Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (V)

7. Gió Tây thắng thế
Những năm sau chiến cuộc – thực ra là toàn bộ thời gian sau khi Pháp rút đi – Hà Nội chỉ có thêm hai công trình kiến trúc mới: Lăng Hồ Chí Minh màu đá xám chiếm ngự Quảng Trường Ba Đình – tương đương với Công Trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa – và công trình thứ hai, không lớn bằng, là một khách sạn nằm bên bờ hồ. Khi Hồ Chí Minh chết năm 1969, Việt Nam từ chối lời đề nghị của Liên Sô là đưa xác ông ta qua Liên Sô để ướp và cất giữ cho đến khi Mỹ thôi ném bom. Họ không thể chấp thuận một nước khác, dù là bạn bè gần gủi, làm người canh giữ thi hài lãnh tụ của họ. Thay vào đó, các “đạo tỳ” người Nga phải qua Hà Nội để giúp ướp xác. Xác này sau đó được đưa xuống một cái hầm sâu dưới một ngọn đồi, mãi đến khi oanh tạc cơ Mỹ rời bỏ bầu trời Bắc phần. Với sự giúp đỡ của người Nga, lăng Hồ Chí Minh được hoàn thành đúng vào thời điểm mừng chiến thắng năm 1975. Từ đó, lăng Hồ Chí Minh là nơi du khách thường đến thăm.
Nếu lăng Hố Chí Minh đánh dấu một thời kỳ thì khách sạn Thắng Lợi do Cuba giúp xây dựng là một sức đẩy của kỹ nghệ khách sạn thời đại mới. So sánh với khách sạn hàng đầu – khách sạn Metropole thời Pháp – nay đặt tên lại là Thống Nhứt – thì Thắng Lợi với những phòng có máy điều hòa không khí trông như cái hộp, bàn ghế kiểu mới, có phòng hội lớn nhìn xuống hồ là nơi lộng lẫy nhứt thành phố. Đây là nơi thích hợp để đại sứ Liên Sô tiếp tân, kỷ niệm hằng năm cuộc cách mạng Bôn Sê Vít.

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (VI)

Vén lên bức màn che dấu chiến tranh
Kiều Minh, bí thư thứ nhất Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Phnom Pênh, có thói quen mở đầu công việc mỗi ngày bằng cách mở đài phát thanh Phnom Pênh để biết tin tức chế độ Pol Pot. Một bản dịch được in trên máy ronéo gởi tới cho tòa đại sứ vào buổi chiều. Minh, nói sõi tiếng Miên, thích nghe tin tức trên đài hơn là chờ tới buổi chiều để đọc bản tin bằng tiếng Pháp. Buổi sáng ngày 31 tháng 12/ 1977, có việc khác thường xảy ra. Thay vì bắt đầu bằng nhạc cách mạng và tin tức thì hồi 6 giờ đài phát thanh đưa ra lời thông báo đặc biệt. Chương trình bắt đầu bằng tuyên truyền chống Việt Nam với lời lẽ không bao giờ thấy trong “tình anh em các nước xã hội chủ nghĩa”.
Bài phát thanh nói: Nhìn vào hành động độc ác và dã man của Việt Nam xâm lăng nước Cam Bốt Dân Chủ và nhân dân Cam Bốt vô tội; nhìn vào thái độ bất thân hữu và ý đồ xấu xa của chính phủ nước Cọng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam… Chính phủ nước Cam Bốt Dân chủ quyết định tạm thời cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước Cọng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kể từ 31 tháng 12 năm 1977 cho đến khi lực lượng xâm lược nước Cọng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam rút ra khỏi vùng đất thánh của Cam Bốt Dân chủ, cho đến khi bầu không khí thân hữu giữa hai nước được vãn hồi. (30)

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (VII)

Trung Hoa thấy được âm mưu
Mọi hoạt động đã sẵn sàng từ mùa Hè năm 1978, mặc dù có nhiều điều mà các quan sát viên bên ngoài không thấy được. Với những xáo trộn và tàn sát ở phía đông Cam Bốt, với hàng ngàn Hoa kiều chen chân ở Lạng Sơn, thành phố biên giới, với hy vọng về Trung Hoa, và với việc gia tăng hoạt động quân sự của Sô Viết chung quanh Trung Hoa, cơ hội một cuộc xung đột rộng lớn đã ăn khớp nhau. Nhìn từ phía Bắc Kinh, việc Việt Nam đối xử với kiều dân Trung Hoa không hẵn là một bước cải cách để tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa, mà cũng không đơn giản là vấn đề kỳ thị chủng tộc. Nhưng đó là một phần toàn vẹn trong chính sách của Liên Sô nhằm mục đích bao vây Trung Hoa. Cuộc xung đột Việt Nam và Cam Bốt đang gia tăng được xem là một phần hoạt động của Sô Viết chống lại vai trò lãnh đạo của Bắc Kinh ở trong vùng, bằng cách sử dụng vai trò của một “tiểu bá quyền”. Việt Nam Cộng Sản thì thấy việc xử dụng bạo lực một cách dữ dội ở Cam Bốt và việc Cam Bốt tấn công Việt Nam như là một phần kế hoạch do Bắc Kinh khôn khéo lèo lái để đè bẹp Việt Nam. Mạc Tư Khoa thì muốn hợp tác lâu dài với Việt Nam vì thấy quan hệ Hoa-Mỹ càng lúc càng nổi bật hơn. Quan điểm của Tòa Bạch Ốc (gia tăng chủ trương chống Liên Sô Manichean của Brzezinsky) thấy cuộc xung đột Miên Việt là một cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” giữa Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, qua đó, Trung Hoa đáng được Mỹ hỗ trợ về mặt chiến lược.
Với Mạc Tư Khoa, đó là thời gian của cơ hội mà cũng là thời gian của hiễm nguy. Sự bắt đầu cải vả công khai giữa Trung Hoa và Việt Nam là cơ hội được Liên Sô chờ đón từ lâu để kéo Việt Nam vào vòng tay của họ. Mạc Tư Khoa lợi dụng vấn đề người Hoa ở hải ngoại để lật tẩy việc Trung Hoa dùng Hoa Kiều làm đạo quân thứ năm và đạt được thắng lợi tuyên truyền ở Đông Nam Á. Họ quay lưỡi dao về phía Trung Hoa và tố cáo mạnh mẽ Bắc Kinh là “bá quyền nước lớn” và can thiệp vào nội bộ Việt Nam.

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (VIII)

10. Một mùa Giáng Sinh đỏ
Ngày 6 tháng Giêng 1979, Đại Sứ Lào Khamphan Vilachit trãi qua một đêm không ngủ. Sáu thành viên trong bộ tham mưu của ông cũng vậy. Chiến tranh tuồng như đang đến gần, hết sức nguy hiểm. Sự im lặng chết chóc thường bị quấy động vì tiếng đại bác và tiếng dội ầm ỉ của nó trong thủ đô vắng lặng. Các khung cửa sổ dội tiếng đạn kêu lách cách. Khamphan nghĩ rằng chiến tranh đang tới, nhưng chưa bao giờ ông nghĩ nó đến nhanh như vậy.
Ông ta biểu nhân viên cầu Phật. Xa gia đình và xa nhà, sống nơi xa xôi nầy, nơi họ sống chung với nhau, những người trẻ nầy hầu như trở thành trẻ con. Tuy nhiên, không phải thuộc những người chính thống Cộng Sản, và có cách sống hết sức tự nhiên, chắc chắn ông ta có thể xoay xở được dưới mọi hoàn cảnh. Ông ta như sống trong một hòn đảo hoang vậy. Từ ngày 2 tháng Giêng, chỉ có Tòa Đại Sứ Lào là nhóm độc nhất còn lại trong thành phố ma ám, chờ giờ phút cuối cùng của thủ đô. Tại những giờ phút như thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi họ quay trở lại với lời dạy của Phật Tổ về con đường đi tới niết bàn để thoát khỏi vòng luân hồi.
Khamphan cảm thấy không thoải mái khi được gởi đi làm đại sứ nước Xã Hội Chủ Nghĩa Lào tại quốc gia cực đoan nhất thế giới nầy. Khamphan là người to con, trán rộng và có nụ cười e lệ, được chọn làm đại sứ Lào ở Cam Bốt Dân chủ không phải vì lòng tin cách mạng nhưng vì ông nói rành tiếng Khmer và có quan điểm tĩnh tại về cuộc sống. Sự bình tĩnh là điều hết sức cần thiết cho sự sống còn của thành phố Phnom Pênh dưới chế độ Pol Pot. Người tiền nhiệm của ông là một cán bộ cách mạng trẻ. Ông nầy gần như hoàn toàn không thể chịu đựng nổi sau một năm sống cô lập ở Phnom Pênh. Ông ta yêu cầu được về gấp -một việc chẳng có nghĩa lý gì dưới chế độ Khmer Đỏ ở Cam Bốt cả. Mỗi tháng chỉ có một chuyến bay đi Vạn Tượng. Nhà ngoại giao nầy trở về Lào bằng thuyền, đi ngược sông Mekông. Chuyến đi kéo dài một tuần lễ.

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (Hết)

Đông Dương: Chiến tranh bao giờ chấm dứt?
Tất cả bắt đầu bằng một cái ngoặt tay bí mật với một nhân viên của Cơ Quan Mật Vụ Hoa Kỳ vào buổi tối ngày thứ Bảy, 13 tháng Giêng năm 1979. Tại cuối buổi họp chót của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Thái Tử Sihanouk có các “đồng sự” Khmer Đỏ mặc đồ đen đi kèm và các nhân viên mật vụ, trên đường trở về nơi cư ngụ của ông ta tại khách sạn Waldorf-Astoria ở Nữu Ước. Vài người thấy đằng sau những nụ cười, những cái cúi đầu chào lễ phép và săn đón Sihanouk là một sự căng thẳng. Trong cầu thang máy đông đúc ở khách sạn, Sihanouk lặng lẽ nắm lấy bàn tay của một nhân viên mật vụ đứng bên cạnh ông ta. Người nầy hoảng hồn, nghĩ rằng ông hoàng muốn trao cho ông ta cái gì đó, giống như tiền, vào lòng bàn tay. Nhân viên nầy tính lên tiếng phản đối, nhưng khi nhìn vào đôi mắt khẩn cầu của Sihanouk và cái lắc đầu bí mật, nhân viên ấy bỏ số “tiền” vào túi. Những người Khmer Đỏ đi kèm Sihanouk tưởng rằng ông ta cho họ tiền thưởng. Sau nầy họ khám phá ra việc đó không phải như họ nghĩ.
Kể từ khi Sihanouk đến Nữu Ước hôm 9 tháng Giêng đến hôm đó là bốn ngày, ông ta bận bịu vì họp hành, họp báo, phỏng vấn, và diễn văn nhưng ngủ thì rất ít. Giới truyền thông, với rất ít tin tức từ trong Cam Bốt chuyển ra, muốn biết thêm chi tiết về những “lò sát sinh”, đã chất vấn Sihanouk là người đại diện cho chế độ giết người. Mệt mỏi, xúc động gần như muốn khùng, Sihanouk bực bội vì Việt Nam xâm lược đất nước ông ta. Tuy nhiên, Sihanouk phải bảo vệ trước những lời lên án gay gắt chế độ. Ông ta nói với báo chí: “Pol Pot có thể là người yêu nước. Tuy nhiên, ông ta là anh hàng thịt. Ông ta đối xử với nhân dân trong nước như hàng lao động giống trâu bò và heo trong lò sát sinh.” (1)

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Xem để hiểu nhận thức của người dân Mỹ qua phỏng vấn một phụ nữ vô gia cư

Xung đột biên giới Việt Nam-Campuchia (1975-1978)

Khởi đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Chiến tranh Việt NamViệt Nam và Campuchia xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Tranh chấp và xung đột biên giới xảy ra liên tục trong các năm 1977 và 1978, nhưng cuộc xung đột thực ra đã bắt đầu ngay sau khi Sài Gòn thất thủ.
Ở An Giang, từ ngày 02 tháng 5 năm 1975, quân Khmer Đỏ ngày nào cũng dùng súng cối, pháo bắn vào nội địa ở Tịnh Biên.[1]
Ngày 4 tháng 5 năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc.
Ngày 07/05/1975 và 19/05/1975  Khmer Đỏ tiến công vào các xã Vĩnh Gia (Tịnh Biên) và Vĩnh Xương (huyện Phú Châu).[1]
Ngày 10 tháng 5 năm 1975, Khmer Đỏ dùng tàu đổ bộ LSM và 3 tàu tuần tra PCF đưa quân đánh chiếm đảo Thổ Chu, dồn hơn 500 người dân Việt Nam trên đảo đưa về Campuchia và tàn sát toàn bộ. Ngày 27 tháng 5 năm 1975, hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng đảo Thổ Chu.[2]
Tức giận trước hành vi gây hấn của Khmer Đỏ, Hà Nội phản công giành lại các đảo này. Trận đánh ở Phú Quốc làm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập lo ngại, vì cùng thời gian đó, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đang xấu đi. Mối lo ngại này càng tăng thêm vì sự hiện diện của cố vấn Trung Quốc ở Campuchia và Trung Quốc tăng cường viện trợ quân sự cho lực lượng vũ trang Khmer Đỏ.[3]
Tiếp theo cuộc đột kích vào các đảo Thổ Chu và Phú Quốc, bên cạnh nhiều cuộc đột kích nhỏ, Khmer Đỏ tiến hành hai cuộc xâm nhập quy mô lớn vào Việt Nam.

Thổ Chu, Koh Tang, Poulo Wai trong ký ức đau thương

Phân định Vùng nước lịch sử giữaViệt Nam và Campuchia, 1988

_______________

Loạt bài trên báo Tuổi trẻ: 

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Bối cảnh Gia Long cầu viện ngoại bang và vì sao Tây Sơn sụp đổ?

TÂY SƠN, VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CHẾT NGƯỜI
Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể đến là phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Một cuộc khởi nghĩa vĩ đại, lập nên một sự nghiệp oanh oanh liệt liệt nhưng lại quá ngắn ngủi. Bởi trong đó đã tồn tại rất nhiều hạn chế chết người.
Bài viết dưới đây của bạn Giang Lê đến từ Cần Thơ. Cảm ơn bạn, và chúng tôi luôn hoan nghênh những bài viết lịch sử xuất sắc gửi đến page.
Trân trọng !
(DP)
***
Có một điều mà lịch sử đã bị chiến công vĩ đại của Quang Trung ở Thăng Long che lấp đi ít nhiều. Dù đã càn quét từ nam chí bắc, Quang Trung vẫn chưa thật sự thống nhất được toàn vẹn theo kiểu Trung Ương mà theo kiểu cát cứ. Chính ở đó, xuất hiện hạn chế thứ nhất.
Để bắt đầu nói về hạn chế này, phải nói về 1 bài học mà Tần Thủy Hoàng bên Trung Quốc đã làm, cũng thống nhất sau khi thu về được 6 nước tách biệt. Ngay khi đánh bại lục quốc; Thủy Hoàng Đế đã ra lệnh hủy bỏ danh xưng của các quốc gia cũ; chia cả nước ra làm 36 quận; đặt hệ thống quan lại hành chính quản lý các quận cùng với hệ thống giám sát; song song với đó ông định luật pháp như thời Thương Ưởng để nhanh chóng đưa đất nước đi vào quỹ đạo ổn định. Thống nhất luật pháp,

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Lương lính Mỹ & Chế độ nghĩa vụ quân sự ở một số nước

Lính Mỹ hưởng lương cao chót vót

Khám Phá 
Dù áp dụng chế độ quân dịch không bắt buộc, nhưng Mỹ vẫn có đội quân lớn thứ hai sau Trung Quốc, với hơn 1,4 triệu lính, chưa kể 848.000 người dự bị, nhờ chế độ đãi ngộ tốt dành cho binh lính.
Ngân sách chi cho quốc phòng của Mỹ cao gấp hơn 4 lần so với Trung Quốc
Những nam nữ thanh niên từ 18 tuổi trở lên (hoặc 17 tuổi nếu được bố mẹ đồng ý) đều có thể đăng ký tham gia quân đội, với thời gian từ 2-5 năm trong Lục quân, 2 năm trong Hải quân, 4 năm trong Không quân và Thủy quân lục chiến.

Tìm kiếm Blog này