Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Bình luận về vai trò của Tướng Võ Nguyên Giáp

Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy



DANHNHANVIET. Blog Ô Sin đăng bài về Tướng Giáp: ..."Ngoài tài năng còn có một yếu tố quan trọng khác, ông là một người có đầu óc thực tiễn ghê gớm, luôn tổng kết trong thắng, trong bại để tìm ra cách đánh mới".

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Vì sao TQ thành nền KT lớn thứ hai thế giới, còn VN vẫn lẩn quẩn?

Cả hai nước có những nét tương đồng về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa.
Cả hai nước bị cho là đảng toàn trị, hạn chế quyền tự do dân chủ con người. 
Cả hai nước mang danh nghĩa chế độ cộng sản, thực chất đã trở thành tư bản đỏ.
Cả hai nước đều chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường mang định hướng XHCN. 
TQ đã phát triển và trên đà cạnh tranh ngôi vị với Mỹ, dự trử đưọc tài nguyên chiến lược, thu phục được đa số nhân tâm.
Còn VN đã khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên lẫn lòng tin của người dân gần như cạn kiết.
Tuy mỗi nước có lợi thế, điểm mạnh yếu khác nhau. Dù TQ đã có nền tảng văn hóa vững chắc, có nền công nghiêp cơ bản và đổi mới kinh tế đi trước khá lâu so với VN.
Nhưng những gì TQ đề xướng cải cách chính trị, kinh tế thì VN đều tham khảo áp dụng, gần như một bản sao.
Tại sao người ta 10 thì mình không được 1?.

TC
_____________________

Trung Quốc - “phiên bản đặc biệt của chủ nghĩa xã hội”
Thứ hai, 11 Tháng 5 2015 13:03
Tất cả những gì đang diễn ra ở Trung Quốc được cả thế giới theo dõi chặt chẽ và cũng không làm ai phải ngạc nhiên. Trong 30 năm từ năm 1979, GDP của Trung Quốc đã tăng 15 lần, sản xuất công nghiệp tăng hơn 20 lần; kim ngạch thương mại tăng hơn 100 lần; hoàn thành công nghiệp hóa và tạo ra một cơ sở vững chắc để giải quyết các nhiệm vụ do Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (2007) đề ra, biến Trung Quốc từ một “công xưởng của thế giới” thành một “nhà máy của tri thức”.

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Lan man máy nổ đuôi tôm

Ở miệt Lục tỉnh Nam kỳ, nhà ven sông rạch thường được nghe tiếng máy nổ tành tạch vang vang đưa thương gợi nhớ, đó là tiếng máy nổ đuôi tôm. Nếu trong ngõ hẻm thị thành, hàng xóm chỉ cần nghe tiếng động cơ từ đầu ngõ đã đoán được là xe của nhà ai sắp chạy qua, thì nơi sông rạch cũng vậy, chỉ thoáng nghe hơi máy nổ, cả xóm đã biết ghe xuồng khứa nào đang rẽ nước mé bến kia.
Thuở hồng hoang thạnh trị, xứ sông nước bủa giăng chằng chịt này, nhà nào cũng phải có chiếc xuồng làm phương tiện, với cái máy nổ làm "đầu cơ nghiệp": bơm nước, chở lúa, mua hàng, chợ búa, thảy đều trông cậy vào cái máy đó.
Những năm cuối thập niên 60 thế kỷ trước, khi ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chủ tịch Hồ Chí Minh tranh thủ viện trợ của Liên-xô, Trung cộng để kèo nài toàn súng đạn quân nhu cho cuộc chiến, còn thì để mặc nông dân è cổ chổng khu kéo gàu tát nước lên đồng theo cách thủ công tự đời cố tổ; thì ở miền Nam, cùng với viện trợ quân sự của đồng minh, người dân đã có thêm máy nổ chạy xăng Kohler-4 của Mỹ cũng được nhập vào. Cái máy này được người bình dân gọi máy "Kô-le", nó nhanh chóng trở thành phương tiện thiết thân của bà con.
Máy Kohler-4 thuở đó còn thô sơ lắm, nó có màu lam thẫm, nặng vừa một ôm, đã ít hao xăng lại cơ động, tiện dịch chuyển xuống rạch lên đồng, tối đến bưng nguyên con đem vô nhà cất cũng dễ. Nó có bình xăng hình trụ nằm ngang ở phía trên để thuận tiện cho việc tiếp nhiên liệu, với bánh quay (còn kêu bánh trớn) ở mặt trước, có rãnh để quấn dây vô, giựt cho máy khởi động.

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Chaebol và các tập đoàn ở VN

Hôm qua, VTV thời sự đăng tin rùm beng về việc Vinfast công bố mẫu xe ô tô. Mối quan hệ của VIN với chính quyền đang làm người ta liên tưởng đến các chaebol (tập đoàn kinh tế của Hàn quốc). Vậy chaebol thực sự là gì và liệu các tập đoàn ở VN có thể giống chaebol?
Chaebol và Park Chung Hee
Các chaebol được hình thành và phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ mà TT Park Chung Hee cầm quyền. Park lên làm TT Hàn quốc sau 1 cuộc đảo chính quân sự, chính vì sự thiếu tính chính danh nên ông muốn tạo dựng nên một bộ mặt mới cho nền kinh tế. Nếu kinh tế phát triển thì ông sẽ được lòng dân hơn. Với quan điểm này người ta có sự so sánh Park Chung Hee với Đặng Tiểu Bình, cả 2 đều bóp nghẹt dân chủ để tập trung cho kinh tế. Park tự nhận là mình không có sự hiểu biết sâu rộng về kinh tế (ông vốn là 1 tướng lĩnh quân đội) nên ông muốn dựa vào các chaebol làm đầu tàu phát triển kinh tế cho Hàn quốc. Chaebol chính là nơi khởi nguồn các cải cách và các chính sách kinh tế của Hàn quốc.
Chaebol là các tập đoàn gia đình trị, chiết tự Hán văn nghĩa là "tài phiệt", chính quyền Park không thể can thiệp vào việc điều hành doanh nghiệp. Chaebol được Park trao cho các đặc quyền kinh tế nhưng đổi lại, họ buộc phải tham gia các lĩnh vực khó khăn mà thường các công ty nhà nước mới có thể tham gia, chẳng hạn như việc phát triển hạ tầng và công nghiệp nặng, mang tính chiến lược do nhà nước định hướng.

Văn bản Luật 10/59

Theo Vinhhuy.le Tài liệu sau đây do Nguyen Van Mieng chụp tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ) ở số 2 Yết Kiêu, Đà Lạt, Lâm Đồng, được chia sẻ bởi Faceboocker Dương Quốc Chính.

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

Tiêm kích MiG-25: “Quả lừa” vĩ đại của Liên Xô

(Kiến Thức) - Tốc độ bay Mach 3 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay nào trên thế giới đã khiến cho người Mỹ và phương Tây hãi hùng trước tiêm kích MiG-25 của Liên Xô.


MiG-25 là tiêm kích đánh chặn tốc độ cao do OKB MiG phát triển từ đầu những năm 1960, chính thức triển khai năm 1970. Với tốc độ tối đa là Mach 3.2, một rada cực mạnh và 4 tên lửa không đối không, MiG-25 lúc mới xuất hiện đã khiến nhiều nhà phân tích và chuyên gia quân sự Phương Tây phải hốt hoảng.

Người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ

Nguyễn Hiến Lê
Con đường Thiên lý

Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm, người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ.

Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.

Suốt từ năm 1842 đến 1854, Trần Trọng Khiêm đã đi qua nhiều vùng đất từ Hương Cảng đến Anh Cát Lợi, Hoà Lan, Pháp Lan Tây. Do trí tuệ sắc sảo, đến đâu ông cũng học được ngoại ngữ của các nước đó. Năm 1849, ông đặt chân đến thành phố New Orleans (Hoa Kỳ), bắt đầu chặng đường 4 năm phiêu bạt ở Mỹ cho đến khi tìm đường về cố hương.


Tuy không phải sứ giả, nhưng Lê Kim đến Hoa Kỳ trước Bùi Viện 20 năm

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Tranh luận về bãi cọc Bạch Đằng & hình ảnh giống ở nước ngoài

Tranh luận liên quan đến bãi Bạch Đằng ở VN:
https://www.facebook.com/nguyen.quang.3344/posts/10156844058234968
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10156849612249968&set=a.10150090492384968.295238.677699967&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1499392343442836&set=a.1457137267668344.1073741860.100001162542779&type=3

Công viên Sông Hudson ở New York
Kết quả hình ảnh cho Hudson River Park

Giấc mơ hai lượm

(Ai là bạn của tôi nên chịu khó đọc hết stt này. Ai không quan tâm không cần đọc, tôi sẽ xóa những cmt ném đá)
Không có bằng chứng nào cho thấy con người ngày nay thông minh hơn và hạnh phúc hơn con người sống vào thời kỳ hái lượm.
Tổ tiên của chúng ta từng sống vui vẻ suốt 2,5 triệu năm trong thời kỳ này. Họ chỉ ăn những gì mà thiên nhiên ban tặng. Họ hái lá, nhặt trái và đào củ, họ bắt cá, các loài thủy sản, côn trùng và săn những con thú, nhưng sự săn bắt cũng chỉ góp phần vào sự cân bằng của hệ sinh thái chứ không khiến cho bất cứ loài nào bị tuyệt diệt.
Đó là thời kỳ mà ngày nay chúng ta gọi là “hồng hoang mông muội”, nhưng “hồng hoang mông muội” thì có gì là không tốt ? Suốt 2,5 triệu năm đó con người sống hồn nhiên vô tư, hòa thuận với thiên nhiên và hòa thuận lẫn nhau. Chẳng có cướp giật lừa đảo và chẳng thể nào có chiến tranh. Tất nhiên cuộc sống của người hái lượm không phải dễ dàng, họ vẫn gặp những bất trắc từ thiên nhiên và từ đồng loại. Cũng giống như các loài thú hoang, họ phải vượt qua những bất trắc đó để sinh tồn, quá trình vượt qua đó chính là quá trình tiến hóa.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Vụ PMU18, ai muốn xé bỏ pháp quyền?

Hoàng Hải Vân đang ở với Việt Chiến NguyễnQuoc Phong
14 Tháng 9 lúc 17:39 ·

TAI HỌA TỪ VỤ NĂM CAM ĐẾN VỤ PMU18…

Vụ PMU18 là vụ kép gồm hai vụ án : Vụ tham nhũng tại PMU18 và vụ đàn áp các nhà báo và sĩ quan cảnh sát chống tham nhũng trong vụ PMU18. Vụ thứ nhất là điển hình lọt người lọt tội, còn vụ thứ hai là điển hình của oan sai. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến vụ thứ hai. Vụ này có liên quan đến vụ Năm Cam, ít nhất từ phía báo Thanh Niên thời anh Nguyễn Công Khế làm Tổng biên tập.

Trong vụ án Năm Cam, Ban chuyên án đã tuân thủ nguyên tắc pháp quyền khi bắt người, nghĩa là chỉ bắt người khi có đầy đủ chứng cứ phạm tội, chính vì vậy mà những kẻ bảo kê cho Năm Cam dù có quyền lực rất lớn cũng không ngăn cản được. Còn trong vụ PMU18, việc bắt giam và truy tố hai nhà báo và một số sĩ quan công an chống tham nhũng hoàn toàn không có một chứng cứ phạm tội nào, mà chỉ tuân theo sự “chỉ đạo” của vài người có quyền lực cao nhất nước lúc đó mà thôi.

Những người vì tư thù đang lăm le muốn lật lại vụ Năm Cam, dù đang nằm trong cơ quan nhà nước hay đang khoác áo “nhà hoạt động dân chủ”, hãy nhớ cho kỹ, nếu như Ban chuyên án vụ Năm Cam không tuân thủ nguyên tắc pháp quyền khi bắt người thì tướng Nguyễn Việt Thành và một loạt sĩ quan cảnh sát tham gia chuyên án đã vào tù trước khi diễn ra phiên tòa xét xử vụ án Năm Cam chứ chẳng đợi đến bây giờ cho các vị “lật lại”.

Tìm kiếm Blog này