Tim thông tin blog này:
Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017
Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017
Cần hiểu đúng sự thật về việc cải tiến tên lửa SAM2 Việt Nam
Trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 là một trong những mốc son chói lọi của quân và dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc ở thế kỷ XX. Chiến thắng huy hoàng đó có lẽ vượt quá sức tưởng tượng của đa số người. Trong khi đó, công tác tuyên truyền toàn diện về chiến thắng lịch sử này chưa làm được bao nhiêu, nên nhiều người trong nhân dân và cán bộ ta đã không nắm được hết sự thật, hoặc chưa hiểu được thật rõ về sự kiện này. Thực tế ấy có phần do bí mật quân sự và đi sâu vào khoa học kỹ thuật phức tạp, mà ta chưa chú trọng vào tường trình cặn kẽ trên các phương tiện truyền thông đại chúng để làm rõ sự kiện một cách rộng rãi.
Bởi vậy, có những sự phán đoán, những nguồn tin lan truyền không đúng sự thật về chuyện “cải tiến tên lửa SAM2”, cho đó như là một bí quyết thắng lợi của Binh chủng tên lửa Phòng không trong chiến thắng B52, và nó đã được thể hiện ở một số bài viết đã in trên một vài tờ báo.
Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017
“Điểm mặt” các tỉnh thành góp và “xin” ngân sách nhiều nhất nước
200 ủy viên trung ương được phân bổ như thế nào
Gần 30 ủy viên đến từ các khối công an, quân đội. Số lượng người trẻ, người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ chiếm đa số. Bộ Giáo dục và Y tế không có đại diện trong Ban Chấp hành trung ương khóa XII. Có 83 uỷ viên đang đảm trách chức vụ tại 62 địa phương. Tỉnh Sơn La không có đại diện nào.
1. Giới tính
2. Quê quán
1. Giới tính
2. Quê quán
Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017
Hà Tịnh mình ơi !
Có 16 người gốc Hà Tĩnh vào Uỷ viên trung ương Đảng, nhiều nhất nước. Trong tổng số 200 uỷ viên khoá XII, nếu chia đồng 63 tỉnh thành thì mỗi địa phương chừng 3 người, như vậy Hà Tĩnh gấp 5 lần bình quân. Gần đây, về tướng có: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thượng tướng Ngô Xuân Lịch; Phó CNCT - trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng; Tư lệnh Biên phòng, trung tướng Võ Trọng Việt...
Nghịch lý, Hà tĩnh là một trong những địa phương nhận trợ cấp lớn nhất từ ngân sách trung ương.
Nghịch lý, Hà tĩnh là một trong những địa phương nhận trợ cấp lớn nhất từ ngân sách trung ương.
Hà Tĩnh có số người bị bắt về tội truyên truyền, âm mưu lật đổ nhà nước cũng cao nhất nước và hiện là điểm nóng về chính trị - xã hội...
Về độ chịu chơi trong bổ nhiệm nhân sự, điển hình là trường hợp một người mà anh hai, anh ba Nam bộ phải ngã mũ kính chào (được dư luận mạng cho là con rể đương kim Phó ban Tổ chức TƯ Đảng, nguyên Bí thư Hà Tĩnh). Trong cấp bậc đại uý, đồng chí được bổ nhiệm Phó phòng CSGT tỉnh, lên Phó Công an, rồi Trưởng CA Thành phố Hà Tĩnh. Tréo ngoe là có cấp bậc nhỏ hơn 2 ông phó hai bậc, lẽ thường cấp đại uý ngang bậc phó đồn CA.
Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017
Hé lộ bí mật vụ Nga bắn hạ “Thiên sứ” U-2 của Mỹ
Ngày 1/5/1960, chiếc máy bay trinh sát U-2 của Mỹ đã “biến mất” khi đang bay trong không phận Liên Xô. Sự cố này đã phá tan kế hoạch thảo luận nhằm làm dịu bớt căng thẳng giữa hai nước. Ít ai biết được điều gì đã xảy ra với chiếc U-2 được coi là niềm tự hào của Không quân Mỹ khi đó.
Kỳ 1: Mất tích bí ẩn
Đầu thập niên 1950, với những căng thẳng đang gia tăng của Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ rất cần một thiết bị trinh sát chiến lược tốt hơn để thăm dò các kế hoạch của quân đội Liên Xô. Trong khi đó, máy bay trinh sát ở thời điểm ấy chủ yếu là những chiếc máy bay ném bom được chuyển đổi, dễ bị pháo phòng không, tên lửa và các máy bay chiến đấu của đối phương bắn hạ. Vì vậy, Mỹ cho rằng một chiếc máy bay hoạt động ở độ cao trên 20 km sẽ vượt quá tầm với của các máy bay chiến đấu, tên lửa và thậm chí là cả radar của Liên Xô. Nó sẽ cho phép thực hiện các chuyến bay xâm nhập vào không phận nước khác để trinh sát.
Máy bay trinh sát U-2.
|
Tìm hiểu thực chất mỗi nước kiểm soát bao nhiêu đảo, rạn san hô... ở quần đảo Trường Sa
Ngày 13/52015, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, David Shear, nói trước Ủy ban quan đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ: "Việt Nam có 48 tiền đồn; Philippines, 8; Trung Quốc, 8; Malaysia, 5, và Đài Loan, 1. "
........
Danh sách các nước cùng với các vị trí trên quần đảo Trường Sa, được liệt kê dưới đây mang tính tham khảo, bao gồm chiếm đóng và kiểm soát, có người hoặc không, nguồn có thể và chưa thể kiểm chứng. Số liệu được thu thập từ Hoangsa.org, wiki Việt, Anh, TQ.
........
Danh sách các nước cùng với các vị trí trên quần đảo Trường Sa, được liệt kê dưới đây mang tính tham khảo, bao gồm chiếm đóng và kiểm soát, có người hoặc không, nguồn có thể và chưa thể kiểm chứng. Số liệu được thu thập từ Hoangsa.org, wiki Việt, Anh, TQ.
Việt Nam kiểm soát
Đảo An Bang Amboyna Cay
Đảo Nam Yết Namyit Island
Đảo Sinh Tồn Sin Cowe Island
Đảo Sinh Tồn Đông Sin Cowe East Island
Đảo Sơn Ca Sand Cay
Đảo Trường Sa Spratly Island
Đảo Song Tử Tây Southwest Cay
Đá Cô Lin Collins Reef
Đá Đông East (London) Reef
Đá Lát Ladd Ree
Đá Len Đao Lansdowne Reef
Mốc thời gian các nước chiếm đóng các đảo, bãi ngầm ở QĐ Trường Sa
Xếp theo trình tự thời gian, do tính phức tạp trong tranh chấp chủ quyền giữa các nước nên có thể sớm muộn hơn tùy nguồn. Tên viết tắt các quốc gia: Việt Nam - VN, Trung Quốc - CN, Đài Loan - TW, Philippines - PH, Malaysia - MY
TW: 1956 - Ba Bình
VN: 19/05/1963 - Trường Sa
VN: 24/05/1963 - Song Tử Tây
VN: 1968-1973 - Sơn Ca
VN: 1968-1973 - Nam Yết
VN: 1968-1973 - Sinh Tồn
PH: 1970-1971 - Thị Tứ
PH: 1970-1971 - Vĩnh Viễn
PH: 1971-1973 - Song Tử Đông
PH: 1971-1973 - Loại Ta
PH: 1971-1973 - Bình Nguyên
VN: 10/03/1978 - An Bang
VN: 15/03/1978 - Sinh Tồn Đông
VN: 30/03/1978 - Phan Vinh
VN: 05/03/1978 - Thuyền Chài
VN: 04/04/1978 - Trường Sa Đông
TW: 1956 - Ba Bình
VN: 19/05/1963 - Trường Sa
VN: 24/05/1963 - Song Tử Tây
VN: 1968-1973 - Sơn Ca
VN: 1968-1973 - Nam Yết
VN: 1968-1973 - Sinh Tồn
PH: 1970-1971 - Thị Tứ
PH: 1970-1971 - Vĩnh Viễn
PH: 1971-1973 - Song Tử Đông
PH: 1971-1973 - Loại Ta
PH: 1971-1973 - Bình Nguyên
VN: 10/03/1978 - An Bang
VN: 15/03/1978 - Sinh Tồn Đông
VN: 30/03/1978 - Phan Vinh
VN: 05/03/1978 - Thuyền Chài
VN: 04/04/1978 - Trường Sa Đông
Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017
Bức thư của người đã khuất.
Ông em bên Ba Lan vừa gọi điện bảo.
- Anh làm cái xe mà chạy, anh thích X6 hay Audi Q7 hay Porche em mua tặng anh một cái.
Trả lời.
- Thôi mày cho anh cái nào nó gọn gọn và ít tốn xăng.
Nó thở dài.
- Thôi thế để em cho anh con Audi Q5 vậy, cái này gọn dễ đi.
PS. Nếu bạn tin câu chuyện này là thật, bạn thực sự là bạn đọc của tôi.
Phân biệt “xuất” với “suất” và “hằng” với “hàng”
“Xuất” với “suất”
Có lẽ lỗi chính tả thường gặp nhất trên sách báo hiện nay là “suất” bị viết thành “xuất”. Chẳng hạn: Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ xuất, xin được lượng thứ” (hay gặp ở mục Tin buồn); hoặc “vào cửa hàng ăn uống quốc doanh làm một xuất cơm mậu dịch, thế là xong”. (Bùi Văn Trọng Cường: “Giáng Khúc”, Văn nghệ số 11 ra ngày 13.3.1999), v.v…
Nguyên nhân của sự nhầm này, theo tôi, chủ yếu là người viết (và có thể là cả người biên tập) không phân biệt được nghĩa của hai từ này.
“Xuất” và “suất” là hai từ Hán – Việt có nghĩa khác hẳn nhau.
“Xuất” có nghĩa là “đưa ra”, “cho ra” (động từ). Chẳng hạn: Xuất quân (ra quân); xuất hiện (hiện ra); sản xuất (làm ra); xuất kho (đưa ra khỏi kho); xuất hành (ra đi); xuất trình (trình ra); nội bất xuất, ngoại bất nhập (trong không được ra, ngoài không được vào); xuất khẩu thành thơ (nói ra đã thành thơ; xuất ngoại (đi ra ngoài, ra nước ngoài); xuất giá (ra đi lấy chồng), v.v…
Còn “suất” có nghĩa là một phần của tổng thể nào đó (danh từ). Chẳng hạn: Suất cơm (một phần cơm); suất sưu (phần thuế thân được bổ cho một người nam giới từ tuổi trưởng thành dưới chế độ cũ), suất ruộng khoán (phần ruộng khoán chia cho một nhân khẩu hoặc một lao động).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)