Trung Hoa thấy được âm mưu
Mọi hoạt động đã sẵn sàng từ mùa Hè năm 1978, mặc dù có nhiều điều mà các quan sát viên bên ngoài không thấy được. Với những xáo trộn và tàn sát ở phía đông Cam Bốt, với hàng ngàn Hoa kiều chen chân ở Lạng Sơn, thành phố biên giới, với hy vọng về Trung Hoa, và với việc gia tăng hoạt động quân sự của Sô Viết chung quanh Trung Hoa, cơ hội một cuộc xung đột rộng lớn đã ăn khớp nhau. Nhìn từ phía Bắc Kinh, việc Việt Nam đối xử với kiều dân Trung Hoa không hẵn là một bước cải cách để tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa, mà cũng không đơn giản là vấn đề kỳ thị chủng tộc. Nhưng đó là một phần toàn vẹn trong chính sách của Liên Sô nhằm mục đích bao vây Trung Hoa. Cuộc xung đột Việt Nam và Cam Bốt đang gia tăng được xem là một phần hoạt động của Sô Viết chống lại vai trò lãnh đạo của Bắc Kinh ở trong vùng, bằng cách sử dụng vai trò của một “tiểu bá quyền”. Việt Nam Cộng Sản thì thấy việc xử dụng bạo lực một cách dữ dội ở Cam Bốt và việc Cam Bốt tấn công Việt Nam như là một phần kế hoạch do Bắc Kinh khôn khéo lèo lái để đè bẹp Việt Nam. Mạc Tư Khoa thì muốn hợp tác lâu dài với Việt Nam vì thấy quan hệ Hoa-Mỹ càng lúc càng nổi bật hơn. Quan điểm của Tòa Bạch Ốc (gia tăng chủ trương chống Liên Sô Manichean của Brzezinsky) thấy cuộc xung đột Miên Việt là một cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” giữa Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, qua đó, Trung Hoa đáng được Mỹ hỗ trợ về mặt chiến lược.
Với Mạc Tư Khoa, đó là thời gian của cơ hội mà cũng là thời gian của hiễm nguy. Sự bắt đầu cải vả công khai giữa Trung Hoa và Việt Nam là cơ hội được Liên Sô chờ đón từ lâu để kéo Việt Nam vào vòng tay của họ. Mạc Tư Khoa lợi dụng vấn đề người Hoa ở hải ngoại để lật tẩy việc Trung Hoa dùng Hoa Kiều làm đạo quân thứ năm và đạt được thắng lợi tuyên truyền ở Đông Nam Á. Họ quay lưỡi dao về phía Trung Hoa và tố cáo mạnh mẽ Bắc Kinh là “bá quyền nước lớn” và can thiệp vào nội bộ Việt Nam.
Nhưng chuyến đi của Brzezinsky qua Trung Hoa hồi tháng Năm/1978 và công việc khoa trương chống Liên Sô của ông ta ở Bắc Kinh báo động cho Mạc Tư Khoa, đặc biệt là bản báo cáo nói tới việc ông ta thảo luận bí mật trao cho Trung Hoa kỹ thuật quân sự và vũ khí. Ngày 25 tháng Sáu, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Sô Leonid Brezhnev tấn công kịch liệt như chưa bao giờ có về chính sách của Mỹ đối với Trung Hoa. Ông ta nói rằng điều nầy, ở Hoa Kỳ, những ai chơi “lá bài Trung Hoa” là theo đuổi một chính sách “thiển cận và nguy hiểm”. Ông ta cảnh cáo rằng “những ai dùng nó phải hối tiếc cay đắng”. (45)
Một cách bí mật, Liên Sô gia tăng quan hệ với Hà Nội. Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam họp hồi giữa tháng Hai đưa ra một số quyết định lớn về Cam Bốt và Trung Hoa, và kết luận rằng Việt Nam sẽ can thiệp quân sự vào Cam Bốt cũng như trả miếng Trung Hoa. Để đối đầu với đe dọa từ Trung Hoa, Hà Nội cần một chính sách bảo đảm. Sau nầy, một viên chức Việt Nam nói với đại sứ Ấn Độ tại Hà Nội: “Chúng tôi rứt một ngọn lá khỏi cuốn sách Ấn Độ”. Liên Sô đề nghị ký với Ấn Độ một thỏa ưóc thân hữu và hợp tác nhằm bảo đảm việc hỗ trợ quân sự năm 1969. Ấn Độ chấp thuận đề nghị đó trong vòng hai năm. Ấn Độ đồng ý ký thỏa ước và chấp nhận sự bảo vệ quân sự của Liên Sô khi nào họ thấy rằng – trong trường hợp có chiến tranh với Pakistan và có khả năng Trung Hoa can thiệp vào nội bộ của họ vì muốn bảo vệ cho Pakistan. Họ cần tới sự bảo vệ của siêu cường. Ba tháng sau khi ký thỏa ước với Mạc Tư Khoa, Ấn Độ đánh bại Pakistan và đem lại độc lập cho Bangladesh.
Hà Nội nghiên cứu kỹ lưỡng đề nghị của Liên Sô hồi năm 1975 về một thỏa ước hữu nghị, ngay sau khi Hà Nội chiến thắng miền Nam. Đầu tháng Sáu, tướng Giáp bí mật đi Mạc Tư Khoa trình bày bản sơ thảo về thỏa ước nói trên và đưa ra một danh sách các loại vũ khí muốn mua. Trên đường đi Mạc Tư Khoa, Giáp không công bố việc dừng chân ở Tân Đề Li. Tại cuộc họp với bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Ấn độ tại phi trường, Giáp đề nghị Ấn Độ giúp Việt Nam xây dựng một nhà máy sản xuất vũ khí nhỏ. Cho rằng cuộc chiến tranh Việt Miên đang hiện ra ở cuối chân trời, Việt Nam không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào Liên Sô về vũ khí. Một viên chức có địa vị quan trọng, người theo dõi rất sát cuộc họp nầy, hai năm sau, nói với tôi là đề nghị của Giáp bị từ chối hoàn toàn vì thiếu nguyên vật liệu. Đề nghị nầy của Giáp có thể có kết quả khác đi nếu chính phủ thuộc đảng Quốc Đại của bà Indira Gandhi – người được xem là bà mụ đỡ đẻ cho Bangladesh – nắm chính quyền. Tuy nhiên vì chính phủ của Morarji Desai, chính phủ cánh hữu đầu tiên của Ấn Độ e ngại dính líu vào một cuộc tranh chấp mà rõ ràng là chống lại Trung Hoa và liên minh với Liên Sô.
Liên Sô có vẻ giao động bởi vì Việt Nam muốn trở lại thỏa ước hữu nghị. Cuối tháng Sáu, Nikolai Firuybin, thứ trưởng Bô Ngoại Giao Liên Sô đi Hà Nội. Trong chuyến đi bí mật đó, ông ta gạt bỏ mọi khác biệt lớn trong bản dự thảo. Thời gian khi nào ký thỏa ước là do Hà Nội quyết định. Trước khi hoàn tất sẽ không được công bố, cũng để cảnh cáo Bắc Kinh. Tuy nhiên thỏa ước sẽ được công bố đúng lúc để ngăn ngừa Bắc Kinh trù liệu bất cứ một hành động quân sự nào chống Việt Nam. Bộ Chính Trị cũng không muốn làm u ám mối hy vọng quan hệ bình thường với Hoa Kỳ nếu sớm công bố bản thỏa ước quân sự ký với Liên Sô. (46)
Vì bản thỏa ước hữu nghị Việt-Sô còn chờ chữ ký, việc chuẩn bị hợp lý cho cuộc xung đột trong tương lai vẫn tiếp tục. Tháng Tám, đáp ứng lời yêu cầu của Việt Nam, Liên Sô thực hiện các chuyến vận chuyển vũ khí bằng hàng không và hàng hải cho Việt Nam mà trước kia chưa hề có. Máy bay khổng lồ Antonov 12 thực hiện khoảng một chục chuyến bay tới Đà Nẵng đổ xuống các loại đại bác, hỏa tiễn, radar và đạn dược để giúp Việt Nam củng cố lực lượng chống Trung Hoa. Máy bay Mig 21 được chở tới Đà Nẵng, lắp ráp thêm ở đây rồi bay ra phía Bắc, sát với biên giới Trung Hoa.
Khi chiến dịch tuyên truyền của Liên Sô gia tăng đến độ đinh tai nhức óc, Trung Hoa cũng đáp lại như thế. Trong ba tuần lễ tấn công đầu tiên của Trung Hoa, tố cáo Việt Nam đầy ải, ngược đãi và trục xuất Hoa Kiều, họ bắt đầu đánh giá Việt Nam là tay sai của Liên Sô, là một “Cu Ba ở châu Á…” Lời thóa mạ ám chỉ binh lính Cu Ba chiến đấu ở Angola vì quyền lợi của Liên Sô. Bắc Kinh cho rằng “Đế Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Sô” là kẻ hỗ trợ và xúi dục chính để Việt Nam chống lại Trung Hoa. (47)
Trong khi cuộc tranh cải về thỏa hiệp Hoa kiều ở Việt Nam leo thang gay gắt, Trung Hoa hủy bỏ tất cả chương trình viện trợ, tố cáo Việt Nam có hoạt động chống Cam Bốt. Từ giữa tháng Sáu, Trung Hoa bắt đầu lặp lại lời Khmer Đỏ tố cáo Việt Nam có chính sách bành trướng lãnh thổ vào Cam Bốt. Tờ Nhân Dân Nhựt Báo của Trung Hoa phát hành hồi tháng Bảy tố cáo Hà Nội sau khi chiến thắng Hoa Kỳ cũng như các chính phủ ở Đông Dương, đã thủ đắc một số lớn vũ khí “làm cho cái đầu của Việt Nam thì phình to lên và tay chân thì ngứa ngáy muốn giành giựt thêm nữa”. Nó làm cho Việt Nam mơ tưởng trở thành “chúa tể” vùng Đông Nam Á và bước đầu ”dựng lên” một Liên Bang Đông Dương dưới sự kiểm soát của Việt Nam.
Chẳng bao lâu, những tay tuyên truyền ở Bắc Kinh tăng cường tố cáo Việt Nam, cho rằng cuộc xung đột với Cam Bốt thuần túy chỉ là mối tương quan giữa Việt Nam thì muốn bành trướng; còn Liên Sô thì có tham vọng làm bá chủ. Họ không còn cho rằng vấn đề Cam Bốt, vấn đề người Hoa ở hải ngoại và việc tranh luận giữa hai nước Xã Hội Chủ Nghĩa, có thể giải quyết bàng thương lượng. Các nhà bình luận cho rằng “cuộc xung đột nầy (Việt Nam và Cam Bốt) cùng với hành động Việt Nam chống Trung Hoa, gồm cả hành vi ngược đãi và trục xuất kiều dân, sử dụng vấn đề Hoa kiều nhằm phá hoại quan hệ của Trung Hoa với các nước Đông Nam Á, hình thức cấu thành toàn bộ âm mưu. Trong âm mưu đó, siêu cường Liên Sô với chính chủ nghĩa bá quyền, giúp đỡ và che chở Việt Nam thực hiện chủ nghĩa bá quyền trong vùng, Việt Nam thì phục vụ cho người anh lớn Sô Viết của họ.” (48)
Đã đến lúc phải dạy cho một bài học
Trung Hoa công khai tuông ra những lời giận dữ chống Việt Nam, phản ảnh chính sách Trung Hoa vào đầu mùa hè năm 1978. Chủ Tịch Mao từng tin tưởng một cách chắc chắn rằng chiến tranh giữa Trung Hoa và đế quốc là không thể tránh được và cổ võ dân chúng giữ vững tư tưởng, chuẩn bị tích trữ lúa gạo và đào hầm ẩn núp. Tuy nhiên, từ khi Mao qua đời và bè lũ bốn tên bị lật đổ, các nhà lãnh đạo mới ở Trung Hoa cẩn thận hướng tới đường lối lạc quan hơn, thấy rằng sự trì hoãn chiến tranh là điều có thể có được nếu Trung Hoa thành tựu trong việc thành lập môt phong trào đoàn kết quốc tế để chống lại sự đe dọa của Mạc Tư Khoa. Vì tham vọng thực thi kế hoạch 10 năm hiện đại hóa, kể từ tháng Ba 1978, Trung Hoa cần có một thời gian ổn định lâu dài để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh toàn cầu không thể nào tránh khỏi. Các nhà lãnh đạo Trung Hoa cho rằng Trung Hoa có thể mua thời gian để giành trước kế hoạch của kẻ thù ngay từ bước đầu. Một quan chức Trung Hoa nói với chuyên viên quốc phòng Mỹ, Michael Pillsbury hồi tháng Năm 78: “Phương Tây có thể phá vở thời biểu chiến lược của Liên Sô bằng thách đố ảnh hưởng của họ tại các quốc gia thuộc khối thứ ba có giá trị chiến lược, bằng cách từ chối liên minh với Liên Sô, bằng cách luôn luôn giữ trong óc nhận định về sự yếu kém trong nội bộ Liên Sô. Các yếu kém đó là các vấn đề xã hội, kinh tế và sự cân bằng chủng tộc ở Sô Viết”. (49) Dù không chỉ rõ quốc gia thứ ba nào, nhưng khi nói tới “giá trị chiến lược” thì người ta chắc chắn rằng đó là Việt Nam. Một cách thú vị, vào lúc Trung Hoa phát triển chính sách mới thì Brzezinsky tới thăm Trung Hoa. Theo nhà chuyên môn về Trung Hoa trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Michel Iksenberg, người tháp tùng Brzezinsky tới Trung Hoa, thì “sự hăng say trong việc Trung Hoa tố cáo Việt Nam phản phúc là điều hết sức bất ngờ trong cuộc thảo luận với Brzezensky”. (50)
Những tiết lộ về sau, theo báo cáo của một người Nhật, trong cuộc họp hồi tháng Năm 1978, Trung Hoa quyết định có hành động đáp ứng sự “khiêu khích của Việt Nam” và “thách thức biểu dương quân sự nếu Việt Nam liều lĩnh tấn công” là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra. (51) Kế hoạch bất ngờ đó, nếu như hồi đó có thực hiện đi nữa, thì hai tháng sau lại được củng cố. Các nhà lãnh đạo Trung Hoa xem xét một cách cẩn thận tình hình quân sự ở Cam Bốt và sự sụp đổ của Khmer Đỏ vì áp lực của Việt Nam. Vài nhà lãnh đạo quân sự đề nghị gởi Chí Nguyện Quân Trung Hoa tới Cam Bốt, lý luận rằng như thế là đặt Cam Bốt dưới ảnh hưởng Trung Hoa và cũng làm cho các nước trong khu vực nầy tin tưởng Trung Hoa. Về sau, một vài nguồn tin Trung Hoa cho tôi biết, “Ý tưởng đó đã bị phản bác ngay tức khắc vì sự khác biệt về nền tảng kinh tế, quân sự và chính trị”. Một viên chức giải thích Trung Hoa tiến tới Cam Bốt bằng cách bày tỏ quan điểm của họ: “Một khi không hy vọng người ta tới thì không ai nấu nướng làm chi”. Ông ta nói thêm, “Cuối cùng, nguyên tắc của Chủ Tịch Mao là việc bảo vệ độc lập, quyền tự trị của một nước là chính công việc của nhân dân nước đó”. Một quan điểm thực tế hơn là về địa lý, Trung Hoa và Cam Bốt xa cách nhau. Một điều nguy hiểm khác là có thể khiêu khích Liên Sô can thiệp vào Việt Nam. Việc can thiệp quân sự trực tiếp của Trung Hoa vào Cam Bốt sẽ làm cho các nước không Cộng Sản ở Đông Nam Á lo ngại, là đối đầu với Tây Phương, là làm đảo lộn kế hoạch hiện đại hóa của Trung Hoa. Trung Hoa đồng ý gia tăng viện trợ quân sự và gởi cố vấn đến Cam Bốt, tuy nhiên, họ kết luận rằng chính Cam Bốt của Pol Pot phải tự lo liệu lấy.
Trong khi bác bỏ việc can thiệp vào Cam Bốt, Trung Hoa cũng không chịu để Việt Nam đe dọa nước đồng minh duy nhất của họ ở Đông Nam Á, bằng cách miễn trừ hay thách thức Bắc Kinh về vấn đề trục xuất Hoa Kiều, hân hoan với kẻ thù đáng nguyền rủa của Trung Hoa. Các nhà lãnh đạo Trung Hoa, đứng đầu là Đặng Tiểu Bình, chọn một phương cách mà các hoàng đế trước kia đã làm đối với nước Việt Nam “ngạo mạn”: Trừng phạt nó. Trong trật tự thế giới của Khổng tử Trung Hoa cổ, không có gì đáng trách mắng hơn là thiếu lòng hiếu thảo với hoàng đế, người cha của thiên triều. Với tất cả những gì đã viện trợ cho Việt Nam trong thời chiến – Bắc Kinh ước tính khoảng hai chục tỷ đôla – Việt Nam bây giờ đá đít Trung Hoa. Tháng Tám 1978, một viên chức Bắc Kinh mô tả với tôi như sau, khi nói về sự vong ơn của Việt Nam: “Bọn chúng có trái tim đen tối”.
Sự xúc cảm chắc chắn đã dự phần quan trọng trong thái độ thù địch của Trung Hoa đối với Việt Nam. Mỉa mai thay, con người thù ghét Việt Nam nhứt, lại có lúc thương Việt Nam nhứt lại chính là Đặng Tiểu Bình. Khi ông ta tái xuất hiện trên chính trường Trung Hoa thì Việt Nam reo mừng. Có lẽ đó là do cảm tình của Đặng ủng hộ Việt Nam trong những năm chiến tranh. Điều ấy làm cho Đặng cảm thấy cay đắng hơn khi ông ta thấy Hà Nội trở mặt. Một nhà ngoại giao Thái có mặt trong nhiều cuộc họp với Đặng kể lại rằng “khi nói tới Việt Nam, người ta thấy được sự thay đổi nơi Đặng Tiểu Bình”. Việc ông ta ghét Việt Nam là từ trong tạng phủ. Ông ta nhổ toẹt vào ống nhổ rồi gọi Việt Nam là bọn “chó”. Trong cuộc họp báo hồi tháng Mười Một 1978, ông ta tuyên bố “Việt Nam là “bọn vô lại” Phương Đông”. Bên cạnh ông là Thủ Tướng Thái Lan Kriangsak Chomanan ngồi co lại một cách lúng túng. Tới tháng Tám, khi những xúc động đó đã qua đi, ý định của Trung Hoa về Việt Nam lại cũng thiếu rõ ràng.
Ba năm sau, một viên chức của Bắc Kinh tiết lộ cho tôi biết, một trong những buổi họp hàng tuần đều đặn hồi đầu tháng Bảy/1978, Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Hoa quyết định “dạy cho Việt Nam một bài học” vì sự vong ơn và xấc láo của họ. Quyết định đó, thông qua một cách bí mật, không có sự chống đối. Nhưng Đặng thuyết phục rằng hành động quân sự có hạn chế chống Việt Nam cũng là bày tỏ cho Liên Sô thấy rằng Trung Hoa sẵn sàng đứng lên để chống lại tên côn đồ lớn, chính là Liên Sô.
Nếu Liên Sô thất bại trong việc giúp đỡ Việt Nam, như Đặng hy vọng, thì điều đó cho thấy Mạc Tư Khoa thiếu trách nhiệm, vị thế yếu kém của Liên Sô trong khối thứ ba. Theo một viên chức Trung Hoa, Đặng cho rằng, để có thể có kết quả, hành động của Trung Hoa không phải là một cuộc tranh chấp giữa một quốc gia với một quốc gia nhưng chính là một phần đóng góp của Trung Hoa vào chiến lược quốc tế chống bá quyền, phục vụ cho quyền lợi bên ngoài. Bộ Chính Trị tính toán lại thời gian và khả năng hành động quân sự, quyết định tăng cường liên minh với Hoa Kỳ, các nước không Cộng Sản ở Châu Á và Tây Phương. (52)
Cuối tháng Bảy 1978, khi Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Cam Bốt Son Sen tới Bắc Kinh để mưu tìm cam kết viện trợ quân sự chống lại Việt Nam, ông ta nghe đầy tai về lòng tự tín. Đặc biệt, những lời chói tai trong diễn văn là của Đặng Tiểu Bình, người có lần bị Khmer Đỏ đã kích là tên “phản cách mạng”. Ông ta nói thẳng với Son Sen là viện trợ của Trung Hoa sẽ chẳng có ích lợi gì nếu Cam Bốt không chịu từ bỏ chính sách “cực đoan” và thành lập mặt trận đoàn kết chống kẻ thù. Trung Hoa thúc đẩy Khmer Đỏ đưa Thái Tử Norodom Sihanouk lên đứng đầu chính phủ, và cố gắng cải thiện hình ảnh Cam Bốt với quốc tế. Các nhà lãnh đạo Trung Hoa khuyến cáo Son Sen nên chuẩn bị kéo dài chiến tranh du kích bằng cách đào hầm, thành lập các nơi chôn dấu vũ khí và động viên quần chúng. Nếu Việt Nam xâm lăng trở lại thì nên áp dụng du kích chiến hơn là đối diện chiến đấu. Trung Hoa hứa sẽ gây áp lực với Việt Nam nhưng không nói rõ họ sẽ làm như thế nào. (53)
Dù khuyến cáo nên có lòng tự tín, chẳng bao lâu sau, Trung Hoa thiết lập cầu không vận vũ khí và đạn dược viện trợ cho Cam Bốt mà trước kia chưa có bao giờ. Ngoài những chuyến bay hai tuần một lần qua không phận Lào, lại có thêm 5 chiếc Boeing 707 bất thường qua lại giữa Quảng Đông và Phnom Pênh bay trên không phận biển Nam Hải. (Đông Hải – nd) Cùng với vũ khí và đạn được, hàng trăm cố vấn Trung Hoa bay tới Cam Bốt. Theo tình báo Mỹ ước đoán, tới cuối năm 1978, tổng số nhân viên Trung Hoa có mặt ở Cam Bốt lên tới năm ngàn người.
Tuy nhiên, việc chuẩn bị chính cho hành động quân sự của Trung Hoa chống Việt Nam khởi đầu bằng ngoại giao. Nhờ sự thúc đẩy kín đáo của Brzezinsky với Tokyo, tháng Tám/1978, Nhật ký thỏa hiệp thân hữu và hòa bình lâu dài với Trung Hoa. Một điều khoản trong thỏa ước đó nói về việc chống lại chủ nghĩa bá quyền từ bất cứ thế lực nào là cú đấm ngoại giao đầu tiên của Trung Hoa đối với Sô Viết. Với sự có mặt của Leonard Woodcock ở Bắc Kinh, và của Chai Zemin ở Hoa Thịnh Đốn, đứng đầu phái bộ đại diện của hai nước, một tiến trình mới bắt đầu cố gắng bình thường hóa quan hệ ngoại giao Hoa-Mỹ. Và khi ngành truyền thông Trung Hoa mở chiến dịch ve vãn các nước láng giềng ở Đông Nam Á, (từ lâu họ nghi ngờ Trung Hoa chủ trương phát triển cách mạng), để chuẩn bị chuyến đi lịch sử vá víu ngoại vi rách nát của Đặng tới các nước không Cộng Sản ở vùng Đông Nam Á.
Khi mùa hè năm 1978 tới gần hơn, Việt Nam và Trung Hoa lặng lẽ vạch kế hoạch chiến đấu. Tuy nhiên, trước khi tiếng súng bùng nổ, là thời gian giành lấy bạn hữu và cô lập kẻ thù. Một trong những phần thưởng lớn nhất trong cuộc chạy đua Hoa-Việt nầy chính là ở một người mà mới đây họ đã tìm cách đuổi ra khỏi Châu Á: Chú Sam.
Người Mỹ: Hãy về đi
Phụ Tá Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa kỳ Richard Holbrooke thực hiện một nguyên tắc: Im lặng là cách tốt nhất ở chỗ đông người. Ngày 27 tháng Chín/1978, lần thứ hai trong một tuần lễ, nhóm thương thuyết ít người của ông tập trung với phái bộ Mỹ ở Liên Hiệp Quốc giữa sự sinh hoạt ồn ào của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Sự lưu thông vào buổi chiều trên đại lộ số 5 hết sức đông đúc với cả hàng lô xe đưa các ông bộ trưởng, các ông đại sứ chen chúc nhau trong dòng xe cộ thường nhật cùng với các cổ xe chở du khách tiến tới tòa nhà Liên Hiệp Quốc. Các ông tổng thống, thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao của 140 quốc gia đi xuống khu phố Manhattan. Họ gặp các phát ngôn viên, thông báo buổi họp của Đại Hội Đồng và tham dự hàng loạt cuộc tiếp tân, tiệc tùng, hội họp náo nhiệt. Holbrooke nghĩ rằng lý tưởng nhất là nên lặng lẽ nói chuyện với Việt Nam để đặt lại quan hệ bình thường. Hồi tháng Hai, đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc bị trục xuất vì dính líu vào một vụ gián điệp, việc liên lạc với Việt Nam không còn bình thường nữa, những hoạt động công khai giữa hai bên chết yểu, theo Holbrooke, không làm Tổng Thống Carter vui lòng.
Các cuộc dàn xếp bí mật diễn tiến theo đúng kế hoạch. Báo chí khó có thể đánh hơi được cuộc gặp gở đầu tiên của ông với Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch năm ngày trước đó. Buổi chiều 27 tháng Chín, chẳng ai lưu ý khi Holbrooke, Frank Wisner, thành viên Bộ Tham Mưu Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Michel Oksenberg, và hai phụ tá Bộ Ngoại Giao đi taxi tới gặp đại biểu Việt Nam lần thứ hai. Phái bộ Việt Nam chỉ có mấy người, tránh mặt trong một khu gia cư ở building vô danh 35 tầng, xây bằng gạch và kiếng ở Waterside Plaza, trông xuống Sông Đông (East River) là một nơi chẳng có gì huy hoàng nhưng lại là nơi có tính cách lịch sử. Holbrooke tin chắc chuyến gặp gỡ với Thạch lần nầy, cuối cùng sẽ đóng lại một chương đau buồn của lịch sử Mỹ vì những năm Mỹ tham chiến ở Việt Nam và tiến tới một thời kỳ lịch sử mới. Tuần rồi, sau khi ký kết thành công thỏa hiệp Camp David giữa Menachem Begin và Anwar Sadat, trong trí của Carter, bình thường hóa quan hệ với Hà Nội sẽ là bước thứ hai.
Trong buổi họp với Thạch ngày 22 tháng Chín, Holbrooke ngạc nhiên vì Việt Nam kiên trì đòi hỏi phải có viện trợ Mỹ mới tái lập quan hệ ngoại giao. Ông ta đem theo một tập hồ sơ dày, trong đó có những lời phát biểu chung hay với tính cách riêng của những người có trách nhiệm, tuyên bố từ hồi tháng Bảy là Việt Nam muốn tái lập quan hệ với Hoa Kỳ mà không có điều kiện tiên quyết nào. Nhưng mỗi khi ngồi vào bàn thương nghị thì Thach lại bắt đầu điệp khúc về lương tâm của người Mỹ đối với Việt Nam bằng viện trợ tái thiết. Đó những đề nghị vô ích làm cho các cuộc thương nghị năm 1977 thất bại. Ông ta báo cáo với bộ trưởng Bộ Ngoại Giao: “Tôi không tin điều ấy. Việt Nam vẫn cứ đòi tiền”.
Tuy nhiên, biết chiến thuật thương nghị của Việt Nam, Holbrooke hy vọng Thạch sẽ từ bỏ điều kiện ấy trong cuộc họp lần 2. Ông ta nghĩ, dù sao, Thạch không đòi hỏi buổi họp thứ hai vì hôm 22 thánh Chín, Holbrooke đã phá vở buổi họp, nói rằng chẳng ích lợi gì nếu cứ tiếp tục công việc theo phương cách đó. Thực ra, Holbrooke chẳng tin Thạch cuối cùng sẽ thỏa thuận việc lập quan hệ ngoại giao vô điều kiện. Vì vậy ông ta mang Oksenberg theo ngồi bên cạnh. Ông ta biết cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Carter là Zbigniew Brzezinsky không nhiệt tình thiết lập liên lạc với quốc gia mà ông ta cho là “đệ tử” của Liên Sô. Việt Nam, đặc biệt đang có xung đột với Trung Hoa, đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ. Holbrooke tính rằng Việt Nam khi khước từ, không còn đòi được viện trợ trước mặt của Oksenberg, chuyên viên về Châu Á của Brezinsky sẽ gây khó khăn cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, nơi đây thường gây trở ngại cho kế hoạch bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Cuộc họp có vẽ như một việc thương mại. Thạch mặc bộ đồ màu xanh biển, đón chào họ khi họ vào khu Việt Nam. Sau cái bắt tay ngắn ngủi, đoàn Mỹ ngồi xuống ghế bên cái bàn màu rơm ở trong góc căn phòng có đồ đạc thưa thớt, có lẽ nơi dùng để tiếp tân của phái đoàn Việt Nam. Đối với chuyên viên về vấn đề Trung Hoa Oksenberg, đây là lần đầu tiên ông ta đụng đầu với quan chức Việt Nam. Ông hơi ngạc nhiên vì trông Thạch, 53 tuổi, vẫn còn trẻ. Dáng bộ ông ta trẻ trung và hay cười. Tuy nhiên, bộ điệu đó không che dấu được ba thập niên kinh nghiệm của Thạch trong chiến tranh và ngoại giao. Chuyện trò khi uống trà trong giờ nghỉ, Thạch nói với người Mỹ rằng ông ta là trung tá trong quân đội Việt Minh vào thời kỳ có cuộc bao vây lịch sử quân đội Pháp ở Điện Biên phủ năm 1954. Hai năm sau, ông ta bắt đầu sự nghiệp ngoại giao khi làm tổng lãnh sự ở Tân Đề Li. Lúc nầy, Thạch nói được tiếng Pháp, học cách xã giao theo Âu Tây và học thêm tiếng Anh. Có lần ông ta hỏi một người phỏng vấn ông khi chắc rằng ông ta chỉ muốn mình là người Việt Nam mà thôi: “Ông có nghe mùi cà ri trong tiếng Anh của tôi không?”. Kiến thức Anh ngữ và kinh nghiệm ngoại giao được xử dụng hồi thập niên 1970, khi ông ta làm phụ tá cho Lê Đức Thọ trong các cuộc thương nghị dai dẵng với Henry Kissinger. Bây giờ thì tới phiên ông ta. Thạch bắt đầu xuất hiện, làm đại diện cho Việt Nam và nhanh chóng chứng tỏ rằng con người ông chẳng gì thay đổi. Ông ta nói nếu người Mỹ tới Hà Nội có mang cái gì trong tay thì hay lắm. Holbrooke lại lặp lại Hoa Kỳ không thể hứa gì cả. Sau một tiếng rưởi đồng hồ bàn qua cải lại chẳng có ích gì, Holbrooke thu gom giấy tờ bỏ vào kẹp rồi ra dấu buổi họp coi như xong. Ông ta nói: “Ông Thạch, chúng ta đã đi tới gần cuối đường. Nếu đây là tất cả những gì ông trình bày thì chẳng còn gì để tiếp tục thảo luận nữa”. Thạch trả lời: “Chúng ta uống chút trà”.
Họ rời bàn và đi tới góc phòng phía bên kia. Ở đó, bình cà phê, trà, bánh cúc ki và chả giò dọn sẵn trên bàn. Mỹ-Việt nhắp cà phê và nhắm chả giò trong khi bầu trời trên sông Đông chuyển qua màu tím. Suốt cả buổi chiều hôm đó, Oksenberg ngồi nín thinh, mặt cau có. Ông ta hết sức bi quan về việc bình thường hóa quan hệ, thực sự nghiêm trọng đối với Việt Nam. Với ông, tuồng như Holbrooke là người làm cho tình hình xấu đi vì cứ buộc Thạch phải từ bỏ yêu cầu viện trợ. Thạch biết Oksenberg là ai và cảm thấy bất lợi. Ông ta cố làm cho cuộc nói chuyện nhẹ nhàng theo phong cách của ông. Oksenberg làm như không biết tới cố gắng đó, nhìn chăm chăm vào chân trời phía khu công nghiệp Queens hiện lên ngoài cửa sổ. Sau nầy, Oksenberg kể lại: “Tôi không thể nói gì với ông ta. Đây là lần đầu tiên tôi gặp một người Việt Nam”. Để phá tan sự im lặng, Holbrooke chấm dứt cuộc thảo luận.
Khi sự căng thẳng đã qua, Holbrooke sắp sữa chia tay với Thạch, Thạch nói: “Hãy bàn thêm chút nữa”. Khi họ trở lại cái bàn màu rơm, bất thần Thạch trở thành con người khác. “Ôkay! Tôi sẽ nói những gì ông muốn nghe. Chúng ta để lại những trở ngại đó về sau. Chúng ta hãy lập lại quan hệ bình thường mà không có điều kiện tiên quyết”. Sau nầy Holbrooke thuật lại: “Xong. Như Thạch bày tỏ. Rồi ông ta muốn một thỏa ước, đã hai năm chưa bàn xong, thì bây giờ lại hoàn tất trong vòng mười phút”. Thạch yêu cầu Holbrooke ký một công hàm ngoại giao về quan hệ giữa hai nước. Ông ta nói: “Có máy chữ ở đằng kia. Cả hai nhóm tham mưu thảo luận để viết thành văn bản, trong khi chúng ta uống trà”. Holbrooke có vẽ hân hoan. Ông ta nói: “Đây là sự phát triển có tính cách xây dựng. Một bước tiến rất đáng kể”. Nhưng ông ta từ chối ký bất cứ một văn bản nào vào lúc nầy như Thạch yêu cầu. Ông ta nói: “Tôi sẽ đệ trình việc nầy lên tổng thống. Chúng tôi sẽ xem xét rất cẩn thận đề nghị của ông. Và sẽ báo cho ông biết lúc nào chúng ta có thể tiến hành”. Thạch đang nôn nóng về thỏa ước đó, ít ra sẽ được ký vào lúc Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn duy Trinh đang ở Nữu Ước vào tuần đầu tháng Mười. Tuy nhiên, Holbrooke nói là khó có thể trả lời trong khoảng thời gian đó.
”Được rồi”, Thạch nói. Ông ta sẽ ở lại Nữu Ước cho tới 20 tháng Muời. Rồi như một trò ảo thuật, buổi họp buồn tẻ đó chuyển mình. Viễn ảnh Tòa Đại Sứ Mỹ được thiết lập ở Hà Nội hiện lên ở cuối chân trời. Thạch nói với Holbrooke tòa nhà thời Pháp thuộc là lãnh sự Mỹ ở Hà Nội sẵn sàng để cho người Mỹ xử dụng. Tòa đại sứ cũ của Cộng Hòa Miền Nam ở Hoa Thịnh Đốn đang bị bỏ trống là điều Holbrooke vui vẻ hứa với Thạch. Thạch chẳng thể chờ bàn tới số lượng nhân viên ngoại giao của mỗi tòa đại sứ, việc thiết lập phương cách liên lạc và các bưu kiện ngoại giao. Thời gian bây giờ là củng cố các vấn đề then chốt của bản thỏa hiệp.
Khi Holbrooke vui vẻ ra về với nụ cười rạng rỡ với Thạch, trời Nữu Ước đã tối. Nhưng, tưởng như đó là một ngày mới vậy.
Với việc loại bỏ trở ngại cuối cùng và thiết lập quan hệ với Việt Nam, chính sách ngoại giao của Mỹ như đụng phải một ngã tư đường. Đó là lúc cần phải quyết định. Sự xung đột có tính cách chiến lược đối với Trung Hoa và Đông Nam Á từ lâu mà Zbigniew Brzezensky và Cyrus Vance theo đuổi, không có điểm mâu thuẫn công khai nào thì bây giờ lại phải giải quyết. Việt Nam và Trung Hoa, Cam Bốt và Việt Nam rõ ràng là con đường đụng đầu bằng vũ lực càng lúc càng gia tăng nguy hiểm nếu Liên Sô can dự vào. Có thể nào Hoa Thịnh Đốn đứng về phía Trung Hoa và đồng minh đáng ghê của họ là Khmer Đỏ để trở thành một liên minh chống Liên Sô – như Brzezinsky chủ trương. Hay họ sẽ quan tâm đến cuộc xung đột đang hình thành như Vance và Holbrooke đã làm, trở thành cuộc xung đột giữa các quốc gia có căn nguyên từ trong lịch sử mà Hoa Kỳ sẽ đứng ngoài? Quyền lợi của Mỹ ở Châu Á và trên thế giới liệu có tốt đẹp hơn khi Hoa Kỳ có quan hệ ngoại giao bình thường với cả Trung Hoa lẫn Việt Nam? Hay Hoa Kỳ sẽ không thèm lưu tâm đến Hà Nội để đạt hữu nghị với Trung Hoa? Hai nước Cộng Sản lớn hàng đầu ở Châu Á đang tỏ dấu mời Hoa Kỳ trở lại vùng nầy để đóng một vai trò chính. Bây giờ là lúc Jimmy Carter quyết định quay trở lại giữ thế cân bằng quyền lực hay đứng về phía nào?
Gõ cửa nhà Mỹ
Cuộc tiếp xúc Mỹ-Việt ở cấp cao hồi mùa Thu năm 1978 là cuộc gặp gỡ sau mười tháng băng giá. Trong vòng đàm phán cuối cùng giữa Holbrooke và Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Phan Hiền hồi đầu tháng Mười Hai 1977, Việt Nam đã ngưng đòi viện trợ kinh tế như là điều kiện tiên quyết. Nhưng dù sao, Hiền cũng cứ khăng khăng đòi Hoa Kỳ phải có cam kết riêng về viện trợ kinh tế sau khi quan hệ ngoại giao bình thường thiết lập xong. Cuộc họp hôm đó chấm dứt và thất bại.
Hai tháng sau, có một luồng không khí mới. Ronald Humphrey, một công nhân cơ quan Thông Tin Hoa Kỳ và Daid Trương (Trương Đình Hùng- nd), người cộng sự với Ronald bị truy tố về tội gián điệp, và đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Đinh Bá Thi, được xem là người đồng mưu nhưng không bị truy tố. Thi bị trục xuất khỏi Mỹ.
Vụ gián điệp nầy chỉ có tính cách quan trọng giới hạn. Những bức điện bị đánh cắp chỉ ở mức thấp nhất và có vài thứ cũng chẳng được xếp loại gì cả. Một trong những bức điện đó có nói tới quan điểm của các nhà ngoại giao Ấn Độ và Nam Tư ở Hà Nội. Một bức điện khác thì nói tới quan điểm của phái bộ Woodcock trong việc hòa giải với Việt Nam. Những bức điện khác thuộc loại “đáng tin” là chi tiết của những chuyến bay của hãng Air France đến và đi tại thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian một tháng. Chẳng phải là một cú điệp báo lớn cho Hà Nội và cũng chẳng ảnh hưởng gì tới tình hình an ninh Mỹ. Nhưng thật mỉa mai vì đúng là nó có ý nghĩa giới hạn cho ai ăn cắp điện tín, tạo nên một trường hợp hoàn hảo để FBI nắm đầu đưa ra tòa. Có vài lần FBI thất bại trong việc đưa vài tay gián điệp ra trước pháp luật. Truy tố điệp viên không thể đem ra công lý mà không tiết lộ bí mật điều điệp viên đã ăn cắp. Trường hợp nầy có người Việt Nam dính líu, đúng là trường hợp lý tưởng để trừng phạt người phạm tội mà không có gì nguy hại cho an ninh quốc gia. Ít ra, vài viên chức ở Bộ Ngoại Giao ngạc nhiên bởi vì có quyết định nhanh chóng tố cáo đại sứ Việt Nam ở Liên Hợp Quốc, – nhân vật không thể bi truy tố, là kẻ tòng phạm trong vụ gián điệp nầy. Có phải người ta muốn vội vàng trả thù? Ít ra, phía Việt Nam cũng tố cáo như vậy. Robert Oakley, phụ tá của Holbrooke về Đông Nam Á nói rằng phía Việt Nam chẳng bao giờ hiểu được tại sao Hoa Kỳ đã làm như vậy. “Vì luật pháp, vì vấn đề chính trị nội bộ, vì những điều khác nữa, chúng tôi chẳng có cách nào khác” (trục xuất Đại Sứ Đinh Bá Thi). (1)
Vụ nầy chẳng đáng là một cái cước chú trong một cuốn sách nói về quá trình gián điệp Đông-Tây, nhưng nó cho chúng ta thấy một khúc ngoặt trong lịch sử quan hệ Mỹ-Việt. Oakley nói: “Đúng là làm cho mọi việc tê cứng lại”. Hoa Thịnh Đốn hoàn toàn chẳng biết gì việc ấy. Và trong sự trùng hợp mai mỉa, nó đưa tới quyết định trục xuất đại sứ Việt Nam ngay lúc các nhà lãnh đạo Việt Nam đang giữa tiến trình đánh giá lại chính sách ngoại giao của họ.
Tháng Giêng 1978, Bộ Chính Trị họp để xem xét công việc chuẩn bị quân sự chống Trung Hoa và Cam Bốt, và cũng để kết thúc quan điểm cho rằng bây giờ là lúc cần xúc tiến thương thảo bình thường hóa quan hệ với Mỹ và phát triển quan hệ với các nước không Cộng Sản trên thế giới, nếu như phải từ bỏ viện trợ Mỹ cũng đành. (2)
Quyết định của Việt Nam từ bỏ điều kiện tiên quyết về viện trợ là một sự nhức nhối. Không những nó có nghĩa là từ bỏ hy vọng kiếm được tiền, mà cũng là một điều thất bại cho chính sách ngoại giao nữa. Mặc dù chiến thắng của Việt Nam làm cho người Mỹ choáng váng, đây cũng là lần đầu tiên một thế lực bị đánh bại được tái lập quan hệ ngoại giao mà chẳng phải trả một đồng xu nào cho việc bồi thường. Nhưng quyền lợi an ninh của Việt Nam là trên hết. Một loạt sự kiện xảy ra hồi cuối năm 1977 và đầu năm 1978 cho Việt Nam thấy rõ rằng họ phải tìm viện trợ quân sự ở Liên Sô để chuẩn bị cho cuộc xung đột với Trung Hoa và Cam Bốt – một đường hướng có thể làm phương hại nghiêm trọng đến tham vọng của họ trở thành một sức mạnh Xã Hội Chủ Nghĩa độc lập ở Đông Nam Á. Một Tòa Đại Sứ Mỹ hiện diện ở Hà Nội không những là sự cân bằng quyền lực với Sô Viết mà còn có thể ngăn ngừa hoạt động của Trung Hoa nhằm cô lập Việt Nam ở vùng Đông Nam Á.
Kế hoạch của Việt Nam giờ đây bỗng trở nên u ám vì việc ông đại sứ của họ bị trục xuất ra khỏi nước Mỹ. Việc xét lại tội trạng sau vụ xì căng đan đó làm cho quan hệ Mỹ-Việt trở nên băng giá. Sau vòng họp thứ tư giữa Richard Holbrooke và Phan Hiền, chương trình nghị sự chuẩn bị cho tháng Hai sắp tới bị đình hoãn.
Chuyến đi Hạ Uy Di
Tuy nhiên, đây không phải là lúc để Hà Nội giận hờn lâu. Việt Nam hết sức quan tâm chuyến đi Trung Hoa của Brzezinsky và lời tuyên bố của ông ta hỗ trợ nước nầy chống lại bá quyền địa phương, người ta hiểu ngay là ám chỉ Việt Nam. Sự căng thẳng Việt-Hoa gia tăng, Bắc Kinh viện trợ vũ khí cho Cam Bốt, Viêt Nam chuẩn bị can thiệp vào Cam Bốt hồi mùa Hè năm 1978, nên việc thiết lập quan hệ với Hoa Thịnh Đốn là vấn đề khẩn trương. Fred Brown, một viên chức Bộ Ngoại Giao kể lại: “Việt Nam muốn bình thường hóa vào ngày Lễ Lao Động, hoặc ít ra là Ngày Lễ Tạ Ơn” (Thanksgiving). Chờ đợi để họp với người Mỹ, dù sao, Hà Nội cũng đặt thành vấn đề. Trong chuyến đi thăm Tokyo hồi đầu tháng Bảy, Phan Hiền phát biểu trong một cuộc họp báo, cho biết toàn bộ vấn đề viện trợ Mỹ vẫn còn được giải quyết. Việt Nam không còn thúc đẩy điều kiện tiên quyết để bình thường hóa. Ông ta nói: “Về phía chúng tôi, chúng tôi giữ thái độ mới, nhìn tới phía trước”. Ông ta cũng nói Việt Nam chuẩn bị đón tiếp người Mỹ nếu họ đến với thái độ thân hữu và hợp tác. Tuy nhiên, “khi họ đến mà có cầm cái gì trong tay thì chúng tôi hoan hô hơn là họ đến với hai bàn tay không”. (3)
Sau Tokyo, Phan Hiền đi Úc. Trong buổi họp với Thủ Tướng Úc Malcolm Fraser và Bộ Trưởng Ngoại Giao Andrew Peacock, Hiền lặp lại lời ông ta phát biểu trước kia là lập lại quan hệ ngoại giao vô điều kiện. Andrew Peacock nói với tôi: “Trước khi Hiền đến, tôi đã nói chuyện điện thoại hai, ba lần với Dick (Holbrooke) về vị thế mới của Việt Nam. Tôi lại gọi ông ta sau khi họp, ông ta hoàn toàn lạc quan vì họ (Việt Nam) không còn đòi hỏi điều kiện tiên quyết nữa”. (4)
Holbrooke lại càng lạc quan nhiều hơn khi Việt Nam nói thẳng với giới chức Hoa Kỳ. Một cuộc họp xảy ra hồi tháng Bảy khi Hà Nội nhận lời mời trước kia, gởi một phái đoàn đến thăm Trung Tâm Hỗn Hợp Giải Lý Thương Vong ở Honolulu để xem xét kỹ thuật khám phá pháp y nhận dạng bằng các mẫu xương và tóc do người Mỹ thực hiện. Hoa Kỳ hy vọng phương tiện nầy sẽ thúc đẩy Việt Nam gia tăng tìm kiếm người Mỹ mất tích ở Đông Dương. Theo một người Mỹ tham dự buổi họp kể lại, cuộc họp hết sức nồng ấm và thân thiện. Một viên chức Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Vũ Hoàng, lần đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ, rất niềm nở. Ông ta nói với Frank Sieverts, viên chức Bộ Ngoại Giao phụ trách vấn đề MIA (Người Mỹ mất tích trong chiến tranh) rằng: “Trong đời tôi, chưa bao giờ tôi ngủ ngon như vậy”. Sau khi thăm viếng trung tâm nầy (JCRC) và thảo luận việc hợp tác, Fred Brown mời Hoàng đi thăm Viện Hải Sản (Marine Zoo). Trong khi nhìn cá heo, Hoàng nói nhỏ một tin mới cho Brown. Việt Nam không đòi viện trợ để bình thường hóa quan hệ ngoại giao nữa. Đã lâu mới có một lời phát biểu trực tiếp từ một viên chức Việt Nam sau nhiều lần nói bóng gió khác nhau. Brown thích thú gọi điện thoại báo cho Holbrooke ở Hoa Thạnh Đốn. Holbrooke nói tin đó tốt đấy, và nói thêm rằng ông ta muốn trực tiếp nghe thêm từ phía Việt Nam.
Tuy nhiên, Holbrooke vẫn lạc quan. Trong khi các nhân viên phục vụ tại Bộ Ngoại Giao phấn khởi một cách kín đáo về khả năng quan hệ với Hà Nội thì những lời tuyên bố công khai của Bộ Ngoại Giao cho biết tình hình không có gì thay đổi, và Hoa Kỳ chưa chính thức ghi nhận được gì từ phía Việt Nam. Từ khi không còn lịch trình thương nghị, không có dịp nào để Việt Nam chính thức tuyên bố với Hoa Kỳ. Thực ra, Holbrooke đã từ chối lời đề nghị của Hà Nội thực hiện một vòng hội đàm mới ở Ba Lêvào tháng Tám. Sau nầy, Holbrooke giải thích với tôi là ông ta muốn tránh cái nhìn xoi mói của công luận Ba Lê và yêu cầu gặp Việt Nam một cách lặng lẽ vào tháng Chín ở Nữu Ước, khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc họp, đặc biệt là lúc có nguy cơ chiến tranh xảy ra giữa Việt Nam và Trung Hoa. Đó không phải là một hoạt động ngoại giao mở lại các cuộc thảo luận với Hà Nội. Việt Nam cũng vậy, trong khi đưa ra những lời bóng gió, và những bảo đảm riêng có sự uyển chuyển mới của họ, rõ ràng là họ không muốn từ bỏ việc trả giá trước khi có một cuộc gặp mặt đối mặt khác với các nhà thương thuyết Hoa Kỳ. Khi Dân Biểu John P. Murtha, người tham gia phái đoàn dân biểu Hạ Viện đến Hà Nội để xem xét vấn đề MIA, ông ta có hỏi khi nào thì Hà Nội từ bỏ điều kiện tiên quyết, Phan Hiền nói có vẽ bí ẩn: “Chúng tôi biết là chúng tôi phải uyển chuyển như thế nào.” Hỏi tới chi tiết, ông ta đùa với Murtha: “Để đó cho các nhà thương thuyết. Đừng làm cho Holbrooke xao lãng công việc của ông ta.” (5)
Dù phía Việt Nam không lấy làm vui vì sự trì hoãn cuộc gặp với Holbrooke, họ vẫn còn tin sẽ có một vòng hội đàm nữa ở Nữu Ước, công việc bình thường hóa sẽ tiến nhanh hơn. Một loạt các cuộc thăm viếng của các thành viên quốc hội tại Hà Nội hồi mùa hè củng cố thêm hy vọng của họ. Phái đoàn quốc hội do Dân Biểu Sonny Montgomery dẫn đầu đưa ra lời mời Thủ Tướng Phạm Văn Đồng và Phan Hiền qua thăm Hoa Kỳ. Đáp lại, phía Việt Nam trao cho phái đoàn nầy 15 bộ hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh.
Trở về Hoa Thạnh Đốn, Montgomary khuyến cáo chính quyền nên tức khắc mở lại các cuộc thương nghị với Hà Nội để thiết lập hoàn toàn quan hệ ngoại giao và thương mại với Việt Nam. Dân Biểu Murtha giải thích một cách tích cực: “Họ rất nôn nóng muốn họp lại. Họ sợ Trung Hoa”.(6) Một toán nguời do Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy gởi đi sau khi từ Hà Nội về, mạnh mẽ khuyến cáo nên thiết lập ngoại giao với Hà Nội và gia tăng viện trợ nhân đạo. Bản tường trình của Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện có nói: “Quả là chúng ta đạt tới một quyết định lịch sử trong chính sách ngoại giao của chúng ta… bây giờ chúng ta đang gặp cơ hội hòa bình để có thể đạt được điều chúng ta mưu cầu trong chiến tranh: Bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ ở vùng Đông Nam Á bằng cách bảo vệ độc lập cho Việt Nam khỏi bị thế lực nào ở bên ngoài thống trị.” (7) Một thành viên trong nhóm ghi nhận riêng một cách trớ trêu rằng chính Phạm Văn Đồng đã nói một câu gần như câu của Ngoại Trưởng Dean Rusk đã nói trước kia: “Hoa Kỳ cần thiết có mặt ở đây để giúp gìn giữ hòa bình và sự ổn định ở Đông Nam Á”. (8)
Mặc dù Việt Nam lo lắng theo dõi khuynh hướng của Brzezinsky thiên về Trung Hoa nhưng họ cũng tin rằng vì quyền lợi của mình, chẳng bao lâu nữa Hoa Thạnh Đốn sẽ đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Rồi với thỏa hiệp ngoại giao ký với Hoa Kỳ ở trong túi, Hà Nội có thể tiến hành ký thêm một thỏa hiệp hữu nghị với Mạc Tư Khoa. Thắt chặt với Hoa Kỳ và một thỏa hiệp ký với Liên Sô giúp Việt Nam có được bảo đảm từ hai phía chống lại áp lực Trung Hoa và xúc tiến công việc chuẩn bị chiến tranh với chế độ Pol Pot. Hà Nội không biết rằng khuynh hướng ở Hoa Thịnh Đốn bây giờ là quay trở lại chống Việt Nam. Một nhóm phụ tá của tổng thống, cuối tháng Sáu, soạn thảo một kế hoạch để thiết lập ngoại giao hoàn toàn với Trung Hoa vào tháng Mười Hai 1978. (9)
Trong bản ghi chép viết ngày 7 tháng Bảy 1978, Brzezinsky lưu ý Carter quyết định chính họ phải thực thi là với Trung Hoa chứ không phải Việt Nam. Ông ta viết: “Sự phát triển quan hệ giữa hai nước, chúng ta (Hoa Kỳ và Trung Hoa) sẽ làm cho cán cân quốc tế thay đổi lớn.” Ông ta cảnh cáo rằng tiến tới lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam chỉ là khiêu khích Trung Hoa.(10)
Ngày 5 tháng Bảy, sáu ngày trước khi Hiền công bố quan điểm mới của Việt Nam ở Tokyo, cuộc thương nghị bình thường hóa quan hệ Hoa-Việt bắt đầu ở Bắc Kinh. Vì sự trì hoãn các cuộc họp với Hà Nội, Holbrooke không biết cơ hội của Việt Nam đang khép lại và Trung Hoa được đẩy vào cuộc chạy đua cùng với Việt Nam trong tiến trình bình thường ngoại giao. Hoạt động chống Trung Hoa trong nổ lực bình thường hóa của Việt Nam đối với mọi người đã rõ ràng, tạo ra vài sự chống đối. Bí mật bao trùm toàn bộ những cuộc thảo luận bình thường hóa Hoa-Mỹ được bảo vệ kỹ để chống lại bất cứ dò xét hoặc đối lập chính trị nào.
Thời gian để liên minh
Kể từ chuyến viếng thăm bí mật của Kissinger và chuyến đi lịch sử của tổng thống Richard Nixon hồi tháng Hai năm 1972, quan hệ giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ vẫn còn băng giá. Mao Trạch Đông bồn chồn muốn củng cố Trung Hoa để chống lại Liên Sô thù địch đang ngày càng gia tăng, nên nôn nóng muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Đó là một phần trong chiến lược “Mặt trận Đoàn kết”, bắt tay với một kẻ thù ít nguy hiểm hơn để chống lại kẻ thù chính là Liên Sô. Đầu năm 1973, các phái bộ liên lạc đã được thành lập ở Hoa Thạnh Đốn và Bắc Kinh. Quan hệ thương mại và văn hóa đã thiết lập xong. Tuy nhiên, những vụ xáo trộn ở Mỹ do hậu quả vụ “xì căng đan” Watergate và cuộc đấu tranh giành quyền lực ở Trung Hoa đã mau chóng làm cho mối quan hệ mới mở nầy trở nên lạnh nhạt. Trung Hoa đánh giá việc xây dựng quan hệ với Hoa Kỳ như là một chiến lược đối đầu với Liên Sô, là một nổ lực mà Mỹ rất quan tâm để giảm bớt gay cấn với Liên Sô. Đó cũng là điều làm cho người ta kinh ngạc vì sự thất bại của chính quyền Ford, không xúc tiến được đà phát triển mà Nixon đã xây dựng, tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao hoàn toàn với Trung Hoa, bỏ rơi Đài Loan.
Tuy nhiên, kể từ đầu năm 1978, một tình trạng hoàn toàn khác biệt nảy sinh ở Trung Hoa, hướng tới Hoa Kỳ. Từ vụ bắt giữ “bè lũ bốn tên” hồi cuối năm 1976, những nhà lãnh đạo có tinh thần thực tiễn và ôn hòa chung quanh Đặng Tiểu Bình tán thành một đề nghị mới nhắm mục tiêu tăng cường hiện đại hóa kinh tế đất nước. Từ tháng Bảy năm 1977, khi Đặng phục hồi quyền lực, không những ông ta mở một chiến dịch triệt hạ chính sách cực đoan ở trong nước mà còn kêu gọi thay đổi chính sách của Trung Hoa đối với thế giới. Ông ta lên án chính sách ngoại giao của Trung Hoa đặt căn bản trên đấu tranh giai cấp rất hẹp hòi.(11)
Trong khi Đặng đề khởi thanh trừng nhóm cực đoan và từ từ củng cố sự hỗ trợ cho chính sách của ông ta ở trong đảng, chính quyền và quân đội, thì quan hệ Hoa-Xô và những rắc rối với Việt Nam càng ngày càng gia tăng, làm cho ông ta thêm lý do để củng cố chính sách ngoại giao thân Tây Phương. Ý kiến thành lập một mặt trận quốc tế chống Liên Sô và đồng minh Việt Nam là một đề nghị mới, được củng cố từ Brzezinsky, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Carter. Sự tức giận và gây trở ngại của Brzezinsky đối với hoạt động của Liên Sô ở châu Phi, ý của Đặng muốn trừng phạt Việt Nam kéo họ lại với nhau trong một liên minh mà viễn ảnh đã bị mờ nhạt đi vì sự cân bằng quan hệ của Mỹ với các nước Cộng Sản tử thù ở Đông Nam Á.
Mặc dù tái lập quan hệ ngoại giao bình thường với Trung Hoa và Việt Nam là một trong những mục tiêu ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Carter, một năm sau khi ông ta nhận chức, cả hai nước chứng tỏ sự bình thường quan hệ còn xa mới trở thành hiện thực được. So sánh việc thiết lập ngoại giao với Việt Nam và chính thức với Trung Hoa, quả thật có khó khăn và phức tạp. Hoa Kỳ có thể lập quan hệ với Hà Nội chỉ khi nào Hà Nội bằng lòng giúp tìm kiếm người Mỹ mất tích và từ bỏ điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, việc chuyển từ phái bộ liên lạc đã có từ năm 1973 lên hàng đại sứ đòi hỏi sự nhượng bộ của Hoa Kỳ. Trung Hoa từ chối thiết lập ngoại giao bình thường nếu Hoa Kỳ không cắt đứt ngoại giao với Đài Loan và thủ tiêu hiệp ước phòng thủ với nước nầy. Trong cuộc họp với Tổng Thống Carter hồi tháng Hai/1977, trưởng phòng liên lạc của Trung Hoa ở Hoa Thạnh Đốn, Đại Tướng Huang Zhen thẳng thừng từ chối lời mời của Tổng Thống Carter mời nhà lãnh đạo Trung Hoa sang thăm Hoa Kỳ trong khi còn Tòa Đại Sứ Đài Loan ở Hoa Thịnh Đốn. Tổng Thống Carter cũng giận. Ông viết trong hồi ký là người Tàu “vẫn còn tự coi mình là người của “Trung Quốc” (Middle Kingdom) – trung tâm nền văn minh thế giới, đơn giản họ chỉ ngồi chờ người khác đến thừa nhận ngôi vị của mình”. (12)
Kẻ hở của Tòa Bạch Ốc
Mặc dù cáu giận như vậy, tới giữa năm 1977, Carter cũng đi tới kết luận là ông ta sẽ thỏa mãn yêu cầu của Bắc Kinh, -“vấn đề nguyên tắc”, nếu những phương cách ấy có thể duy trì được quan hệ không chính thức với Đài Loan, và bảo đảm các cuộc thương nghị, nhằm đem lại một giải pháp hòa bình giữa Trung Hoa lục địa và Đài Loan. Ông ta cũng quyết định xúc tiến công việc một cách chậm rãi, từng bước một, để buộc Trung Hoa chấp thuận những điều Mỹ quan tâm. Tháng Tám/1977, một tháng sau khi Leonard Woodcock giữ nhiệm vụ trưởng phái bộ liên lạc Hoa Kỳ ở Bắc Kinh, Bộ Trưởng Ngoại Giao Cyrus Vance tới Bắc Kinh để cố gắng thu hẹp khoảng cách dị biệt giữa Mỹ và Trung Hoa. Ông ta đề nghị công nhận nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là chính phủ hoàn toàn hợp pháp và “vô hiệu hóa” thỏa hiệp phòng vệ Mỹ-Đài Loan, coi như không còn cần thiết nữa. Vance nói với Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Hoa Hoàng Hoa: “Đối với chính phủ Hoa Kỳ, vấn đề nhân viên còn lại ở Đài Loan là một hình thức điều đình”. (13)
Mặc dù đề nghị của Vance tuồng như là một sự thoái bộ đối với chính sách của Ford và Kissinger trước kia: “Hai nước Trung Hoa”. Hoa Kỳ vẫn duy trì một tòa đại sứ ở Đài Loan, ngoại trừ danh xưng. Trung Hoa cũng không phản đối. Vance bị ám ảnh mạnh mẽ rằng chính sách đó không hẵn là chính sách cuối của Mỹ nhưng ông ta có thể đề nghị với Trung Hoa một chính sách uyển chuyển hơn mà ông có mang theo. Tuy nhiên, ông ta không vội vàng và rõ ràng Trung Hoa cũng chưa sẵn sàng để lập quan hệ bình thường. Trung Hoa cũng không muốn coi chuyến đi nầy của Vance là một sự thất bại. William Gleysteen, chuyên viên hàng đầu của Bộ Ngoại Giao về vấn đề Trung Hoa, tháp tùng Vance trong chuyến đi nầy, nhớ lại rằng Trung Hoa quan tâm đến việc làm thế nào có thể đưa ra một công thức trước cuộc gặp gỡ báo chí. Từ Hoa Thịnh Đốn có tin nói Trung Hoa thay đổi bất ngờ trong các cuộc đàm phán, làm hỏng thỏa ước mỏng manh nầy. Đặng nổi nóng trả đủa bằng cách nói với một nhóm bỉnh bút báo chí Mỹ rằng kết quả phái đoàn Vance đem lại là làm thoái bộ quan hệ Mỹ-Hoa. Sự tố cáo công khai bất thường nầy làm tê liệt các nổ lực ngoại giao. Có lẽ, quan trọng hơn, là giai đoạn mở đầu cuộc đấu đá vì chính sách Trung Hoa giữa người đứng đầu ngành An Ninh Quốc Gia, Zbigniew Brzezinsky và Bộ Ngoại Giao -một sự xung đột có hậu quả sâu xa đối với Châu Á.
Tin xì ra từ Tòa Bạch Ốc có hậu quả đối với phản ứng của Đặng, làm cho Vance nghi ngờ rằng có cố gắng nào đó làm hỏng công việc của ông. Con người nói năng dịu dàng và bao giờ cũng lịch sự, Cyrus Vance, ít dấu diếm tình cảm, khi ông ta kể nhiều điều về “chuyến đi thất bại” của ông ở Trung Hoa. Ba năm sau ông ta nói với tôi: “Chúng tôi hết sức thành công trong các cuộc đàm phán. Nhưng rủi thay, có ai đó ở Hoa Thạnh Đốn xì tin ra. -Chính là ai đó ở tòa Bạch ốc. Tôi bối rối lắm. Tôi biết những cuộc nói chuyện với Đặng hết sức nhạy bén, nhưng có gì bị tiết lộ ra, sẽ làm hại cho các cuộc đàm phán.” (14)
Brzezinsky từ chối, không cho rằng Hội Đồng An Ninh Quốc Gia là nơi tiết lộ tin đó. Trung Hoa phản ứng với Vance. Ông ta giải thích”họ thấy họ chuẩn bị không đủ nhanh để lập quan hệ bình thường và cũng thấy rằng họ không đủ cứng rắn với Liên Sô.” (15)
Trong khi những tin tức xì ra ở Hoa Thịnh Đốn đưa tới những lời tố cáo công khai, một yếu tố khác nữa trong lời nói cứng rắn của Đặng là Trung Hoa thấy được Hoa Thạnh Đốn, -nói riêng là Vance, rất muốn giảm thiểu căng thẳng với Liên Sô và đạt tới thỏa ước hạn chế chạy đua vũ trang nhờ bình thường hóa quan hệ với Trung Hoa. Trong nội bộ, Đặng mới phục hồi quyền lực, và thấy con đường ông ta tiến hành là phức tạp và chính sách của ông là phải đối đầu với những phần tử trung thành với Mao, chẳng hạn như chủ tịch đảng Hoa Quốc Phong. Bằng cách công khai tố cáo Hoa Kỳ gây sức ép đòi hỏi Trung Hoa phải uyển chuyển về vấn đề Đài Loan, Đặng cũng tạo được sự thành thật đứng đắn như các nhà yêu nước và cứng rắn trước những người đối lập tả phái.
Từ cuối năm 1977, Brzezinsky quan tâm về Liên Sô bành trướng ở Châu Phi, gia tăng chống phá bình thường quan hệ với Trung Hoa là kẻ đối đầu với Mạc Tư Khoa. Ông ta cũng bắt đầu “bắn lén” vào cố gắng của Vance và Holbrooke khi hai người nầy tiến hành bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, nước mà ông ta xem chỉ có tính cách quan trọng ngoại vi.(16) Trong một bản lưu ý gởi cho Carter hồi giữa tháng 11, Brzezinsky lưu ý rằng quan điểm chính trong chính sách ngoại giao của ông ta là “mềm mỏng” với Cu Ba, Việt Nam, SALT và Bắc Hàn. (17)
Brzezinsky chống lại việc Vance không quan tâm và thúc đảy nhanh bình thường hóa quan hệ với Trung Hoa vì nó có ảnh hưởng đến việc hoàn tất thỏa hiệp SALT. Ông ta cho rằng nếu Liên Sô cư xử vụng về ở một nơi nào đó trên thế giới, thì Liên Sô có thể không ràng buộc vào SALT. Tại sao Hoa Kỳ quá nể vì Mạc Tư Khoa khi Hoa Kỳ tiến hành bình thường hóa quan hệ với Trung Hoa. Thực ra, theo quan điểm của ông ta, hợp tác Mỹ-Hoa có thể làm cho Liên Sô hiểu được tính cách quan trọng của sự vị nể và hỗ tương của hai bên. Có thể đó là “đáp ứng có tính cách chiến lược” của Hoa Thạnh Đốn đối với điều Mạc Tư Khoagọi là “lợi dụng sự căng thẳng để cải thiện vị trí chiến lược và địa lý chính trị của Liên Sô” ở Trung Đông và vùng Sừng Châu Phi. Ý nghĩ việc xử dụng lá bài Trung Hoa nảy sinh.
Qua Michel Oksenberg, Brzezinsky bắt đầu nài nỉ Trung Hoa gởi giấy mời cho chính ông. Như Oksenberg e ngại, Trung Hoa quyết định “lợi dụng ngay sự cạnh tranh giữa ban tham mưu của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và Bộ Ngoại Giao mà Kissinger đã tập tành để thúc đẩy chính sách của Mỹ đối với Trung Hoa tiến tới”. Trung Hoa quay lại với những viên chức có quan điểm thế giới gần gủi với quan điểm của chính họ. (18)
Trung Hoa gởi lời mời Brzezinsky hồi đầu tháng Mười Một 1977. Điều đó làm lộ rõ sự căng thẳng giữa ông ta và Vance. Vance mạnh mẽ thúc đẩy Carter không thuận cho Brzezinsky thực hiện chuyến đi nầy, vì nếu Brzezinsky đi Trung Hoa, sẽ cắt đứt những cố gắng của bộ Ngoại giao về vấn đề quan hệ với Trung Hoa. Nhưng Brzezinsky nhờ gần gủi với phòng bầu dục của tổng thống nên có nhiều cơ hội phản ứng mạnh mẽ việc Carter ngăn không cho ông ta đi Trung Hoa. Ông ta cũng nhờ bộ trưởng Quốc phòng Harold Brown vận động với tổng thống giúp ông. Cuối cùng, giữa tháng Ba, Carter đồng ý và bỏ qua đề nghị của Vance.
Carter cho Brzezinsky quyền thảo luận một chiến lược rộng rãi với Trung Hoa và tìm cách thiết lập quan hệ ngoại giao trên chiều hướng đó. Tuy nhiên, Hoa Kỳ được ủy thác thực hiện một chiến lược, mà sự cân bằng của nó do Vance theo đuổi đã bị phủ nhận: Vance là người đầu tiên đề xướng bình thường hóa với Trung Hoa, do chính quyền lợi của Trung Hoa chứ không phải là một phần trong chiến lược chống Liên Sô. Trong một bản tường trình gởi tới tổng thống ngày 5 tháng Mười/1978, Vance yêu cầu thiết lập quan hệ bình thường với Trung Hoa trước cuối năm. Ông ta cho rằng các cuộc đàm phán nhạy bén về SALT lúc đó đang diễn ra với Liên Sô đang được dấu kín. Trình bày thỏa hiệp bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Hoa trước quốc hội, trước khi đạt được thỏa hiệp về hiệp ước SALT, theo sự tính toán của ông ta có thể làm tăng thế mạnh của chính phủ và việc phê chuẩn hiệp ước kiểm soát vũ khí. Điều cuối cùng Vance muốn thấy là sự phô trương của Mỹ về việc xử dụng lá bài Trung Quốc trước mặt Mạc Tư Khoa. Ông ta ghi lại trong hồi ký, “Tôi được thuyết phục là nếu thất bại trong cuộc thảo luận về việc “xử dụng lá bài Trung Hoa”, luôn luôn là trò nguy hiểm, là một sự hên xui đặc biệt, nhất là vào lúc đó, khi chúng ta ở vào thời điểm nhạy bén trong cuộc thảo luận về thỏa hiệp SALT”. (19)
Tuy nhiên, Vance không biết Brzezinsky bắt đầu ve vãn Trung Hoa để Trung Hoa trở thành một thành viên chiến lược chống Liên Sô. Tháng Hai/1978, Brzezinsky bắt đầu một loạt những cuộc họp với Han Xu, quyền trưởng phái bộ liên lạc của Trung Hoa ở Hoa Thịnh Đốn, qua đó ông ta đưa ra nhiều quan điểm về chính sách đối với Moscow, trên căn bản, khác với quan điểm của Vance. (20)
Trước khi rời Bắc Kinh, Brzezinsky bảo đảm thỏa ước bằng cách chỉ rõ chữ ký của Carter trên bản chỉ thị của tổng thống mà ông ta và Oksenberg đã soạn thảo.
Hậu quả đúng của tình hình mới là quốc tế hóa cuộc xung đột Hoa-Việt và Hoa Kỳ đứng về phía Trung Hoa. Mối quan hệ với Trung Hoa, như bản chỉ dẫn nói, là một bề mặt nhỏ bé trong chính sách toàn cầu của Mỹ. Mỹ và Trung Hoa được xem là hai quốc gia song song, cùng quan tâm tới chiến lược trường kỳ, và quan trọng nhất là “cùng chung vị trí chống bá quyền khu vực và thế giới từ bất cứ một thế lực đơn lẻ nào.” Dẫu đằng sau câu nói bí ẩn đó là dấu hiệu cho Bắc Kinh hay rằng Hoa Thạnh Đốn rất thông cảm những khó khăn của Bắc Kinh với Liên Sô và Việt Nam, bị Bắc Kinh tố cáo là ‘bá quyền địa phương.” Bản chỉ dẫn cũng bao gồm những lời nói với Trung Hoa rằng Hoa Kỳ quan tâm chính sách của Liên Sô muốn “dùng Việt Nam để bao vây Trung Hoa” (một ngày nào đó có thể bao gồm luôn cả Đài Loan).
Brzezinsky đi thăm Vạn Lý Trường Thành
Ngày 19 tháng Năm, hai tuần lễ sau khi Trung Hoa tuyên bố quan tâm việc Hoa Kiều đổ xô trốn chạy khỏi Việt Nam, Brzezinsky, nhóm thân cận của ông trong Hội đồng An ninh Quốc gia, quan chức bộ Ngoại giao, và Ngũ giác đài lên chiếc máy bay Boeing 707 đi Trung Hoa. Vừa khi máy bay cất cánh, Holbrooke, người đang tháp tùng cố vấn An ninh Quốc gia của tổng thống nhận ra rằng chuyến bay nầy là cuộc trình diễn chỉ dành cho một người: Brzezinski. Ông ta thấy tức khi biết rằng Brzezinsky đã có kế hoạch loại ông ta ra khỏi vị trí cao nhất trong cuộc nói chuyện với Bắc Kinh. Chán nãn, ông ta đánh điện cho Woodcock đang là trưởng phái bộ liên lạc của Mỹ ở Bắc Kinh, tới ngay Tokyo, nơi phái đoàn tạm dừng chân. Bức điện bí mật gọi Woodcock đi Tokyo chỉ có 24 giờ trước khi phái đoàn tới Bắc Kinh, nơi người Mỹ suy cứu gay go về vấn đề chính trong chính sách của họ. Như sau nầy họ biết, đây chưa hẵn là thời kỳ thù địch Vance-Brzezinsky. Holbrooke muốn Woodcok can thiệp với Carter để ông ta có mặt trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh, Woodcok nhã nhặn từ chối. Một quan chức Hoa Kỳ sau nầy kể lại: “Holbrooke tới Bắc Kinh, trong bộ dạng ba đào, giận dỗi hết ngày giờ.” Sau nầy, một cọng sự viên của Brzezinski nói thêm rằng quyết định không cho Holbrooke tham gia đàm phán làm cho “bầu không khí giữa hai người xấu đi.” William Gleysteen, chính ông ta cũng là nạn nhân của việc cản trở nầy, sau nầy đổ lỗi cho sự tị hiềm thường xuyên giữa hai người. Cả Brzezinski lẫn Holbrooke là những người hoạt động tích cực trong cuộc vận động bầu cử của Carter và cả hai cũng là những nhân vật quan trọng trong bộ tham mưu chính cách đối ngoại. Cả hai đều nhắm vào mục đích cao, nhưng Brzezinsky đạt ngôi vị cao hơn Holbrooke. Tuy nhiên, khi làm việc với Tòa Bạch Ốc, ông ta là người tuyệt hảo, rất giỏi, có vài điều thường làm mất lòng Brzezinski. Như Gleysteen nhận xét, Brzezinski cho rằng Holbrooke là “người mới nổi, thường hay lấn quyền”, không thể để cho ông ta chia xẻ cái hào quang đạt được ở Bắc Kinh. Dù với lý do nào chăng nữa, việc loại trừ Holbrooke ra khỏi cuộc thương nghị làm cho người Trung Hoa thấy rằng Brzezinski không tin tưởng người phụ tá của Vance. Chẳng bao lâu, họ hoàn toàn lợi dụng sự phân rẻ cá nhân trong chính quyền Carter.
Brzezinski dự trù nếu các nhà lãnh đạo Trung Hoa thấy được tính cách nghiêm trọng trong chính sách chống Liên Sô của chính quyền Carter, thì Trung Hoa sẽ uyển chuyển hơn đối với quan hệ không chính thức của Hoa Kỳ với Đài Loan. Ngay Trung Hoa cũng không nhượng bộ về vấn đề Đài Loan, thì vấn đề hợp tác an ninh sẽ đẩy họ tiến tới gần Hoa Kỳ hơn mà không cần thiết lập quan hệ ngoại giao hoàn toàn. Ông ta bảo đảm với Đặng là Hoa Kỳ chấp nhận điều kiện của Trung Hoa về việc cắt đứt quan hệ chính thức với Đài Loan -đúng ra, đây là phương hướng thứ hai của Vance, hồi tháng Tám/1977, ông ta đã thủ sẵn trong túi nhưng không bày tỏ cho Trung Hoa biết- Ông ta cũng nói với Đặng là tổng thống Carter quan tâm đến những vấn đề nầy. Như là một chứng cớ bày tỏ sự nghiêm chỉnh của Hoa Kỳ trong khi tìm kiếm hợp tác với Trung Hoa, Brzezinski mang tới cho Đặng một “món quà” mà chắc chắn sẽ gây nên ấn tượng sâu xa.
Samuel Huntington, một thành viên tham mưu của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, người đã có lần làm cố vấn cho chính quyền tổng thống Johnson về vấn đề đánh dẹp bạo loạn ở Việt Nam, thảo luận với Trung Hoa về vấn đề tối mật “Hiệu Đính Giác Thư Ngoại giao số 10 của Tổng Thống” -một bản đánh giá tình hình thế giới, đặc biệt quan tâm đến sức mạnh của Liên Sô. Công việc nầy nhằm thuyết phục Trung Hoa là Hoa Thạnh Đốn coi Trung Hoa là thành viên trong liên minh chống Moscow. Brzezinski thông báo cho Trung Hoa hay rằng từ nay trở đi, Hoa Kỳ quan tâm đến việc bán kỷ thuật “xử dụng song phương” cho Trung Hoa dễ dãi hơn và Hoa Kỳ sẽ không chống lại các nướ đồng minh Hoa Kỳ bán vũ khí cho Trung Hoa. Để chứng tỏ sự nghiêm chỉnh, Hoa Kỳ sẵn sàng trao kỹ thuật và phát triển quan hệ giữa hai nước, Brzezinski để Benjamin Huberman, cố vấn khoa học và kỷ thuật của tổng thống và Morton Abramowitz, phụ tá thứ trưởng Quốc phòng về an ninh nội bộ cùng tháp tùng phái đoàn ông ta.
Abramowitz, một quan chức bộ Quốc phòng, người có thời gian lâu dài tham gia kế hoạch hợp tác quân sự Hoa-Mỹ. Ông ta là người chỉ đạo một trong những chương trình sớm nhất của Ngũ Giác đài, nghiên cứu khả năng thiết lập quan hệ quân sự và chiến lược với Trung Hoa.(22) Bây giờ ông ta trở thành quan chức đầu tiên của bộ Quốc Phòng Mỹ tới thăm Trung Hoa. Ông ta tách khỏi phái đoàn để họp mật với một quan chức cao cấp của bộ Quốc Phòng Trung Hoa. Sau nầy, một thành viên của nhóm ông ta kể lại: “Thực ra, đó không phải là những cuộc thảo luận, mà là độc thoại. Abramowitz nói hơn một giờ đồng hồ, đánh giá về việc quân đội Liên Sô triển khai dọc biên giới Hoa-Nga.” Trong cái gọi là lần đầu tiên chia xẻ tin tức tình báo quốc phòng ở cấp bộ trưởng, ông ta cung cấp cho Trung Hoa tin tức vũ khí chiến lược Liên Sô. Để thỏa mãn quan chức Trung Hoa, ông ta lôi trong cặp ra phóng ảnh tình báo tối mật về việc Liên Sô triển khai quân đội và chiến xa dọc theo biên giới Nga-Hoa. Benjamin Huberman cũng vậy, ông ta thực hiện một cuộc họp riêng với Trung Hoa về khả năng Hoa-Mỹ hợp tác trong lãnh vực khoa học kỷ thuật, đặc biệt về kỷ thuật tình báo điện tử để thu thập tin tức Liên Sô. Ý kiến được nêu lên trong suốt cuộc thảo luận là năm tới Hoa Kỳ sẽ thiết lập các trạm kiểm soát do Mỹ huấn luyện dọc theo biên giới Nga-Hoa, để theo dõi các cuộc thử nghiệm hỏa tiển của Liên Sô. (5)
Ngay cả Vance, người chủ trương mạnh mẽ kế hoạch hợp tác an ninh với Trung Hoa cũng không chống lại việc thiết lập hệ thống đài quan sát, bởi vì, như một nhân vật thân cận với ông ta sau nầy giải thích, sẽ thúc đẩy Liên Sô ký thỏa hiệp SALT (Thỏa ước giới hạn vũ khí chiến lược -nd) và thực hiện thỏa hiệp có thể bán vũ khí được quốc hội thông qua.
Dĩ nhiên, Brzezinski có mục tiêu hoàn toàn khác biệt trong khi thúc đẩy hợp tác an ninh và tình báo. Sau nầy, một thành viên trong toán ông ta giải thích: “Brzezinski cố gắng làm tình làm tội Trung Hoa, ngụ ý cho họ hy vọng nhiều hơn như chúng ta nghĩ.” Khi trở về Hoa Thịnh Đốn, William Gleysteen viết một bài đã kích chiến thuật của Brzezinski trong việc tính toán nhằm nâng cao hy vọng của Trung Hoa nhận được hỗ trợ từ phía Hoa Kỳ nhưng không được chấp thuận hay thảo luận ở cấp cao nhất. Vance thi vui thích với bài viết ấy còn Brzezinski thì không quan tâm tới nó.
Trong chính cuộc thảo luận của ông ta với Hoàng Hoa và Đặng Tiểu Bình, ông cũng thêm ân huệ cho Trung Hoa bằng cách nhấn mạnh tới nhu cầu hợp tác chặt chẽ hơn “trên những vấn dề như Afghanistan, viện trợ cho Pakistan và hỗ trợ cho những cố gắng ở vùng Đông Nam Á, xem lại hoạt động của Liên Sô giúp Việt Nam bành trướng. (24) Lời nói nầy coi như là sự hưởng ứng đối với việc Trung Hoa hỗ trợ cho Khmer Đỏ bởi vì chỉ có một quốc gia ở Đông Nam Á lúc bấy giờ chống “chủ nghĩa bành trướng Việt Nam” là nước Cam Bốt Dân chủ của Pol Pot mà thôi. Về sau, một cọng sự viên của Brzezinski nhắc lại: “Brzezinski không những nuốt trọn mối đe dọa của Liên Sô đối với Trung Hoa mà còn cả Việt Nam, bù nhìn của Liên Sô nữa. Ông ta còn thừa nhận lập luận của Trung Hoa rằng phương cách trừ bỏ đe dọa của Liên Sô từ phía Việt Nam là thúc đẩy họ hợp tác chặt chẽ với nhau hơn. Điều nầy, cuối cùng tạo ra sự cọ xát giữa hai bên khiến cho sự hiện diện của Liên Sô phải chấm dứt.” (25) Brzezinski cũng công khai tuyên bố Hoa Kỳ xích gần lại Trung Hoa bằng cách hỗ trợ Trung Hoa chống “bá quyền thế giới và khu vực” trong bữa tiệc do Trung Hoa khoản đãi. Vance băn khoăn khi nghe những lời tuyên bố như thế, đối với ông là không rõ ràng lắm. Vance nhấn mạnh bằng một cái nháy mắt tinh quái: “Thật là ngu xuẩn. Lời phát biểu của Brzezinski và những điều ông ta nói khi thăm Vạn Lý Trường Thành chắc chắn làm vui lòng người Trung Hoa. Nhưng nó chẳng đạt được gì hết” (26)
Trong khi thăm Vạn Lý Trường Thành, Brzezinski thách người thông dịch viên Trung Hoa, Nancy Tang (Nancy Đường) “Ai lên đỉnh trường thành trước nhất thì coi như người đánh thắng Liên Sô ở Ethiopia”. Ông ta lên tới đỉnh trường thành trước sự sửng sờ của người đồng hành. Trên đường đi xuống, ông ta gặp một số sinh viên sĩ quan hải quân đang đứng họp nhau lại để chụp hình. Ông ta bước ngay vào giữa đám họ và chụp hình chung. “Người ta cảm thấy gì khi đứng chung với những con mồi lớn nhất của Liên Sô trên thế giới”. Đó là câu ông ta hỏi một sinh viên đang bối rối, người nầy chẳng có một ý niệm gì về con người có “cái mũi dài quỷ quái” là ai.
Tuy nhiên, sự phiền bực cái trò hề nầy có thể có đối với Vance. Chuyến đi Trung Hoa của Brzezinski tạo nên một động lực mới cho tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Điều quan trọng hơn đối với Trung Hoa là sự hỗ trợ của ông ta cũng như sự thông cảm cho vị thế của Đặng, đem lại cho Đặng một sự hợp tác thực tế trong buổi họp quyết định của bộ Chính Trị hồi tháng Bảy/ 1978, đưa tới việc ỏdạy cho Việt Nam một bài học.
Một tháng sau khi Brzezinski từ Trung Hoa về, một cuộc họp triệu tập tất các cố vấn về chính sách của Carter. Vance, Harols Brown, Brzezinski, và Hamilton Jordan cùng họp với Carter để quyết định chọn một ngày giữa tháng 12 cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Hồi đầu tháng Bảy, một cách bí mật, Woodcock ở Bắc Kinh thực hiện một bản tường trình chi tiết để giải quyết sự dị biệt giữa Trung Hoa và Đài Loan. Về sau, Vance viết: “Mỉa mai thay, như nó cho thấy, ý nghĩ xử dụng băng tầng của Tòa Bạch Ốc (mật danh Voyager) để liên lạc với Woodcock là chính của Woodcock và của tôi”. (27) Họ nghĩ rằng ít nguy cơ tiết lộ hơn có thể tạo ra sự nguy hiểm cho những cuộc thảo luận rất nhạy cảm nầy. Cuối cùng, có điều cho thấy có một sự sắp đặt sẵn có thể làm cho Brzezinski đẩy Bộ Ngoại Giao ra khỏi tiến trình bình thường hóa nầy vào những giờ phút quyết định nhứt.
Kế hoạch dựng Tòa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội
Sau cuộc họp ngày 27 tháng Chín ở Nữu Ước, văn phòng đặc trách về Việt Nam tại Bộ Ngoại Giao thành lập một nhóm công tác đặc biệt để nghiên cứu việc thiết lập Tòa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội. Biết rõ những khó khăn của người Úc, Tây Đức và các tòa đại sứ khác đã gặp phải trong khi vội vã, Holbrooke muốn ký một thỏa hiệp chi tiết với Việt Nam trước khi Hoa Kỳ trương cờ lên ở Hà Nội. Phụ Tá Thứ Trưởng Ngoại Giao Robert Oakly và nhân viên văn phòng về Việt Nam, Lào và Cam Bốt, Steve Lyne thực hiện mấy chuyến đi Nữu Ước để bàn sâu vấn đề với phụ tá đặc biệt của Thạch, Trần Quang Cơ, những chi tiết – từ số nhân viên ngoại giao và phương cách gởi các bưu kiện ngoại giao và việc phi cơ khổng lồ C-5A Galaxy đáp xuống Hà Nội để vận chuyển dụng cụ.
Tại Bộ Ngoại Giao, người ta bắt đầu tuyển chọn nhân viên cho Tòa Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội. Phụ tá đặc biệt của Holbrooke, Ken Quinn, viết cho ông ta một bản lưu ý về lý do an ninh, không ai có vợ Việt Nam được đi Hà Nội cả. Douglas Pike, một chuyên viên đặc biệt có tham gia chiến tranh Việt Nam làm việc với Phòng Thông tin Hoa Kỳ nhiều năm ở Saigon, phân tích các bản tường tình về tài liệu bị đánh cắp và lời khai trong các cuộc phỏng vấn, nghe nói tới việc bình thường hóa, khi ông ta đang ở tình trạng lững lơ vì bị bãi việc ở Ngũ Giác Đài, bèn làm đơn xin làm việc ở Hà Nội. Tuy nhiên, với một vài ngoại lệ, các nhân viên ngoại giao không gặp trở ngại. Steve Lyne kể lại lần gặp một đồng sự ở hành lang Bộ Ngoại Giao. Nguời ấy nói: “Tôi nghe ông đang tìm người đi Hà Nội, đừng quên là ông có biết tôi” .
Việc chuẩn bị bình thường hóa quan hệ với Việt Nam bắt đầu được phổ biến cho công chúng và quốc hội. Sự thăm dò cho thấy công chúng ủng hộ. Ngày 29 tháng Chín 1978 -hai ngày sau khi Thạch bỏ điều kiện tiên quyết – phụ tá bộ trưởng ngoại giao về “Quan Hệ Công Chúng” Hodding Carter phân tích kết quả cuộc thăm dò của thông tấn NBC và kết luận ”Ít ra có thể thu hoạch được sự ủng hộ đông đảo việc công nhận (Việt Nam) nếu như việc viện trợ tài chánh không đạt tới mức độ lớn trong bình thường hóa như thế, và việc giới hạn cần được giải thích, công chúng thấy rằng Việt Nam đã thực hiện những cố gắng đáng kể để làm rõ vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam”.
Trong việc chuẩn bị để đương đầu với các nhà lãnh đạo quốc hội, Holbrook chỉ thị cho bộ tham mưu của ông soạn sẵn những lý do chính, ngắn gọn, tại sao bây giờ phải thiết lập quan hệ với Việt Nam. Bản ghi nhận có tiêu đề “Quan hệ ngoại giao với Việt Nam – hiện nay” ghi nhận rằng Việt Nam trở thành một võ trường xung đột giữa Liên Bang Sô Viết và Trung Hoa và Liên Sô đã gia tăng sự có mặt ở đây cũng như viện trợ cho Việt Nam trong cuộc xung đột với Cam Bốt. Bản ghi nhận nầy viết: “Sự hiện diện của Mỹ ở Hà Nội có thể làm cho tình hình tốt đẹp hơn để điều hướng cuộc cạnh tranh nầy, và có thể đưa ra những đường hướng nhằm điều chỉnh cả hai nước Cộng Sản mạnh nầy.” Bản ghi nhận viết tiếp, nếu không có quan hệ với Việt Nam “Rõ ràng hiện giờ Hoa Kỳ không có ảnh hưởng gì cũng như không hiểu biết gì về tình hình Việt Nam hoặc những hành động tương tự như vậy.” Một Tòa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội “có thể làm cho việc tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh có hiệu quả hơn là qua những cuộc họp bất thường ở Ba Lê và Băng Cốc và những cuộc họp không chuẩn bị trước với Việt Nam và các cuộc thăm viếng của viên chức chính phủ cũng như của các nhân vật thuộc khối lập pháp.” Sự có mặt của tòa đại sứ cũng có thể giúp đỡ các công ty Mỹ trong việc làm ăn với các công ty tương ứng ở các nước khác.
Trong khi đó thì nhóm hành động đặc biệt bận bịu tìm kiếm những điều quan yếu để thiết lập tòa đại sứ ở Hà Nội. Có ai nhắm tới Tòa Lãnh Sự Mỹ cũ ở Hà Nội? Michael Eiland, một đại tá nói được tiếng Việt làm việc tại Cơ Quan Quân Sự Chính Trị của Bộ Ngoại Giao đến có mang theo một phim ảnh do ông chụp tòa nhà lãnh sự nầy ở Hà Nội trong cuộc viếng thăm của các nhân vật quốc hội hồi hai tháng trước. Eiland cũng không khó khăn khi chụp hình một biệt thự trên đường Hai Bà Trưng ở trung tâm thành phố Hà Nội. Ông ta kể lại: “Đó chỉ là tòa nhà màu xanh lá cây ở Hà Nội, giống một đô la”. Khi ông ta nâng máy ảnh để chụp hình ngôi nhà lịch sử đó, ngôi nhà phía Việt Nam đã sơn lại màu sáng với hy vọng người Mỹ sẽ xử dụng nó thì một người lính chạy tới cản ông ta. Kết quả là tấm phim không được rõ. Tuy nhiên đó chỉ là ngôi nhà độc nhất trong kế hoạch của Bộ Ngoại Giao. Cuối cùng, nhóm hành động đặc biệt tìm trong văn khố bản in môt tòa nhà có thể sử dụng được. Michel Oksenberg kể lại: “Trong một lần đến Bộ Ngoại Giao, tôi ngạc nhiên thấy vô số tài liệu đem ra sử dụng cho viễn ảnh cuộc bình thường hóa nầy – hàng trăm vấn đề khó khăn, vấn đề vị trí tòa đại sứ, vấn đề liên lạc – toàn bộ công việc.” (28)
Có quyết định cho Dennis Harter, một viên chức khác nói được tiếng Việt đi thăm Việt Nam vào tháng Chạp, mang theo kế hoạch tìm kiếm địa điểm tòa đại sứ.
Từ khi Việt Nam Cộng Sản chiếm Tòa Đại Sứ Mỹ cũ ở Sài Gòn, nay Harter đi một vòng thanh sát. Như ông ta kể lại, đó là chuyến hành trình xuyên lịch sử. Các tấm thảm đã ẫm mốc, sơn tường tróc lỡ, nói cách khác thì thời gian đã ngừng lại kể từ tháng Năm 1975 khi các viên chức ngoại giao hết nhiệm vụ. Các số báo TIMES và NEWSWEEK mô tả lại vết thương cuối cùng đối với miền Nam Việt Nam còn lại trên bàn, như những chén bát chưa rữa của bữa ăn cuối cùng. Văn Phòng Xây Dựng thuộc Bộ Ngoại Giao từ chối đảm nhận việc sửa chữa mặc dù được bảo đảm sẽ được bồi hoàn sở phí sau nầy. Văn phòng nầy bối rối vì họ đã chi trả mua một số xe hơi nay vẫn còn nằm trong kho. Bây giờ không cần phải sơn phết hay chùi rửa tòa nhà. Bộ Ngoại Giao không biết rằng một kế hoạch khác đang được chuẩn bị ở Tòa Bạch ốc.
Đánh lá bài Trung Hoa
Vào buổi tối 27 tháng Chín, khi một toán người Mỹ đảm trách vấn đề Việt Nam ra về sau khi thảo luận với Thạch về việc mở Tòa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội, tưởng như có khả năng tiến tới được. Vài người có vẽ bi quan. Michel Oksenberg nhớ có nói với Holbrooke: “Dick, Việt Nam họ trêu ghẹo anh. Họ chọc quê anh”. Oksenberg ngạc nhiên bởi vì Thạch dai dẵng đòi viện trợ. Oksenberg nói: “Ông ta chỉ bỏ điều kiện tiên quyết vào phút chót mà kết quả là do Holbrooke bền bỉ từ khước.
Xong rồi, tức thì ông ta đòi ký một thỏa ước ngoại giao. Ông ta phải biết rằng cung cách ngoại giao không phải là làm như vậy”. Ông ta được biết Việt Nam làm như vậy là chỉ muốn quảng cáo cho họ – họ muốn được xem là một trong những người thực hiện được việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao, nhưng họ thiếu nghiêm chỉnh về việc ấy. Bốn năm sau, hồi tưởng giai đoạn ấy, Oksenberg nghĩ rằng hồi mùa Thu năm 1978, có những động lực đã lôi kéo hai nước đi về hai hướng khác nhau. “Tay đã đưa ra nhưng có sự nhận thức rằng họ không thể bắt tay nhau được”. (29)
Người ta biết như vậy là do nhận xét của Oksenberg về thái độ chống đối bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam của Brzezinski. Hoặc ông ta nói ra là vì ông ta biết thế mà thôi. Trái với điều ông ta nghĩ, quả thật Việt Nam rất nôn nóng, hầu như tuyệt vọng nữa, muốn ký một thỏa ước ngoại giao với Hoa Kỳ. Chiến thuật của Thạch, như Holbrooke đoán đúng, chỉ là một cố gắng cuối cùng bảo đảm lời hứa viện trợ của Mỹ trước khi họ từ bỏ yêu sách của họ. Việt Nam muốn xúc tiến công việc nầy chẳng qua họ được thuyết phục rằng một khi họ từ bỏ điều kiện tiên quyết thì họ có thể mau lẹ ký được một thỏa ước với Hoa Kỳ.
Holbrooke không bi quan như Oksenberg. Ông ta biết có trở ngại nhưng không phải là không vượt qua được. Holbrooke cũng biết quan điểm của Brzezinski. Ông ta cũng biết Việt Nam và Cam Bốt đang ở trên bờ vực chiến tranh và sự liên hệ của họ với siêu cường. Một thời gian ngắn trước khi gặp Thạch, máy bay thám thính RC 135 của Hoa Kỳ bay gần bờ biển miền Trung Việt Nam thu nhận được tín hiệu cho biết một sư đoàn Cộng Sản Việt Nam đang triển khai ở biên giới Cam Bốt. Các tin tình báo khác cũng cho biết hoạt động quân sự đang triển khai ở biên giới Cam Bốt-Viêt Nam và đang hâm nóng chiến tranh biên giới. Raphael Iungerich, trưởng ban phân tích về Đông Dương của cơ quan tình báo Bộ Ngoại Giao, hồi tháng Tám viết một bản nhận định, tiên đoán Việt Nam trù định kế hoạch lật đổ Pol Pot trong vòng 6 tháng. (30)
Hoa Kỳ cũng quan tâm về việc Việt Nam thắt chặt hơn nữa quan hệ với Mạc Tư Khoa bằng cách tham gia khối Comecon. Holbrooke nói rõ mối quan tâm nầy với Thạch. Thạch trấn an ông ta: “Chủ ý của chúng tôi đối với Cam Bốt chỉ là phòng vệ”. Câu trả lời của Thạch có thể chấp nhận được vì đã có lúc Hoa Kỳ biết bọn Khmer Đỏ tàn ác tấn công các làng Việt Nam dọc theo biên giới. Iungerich nói với tôi: “Thực ra, Holbrooke và tất cả chúng tôi nói chuyện với phía Việt Nam là vào thời điểm tháng Chạp 1978. Lúc đó Việt Nam đang bị phục kích bên trong lãnh thổ Việt Nam, điều đó cũng nhằm chống Thái Lan vào mùa hè năm đó. Vì vậy chúng tôi nhìn con chó hoang Pol Pot như là kẻ mà cả vùng ai cũng căm ghét, coi như là tên khủng bố chính yếu. Vì vậy chúng tôi rất thiên về quan điểm của người Việt vào thời gian đó”. (31)
Vance và Holbrooke cho rằng sự căng thẳng ở trong khu vực là một lý do khác để củng cố sự hiện diện của Hoa Kỳ. Quan hệ bình thường với cả Trung Hoa và Việt Nam có thể tạo cho Hoa Kỳ đòn bẩy để giảm căng thẳng trong vùng. Sự xung đột trong nội bộ Cộng Sản ở Châu Á tạo ra đe dọa cho vùng nầy nhưng cũng là một cơ hội để thúc đẩy Hoa Kỳ trở lại. Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Úc, Andrew Peacock, bạn thân của Holbrooke hoàn toàn chia xẻ quan điểm của Holbrooke và Vance. Sau nầu ông ta nói với tôi ông ta hết sức phấn khởi nghe tin bình thường hóa đang tiến tới với Việt Nam và ông ta cũng có ý kiến về hành động bổ sung. Peacock kể lại: “Lúc ấy tưỏng như mọi việc đã tới nơi rồi và tôi đề nghị với họ (Vance và Holbrooke) đó là ý kiến hay, nếu những nước như Úc bắt đầu nói chuyện với Cam Bốt về một vài hình thức trao đổi ngoại giao và từng bước chậm rãi tiến chung con đường với Trung Hoa. Trung Hoa có thể thấy chúng ta đang canh chừng họ. Những nước như Gia Nã Đại và Tân Tây Lan cũng có thể được yêu cầu làm như chúng ta. Do đó, chúng ta đóng một vai trò kềm giữ bất cứ một sự đối nghịch nào trong việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ qua mối quan hệ Mỹ-Hoa” (31) Holbrooke sau nầy cũng không nhắc lại những ý kiến như vậy đã được bàn thảo, nhưng ông ta nói: “Tôi không nhớ, nhưng nếu Andrew cho rằng việc ấy xảy ra thật thì tôi chẳng tranh cải gì cả”. (33)
Ngày 27 tháng Chín, một ngày đơn giản trong chuỗi biến cố thế giới, cũng như mọi buổi tối khác, một bản tóm tắt về việc Holbrooke họp với Thạch được chuyển từ Bộ Ngoại Giao tới tòa Bạch ốc, có ghi thêm lời nhận xét của Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Vance về việc thực hiện những bước tiến nhằm bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Điều nầy đúng như những gì Carter đã suy nghĩ vì hồi đầu tháng Chín, tổng thống đã chỉ thị cho Brzezinski phải nhắm vào mục đích “công nhận đồng thời với cả Trung Hoa lẫn Việt Nam”. (34)
Brzezinski chống lại những điều ông ta cho là cố gắng của Vance và Holbrooke “để đưa Việt Nam vào tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Hoa và Trung Hoa cho rằng chúng ta cũng bình thường hóa với Việt Nam.” Trong mục tiêu chiến lược đối đầu với người Nga, những vấn đề khu vực trở nên kém trọng yếu. Ông ta cũng chẳng lưu tâm nhiều tới mối hận thù giữa người Trung Hoa và Việt Nam và nỗi sợ hãi của Trung Hoa đối với các nước chung quanh. Ông ta loại trừ mối sợ hãi của các nước trong khu vực đối với việc Trung Hoa có thể bành trướng xuống phương Nam, bởi vì, như ông ta nói với tôi “chẳng phải vì lý do lịch sử hay lý do chiến lược mà lo sợ như thế.” Với ông, Việt Nam chỉ là kẻ được Liên Sô ủy nhiệm. Việc Trung Hoa lo lắng Việt Nam trở thành một căn cứ của Liên Sô chính là điều Hoa Kỳ quan tâm nhứt. Ông ta nói: “Vance và Holbrooke thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, theo nhận định của ông, chỉ làm hỏng việc bình thường hóa quan hệ Mỹ-Hoa, có khả năng phát triển quan hệ chiến lược với Trung Hoa.” Ông ta cho rằng chính Holbrooke, nôn nóng trong việc quan hệ với Việt Nam, là người đã xúi Việt Nam từ bỏ yêu cầu viện trợ. Ông ta tuyên bố một cách tự hào: “Tôi cho rằng Holbrooke đến đó (gặp phái đoàn Việt Nam tại Nữu Ước hồi tháng Chín 1978) để chứng tỏ rằng họ muốn làm cho việc quan hệ bình thường thêm được dễ dàng, và tôi từ chối việc ấy.” (35)
Ông ta cho biết đã thảo luận về hoạt động vô ích đó, và Carter đồng ý những điều ông ta phân tích, quyết định trì hoãn việc bình thường hóa với Việt Nam. Năm 1981, khi Brzezinski nói với tôi việc nầy thì Việt Nam đã trở thành một quốc gia bị nhiều người kinh tởm vì họ chiếm đóng Cam Bốt và hàng vạn người vượt biên bằng thuyền. Lời ông ta phát biểu giống như lời tố cáo của một chính khách mà chỉ một mình ông ta tấn công vào việc bình thường quan hệ với Hà Nội. Một người khác, có thể tố cáo như vậy, nếu không được người ta “tin tưởng” lắm đối với việc cản trở quan hệ bình thường như trên thì mai mỉa thay, người đó lại là Leonard Woodcock, người đã hướng dẫn phái đoàn của Tòa Bạch Ốc đi Hà Nội hồi mùa Xuân năm 1977 để dọn đường cho công việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Là người giữ nhiệm vụ trưởng phòng liên lạc của Mỹ ở Bắc Kinh, và là người được giao nhiệm vụ thương thuyết bình thường hóa Mỹ-Hoa, Woodcock bây giờ khác xa với những quyền hạn ưu tiên trong khi hướng dẫn phái đoàn thăm viếng Hà Nội trước kia. Việc bí mật thương nghị với Trung Hoa về quan hệ bình thường giữa hai nước bắt đầu ở Bắc Kinh hồi tháng Bảy, đạt tới một mức độ nhạy cảm và cần phải thận trọng hơn nữa. Có nhiều điều hết sức nhạy bén do Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoàng Hoa của Trung Hoa đề nghị hôm 3 tháng Mười mà ông đem về theo. Cùng với Vance, Holbrooke và Oksenberg gặp phái đoàn Trung Hoa để thảo luận trong bữa ăn tối. Cũng tối hôm đó, George Quintin chỉ huy một đám đốt pháo bông ở công viên Central Park, cách chỗ phái đoàn Trung Hoa chỉ có mấy căn nhà. Tiếng pháo nổ dội vào khung cửa kính tăng thêm vẽ bi tráng của cuộc đối đầu nóng bỏng. Bộ Trưởng Hoàng Hoa với vẽ hiếu chiến, kịch liệt đã kích Vance về việc Hoa Kỳ cương quyết duy trì quan hệ và bán vũ khí cho Đài Loan. Tới mười giờ đêm, khi họ nghĩ tới bữa ăn tối, thì các đĩa thức ăn ngon do Trung Hoa dọn ra trên bàn đã nguội lạnh. Holbrook tiếc rẽ nhớ lại bữa ăn tối với thức ăn lạnh ấy. “Chúng ta ở đây, chẳng thấy được pháo bông, nhưng tiếng nổ thì nghe như súng cối, giống Sài Gòn trong thời chiến”.
Woodcock chán nãn toàn bộ công việc. Tuy nhiên, ông ta thấy có một chút hy vọng khi một người phụ tá của Hoàng Hoa len lén tới gần để nói nhỏ với ông. Ông ta trở lại Bắc Kinh để định lại một vòng thương thuyết mới. Đó là dấu hiệu bí mật của người Trung Hoa: Mặc dù tranh cải với Vance, nhưng lại uyển chuyển với Woodcock vì ông nầy làm việc gần gủi với Carter và Brzezinski hơn.
Do đó, trong cuộc họp với Brzezinski ở Phòng Bầu Dục hôm 11 tháng Mười 1978, Carter hỏi Woodcock về quan điểm của ông đối với tiến trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, ông nầy trả lời nhanh là “Không”. Ông trình bày với Carter ý nghĩ sâu sắc của ông là nếu có quan hệ với Việt Nam tại thời điểm đó thì nó sẽ là “bưng đổ mối quan hệ với Trung Hoa xuống nước”. Woodcock sau nầy kể lại, theo ông ta, nhiệm vụ của ông đơn thuần có liên hệ tới lòng mong muốn kết thúc thỏa hiệp bình thường quan hệ với Trung Hoa. Tuy nhiên, có phải Trung Hoa muốn chỉ cho ông ta thấy rằng họ có nhận xét không chắc lắm về việc thiết lập quan hệ Mỹ-Việt? Woodcock nói rằng không bao giờ ông ta trắc nghiệm người Tàu về vấn đề nầy. Những vấn đề nầy lại nổi lên khi một người nào đó đi thăm Trung Hoa. “Một lần, trong khi người nào đó có thể hỏi: Ông nghĩ thế nào nếu chúng tôi lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Câu trả lời có thể đó là công việc của ông, nhưng chúng tôi nghĩ là chẳng khôn ngoan khi nói vì lý do nầy hay vì lý do kia mà không nói rõ ra rằng điều đó không làm cho chúng tôi vui”. Lý do ông ta sợ phản ứng tiêu cực của Trung Hoa là không phải họ biểu lộ sự chống đối nhưng bởi vì vấn đề không được đem ra thảo luận gì cả. Woodcock giải thích: “Từ tháng Bảy, tôi đã nói chuyện với họ một cách nghiêm chỉnh, và lúc bấy giờ là tháng Mười. Chúng tôi đã sẵn sàng cho hành động chót. Chưa bao giờ nói chuyện với Trung Hoa về Việt Nam trong khoảng thời gian đó, không nói với họ việc quan hệ bình thường với Hà Nội. Tôi nghĩ rằng có thể đặt ra trong trí họ niềm tin nơi chúng tôi”. (36)
Brzezinski và Woodcock đọc được phản ứng của Trung Hoa bằng sự đối nghịch với Holbrooke. Holbrooke nói: “Tôi nhớ rất rõ, năm 1978, trong khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc họp thì người Trung Hoa nói với chúng tôi: “Những điều ông làm để bình thường hóa quan hệ với Việt Nam là việc của ông. Chúng tôi không chống lại việc bình thường hóa quan hệ của Hoa Kỳ với bất cứ một nước Xã Hội Chủ Nghĩa nào.” Do đó, tất cả chúng tôi biết rằng dù họ không nhiệt tình với công việc ấy bởi vì họ muốn tái lập quan hệ với chúng tôi, họ không chống lại việc quan hệ bình thường giữa chúng tôi và Việt Nam”. (37) Nhưng Carter đồng ý với Brzezinski và Woodcock “Quan hệ đối với Trung Hoa là điều quan trọng nhất” và quyết định trì hoãn quan hệ với Việt Nam cho đến khi việc quan hệ với Trung Hoa hoàn tất. (38)
Trong bầu không khí mưu đồ bí mật bao quanh các cuộc đàm phán quan hệ bình thường với Trung Hoa, quyết định của tổng thống đưa ra hôm 11 tháng Mười, mọi người vẫn chưa được biết, ngọai trừ một nhóm nhỏ ở bộ Ngoại giao, là nơi có động cơ thúc đẩy công việc thiết lập tòa đại sứ ở Hà Nội. Holbrooke và các phụ tá chính yếu của ông không nói thật lý do tại sao việc bình thường hóa bị đình chỉ, có lẽ là để tránh một sự xung đột khác nữa giữa Vance và Brzezinski. Thay vì nói rõ ra việc thiết lập quan hệ với Trung Hoa quan trọng hơn với Hà Nội thì họ giả bộ nói rằng việc ký kết một thỏa hiệp thân hữu với Việt Nam có thể tạo ra những sự phức tạp nội bộ, có thể có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử quốc hội vào đầu tháng Mười một. Sau nầy, một phụ tá thân cận nhứt của Holbrooke nói thêm: “Sau ngày 27 tháng Chín, Tòa Bạch Ốc chỉ thị cho chúng tôi: Đừng bình thường hóa, đợi đến sau ngày bầu cử.” (39)
Những tiết lộ ở Băng Cốc
Việc bình thường quan hệ với Hà Nội đụng phải một vài trở ngại chính trị tại Tòa Bạch ốc là do những lời đồn đãi không tốt đẹp gì tại Văn Phòng Đông Nam Á Sự Vụ của Bộ Ngoại Giao. Sau nầy các nhân viên tham mưu nhắc lại điều hết sức căng thẳng xảy ra giữa văn phòng phụ trách vấn đề Việt Nam và văn phòng phụ trách vấn đề Trung Hoa vì những lời phê bình gay gắt người Việt Nam cũng như những hiểm nguy quan trọng trong việc quan hệ với Trung Hoa nếu Hoa Kỳ thiết lập ngoại giao với Hà Nội. Tuy nhiên, tin tức từ Tòa Bạch Ốc về việc đình chỉ quan hệ với Hà Nội vẫn còn được giũ kín mãi đến khi có sóng gió nhỏ bùng lên vì những nhận định có dụng ý của Holbrooke ở Băng Cốc. Đáng lưu ý là sự kiện nầy xẩy ra đúng một ngày sau khi Việt Nam được kín đáo thông báo các điều kiện tiên quyết mới của Mỹ đối với việc bình thường hóa quan hệ giữa hai bên.
Rebert Oakley thực hiện hai chuyến đi Nữu Ước vào hồi tháng Mười để thương nghị với Việt Nam. Nhóm hành động tìm cách giải quyết những khó khăn chính yếu để thiết lập tòa đại sứ. Trong cuộc họp với Nguyễn Cơ Thạch ngày 17 tháng Mười, Oakley nhận thấy ông ta thiếu kiên nhẫn. Oakley kể lại “Thạch cứ liên tục nói nhanh lên, nhanh lên, nhanh lên. Chúng tôi muốn thực hiện ngay”. Oakley chống lại yêu cầu của Thạch, nói rằng tất cả chi tiết phải thực hiện trước.
Tuy nhiên, ngày 30 tháng Mười, Oakley đến gặp nhà ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ với cung cách khác. Việc bình thường hóa quan hệ phải chờ. Oakley nói với Cơ, chờ Việt Nam trả lời thỏa mãn ba vấn đề: Việt Nam thù địch với Cam Bốt, quan hệ Việt Nam với Liên Sô, và sự gia tăng thuyền nhân trốn ra ngoại quốc. Phạm Bình (hay Bính? Nd), một viên chức ngoại giao hàng đầu của Việt Nam, hỏi mà không cần trả lời, khi, vài năm sau, ông ta nhắc lại câu chuyện hồi đó: “Tại sao lại phải có những điều kiện mới? Ông ta cũng trả lời luôn: “Bởi vì từ hồi tháng Năm 1978, (thời gian Brzezinski thăm Trung Hoa), Trung Hoa công khai đưa ra chính sách thù địch Việt Nam. Bây giờ người Mỹ thông đồng với Trung Hoa.” (40)
Những điều Bình không muốn nói là chính Việt Nam cũng đã chuẩn bị liên minh với Liên Sô. Tại Hà Nội, buổi sáng ngày 30 tháng Mười (buổi tối 29 tháng Mười, giờ Hoa Thịnh Đốn), chiếc máy bay phản lực Liên Sô Ilyushin 62, gầm thét rời phi trường Nội Bài, chở theo những nhân vật hàng đầu của Việt Nam đi Liên Sô trong một chuyến bay bất thường. (41)
Gần một nửa thành viên Bộ Chính Trị, do Tổng Bí Thư Lê Duẫn dẫn đầu, trên đường đi Mạc Tư Khoa để ký một thỏa ước thân hữu, hy vọng bảo đảm cho Việt Nam chống lại các cuộc tấn công của Trung Hoa trong tình hình sắp có xung đột với Cam Bốt. Sau khi chờ đợi một tháng tròn để ký một thỏa ước quan hệ bình thường với Mỹ, Nguyễn Cơ Thạch, thất bại rời Nữu Ứơc đi Ba Lê, rồi lên đường đi Mạc Tư Khoa. Ở đây, ngày 3 tháng Mười một, ông ta chứng kiến lễ ký kết thỏa hiệp thân hữu Liên Sô-Việt Nam. Hy vọng của Việt Nam thủ sẵn sự công nhận của Hoa Kỳ trước khi liên minh quân sự với Liên Sô đã thất bại.
Có phải quyết định của Hoa Kỳ đưa ra cho Việt Nam những điều kiện mới là do tình báo biết được việc ký kết gấp rút thỏa ước Việt Nam-Liên Sô? Cuộc thăm viếng của một nhân vật cao cấp Việt Nam đã bị tiết lộ. Ngày 27 tháng Mười, Hà Nội thông báo Lê Duẫn và Thủ Tướng Phạm Văn Đồng sẽ đi thăm Liên Sô “trong một tương lai gần.” Người ta nghĩ chẳng ai biết Việt Nam sắp sửa ký thỏa ước với Liên Sô. Cuối cùng thì người ta cho rằng tất cả là do tình báo cả.
Về sau, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cố gắng chứng minh để khỏi mất mặt trong khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Thỏa hiệp ký kết giữa Việt Nam-Liên Sô, Việt Nam xâm lược Cam Bốt và những đợt sóng thuyền nhân đã làm cho công việc ngoại giao thất bại. Lời giải thích đó được ghi lại trong sổ biên niên. Một trong hai điều phát triển tốt được thực hiện sau ngày 11 tháng Mười do quyết định của Tổng Thống Carter, và làn sóng thuyền nhân đạt tới mức độ cao nhất chỉ là vào mùa Hè năm 1979. (42)
Trong một loạt phỏng vấn, Holbrooke thường nhắc lại rằng không bao giờ có quyết định rõ ràng về việc đình chỉ thương thảo quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trái với những lời phát biểu của Brzezinsky và Woodcock và cả Carter, Holbrooke vẫn cho rằng quyết định đình chỉ thỏa hiệp nói trên chẳng là gì với Trung Hoa cả. Holbrooke nói: “Rất nhiều người nghĩ rằng có quyết định không tiến hành với Việt Nam nhưng tiến hành với Trung Hoa. Trong khi sự thật Việt Nam cố tạo ra nhiều điều kiện để công việc đưọc tiến triển tốt đẹp.” Holbrooke có thể đưa ra ba lý do thực tiễn giải thích tại sao việc quan hệ bình thường với Việt Nam không thể đạt được. Ông ta nói: “Tôi có thể nói ra ba yếu tố, một là vấn đề thuyền nhân, hai là tin tình báo cho biết một cuộc xâm lăng sắp xảy ra và cuối cùng là việc bầu cử quốc hội”. (43)
Chắc chắn người ta muốn tránh những biện pháp đối nghịch, chẳng hạn như việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam trước ngày bầu cử quốc hội. Tuy nhiên, đình chỉ nầy không buộc có hạn định thời gian. Giải thích việc đình chỉ nầy, Holbrooke nói rằng chính quyền quan tâm việc lập tòa đại sứ tại Hà Nội đúng vào lúc truyền hình Mỹ chiếu những hình ảnh thuyền nhân chạy trốn tới các nước Đông Nam Á. Việc nầy có thể gây ra phản ứng. Sự kiện thuyền nhân và tin tức tình báo cho biết Việt Nam sắp tấn công Cam Bốt, hết sức trái ngược với những lý do có giá trị về việc bình thường ngoại giao. Tuy nhiên, với Holbrooke và các đồng nghiệp của ông trong bộ Ngoại giao, việc nầy không phải là không vượt qua được, khi toàn bộ việc chuẩn bị thiết lập tòa đại sứ ở Hà Nội coi như gần xong.
Thực ra, tất cả những lời giải thích phức tạp về việc đình chỉ quan hệ bình thường với Việt Nam là hết sức trái ngược với ý kiến của những người trong bộ tham mưu của Holbrooke mà hồi mùa thu họ đã có lập một bản tường trình. Oakley thừa nhận rằng, những trở ngại được đưa ra cho Việt Nam vào ngày 30 tháng Mười chỉ là nhằm che đậy sự thoái thác của Mỹ. Ba vấn đề ông ta đưa cho Việt Nam hôm đó chẳng phải là điều mới khám phá ra. Holbrooke đã trình bày với Thạch hồi tháng Chín rồi, nhưng dù thế nào mặc lòng, họ vẫn cứ xúc tiến các cuộc họp bàn về việc quan hệ bình thường. Bây giờ ai biết được do đâu có lệnh nói ra về ba trở ngại như trên với Việt Nam? Oakley rõ ràng vừa tự bảo vệ và vừa phản kháng: “Không phải tòa Bạch ốc đưa ra lệnh ấy. Cũng không phải là Oksenberg bất thần khám phá ra và cũng không phải tổng thống ra lệnh cho Vance.” Ông ta nói rằng chính đó là ý kiến của ông ta và Holbrooke. “Chúng tôi muốn nói rõ với họ, chỉ ra ở đâu là trách nhiệm đối với những gì chúng tôi thấy trước là sẽ thất bại” (44)
Holbrooke không nhớ rõ – khi tôi hỏi ông ta chính xác lúc nào thì ông ta biết quyết định ngày 11 tháng Mười của Tổng Thống Carter về việc đình chỉ xúc tiến lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Tất cả chứng cớ cho thấy ông ta thấy vài hiểu lầm trong khi ông ta đi Đông Nam Á, khi ông ta giận dữ phủ nhận rằng việc bình thường hóa sẽ được Hoa Thịnh Đốn quyết định sớm. Holbrooke kịch liệt phủ nhận ông ta không bao giờ nói với Thái Lan là quan hệ bình thường Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ xảy ra trong vài tháng nữa, như Hãng Thông Tấn UPI (United Press International) và National Review từ Băng Cốc đưa tin hôm 31 tháng Mười. Thực ra, việc nầy xảy ra một tuần sau khi ông ta gặp Thủ Tướng Thái Kriangsak Chomanan, cho ông nầy hay chuyện và làm ra vẽ như Holbrooke là người khỏi xướng. Biết Holbrooke hăng hái đối với việc lập quan hệ bình thường với Việt Nam, nhiều người đồng sự với ông trong Bộ Ngoại Giao muốn tin rằng ông chưa biết câu chuyện nầy.
Tuy nhiên, như sau nầy tôi phỏng vấn các viên chức Thái và Mỹ có tham dự buổi họp, thì họ xác nhận quả thật Holbrooke không tiên liệu được bất cứ một ngày giờ nào như vậy. Tháp tùng Holbrooke là Abramowitz, bây giờ là đại sứ Mỹ tại Thái Lan, Holbrooke tóm tắt đầy đủ cuộc họp của ông với Thạch hồi tháng Chín, gồm luôn cả việc Việt Nam quyết định thôi không đòi Mỹ viện trợ nữa. Từ khi điều kiện tiên quyết nầy không còn đặt ra trong quan hệ bình thường, Thái Lan đơn giản đặt 2 với 2 và kết luận rằng quan hệ Mỹ với Việt Nam là cần thiết. Các nước trong khối ASEAN, đặc biệt là Thái Lan, sợ Holbrooke trong khi quá nhiệt tình trong việc lập quan hệ ngoại giao với Hà Nội mà quên mất quyền lợi của họ. Hy vọng việc công bố sớm sẽ tạo ra điều đình, Thái Lan vẽ vời thêm nhận định riêng của Holbrooke và hé ra cho báo chí thấy. Bằng hành động khéo léo báo động cho Trung Hoa, một bài báo trên tờ Nation Review nói rõ ra việc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam “chắc chắn sẽ xảy ra” trước khi có quan hệ bình thường Hoa-Mỹ. Việc hé lộ nầy tạo kết quả như họ muốn. Mấy giờ sau khi tin nầy được loan đi, cả Tòa Bạch Ốc cũng như Bộ Ngoại Giao đều phủ nhận. Khéo léo giải thích thêm lời tuyên bố của Holbrooke, Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Hodding Carter nói rằng “Không một viên chức nào của chính phủ Mỹ tuyên bố như vậy”. Rồi ông ta tiếp tục phủ nhận điều ấy “như đã được phân tích và có thể phủ nhận. Chính phủ Hoa Kỳ chưa có quyết định gì cũng như lúc nào thì có thể thực hiện được, chưa có thỏa hiệp hay sự hiểu biết nào với bất cứ gì đã đạt được với Việt Nam.” Chắc chắn đó là sự thực, nhưng bản tin đã được loan đi. Bắc Kinh cũng như các nước Đông Nam Á được trấn an.
Holbrooke thực hiện chuyến đi vì nhiệm vụ
Brzezinski bối rối vì những tin tức từ Băng Cốc đưa tới, coi đó như là việc khuyến khích của Holbrooke nhằm xúc tiến quan hệ bình thường với VIệt Nam và cản trở công việc bình thường hóa quan hệ với Trung Hoa. Nếu những tin tức nầy từ Băng Cốc đưa ra chưa đủ, văn phòng nội bộ CIA phụ trách Đông Dương nhận được báo cáo ngày 31 tháng Mười có thể gần như làm tiêu ma sự nghiệp của Holbrooke. Trong khi đọc tin tức tình báo hằng ngày, Oksenberg thấy một bản tin – một bản viễn ký nội bộ của phái viên Thông Tấn Xã Việt Nam ở Vạn Tượng gởi cho cơ quan trung ương của hãng ở Hà Nội. Bản tường trình nói rằng một “một viên chức Mỹ” cho biết, – theo ông ta – thì sau cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ vào tháng Mười Một “Chính quyền Carter có khả năng thực hiện hai việc cùng một lúc: Bình thường quan hệ Hoa Kỳ-Trung Hoa và Hoa Kỳ-Việt Nam. Không có khả năng tiềm ẩn nào trong quan hệ Hoa-Mỹ làm trở ngại quan hệ Mỹ-Việt”. Bản tường trình cũng nói tới việc Brzezinski gây “áp lực với các nhà thiết lập chính sách Đông Nam Á trong Bộ Ngoại Giao, tiếp tục ve vãn Trung Hoa và ngăn chận Việt Nam”. Phần cuối bản tường trình, phái viên Thông Tấn Xã Việt Nam có nói trong khi thăm viếng Vạn Tượng, tại một buổi gặp gỡ chung, Holbrooke được một đại biểu Việt Nam “nồng nhiệt tiếp đón”. Holbrooke “vui vẽ nói rằng ông ta vừa nói chuyện với Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch và ông ta để một phụ tá của ông tại Nữu Ước duy trì sự tiếp xúc thường trực giữa hai bên.” Ông ta còn nói thêm với đại biểu Việt Nam rằng ông ta “hết sức lạc quan về viễn tưọng bình thường hóa giữa hai nước”. Phái viên Thông Tấn Xã Việt Nam diễn dịch ra rằng đây là một thông điệp và “thái độ thân hữu” của Holbrooke đối với Việt Nam. Khi Oksenberg chuyển bản tường trình nầy đến văn phòng Brzezinski thì mặt mày Brzezinski xám ngắt. Ông ta tới văn phòng Tổng Thống Carter rồi sau đó, Holbrook bị bãi chức.
Khi sự rắc rối nầy xảy ra, Holbrooke đang ở Lashio tại Miến Điện. Đây là những chuyến thăm viếng định kỳ tại một quốc gia có phong cảnh đẹp nhưng xa xôi. Đại sứ Mỹ ở Ngưỡng Quang gởi tiếp cho ông ta bức điện của Bộ Ngoại Giao, báo cho ông ta biết việc phủ nhận bản tin từ Băng Cốc gởi đi. Trong điện của Vance, ông ta nói muốn biết chắc Holbrooke đã tuyên bố gì. Holbrooke đánh điện trả lời, phủ nhận tất cả những gì trong các bản tuờng trình đó. Sau nầy ông ta nhắc lại: “Lúc đó có nhiều điều căng thẳng giữa Bộ Ngoại Giao và Tòa Bạch Ốc, và có cố gắng đẩy tôi dính líu vào những rắc rối đó. Thứ nhất là Abramowits phủ nhận rõ và thẳng thừng, và Vance đã hỗ trợ cho tôi, gọi điện cho Tổng Thống Carter, và rồi chẳng còn vấn đề gì nữa hết. Việc thứ hai là CIA nghiên cứu và quyết định rằng có thể – cũng có lẽ là Liên Sô đưa tin sai lạc”. (45) Thực ra, Holbrooke công khai loại trừ bài viết của Rowland Evans và Robert Novak, loại bỏ bản tường trình nội bộ của phái viên Thông Tấn Xã Việt Nam, coi đó là ý đồ của Liên Sô, đưa tin sai lạc để phá hoại quan hệ Hoa-Mỹ và tạo nên mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Carter. (46)
Holbrooke tin rằng cả hai bản tường trình từ Băng Cốc và Việt Nam đều là những âm mưu. Ông ta nói, – và hồi tưởng thời kỳ rắc rối ấy: “Hình như có ai đó muốn hại tôi” Nhưng nếu như quả thật đây là hậu quả của những âm mưu thì nó không cùng phát xuất từ một người. Những điều rò ra ở Băngkok trước ngày bầu cử quốc hội, cái mà Holbrooke gọi là “những con muỗi” là nhắm mục đích tấn công các cuộc hội nghị Việt-Mỹ -có thể coi như phục vụ cho mục đích của Thái Lan và Trung Hoa. Nhưng bản tường trình nội bộ của phái viên Thông Tấn Xã Việt Nam ở Vạn Tượng, chẳng bao giờ được hãng thông tấn phổ biến như một tin tức thì lại để chống Trung Hoa. Tin đó được truyền đi nhắm mục đích tạo ra căng thẳng Hoa-Mỹ và sự bất hòa trong nội bộ chính quyền Carter. Điều hay của bản tường trình Thông Tấn Xã Việt Nam là làm ngưng trệ những vấn đề đã biết. Holbrooke quả có gặp tham vụ ngoại giao Việt Nam tại Vạn Tượng, tại nhà tham vụ ngoại giao Hoa Kỳ. Holbrooke kể lại: “Tôi chào ông ta, nhưng cái câu nói “tôi nồng nhiệt chào ông ta” là hoàn hoàn không đúng.” Holbrooke cương quyết phủ nhận, không công nhận có phê bình Brzezinski điều gì hoặc là về chính sách đánh lá bài Trung Hoa mà gián tiếp có sự đóng góp của ông.
Quả thật khó mà tin Holbrooke tuyên bố những điều như thế, dù là với cảm tình riêng của ông ta với một nhà ngoại giao Việt Nam. Tuy nhiên, việc nói rằng “một viên chức Hoa Kỳ” đã nhấn mạnh những điều ấy với Việt Nam, quan điểm của ông là “tiếng nói trong suốt thời kỳ thương thảo”. Phái viên Thông Tấn Xã Việt Nam tại Vạn Tượng, Đặng Kiến, thường nói chuyện với các đại biểu giáo phái Quaker và Mennonites, cũng như các đặc phái viên Tây Phương trong khi họ thăm viếng Vạn Tượng. Hoàn toàn có khả năng là ông ta lấy tin từ những người nầy về mối thù địch sâu sắc giữa Brzezinski và Holbrooke hay là từ nguồn tin ngoại giao không chính thức. Sự kiện một nhà ngoại giao Việt Nam được mời tới nơi cư trú của một tham vụ ngoại giao Mỹ cũng đủ cho người Việt Nam thấy phấn khởi. Trong cách nhìn đối với một bối cảnh xác định quan hệ bình thường Mỹ-Việt mà Holbrooke đã bày tỏ ở Băng Cốc trước khi ông ta tới Lào, là ông ta lạc quan khi nói chuyện với tham vụ ngoại giao Việt Nam. Trong khi đó, về mặt lý thuyết, việc Liên Sô đưa tin sai không thể phủ nhận được, thì bản tường trình của Thông Tấn Xã Việt Nam có lẽ hoàn toàn là một bản tường trình nội bộ của một phái viên với cấp chỉ huy. Theo đó thì bản tường trình nầy được gởi đi một ngày sau khi Holbrooke rời Vạn Tượng đi Miến Điện. Dù có hay không có âm mưu chống lại Holbrooke, các bản tường trình của báo chí Băng Cốc cũng như bản tường trình của Thông Tấn Xã Việt Nam chỉ ra một điều – Holbrooke không biết việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam bị đình hoãn.
Holbrooke phủ nhận, Vance hỗ trợ, và bản nghiên cứu của CIA tránh không nói tới sự khủng hoảng của cá nhân ông ta, nó cũng đem lại một điều cay đắng trong quan hệ của ông với Brzezinski và Oksenberg mà ông ta chẳng bao giờ phục hồi được nữa. Và tại khúc quanh nầy, chấm dứt một thời kỳ hai năm cố gắng của ông để xây chiếc cầu nối với Việt Nam. Đầu tháng Mười Một, khi ông ta trở lại Hoa Thịnh Đốn, hy vọng quan hệ ngoại giao với Hà Nội nằm im, và viễn tượng vai trò lãnh đạo mới của Mỹ ở Á Châu cũng cùng chung số phận. Mỹ nắm tay Trung Hoa, được xem như một cái xiết tay trong phạm vi khu vực để đối phó với chiến tranh.
Thái Tử Norodom Sihanouk: Người sống sót
Ngày 1 tháng Giêng năm 1978, một buổi sáng mát mẻ ở Phnom Pênh. Như thường lệ, Sihanouk mở máy thu thanh hiệu Grundig để nghe tin tức qua đài Phnom Pênh. Và cũng như thường lệ, ông mở to cho các tên lính gác dinh thự ông cùng nghe. Việc làm nầy, nhằm trấn an bọn lính nầy về lòng yêu nước của ông hơn là để cho chúng cùng nghe tin tức. Nhưng cùng ngày hôm đó, sự việc lại xảy ra theo một hướng khác. Thay vì tuyên truyền về những anh hùng lao động, nông dân, binh lính của nước Cam Bốt Dân Chủ thu hoạch mùa màng vĩ đại và xây dựng nước Cam Bốt sáng lạng thì đài phát thanh loan ra một tin đáng ngạc nhiên: Nước Cam Bốt Dân Chủ quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam vì Việt Nam tấn công lớn và không tuyên bố trước. Sihanouk cũng biết Việt Nam không biết những gì nguy hiểm mà Pol Pot đã làm.
Hồi tháng Ba 1973, khi đi thăm vùng giải phóng, Sihanouk biết nhiều mâu thuẩn ngấm ngầm giữa Khmer Đỏ và các “đồng chí” Việt Nam của họ. Từ đó, ông ta có nhiều chứng cớ cho thấy sự dị biệt càng lúc càng gia tăng. Trong chuyến đi thăm Việt Nam hồi tháng Chín 1975, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam nói với ông, ngay trước mặt Khiêu Samphan là Việt Nam chỉ tin tưởng vào ông ta mà thôi. Ít tuần sau, trở lại Phnom Pênh, Khiêu Samphan và Son Sen cho ông ta biết ý kiến của họ đối với Việt Nam. Họ nói Việt Nam Cộng Sản đe dọa ngay chính sự sống còn của Cam Bốt. Việc đe dọa đó chỉ có thể loại trừ nếu đuổi hết thiểu số người Việt Nam ra khỏi Cam Bốt, xây dựng một quân đội Cam Bốt hùng mạnh và đối đầu quân sự, buộc Việt Nam Cộng Sản phải chấp thuận một vùng đất và bờ biển “đúng hơn” với Cam Bốt.
Nhiều tuần tiếp sau, đài phát thanh Phnom Pênh tuyên bố một cách đáng ngạc nhiên là họ đã chiến thắng vĩ đại, đánh bại Việt Nam xâm lược – lời tố cáo nầy khó tin. Sihanouk lo lắng về sự nguy hiễm nếu Cam Bốt gây nên một cuộc tử chiến với người Việt Nam dày dạn chiến đấu. Ông ta gởi cho Pol Pot một bức thư, tự nguyện tham gia việc bảo vệ đất nước. Sau nầy ông ta thuật lại “Họ từ chối lời đề nghị của tôi vì, như họ nói, họ gặt hái được một chiến thắng lớn hơn cả chiến thắng 17 tháng Tư 1975 (ngày Phnom Pênh rơi vào tay Khmer Đỏ).” Khi ông ta nghe đài Phnom Pênh đưa tin chuyến đi thăm Cam Bốt của bà vợ góa Chu Ân Lai, Đặng Dĩnh Châu, ông ta hơi có hy vọng gặp bà. Nhưng việc ấy không xảy ra. Bà ta được báo cho biết là Sihanouk không muốn gặp bất cứ ai. Thay vào đó, bà ta đưọc mời dự tiệc trà phụ nữ do các bà vợ lãnh tụ Khmer Đỏ tổ chức, vợ Pol Pot, Khieu Ponnary chủ tọa.
Tin tức về cuộc chiến không công bố chống Việt Nam Cộng Sản và những lời khoe khoang về Cam Bốt anh dũng phát ra trên đài Phnom Pênh khiến Sihanouk biết rằng Pol Pot vẫn chưa nhìn thấy sự thực.
Sihanouk ngạc nhiên khi nghe Pol Pot nói tới giải pháp cuối cùng đối với Việt Nam. Hồi tháng Năm, đài phát thanh Phnom Pênh đưa ra luận điệu cho rằng một người dân Cam Bốt có khả năng giết ba chục người Việt. Vì vậy Cam Bốt không cần tới 8 triệu người Khmer để tiêu diệt hết người Việt Nam. Bài phát thanh kết luận một cách dễ dàng “Chúng ta chỉ cần hai triệu quân đội để đè bẹp 50 triệu người Việt Nam. Chúng ta vẫn còn lại 6 triệu người”. (1)
Trong khi những lời nói khùng điên như vậy làm cho ông ta buồn cười thì ông lại khoái chí với những tin tức nói rằng có một số người Khmer bắt đầu kêu gọi lật đổ Pol Pot được phát ra trên đài phát thanh Hà Nội. Ít ra, chế độ đen tối của Pol Pot bắt đầu lung lay. Tới tháng Chín, sự lung lay đó như thế nào thì đã rõ khi ông ta được yêu cầu: Khiêu Samphan đề nghị Sihanouk đi thăm một số tỉnh. Khác với lần trước, lần đi thăm nầy họ cố đưa Sihanouk lại gần với nhân dân hơn để chứng tỏ cho dân chúng thấy rằng ông ta hoàn toàn đứng sau chế độ. Ở cảng Kompong-Som cũng như Battambang Sihanouk đứng với công nhân và được họ hoan hô nhiệt liệt.
Những lúc nầy, ông được tỏ lòng biết ơn. Khi trở về Phnom Pênh, ông ta được mời dự một bữa tiệc mà Khiêu Samphan mô tả là “thân hữu và vinh danh những người yêu nước”. Sihanouk hy vọng gặp lại người cộng sự viên cũ của ông Penn Nouth tại bữa tiệc đặc biệt nầy ở Nhà Quốc Khách. “Nhưng tôi ngạc nhiên thấy thêm hai cộng sự viên thân cận cũ nữa: Cựu Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Sarin Chhak và cựu Bộ Trưởng Bộ Binh Khí Duong Sam O. Họ đau lòng, chỉ nhìn tôi mà thôi”. Sihanouk khó nhận ra khuôn mặt xương xẩu của Sarin Chhak, một luật gia sáng chói khi nhận định về vấn đề biên giới Miên Việt, thì mai mỉa thay nay trở thành người vận chuyển đạn dược cho cuộc chiến chống lại Việt Nam. Và bây giờ ông ta lại ở đây, xanh mét như một cái xác chết, vẫn còn hết sức bối rối sau nhiều năm lao động cực nhọc và đói khát. Món ăn dọn ra trên bàn trông như một giấc mơ. Ieng Sary và Ieng Thirith, – người đã đưa nhiều người thuộc phe Sihanouk tới chỗ chết -, thì rất duyên dáng. Một người nhiếp ảnh viên cũng là người làm cho cuốn phim trở thành bất hủ: Vài tuần sau, Ieng Sary tới Nữu Ước để tham dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Ông ta phân phát những tấm hình của buổi tiệc hôm trước ở Phnom Pênh cho các nhà ngoại giao và phóng viên báo chí. Những tấm hình nầy không có gì dối trá. Sary chứng minh điều ấy, mặc dù có dư luận thảm khốc cho số phận Sihanouk. Trong hình, Thái Tử Sihanouk vẫn còn sống và khỏe mạnh, vẫn còn gặp gỡ các cộng sự viên cũ và ông ta vẫn được kính trọng như một chính trị gia hàng đầu của nước Cam Bốt đoàn kết.
Sihanouk không chỉ bất thần được ân huệ đó. Tuồng như Khmer Đỏ rất quan tâm tới sự an ninh không bình thường của ông ta. Ngôi nhà ông ở trong khu lâu đài hoàng gia không được coi là an toàn. Trực thăng của địch dễ đáp xuống khu nầy để ám sát. Ông ta hiểu nỗi lo lắng thực sự của bọn họ là sợ Việt Nam có thể bắt cóc ông ta và tước mất lá bài ăn có tính cách quốc tế của Khmer Đỏ. Ông ta được chuyển vào ở trong một căn nhà nhỏ hơn có tường gạch và giây kẽm gai bao quanh. Sự tiên liệu nầy của Pol Pot rất dễ nhận ra. Nhiều năm sau, Nguyễn Cơ Thạch có nói với tôi là Việt Nam quả thật có ý “giải phóng” ông ta vào thời gian ngắn sau khi ông ta dời chỗ cư ngụ.
Cạnh chỗ ông ta ở là hai tòa buiding cao. Khmer Đỏ đặt hai ngọn đèn chiếu để rọi vào nhà ông vào ban đêm. Như thế có nghĩa là đối với ông và Monique không có đêm. Ánh sáng tràn vào phòng ngủ ông qua khung cửa kính mờ. Sihanouk thường ngạc nhiên là tới khi nào nữa thì ông bị lính Khmer Đỏ canh chừng bằng ống nhòm.
Ngoài nghe đài phát thanh, Sihanouk thường tiêu khiển thì giờ bằng đọc sách và tự học tiếng Tây Ban Nha qua cuốn sách tự học của ông. Công việc giải buồn trong những ngày buồn thảm và căng thẳng đó là nấu ăn. Ông thường thích nấu ăn, và ông đã khám phá những món ăn kết hợp giữa khẩu vị Khmer và kiến thức sâu xa của ông về món ăn Pháp. Buổi chiều 24 tháng Chạp khi ông ta đang ở trong bếp thử một món ăn mới tìm ra thì Monique xúc động gọi ông. Bà ta vừa nghe đài Hoa Kỳ. Malcom Caldwell, một học giả người Anh đang đi thăm Cam Bốt với hai nhà báo Châu Âu, đã bị giết tại Nhà Quốc Khách ở Phnom Pênh. Chính phủ Cam Bốt chính thức đổ lỗi cho Việt Nam. Ông ta nghĩ đó là lời tuyên bố hoang đường.
Theo kinh nghiệm, ông ta biết trong chế độ Pol Pot ở Cam Bốt, an ninh rất chặt chẽ. Làm sao một biệt kích có thể vượt qua vô số hàng rào binh lính Khmer Đỏ, canh gác cho Caldwell và hai nhà báo Tây Phương. Làm sao họ có thể biết ai trong ba người đó là Caldwell và làm sao biết ông ta ngủ ở phòng nào? Nếu người Việt Nam làm được điều đó, – theo ông ta nghĩ -, thì ngay chính sinh mạng của Pol Pot cũng không an toàn. Sihanouk kết luận rằng việc giết người là do lệnh của Pol Pot vì một vài việc nào đó mà vị giáo sư người Anh nầy, một người trung thành ủng hộ Khmer Đỏ, đã làm. Sự việc nầy nhắc cho thấy tính mạng của chính ông ta nguy hiểm đến mức nào.
Sihanouk có cảm tưởng lịch sử đang tiến nhanh hơn. Các đài phát thanh ngoại quốc loan tin Việt Nam đang mở cuộc tấn công toàn bộ và nhiều trận đánh lớn đang xảy ra. Biết Việt Nam, biết huyền thoại về Tướng Võ Nguyên Giáp, từ lâu, ông ta cho rằng đó là hậu quả tất nhiên không tránh được. Nhưng nó sẽ kết thúc như thế nào đây? Buổi chiều ngày 2 tháng Giêng, cán bộ Khmer Đỏ tới thông báo cho biết trong vòng 15 phút, Sihanouk và gia đình phải dời đi một nơi nào đó. Sihanouk nói với bà Monique sau khi ông ta cầu nguyện lần chót: “Thời gian của chúng ta đã tới”, Qua các đài phát thanh ngoại quốc, những người trốn chạy khỏi Khmer Đỏ khai rằng nhiều người bị bắt đưa đi mà không bao giờ trở lại. Nay thì tới phiên ông và gia đình. Ông ta nghĩ tới việc tự tử, nhưng việc đó không khác chi đem thịt tới cho người hàng thịt. Cán bộ Khmer Đỏ quay trở lại nói cho ông ta rõ chỉ đem theo thức ăn đóng hộp ông đang có. Điều nầy xua đi nỗi u ám. Nếu họ muốn mang theo thức ăn, có nghĩa chưa phải là bị đưa đi hành hình. Sihanouk nghĩ vậy.
Buổi tối, Khiêu Samphan tới tiễn chân thái tử và gia đình khi họ lên đường đi Battambang ở phía Bắc Cam Bốt. Khiêu Samphan giải thích: Quân xâm lược Việt Nam đang tiến tới, để bảo đảm an toàn, họ phải dời khỏi thủ đô đúng lúc. Ông ta hẹn sẽ đến thăm Sihanouk ở Battambang. Khi đoàn xe rời thủ đô trong đám bụi mù thì nghe có tiếng nổ ì ầm ở phía đông. Chiến tranh đang tới.
Khiêu Samphan không nói cho ông ta hay rằng hồi sáng sớm hôm đó, một toán biệt kích Việt Nam Cộng Sản thất bại khi cố gắng xâm nhập Phnom Pênh để bắt cóc Sihanouk. Nhiều tuần sau, khi ông ta lại được tự do, Sihanouk có nghe nói đến cố gắng đó của Việt Nam Cộng Sản để giải thoát ông, đưa ông lên lãnh đạo lực lượng chống Pol Pot.
Ngay những giờ đầu ngày 2 tháng Giêng, hai toán đặc công Việt Nam dùng xuồng vượt sông Tonlé-Sap để đến phía bờ sông có lâu đài hoàng gia. Hầu hết bọn họ đều bị toán Khmer Đỏ canh giữ mặt sông bắn chết. Một trong những người sống sót chạy thoát. Nhiều năm sau, người nầy trốn qua Thái Lan và cung cấp cho tình báo Tây Phương những chi tiết đầu tiên về cố gắng bất thành nầy.
Sau chuyến đi xóc đến đau cả xương trên con đường số 5 đầy ổ gà, Sihanouk tới Sisophon, một thị trấn gần biên giới Thái Lan. Hai ngày sau, Khiêu Samphan tới và nói cho Sihanouk hay rằng quân địch đã bị đẩy ra khỏi Phnom Pênh. Họ có thể quay lại thủ đô. Tuy nhiên, căng thẳng và mệt mỏi vì việc đi lại như thế, ít ra cũng cho thấy nỗi sợ hãi của Sihanouk cho chính mạng sống ông có sai lầm. Có lẽ Khmer Đỏ không bao giờ muốn ông ta chết, nhưng ông ta lấy làm lạ là làm thế nào ông có thể được an toàn ở trong tay chúng khi quân Việt Nam đang tiến tới. Ông ta nhận ngay ra rằng, trái với những gì Khiêu Samphan nói, quân Việt Nam không bị đẩy lui. Cửa sổ nơi nhà ông ở thường rung chuyển mỗi khi pháo binh bắn, dường như ngày càng gần hơn.
Buổi tối ngày 5 tháng Giêng, Sihanouk được triệu tới để nghe “Anh số Một” Khmer Đỏ nói chuyện. Tối hôm đó, ông ta được xe đưa tới một ngôi nhà hai tầng đồ sộ trên bờ sông Tonlé-Sap, một thời là nơi cư ngụ của khâm sứ Pháp. Thời Sihanouk thì đó là Nhà Quốc Khách. Kể từ năm 1973, đây là lần đầu tiên Sihanouk gặp mặt đối mặt với Pol Pot. Hồi tháng Ba 1973, trong khi đi thăm vùng giải phóng, Sihanouk đã gặp Saloth Sar. Lúc đó, Sihanouk đã biết con người lý thuyết rụt rè ở Ba Lê trở về, tự dấu mình, thường đứng sau hậu trường nói chuyện với Sihanouk.
Con người tự dấu mình và e lệ đó khác với Pol Pot buổi tối 5 tháng Giêng. Trong bốn giờ đồng hồ nói chuyện với Sihanouk, Pol Pot chính là con người đảm trách nhiệm vụ nhưng hết sức dịu dàng và lịch sự. Nhiều năm sau, Sihanouk kể lại: “Pol Pot là con người hết sức hung ác, nhưng xem ra anh ta không ghét tôi lắm. Thực ra, anh ta có vẻ đáng yêu”. Ông ta được nghe lại những ngôn ngữ của hoàng triều, – những ngôn ngữ được phô diễn bằng tiếng Khmer khi dành cho hoàng gia và các tu sĩ Phật Giáo. Sihanouk nhận xét: “Ieng Sary không nói với tôi bằng thứ ngôn ngữ đó. Ông ta nói rằng Sihanouk cũng chỉ là một công dân”. Khiêu Samphan thì khác. Mặc dù dị biệt lý thuyết, ông ta vẫn thưa chuyện với Sihanouk bằng những ngôn ngữ hoàng triều. Sihanouk kể lại: “Bất thần hôm đó, Pol Pot nói với tôi cũng theo cung cách như Khiêu Samphan. Thật là kỳ lạ, không thể tin được”.
“Pol pot nói: “Thưa hoàng thượng. Kẻ hạ thần nầy xin lỗi là đồng chí Khiêu Samphan đã thay mặt cho hạ thần”. Ông ta chắp tay chào tôi mà không dùng chữ “Tôi” nhưng lại nói “Kẻ hạ thần nầy” -cũng giống như trong triều đình Anh nói “Kẻ hạ thần ngoan ngoãn”, đại khái là giống như vây. Tôi hết sức ngạc nhiên”.
Pol Pot nói với ông ta là rất mong muốn ông làm đại diện cho Cam Bốt tại Liên Hiệp Quốc. Với rất nhiều bạn bè ở ngoại quốc, ông ta có thể nhờ họ giúp cho Cam Bốt Dân Chủ.
Sihanouk nói với Pol Pot là ông yêu nước và nguyền rủa Việt Nam xâm lăng. Ông ta hứa sẽ làm hết sức để giành được sự ủng hộ của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho Cam Bốt. Ieng Sary ngăn lại, nói rằng không đủ chỗ trên máy bay nên chỉ dành cho Sihanouk và bà Hoàng Monique mà thôi. Sihanouk nói với Pol Pot: “Tôi khẩn cầu ngài, cho phép những người trong gia đình tôi cùng các cộng sự viên đi theo tôi”. Sihanouk nhìn Ieng Sary đang ngồi bên cạnh thái tử và nói: “Vâng, sắp đặt để cùng lên hết một máy bay”. Bỗng nhiên, Sihanouk thấy nhẹ mình. Ông ta hết sức cám ơn Pol Pot vì sự tử tế và quan tâm của ông ta. Tuy nhiên, ông ta cũng biết sự tử tế đó rất nguy hiểm. Pol Pot cũng dành thì giờ vẽ ra một hình ảnh lạc quan trong chiến tranh chống lại Việt Nam. Ông ta nói: “Trong vòng hai tháng, chúng ta sẽ quét sạch quân xâm lược Việt Nam”. Sihanouk nói: “Chúc mừng. Thưa chủ tịch. Chúc mừng”. Với cái gật đầu mạnh mẽ đồng ý của Ieng Sary, Pol Pot nói: “Từ nay về sau, nếu ngài muốn thường đi Trung Hoa thì cứ đi. Ngài được tự do. Nếu Ngài trở về, ngài sẽ được nồng nhiệt đón tiếp. Nếu Ngài muốn lưu lại cùng chúng tôi vài ngày, chúng tôi hết sức vui sướng có ngài bên cạnh”. Sihanouk há hốc miệng kinh ngạc: “Thật vậy sao? Xin cám ơn”.
Sáng ngày 6 tháng Sáu, ông được tự do trên máy bay. So với đêm hôm trước, khi nói chuyện với Pol Pot, pháo binh Việt Nam bắn gần thủ đô hơn. Máy bay Boeing 707 của Trung Hoa làm thế nào có thể đáp xuống phi trường Pochentong? Trong các đường băng, có cái nào an toàn khi máy bay cất cánh dưới hỏa lực Việt Nam. Ieng Sary nói nếu máy bay không đến được, họ có thể rời thủ đô trốn vào rừng. Sihanouk kể lại với tôi: “Tôi chuẩn bị hai cái bao để ra phi trường. Một cái đựng áo quần để đi Nữu Ước và một cái đựng đồ ăn đóng hộp, áo kaki, pijama, krama (khăn choàng) và đôi dép Hồ Chí Minh” (dép Hồ Chí Minh làm bằng võ xe hơi, là dép thường dùng của du kích ở Đông Dương). Có thể nào chúng tôi lại đi vào rừng theo bọn Khmer Đỏ? Câu trả lời vẫn còn ẩn kín dưới bầu trời cao, qua những người khách Trung Hoa và Cam Bốt của chuyến bay nầy. Tai họ căng ra để ngóng tiếng máy bay Boeing 707 ù ù qua tiếng đại bác nổ ì ầm. Một hàng máy bay Mig-19 do Trung Hoa chế tạo sơn màu cờ Cam Bốt Dân Chủ nằm bất động ở cuối phi đạo vì thiếu phi công. Và mặt trời lên cao, sưởi ấm không khí phi trường Pochentong. Sihanouk đón chờ con chim sắt của tự do.
Brother Enemy
The War After the War
Nguyên tác của Nayan Chanda
Hoàng Long Hải/ Tuệ Chương dịch
Nguồn: Tvvn