Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

Hồ sơ về Tướng Dương Văn Minh

nguồn Hồn Việt Quốc Học 5/29/2009
Phạm Văn Hùng/ Hồn Việt
http://sachhiem.net/LICHSU/N/NgvHung.php
28 tháng 2, 2010

L.T.S: Hồn Việt số 11 (tháng 5/2008) đã đăng một số ý kiến về Tướng Dương Văn Minh. Đó là một số ý kiến bước đầu quan trọng, giúp ta tìm hiểu sâu hơn một sự kiện lịch sử, một con người. Kỳ này, Hồn Việt xin công bố bản tóm tắt của một công trình nghiên cứu công phu, nhiều tư liệu mới với độ tin cậy cao của ông Phạm Văn Hùng. Hi vọng rằng, với công trình nghiên cứu này, sự kiện về Tướng Dương Văn Minh sẽ được sáng tỏ thêm. Nó chứng minh thêm tầm vóc của ngày 30/4 lịch sử dưới sự lãnh đạo toàn diện, sâu sát, kiên trì… của Bộ Chỉ huy tối cao đứng đầu là Lê Duẩn và của những người trực tiếp tham gia ở chiến trường miền Nam, của Trung Ương Cục miền Nam. Nó cũng chứng tỏ sự phối hợp tuyệt đẹp giữa quân sự - chính trị - địch vận… trong cuộc chiến tranh giải phóng. Nó nói lên sự phong phú vô tận của cuộc sống, của cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc của lòng yêu nước Việt Nam…

Chúng tôi mong nhận được thêm nhiều ý kiến. (HV)

Điệp viên giỏi nhất của CIA ở VN

 
Chiến tranh Việt Nam
Quân đội Mỹ sử dụng nhiều tình báo trong cuộc chiến Việt Nam
Tiếp theo phần một loạt bài về các điệp viên ít được biết đến trong cuộc chiến Việt Nam, BBC giới thiệu nhân vật Võ Văn Ba, người được gọi là điệp viên 'giỏi nhất của CIA ở Việt Nam.'
Tư liệu dựa trên bài thuyết trình “Những điệp viên vô danh nổi tiếng nhất trong cuộc chiến Việt Nam" của ông Merle Pribbenow.
Bài này đã đọc tại hội thảo “Tình báo trong Chiến tranh Việt Nam”, ở Trung tâm Việt Nam thuộc Đại học Công nghệ Texas.
Orrin DeForest, một nhân viên CIA phục vụ sáu năm ở Việt Nam, nhắc đến con người này với mật danh “Reaper” trong cuốn sách “Slow Burn: The Rise and Bitter Fall of American Intelligence in Vietnam.” Một chuyên viên khác của CIA, John Sullivan, nói ông ta là “điệp viên giỏi nhất mà chúng ta từng có ở Việt Nam.” Còn trong cuốn tiểu sử về sếp CIA ở Sài Gòn Ted Shackley, tác giả David Corn dẫn ra một sự đánh giá thời hậu chiến của CIA rằng điệp viên này là “nguồn tin đáng tin cậy nhất về ý định của cộng sản” ở Việt Nam.
Frank Snepp, một nhà phân tích tình báo có đôi lần gặp con người này, gọi ông ta là “điệp viên hàng đầu của chúng ta” ở Việt Nam. Văn phòng của CIA ở Sài Gòn thì đơn giản gọi ông này là “nguồn tin Tây Ninh.” Sau 1975, những người cộng sản mô tả nhân vật này là “điệp viên nguy hiểm trung thành với CIA” và nói CIA xem ông ta là “điệp viên có giá nhất tại Đông Dương” của CIA.
Con người này là ai?
Tên của người này là Võ Văn Ba. Theo các ghi chép của phía cộng sản, nhân vật này, sinh năm 1923, là một đảng viên cộng sản phụ trách tuyển mộ đảng viên mới ở khu vực Tòa thánh Cao Đài và thành phố Tây Ninh.
Có những ghi nhận khác nhau về cách làm thế nào và nhờ ai mà điệp viên này được tuyển mộ cho CIA. Orrin DeForest nói chú của ông Ba, ban đầu theo Việt Minh nhưng sau trở thành sĩ quan phục vụ trong ngành An Ninh Quân Đội của miền Nam, đã thu dụng người cháu. David Corn và John Sullivan viết rằng chú của Ba, người mà họ chỉ nói là một sĩ quan miền Nam, đã tuyển Ba làm chỉ điểm cho cảnh sát quốc gia Việt Nam Cộng Hòa.
Trước khi CIA vào cuộc, có vẻ Ba làm việc một thời gian cho quân đội Mỹ. Theo John Sullivan, một người trong CIA nói Ba từng làm cho tình báo quân đội Mỹ.

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Những dự án FDI “đắp chiếu” (II)

Những dự án FDI “đắp chiếu” (Kỳ 5): Chủ đầu tư dự án nhiệt điện Hải Dương có yếu năng lực tài chính?

ENTERNEWS.VN (DĐDN)- Dù đã tiến hành khởi công dự án vào đầu năm nay và trước đó được gia hạn nhiều lần nhưng Dự án nhiệt điện Hải Dương vẫn triển khai ì ạch, khiến Thủ tướng cũng phải đặt câu hỏi về năng lực của hai nhà đầu tư là Jaks Resources Berhad (Malaysia) và Tập đoàn Điện lực Trung Quốc.

(DĐDN)- Dù đã tiến hành khởi công dự án vào đầu năm nay và trước đó được gia hạn nhiều lần nhưng Dự án nhiệt điện Hải Dương vẫn triển khai ì ạch, khiến Thủ tướng cũng phải đặt câu hỏi về  năng lực của hai nhà đầu tư là Jaks Resources Berhad (Malaysia) và Tập đoàn Điện lực Trung Quốc.

nhiet dien HD copyViệc xây dựng một nhà máy điện có công suất 1.200 MW như nhiệt điện Hải Dương luôn nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ (Ảnh: phối cảnh của nhà máy)

Những dự án FDI “đắp chiếu” (I)

Dự án lọc dầu 4 tỷ USD Vũng Rô : 10 năm và... hơn thế nữa

ENTERNEWS.VN (DĐDN) - Cách đây hai năm, Technostar Management Limited - chủ đầu tư dự án lọc dầu Vũng Rô từng tuyên bố sẽ đưa nhà máy lọc dầu vào hoạt động năm 2016 sau gần 10 năm trì hoãn, nhưng việc xây dựng nhà máy đến thời điểm này còn... chưa bắt đầu.

(DĐDN) - Cách đây hai năm, Technostar Management Limited - chủ đầu tư dự án lọc dầu Vũng Rô - từng tuyên bố sẽ đưa nhà máy lọc dầu vào hoạt động năm 2016 sau gần 10 năm trì hoãn, nhưng việc xây dựng nhà máy đến thời điểm này còn... chưa bắt đầu.

a5 copy copy
Gần 10 năm trễ hẹn

Bí ẩn Đồng Tâm

Sự kiện diễn ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (nhất là từ ngày 15 đến 22/4/2017), chắc chắn còn tốn nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu, bình luận. Riêng tôi, theo dõi rất sát tin tức về sự kiện Đồng Tâm, nhưng đến giờ phút này vẫn chưa hiểu được nhiều điều bí ẩn.
1. Chuyện đất đai chỉ trực tiếp liên quan đến một số hộ canh tác trên cánh đồng Sênh, thế thì làm sao cả xã Đồng Tâm hơn 6000 người lại đoàn kết đến mức dám tuyên bố sẽ giữ đất đến chết?
2. Làm sao có một lực lượng lãnh đạo đoàn kết, thống nhất về chủ trương, chiến lược, chiến thuật đấu tranh nhất quán, với mục tiêu trước sau như một, nhưng sách lược đối nội, đối ngọai rất linh hoạt, khi cương, khi nhu, ứng phó với mọi tình huống một cách sáng suốt. Lúc thì cho nhà báo, luật sư vào tiếp xúc; lúc thì cấm tiệt, nội bất xuất, ngoại bất nhập; không đối thoại với cán bộ huyện, phó bí thư thành ủy về cũng không nên cơm cháo gì, chỉ chọn mỗi ông Chung. Nhưng ông Chung về UB huyện, cho 3 xe ca mời 100 người dân lên đối thoại, nhất định không lên… Tất cả những ứng phó ấy lại xảy ra lúc Cụ Kỉnh “lãnh tụ” và mấy người chủ chốt bị CA lừa bắt đi. CA rất “cao tay”, lừa bắt mấy thủ lĩnh, tưởng dân sẽ như rắn không đầu, nhưng “phong trào” không hề nao núng. Thậm chí, chị Phó bí thư Đảng ủy xã còn tuyên bố trước dân: “Bây giờ tôi là Cụ Kỉnh”! Làm sao có một bộ chỉ huy có tâm, có tầm, có bản lĩnh, không mắc vào mưu thâm, kế hiểm của đối phương, hoàn toàn không manh động…
3. Nhưng bí ẩn nhất, là làm sao người dân có thể “tay không bắt giặc”, một lúc bắt 38 cán bộ, CSCĐ nhốt vào Nhà văn hóa? Kỳ lạ? Nếu “binh vận” thì bằng cách nào mà hiệu quả vậy? Nếu dùng vũ lực thì tổ chức lực lượng “dân quân” như thế nào mà thắng nổi ngần ấy CSCĐ được trang bị đầy người, võ nghệ điêu luyện?

Đĩ và Điếm

Lễ hội Con đĩ đánh bồng. (Nguồn báo Lao động)
Lễ hội Con đĩ đánh bồng. (Nguồn báo Lao động)
Chu Mộng Long – Nhân nói chuyện về phát ngôn của anh Nguyễn Xuân Bang: Giáo dục Việt Nam đang là một con điếm, anh Nguyễn Phượng chê trách về cách so sánh không chuẩn, mang định kiến về cái nghề bán trôn nuôi miệng vĩ đại của phụ nữ.
Hiển nhiên, nếu so sánh ấy xúc phạm đến thân phận của nhiều người thì phải xin lỗi. Liệu cách làm tiền của giáo dục: mở ngành, mở trường, mở chỉ tiêu và thu tiền loạn xạ bất chấp chất lượng, nhu cầu xã hội và công ăn việc làm của người học có giống cách làm tiền của gái bán thân nuôi miệng không?
Bây giờ, nếu tra cứu kĩ về ngôn từ, tất cả chúng ta đang có một sự nhầm lẫn rất lâu và rất lớn, vì đã đồng nhất 2 từ khác nhau: ĐĨ và ĐIẾM.
1) ĐĨ là từ thuần Nôm. Nghĩa gốc là cái tam giác của mẹ chúng ta. Sau theo phép hoán dụ, thường được gọi cho người con gái. Đứa bé gái trong gia đình nông dân được gọi là Cái Đĩ, và người mẹ nó được gọi là Mẹ Đĩ. (Giống như con trai thì được gọi là Thằng Cu, và ông bố nó được gọi là Bố Cu)
Ở miền Trung, nhà lá mái có cái ô tam giác ở đầu 2 chái được gọi là KHU ĐĨ.

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

"Quốc gia & nhà nước" . "đi ra nước ngoài & đi ngoài ra nước"

Tiếng Việt nói viết sao cũng được miễn hiểu, do đó thiếu chính xác, dễ gây hiểu nhầm.
Tiếng Việt có ~ 40.000 từ so với tiếng Anh có ~ 750.000 từ. Từ tiếng Việt dài nhất có 7 chữ cái, từ tiếng Anh dài nhất có 45 chữ cái.
Câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" cho thấy sự bất cập hơn là tự hào.
Người Việt bù đắt sự thiếu hụt bằng cách thêm dấu, luyến láy, đảo từ... nhưng chưa đủ.
Ngoài việc quan tâm sử dụng tiếng Việt trong sáng, người Việt không nên câu nệ gò bó với những gì đã có, nên chấp nhận các từ biến thể, từ lóng theo thời đại và du nhập thêm từ nước ngoài. Chả việc gì phải kiêng cữ với cái mới !
(Chiên da ngôn ngữ TV Cạo đề xuất)
____________

Định danh tổ chức là việc rất quan trọng, cần chuẩn mực. Ví dụ về sự không thống nhất gây khó hiểu như:
- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành để chỉ đơn vị lẫn cấp chỉ huy.
Trong khi đó trên có Quân khu (đơn vị) và Bộ Tư lệnh (cấp chỉ huy).
Dưới có Cơ quan quân sự huyện, quận và Ban chỉ huy.
- Trong hệ thống đảng, chính quyền thì tổ chức phòng trực thuộc ban, ngược lại trong quân đội thì cấp ban thuộc phòng.
- Hoặc trong đại học có nhiều trường đại học khác. Trong trường có viện, trong viện có trường. Trong học viện có học viện, viện...




Nhìn lại sự kiện Đồng Tâm, 4/2017

(lưu các bình loạn của Thợ cạo ở Facebook)

Vì sao chính quyền khó thể mạnh tay vụ ở xã Đồng Tâm
1/ là ngay cái tên xã đã nói lên vấn đề then chốt, dân đồng lòng thì thủ đoạn chia rẽ, tách cá ra khỏi nước của CQ rất khó thực hiện.
2/ là CQ sợ đổ máu chuyển thành bạo loạn lớn chuyện và quan chức ai cũng không dám quyết vì sợ trách nhiệm.
3/ là dân được sự lãnh đạo của các cụ hưu trí rất thuộc bài của CS, được sự cố vấn của các cựu chiến binh trong chiến thuật phòng thủ, chống xâm nhập.
4/ là dân mất lòng tin nên họ cảnh giác cao độ trong bất kỳ cuộc tiếp xúc nào, họ không dễ gì tin lời hứa hẹn an dân của ông nào đó để sau đó bắt nguội.
5/ là tiếp theo một số luật sư nhập cuộc tư vấn pháp lý...



Vấn đề then chốt & dự đoán sắp đến vụ Đồng Tâm.
Trở ngại then chốt trong đàm phán giữa dân và CQ không phải là ai đúng ai sai mà là việc bắt người.
Phía CQ khởi tố 4 người, để làm dịu tình hình họ đã cho tại ngoại, khi tình hình hạ nhiệt họ sẽ bắt lại, dân không muốn thế. Đặc biệt: CQ muốn biết và sẽ trừng trị ai là chủ mưu trong việc bắt 38 người của họ. Dân muốn thoả hiệp "đình chiến" nhưng không muốn phản bội người lãnh đạo dìu dắt họ.
Tất nhiên CQ có thể nhượng bộ nhưng không thể công khai, bằng cách thoả hiệp ngầm có sự chứng kiến của người ngoài.

Chuỗi sự kiện nhân dân Thái Bình năm 1997

trong Từ điển Thái Bình (ấn bản năm 2010)


Nguồn ảnh


Tìm kiếm Blog này