.000 quân tại thủ đô nước khác, Việt Nam còn đánh nhau ở tận biên giới Thái Lan. Những hành động đã khiến Việt Nam bị cấm vận, Liên Hợp Quốc trừng phạt. Chúng ta, kiệt quệ sau chiến tranh, tiếp chiến tranh lại càng thêm kiệt quệ.
Khi tôi bảo rằng, lãnh đạo Trung Quốc đã học rất thuộc Binh Pháp Tôn Tử để đưa Việt Nam vào tròng, tôi xin thú thực mà nói rằng, lãnh đạo Việt Nam lại không thuộc bài học binh pháp của Trung Quốc để đối phó lại với binh pháp của họ. Họ là đối thủ lớn nhất của ta, và cách tốt nhất để đối phó là phải hiểu được họ.
Pho tác phẩm duy nhất đánh bại được Binh Pháp Tôn Tử chính là Tam Quốc Diễn Nghĩa. Trong TQDN có câu chuyện này, sau khi bắt được Mạnh Hoạch lần thứ 7, khiến Mạch Hoạch hoàn toàn quay phục, Gia Cát Lượng để cho Mạnh Hoạch ở lại vị trí cũ, trả lại đất đai và rút quân về. Quan trưởng sử Phí Vĩ vào can rằng:
- Thừa tướng thân cầm binh mã, vào sâu đất bất mao này, đã hàng phục được vua Man rồi, sao không đặt quan lại, để cùng với Mạnh Hoạch cai trị có được không?
Khổng Minh nói:
- Nếu như thế, sẽ có ba điều khó: một là để quan ở lại, tất phải để quân, quân sẽ không có gì ăn, hai là xứ Man này tàn phá, chết hại rất nhiều, để quan mà không để quân tất sinh vạ, ba là người rợ thường giết lẫn nhau, mang lòng ngờ vực, để quan ở lại tất cũng không tin nhau. Nay ta không phải để người, mà cũng phải vận lương, đôi bên cùng yên ổn, không rắc rối gì, chẳng hay hơn ư?
- Thừa tướng thân cầm binh mã, vào sâu đất bất mao này, đã hàng phục được vua Man rồi, sao không đặt quan lại, để cùng với Mạnh Hoạch cai trị có được không?
Khổng Minh nói:
- Nếu như thế, sẽ có ba điều khó: một là để quan ở lại, tất phải để quân, quân sẽ không có gì ăn, hai là xứ Man này tàn phá, chết hại rất nhiều, để quan mà không để quân tất sinh vạ, ba là người rợ thường giết lẫn nhau, mang lòng ngờ vực, để quan ở lại tất cũng không tin nhau. Nay ta không phải để người, mà cũng phải vận lương, đôi bên cùng yên ổn, không rắc rối gì, chẳng hay hơn ư?
***
Pho tác phẩm “kể chuyện trăm năm, nói chuyện ngàn năm” giá trị chính là ở những bài học đơn giản ấy.
***
Ngày 26/9/1989, ba năm sau khi đại hội đảng về đổi mới, đi cùng sự thay đổi về bộ máy lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam khi những người theo tư tưởng cởi mở là tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, thủ tướng Võ Văn Kiệt và Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Phan Văn Khải nắm các quyền tự quyết lớn hơn, cùng hàng loạt sức ép quốc tế và nhu cầu muốn làm bạn trở lại với các nước, Việt Nam đã đàm phán trở lại với Trung Quốc, Mỹ, việc rút quân khỏi Campuchia như là điều kiện đầu tiên để “được làm bạn”. Sau khi Việt Nam rút quân, Campuchia thành lập chính chính phủ liên hiệp 3 phái và Phnom Penh quyết định đổi tên nước “Cộng hòa Nhân dân Campuchia” thành “Nhà nước Campuchia”. Mọi sự can thiệp của Việt Nam lên các quyết định lớn của Campuchia cũng chấm dứt.
Cho đến bây giờ, người dân Campuchia vẫn dành cho Việt Nam hai sự mâu thuẫn: lời cảm ơn và lời nghi ngại. Cảm ơn vì ngăn tội diệt chủng và nghi ngại về cái cách Việt Nam đã làm khi nắm mọi quyết định lớn nhất của đất nước Campuchia trong 10 năm đóng quân. Sự nghi ngại trở thành cái ghét khi gặp phải sự tuyên truyền.
Phiên tòa xử tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người của Khmer Đỏ được thành lập năm 1997 như một sự khẳng định rằng Việt Nam có lý trong cuộc phản công tự vệ chống lại kẻ ác này. Nhưng sâu xa phía trong đó lại khó rột rửa hơn bao giờ hết: một chương sử thắng trận đánh và thua cả cuộc chiến. Một chương sử đáng lẽ ta hoàn toàn có thể tránh được. Một chương sử trong vô tình đã bước qua khoảng cách mong manh của chính nghĩa giải phóng diệt chủng, gặp phải tham vọng cá nhân bỏ quên xương máu binh sĩ. Mà không có cách xử lý "thấu tình đạt lý" hơn.
III. KẾT LUẬN
6/1/1979, khi những người lính Việt Nam đầu tiên tiến vào thủ đô Phnom Penh. 38 năm đã đi qua, vong hồn của những người lính dân tộc vẫn rầm rì ở bên đất nước bạn. Các anh đáng lẽ không phải nằm sương gió ở nơi ấy nếu ta tránh được cuộc chiến đó qua cách ngoại giao tốt hơn. Và số lượng những nấm mồ vô danh san sát nhau của người lính dân tộc ta không phải tăng lên con số hàng vạn, nếu sau ngày 6/1/1979, ta có cách tiếp cận thông minh qua cách “dùng mỡ nó rán nó”. Dùng chính người Campuchia giải quyết chuyện Campuchia. Tôi lưu ý ở chỗ này: trong hàng vạn nấm mồ vô danh nằm ở đất Campuchia, phần lớn trong số đó là những người lính mà trước năm 1975 còn khoác áo Việt Nam Cộng Hòa, những con em của chế độ cũ. Họ cũng đã đổ máu xương vì dân tộc này.
Cuộc chiến tranh này có thể tránh được nếu ta khôn khéo trong ván bài với Liên Xô và Trung Quốc, nhưng tôi tự hỏi rằng, dân tộc Campuchia liệu có thể tránh được nạn diệt chủng của Khmer Đỏ hay không? Câu trả lời là không. Khmer Đỏ trước khi tấn công biên giới Việt Nam đã có thành tích là giết chết khoảng 2 triệu người (khi đó dân số Campuchia là 7,1 triệu), tức Khmer Đỏ đã tiêu diệt 30% dân số Campuchia bằng các biện pháp tử hình, bỏ đói và lao động cưỡng bức. Máu xương những người lính Việt Nam ngã xuống ngày ấy chính là ngăn cái nạn diệt chủng trong các trại tập trung do Pol Pot, Nuon Chea, Ieng Sary … lập ra 40 năm về trước.
Máu xương của các anh không hề vô nghĩa.
Việt Nam sai trong việc lao đầu vào cuộc chiến tranh biên giới mà không thấy người dân vừa đi qua chiến tranh, Việt Nam sai khi để tư tưởng bá quyền của một số cá nhân vượt trên vấn đề “tự vệ quốc gia”. Việt Nam sai khi quá cực đoan trong mối quan hệ đang dần toàn cầu hóa. Nhưng trên bình diện giữa người với người, Việt Nam ta không sai.
Cái sai gốc rễ chính là những nước đã dùng ảnh hưởng nước lớn để tạo nên “những sản phẩm lỗi” nhằm phá hoại hoặc cô lập mà bất chấp sinh mạng của dân thường. Taliban ở Afganistan ngày trước, IS tại Syria hôm nay cũng chính là một hình thái giống với Khmer Đỏ ngày cũ mà thôi. Một trò chơi được tạo nên của các nước lớn để phá hoại đối thủ.
Trong trò chơi của các nước lớn. Được bao nhiêu đất nước nhỏ bé mà liều mình như Việt Nam chứ? Và trong trò chơi man rợ ấy, ta dùng các bài học cũ của lịch sử để biết điều phối đất nước ở các vấn đề đối ngoại.
Việt Nam hôm nay biết về chiến tranh biên giới Tây Nam để có cho mình các bài học đi tới tương lai trong các vấn đề ngoại giao. Thế hệ trẻ biết về chiến tranh biên giới Tây Nam, để cúi đầu trước vong linh những người lính, để biết xây dựng Việt Nam tốt hơn khi một ngày nắm quyền tự chủ đất nước, tránh những sai lầm đã qua chứ không phải nhắm mắt theo một màu hồng của lịch sử.
P/S: Bức ảnh minh họa là năm 1989, ngày kết thúc tất cả.
***
© Dũng Phan
SaiGon - 10/1/2017
SaiGon - 10/1/2017