Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

"Ngu lâu, dốt bền"

Cổ nhân có dạy "Ngu si hưởng thái bình", ngày nay không ít quan đã ứng dựng mà thành công, có ông bà leo tận cung đình đấy! Có anh nghĩ mình khôn để "tinh hoa phát tiết" sớm nên bị đốn ghế dập mặt không chột cũng què.
Mời các bạn xem luận về cái ngu lâu trước.
____________
Tác giả Trần huy Thuận
Khôn dại ở đời
Vậy ra hai chữ khôn, dại ở đời, không phải là chuyện dễ nhận biết! Bởi vốn dĩ, xưa nay: Đời chỉ toàn những người tranh khôn, mấy ai tranh dại…
Ngu lâu!: Ngu lâu là sự ngu tệ hại nhất trong các loại ngu – tệ hại nằm ngay trong hai cái từ nghe có vẻ vô hại và hơi du dương ấy! Người ngu lâu là người chủ quan nhất trong những người chủ quan: Ngu mà chả bao giờ cho mình là ngu…
Biết, nói không biết – ấy là biết! ( Lão Tử)
Ngu si hưởng thái bình ( Lời cổ )
Ngu đồng nghĩa với dại. Ngược với ngu, dại là khôn. Vâng, “rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình!”. Lại nữa: “Làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại!”. Ca dao xưa đã khẳng định như vậy. Ranh giới giữa ngu và dại là ngố. Dân An Nam ta xưa kia vốn rất tự tin, người ngoại quốc nào sang đến đất nước này cũng bị gọi là ngố: Tầu thì có ngố Tàu, Tây thì có Tây ngố, Nga ngố!
Để diễn tả cái sự ngu, dại, ngố, người xưa đã có rất nhiều hình tượng: dại như vích, ngu như lợn, ngu như bò, ngu như chó… Khi chê bai ai đó một cách nhẹ nhàng, thì nói: “Sao mà cậu dại như con vích vậy?”; hoặc “trông cứ như thằng Tây ngố ấy!”. Còn khi đã ví ai đó “ngu như chó” có nghĩa là đã tức về cái sự ngu của người ấy lắm rồi, tức đến tột đỉnh rồi, không thể chịu được nữa!

"lò gõ" là gì?

Chắc lão Sâm VTV và người chơi tịt cả lũ!

Bỡi vì nếu họ vào Google để tìm tư liệu thì không thấy từ này. Hồi tối, mấy thằng bạn già xứ Nẫu Phú Yên ngồi nhậu. Tình cờ có người nhắc đến cái tên thì có người bảo: nó là cái lò gõ, hồi nhỏ có nghe mà ở đâu tui hổng nhớ. Người thì nói: nó là ám chỉ người đi bán đồ gõ...

Sáng nay, mình lại hành nghề cạo, khổ thế!
Nó là tên gọi "đặc sản" khi xưa của Nẫu PY, nói theo dân dã trực quan sinh động. Ngày nay, dân PY theo thời gọi là lò gốm. "Gõ" - trước hết phải nói là sản phẩm, gõ vào thì nó kêu vang vì nó mỏng. Làm đồ dùng bắng đất mà mỏng, đòi hỏi tay nghề khéo léo, kỹ thuật nung và vận chuyển đi bán. Ngày xưa chưa có nhôm nhựa sắt phổ biến nên người ta làm đồ dùng bằng đất nung đủ thứ như vò, nồi, trã, chum, ché, thùng, chậu, máng nước, bộng giếng,...

Điều kiện sinh hoạt và chiến đấu ở biên giới phía Bắc (qua ảnh)

Lão chỉ nghỉ ở biên giới phía Bắc có độ cao nên chắc lạnh lắm. Nhưng không ngờ khí hậu nóng và ẩm nên quân hai bên ở trần sẵn sàng choảng nhau. Rất cơ cực, có lẽ do vào đầu mùa mưa chăng?.
Hai hình đầu là bộ đội VN, còn lại là hình bọn lính xâm lược TQ:


Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Tám chơi chiện "win.win của hai anh em đồng chấy".

Lão nhờ thời ông kẹ Ba Duân năm 1979. Đồng thời cùng ngày giữa tháng 3, bác Tôn ầm ký lệnh tổng động viên, chủ lực bộ lên đường ra biên giới để quét sạch nó đi thì lão Đặng mèo tuyên bố rút quân vì đã hoàn thành mục tiêu. chiến thắng.
Hổng lẽ oánh nhau với gió à?. Anh em đồng chấy cùng thắng, tài thế là cùng!.
Sau này năm 1988, hai bên tranh giành cụm Sinh Tồn. Hải tặc tung chảo chủ động đập phủ đầu như trước, Vịt máu me đầu mình nhưng lỳ đòn trụ lại. Vịt doạ sẽ điều máy bay Su 22 ra trợ chiến. Rốt cục: Vịt cắm chân được 2 bãi đá, Hải tặc được 1 bãi nhưng nó liên kết với khu vực thành kiểm soát một vùng rộng lớn. Thế là hai bên lại cùng thắng!.
Tiếp nữa năm 2014, Hải tặc tung chảo đưa dàn khoan vào Bắc bộ. Hải tặc có nhiều Thái giám hung hăng hộ tống còn Vịt thì có nhiều bia sống ngư dân. Hai bên xà quần với nhau liên khúc. Vịt là làng chói lói với Cuốc tế, mặt khác bật đèn xanh công nhân đốt phá hành loạt công ty có chữ Tào ở BD để thị uy dàn mặt Tung chảo. Rốt cục cả hai đều đạt mục đích của mình.
Nay đến vụ bãi Tư Chính, có vẻ như sự kiện lập lại, tuy mức độ căng ít hơn và sớm tắt ngòi. Sau khi người phát ngôn nhà Vịt tăng volume yêu cầu đích danh Hải tặc phải rút ngay và báo chí lu loa tố thì dự rằng bọn Tung chảo đã rút rồi đó!
Đó là nói về mặt dương còn mặt âm thì không ai biết họ thoả thuận ngầm thoái khỏi thế đối đầu ra sao trong ván cờ.

Chiện ma quanh

Chuyện mình ban đêm dẫn lính đi trong rừng. 
Mỗi lần nhớ chuyện đi lạc, tôi nghĩ ngay đến cái chòi ruộng âm u ma quái ở bìa rừng năm xưa!

Thế nào gọi là ma quanh. Hồi nhỏ ở quê, đám con nít hay ngồi hóng người lớn kể chuyện. Ma quanh nó dẫn người quẩn trí đi xa nhà, dấu vào trong bụi tre gai, rồi cho ăn ếch nhái. Mất người nhà, cả xóm đốt đèn đuốc đi tìm mới thấy nó dấu người trong bụi cây. Đưa về thì người như kẻ mất hồn, đờ dại. Phải thỉnh thầy pháp trục ma quỷ ra, mới khỏi bệnh...

Năm 1979, Đại đội 4 chúng tôi đóng quân ở bản Tà Đẹt. Nhiệm vụ của đơn vị là bảo vệ dân và lùng sục truy quét tàn quân Pol Pot trên địa bàn được giao, kiêm thêm việc tuần tra bảo vệ QL 13 sang Lào. Vào ngày cuối mùa mưa, nghe dân báo: thỉnh thoảng ban đêm địch mò về phum Chanh Ta Ngói cũng nằm hữu ngạn sông Se Kong, cách chỗ đơn vị chừng 6 km. Tôi đề xuất tổ chức đi phục kích, được chỉ huy đại đội đồng ý.

Chiều hôm đó, tôi dẫn quân đi, đến khu rừng cánh làng hơn một cây số. Dừng chân, ém quân ở bên một suối nhỏ. Căng tăng võng rồi xúm nhau chặt măng về xào với mỡ Liên Xô được cấp phát. Ăn uống xong, trời gần xẩm tối, tôi phân công 2 chiến sĩ ở lại, 8 người chúng tôi lên đường đi phục kích. Quá trình đi cắt rừng về hướng Phum, tôi chú ý quan sát ghi nhớ địa hình địa vật để đêm còn biết đường mà về lại chỗ ém quân. Nhớ là: qua một vạt ruộng, đi băng ngang một chòi trông lúa của dân, rồi men theo bờ ruộng vào Phum.

Đến đầu Phum, cả nhóm dừng lại, tôi khảo sát sơ vị trí, chọn chỗ phục kích. Địa điểm là trên đường mòn chỗ khúc cua vào đầu làng. Phân công thành 3 tổ nhỏ, giá mìn Claymore, bố trí súng B40 và trung liên RPĐ xong. Tất cả ngồi chờ đợi canh con mồi đến để sập bẩy, sẽ quất sụm chúng. Đến tầm 9-10 giờ đêm, thấy mây đen vần vũ kéo đến đen kịt. Sợ mưa lớn nên tôi bảo anh em thu quân, dọn nồi ống rồi rút lui.

Dĩ nhiên vào đường nào thì ra đường ấy, đi ngược với đường sẩm chiều đã đi. Khi đến ruộng, trời đổ mưa lắc rắc, tối mờ mờ không còn thấy trăng sao. Từ đây tôi định hướng cắt xuyên qua rừng về chỗ trú ở suối. Ban đầu dò đường về nên đi thận trọng, phần dè dặt vì sợ ngẫu chiên đụng địch sợ chúng nghe tiếng động. Về sau mệt quá, tôi nổi khùng, đi ào ào thí xác! Sau chừng một giờ đi băng rừng, tìm mãi chả thấy chỗ ém quân. Tốp lính phía sau không bám kịp nên lạc nhau, còn lại tôi cùng hai chiến sĩ.

Đi tiếp, lại gặp đám ruộng, từ xa tôi thấy thấp thoáng một cái chòi khá giống như cái chòi giữ lúa mà sẩm tối chúng tôi đã đi ngang qua. Lại gần, khom lưng nhìn vào, trời ạ! đồ vật giống hệt như trước từng thấy. Bất chợt, tôi rờn rợn người, lạnh xương sống, nổi da gà! Sợ quá, từ hồi giờ, mình đâu có tin ma cỏ, mà nay sao vậy? Không biết thế nào mà mình đi thẳng hướng thì lại quay về chốn cũ? Tôi hoang mang cực độ nhưng không hé răng nói gì để lính sợ theo. Tinh thần người chỉ huy với lính cực quan trọng. Tính tôi luôn gương mẫu đi đầu nên dù đúng hay sai, chưa có chiến sĩ nào dám cãi. Hai chú lính cứ lầm lũi im lặng đi theo.

Ba thằng tôi đi tiếp, lặp lại tiến trình ngược thêm một lần nữa. Cắt hướng đi thẳng một giờ sau nữa, vẫn không tìm ra chỗ. Loanh quanh lẩn quẩn, thế là mất phướng hoàn toàn. Đi chán chê mỏi mệt, chân rã rời, quần áo ướt sũng, người thấm lạnh. Thôi, đành chịu bó chân giữa rừng hoang. Chúng tôi chọn một gò mối, mấy đứa ngồi xổm, trùm tấm ny lon lên đầu. Mưa rả rích, kiến hôi bò lên mặt. Vuốt hết kiến thì một lát chúng lại bò lên, vuốt tiếp. Cứ vậy, vì đầu là nơi có hơi nóng và khô ráo nhất nên chúng ưa. Ba đứa ngồi thu lu chịu trận như thế suốt đêm chờ trời sáng. Lạnh lẽo, cơ cực cuộc đời!

Trời vừa hửng sáng, chúng tôi vươn vai đứng dậy, đi chỉ một lát là đã tìm ra chỗ bên suối. Mà nó có đâu xa, cách chỗ ụ mối chúng tôi đã ngồi khổ sở cả đêm chỉ vài trăm mét. Còn tốp anh em chiến sĩ kia, không có sếp dẫn thì lò mó tìm đường về được chỗ ở, ngủ êm ấm tự bao giờ!. Hơi quê độ với lính nhưng chả chú nào dám chọc ổng. hehe. 

Lý giải vì sao mình đi thẳng mà thành vòng tròn? 
Do mình không trung thành với hướng đã xác định trước. Vì sợ lạc nên cố lái theo cảm tính, vô tình sửa hướng đi, đường thẳng thành cong, vòng tròn khép kín. Sau này, một lần nữa vào ban ngày, mình cũng dẫn lính đi tới hướng đến mục tiêu định trước, đi lay hoay một chặp lại bất ngờ trở về chỗ cũ. Nếu lính nào nhác gan. không thận trọng, tưởng địch, có thể dẫn đến việc nổ súng bắn nhầm đồng đội. Là do ở trong rừng bị cây lá che khuất tầm nhìn, hướng tiếp cận khác thì nhìn cảnh vật cũng sẽ khác. Những bài học nhớ đời cho cái chủ quan của mình. Nhưng tính nào tật ấy, thói muốn đi ngang về tắt, nó đã làm cho tôi dẫn lính lạc đường vài lần khác nữa…
Sau này, tôi có đọc một cuốn sách tâm lý học của Liên Xô. Người ta thử nghiệm bằng cách: Trong sân đá bóng không có vật cản, nếu bịt mắt một người cho họ tự do đi thẳng từ đầu sân gôn này đến đầu sân gôn kia. Thì họ sẽ đi dần dần thành môt đường vòng cung…

Lính ở chiến trường K, ngoài địch ra, sợ nhất là đi lạc. Không có nước uống, đôi khi vấp trúng mìn. Trên đường hành quân đi cắt xuyên rừng nếu bị sai địa điểm cuối, dự kiến tầm 3-4 giờ chiều phải đến chỗ nguồn nước như sông suối, ao hồ. Mà không thấy đâu, bi đông nước đã cạn thì eo ôi, hồn vía lên mây, từ quan chí quân tinh thần bấn loạn!. 
Ngay cả dân bản địa Khmer đầy kinh nghiệm, mình từng chứng kiến khi đi rừng với họ nhiều lần. Nể phục đôi tai, cặp mắt của họ rất tinh tường, từ xa nghe nhìn nhanh nhạy hơn hẳn bộ đội ta. Vậy mà ngay cả vào ban ngày, khi gặp rừng lạ, họ từ chối dẫn đi nếu không có núi hay sông suối để dựa vào đó mà men theo xác định phương hướng. .....

Phong cách của một vị hiệu trưởng ngày xưa.

Phong cách của một vị hiệu trưởng ngày xưa.
Không nói thì ai cũng biết là người có chức vụ và quyền hành cao nhất ở một trường. Nhưng được đồng nghiệp và học sinh vì nể không phải nằm ở cái chức quyền to hay học hàm học vị cao nhất. Mà là sự tận tâm với sự nghiệp giáo dục và tư cách sống đối nhân xử thế.
Hình một ông thầy nguyên là hiệu trưởng chỉ làm có một năm ở một trường trung học tỉnh lẻ miền núi, sau 1975 nghỉ dạy. Cũng như nhiều thầy cô khác thôi dạy, làm lụng vất vả mưu sinh trái nghề như những người dân bình thường. Hoàn cảnh từng thầy cô, có người có cuộc sống gia đình ổn định, có người vẫn còn bương chải đời thường...
Một huấn luyện viên bóng đá Anh từng nói: “Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”.
Anh bạn học cũ Lang Nguyen đã chụp "lén" giây phút xuất thần của thầy mình trong lúc đang tranh luận về triết học với một ông thầy khác, nguyên cũng là hiệu trưởng.
Thầy Trần Văn Tắc, tuổi nay đã già nhưng phong thái trông thật tự tin và đỉnh đạc!.


Có một vị hiệu trưởng như thế!

Lúc nhỏ, có những việc lũ học sinh chúng tôi chỉ biết áng áng công thầy hiệu trưởng. Lớn rồi, ký ức quay về, chúng tôi đều thống nhất đánh giá công lao to lớn như "trời biển" của Thầy.
Hầu như học sinh nào ngày xưa, ai cũng sợ ông thầy "hắc xì xằng". Thầy tên là Hồ Công Danh người gốc Quảng, là hiệu trưởng đời thứ năm (1969-74) của Trường. Ngoài vai trò hiệu trưởng, Thầy còn đảm nhiệm thêm môn Anh văn vì Trường thiếu thầy cô. Thầy không đảng phái, tính nóng nảy và hay đánh học sinh. Tuy vậy nhiệm kỳ của Thầy thì đấy là "triều đại hoàng tráng" có những bước đột phá làm thay đổi cả lượng và chất của Trường. Để lại dấu ấn không phai mờ trong lòng đội ngũ thầy cô và học sinh toàn trường
Có ông hiệu trưởng nào cấp phổ thông làm được điều này:
Từ một trường công lập có cái tên chung chung là Trung học Kontum, Thấy hiệu trưởng đã chủ trì đặt lại tên trường mà không theo tên như thông lệ, không qua sở giáo dục. Chuyện thế này: Ngay năm đầu nhậm chức, Thầy gợi ý đề xuất giới thiệu bốn cái tên mới cho Trường là: Nhất Chi Mai, Socrates, Hoàng Đạo và Nhất Linh rồi Hội đồng Giáo sư quyết định chọn Hoàng Đạo. Tuy trên danh nghĩa chính thức của nhà nước vẫn là trường Trung học công lập như ở con dấu, văn bản, học bạ. Nhưng tên trường Hoàng Đạo được sử dụng công khai và rộng rãi trong học đường lẫn ngoài xã hội.
Từ một trường nhỏ hẹp, cây cỏ mọc hoang sơ... Chỉ là một dãy lớp học có 6 phòng và một văn phòng tạm có 2 phòng, không cổng, không rào dậu... Thành một ngôi trường bề thế hình chữ U. Có 1 sân bóng chuyền, 2 sân bóng rổ, có 3 sân vũ cầu, có hội trường, có nơi diễn văn nghệ, có văn phòng ban giám hiệu... Nếu so lượng học sinh của trường phổ thông trung học ngày nay thì quá nhỏ bé nhưng điều kiện cho học sinh sinh hoạt có nơi nào được như vậy!

Tôi đã học tập phản biện từ khi nào.

Tự hào mình đã được thụ hưởng nền giáo dục VNCH!
Trước năm 1975, trường tôi là một trường công mang tên Trung học Hoàng Đạo - đây là tên do nhà trường tự đặt, lấy theo bút danh của nhà văn Nguyễn Tường Long - nhóm Tự lực Văn đoàn, lãnh tụ đảng Đại Việt. Chính quyền không ưa gì đảng này nhưng tên đó vẫn công khai trong phạm vi nhà trường.. Trường ở thị xã Kon Tum, một địa phương heo hút thuộc hàng nhỏ nhất ở Miền Nam. Một số thầy cô theo các khuynh hướng chính trị khác nhau, có thầy theo đảng Quốc dân, có thầy theo đảng Dân chủ, có thầy bên Quân đội biệt phái qua, có thầy thân Việt cộng...
Năm đệ ngũ (lớp 8), thầy Nguyễn Văn Trọng (đảng viên Đại Việt) dạy môn Quốc văn đưa một chương trình gọi là Trần thuyết, rất mới lạ với lũ học trò chúng tôi. Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm tự tìm bạn hợp giơ khoàng 5 người, tự chọn trích đoạn tác phẩm hoặc một truyện ngắn mà lớp có học qua hay thầy cô đã giới thiệu ngoài lề. Nhóm thuyết trình có nhiệm vụ trình bày cái hay của tác phẩm và tác giả. Nên tìm tòi trước cả tuần, chuẩn bị sẵn các lập luận bảo vệ nội dung.
Đến ngày, bàn ghế dài được kê ngang trước bảng, nhóm trần thuyết ngồi quay mặt xuống lớp, thầy giới thiệu sơ qua chương trình, rồi ngồi làm "trọng tài" xem đám học sinh múa mỏ "oánh" nhau. Một, hai bạn cứng cựa thay mặt nhóm trần thuyết đứng lên ca tác phẩm - tác giả "lên mây". Học sinh còn lại của lớp ở bên dưới, ai thấy khuyết, nhược điểm hoặc đơn giản thích phá thì giơ tay phát biểu chọt vô đả kích. Hai bên tha hồ "chém gió", một bên như khiêng đỡ, một bên là đám đông như giáo tấn công. Do đầu óc còn non nớt nên phản biện kiểu trời ơi đất hỡi, đâm bị thóc thọc bị gạo, bắt lỗi nhau câu chữ là chính. Hào hứng, ồn ào chí choé, bắt bẻ nhau mà bên kia "cà lăm" thì hả hê sướng ra phết! Thầy mỉm cười, không kết luận bên nào đúng bên nào sai. Tuy vậy cũng tập cho học sinh quen dần với việc tranh luận.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

Chiện hạ sĩ Cạo chỉnh tác phong, cãi tay đôi với đại úy tổng quản và...

"Nhỏ không học, lớn làm đại úy" (tiếp theo)
Cuối năm 1978, Đoàn 578 của TC giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang nòng cốt cho Đông Bắc Campuchia. Đơn vị nằm ở ngả ba Đông Dương, thuộc tỉnh Gia Lại - Kon Tum. Lúc ấy, Trần Văn Cạo làm nhiệm vụ trợ giáo huấn luyện. Mình là người duy nhất cấp hạ sĩ của đơn vị có một lần được vinh dự phụ trách một tiết mục chiến thuật... Tháng 12, toàn quân đang chuẩn bị mở chiến dịch lớn đánh sang Camphuchia. Đoàn thu gọn biên chế và tách thành các đoàn nhỏ. Nhằm sẵn sàng đảm nhiệm các tỉnh Bạn để giải phóng đến đâu thì cùng lực lượng Bạn tiếp quản đến đó. Thế là cấp trên điều về TC làm nhân viên thống kê phòng chính trị. Lính Cạo dãy nảy giải trình thoái thác công việc vì chỉ muốn được tham gia chiến đấu ngay. Đơn vị đang lu bu gấp gáp sắp xếp tổ chức, mà bộ phận huấn luyện thì không còn nên Phòng chả biết trả về đâu. Thành ra thằng tui lơi bơi, tuy thuộc quân số Đoàn T2 mới thành lập mà hổng biết mình thuộc trực thuộc quân của ai quản lý.
Rồi các đơn vị quân khu 5 hội quân ở biên giới Đức Cơ - Gia Lai. Lần đầu tiên, mình chứng kiến biết thế nào là sức mạnh quân đội. Cả một rừng quân, thấy cơ man nào các quân binh chủng, xe pháo rầm rập ngày đêm. Đơn vị cấp quân trang vũ khí mới, lòng mình rộn ràng, cảm giác lâng lâng!
Lên đường... rồi giải phóng thị xã Stung Treng (1979). Ổn định đóng quân rồi các bố nhét hạ sĩ Cạo làm chiến sĩ quay viên máy phát điện (dynamo) - Quay bằng tay cái maniven còn gọi là đầu bò để cung cấp điện cho máy thông tin 15W. Hạ sĩ tui phục vụ điện cho thằng binh nhất gõ manip đánh morse tin hiệu. Thế có điên gan không. Tuy công việc rất nhàn nhã nhưng với mình là ngậm đắng nuốt cay. Chịu đựng 2 tháng là quá đủ! Chiều một ngày nọ, hết giờ hành chính, HS Cạo với bộ mặt sưng sỉa đến nhà sàn ban chỉ huy chỗ cha Đại úy (ĐY) chỉ huy tổng quản. Lúc ấy ảnh mặc quần đùi, áo lót ba lỗ, đang ngồi uống nước trà với mấy ông khác. Tóm tắt câu chuyện:

Hán Tộc, từ nhục nhã đến niềm tự hào.

Trung Quốc (中国) mà dân tộc chiếm đại đa số là Hán Tộc. dân tộc Hán cùng với Mãn, Mông, Hồi, Tạng cùng các dân tộc nhỏ khác hợp thành người Trung Quốc (中国人). Cũng giống như ở Việt Nam ta có dân tộc Kinh, Khme, Mường,... Nhưng tuyệt nhiên dân tộc Kinh chắc chắn là đại diện cho người Việt, tương tự như bên Trung Quốc, người ta nói đến người Trung Quốc thì tức là đang nói tới người Hán.
Sau 1 thiên niên kỷ huy hoàng, Đế Quốc Trung Hoa của Hán tộc từ Tần, Hán, Tấn, Tuỳ, Đường là những niềm tự hào của Trung Hoa. Một thế lực hùng mạnh cát cứ ở phía Đông. Với các thành tích như diệt Hung Nô, hiếp dâm Giao Chỉ (Bắc Việt), hút máu Triều Tiên, Nhật Bản thì do có Đại dương che chở nên họ nằm ngoài tầm ảnh hưởng Trung Hoa nhưng vẫn cử người tới học tập văn minh Trung Hoa. Tuy nhiên tới thời Tống thì Trung Hoa bắt đầu suy. Tống lần lượt bị Khiết Đan, Tây Hạ, Kim Quốc uy hiếp. Dương gia tướng đời đời trung liệt, toàn là quả phụ, truyền tới đời thứ 5 thì quy ẩn. Anh Đại Việt nhỏ bé phía nam kia cũng đánh không nổi.
Người ta vẫn nói văn hoá Trung Hoa có sức đồng hoá cực mạnh, lần lượt đồng hoá các dân tộc Hồ phía bắc như Mãn, Khiết Đan, Đảng Hạng (Tây Hạ) nhưng không đồng hoá nổi người Việt ở phía Nam. Xin lật bài như sau: Người Việt Đã bị đồng hoá cũng như các dân tộc Hồ phương bắc thôi, nhưng Việt may mắn hơn, đã thoát ra ngoài được sự kiềm toả của Trung Hoa, lây giống với người Chăm, người Khơ me phía nam (Miền Trung và Miền Nam Việt Nam hiện nay) rồi tạo ra 90 triệu người Việt hiện nay. ngôn ngữ, phát âm cũng khác, tuy nhiên do Việt tộc là dân tộc đi chinh phục, nên mọi thứ phải theo tục người Việt. Mặt khác dân tộc Việt có thêm các phong tục tạp quán, lễ hội, văn hoá của các dân tộc thiểu số bị chinh phục kia. Trong lịch sử, người Việt chưa bao giờ bị các dân tộc Chăm, Khơ me chinh phục, nên người Việt hấp thụ văn hoá của dân tộc nhỏ hơn, biến nó thành cái của mình là lẽ tất nhiên, là bình thường.

Tìm kiếm Blog này